Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.1 KB, 8 trang )

Hà Thị Thanh Nga và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

103(03): 9 - 16

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN
Hà Thị Thanh Nga*, Nguyễn Thị Nga
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên sản xuất kinh doanh thép xây dựng. Đối với sự phát triển của
công ty thì cơ chế quản lý vốn giữ một vai trò quan trọng. Trong thời gian vừa qua, cơ chế quản lý vốn
đã có những đóng góp nhất định cho hoạt động của Công ty như: đáp ứng tương đối nhu cầu về vốn cho
sản xuất kinh doanh, giúp sử dụng vốn cố định, vốn lưu động trong Công ty… đúng mục đích. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế quản lý vốn của Công ty còn nhiều hạn chế như: sự bất
hợp lý trong hình thức huy động vốn và cơ cấu vốn…. Vì vậy, cần có những nghiên cứu để tìm ra
các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn phù hợp với điều kiện mới, mang lại hiệu quả kinh
doanh cho Công ty trong giai đoạn tới.
Từ khoá: cơ chế, quản lý vốn, cơ cấu vốn, huy động vốn, điều hoà vốn, gang thép Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp có quyền tự chủ trong mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh, do đó vốn càng trở thành
vấn đề quan trọng hàng đầu và doanh nghiệp
phải tìm các biện pháp huy động vốn phù
hợp, nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao
nhất cho mình. Để thực hiện yêu cầu đó, các
doanh nghiệp phải thực hiện việc xây dựng cơ


chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp. Tuy
nhiên, môi trường kinh tế vĩ mô hay sự thay
đổi trong quá trình phát triển của doanh
nghiệp trong những giai đoạn khác nhau, đòi
hỏi cơ chế quản lý vốn phải có những thay
đổi tương ứng, và nhu cầu hoàn thiện cơ chế
quản lý vốn cho phù hợp với thực tiễn là rất
cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên,
tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên
được thành lập từ năm 1959. Hoạt động cơ
bản của Công ty là sản xuất kinh doanh thép
xây dựng cung cấp cho cả nền kinh tế do đó
nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh là rất lớn. Trong những năm qua cơ chế
quản lý vốn phù hợp đã góp phần không nhỏ
trong sự tăng trưởng và phát triển của Công
ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ
chế quản lý vốn đã bộc lộ những hạn chế nhất
*

Tel: 0912 898189

định do không phù hợp với quy mô và sự phát
triển của Công ty, nhất là sự bất hợp lý trong
hình thức huy động vốn và cơ cấu vốn của
Công ty, vì vậy cần có những nghiên cứu để
tìm ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý
vốn phù hợp với điều kiện mới, mang lại hiệu
quả kinh doanh cho Công ty trong giai đoạn tới.

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP
THÁI NGUYÊN
Thực trạng cơ chế huy động vốn
Việc huy động vốn chính là quá trình Công ty
sẽ quyết định lựa chọn nguồn vốn nào để
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, xác định chi phí vốn, qui mô của
từng loại vốn. Công ty được huy động vốn
dưới mọi hình thức theo quy định của pháp
luật như: vay vốn các ngân hàng, các tổ chức
tín dụng, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá
nhân trong và ngoài nước. Các đơn vị thành
viên của Công ty thực hiện huy động vốn theo
quy định và bảo lãnh của Công ty. Việc huy
động vốn chỉ sử dụng vào mục đích kinh
doanh, không dùng vào mục đích khác và phải
quản lý chặt chẽ có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi
theo đúng hạn đã cam kết khi huy động vốn.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên sử
dụng 2 nguồn tài trợ là vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua
bảng 01.
9

12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Hà Thị Thanh Nga và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

103(03): 9 - 16

Bảng 01: Tình hình huy động vốn của Công ty giai đoạn 2009-2011
TT
I
1
2

Chỉ tiêu
Nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
Tỷ trọng
Nợ phải trả
Tỷ trọng

ĐVT
Tr.đ
Tr.đ
%
Tr.đ
%

2009
5.262.136
1.943.454
37,93

3.318.682
63,07

2010
5.913.202
2.053.651
35,73
3.859.481
65,27

2011
8.491.796
1.983.473
23,36
6.508.323
76,64

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2011)
Bảng 02. Tình hình cơ cấu nợ tại Công ty giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
I
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Tổng nợ phải trả
Nguồn vốn tín dụng

ngân hàng
Nguồn vốn tín dụng
thương mại
Nguồn vốn khách
hàng ứng trước
Nợ khác

2009
Số tiền
3.318.682

%
100

2010
Số tiền
3.859.481

%
100

2011
Số tiền
6.508.323

%
100

2,772,619


83.55

3,404,171

88.20

5,625,843

86.44

353,382

10.65

167,398

4.34

555,876

8.54

2,355

0.07

3,264

0.08


4,453

0.07

190,326

5.73

284,648

7.38

322,151

4.95

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2011)

Tình hình huy động vốn chủ sở hữu
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên là
doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công
nghiệp nặng, nên vốn góp ban đầu là vốn đầu
tư của Nhà nước. Phần vốn chủ sở hữu của
Công ty chiếm tỷ trọng trung bình hơn
31,67% trên tổng nguồn vốn. Riêng năm
2011, thì tỷ trọng này thấp hơn mức trung
bình là 23,36%, phần nguồn tài trợ của Công
ty được cấu thành nên nguồn vốn chủ yếu là
khoản nợ phải trả (tỷ trọng trung bình khoảng
68,33%). Qua nghiên cứu tình hình tăng giảm

vốn chủ sở hữu tại Công ty cho thấy vốn chủ
sở hữu tăng qua các năm (trừ năm 2011 có
giảm nhẹ so với năm 2010 là 3,41% tương
ứng 70.178 tr.đ là do lợi nhuận chưa phân
phối giảm để trích bổ sung các quỹ như: quỹ
dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển).
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chủ
yếu do được bổ sung từ lãi trong các năm
trước, hoặc do chênh lệch tỷ giá hối đoái….
Giảm nguồn vốn chủ sở hữu là do điều
chuyển từ các nguồn khác nhau, giảm do
quyết toán thuế,…
Tình hình huy động nợ phải trả
Để đảm bảo vốn phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn chủ sở

hữu, Công ty còn huy động vốn của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ
nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hình thức huy
động vốn này được thực hiện theo quy định
của pháp luật, Công ty phải quan tâm đến
hiệu quả sử dụng vốn vay để đảm bảo hoàn
trả nợ gốc và lãi vay theo đúng hợp đồng tín
dụng đã ký kết.
Qua số liệu thu thập được cho thấy, chỉ tiêu tỷ
lệ nợ/tổng nguồn vốn của Công ty cổ phần
Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2009-2011
tương đối cao (trên 68,33%), điều đó chứng tỏ
vai trò của nguồn vốn nợ phải trả rất quan
trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn cho quá

trình sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Tình hình nguồn vốn nợ phải trả tại Công ty
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Cơ cấu nợ tại Công ty cổ phần Gang thép
Thái Nguyên được cấu thành từ nguồn vốn
vay tín dụng dụng ngân hàng, tín dụng thương
mại, nguồn vốn ngắn hạn do khách hàng đặt
cọc và nợ khác. Trong đó, Công ty chủ yếu
huy động nợ phải trả bằng 2 hình thức chính
là tín dụng ngân hàng và nợ khác.
Công ty cổ phần Gang Thép Nguyên huy
động vốn nợ qua các hình thức như sau:
- Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng
cơ bản và quan trọng nhất, bởi vì huy động

10

13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hà Thị Thanh Nga và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

vốn bằng vay dưới nhiều hình thức khác nhau
nên có thể đảm bảo được tính linh hoạt. Công
ty thường tiến hành vay ở các ngân hàng lớn
như Ngân hàng Thương mại cổ phần Công

thương Lưu Xá, Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Thái Nguyên, Ngân hàng Thương mại
cổ phần Quốc tế Thái Nguyên… Nguồn vốn
này được công ty sử dụng để đầu tư mua sắm
TSCĐ mới và đầu tư tài sản lưu động phục vụ
cho sản xuất kinh doanh. Công ty vay được
của ngân hàng với số vốn lớn như vậy là do
Công ty đảm bảo các khoản trả nợ gốc và lãi
vay đúng, tạo uy tín với ngân hàng. Việc duy
trì tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn có tác dụng
đối với việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn
cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy
nhiên, nếu duy trì tỷ lệ nợ lớn sẽ tiềm ẩn
nhiều rủi ro, vì phụ thuộc quá nhiều vào
nguồn vốn bên ngoài, rủi ro tài chính đối với
Công ty tăng.
- Tín dụng thương mại: Nguồn vốn tín dụng
này chiếm tỷ trọng trên dưới 10% trong tổng
nguồn vốn nợ tại Công ty. Năm 2010, 2011
nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm tỷ
trọng rất thấp dưới 10% trong tổng cơ cấu
vốn. Đây là hình thức huy động vốn với chi
phí thấp, tiện lợi trong kinh doanh, tạo cho
công ty khả năng mở rộng các quan hệ hợp
tác trong kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, huy
động vốn theo hình thức tín dụng này có hạn
chế là: số lượng thì hạn chế, thời gian sử dụng
vốn thường là ngắn hạn hơn so với tín dụng
ngân hàng. Vì vậy, Công ty chỉ sử dụng được
tỷ trọng nhỏ nguồn vốn này trong kinh doanh

của mình.
- Nguồn vốn ngắn hạn do khách hàng ứng
trước tiền hàng: Phát sinh nguồn vốn này,
chứng tỏ rằng Công ty cổ phần Gang thép
Thái Nguyên đã xây dựng được chính sách

103(03): 9 - 16

khai thác được khoản tiền đặt cọc của khách
hàng, nhờ vào uy tín của Công ty và chất
lượng sản phẩm thép tốt. Số lượng vốn huy
động bằng việc khách hàng trả tiền hàng
trước chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nợ
của Công ty, giúp Công ty có thể tăng quy mô
vốn của mình mà không phải trả khoản chi
phí lãi vay.
- Nợ khác: Công ty huy động vốn từ các
khoản nợ khác này chiếm tỷ trọng tương đối
cao trong tổng vốn nợ phải trả (chiếm tỷ lệ
trung bình khoảng 6,02% trên tổng cơ cấu
vốn). Hình thức huy động vốn bằng nợ khác
chủ yếu là nợ dài hạn (thuê tài chính, vay
nước ngoài), từ thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước, phải trả người lao động, chi phí
phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm hay
các khoản nợ phải, ...
Thực trạng cơ cấu vốn
Thực tế cho thấy tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở
hữu của Công ty đạt 1,71 vào năm 2009, năm
2010 là 1,88, năm 2011 là 3,28, chứng tỏ

Công ty có xu hướng sử dụng nhiều nợ phải
trả trong cơ cấu nguồn vốn của mình và
nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu giảm dần qua
các năm.
Việc sử dụng nhiều nợ tại Công ty làm cho
chi phí vốn không cao. Hiện tại, Công ty sử
dụng nợ vay nhiều để huy động vốn phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Khi sử dụng nhiều nợ vay giúp cho Công ty
có chi phí vốn thấp và phóng đại thu nhập
trên vốn chủ sở hữu. Khi Công ty sử dụng
nhiều nợ trong cơ cấu vốn có tác dụng tích
cực đối với thu nhập. Tuy nhiên do quản lý
chi phí chưa tốt nên lợi nhuận tại Công ty
thấp so với doanh thu thuần.

Bảng 03: Tình hình cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: %
TT
I
1
2
II

Chỉ tiêu
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả/vốn chủ sở
hữu (lần)


2009

2010

2011

100
63.07
36.93

100
65.27
34.73

100
76.64
23.36

1.71

1.88

3.28

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2011)

11

14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Hà Thị Thanh Nga và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Cơ chế điều hoà vốn tại Công ty cổ phần
Gang thép Thái Nguyên
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
được quyền thay mặt Nhà nước quản lý vốn
Nhà nước tại Công ty, có quyền điều động
vốn từ Công ty tới các nhà máy, đơn vị thành
viên và ngược lại. Như vậy điều hoà vốn của
Công ty được thực hiện với 2 nội dung:
- Điều hoà vốn trong nội bộ Công ty: Cơ cấu
tổ chức của Công ty gồm các đơn vị như sau:
5 đơn vị nguyên liệu, đơn vị công nghệ là 3
đơn vị phục vụ phụ trợ, 5 đơn vị tiêu thụ trực
tiếp sản phẩm. Công ty cổ phần Gang thép
Thái Nguyên thực hiện giao vốn cho các đơn
vị thành viên để quản lý và sử dụng phù hợp
với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của từng đơn vị thành viên theo nguyên tắc
bảo toàn, sử dụng hiệu quả và phát triển vốn.
- Điều hoà vốn giữa Công ty và Tổng công ty
Thép Việt Nam: Tổng Công ty thực hiện giao
vốn thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm vốn
ngân sách, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và

vốn tự có của Công ty. Công ty được cấp bổ
sung vốn khi Tổng Công ty thấy cần thiết
phải đầu tư để hỗ trợ kinh doanh, hoặc để
thực hiện nhiệm vụ Tổng Công ty giao bổ sung
hoặc tăng giảm vốn theo quy định hiện hành.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên có
quyền thay đổi cơ cấu vốn, được sử dụng vốn
của mình đầu tư ra ngoài như: mua trái phiếu,
góp vốn liên doanh, thực hiện các hình thức
đầu tư khác theo quy định của pháp luật, góp
phần tăng quy mô vốn của công ty, từ đó góp
phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
được quyền giữ lãi khoản lợi nhuận sau thuế
để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh và
trích lập các quỹ theo quy định.
Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý vốn tại
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Qua nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng
vốn tại Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên có thể đánh giá như sau:
Về ưu điểm:
Cơ chế quản lý vốn đã tạo điều kiện cho Công
ty và các đơn vị thành viên huy động vốn
phục vụ nhu cầu của sản xuất kinh doanh

103(03): 9 - 16

bằng nhiều hình thức khác nhau. Kết quả là
Công ty đã huy động được một lượng vốn

phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài
ra, Công ty đã tích cực tìm kiếm các nguồn
vốn trong và ngoài nước, như là hình thức vay
ngân hàng không phải thế chấp tài sản mà
bằng phương thức bảo đảm là tín chấp, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc
huy động vốn từ nguồn vốn vay tín dụng.
Công ty đã khai thác và cân đối nguồn vốn
đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh và đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm
máy móc trong thiết bị để phục vụ cho sản
xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động kinh
doanh các đơn vị thành viên, giải quyết được
khó khăn về vốn cho các đơn vị, đồng thời
nguồn vốn huy động từ liên doanh cũng góp
phần đảm bảo tính cân đối trong Công ty.
Với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh, đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu
của thị trường trong và ngoài nước, Công ty
đã đầu tư rất nhiều trang thiết bị công nghệ
phục vụ cho sản xuất. Hơn nữa ngành sản
xuất thép là ngành kinh tế đặc thù đòi hỏi vốn
đầu tư ban đầu rất lớn, để khắc phục tình
trạng thiếu vốn, Công ty đã chủ động giải
quyết nhu cầu vốn kinh doanh bằng phương
thức thuê tài sản. Hình thức này có ưu điểm là
tạo điều kiện thuận lợi cho người thuê mua
trong việc thanh toán, có thể lựa chọn thời
hạn tùy theo khả năng của mình, lãi suất phù
hợp và rất phổ biến trên thế giới, được nhiều

Công ty áp dụng. Tuy nhiên, phương thức này
còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của
Công ty (dưới 1%).
Hạn chế
Thứ nhất, hình thức huy động vốn tại Công ty
còn đơn điệu, khả năng thu hút, huy động vốn
so với nhu cầu đầu tư còn thấp. Hiện nay,
Công ty mới chỉ áp dụng các hình thức huy
động vốn truyền thống như huy động vốn chủ
sở hữu, vay ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác, vay trong nội bộ công ty, vay
công nhân viên… Các hình thức huy động
vốn khác vẫn chưa được áp dụng như phát
hành trái phiếu… Hình thức thuê tài chính đã
được áp dụng nhưng chưa phổ biến. Tuy
nhiên, việc huy động vốn từ nội bộ công ty

12

15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hà Thị Thanh Nga và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

vẫn còn khiêm tốn trong khi khả năng có thể
huy động được nhiều hơn nữa cho sản xuất

kinh doanh. Việc huy động vốn chủ yếu tập
trung ở những đơn vị thành viên với số lượng
còn thấp. Việc huy động vốn qua liên doanh
còn ở quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm
năng của Công ty.
Thứ hai, quy mô và cơ cấu vốn chưa hợp lý.
Trong thời gian qua Công ty đã bảo toàn và
phát triển vốn được giao từng bước đầu tư
nhằm cải thiện cơ cấu vốn, làm lành mạnh
hoá các cân đối tài chính lớn. Tuy nhiên, quy
mô và cơ cấu vốn hiện tại của Công ty chưa
tương xứng với vai trò, phạm vi hoạt động
của Công ty.
Thứ ba, điều hoà và tập trung vốn trong nội
bộ Công ty chưa thực hiệu quả, Công ty cũng
chưa có các biện pháp hữu hiệu để thực hiện
việc cân đối, điều hoà vốn một cách có hiệu
quả giữa các đơn vị thành viên nhằm hỗ trợ
về vốn trong nội bộ Công ty. Việc huy động
vốn mới thực hiện theo một chiều, chưa tạo ra
được luồng vốn 2 chiều giữa Công ty và các
đơn vị thành viên.
Thứ tư, tổ chức quản lý vốn, hiệu quả sử dụng
vốn còn thấp. Việc quản lý vốn của Công ty
chưa được cụ thể hoá thông qua việc việc ban
hành quy chế để quản lý. Việc xây dựng quy
trình để quản lý được nguồn vốn góp này có
hiệu quả, không để thất thoát, mất vốn nhưng
không can thiệp quá sâu vào hoạt động của
Công ty là một vấn đề phải nghiên cứu, tiếp

tục hoàn thiện. Việc quản lý sử dụng vốn còn
nhiều hạn chế như tình trạng lãng phí vẫn xảy
ra, chưa thực sự quan tâm đến việc bảo tồn
vốn cố định về mặt hiện vật.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, công tác quản lý chi phí chưa được
quan tâm đúng mức nên vẫn xảy ra tình trạng
lãng phí chi phí. Việc bảo toàn vốn cố định
mới chỉ quan tâm đến giá trị của tài sản, việc
bảo toàn về hiện vật tài sản chưa thực sự được
quan tâm. Trong quản lý vốn lưu động, cụ thể
là quản lý các khoản phải thu chưa chặt chẽ,
thiếu bộ phận chuyên trách thu hồi nợ, việc
theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ thiếu tập trung
và thường xuyên. Quy trình thanh toán trong
hợp đồng còn chưa chặt chẽ gây bất lợi cho

103(03): 9 - 16

công ty trong công tác thu hồi nợ. Việc chấp
hành quy định của Nhà nước, quy chế của
Công ty trong công tác bán hàng tại một số
chi nhánh, cửa hàng còn thiếu ngiêm túc, đã
để xảy ra công nợ khó đòi, vi phạm về quy
chế bán hàng, thu tiền, như các chi nhánh ở
Quảng Ninh, Hà Nội.
Thứ hai, hoạt động phân tích tài chính hiện tại
mới chỉ dừng lại ở hoạt động so sánh đơn
thuần giữa số kế hoạch và thực hiện, giữa số
năm nay với năm trước chứ chưa có một báo

cáo phân tích tài chính cụ thể.
Thứ ba, trong cơ cấu tổ chức tại Công ty cổ
phần Gang thép Thái Nguyên còn thiếu một
bộ phận chuyên làm công tác quản trị tài
chính. Nhiệm vụ của bộ phận này là thường
xuyên phân tích và báo cáo về tình hình tài
chính của công ty tại mọi thời điểm. Từ đó,
đưa ra được cái nhìn tổng thể về tình hình sử
dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn, những mặt
còn hạn chế trong cơ chế quản lý vốn của
công ty, để đưa ra các biện pháp nhằm khắc
phục hạn chế đó, giúp Công ty nâng cao lợi
nhuận, giá trị của mình.
Thứ tư, trong Công ty có một số bộ phận công
nhân viên còn có tâm lý ỷ lại, chưa thực sự
làm việc hết mình, số lao động trong Công
ty còn đông, một số ngành nghề chất lượng
lao động chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất
kinh doanh.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, chính sách quản lý tài chính của các
doanh nghiệp nhà nước nói chung và chính
sách quản lý và sử dụng vốn tại Công ty nói
riêng đã được đổi mới, bổ sung và chỉnh sửa
theo Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2004 theo chiều hướng tăng
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Công ty.
Tuy nhiên, trong việc huy động vốn mà hình
thức huy động bằng phát hành trái phiếu
Công ty vẫn còn những hạn chế. Bên cạnh đó,

chính sách về lãi suất, thị trường chứng khoán
cũng ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn của
Công ty.[1].[2]
Thứ hai, nguyên nhân làm hạn chế khả năng
huy động vốn tại Công ty là do thủ tục cho
vay rườm rà, cứng nhắc, hạn mức tín dụng
thấp,… lãi suất cho vay cao nên không hấp
13

16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hà Thị Thanh Nga và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

dẫn đối với Công ty. Khi huy động vốn từ
khoản vay, Công ty phải có phương án thu
hồi vốn đầu tư, hiệu quả của việc sử dụng vốn
vay, nên mỗi khi quyết định vay Công ty phải
vô cùng thận trọng.
Thứ ba, về chi phí vốn và rủi ro của các
khoản tín dụng cũng là một trong các nguyên
làm hạn chế khả năng huy động vốn của Công
ty. Đối với vốn ngân sách Nhà nước cấp,
Công ty sẽ không bị áp lực về thời gian cũng
như chi phí sử dụng nên gây ra tâm lý ỷ lại
trông chờ vào nguồn vốn ngân sách cấp, giảm

tính chủ động trong việc tìm kiếm nguồn tài
trợ vốn khác. Việc huy động vốn từ thị trường
tiền tệ và thị trường vốn còn hạn chế do thị
trường chứng khoán ở Việt Nam còn chưa
phát triển, hàng hóa chưa đa dạng. Huy động
vốn qua các tổ chức tín dụng thì bị giới hạn
về hạn mức và thời hạn vay.
Thứ tư, giá nguyên vật liệu, vật tư đầu vào
biến động tăng giảm đột biến, khó dự đoán,
đặc biệt là phôi thép, thép phế, xăng dầu. Nên
ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, tiếp đó
là ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ,
TSLĐ. Ngoài ra, thị trường thép xây dựng
diễn biến rất phức tạp, sốt nóng trong 6 tháng
đầu năm 2011, sau đó lại sụt giảm và rớt giá
trong 6 tháng cuối năm. Ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế thế giới, nhất là thị trường bất
động sản làm cho nhu cầu thép xây dựng
giảm sút, tiêu thụ khó khăn, tồn kho cao, dẫn
đến chi phí tài chính tăng cao.
Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Hiện nay, cơ chế quản lý vốn tại Công ty vẫn
còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong
công tác quản lý và sử dụng vốn. Làm sao
trong quá trình huy động và sử dụng vốn đạt
được hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho
công ty là vấn đề được quan tâm đầu tiên.
Dưới đây là một số nhóm giải pháp cụ thể:
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về cơ

chế quản lý vốn và cơ chế phối hợp giữa các
đơn vị thành viên trong Công ty
Công ty cần xây dựng các cơ chế phối hợp,
hợp tác kinh doanh giữa Công ty và các đơn
vị thành viên, và giữa đơn vị thành viên với
nhau, để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Hoàn
thiện các quy định về thanh toán, kết nối giữa

103(03): 9 - 16

các đơn vị thành viên với nhau. Xây dựng cơ
chế quản lý tài chính mới, đảm bảo nguyên
tắc độc lập, tự chủ của các đơn vị thành viên
trong việc huy động vốn và sử dụng vốn. Tạo
điều kiện cho quá trình ra quyết định từ công
ty tới các đơn vị thành viên được nhanh
chóng, không làm mất cơ hội kinh doanh.
Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức huy
động vốn
Giải pháp này không phải là huy động tối đa
các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh
doanh mà là giải pháp giúp Công ty huy động
được những nguồn vốn có hiệu quả nhất, tức
là chi phí cho việc sử dụng vốn là thấp nhất.
Từ đó Công ty có thể đầu tư máy móc, thiết bị
đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản
phẩm, với mục tiêu là hạ giá thành sản
phẩm, đồng thời không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm.

Để giải quyết vấn đề này, công ty cần hoàn
thiện việc đổi mới và đa dạng hoá các hình
thức huy động vốn theo các hướng như: huy
động vốn từ ngân sách nhà nước, khuyến
khích công ty chủ động huy động vốn, tăng
cường tích luỹ thông qua kết quả sản xuất
kinh doanh, đa dạng hoá các hình thức đầu tư
của công ty ra ngoài…
Nâng cao hiệu quả điều hoà vốn trong nội
bộ Công ty
Công ty cần xây dựng cơ chế điều hoà vốn
của mình, để tránh chồng chéo trong hoạt
động điều hoà vốn giữa Công ty và các đơn vị
thành viên, cần phân định rõ chức năng trong
việc thu hút, đầu tư và điều hoà vốn trong
Công ty.
Hoàn thiện hệ thống thông tin, kế toán và
phân tích tài chính
- Tổ chức hệ thống thông tin nội bộ từ nghiệp
vụ cho đến lãnh đạo phòng ban, đơn vị thành
viên để minh bạch các hoạt động trong công
tác quản lý vốn. Thực hiện đầy đủ, kịp thời
các báo cáo tài chính theo quy định một cách
kịp thời, trung thực và chính xác.
- Xây dựng và vận hành tốt bộ máy kế toán,
kiểm toán nội bộ để thực hiện tốt công tác
kiểm toán, đổi mới phương thức kiểm toán từ
kiểm toán riêng lẻ, kiểm toán hệ thống và

14


17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hà Thị Thanh Nga và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

kiểm toán theo chức năng như kiểm toán quy
trình hoạt động, kiểm toán việc quản lý và
điều tiết rủi ro.
- Tiến hành phân tích tài chính trên cơ sở
những tiêu chí như: phân tích khả năng quản
lý tài sản, khả năng sinh lời, khả năng thanh
khoản, quản lý nợ… Tổng hợp hiệu quả và rủi
ro tài chính tức là xem xét ảnh hưởng tổng
hợp và riêng rẽ của các nhân tố khác nhau đến
hiệu qủa tài chính của công ty qua việc
nghiên cứu các cân đối tài chính, các đòn bẩy
và đẳng thức Du Pont..[3]
Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý của
Công ty
Theo phân công chức năng, nhiệm vụ của
phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính chủ yếu
nhấn mạnh vai trò kế toán hơn là tài chính.
Điều này thể hiện rất rõ trong bố trí nhân lực
cho công tác tài chính còn rất ít, chủ yếu là
nhân viên kế toán kiêm nhiệm chứ không chịu

trách nhiệm chính. Do đó, Công ty cần phải tổ
chức bộ máy hoạt động tài chính bằng cách
phân định rõ hai chức năng kế toán và tài
chính. Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính
nên tách thành 2 phòng là phòng Kế toán Thống kê và phòng Tài chính.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
nói chung và cơ chế quản lý vốn nói riêng.
Công ty cần phân định rõ trách nhiệm cho
từng vị trí công việc, phân công đúng người,
đúng việc, đúng trình độ đã được đào tạo.
Công ty thường xuyên tổ chức các lớp bồi

103(03): 9 - 16

dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý
trong công ty, của công nhân viên trực tiếp
sản xuất để họ được tiếp cận với khoa học kỹ
thuật hiện đại, nâng cao năng suất sản xuất
sản phẩm….
KẾT LUẬN
Bài viết với nội dung hoàn thiện cơ chế quản
lý vốn tại Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên, đã tập trung giải quyết một số vấn đề:
- Phân tích đánh giá thực trạng cơ chế quản lý
vốn tại Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên, qua đó rút ra những kết quả đạt được
cũng như những hạn chế trong công tác quản
lý vốn tại công ty.

- Từ những phân tích, đánh giá thực trạng cơ
chế quản lý vốn tại Công ty cũng như dựa
trên định hướng phát triển Công ty trong thời
gian tới, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty cổ phần
Gang thép Thái Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 33/2005/TTBTC ngày 29 tháng 04 năm 2005 của Bộ Tài chính
về việc Hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý
tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội.
[2]. Chính phủ (2004), Nghị định số 199/2004/NĐCP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
việc Ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty
nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp khác, Hà Nội.
[3]. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy
Hào (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15

18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hà Thị Thanh Nga và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


103(03): 9 - 16

SUMMARY
SOLUTIONS FOR IMPROVING THE CAPITAL MANAGEMENT OF THAI
NGUYEN IRON AND STEEL JOINT STOCK COMPANY
Ha Thi Thanh Nga*, Nguyen Thi Nga
College of Economics and Business Administration - TNU

Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Company – TISCO specializes in manufacturing and
trading in steel for construction purpose. The development of this company has resulted from the
capital management. Its capital management has been playing a key role in funding business
activities, utilizing fixed and working capital effectively. However, this management also revealed
undesirable issues: unsuitable capital mobilization and the capital structure…. Therefore, there
should be studies for improving the capital management to enhance the business performance in
the time to come.
Key words: Machanish, capital management, capital structure, capital mobilization, regulation of
capital, Thái Nguyên Iron and Steel.

Ngày nhận bài: 14/1/2013, ngày phản biện: 31/1/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*

Tel: 0912 898189

16

19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






×