Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.63 MB, 42 trang )

KINH NGHIỆM LÀM TỐT
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
I/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Nếu trẻ em được lớn lên với sự đón nhận và tình yêu thương,
các em sẽ tìm thấy tình yêu thương trong đời".
Hẳn chúng ta đều biết rằng, mỗi khi ai đó bị tổn thương, dù là nhỏ nhất, thì
trong lòng người đó vẫn còn những rạn nứt không thể nào xóa bỏ được. Do đó cần
hạn chế tối thiểu việc làm tổn thương người khác.
Trừng phạt thân thể (kể cả việc làm mất danh dự của học sinh) có thể để lại
những vết sẹo trong tâm hồn của của học sinh, khiến các em luôn có thái độ thù
địch. Trừng phạt làm mất sự tự tin của học sinh, giảm ý thức kỉ luật và khiến cho
học sinh không thích, thậm chí ghét trường học, sợ đi học,…
Vì thế cần phải chấm dứt những hiện tượng dùng các hình thức trừng phạt
thân thể tại các trường học, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, phát huy tính
tích cực của học sinh như mục tiêu của phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Năm 1990, Việt Nam đã kí tham gia Công ước về Quyền trẻ em. Từ đó đến
nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm thực hiện và bảo vệ
quyền trẻ em. Đặc biệt, từ năm 2008, khi Bộ GD&ĐT có quy định không vi phạm
đạo đức nhà giáo thì ý thức, đạo đức, cách ứng xử của giáo viên đối với học sinh
nhìn chung có chuyển biến, bớt đi nhiều tình trạng thầy cô la mắng, thậm chí đánh
học sinh.
Tuy nhiên, dù đa số giáo viên biết rằng, trừng phạt thân thể là một sự xúc
phạm, là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thường sử dụng trừng phạt thân thể như một
hình thức kỉ luật để duy trì kỉ cương trường lớp. Nguyên nhân có thể do giáo viên
luôn chịu áp lực từ nhiều phía: yêu cầu chất lượng dạy và học, những khúc mắc
1


trong quan hệ thầy- trò, đồng nghiệp hay những khó khăn trong cuộc sống hằng


ngày… Ai cũng hiểu tức giận, căng thẳng có thể làm chúng ta có những hành vi tiêu
cực nhất thời và gây hậu quả tai hại. Tuy nhiên, không phải ai và lúc nào cũng có
khả năng kiềm chế những phút nóng giận, căng thẳng như thế.
Năm học 2016-2017, tình hình học sinh lớp 58 do tôi chủ nhiệm cũng gặp một
số khó khăn như: Một số học sinh chưa có nề nếp, chưa có ý thức tự quản, giao tiếp
còn nhút nhát, chưa tự tin, chưa có ý thức tự học, năng lực tham gia các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hạn chế (Thuỳ Dương, Mai Linh, Tiến Dũng). Tuy
năng lực, phẩm chất đạt 100%, nhưng vẫn còn một số học sinh hay đi học trễ
(Khánh, Phúc), hay quên sách vở, đồ dùng học tập (Tùng Dương, Trường), quên
không học bài, hoặc trong lớp hay làm việc riêng, nói chuyện, chọc phá bạn (Đạt,
Văn Anh). Cá biệt còn có học sinh chửi thề, gây gổ với bạn lớp khác (Minh Hoàng,
Thiên Ân). Có thể nói rằng, những tuần đầu mỗi năm học đều là những ngày tháng
hết sức vất vả đối với mỗi người giáo viên chủ nhiệm.
Với nhận thức sâu sắc rằng, cùng với phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực được coi là phương pháp giáo dục
có nhiều ưu thế so với biện pháp kỉ luật học sinh bằng cách trừng phạt, răn đe, giáo
huấn, trong năm học 2016-2017, tôi đã áp dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích
cực ở lớp 58 trường Tiểu học Tân Phong B để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả hơn.
II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1/ Cơ sở lí luận:
* Kỉ luật: Là những quy tắc, quy định, luật lệ mà con người phải thực hiện,
chấp hành và tuân theo.
*Kỉ luật tích cực là:
- Động viên.
- Khuyến khích.
- Hỗ trợ trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
- Nuôi dưỡng lòng ham học, ý thức kỉ luật tự giác, tự nhận hình thức kỉ
luật, cam kết không tái phạm.
2



(Theo Plan- một tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ
em làm trung tâm).
*Kỉ luật tích cực không phải là luôn chú ý kỉ luật học sinh, hoặc hình phạt
nặng hơn trước mà cần có những quan niệm giáo dục như:
- Việc mắc lỗi của học sinh được coi là lẽ tự nhiên của quá trình học tập, rèn
luyện và phát triển trong nhà trường.
- Điều quan trọng của giáo dục là làm thế nào học sinh nhận thức được bản
thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, nội quy …
Như vậy người giáo viên là người phân tích đúng sai, đối chiếu các quy định
của những hành vi không đúng giúp học sinh nhận ra lỗi của mình để điều chỉnh sửa
đổi, tiến bộ không mắc lỗi lần sau.
(Theo Plan- một tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ
em làm trung tâm).
* Giáo dục kỉ luật tích cực là những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát
huy tính kỉ luật tự giác của học sinh; dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các
em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời; làm tăng sự tự tin và khả năng xử lí các tình huống
khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em; dạy cho học sinh cách cư xử lịch
sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng
quyền của người khác. Các biện pháp kỉ luật không mang tính bạo lực, tôn trọng học
sinh, cung cấp cho học sinh những thông tin biết để không vi phạm, chấp hành và ý
thức tự giác.
(Theo Plan- một tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ
em làm trung tâm).
Như vậy, kỉ luật tích cực là một biện pháp giáo dục hoàn toàn khác với lối
giáo dục truyền thống theo kiểu “đòn roi”. Kỉ luật tích cực là phi bạo lực về cả thể
xác lẫn tinh thần, là một quá trình thường xuyên, liên tục và nhất quán, thông qua đó
khuyến khích khả năng tư duy, lựa chọn của trẻ em, từ đó hình thành cho trẻ những
hành động đúng đắn, phù hợp.
3



Ngược lại với kỉ luật tích cực là kỉ luật tiêu cực, sử dụng hình phạt bằng
trừng phạt thân thể như đánh, bạt tai,…, trừng phạt tinh thần như chửi mắng, sỉ
nhục, lăng mạ, bêu riếu. Các khảo sát tại nhiều trường học ở thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội và một số tỉnh thành khác đã chỉ ra rằng trừng phạt thân thể sẽ có ảnh
hưởng tiêu cực, lâu dài tới trẻ. Phải khẳng định, giáo dục đạo đức lối sống cho học
sinh bằng phương pháp kỉ luật tích cực là một trong những biện pháp hữu hiệu trong
công tác giáo dục toàn diện, đồng thời góp phần xây dựng môi trường học tập, môi
trường sống thân thiện, an toàn cho học sinh.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Như trên đã nói, cách xử phạt của nhiều giáo viên hiện nay đa phần chưa
thuyết phục được học sinh. Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo
thủ, không đặt mình vào hoàn cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp
xử lí quá nặng, có tính chất xúc phạm, khiến người bị phạt bị tổn thương, không tâm
phục, tạo ra tâm lí chống đối, càng phạt thì càng vi phạm “cho bõ ghét”.
Thực tế vẫn có không ít giáo viên giáo dục học sinh bằng cách trừng phạt thể
xác: đánh học sinh bằng tay hoặc roi, bắt học sinh dán băng keo vào miệng, tự vả
vào miệng mình khi mắc lỗi nói chuyện trong lớp, bắt học quỳ gối, úp mặt vào
tường….Còn có giáo viên trừng phạt về tinh thần bằng cách sỉ nhục, hạ thấp nhân
phẩm của học sinh như : chửi bới, xa lánh…
Ở một số địa phương vẫn xảy ra việc giáo viên phạt đòn roi, đánh học sinh
gây thương tích khiến dư luận xã hội lo lắng, bức xúc, đau lòng... Ví dụ như, ngày
22/2/2016, một thầy giáo có tiếng là hiền lành, chịu khó ở trường THCS Định Hoà,
Yên Định, Thanh Hoá, trong lúc nóng giận đã dùng gậy đánh gãy tay một học sinh
lớp 8 vì thiếu nghiêm túc trong giờ học. Hay vụ một cô giáo chủ nhiệm trường Tiểu
học Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội hôm 26/12/2016 cho 42 học sinh trong lớp tát
vào mặt em Đ.T.L. Dù em kêu xót, cô T. vẫn không cho các học sinh trong lớp dừng
tay…


4


Cũng có những giáo viên phạt tiền cho mỗi lỗi vi phạm của học sinh. Mặc dù
ở mức độ nào đó hình phạt này có thể hạn chế sự vi phạm của học sinh, được sự
chấp thuận, đồng tình của tập thể lớp và phụ huynh học sinh nhưng sẽ tác động tiêu
cực đến nhận thức của các em. Vô hình chung tạo nên ở học sinh nét suy nghĩ: mọi
tội lỗi, sai phạm đều có thể mua được bằng đồng tiền, cứ phạm lỗi, không sao, nộp
tiền là hết lỗi, …. Kết quả thường là các lỗi vi phạm không giảm, hoặc giảm rất ít.
Ngay cả phụ huynh cũng có nhiều người quan niệm phải dùng đòn roi với trẻ.
Đầu năm học nào tôi cũng nghe nhiều phụ huynh nói:“Cô phải dữ vào, các cháu
mới sợ!” hoặc “Thấy cháu nói cô hiền hơn cô chủ nhiệm cũ, em lo quá!”…
Nhìn ở góc độ khách quan, có thể coi cách kỉ luật trừng phạt ở cả 3 môi
trường gia đình- nhà trường- xã hội như một nguyên nhân quan trọng gây lên tình
trạng bạo lực học đường, hoặc tạo ra những cú sốc tâm lí, những phản ứng không
lành mạnh của học sinh. Khi xây dựng nhà trường thân thiện, rất cần có kỉ luật,
nhưng kỉ luật học sinh là kỉ luật mang tính giáo dục là chủ đạo, do vậy cần chấm dứt
hình thức trừng phạt.
Khi nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh,
tôi thấy rất tâm đắc. Thực tế ở địa phương chưa có nhiều giáo viên nghiên cứu áp
dụng thường xuyên phương pháp này, hoặc nếu có áp dụng cũng chỉ là một vài biện
pháp, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa được nhân rộng, hoặc nhiều giáo viên vẫn
quên, vẫn “lỡ tay”, “lỡ miệng”, ....
Vì thế, căn cứ điều kiện thực tế lớp chủ nhiệm, tôi đã áp dụng phương pháp
giáo dục kỉ luật tích cực để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5 8 trường Tiểu học Tân
Phong B trong năm học 2016-2017 với 4 nhóm giải pháp cụ thể:
- Thay đổi cách ứng xử trong lớp học.
- Quan tâm đến những khó khăn của học sinh để có biện pháp giáo dục phù
hợp.


- Áp dụng những hình phạt tích cực.
- Xây dựng tập thể lớp tốt.
5


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1/ Giải pháp 1: Thay đổi cách ứng xử trong lớp học.
Ứng xử tích cực trong lớp học là những hành vi tương tác giữa giáo viên- học
sinh, học sinh- học sinh, mang tính tích cực chủ động của mỗi chủ thể và thể hiện sự
quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ để đạt mục tiêu dạy học và giáo dục đã đề ra.
1.1/ Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán (nội quy).
Nguyên tắc cơ bản của việc thay đổi cách cư xử nhằm duy trì kỉ luật ở lớp học
thông qua cách cư xử là xây dựng được những quy tắc rõ ràng và đảm bảo học sinh
hiểu được vì sao cần có những quy tắc ấy.
Việc học sinh tham gia xây dựng nội quy khiến các em cảm thấy có trách
nhiệm và thực hiện kỉ luật một cách tự giác hơn, giảm thiểu sự quản lí, nhắc nhở của
cô, giáo viên có nhiều thời gian giảng dạy hơn thay vì phải xử lí vi phạm. Nội quy
do học sinh xây dựng nói chung đều có nội dung phù hợp với quy định chung của
trường, lớp, nhưng được viết bằng ngôn ngữ của học sinh nên gần gũi với các em
hơn, nhờ đó các em chấp nhận một cách dễ dàng và tự nguyện hơn, thấy thích thú
hơn, tự thấy trách nhiệm của mình cao hơn.
Không chỉ vậy, thông qua quá trình tham gia xây dựng nội quy, học sinh rèn
luyện cho mình khả năng bày tỏ suy nghĩ của bản thân, biết đưa ra các quyết định,
phát huy tinh thần tập thề và tinh thần trách nhiệm của các em.
Việc xây dựng các quy tắc cần đảm bảo hướng tới những điều tốt đẹp mà giáo
viên mong đợi ở học sinh của mình về mặt năng lực, phẩm chất và học tập. Học sinh
sẽ cố gắng đạt được điều giáo viên mong đợi và thực hiện các quy tắc tốt hơn khi
các em ý thức được rằng giáo viên thực sự tin tưởng vào khả năng của mình và các
quy tắc được đề ra phù hợp với lòng tin ấy.

Các bước xây dựng nội quy lớp học tại buổi đầu năm học:
- Giáo viên thông báo cho học sinh nội dung chính của năm học.
6


- Phát cho mỗi học sinh một mảnh giấy nhỏ, yêu cầu các em tự ghi một việc
em nên làm khi đến trường, đến lớp.
- Chia học sinh thành nhóm 4, nhóm thảo luận, tìm ra những ý chung nhất của
nhóm.
- Các nhóm chia sẻ ý kiến. Giáo viên và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến
chung của cả lớp.
- Học sinh tiếp tục thảo luận.
- Hướng dẫn cho một nhóm học sinh viết nội quy lớp bằng chữ lớn và trang
trí cho đẹp.

Một số lưu ý:
+ Nội quy có thể thay đổi theo tuần/tháng (thay thế những nội quy mà học
sinh đã thực hiện tốt bằng những nội quy thực hiện chưa tốt).
+ Nội quy cần mang tính khả thi (phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục).
+ Nội quy lớp học không làm phức tạp nội quy nhà trường mà làm rõ hơn nội
quy trường, mang lại hiệu quả cao.

7


+ Tổ chức sao cho 100% học sinh được tham gia thiết lập nội quy, từ đó làm
cho các em thể hiện trách nhiệm của bản thân tốt hơn.
+ Cho học sinh biết hệ quả của hành vi lựa chọn: Khi học sinh biết được hệ
quả của hành vi lựa chọn, các em sẽ có xu hướng tránh gây ra hậu quả như vậy.
Ví dụ: Với các em Trường, Phúc thường không học bài ở nhà, tôi nói: “Việc

học bài ở nhà giúp em ôn lại kiến thức. Nếu em tiếp tục không làm bài tập ở nhà,
em sẽ không nắm vững bài”. Sau vài lần tôi nghe tôi nói thế, các em đã tiến bộ dần,
sau khoảng một tuần là không còn hiện tượng không học bài, chuẩn bị bài ở nhà
nữa.
+ Thể hiện mong muốn- tức là khích lệ học sinh có một hành vi cụ thể nào đó.
Ví dụ: Lớp tôi có em Ân, Hoàng thường hay gây gổ với các bạn lớp khác. Tôi
gặp riêng các em, nhìn thẳng vào mắt em và nhẹ nhàng nói: “Em đánh nhau với
bạn, lỡ không may bạn hoặc em bị thương thì ba mẹ em và bạn sẽ như thế nào? Cô
và ba mẹ em đều mong rằng em sẽ không đánh nhau với bạn nữa nhé!”
Thời gian ngắn sau đó đã không còn thấy các em đánh nhau với bạn nào nữa,
thậm chí còn biết vui vẻ giúp bạn.
Đồng thời, trong mỗi tiết sinh hoạt cuối tuần, và kể cả những tiết học có học
sinh phạm lỗi, tôi tranh thủ kể ngắn gọn những câu chuyện đạo đức người thật việc
thật, …, làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi, thân thiện hơn, có tác dụng giáo
dục nhẹ nhàng mà hiệu quả, như câu nói “mưa dần thấm lâu”.
Đó là những mẩu chuyện ngắn về gương sáng Bác Hồ, chuyện về người Nhật
tiết kiệm thời gian, công sức làm việc cho xã hội từ những việc nhỏ nhất như ăn
xong thì để chén, đĩa, muỗng,… riêng từng loại, cúi đầu chào khi có người nhường
đường cho mình, chuyện về văn hoá xếp hàng, giữ trật tự nơi công cộng như nhà ga,
bến tàu, cảng hàng không, chuyện thói quen không tốt của nhiều người như ở nhà
thì đủng đỉnh, ra đường thì vội vàng phóng nhanh vượt ẩu, bấm còi inh ỏi khi đèn đỏ
còn vài giây, … Nhìn những ánh mắt tròn xoe, chăm chú, những tiếng “Ồ!”, “À!”

8


thích thú của học trò, tôi hiểu rằng phương pháp giáo dục này mang lại hiệu quả
tuyệt vời hơn rất nhiều so với đòn roi, trách mắng...
Tóm lại, thiết lập nội quy, nề nếp trong gia đình và lớp học là một phương
pháp quan trọng để duy trì trật tự, nề nếp trong gia đình, lớp học và ngoài xã hội.

Khi thiết lập nội quy, cả người lớn và trẻ em được cùng tham gia đều cảm thấy mình
thoải mái và hài lòng vì mình đã góp phần đưa ra các quyết định đó. Vì thế xác suất
làm theo các quyết định đó cao hơn nhiều so với bị áp đặt.
1.2/ Khuyến khích động viên tích cực:
Tôi chú ý đưa ra những hình thức phạt phù hợp, các biện pháp xử phạt, nói rõ
sai phạm của học sinh, không gây căng thẳng, đối đầu với học sinh khi phạt, tuyệt
đối không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực, chê bai hạ thấp nhân phẩm hay gây
tổn thương đến sức khoẻ tâm thần của học sinh, khiến các em cảm thấy mình là kẻ
vô dụng, bỏ đi.
Xử lí sai phạm với thái độ động viên khuyến khích giúp học sinh có hành vi
và thái độ ứng xử đúng đắn. Khi áp dụng biện pháp này, tôi thực hiện một số việc cụ
thể như sau:
+ Không phạt học sinh bằng cách ra thêm bài tập chép phạt ..., vì tôi thấy điều
đó khiến các em nghĩ rằng học tập là sự trừng phạt, không phải là quyền lợi.
+ Cố gắng kiềm chế không thể hiện thái độ nóng nảy, căng thẳng trước học
sinh.
Ví dụ: Có lần, em Phúc và Ân giận dữ cãi vã nhau rất to trong giờ học, Phúc
ném cả vở của bạn xuống đất. Thay vì đuổi hai em ra khỏi lớp hoặc bắt hai em đứng
cuối lớp như một số giáo viên vẫn làm, tôi nhanh chóng yêu cầu ngưng hành vi đó,
tách hai em ngồi xa nhau ra. Giờ ra chơi, tôi mới trò chuyện để hai em hiểu hành vi
đó là không được chấp nhận.
+ Các biện pháp xử phạt phải nhằm mục đích dạy cho học sinh biết rằng cách
xử sự của em như vậy là sai, sự lựa chọn của các em không phải là sự lựa chọn
9


đúng. Không bao giờ sử dụng những hình thức phạt khiến trẻ cảm thấy rằng các em
là những người tồi tệ.
+ Những hình thức phạt nên mang tính chất xây dựng, giúp học sinh học thêm
được một kĩ năng nào đó trong quá trình thực hiện hình thức phạt đó.

Ví dụ: Em Trường thường nghịch ngợm làm đổ cây cảnh, đất vương ra hành
lang, lớp học, tôi giao cho em trồng lại cây, quét sạch hành lang, lớp học trong 3
ngày…
+ Khi áp dụng các hình thức xử phạt, tôi thường nói rõ sai phạm của học sinh.
Nhấn mạnh hành vi sai phạm đó là điều không thể chấp nhận- chứ không phải bản
thân trẻ là người khó chấp nhận.
Ví dụ: Thay vì la mắng: “Sao em hay nói chuyện riêng vậy…”, tôi nói:
“Không nên nói chuyện riêng, vì em sẽ không nghe giảng sẽ không hiểu bài, lại còn
làm bạn bên cạnh em cũng không hiểu bài, em nhé!” ,…
+ Tôi chú ý áp dụng các quy định một cách nhất quán: không để tình cảm
riêng chi phối hành vi của mình; áp dụng các biện pháp xử phạt một cách kiên định,
trước sau như một, luôn công bằng và hợp lí ngay cả khi đang ở trạng thái không
được vui. Chính vì thế học sinh tôn trọng tôi hơn khi các em tin tưởng rằng cô luôn
công bằng, không thiên vị.
+ Không phạt học sinh vì những lỗi do ngoại cảnh tác động, không phải do
bản thân học sinh gây nên. Để làm tốt điều này, tôi quan tâm đến điều kiện, hoàn
cảnh của từng học sinh.
Ví dụ: Em Vân Khánh hay đi học muộn, tôi không trách phạt em vì biết
nguyên nhân chính là do hoàn cảnh mang lại (nhà em ở xa trường, ba mẹ em bán
thịt bò ngoài chợ nên phải dậy đi lấy hảng từ rất sớm rồi mới quay về chở con cái đi
học). Tôi nhắn tin nhắc nhở ba mẹ em cố gắng cho em đi học đúng giờ hơn…
1.3/ Làm gương trong cách cư xử

10


Nhận thức được rằng, nếu giáo viên cư xử một cách nhẹ nhàng, có lòng khoan
dung, sự nhẫn nại, thì học sinh sẽ học theo cách cư xử đó. Như vậy, hành vi của giáo
viên ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ.
Vì thế khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc,

cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Đồng thời tôi cũng sửa cho
các em cách nói năng, phát biểu, thưa gửi lễ phép. Chẳng hạn, thời gian mới nhận
lớp, thấy nhiều học sinh nói năng trống không, tôi yêu cầu học sinh lặp lại câu nói
đó nhưng theo cách lịch sự, thay vì mắng là học sinh vô lễ. Bàn làm việc của tôi
luôn sắp xếp gọn gàng và hướng dẫn các em cũng làm như cô, không để chai nước
lên bàn học, … Gặp rác là cúi xuống nhặt, mang đến nơi có thùng rác để bỏ, …
Để hạn chế sự căng thẳng dễ dẫn đến nóng giận, tôi thường chú ý tự rèn cho
bản thân nhiều kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng vượt qua căng thẳng, mệt mỏi, có
chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp. Ngoài ra tôi cũng giảm căng thẳng bằng việc trau
dồi khả năng hài hước, tinh thần lạc quan qua những câu chuyện tiếu lâm, đọc sách,
truyện, báo,… Tôi thường tự nhủ, có suy nghĩ nhiều cũng đâu có giải quyết được gì,
vì thế, không mang buồn phiền, bực tức lâu trong người,…
Tuy tổ chức lớp tích cực, tự quản nhưng tôi không thờ ơ để mặc lớp làm gì thì
làm, mà luôn quan sát lôi kéo tất cả học sinh vào hoạt động chung, kích thích được
tinh thần trách nhiệm, sự tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau của các em. Tôi cũng
không quyết định thay, làm thay cho học sinh, vì như vậy các em sẽ mất hứng thú và
cảm thấy phiền toái.
Tôi luôn làm gương trước học trò bằng cách mạnh dạn, nhiệt tình, xông xáo
trong mọi hoạt động, có ý thức tự giác, tự quản, …Ngoài sự động viên, khuyến
khích bằng lời, tôi còn tích cực cùng với học sinh chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, vật
liệu chơi cho các em.

11


Chuẩn bị vật dụng để học sinh chơi trong giờ ra chơi

Cùng học sinh làm báo tường
1.4/ Thường xuyên khen ngợi, không chê bai:


12


Tôi thay đổi cách cư xử trong lớp học dựa trên cơ sở động viên, khuyến
khích, nêu gương; không chê bai, không doạ nạt; tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh
có thái độ cư xử, hành vi đúng.
Tôi thường giúp học sinh cảm thấy được động viên, khích lệ và tự tin hơn
trong học tập khi đạt kết quả tốt cũng như chưa thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, nhận
biết những mặt tốt của bản thân để phát huy
Trong giờ học, tôi thường xuyên động viên, khen ngợi những cố gắng của học
sinh dù là nhỏ nhất bằng nhiều hình thức: một nụ cười, một lời khen, sự công nhận
tập thể, biểu dương trước bạn bè, … Luôn tìm ra những ưu điểm, mặt mạnh, sự cố
gắng của học sinh để có những chế độ khen thưởng kịp thời như: gọi điện, nhắn tin
đến phụ huynh học sinh để thông báo, khen ngợi, tuyên dương trước lớp, …
Ví dụ: Em Mai Linh tuy làm Toán chậm, hay sai, trả lời thì nói nhỏ xíu,
nhưng chữ viết lại rất rõ ràng và đặc biệt không sai chính tả, đọc Chính tả ngheviết, em viết rất tốt. Thế là tôi thường biểu dương kĩ năng viết Chính tả của em trước
bạn bè, khích lệ em cố gắng học Toán tốt như thế…
Kết quả, khi vận dụng tốt biện pháp thay đổi cách cư xử, tôi ít khi phải
dùng đến các biện pháp xử lí sai phạm vì mọi hành vi tiêu cực đã được ngăn
chặn trước khi xảy ra. Nhiều học sinh có tiến bộ như Mai Linh thì mạnh dạn
hơn, Tùng Dương ít quên sách vở, Phúc, Hoàng và Ân không còn gây gổ với bạn
nữa. Nhiều học sinh được rèn luyện sự nhiệt tình trong phong trào, sự chu đáo
trong công việc, sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể…(Em Bảo Nghi, Phương Như,
Hoài An, Quỳnh Hương, Hân Hân, Mai Khanh, Quốc Duy, …)
2/ Giải pháp 2: Quan tâm đến những khó khăn của học sinh để có biện
pháp giáo dục phù hợp.
Những vấn đề về hành vi có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập và
những khó khăn trong học tập có thể gây ra những vấn đề về hành vi. Các chuyên
gia tâm lí về trẻ em, những người nghiên cứu về hành vi của trẻ em ở trường học kết
luận rằng những vấn đề về thái độ và cách cư xử trong trẻ em phần lớn bắt nguồn từ

13


những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống. Những khó khăn của
học sinh có thể là: hoàn cảnh sống, sức khoẻ, những trở ngại trong học tập, khó khăn
về tâm lí, thể chất, cụ thể trong lớp có những trường hợp như:
* Những khó khăn trong học tập do thể chất (học yếu, mắt kém, khó khăn về
nghe): Thuỳ Dương, Phi Yến, Quốc Đạt.
* Những vấn đề ở gia đình (hoàn cảnh kinh tế, cha mẹ bất hoà, li hôn, không
quan tâm): Thuỳ Dương, Ngân, Phúc.
Khi giải quyết những khó khăn trở ngại của học sinh, tôi cố gắng kiềm chế,
không thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh vì điều đó chỉ
khiến học sinh trở nên tức giận hơn, thậm chí còn dồn các em vào thế cố thủ và phản
ứng lại.
- Lắng nghe và thực sự chú ý xem xét vấn đề từ phía học sinh. Lắng nghe tất
cả những gì các em nói, biểu lộ sự cảm thông qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ.

Lắng nghe và chia sẻ cùng học sinh có hoàn cảnh khó khăn

14


- Thay vì la mắng kiểm “lên lớp” hoặc chưa tìm hiểu nguyên nhân đã nhanh
chóng đưa ra những lời chỉ trích, tôi cố gắng giúp học sinh làm rõ vấn đề và cùng
với các em tìm ra giải pháp phù hợp.
Ví dụ: Nhiều lần em Tùng Dương loay hoay làm việc riêng trong giờ học, tôi
gọi em trả lời câu hỏi. Em giật mình đứng dậy và không trả lời được (tôi biết là em
đang mải nghịch cây bút). Tôi nói: “Em nghe lại câu hỏi nhé!” và khi em trả lời
được, tôi nhẹ nhàng bảo: “Em trả lời tốt đấy chứ! Em bỏ bút xuống và nhớ tập
trung nghe giảng bài nhé!” Em ngượng nghịu cười

- Luôn quan tâm đến những khó khăn của học sinh, tăng cường sự tham gia
của học sinh như được bàn bạc để bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em được lắng nghe
và tôn trọng, được trực tiếp tham gia làm và kiểm tra những việc có liên quan.
Ví dụ: Nhắc nhở học sinh tích cực tham gia tiết kiệm tiền quà sáng để quyên
góp giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp (em Ngân, Thuỳ Dương)
bằng hình thức hỗ trợ tập vở, áo trắng tặng bạn,....
- Thường tự đặt mình vào vai học sinh để cùng chơi, cùng học, cùng hiểu để
tìm cách giáo dục học sinh thấu tình đạt lí. Đối với những học sinh có khó khăn
thường dễ mặc cảm (em Quốc Đạt) nên ngại tham gia vào công việc chung của tập
thể, tôi trao đổi, gợi ý các em tham gia hoạt động phù hợp sở thích, năng lực của em.
- Khơi dậy không khí thi đua sôi nổi cho học sinh trong lớp, với tinh thần thi
đua lành mạnh trong các lĩnh vực, nhất là học tập như tổ chức trò chơi, tổ chức các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang đậm tính giáo dục, ... với các hoạt động
bổ ích, hấp dẫn, đa dạng lôi cuốn học sinh tham gia, qua đó trải nghiệm niềm vui
nhận thức, niềm vui được đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng, hợp tác.

15


Học sinh tham gia trò chơi học tập

Kết quả, các em có khó khăn như Thuỳ Dương, Văn Anh, Mai Linh, …
cảm nhận được sự quan tâm của cô và các bạn nên mạnh dạn, tự tin, hoà đồng
hơn, ngày càng giảm bớt sự thiếu tập trung trong giờ học. Đến cuối năm học,
các em làm bài kiểm tra kết quả tốt, luôn cố gắng tham gia tốt mọi việc của lớp.
3/ Giải pháp 3: Áp dụng những hình phạt tích cực.
Thay bằng những biện pháp kỉ luật khô cứng, tôi chú trọng đến những hình
phạt tích cực để giáo dục học sinh như:
- Lao động công ích (lau bảng, tưới cây, vệ sinh lớp, …): Đối tượng bị phạt
lao động là những học sinh xả rác bừa bãi, viết bậy hoặc vấy bẩn lên tường lớp học,

làm hư hại cơ sở vật chất của trường.
Học sinh bị phạt sẽ vệ sinh trường lớp, dọn thùng rác, cạo các vết kẹo cao su
dưới nền lớp học, hành lang, tưới cây cho lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý
thức của các em gây ra.
Biện pháp giáo dục bằng hình thức kỉ luật lao động này sẽ giúp học sinh biết
trân trọng môi trường sạch đẹp mình đang có, ý thức rằng việc giữ gìn cảnh quan
16


trường lớp không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của
mỗi học sinh với ngôi trường của mình. Các em cũng hiểu rằng, khi mình bớt một
lần xả rác bừa bãi, thì sẽ bớt một lần phải dọn, …
Ví dụ: Em Lợi hay lén xả rác ra lớp. Sau khi phát hiện em đang xả rác, tôi
cùng cả lớp yêu cầu em phải lau bảng và tưới cây ba ngày liền. Em thực hiện hình
phạt rất thoải mái, không nhăn nhó kêu ca. Và sau ba ngày đó, em bỏ hẳn thói quen
xả rác không đúng nơi quy định.
Hoặc có những em hay nói chuyện riêng, sau khi cùng cả lớp thảo luận, lần
đó, tôi quyết định “phạt” em bằng cách, yêu cầu em phải đóng vai người đuổi bắt 2
lần liền trong trò chơi “Rồng rắn lên mây” giờ ra chơi. Kết quả, em và lớp rất vui, và
hôm sau, em không còn nói chuyện riêng nữa.

“Bạn nói chuyện riêng, nên giờ phải làm người đuổi bắt
“Rồng rắn lên mây” nhé!”
- Đọc sách: Tôi đưa ra hình thức kỉ luật học sinh như tìm đọc một cuốn sách
mà tôi yêu cầu. Trong thời gian một tuần, học sinh phải đọc và chia sẻ những điều
mà mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp.
17


Vì học sinh vi phạm lại thường là những em chậm, không có thói quen đọc

sách, tôi giao cho Ban cán sự mượn về lớp những cuốn sách tiêu biểu, hoặc lựa chọn
sách có nội dung giáo dục tương ứng với điều học sinh vi phạm, rồi cho 2, 3 học
sinh cùng đọc một cuốn sách, cùng giới thiệu về một đối tượng (viết hoặc vẽ về nội
dung, nhân vật trong truyện, sách). Tôi cùng cả lớp lắng nghe, so sánh, uốn nắn lại.
Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, tôi hướng dẫn học
sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, không yêu cầu quá cao về
kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh đã làm được và khen
thưởng những học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp.

Một trang ghi chép của học sinh sau khi đọc sách
Kết quả, những hình thức xử phạt nhẹ nhàng, tích cực được học sinh đón
nhận một cách thích thú, nhắc nhở các em nhớ tốt hơn những việc nên làm,
không nên làm, đồng thời lại giúp tăng sức khoẻ cá nhân, góp phần giữ vệ sinh
trường lớp, tăng mảng xanh cho trường lớp, tăng vốn kiến thức, khả năng đọc
hiểu cho các em, từ đó viết văn, thuyết trình tốt hơn.
4/ Giải pháp 4: Xây dựng tập thể lớp tốt.
18


Tập thể lớp tốt là có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và
giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột
không bằng bạo lực. Mục tiêu xây dựng môi trường lớp học thân thiện nhằm đáp
ứng các nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng và có giá trị của từng thành viên
trong tập thể lớp, đặc biệt là đối với những học sinh chán nản, chậm tiến.
- Để lớp học thực sự là ngôi nhà thứ hai, là nơi mà mỗi em đều muốn đến mỗi
khi thức dậy, tôi cố gắng tìm cách khơi dậy không khí thi đua sôi nổi cho học sinh
trong lớp, với tinh thần thi đua lành mạnh trong các lĩnh vực.
Ví dụ: Khi đi tham quan dã ngoại cùng nhà trường, tôi tổ chức lớp thành
nhóm 6 em, trong nhóm tự quản nhau, đi chơi cùng nhau, thi đua xem nhóm nào
chơi vui, đoàn kết, an toàn, không có sự cố nào, …Kết quả, học sinh rất hãnh diện

với nhóm của mình, biết bảo ban nhau, quan sát nhau không để thất lạc,… trong khi
cô giáo chỉ cần quan sát ở ngoài nhưng vẫn rất yên tâm.
- Động viên, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động của trường, lớp, Đội
để đạt kết quả cao. Ví dụ hướng dẫn các em kéo co sao cho sức bền, giành thắng lợi,
thi chuyền banh sao cho nhanh mà banh không rớt, ...

19


Học sinh thi trò chơi dân gian đạt giải Nhất
- Hướng dẫn các em khen nhau bằng cách nhìn thẳng vào mắt nhau và nói
“Bạn thật tuyệt vời!” đồng thời vỗ 2 tay mình vào 2 tay bạn (điều này tôi học được ở
lớp tập huấn kĩ năng sống do thầy Phan Quốc Việt giảng dạy). Khi học sinh mất tập
trung, tôi hô to: “Tay đâu, tay đâu?”, thế là học sinh giơ hai tay lên và đồng thanh
đáp: “Tay đây, tay đây!”, hoặc khi các em không nhìn lên bảng mà mải làm việc
riêng, tôi hô to: “Mắt đâu, mắt đâu?”, thế là học sinh giơ hai tay lên và đồng thanh
đáp: “Mắt đây, mắt đây!”. Nhờ thế, học sinh tập trung vào bài học hơn, không khí
lớp cũng đỡ nhàm chán.
- Tổ chức các hoạt động bổ ích, hấp dẫn đa dạng lôi cuốn các em tham gia,
qua đó trải nghiệm niềm vui nhận thức, niềm vui được đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ,
tôn trọng, hợp tác:
+ Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường dành vài phút để Ban Văn nghệ của
lớp tổ chức cho các bạn hát, diễn hài, trò chơi thư giãn,...
+ Trong các tiết Khoa học, Đạo đức, Luyện từ và câu, Lịch sử- Địa lí, ..., tôi
tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, làm
phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống; Ai nhanh hơn; Tiếp sức;.... Thông qua các

20



hoạt động này, ngoài việc được học, ôn bài một cách hứng thú, học sinh còn được
hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để áp dụng vào thực tế cuộc sống.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ theo quy mô khối, tổ chức
cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước
như ngày Quốc khánh, ngày 22/12,....
+ Động viên học sinh của lớp tích cực hướng dẫn, tổ chức cho các em học
sinh lớp 1, 2 tham gia chơi các trò chơi dân gian.

Khuyến khích học sinh lớp 5/3 tự tin, mạnh dạn trong giờ học

21


Hai học sinh của lớp đang hướng dẫn các em lớp 2 chơi chuyền đũa

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, không gì thuyết phục học sinh hiệu quả hơn
việc người giáo viên có tác phong “lời nói đi đôi với việc làm”. Việc cùng học sinh
lau chùi nền nhà, cửa lớp học, sơn lại tường, cắt dán trang trí lớp, trang trí bảng chữ
đẹp, làm báo tường, chơi chuyền đũa, cò chẹp, rồng rắn lên mây,… đã giúp tôi thêm
gần gũi học sinh, được học sinh mến phục, là minh chứng cho các em hiểu rõ nhất
câu nói “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”.
Kết quả: Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và
các trò chơi cho cả lớp nên học sinh trở nên tự tin, năng động và sáng tạo, giúp
các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được
hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng,
gò bó đối với các em, từ đó giảm thiểu những vi phạm.
Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học
tập thân thiện, học sinh tích cực. Ánh mắt chán nán, mơ màng của vài học sinh
hồi đầu năm đã biến mất, thay vào đó là tác phong nhanh nhẹn, cánh tay giơ
cao một cách hăm hở, đôi mắt mở to, giọng nói tự tin của tất cả học sinh trong

lớp...
IV/ KẾT QUẢ:
Với tôi, phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích
cực thực sự là phương pháp có hiệu quả.
Khi tôi áp dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực, học sinh tự nhận ra lỗi
của mình, cảm thấy hoà nhập với tập thể, không cảm thấy bị xúc phạm dẫn đến chán
nản, bỏ học. Giáo dục kỉ luật tích cực giúp tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa giáo
viên và học sinh, giáo viên và phụ huynh, học sinh và học sinh. Học sinh vui vẻ đến
lớp, gần gũi với bạn bè, thầy cô hơn, tiếp thu bài tốt hơn.
Nhờ vậy, tôi cũng giảm được áp lực quản lí lớp học do học sinh hiểu và tự
giác chấp hành kỉ luật, từ đó tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh và
phụ huynh tôn trọng và quý mến. Mối quan hệ cô- trò trở nên thân thiện hơn.
22


Lớp học đoàn kết, chất lượng dạy và học được nâng cao, bản thân tôi có nhiều
niềm vui, cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nghề và luôn nhận được sự đồng tình ủng
hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội. Học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm
xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến; tích cực, chủ động hơn
trong học tập; tự tin trước đám đông; phát huy được khả năng của mình.
Đến cuối năm học, lớp tôi chủ nhiệm không còn học sinh đi học trễ, quên
sách vở, đồ dùng học tập, quên không học bài, hoặc trong lớp hay làm việc riêng,
nói chuyện, chọc phá bạn…
Qua phiếu điều tra của nhà trường gửi cho phụ huynh học sinh về cô chủ
nhiệm, kết quả tôi nhận được là sự tin tưởng của toàn thể phụ huynh trong lớp. Đa
số đều chọn ô “Rất hài lòng”. Nhiều phụ huynh nhận xét là cô nhiệt tình, tận tuỵ với
nghề nghiệp, quản lí lớp có hiệu quả, học sinh có nhiều tiến bộ, nề nếp lớp tốt.
Nhiều học sinh đã lên lớp 6, nhưng khi rảnh rỗi là các em lại ghé trường thăm cô,...
Với tôi, đây là sự thành công, là món quà to lớn nhất sau một năm học, vì như
trên mục Diễn đàn "Quan tâm tới giáo dục" (Trường học trực tuyến Bigschool), một

giáo viên ở Hà Nội đã viết: “Một người giáo viên chủ nhiệm thành công nhất
định không đồng nghĩa với việc phải làm thế nào để học sinh sợ mình và từ sợ
nên phải cố gắng không vi phạm bất cứ lỗi gì. Thành công của người giáo viên
chủ nhiệm là ở chỗ học sinh có chia sẻ với mình những tâm sự về cuộc sống, về
gia đình và những thổn thức của tuổi mới lớn hay không, giáo viên có cùng các
em giải đáp hay đưa ra được lời khuyên kịp thời và hiệu quả cho những băn
khoăn, thao thức ấy không.”

*Số liệu thống kê:
+ Kết quả đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh lớp 58:
- Đầu năm học 2016-2017: đạt 100%. - Cuối năm học 2016-2017: đạt 100%.
+ Kết quả phiếu khảo sát học sinh nhận xét về lớp:
Số học sinh tham gia khảo sát: 37/37. Kết quả như sau:
23


Mức độ
Rất

Nội dung

Tỉ lệ %

Thích

thích /tốt

Tỉ lệ %

/tốt


1. Thích lớp học

37

100%

2. Yêu quý cô

37

100%

3. Nề nếp lớp

37

100%

4. Hình phạt phù hợp

37

100%

Không

Tỉ lệ %

thích /tốt


Ở các ý hỏi phụ, các em cũng trả lời rất đầy đủ:
Câu 1: Nhiều em nêu thêm lí do thích là do lớp học vui, các bạn biết cùng nhau học tập.
Câu 2: Đa số học sinh chọn ý yêu quý cô vì cô nhẹ nhàng, không la mắng, trách phạt.

Câu 5: Nhiều em chọn hình phạt hiệu quả nhất là tưới cây và phạt đọc sách.

Kết quả đạt được ở một số mặt hoạt động của lớp:
Thời

Ý thức học tập

điểm Sĩ số Tốt

Đầu

37

29

Tỉ lệ

Chưa

Tỉ lệ

%

tốt


%

78,4

8

Nề nếp
Tốt

21,6 31

Phong trào

Tỉ lệ

Chưa

Tỉ lệ

%

tốt

%

83,8

6

Tốt


16,2 31

năm

Chưa

Tỉ lệ

%

tốt

%

83,

6

16,2

2

5,4

8

Cuối 37
năm


Tỉ lệ

37

100,

0

0,0

37

100,0 0

0

0,0

35

94,
6

(Còn 2 em ít tham gia phong trào là Quốc Đạt và Tiến Dũng do sức khoẻ yếu).

*Kết quả cụ thể ở một số phong trào như sau:
- Tập thể lớp luôn đoàn kết, chăm ngoan.
- Năng lực, phẩm chất xếp loại Đạt trở lên: 100%. Duy trì sĩ số 100%. Hoàn
thành chương trình tiểu học: 100%.
24



- 100% học sinh vào học lớp 6, (trong số 20/37 em học trường Trần Hưng
Đạo, có 5 em được vào học lớp Tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia của Bộ
GD&ĐT).
- Học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, công tác Đội đầy đủ và tích
cực: đội nghi thức, phụ trách Sao….. Lớp nhiều lần nhận Cờ thi đua tuần. Có 6 Đội
viên được trường khen hoạt động Đội xuất sắc.
- Tham gia phong trào kế hoạch nhỏ: vượt chỉ tiêu.
- Không có học sinh vi phạm an toàn giao thông/ bị tai nạn.
- Lớp đạt 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải sáng tạo trong các hội thi
chào mừng 20/11 cấp trường.
+ Thi giải Toán, tiếng Anh trên Internet: Lớp có 22 lượt học sinh thi cấp
trường, đạt 12 giải cấp trường, 1 giải cấp thành phố, 1 giải cấp tỉnh.

Học sinh nhận giải các hội thi chào mừng 20/11

25


×