Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phương pháp sử dụng trong lập dự án đầu tư – vấn đề đặt ra đối với nhà quản lí & giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.61 KB, 6 trang )

Nguyễn Thị Nhung

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

105(05): 49 - 54

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ – VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN LÝ & GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Nguyễn Thị Nhung*
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Công tác chuẩn bị đầu tư nói chung, phương pháp lập dự án đầu tư nói riêng ngày càng có vai trò
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của các dự án. Mỗi một dự án có một đặc trưng riêng của
nó. Chính vì vậy, khi lập dự án phải hết sức chú ý đến phương pháp lập dự án sao cho phù hợp với
đặc điểm riêng của từng dự án. Để lập dự án đầu tư, hiện nay có rất nhiều phương pháp như:
phương pháp trình tự; phương pháp thu thập thông tin; phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ
tiêu; phương pháp dự báo; phương pháp phân tích độ nhạy; phương pháp triệt tiêu rủi ro; phương
pháp mô phỏng Monte Carlo…Qua bài viết, tác giả muốn hệ thống, phân tích thực tế sử dụng các
phương pháp từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
các phương pháp trong quá trình lập dự án đầu tư. Từ đó, cán bộ dự án có thể sử dụng phương
pháp riêng lẻ hay sử dụng hỗn hợp các phương pháp để đạt được mục tiêu lập dự án, dự án được
lập có chất lượng, tránh được những thất bại xảy ra ảnh hưởng khó khăn tới việc thực hiện dự án.
Từ khóa: Đầu tư, dự án đầu tư; lập dự án; phương pháp lập dự án đầu tư

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đầu tư thường đòi hỏi rất nhiều nguồn lực mà
bản thân lại chứa đựng nhiều rủi ro do mọi
thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện
đầu tư phụ thuộc nhiều các yếu tố không ổn
định theo không gian, thời gian. Những đặc


điểm trên chi phối trực tiếp đến việc ra quyết
định đầu tư. Nếu quyết định đầu tư sai, hoạt
động đầu tư sẽ thất bại. Vì vậy, để đảm bảo
cho công cuộc đầu tư đạt được mục tiêu mong
muốn là đem lại hiệu quả cao, giảm thiểu rủi
ro thì trước khi bỏ vốn phải làm công tác
chuẩn bị đầu tư đặc biệt công tác lập dự án
đầu tư tốt. Song, hiện nay, những nhà quản lý
nói chung, những cán bộ lập dự án nói riêng
hầu hết vẫn chưa có được đầy đủ các thông
tin về các phương pháp lập dự án. Vấn đề đặt
ra là cần thiết phải hệ thống được các phương
pháp cần áp dụng trong quá trình lập dự án và
cần chỉ rõ yêu cầu đối với mỗi phương pháp,
nội dung thực hiện của từng phương pháp
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ LÀ GÌ?
Lập dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động
xem xét, chuẩn bị, tính toán toàn diện các
khía cạnh kinh tế - kỹ thuật, điều kiện tự
nhiên, môi trường pháp lý…trên cơ sở đó xây
*

Tel: 0984238716; E.mail:

dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm
thực hiện một dự án đầu tư.
Mục đích của lập dự án đầu tư là xây dựng
được một dự án đầu tư mang tính khả thi cao.
Về cơ bản, lập dự án đầu tư gồm 6 nội dung
chính và các nội dung này có quan hệ mật

thiết với nhau là: nghiên cứu khía cạnh kinh
tế vĩ mô, vi mô ảnh hưởng đến sự hình thành
và thực hiện dự án đầu tư; nghiên cứu khía
cạnh thị trường; kỹ thuật; tổ chức quản lý
nhân sự; tài chính và kinh tế xã hội của dự án
đầu tư. Để làm được những nội dung đó,
những cán bộ dự án phải am hiểu sâu, rộng về
nhiều lĩnh vực và quan trọng hơn là phải nắm
được các phương pháp hỗ trợ.
CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN
THỰC TIỄN
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp cần sử
dụng trong lập dự án đầu tư, tuy nhiên để lập
bất kỳ một dự án đầu tư nào có thể sử dụng
các phương pháp sau:
Phương pháp lập dự án theo trình tự
Đây là phương pháp được áp dụng cho tất cả
các nội dung của dự án, dự án phải được lập
theo một trình tự nội dung nhất định:
- Phân tích điều kiện kinh tế vĩ mô để xác
định được cơ hội đầu tư
49

54Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Thị Nhung


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

- Phân tích thị trường đối với cơ hội đầu tư đã
được xác định (phân tích quy mô thị trường)
- Lựa chọn được các giải pháp kỹ thuật phù
hợp với quy mô, công suất dự kiến
- Lựa chọn hình thức quản lý và sử dụng
nhân công
- Lựa chọn giải pháp kỹ thuật
Hoặc lập dự án theo trình tự chu kỳ, bước
công việc của dự án:
Nghiên

cứu
phát
hiện
cơ hội
đầu tư

Nghiên

Nghiên

cứu
tiền
khả
thi

cứu

khả
thi

Với mỗi nội dung cụ thể cần phải phân tích từ
tổng quát tới chi tiết nhằm đi sâu đánh giá
toàn diện mọi mặt của vấn đề. Để sử dụng
phương pháp này phân tích khía cạnh tài
chính phải lập dự án lần lượt theo thứ tự:
Trước hết là lập tổng mức đầu tư, các phương
án nguồn vốn sau đó lên doanh thu và chi phí
của dự án, từ đó mới xác định dòng tiền và
các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin là dữ liệu rất cần thiết cho tất cả
các nội dung của dự án nên phương pháp thu
thập thông tin cũng được sử dụng cho tất cả
các nội dung nghiên cứu của dự án, đặc biệt là
trong nội dung nghiên cứu thị trường và
nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật.
Phương pháp thu thập thông tin có thể thông
qua phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế hoặc
có thể thu thập qua các nguồn dữ liệu sẵn có
như sách, báo, tạp chí, internet hoặc các dự án
tương tự,…Tùy vào dự án, điều kiện thời
gian, kinh phí mà lựa chọn phương pháp thu
thập dữ liệu cho phù hợp.
Đối với các dự án về xây dựng, việc thu thập
thông tin yêu cầu phải sử dụng nhiều đến
phương pháp khảo sát thực tế, nhất là khảo sát
về điều kiện tự nhiên, khí hậu, hiện trạng cơ

sở hạ tầng tại khu vực dự án…Tuy nhiên,
hiện nay việc thu thập thông tin thông qua

105(05): 49 - 54

phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế chưa
nhiều mà chủ yếu là từ các nguồn sẵn có. Sử
dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm thời gian,
chi phí nhưng độ chính xác của phương pháp
sẽ không cao.
Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
So sánh, đối chiếu là phương pháp tương đối
đơn giản nhưng đòi hỏi người sử dụng phải có
được một thư viện thông tin phong phú. Nội
dung của phương pháp là so sánh, đối chiếu
các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu
chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp
với các dự án mẫu đã thực hiện trước
kia…Việc so sánh, đối chiếu này thường
được thể hiện ở việc vận dụng các văn bản
pháp lý của dự án. Đây được coi là một căn
cứ để xác định sự chính xác, mức độ hợp lý
cũng như đánh giá tính khả thi của dự án.
Phương pháp này sử dụng để lập dự án ở các
nội dung sau:
- So sánh, đối chiếu các căn cứ pháp lý của dự
án đang lập với các tiêu chuẩn văn bản quy
phạm pháp luật, các quy hoạch phát triển
quốc gia, phát triển vùng, địa phương.
- So sánh đối chiếu sản phẩm này dự án đang

nghiên cứu với các tiêu chuẩn về các sản
phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm của
các dự án có cùng công nghệ, kỹ thuật.
- So sánh đối chiếu công nghệ, kỹ thuật và dự
án dự kiến sử dụng với các công nghệ, sản
phẩm cùng loại, công nghệ sản phẩm ở các
nước khác nhau, công suất thiết kế, dự báo
công suất thực tế của máy móc thiết bị,…các
định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu.
- So sánh đối chiếu về doanh thu, chi phí của
dự án với suất vốn đầu tư, giá cả sản phẩm dự
án trên thị trường, các dự án trong cùng lĩnh
vực và quy mô đã và đang hoạt động có tính
đến yếu tố trượt giá và lạm phát. So sánh đối
chiếu các chỉ tiêu hiệu quả dự án đang tính
toán với tiêu chuẩn định mức đặt ra.
Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo chính là việc sử dụng
các số liệu điều tra thống kê và vận dụng các
phương pháp thích hợp để dự báo kết quả,
khả năng xảy ra kết quả của vấn đề cần phân
tích trong tương lai vì lập dự án là lập kế

50

55Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Nguyễn Thị Nhung

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

hoạch cho tương lai. Chính vì thế, phương
pháp dự báo là một trong những phương pháp
quan trọng, không thể thiếu trong quá trình
lập dự án. Nó giúp cho việc đưa ra các quyết
định đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn.
Áp dụng các phương pháp này trong quá trình
lập dự án đầu tư nhằm dự báo:
- Nhu cầu thị trường, giá cả biến động trong
tương lai.
- Dự báo công suất thực tế của dự án trong
những năm đi vào hoạt động và cả đời dự án.
- Dự báo doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng
năm của dự án. Dự báo trong tương lai về khả
năng trả nợ của dự án, với các khoản thu chi
như trên, chủ đầu tư sẽ cân đối phần nào để
trả nợ.
- Dự báo các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình vận hành và khai thác kết quả đầu tư.
Phương pháp này sử dụng các số liệu điều tra
thống kê đã có hoặc tự tiến hành điều tra và
sử dụng các phương pháp phù hợp để đánh
giá tính khả thi của dự án. Một số phương
pháp dự báo thường sử dụng là phương pháp
ngoại suy thống kê, mô hình hồi quy tương
quan, lấy ý kiến chuyên gia,…
Về quy trình dự báo:

Xác
định
mục
tiêu
dự
báo

Xác
định
loại
dự
báo

Chọn

hình
dự
báo

Thu
thập
số
liệu

tiến
hành
dự

Ứng
dụng

kết
quả
dự
báo

Phương pháp phân tích độ nhạy
Bản chất của phân tích độ nhạy là xác định
các mối quan hệ động giữa các nhân tố tham
gia trong hoạt động đầu tư. Từ đó xác định
nhân tố nào tác động nhiều nhất tới kết quả và
hiệu quả của dự án để có thể đưa ra các biện
pháp quản lý phù hợp.
Trong quá trình lập dự án đầu tư, phương
pháp này được sử dụng để đánh giá tác động
của một số yếu tố có thể xảy ra với dự án
trong tương lai như: trượt giá, lạm phát, lãi
suất, sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ
mô, các chính sách của nhà nước,…Quan
trọng hơn, nó còn được sử dụng để đánh giá

105(05): 49 - 54

tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả như:
IRR (Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi vốn nội bộ),
NPV (Giá trị hiện tại ròng) , T (thời gian thu
hồi vốn đầu tư),…tức là xem xét độ nhạy của
các chỉ tiêu hiệu quả của dự án khi các yếu tố
liên quan tới nó thay đổi. Khi phân tích các
chỉ tiêu hiệu quả: giả định một số tình huống
có thể xảy ra với dự án, chủ yếu theo hướng

tiêu cực như: giá bán sản phẩm trong tương
lai giảm, tổng chi phí tăng, dự án đi vào vận
hành khai thác không đạt công suất thiết
kê…Trên cơ sở đó có thể kết luận các yếu tố
có ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án và mức
độ tác động của các yếu tố đó để đi đến quyết
định có thực hiện dự án hay không, nếu thực
hiện thì dự án gặp phải những rủi ro gì và giải
pháp phòng ngừa rủi ro ra sao. Phân tích độ
nhạy được tiến hành theo các bước sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả
thi của dự án
- Xác định bài toán trong đó xác định mối
quan hệ giữa các nhân tố trên tính khả thi của
dự án (phương án cơ sở)
- Tiến hành các giả định khác nhau bằng cách
cho mỗi nhân tố được xác định ở trên thay đổi
ở mức từ 5% đến 10%, từ đó xác định mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đến phương án
cơ sở.
Phương pháp phân tích độ nhạy nhằm xác
định biên độ an toàn của dự án, chỉ tiêu được
dùng là biên an toàn, chỉ tiêu này càng lớn thì
dự án càng chắc chắn.
Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Thực hiện phương pháp này, cán bộ lập dự án
phân tích và dự đoán những rủi ro có thể xảy
ra đối với dự án trong giai đoạn thực hiện đầu
tư cũng như khi dự án đi vào hoạt động. Đồng
thời xem xét mức độ rủi ro có thể xảy ra và đề

xuất các biện pháp để quản lý rủi ro, đánh giá
rủi ro nào có hệ thống, rủi ro nào phi hệ
thống, tác động của rủi ro tới các chỉ tiêu hiệu
quả của dự án như thế nào. Đây là phương
pháp được sử dụng phổ biến trong ngành
điện, khai khoáng, bất động sản,…các dự án
thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thực
hiện đầu tư cũng như vận hành, khai thác kết
quả đầu tư rất dài, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro
bất định.
51

56Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Thị Nhung

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Phương pháp mô phỏng Monte Carlo
Đây là phương pháp phân tích kết quả dưới sự
tác động đồng thời của các yếu tố trong các
tình huống khác nhau có tính tới xác suất và
giá trị có thể của các biến số yếu tố đó.
Phương này có ưu điểm hơn các phương pháp
trên là xem xét đồng thời sự kết hợp của các
yếu tố, có tính tới mối quan hệ của các yếu tố
đó. Tuy nhiên, phương pháp này khá phức

tạp, đòi hỏi người phân tích phải có kinh
nghiệm, kỹ năng tốt với sự trợ giúp của kỹ
thuật máy tính.
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo bao
gồm các bước:
- Lựa chọn các biến làm biến quan trọng đưa
vào mô hình phân tích (dựa trên cơ sở phân
tích độ nhạy để đưa vào các yếu tố ảnh hưởng
lớn đến dự án)
- Xác định mô hình biến động của các yếu tố
ảnh hưởng trong mối quan hệ của chúng với
biến ngẫu nhiên.
- Xác định các xác suất
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo còn khá
mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên, phương pháp
này đang ngày càng được các chuyên gia tài
chính, chuyên gia đầu tư quan tâm và áp dụng.
Từ những phân tích các phương pháp lập dự
án đầu tư như trên, kết hợp với thực tiễn cho
thấy hiện nay công tác lập dự án đầu tư
thường có những hạn chế sau:
* Chưa chú trọng vận dụng các phương pháp
ở đầy đủ các khâu, công đoạn
Các đơn vị khi tiến hành lập dự án mới chỉ
chú trọng sử dụng các phương pháp ở một số
công đoạn của quá trình lập dự án như: phân
tích các hạng mục xây dựng, xây dựng tiến
trình công việc của dự án và phân tích hiệu
quả tài chính.
Các công đoạn khác của quá trình lập và phân

tích dự án chưa được chú trọng để sử dụng
các phương pháp như ở công đoạn phân tích
môi trường kinh tế vĩ mô, phân tích thị trường
dự án, lựa chọn công nghệ dự án,…đặc biệt là
ở nội dung phân tích thị trường. Điển hình các
dự án bất động sản ở nước ta trong giai đoạn
vừa qua, nguồn cung căn hộ ra thị trường có
tới 30% căn hộ cao cấp, căn hộ hạng sang,

105(05): 49 - 54

diện tích lớn trong khi đó, nhu cầu về những
căn hộ trung cấp, diện tích nhỏ, giá dao động
khoảng 1 tỷ đồng lại chiếm khoảng 60 – 65%
tổng nhu cầu thị trường. Việc không phân tích
thị trường một cách đầy đủ và đúng đắn khiến
cho nhiều dự án dư thừa nguồn cung, cung
không gặp cầu, chủ đầu tư không huy động đủ
vốn để thực hiện hoặc phải thay đổi lại các
nội dung thực hiện dự án.
Trong thực tế, một số phương pháp đơn giản
thường được sử dụng là: phương pháp thu
thập thông tin, phương pháp cộng chi phí,
phương pháp so sánh đối chiếu. Tuy nhiên,
việc vận dụng các phương pháp này còn
nhiều hạn chế. Trong khi đó, một số phương
pháp quan trọng, rất phù hợp trong nền kinh
tế có nhiều biến động như hiện nay như:
phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp
dự báo, phương pháp triệt tiêu rủi ro lại chưa

được sử dụng nhiều
* Hiệu quả sử dụng các phương pháp còn yếu
Với mỗi công đoạn của quá trình lập dự án
việc sử dụng các phương pháp vẫn chưa đánh
giá đầy đủ một số nội dung:
- Chưa đánh giá đầy đủ khả năng gia nhập thị
trường của sản phẩm (thiếu hụt nguồn
cung/sản phẩm có ưu thế so với sản phẩm hiện
có/ mạng lưới phân phối sẵn có). Tính thực tế
để tìm hiểu giá cả, tình hình cung - cầu chung
của thị trường đối với sản phẩm của dự án, khả
năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào
cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ
để xác định giá thành đơn vị sản phẩm.
- Nghiên cứu về mặt kỹ thuật của dự án chưa
được đầy đủ, chi tiết.
- Mới chỉ chú trọng đến kết quả tính toán các
chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà chưa chú trọng
đánh giá và tính toán các yếu tố.
- Chưa đánh giá được những rủi ro phát sinh
từ môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm: tỷ giá
hối đoái, lạm phát, lãi suất trực tiếp để tính
toán các chi phí dự phòng, tỷ suất chiết khấu.
- Việc xác định hiệu quả chỉ dựa trên cơ sở so
sánh với các dự án tương tự
- Kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng các phương
pháp của cán bộ lập dự án còn yếu kém.

52


57Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Thị Nhung

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

- Trong việc xác định hiệu quả dự án, cán bộ
lập dự án thường dựa trên số liệu tin cậy hoặc
những số ước lượng bình quân, điều này sẽ
giúp giảm khối lượng tính toán. Tuy nhiên,
trong quá trình phân tích dự án, với những
thông số quan trọng, mỗi thông số thông
thường mang nhiều giá trị có thể xảy ra theo
xác suất, do vậy nếu chỉ tính toán trên một vài
biến số sẽ làm cho kết quả mang tính chủ quan.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
NHẴM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG CÔNG TÁC
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Sử dụng các phương pháp như một công cụ
bắt buộc trong quá trình phân tích, lập dự án
đầu tư.
Để đảm bảo dự án được lập ra có căn cứ, có
độ tin cậy cao cần bổ sung trong tiêu chuẩn để
thẩm định dự án làm căn cứ ra quyết định dự
án là trong báo cáo khả thi của dự án phải bắt
buộc tối thiểu có vận dụng phương pháp lập

dự án.
- Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ lập dự
án trong việc sử dụng các phương pháp
cũng như ý thức, tầm quan trọng việc sử
dụng các phương pháp trong công đoạn lập
dự án đầu tư.
Để nâng cao chất lượng công tác lập dự án
nói riêng và hiệu quả các dự án đầu tư nói
chung, đòi hỏi cán bộ lập dự án phải biết sử
dụng các phương pháp trong quy trình lập dự
án. Như vậy mới có thể đánh giá được độ
chính xác, tính khả thi của dự án trên tất cả
các nội dung phân tích.
- Linh hoạt kết hợp các phương pháp thích
hợp để nâng cao hiệu quả dự án được lập.
Mỗi dự án đầu tư có một đặc trưng riêng.
Chính vì vậy, khi lập dự án phải hết sức chú ý
điều kiện áp dụng của từng phương pháp để
vận dụng cho phù hợp với đặc điểm của từng
dự án. Cán bộ lập dự án có thể sử dụng từng
phương pháp riêng lẻ hay sử dụng hỗn hợp
các phương pháp một cách linh hoạt nhằm tận
dụng những ưu điểm của từng phương pháp
để lập dự án.

105(05): 49 - 54

- Tăng cường thêm chi phí để sử dụng
phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia để thu
thập thông tin. Đây là phương pháp đòi hỏi

chi phí lớn nhưng nó đặc biệt phù hợp với
những dự án chịu tác động của nhiều yếu tố
và tính bất định lớn.
Các dự án nhỏ có thể sử dụng phương pháp
thu thập thông tin đơn giản, dữ liệu phục vụ
công tác lập dự án là dữ liệu thứ cấp như qua
đài, báo, các báo cáo ngành…. Còn với các
dự án lớn, các số liệu, thông tin để lập dự án
cần được đầu tư kinh phí, thời gian để thu
thập, xử lý kỹ lưỡng, có bài bản và có nội
dung khoa học và nhất thiết cần có sự đóng
góp ý kiến của các chuyên gia đầu ngành để
sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp đặc
biệt phương pháp dự báo, phương pháp phân
tích độ nhạy và phương pháp triệt tiêu rủi ro.
KẾT LUẬN
Công tác chuẩn bị đầu tư nói chung, phương
pháp lập dự án đầu tư nói riêng ngày càng có
vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu
quả của các dự án. Để thực hiện tốt công việc
này, mỗi cán bộ quản lý dự án, đặc biệt là
những người trực tiếp thực hiện lập dự án
thấy được tầm quan trọng của những phân
tích, đánh giá là căn cứ để ra quyết định đầu
tư đúng đắn nên họ cần phải hiểu rõ các
phương pháp có thể áp dụng khi lập dự án,
trường hợp nào thì vận dụng làm sao để
nghiên cứu được sâu nhất, chi tiết nhất mọi
khía cạnh liên quan đến dự án từ đó làm căn
cứ vững chắc để quá trình thực hiện đầu tư

được thuận lợi, quá trình vận hành kết quả
đầu tư được hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đức Hùng, Nâng cao chất lượng lập dự án
đổi mới công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả
đầu tư công nghiệp Đà Nẵng - Số 1. - Tr. 41-42.Kinh tế và dự báo
2. Lao động Xã hội, 2008, Làm thế nào để dự án
thành công tốt đẹp / Trung tâm Thông tin và Tư
vấn doanh nghiệp - (Tủ sách Nhà quản lý)
3. Trịnh Tuấn, 2006, Lập kế hoạch và quản lý dự
án bằng Microsoft , Nxb Thống kê

53

58Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Thị Nhung

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

105(05): 49 - 54

SUMMARY
METHODS USED IN MAKING PROJECT INVESTMENT QUESTION
SOLUTIONS FOR MANAGEMENT & FINISHING
Nguyen Thi Nhung*
College of Economics and Business Administration -TNU


The preparation of investment in general, the method of investment projects in particular
increasingly important role contributing to improve the efficiency of the project. Each project has
its own characteristics. Therefore, when the project should pay close attention to project planning
methods to suit the characteristics of each project. To establish investment projects at present there
are many methods of as: sequencing method; method of collecting information; method of
comparing and matching criteria; forecasting methods; sensitivity analysis methods; methods
eliminate the risk; Monte Carlo simulation method…Through this article, the author would like the
system, the actual analysis using the method to recommend and propose complete solutions to
improve the efficiency of the method in the process of project from. Since then, the project staff
can use individual methods or use a mixture of methods to achieve project planning, the project
was set up with quality, avoid failure occurs hardly influence constraints to the implementation of
the project.
Key words: Investment; projects; investment projects; methods of investment projects

Ngày nhận bài: 11/3/2013; Ngày phản biện: 14/3/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013

*

Tel: 0984238716; E.mail:

54

59Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






×