Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN XÂY DỰNG
--------
BÁO CÁO
THỰC TẬP CÔNG NHÂN CƠ BẢN
NGÀNH :XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
GVHD
:THÁI VĂN VŨ
SVTT
: NGUYỄN VĂN PHÚ
LỚP
: 04CĐXD2
MSSV
: 3004060129
NĂM HỌC : 2011-2014
TP HỒ CHÍ MINH, 10/8/2013
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
i
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý ban lãnh đạo cùng ban Giám
Hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiền Nam, đã tạo cho chúng em một môi
trường thực tập và giúp chúng em có những kinh nghiệm ,hiểu biết về công việc mà
tương lai của chúng em sẽ làm, để trở có ích cho xã hội. Dưới sự chỉ bảo tận tình của
quý thầy cô đã giúp chúng em có được một nền tảng kiến thức và có được hành trang
để vững bước trên con đường tương lai. Đặc biệt là thầy Thái Văn Vũ, đã hết lòng trực
tiếp hướng dẫn, quan tâm và dạy dỗ, truyền đạt nhiều kinh nghiệm cũng như cho em
nhiều ý kiến, kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực tập, thực hiện và hoàn thành
bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
ii
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
I. HÌNH THỨC:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
II. NỘI DUNG :
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
III. ĐIỂM SỐ :
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
TP.Hồ Chí Minh ,ngày ….. tháng ….. năm …..
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên )
Thái Văn Vũ
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
iii
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KT – KT MIỀN NAM
ĐỀ CƯƠNG
THỰC TẬP CÔNG NHÂN CƠ BẢN
----------------------------------------------
Lớp: 04CĐXD2 - Bậc: Cao đẳng - Hệ chính quy – Khoá: 2011-2014
Ngành học :KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I/
MỤC ĐÍCH
- Qua thực tập học viên thấy được các điểm tương đồng giữa bài học lý thuyết
và thực tế thi công.
- Biết vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác thi công,
thao tác đúng sai của ngươi thợ.
II/ YÊU CẦU
- Học viên phải thực hiện nghiêm túc nôi quy của xưởng thực hành, nội quy thực
tập của nhà trường về mặt tổ chức kỷ luật, giờ giấc làm việc, an toàn lao động trong
suốt thời gian thực tập tại công trình.
- Trong suốt quá trình thực tập phải có sổ sách ghi chép nội dung truyền đạt của
giáo viên.
- Các công việc thực tập sẽ do giáo viên hướng dẫn, bố trí tư vấn cho học viên
theo điều kiện thực tế tại công trình.
- Yêu cầu cuối mỗi tuần, học viên phải hoàn chỉnh sổ ghi nhận xét cá nhân để
bảo đảm thực hiện tốt đề cương thực tập.
III/ NỘI DUNG THỰC TẬP :
- Trong thời gian thực tập sinh viên tham dự thực tập tại xưởng thực hành với tư
cách công nhân xây dựng thi công cho các công tác sau :
1/ Công tác thi công giác móng :nêu yêu cầu kỹ thuật khi thi công ;nêu trình tự
thi công ,thao tác của thợ,công tác an toàn khi lao động.
2/ Công tác thi công ván khuôn (móng cột,đà kiềng ,cột,dầm,sàn BTCT):nêu
cấu tạo của các cấu kiện trên,nêu kỹ thuật khi thi công :nêu trình tự khi thi công,thao
tác của người thợ,công tác an toàn lao động khi thi công.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
iv
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
3/ Công tác lắp đặt cốt thép (móng cột,đà kiềng,cột,dầm,sàn BTCT):nêu cấu
tạo của các cấu kiện trên, nêu yêu cầu kỹ thuật thi công ;nêu trình tự thi công,thao tác
của người thợ,công tác an toàn lao động khi thi công .
4/ Công tác xây gạch (xây tường thẳng,xây tường trừ cửa không có khuốn,xây
cột độc lập tiết diện vuông hoặc chữ nhật )nêu cấu tạo của một số kiểu xếp gạch trong
khối xây(tường 110,tường 220,tường 330.góc tường 110×110,góc tường 110×220,góc
tường 220×220,góc tường 220×330,góc tường 330×330,góc tường chữ đinh
220×330,góc tường chữ đinh 330×330,trụ độc lập 220×220,trụ độc lập 220×330,trụ
độc lập 330×330,trụ liền tường :trụ 220×220 – tường 110,trụ 220×330 – tường 110,trụ
330×330 – tường 220,trụ 330×450 – tường 220), nêu yêu cầu kỹ thuật khi thi
công,thao tác của người thợ ,kiểm tra đánh giá chất lưởng khối xây,công tác an toàn
lao dộng khi thi công .
5/ Công tác hoàn thiện (trát tường,hèm má cửa,trát cột,láng nền,lát gạch nền
nhà),nêu yêu cầu kỹ thuật khi thi công ;nêu trình tự khi thi công ,thao tác của người
thợ,công tác an toàn lao động khi thi công .
IV/ THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
- Thời gian : - từ ngày 22/7/2013 đến ngày 02/8/2013
- Địa điểm :Phòng Thực hành Xây Dựng Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật
Miền Nam.
V/ THỜI GIAN HOÀN THÀNH VÀ NỘP BÁO CÁO THỰC TẬP
- Sau khi thực tập xong được 2 tuần ( từ ngày 3/8/2013 đến ngày 17/8/2013) sinh
viên phải thường xuyên gặp giáo viên hướng dẫn để được hướng dẫn và chỉnh sửa bài
báo cáo thực tập.
- Từ ngày 18/8/2013 đến ngày 20/8/2013.học viên tự đóng tập và nộp báo cáo
thực tập công nhân cơ bản chính (viết tay )và một đĩa CD cho giáo viên hướng dẫn
nhận xét ,đánh giá và chấm điểm thực tập.
Ttrưởng phòng Đào tạo
(đã ký)
Phó Trưởng Khoa KTCN
(đã ký)
Giáo viên
(đã ký )
TS .Trần Thị Thuỳ
KS.Kiều Duy linh
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
v
Thái Văn Vũ
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
MỤC LỤC
Em xin chân thành cảm ơn. ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
I.HÌNH THỨC: iii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO iv
TRƯỜNG CAO ĐẲNG iv
KT – KT MIỀN NAM iv
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM iv
MỤC LỤC vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước, kỹ thuật đang dần chiếm ưu thế
trong mọi lỉnh vực từ dân dụng cho đến chuyên dụng. Trong đó nghành xây dựng dân dụng và
công nghiệp đã đi tiên phong và khẳng định mình là yếu tố cần thiết nhất dể thực hiện quá trình
đổi mời của đất nước.Trên cơ sở những kiến thức đã được học trong môn :Thực tập công nhân
cơ bản và trong khuôn khổ của bài báo cáo .Với mục đích là giúp chúng em dần làm quen với
một môi trường mới mà chúng em đầy bỡ ngỡ và mới lạ đó chính là môi trường xây dựng mà
chúng em sẽ làm trong tương lai. 1
PHẦN I: 2
1. CÔNG TÁC GIÁC MÓNG 3
1.1.YÊU CẦU KHI GIÁC MÓNG: 3
5. CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 73
5.1.Công tác trát tường 73
5.4. Công tác an toàn lao động khi thi công 90
5.4.1.An toàn trong công tác chuẩn bị 90
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
vi
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước, kỹ thuật đang dần
chiếm ưu thế trong mọi lỉnh vực từ dân dụng cho đến chuyên dụng. Trong đó nghành
xây dựng dân dụng và công nghiệp đã đi tiên phong và khẳng định mình là yếu tố cần
thiết nhất dể thực hiện quá trình đổi mời của đất nước.Trên cơ sở những kiến thức đã
được học trong môn :Thực tập công nhân cơ bản và trong khuôn khổ của bài báo
cáo .Với mục đích là giúp chúng em dần làm quen với một môi trường mới mà chúng
em đầy bỡ ngỡ và mới lạ đó chính là môi trường xây dựng mà chúng em sẽ làm trong
tương lai.
Do thời gian ngằn,kiến thức còn hạn chế , kinh nghiệm thực tế chưa có ,tài liệu thu
thập không nhiều nên trong quá trình thực hiện không tránh được những sai lầm và
thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và sữa chữa của quý thầy và các bạn để bài báo
cáo này của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Thái Văn Vũ đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
bài báo cáo này .
Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2013
Sinh viên thực hành
Lớp :04CD9XD2
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
1
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
PHẦN I:
NỘI DUNG THỰC TẬP
.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
2
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
1. CÔNG TÁC GIÁC MÓNG
1.1.YÊU CẦU KHI GIÁC MÓNG:
- Phải đảm bảo công trình đúng vị trí bảo đúng hình dáng, kích thước sai lệch
không được vượt quá trị số sau:
+ Không vượt quá 10 mm khi kích thước công trình dài tới 10 m.
+ Không vượt quá 30 mm khi kích thước công trình dài tới 100 m và lớn hơn.
1.2.Tiến trình giác móng.
Để đảm bảo giác móng chính xác ,đạt được yêu cầu kỹ thuật quy định và tiến hành
giác móng nhanh cần thực hiện theo trình tự sau:
- Để giác móng cho một công trình cần biết một số yếu tố :
- Toạ độ một điểm góc của công trình.
- Hướng của công trình .
- Hình dáng,kích thước mặt bằng công trình.
Ví dụ: Giác móng cho công trình có mặt bằng , mặt cắt và các yếu tố tọa độ một
điểm góc của công trình như hình ( hình 1.1 )
X
B
B
1
+
- 0.000
1l
2
1l
0
1l
A
4
3
1l
1
2
B
3
hình 1.1
C? T 1-1
A
1.2.1. Công tác chuẩn bị:
.Giác móng bằng máy:
- Cùng với các máy trắc đạt còn có các dụng cụ sau: mia, cọc tiêu, thước cuộn,
thước xếp bằng kim loại, biểu ngắm, cọc ngựa, cọc gỗ, búa đóng đinh, dao, cưa, đinh,
sổ sách ghi chép.
.Giác móng bằng phương pháp thủ công:
* Ngoài các cọc gỗ, búa đinh, đinh như trường hợp trên còn cần các dụng cụ sau:
- Thước mét (bằng thép), thước đo góc, thước đo độ, thước chữ A, thước tầm, địa
bàn.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
3
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
- Nivô ống nhựa mền.
-Địa bàn.
- Quả dọi.
-dây thép nhỏ 1 mm (dây cuộn),
- Sơn, vôi bột.
Ngoài ra còn phải chuẩn bị :
- Nghiên cứu bản vẽ, lập hồ sơ giác móng: sơ đồ giác móng gốm các kích thước,
tìm trục ngang, trục dọc, các góc hướng, góc phương vị của công trình, khoảng cách từ
cọc mốc chuẩn dến công trình, cao độ cọ mốc chuẩn…(Mục đích của việc lập hồ sơ
giác móng là để tránh nhầm lẫn giữa kích thước, tìm trục với các kích thước khác ghi
trong bản vẽ mặt bằng về sau này khi kiểm tra có thể dùng để ghi các kết quả đo đạc
thực tế làm bản vẽ hoàn công, nghiệm thu việc giác móng).
- Chọn phương pháp giác móng (thủ công hay bằng máy) và chuẩn bị đầy đủ các
dụng cụ phục vụ cho phương pháp giác móng đã chọn.
- Xác định các cọc mốc chuẩn, các số liệu cần thiết đã xác định vị trí của công
trình từ cọc mốc chuẩn như: góc hướng, góc phương vị, khoảng cách từ cọc mốc
chuẩn đến công trình, cao độ cọc mốc chuẩn
- Sau khi xác định cọc mốc chuẩn trên thực địa , sơ bộ xác định vị trí công trình
và đánh dấu hoặc có biện pháp bảo vệ các cọc mốc chuẩn.
1.2.2: Xác định điểm góc thứ nhất:
- Đặt địa bàn sao cho trục kim của địa bàn trùng vối tâm O của mốc chuẩn.
- Hướng mũi tên của địa bàn cho ta biết hướng Bắc trên thực địa.
- Đặt tâm của thước đo độ trùng với tâm O của mốc, vạch chỉ 90 0 trên thước
trùng với hướng bắc. Đó là một cạnh của hướng, cạnh còn lại được xác định bởi: trị số
góc hướng trên thước đo độ.(hình 1.2)
X
B
B
2
1
0
A
3
4
3
1
hình 1.2: Xác định điểm góc thứ nhất
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
4
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
- Dùng thước đo từ O theo hướng Ox một đoạn bằng L xác định được điểm góc
thứ nhất của công trình.
1.2.3: Xác định đểm góc còn lại:
- Tại điểm 1 dùng thước đo độ lập hướng 1-y hợp với phương Ox tạo thành góc α
theo thiết kế.(hình 1.3)
X
B
B
2
1
0
A
3
4
3
1
hình1.3:Xác định đểm góc còn lại
- Trên 1-y đo khoảng cách chiều dài thiết kế xác định được điểm góc thứ 2.
- Tương tự dùng thước vuông hoặc theo phương pháp tam giác Ai Cập xác định
các điểm góc thứ 3 và 4 của công trình.
- Tại vị trí các điểm góc trên phải đóng cọc và định vị vị trí chính xác bằng đinh
trên đầu cọc.
- Sau khi xác định xong các điểm góc, phải đo, kiểm tra lại kích thước giữa các
điểm góc và độ lớn của các góc ít nhất 2 lần để khắc phục nhầm lẫn. Nếu bảo đảm
chính xác mới làm các bước tiếp theo.
1.2.4: Xác định tim trục dọc, trục ngang của móng:
- Các trục chính là điểm nối giữa điểm góc 1 và 2; 2 và 3; 4 và 1.
- Trục ngang trung gian số 2 xác định như sau:
+ Căng dây giữa điểm 1 và 2, giữa điểm 3 và 4.
+ Đo từ 1 và 4 theo dây một đoạn bằng chiều dài thiết kế ta xác định được vị trí
trục số 2 trên dây(điểm 2’).(hình 1.4)
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
5
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
Dây căn giữa 4 và 3
2'
1
2
3
hình 1.4:Xác định tim trục dọc, trục ngang của móng
+ Dùng quả dọi, dọi từ điểm 2’ trên dây xuống mặt đất ta xác định được vị trí thứ
2 trên thực địa.
1.2.5: Xác định bề rộng hố móng:
- Căn cứ vào kích thước đáy hố móng của công trình trong bản vẽ thiết kế, căn
cứ vào tim cọc đã xác định, dùng thước đo sang mỗi bên một đoạn lớn hơn ½ bề rộng
móng, đánh dấu vị trí đó bằng cọc, căng dây theo các cọc đối diện nhau, dùng vôi bột
rắc theo dây, ta xác định được kích thước hố móng trên thực địa.(hình 1.5)
B
3
A
2
1
1
3
2
hình 1.5 :đánh dấu dây căng,bề rộng hố móng
1.Cọc tim ;2.Cọc giới hạn bề rộng hố móng ;3.Dây căng
1.2.6. Dẩn cốt chuẩn về khu vực đào móng:
- Căn cứ vào mốc cao độ chuẩn của công trình để xác định dùng 1 ống nhựa cao
su mềm cho nước vào, một người canh cho mực nước một đầu ở cột mốc cao độ
chuẩn(hình 1.6),người thứ 2 đặt đầu ống ở vị trí cần xác định cao độ ,người thứ nhất
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
6
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
điều chỉnh sao cho mực nước trong ống trùng với mốc cao độ chuẩn thì thông báo cho
người còn lại đánh dấu vào mực nước ở đầu ống bên kia.
Mốc cao độ
Dây căn nằm ngang
hình 1.6 : Dẩn cốt chuẩn về khu vực đào móng
Chú ý :
Ống nhựa cao su mềm được sử dụng khi khoảng cách truyền cao độ xa và có yêu
cầu chính xác cao.Dùng ống cao su mềm trong những trường hợp địa hình phức tạp
hoặc xa cần có thêm các cọc mốc xác định cao độ phụ.
1.2.7. Tịnh tiến hệ cọc mốc:
- Xác định trên thực địa tim trục dọc và ngang theo bản vẽ đặt các tim cột lần
lượt là: I, II, III, IV, V.
-Sau đó ta dùng thước mét ,đo từ trục theo hai phương dọc và ngang từ 1,5m đến
2m ta được các vị trí: I’, II’, III’, IV’, V’ (như hình 1.7.)
- Vì toàn bộ các cọc mốc xác định vị trí tim trục ngang, trục dọc của công trình
đều nằm trong phạm vi đào dất nên phải tịnh tiến hệ cọc mốc đã có ra xung quanh
ngoài phạm vi đào và đổ đất so với vị trí ban đầu từ 1,5 m đến 2m( hình 1.7). Sau khi đổ
dất hố móng xong lại truyền trở lại để đổ bê tông hoặc xây móng.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
7
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
hình 1.7:Tịnh tiến hệ cọc mốc
Chú ý:
Để đơn giản việc đo đạc mà vẫn đảm bảo chính xác, thường tịnh tiến các trục
ngang và trục dọc tường ngoài của công trình theo cùng một kích thước chẵn, thống
nhất kích thước được tịnh tiến được ghi chú ngay trong sơ đồ giác móng để tránh
nhầm lẫn. Ở các cọc mốc quan trọng, ngoài các cọc mốc chính còn đống thêm các cọc
ngựa bằng gỗ.Tim các trục ngang, trục dọc được đánh dấu bằng sơn.
Những điểm cần chú ý khi giác móng:
- Thông thường các cọc móng xác định cao độ và các cọc mốc xác định tim trục
công trình thường kết hợp làm một, nghĩa là người ta ghi cao độ (bằng sơn) ngay trên
các cọc mốc xác định tim trục.
- Đối với các công trình có chiều dài lớn, việc xác định ngay các vị trí góc của
công trình gặp khó khăn thì có thể chia mặt bằng móng ra các đoạn có chiều dài phù
hợp rồi tiến hành đo truyền. Trong hai trường hợp đo truyền hoặc không phải đo
truyền, đều phải kiểm tra lại khoảng cách đường chéo, độ chính xác của các góc công
trình bảo đảm mới được tiến hành xác định các tim trục ngang, trục dọc trong mặt
bằng móng.
1.3 .Công tác an toàn khi thi công móng.
-Xem xét địa thế đất của công trình ,lất các mẫu đất đi thí nghiệm xem cấu tạo
của đất.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
8
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
-Xem xét những khu dất bên cạnh mà côn trình có thể ảnh hưởng tới ,xem kết
cấu, tình trạng của những công trình bên cạnh như:nhà ở ,nhà xưởng ,các công trình
công cộng …
-Chuẩn bị mặt bằng thi công ,dọn sạch rác ,cây cối nếu có ,và những vật cản có
trong khu đất thi công .
-Kiểm tra lại các thiết bị như:máy xúc ,xẻng,...
-Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về an toàn lao động.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
9
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
2.CÔNG TÁC THI CÔNG VÁN KHUÔN
2.1. Công tác thi công ván khuôn móng cột.
2.1.1. Cấu tạo ván khuôn móng cột
-Ván khuôn móng cột thường có dạng bậc thang , ván khuôn mỗi bậc gồm 4
mảnh ghép lại với nhau thành một hộp không đáy , theo kích thước từng bậc , các hộp
được đặt chồng lênnhau bởi 2 thanh gánh ở 2 bên gác lên thành ván khuôn dưới , dùng
ván , thanhchống , cọc gỗ và gông để cố định.
.
1) Tấm khuôn trong; 2) Tấm khuôn ngoài; 3. Nẹp cữ;
4) Thanh cữ; 5) dây; 6) Nẹp thành móng
Hình 2 .1 .Ván khuôn móng cột đế chữ nhật
2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Ván khuôn bảo đảm chất lượng.
- Gia công hoàn chỉnh phải vuông góc.
- Không cong vênh.
- Phải đảm bảo đúng kích thước ở các bộ phận công trình.
- Phải đảm bảo ổn định , chắc chắn và bền vững.
2.1.3. Quy trình gia công,lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng cột
2.1.3.1. Công tác chuẩn bị:
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
10
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
Đọc kỹ bản vẽ kỹ thuật:
Xem xét bản vẽ để xác định vị trí, kích thước, độ cao của cổ cột để đề ra biện
pháp thi công
Vật liệu : vánkhuôn , đinh , thanh chống , nẹp , cọc gỗ
Khối lượng ván khuôn chiếm từ 30-50% toàn bộ khối lượng công việc và phí
tổn về ván khuôn chiếm từ 20-30% phí tổn toàn bộ. Những yêu cầu đối với ván
khuôn gồm :
-Phải đảm bảo đúng kích thước ở các bộ phận công trình
-Phải đảm bảo ổn định , chắc chắn và bền vững
-Không cong , vênh , mắt tật , mục nát
-Phải đảm bảo gọn , nhẹ , dễ lắp và dễ tháo dỡ
- Bềmặt của ván phải đảm bảo phẳng và nhẵn
-Gỗ làm ván khuôn phải đảm bảo khô (có độ ẩm quy định là w <= 18% ) và
chiều dày từ 20-30mm cho loại không chịu lực lớn hoặc từ 40-50mm cho loại chịu lực
lớn.
-Phải dùng được nhiều lần ,tức là độ luân lưu lớn. (theo qui định thì ván khuôn
gỗ phải dùng từ 6-7 lần. Ván khuôn thép phải dùng được 50 lần ).
-Vững chắc, không biến hình phải chịu được sức nặng của khối bê tông , bê
tông cốt thép hoặc tải trọng khác.
-Đảm bảo kín, bằng phẳng nếu không kín khít, nước xi măng bị rò rỉ làm thay
đổi thành phần bêtông.
. Dụng cụ
- Dụng cụ gồm có : Giàn giáo ( hình 2.2 ), cưa gỗ( tay hoặc máy ), búa, thước
mét, dụng cụ vạch dấu,dây căng, quả dọi, ống cân nước (hình 2.3 )
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
11
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
Hình 2.2. Dàn giáo
Hình 2.3 Ống cân nước
2.1.3. Gia công ván khuôn móng cột:.
Gia công ván khuôn móng:
- Dùng cưa tay hoặc cưa máy cưa ván khuôn thành những tấm đúng kích thước.
- Ghép đối diện 2 tấm ván lại với nhau bằng 2 thanh nẹp gỗ dài. Dùng búa đóng
hàng đinh cữ vào 2 tấm còn lại, ghép vào 2 tấm đã cố định trước đó ta được hộp móng
có kích thước như thiết kế.
- Kiểm tra góc vuông của hộp ván khuôn móng: dùng thước vuông đo độ vuông
góc của hộp ván khuôn, khi đã vuông góc dùng nẹp gỗ cố định góc vuông lại.
- Dùng 4 thanh nẹp gỗ dài giằng chéo 4 gốc hộp.
- Xác định trung điểm của các cạnh ván khuôn, qua trung điểm đó cố định 2 dây
kẽm đặt vuông góc với nhau.
Gia công ván khuôn cổ móng:
-Đóng 2 hàng đinh cữ vào 2 tấm ván lưng, đặt 2 tấm ván và đóng cố định chúng
ta được hộp cột có kích thước như thiết kế.
2.2.4 Lắp dựng ván khuôn.
Lắp dựng ván khuôn móng:
- Căng dây theo tim của móng đã được xác định trước, đặt ván khuốn móng đã
gia công vào vị trí móng đã được xác định.
Lắp dựng ván khuôn cổ móng:
- Căng dây theo tim của móng (theo cả 2 phương).
- Sau đó đặt hộp cột vào hố móng. Kiểm tra vị trí và dùng thanh chống chống
vào vách đất để cố định.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
12
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
Hình 2.4 ván khuôn móng cột
2.1.4. Tháo dỡ ván khuôn móng cột
- Tháo nêm, nẹp xung quanh ván khuôn
- Tháo dỡ ván khuôn từ bậc trên xuống bậc dưới
- Chỉ được tháo ván khuôn khi bêtông đạt đủ cường độ. Thời gian tháo ván
khuôn phụ thuộc vào mùa ( mùa hè nhiệt độ cao hơn mùa đông nên thời gian tháo dỡ
ván khuôn sớm hơn), thời tiết và chế độ bảo dưỡng.
- Đối với ván khuôn không chịu lực, bêtông Mac 150 – 200 được phép tháo dỡ
ván khuôn sau 2 ngày, bêtông Mac 250 – 300 được phép tháo dỡ ván khuôn sau 1
ngày.
2.2.công tác thi công ván khuông đà kiềng.
2.2.1 Cấu tạo ván khuôn đà kiềng
-Ván khuôn đà kiềng có dạng hộp dài, được ghép với nhau bởi 2 tấm ván thành
và 1 tấm ván đáy, tấm ván đáy được đặt lọt vào giữa 2 tấm ván thành. Chiều dày của
tấm ván đáy là từ 3 – 4 cm, chiều dày tấm ván thành là 2 – 3 cm.
-Có thể chống giữ tấm ván thành bằng gông, thanh chống xiên bên ngoài hoặc
neo bằng dây thép kết hợp với những thanh văng chống tạm bên trong, tuỳ theo chiều
cao của đà kiềng.
-Để đảm bảo cây chống vững chắc, không lún, người ta đặt cây chống trên
những tấm ván dày 4- 5 cm, những tấm ván lót này đặt trên mặt phẳng ổn định, ở giữa
ván lót và chân cây chống có nêm điều chỉnh.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
13
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
Hình 2.5 cáu tạo ván khuôn đà kiềng
2.2.2 yêu cầu kỹ thuật.
-Ván khuôn phải được thiết kế và thi công đúng theo hình dáng, kích thước của
các bộ phận kết cấu công trình.
-Đảm bảo kín, khít, không cho vữa bê tông bị chảy vãi, không tác dụng với các
thành phần của vữa bê tông không làm thay đổi thành phần của vữa bê tông.
-Đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện trong quá trình lắp đặt cũng như tháo dở, lắp
dựng nhanh, tháo dỡ dễ dàng.
-Không gây khó khăn trong việc lắp đặt cốt thép, đổ đà kiềng bê tông.
-An toàn trong sử dụng.
2.2.3Trình tự thi công.
- Xác định tim đà kiềng.
-Rải ván lót để đặt chân cột.
-Đặt cột chống chữ T: đặt 2 cột chống sát tường, cố định 2 cột chống, đặt thêm
1 số cột chống chính theo đường tim đà kiềng, đặt nêm và định vị tạm thời các cột
chống.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
14
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
-Rải ván đáy đà kiềng lên trên xà đỡ cột chống T và cố định 2 đầu bằng các
giằng.
-Đặt tiếp cột chữ T theo thiết kế.
hìn
h 2.6 phối cảnh đà kiềng
-Đặt tấm khuôn thành đà kiềng, đóng đinh liên kết với ván đáy đà kiềng, cố
định mép trên của tấm ván khuôn cho thẳng.
- Kiểm tra tim đà kiềng và điều chỉnh nêm để đáy dầm đúng cao độ.
2.3 công tác thi công ván khuôn cột.
2.3.1. Cấu tạo ván khuôn
-Ván khuôn cột gồm 2 thành phần chủ yếu là phần khuôn để tạo ra cột có hình
dạng và kích thước theo thiết kế , chúng được ghép với nhau bởi các tấm ván gỗ dày
20mm , rộng 20-30mm và phần gông đểgiữ ván khuôn ổn định , chắc chắn.
-Ván khuôn cộtthường được ghép sẵn thành từng mảnh có kích thước bằng kích
thước của một cột. Đối với cột lớn, mỗi mặt có thể ghép thành nhiều mảnh. Sau khi
ghép các mảnh ván theo hình dạng cột thì gông để cố định, gông có thể bằng gỗ hay
thép. Khoảng cách giữa các gông từ 400-600mm.Chân ván khuôn cột ta chưa một cửa
nhỏ tại chân cột (kích thước 150-250mm )để làm việc để làm vệ sinh được bịt trước
khi đổ bêtông.
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
15
MSSV: 3004060129
Báo cáo Thực tập công nhân cơ bản
GVHD: Thái Văn Vũ
-Khi chiều dài cột lớn , để tránh phân tầng trong quátrình đổ bê tông ta không
được đổ bê tông ở độ cao quá lớn , ta mở cửa để đổ bêtông một khoảng nhỏ hơn
1,5m kể từ chân cột và được bịt kín để đổ đoạn kế tiếp.
Hình 2.7.Cấu tạo ván khuôn cột
SVTH: NGUYỂN VĂN PHÚ
16
MSSV: 3004060129
2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
-Phải đảm bảo đúng kích thước ở các bộ phận công trình
-Phải đảm bảo ổn định , chắc chắn và bền vững
-Không cong , vênh , mắt tật , mục nát
-Phải đảm bảo gọn , nhẹ , dễ lắp và dễ tháo dỡ
-Bề mặt của ván phải đảm bảo phẳng và nhẵn
-Gỗ làm ván khuôn phải đảm bảo từ 20-30mm cho loạikhông chịu lưc lớn hoặc
lớn hơn từ 40-50mm cho loại chịu lưc lớn.
-Phải dùng được nhiều lần , tức là có độ luân lưulớn ( theo qui định của ván
khuôn gỗ phải dùng từ 6-7 lần , ván khuôn thép phảidùng được 50 lần)
-Vững chắc , không biến hình khi chịu lực , sức nặngcủa khối bê tông, bê tông
cốt thép hoặc các tải trọng khác
-Đảm bảo kín , ,bằng phẳng nếu không kín khít , nướcxi măng bị rò rỉ làm thay
đổi thành phần bê tông.
2.3.3. Quy trình gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cột
2.3.3.1. Công tác chuẩn bị
. Đọc bản vẽ kỹ thuật.
- Xem xét bản vẽ để xác định vị trí, kích thước, độ cao của cấu kiện để đề ra biện
pháp thi công.
Dụng cụ :
- Cưa gỗ( tay và máy ) (hình 2.8), búa (hình 2.10), thước thép (hình 2.9) , dây
dọi, giàn giáo(hình 2.11), ống cân nước…
hình 2.8 Máy cắt gỗ
hình 2.9 Thước mét
Hình 2.10.Búa đinh
Hình 2.11.Giàn giáo
.Vật liệu
- Ván khuôn , đinh , thanh chống, nẹp , cọc gỗ
Khối lượng vántừ 30%-50% toàn bộ khối lượng công việc và phí tổn về ván
chiếm tư 20-30% phí tổn toàn bộ.
Hình 2.12.Búa và đinh
Hình 2.14Cọc gỗ
hình 2.13 Ván khuôn
Hình 2.15Máy cắt gỗ
2.3.3.2. Gia công ván khuôn cột
-Trứơc hết xác định tung trục ngang và tung trục dọc của cột, vạch mặt cắt cột
lên sàn , nền.
-Ghim khung , cố định chân cột bằng những đệp gỗ đã đặt sẵn để làm cử dựng
ván khuôn cột
-Dựng lần lượt các tấm phía trong đến tấm phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4
tấm với nhau, lắp các gông , nêm chặt
-Dùng dây dọi kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột
-Neo giữ , chống cho cột thẳng đứng với cột có kích thước lớn hơn thì có thể
dựng trước mặt hoặc dựng ván khuôn 3 mặt , điều chỉnh, cố định ván khuôn, sau khi
lắp dựng cốt thép xong thì dựng mặt ván khuôn còn lại, dùng gông chặt các tấm ván lại
với nhau.
2.3.3.3. Lắp dựng ván khuôn cột
-Lấy dấu, sau đó dùng cưa tay (hoặc cưa máy) cắt tấm ván lưng và tấm ván bên
theo chiều cao thiết kế.
-Vạch 2 đường mực theo chiều dài tấm ván, đường mực này cách đường mực kia
1 khoảng bằng chiều rộng mặt cắt cột cộng thêm 1 lần bề dày tấm ván. Đóng 2 hàng
đinh cử vào tấm ván lưng theo đường mực đã vạch, sau đó dùng 2 miếng ván có chiều
rộng theo thiết kế ghép vào.