Tải bản đầy đủ (.doc) (189 trang)

25 DE THI OLYMPIC SINH 10 full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 189 trang )

———————
ĐỀ
(Gồm có 2 trang)

KỲ THI OLYMPIC
Môn thi :
SINH HỌC 10
Thời gian : 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
———————————

Câu 1.( 2 điểm).
Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích!
a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP.
b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm.
c. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào
thực vật.
d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại
phân tử có cấu trúc đa phân.
f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4.
g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức.
h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành
nhờ trung thể.
Câu 2. (2 điểm)
Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm
khác nhau giữa các loại nuclêôtit?
Câu 3.( 2 điểm).
Cho một phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có tỉ lệ các nuclêôtit trên mạch 1 là
A1: T1: X1: G1 = 1: 3: 4: 6 và có (A1+T1) / (G1+X1) = 0,4. Trên phân tử ADN này có
760 liên kết hiđrô.
a. Tính số lượng liên kết hoá trị của cả phân tử ADN. Giải thích cách tính?


b. Tính số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của phân tử ADN trên?
Câu 4: (1 điểm).
Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.
Câu 5. ( 1 điểm).
Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có
nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
Câu 6. ( 2 điểm).
Bạn Nam đã đặt 3 ống nghiệm sau:


- Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi.
- Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng.
- Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl
2M.
Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 370C- 400C.
a. Theo em, bạn muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì?
b. Nếu bạn Nam quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn
nhận biết được các ống nghiệm trên?
Câu 7 (2 điểm).
Chứng minh rằng prôtêin là hợp chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống!
Câu 8 (2 điểm).
Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra,
nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha
sáng?
Câu 9.( 2 điểm).
Em hãy chứng minh rằng trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải
phóng dần dần qua từng giai đoạn khác nhau chứ không giải phóng ồ ạt ngay một lúc.
Câu 10.( 4 điểm).
Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân
bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể

đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở
thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là
12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài.
b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh.
------ Hết -----( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)


HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2 điểm)
Đáp án
Điểm
a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp
ATP.
0.25
Sai. Lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP.
b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm.
Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong 0.25
lizôxôm phân huỷ.
c. Tinh bột và xenlulôzơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế
bào thực vật.
Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, xenlulôzơ 0.25
là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật.
d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực.
0.25
e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là
những đại phân tử có cấu trúc đa phân.
Sai. Lipit không có cấu trúc đa phân.
f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4.

Đúng.
g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức.
Sai. Có tế bào không có nhân. Ví dụ tế bào hồng cầu.
h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình
thành nhờ trung thể.
Sai. Thực vật bậc cao không có trung thể, thoi phân bào hình thành nhờ
thể hình sao.
Câu 2. (2 điểm).
Đáp án
- Nuclêôtit là đơn phân của ADN , Cấu tạo gồm bazơ nitơ, axit phôt phoric và

0.25
0.25
0.25
0.25
Điểm
0.5


đường đêôxi ribôzơ. Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phốt phođieste
(ở mỗi mạch polinuclêôtit)
- Giữa các nu liên kết với nhau theo nguyên tắc đa phân gồm rất nhiều đơn
phân. Đơn phân gồm 4 loại A, T ,G, X. Các đơn phân liên kết với nhau theo
nguyên tắc bổ sung. A của mạch này liên kết với T của mạh kia bằng 2 LK hiđ
rô và ngược lại. G của mạch này LK với T của mạch kia bằng 3 LK hiđrô và
ngược lại
- Các nu khác nhau ở các loại bazơnitơ A, T, G, X

1


0.5

Câu 3.( 2 điểm).
Đáp án
a. Theo nguyên tắc bổ sung ta có: T1=A2 và X1=G2 nên (A1+T1) / (G1+X1) =
0,4
 A/G=0,4 (1)
Mà liên kết Hiđrô được tính theo công thức : H=2A+3G=760 (2)
từ 1 và 2 A = 80 (nu)
G = 200 (nu).
Số liên kết hóa trị của phân tử ADN = tổng số liên kết hóa trị giữa đường và axit
trong một nu + số liên kết hóa trị giữa các nu.
Do ADN dạng vòng nên HT = 2 x N = 2 x 560=1120 (lk).
b. Do tỉ lệ giữa các nu trên mạch 1 là A1: T1: X1: G1 = 1: 3: 4: 6
và theo nguyên tắc bổ sung ta có
A1=T2= (1x280)/14= 20 nu.
T1=A2= 3 x A1= 60 nu.
X1=G2= 4 x A1= 80 nu.
G1= X2= 6 x A1= 120 nu.
Câu 4: (1 điểm).

1.0

Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?

Đáp án
Nhân cấu tạo gồm 3 phần:
- Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao
đổi chất giữa nhân với tế bào chất.
- Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất.

- Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân
chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với
số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có:
prôtein và ADN
Câu 5. ( 1 điểm).

Điểm
1.0

Điểm
0.25
0.25
0.5


Đáp án
- Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân, tế bào hồng cầu là tế bào không nhân.
- Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng.
- vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều
hoà mọi hoạt động sống của tế bào.

Điểm
0.5
0.25
0.25

Câu 6. ( 2 điểm).
Đáp án
Điểm
a. Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của

0.5
enzim.
b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết.
0.5
Phương pháp:
- Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó
chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng).
0.5
Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi:
- ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim
mất hoạt tính; ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi 0.5
trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử
bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1.
. Câu 7 (2 điểm).
Đáp án
Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong tế bào, cơ thể:
 Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu trúc chính của tế bào
(màng sinh chất, tế bào chất, nhân).
 Chức năng xúc tác: Prôtêin là thành phần chính của các enzim xúc tác các
phản ứng sinh hóa.
 Chức năng điều hòa: Prôtêin là thành phần chính của các hoocmon.
 Chức năng bảo vệ cơ thể: Prôtêin là thành phần của kháng thể.
 Chức năng vận chuyển các chất: Prôtêin cấu tạo nên hêmôglôbin.

Điểm
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25

0.25

Câu 8 (2 điểm).
Đáp án
Dấu hiệu
Điều kiện
xảy ra

Pha sáng
Chỉ xảy ra khi có ánh sáng

Điểm
Pha tối
Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả
trong tối.

0.5


Nơi xảy ra

Ở tilacôit của lục lạp

Trong chất nền của lục lạp.

Sản phẩm
ATP và NADPH ,Ôxi
Cacbohiđrat ,ADP, NADP.
tạo ra
* Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Pha tối cần sử dụng các

sản phẩm của pha sáng( ATP, NADPH).

0.5
0.5
0.5

Câu 9.( 2 điểm).
Đáp án
 Hô hấp tế bào gồm ba giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và
chuỗi chuyền electron.
 Năng lượng ATP được giải phóng dần dần quan ba giai đoạn đó, giai đoạn
chuỗi chuyền electron giải phóng nhiều năng lượng nhất.
 Ví dụ. Nguyên liệu hô hấp là 1 phân tử glucôzơ thì năng lượng giải phóng
qua các giai đoạn như sau:
- Đường phân: giải phóng 2 ATP.
- Chu trình Crep: giải phóng 2 ATP.
- Chuỗi chuyền electron giải phóng 34 ATP.

Điểm
0.5
0.5
1.0

Câu 10.( 4 điểm).
Đáp án


Gọi
- số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu là a ( a € N).
- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.

 số NST đơn có chung một nguồn gốc trong 1 tế bào là n.
 Ta có:
- Tổng số NST đơn có trong các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là:
a.2n = 360 (1).
- Số tế bào sinh tinh là: a.2n.
- Số tinh trùng được tạo ra là: 4.a.2n.
- Số tinh trùng được thụ tinh là: 4.a.2n.12,5% = 0,5. a.2n = Số hợp tử
được hình thành.
- Tổng số NST đơn trong các hợp tử: 0,5. a.2n. 2n = 2880 (2).
- Từ (1) và (2) suy ra: n = 4.
a. Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 8. Ruồi giấm.
b. Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360  a = 45.
Số tế bào sinh tinh = 45. 24 = 720.
------ HẾT ------

Điểm
0.25

0.5
0.25
0.25
0.25
0. 5
0.5
0.5
0.5
0.5


ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ


(Đề này có 3 trang)

THI OLIMPIC
Môn: Sinh – Lớp: 10
Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu I.(4 điểm)
1. (1đ). So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?
2.(1đ). Đặc điểm nào trong cấu trúc của lục lạp và ti thể nhằm làm gia tăng diện tích
màng của những bào quan này và điều đó có tác dụng gì?
3.(1đ). Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.
4.(1đ) Một nhà sinh học chụp bằng kính hiển vi điện tử 2 tế bào chuột, 2 tế bào lá đậu
và 2 ảnh của vi khuẩn E.coli. Ông quên đánh dấu hình và để lộn xộn. Nếu chỉ còn các
ghi chú quan sát sau đây bạn có thể phát hiện ảnh thuộc đối tượng nào không?
Hình A: Lục lạp, các ribôxôm, nhân
Hình B: Vách tế bào, màng sinh chất
Hình C: ti thể, vách tế bào, màng sinh chát
Hình D: Các vi ống, bộ máy gôngi
Hình E: màng sinh chất, các ribôxôm
Hình F: Nhân, lưới nội chất hạt
Câu II. (3 điểm)
1. (2đ). Các chữ A, B, C, D trong hình sau tương ứng với những chất nào? Nêu tên cơ
chế vận chuyển các chất đó qua màng.

A
B

Aquaporin
Aquaporin


C

D

D

D
D
Aquapori
2.(1đ). Tế bàon có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng những cách

nào?
Câu III. (3 điểm)


1. (1đ).Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm những giai đoạn nào? Nêu diễn biến cơ
bản ở các pha của kỳ trung gian.
2. (2đ). Một gen có khối lượng là 540000 đvC và có số nu loại G bằng 30% tổng số
nuclêôtit của gen.
a. Tính số nu mỗi loại và số liên kết hyđrô của gen
b. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 10% ađênin và 40% guanin. Xác định số nu từng
loại nu trên mỗi mạch đơn của gen
Câu IV (2.5 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều
kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ
thuộc vào pha sáng? Tại sao chất độc ức chế một enzim của chu trình Cavin cũng ức
chế các phản ứng pha sáng?
Câu IV(2.5 điểm)
1.(1đ). Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích ?
a. Cacbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống

b. Cho thuốc thử Feling vào dung dịch đường mía rồi đun sôi, ta thấy kết tủa đỏ gạch.
c. Đường đơn không có tính khử, có vị ngọt, tan trong nước.
d. Lipit, protein và cacbonhidrat đều là các hợp chất hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân
2.(1,5đ). Tại sao tinh bột là dạng dự trữ cacbon và năng lượng thích hợp cho thực vật
còn glicogen là dạng dự trữ cacbon và năng lượng thích hợp cho động vật?
Câu V.(2điểm).Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một TBSD sơ khai cái của một loài
nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào mới được tạo thành đều giảm phân cho
320 giao tử.
Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn số NST trong các trứng là 1344 NST.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%.
a. Tính số tinh trùng và số trứng tạo thành.
B. Tính số lần nguyên phân của TBSD sơ khai ban đầu.
C. Tính số hợp tử tạo thành.
D. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
Câu VI.(3 điểm)
1.(1.5đ). Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm
nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa?
2.(1.5đ). Nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? Vì sao quá trình
sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong
nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
-------------HẾT-------------

THI OLIMPIC


Môn: Sinh – Lớp:10

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu I.(4 điểm)

1. (1đ) So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?
Đáp án
* Giống nhau:

Đều có cấu trúc màng kép

Đều là bào quan có khả năng tổng hợp ATP
* Khác:
Ti thể

Điểm
0,25

Lục lạp

Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp Cả hai màng đều trơn nhẵn, có thêm hệ
khúc trên có đính các enzim hô hấp
thống túi tylacoid, trên đó có đính các sắc
Tổng hợp ATP dùng cho mọi hoạt động tố quang hợp và các chất vận chuyển điện
của tế bào
tử.
Có trong mọi loại tế bào
Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho
pha tối của quang hợp
Chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực
vật
Mỗi ý đúng được 0,25đ
2.(1đ)Đặc điểm nào trong cấu trúc của lục lạp và ti thể nhằm làm gia tăng diện
tích màng của những bào quan này và điều đó có tác dụng gì?


Đáp án
Ti thể:
- Màng trong gấp nếp hình thành các mào -> Làm gia tăng diện tích màng
- Đây là nơi gắn các enzim của chuỗi chuyền electron hô hấp nên sẽ làm
tăng hiệu quả của hô hấp tế bào
Lục lạp
- Trong chất nền có các hạt grana hình thành từ các túi tilacoit xếp chồng lên
nhau.
- Đây là nơi gắn với các sắc tố và chuỗi chyền điện tử quang hợp làm tăng
hiệu quả quang hợp
- Đây
3.(1 điểm).

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.

Đáp án
Nhân cấu tạo gồm 3 phần:
- Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự
trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất.
- Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất.

Điểm
0.25
0.25



Đáp án
Điểm
- Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp
0.5
phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm
sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm
sắc thể gồm có: prôtein và ADN
4.(1đ) Một nhà sinh học chụp bằng kính hiển vi điện tử 2 tế bào chuột, 2 tế bào lá đậu
và 2 ảnh của vi khuẩn E.coli. Ông quên đánh dấu hình và để lộn xộn. Nếu chỉ còn các
ghi chú quan sát sau đây bạn có thể phát hiện ảnh thuộc đối tượng nào không?
Hình A: Lục lạp, các ribôxôm, nhân
Hình B: Vách tế bào, màng sinh chất
Hình C: ti thể, vách tế bào, màng sinh chát
Hình D: Các vi ống, bộ máy gôngi
Hình E: màng sinh chất, các ribôxôm
Hình F: Nhân, lưới nội chất hạt
Hình A có lục lạp và hình C có vách tế bào, ti thể. Vậy hình A và C phải là
0,5
của tế bào cây đậu
Hình D có bộ máy gôngi và hình F có nhân, lưới nội chất hạt. Vậy hình D
0,25
và F phải là của tế bào chuột
Suy ra hình B và E là của vi khuẩn
0,25
Câu II. (3 điểm)
1. (2đ). Các chữ A, B, C, D trong hình sau tương ứng với những chất nào? Nêu tên
cơ chế vận chuyển các chất đó qua màng


Đáp án
A- Những chất có kích thước nhỏ, không phân cực, không tích điện hoặc
chất tan trong lipit, vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ
thấp
- Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit.
B- Nước, vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.
- Thẩm thấu qua kênh prôtêin aquaporin.
C- Những chất có kích thước lớn, phân cực, tích điện, không tan trong
lipit, vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Khuếch tán qua kênh prôtêin
D- Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Vận chuyển chủ động, cần sử dụng năng lượng ATP.

Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

2.(1đ). Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng những
cách nào?

Đáp án
Điểm
- Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính
0.5

của các enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.
- Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng ức chế ngược: Sản phẩm 0.5
của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất
hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu con đường chuyển hóa.


Câu III. (3 điểm)
1. (1đ)Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm những giai đoạn nào? Nêu diễn
biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian.

Đáp án
Điểm
Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm kỳ trung gian (G1 + S+ G2) và quá
0.25
trình nguyên phân
- Diễn biến cơ bản các pha của kỳ trung gian.
- Pha G1: Diễn ra sự gia tăng TBC, hình thành thêm các bào quan khác
0.25
nhau, phân hoá về cấu trúc, chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin,
chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN).
- Pha S: Diễn ra sao chép ADN và nhân đôi NST, pha S còn diễn ra sự
0.25
nhân đôi trung tử và quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ cao phân tử,
các hợp chất giàu năng lượng.
- Pha G2: Tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò với sự hình thành thoi phân
0.25
bào. NST ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như cuối pha S.
2. (2đ) Một gen có khối lượng là 540000 đvC và có số nu loại G bằng 30% tổng số
nuclêôtit của gen.
a. Tính số nu mỗi loại và số liên kết hyđrô của gen.

b. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 10% ađênin và 40% guanin. Xác định số
nu từng loại nu trên mỗi mạch đơn của gen.

Đáp án
a. Số nu mỗi loại và số liên kết hyđrô của gen
Số nuleôtit của gen là: N = M/300 = 540000/300 = 1800
Mà theo đề bài G = 30% N = 30%× 1800 = 540
Ta có 2A + 2G = N -> A = N/2 – G = 1800/2 – 540 = 360
Số liên kết hyđrô =2A + 3G = 2×360 + 3×540 = 2340
b. Số nu mỗi loại trên mỗi mạch đơn của gen
Ta có số nu trên mỗi mạch đơn của gen N1 = N2 = N/2 = 1800/2 = 900
Trên mạch 1 ta có A1 = 10%, G1 = 40%
-> A1 = T2 = 10%×900 = 90
G1 = X2 = 40% ×900 = 360
Mà A1 + A2 =A -> A2 = A - A1= 360 – 90= 270 = T1
G1 + G2 = G -> G2 = G - G1 = 540 – 360 = 180 = X1

Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25


Câu IV (2.5 điểm).
1.(2đ)Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra,

nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha
sáng? Tại sao chất độc ức chế một enzim của chu trình Cavin cũng ức chế các phản
ứng pha sáng?
Dấu hiệu
Điều kiện xảy ra

Đáp án
Điểm
Pha sáng
Pha tối
Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Xảy ra cả khi có ánh sáng và 0.5
cả trong tối.

Nơi xảy ra

Ở tilacôit của lục lạp

Trong chất nền của lục lạp.

0.5

Sản phẩm tạo ra

ATP và NADPH ,Ôxi

Cacbohiđrat ,ADP, NADP.

0.5

* Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Pha tối cần sử

dụng các sản phẩm của pha sáng( ATP, NADPH).
*Tại sao chất độc ức chế một enzim của chu trình Cavin cũng ức chế các
phản ứng pha sáng?
Vì các phản ứng sáng cần ADP và NADP + từ chu trình Cavin. Nên khi
chu trình Cavin bị ức chế thì sẽ không tạo ra ADP và NADP + nên các
phản ứng sáng cũng bị ức chế
Câu IV(4đ)
1.(1đ). Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích ?
a. Cacbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống .
b. Cho thuốc thử Feling vào dung dịch đường mía rồi đun sôi, ta thấy kết tủa đỏ gạch.
c. Đường đơn không có tính khử, có vị ngọt, tan trong nước.

0.5

0.5

d. Lipit, protein và cacbonhidrat đều là các hợp chất hữu cơ cấu tạo theo nguyên
tắc đa phân.

Đáp án
a. Sai. Vì Ôxi là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể
sống(65%)
b.Sai. Không tạo kết tủa đỏ gạch vì đường mía là đường đôi không có tính
khử nên không cho phản ứng với thuốc thử
c. Sai. Vì đường đơn có tính khử
d. Sai. Vì lipit không phải là hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân

Điểm
0.25

0.25
0.25
0.25

2.(1,5đ). Tại sao tinh bột là dạng dự trữ cacbon và năng lượng thích hợp cho thực
vật còn glicogen là dạng dự trữ cacbon và năng lượng thích hợp cho động vật?

Đáp án
Điểm
- Chất dự trữ ở thực vật là tinh bột vì .
- Tinh bột là chất khó tan trong nước nên khó sử dụng.
0.25
- Không có khả năng thẩm thấu và khuếch tán, có thể được sử dụng làm
chất dự trữ dài hạn, tích trưc trong các bào quan chuyên trách là củ, hạt.
0.25


Đáp án
Điểm
- Thực vật có lối sống cố định nên cần ít năng lượng cho hoạt động hơn
động vật.
0.25
Chất dự trữ động vật là glicogen vì:
- Glicogen là chất dự trữ dễ huy động, dễ phân hủy, tích trữ ngắn hạn.
0.25
- Năng lượng giải phóng nhiều hơn tinh bột.
0.25
- Động vật sống di chuyển, cần nhiều năng lượng hơn thực vật.
0.25
3 (1.5đ)

Câu V.(1.5đ).Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một TBSD sơ khai cái của một loài
nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào mới được tạo thành đều giảm phân cho
320 giao tử.
Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn số NST trong các trứng là 1344 NST.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%.
a. Tính số tinh trùng và số trứng tạo thành.
B. Tính số lần nguyên phân của TBSD sơ khai ban đầu.
C. Tính số hợp tử tạo thành.
D. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.

Đáp án
a. Tính số tinh trùng và số trứng tạo thành
Theo đề bài, ta có: giao tử đực và giao tử cái có số lần nguyên phân bằng
nhau
Mà: 1 tế bào sinh giao tử đực tạo ra 4 tinh trùng
1 tế bào sinh giao tử cái tạo ra 1 trứng
=> số tinh trùng gấp 4 lần số trứng
Gọi a là số trứng
=> số tinh trùng là 4a
Ta có: 4a+ a= 320 => 5a =320 => a= 64 => 4a= 256
Vậy có 64 trứng và 256 tinh trùng
b. Tính số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai:
Số tế bào con tạo thành = 2k =64 = 26
Vậy tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 6 lần
c. Số hợp tử được tạo thành
Ta có hiệu suất thụ tinh của trứng 6,25% -> sô trứng được thụ tinh là
= 6,25%× 64 = 4
- Số hợp tử = số trứng được thụ tinh = 4 hợp tử
ta có: NST tinh trùng = 256.n
NSTtrứng = 64.n

Mà: NSTtinh trùng – NSTtrứng = 1344
Hay: 256.n – 64.n = 1344
=> 192.n = 3648
=> n=7
=> 2n= 7.2= 14

Điểm
0,5

0,5
0,5

0.5


Vậy số NST trong bộ lưỡng bội của loài 2n =14
Câu VI(2.5đ)
1.(1.5đ). Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm
nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa?

Đáp án
Điểm
Nguyên tắc
- Vi sinh vật khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh 0,25
trưởng
0,25
- Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật tăng khi nồng độ các nhân tố sinh
trưởng tăng
Cách tiến hành kiểm nghiệm
- Khi đưa vi sinh vật khuyết dưỡng về một nhân tố sinh trưởng nào đó vào

thực phẩm, nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì vi sinh vật phát triển càng 0,5
mạnh-> người ta dựa vào số lượng vi sinh vật sinh trưởng trong môi trường
chuẩn( đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định xác định-> từ đó có thể
xác định được hàm lượng chất đó trong thực phẩm.
Ví dụ: khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng 0,5
vi sinh vật khuyết dưỡng với axit riboflvin. Nuôi cấy trên môi trường của
thực phẩm, sau đó xác định lượng vi sinh vật từ môi trường nuôi cấy->. Đối
chiếu với mức chuẩn để xác định nồng độ riboflavin trong thực phẩm.
Có thể sử dụng các chủng vi sinh vật khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng
chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
2.(1.5đ). Nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? Vì sao quá
trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát,
còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Đáp án
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để
phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng
tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không
đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất
độc hại tích lũy quá nhiều.
Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi
trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim
tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định
vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.


Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0.5


ĐỀ THI OLYMPIC SINH HỌC LỚP 10
(Thời gian làm bài…. phút)
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
Câu 1. ( 1,5 điểm) a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo
em “dấu chuẩn” là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất
như thế nào?
b. Một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết -1,4glycozit thành mạch thẳng không phân nhánh.Tên của loại polisaccarit này là gì? Ở tế bào nấm, chất
hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Hãy cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa
học này?
Câu 2. ( 2 điểm) a. Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu
của mọi cơ thể sống?
b. Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các chất kể trên không
phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
Câu 3. ( 2 điểm) Trong tế bào có một bào quan được ví như “hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên
đồng ruộng”? Hãy cho biết tên gọi, cấu tạo, chức năng của loại bào quan này trong tế bào nhân thực?
Câu 4. ( 2 điểm) Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào? Mô tả quy trình
vận chuyển này.
Câu 5. ( 2,5 điểm) Dựa vào yếu tố nào để xác định tế bào đó còn sống hay chết? Em hãy chứng minh
điều này qua một thí nghiệm đã học.
Câu 6. ( 2 điểm) Một đoạn phân tử ADN có khối lượng 9.105 đ.v.C, có số nuclêôtit loại A kém loại
khác 100 nuclêôtit. Trên mạch 1 của gen có nuclêôtit loại T kém loại A 100 nu, trên mạch 2 có nu
chiếm 20% số nu của mạch. Hãy tính:

- Số vòng xoắn của phân tử ADN.
- Số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn trong phân tử ADN trên?
Câu 7. ( 4 điểm) Ở gà, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 78 NST. Có 2000 tế bào sinh dục sơ khai
nguyên phân liên tiếp một số đợt bằng nhau tạo ra các tế bào con, đòi hỏi môi trường nội bào cung
cấp 39780000 NST mới. 1/4 số tế bào con sinh ra trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân cho tinh
trùng. 1/100 số tinh trùng tạo thành được tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh
trùng là 3,125%, của trứng là 25%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra một hợp tử bình thường.
a) Xác định số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số hợp tử được tạo thành.
b) Tính số lượng tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh.
Câu 8. ( 2 điểm) a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế
bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
Câu 9. ( 2 điểm) Hãy trình bày ý nghĩa sinh học và mối liên hệ giữa nguyên phân, giảm phân, thụ
tinh trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở cơ thể sống.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
OLYMPIC SINH HỌC LỚP 10
(Thời gian làm bài…. phút)

Câu
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Nội dung
a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em
dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến

màng sinh chất như thế nào?
b. Một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng
liên kết -1,4- glycozit thành mạch thẳng không phân nhánh.Tên của loại polisaccarit
này là gì? Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này?
Hãy cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này?
Trả lời :
a.- Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein.(0,25)
- Protein được tổng hợp ở các riboxom trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào
trong xoang của mạng lưới nội chất hạttạo thành túibộ máy Golgi. Tại đây
protein được hoàn thiện cấu trúc gắn thêm hợp chất saccarit  glicoprotein hoàn
chỉnh đóng gói đưa ra ngoài màng bằng xuất bào.(0,75đ)
b.Xellulozơ, ở nấm có kitin thay thế loại này (0,25đ)
Đơn phân: Glucozơ liên kết với N-axetylglucozamin. (0,25đ)
a. Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu của
mọi cơ thể sống?
b. Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các chất
kể trên không phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
Trả lời :
a.
* Axit nuclêic là chất không thể thiếu vì : (0,5đ)
Có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật.
* Prôtêin không thể thiếu được ở mọi có thể sống vì: ( 1đ)
- Đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt hệ màng
sinh học có tính chọn lọc cao.
- Các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh học.
- Các kháng thể có bản chất là prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân
gây bệnh.
- Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất.
- Ngoài ra prôtêin còn tham gia chức năng vận động, dự trữ năng lượng, giá đỡ, thụ
thể.

b. (0,5đ)
- Chất không phải là đa phân (pôlime) là phốtpholipit vì nó không được cấu tạo từ
các đơn phân (mônôme)
- Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulôzơ.
Trong tế bào có một bào quan được ví như “hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng
ruộng”? Hãy cho biết tên gọi, cấu tạo, chức năng của loại bào quan này trong tế bào

Điểm
1,5
điểm

2 điểm

2 điểm


nhân thực?
Trả lời: - Lưới nội chất (0,25đ)
- Cấu tạo(1đ)
+ Là hệ thống màng đơn, có cấu tạo giống màng sinh chất
+ Gồm một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau tạo thành mạng lưới phân bố
khắp tế bào, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất.
+ Xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy golgi,
thể hoà tan thành một thể thống nhất.
+ Lưới nội chất hạt mặt ngoài còn gắn các riboxom, lưới nội chất trơn thì đính rất
nhiều các enzim.
- Chức năng: (0,75đ)
+ Chức năng chung : là hệ thống trung chuyển nhanh chóng các chất ra vào tế bào
đồng thời đảm bảo sự cách li của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế
bào.

+ Lưới nội chất hạt: Nơi tổng hợp protein
+ Lưới nội chất trơn: Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại.
Câu 4

Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào? Mô tả quy trình vận 2 điểm
chuyển này.
Trả lời :
* Vận chuyển protein ra khỏi tế bào cần các bào quan: (0,5đ)
- Hệ thống mạng lưới nội chất hạt.
- Bộ Gôngi.
- Màng sinh chất.
* Mô tả quy trình vận chuyển: (1,5đ)
- Protein tổng hợp bởi riboxom tại mạng lưới nội chất hạt được vận chuyển đến bộ
Gôngi.
- Ở bộ Gôngi, phân tử protein được gắn thêm cacbohydrat tạo ra glycoprotein được
bao gói trong túi tiết và tách ra khỏi bộ Gôngi và chuyển đến màng sinh chất.
- Chúng gắn vào màng sinh chất phóng thích protein ra bên ngoài tế bào bằng hiện
tượng xuất bào.

Câu 5

Dựa vào yếu tố nào để xác định tế bào đó còn sống hay chết? Em hãy chứng minh 2,5
điểm
điều này qua một thí nghiệm đã học.
Trả lời :
* Dựa vào hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh để xác định tế bào đó
còn sống hay đã chết.(0,5đ)
* Cách xác định:(2điểm)
+ Nguyên liệu: - Lá thài lài tía, củ hành tím.
- Kính hiển vi, dao lam, phiến kính, lá kính.

- Ống nhỏ giọt, giấy thấm, nước cất, dd nước muối loãng.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Tách lớp biểu bì của lá  đặt lên phiến kính  nhỏ nước cất  quan
sát dưới KHV (hình 1)
- Bước 2: nhỏ dd muối loãng lên mép lá kính  quan sát dưới KHV( hình 2).
- Bước 3: nhỏ nước cất lên mép lá kính  quan sát dưới KHV( hình 3).
+ Kết quả so với hình 1: - hình 2: khối NSC co.
- hình 3: khối NSC trở về trạng thái ban đầu như hình 1.
+ Giải thích:


- hình 2: vào môi trường ưu trương  tế bào mất nước  khối NSC co : hiện
tượng co nguyên sinh.
- hình 3: vào môi trường nhược trương  tế bào hút nước  khối NSC dãn ra
sát thành tế bào: hiện tượng phản co nguyên sinh.
Câu 6

Một đoạn phân tử ADN có khối lượng 9.10 5 đ.v.C, có số nuclêôtit loại A kém loại 2 điểm
khác 100 nuclêôtit. Trên mạch 1 của gen có nuclêôtit loại T kém loại A 100 nu, trên
mạch 2 có nu loại X chiếm 20% số nu của mạch. Hãy tính:
- Số vòng xoắn của phân tử ADN.
- Số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn trong phân tử ADN trên?
Trả lời :
- Số vòng xoắn: N = 900000/300 = 3000 (0,25đ)
C = 3000/20 = 150 (0,25đ)
- Số nu mỗi loại trên mỗi mạch (0.5đ)
+ Số nucleotit mỗi loại của ADN A= T= 700, G= X= 800
+ Số nu mỗi loại trên mỗi mạch :(1đ)
A1 = T2 = 400
T1 = A2 = 300

G1 = X2 = 300
X1 = G2 = 500

Câu 7

Ở gà, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 78 NST. Có 2000 tế bào sinh dục sơ khai
nguyên phân liên tiếp một số đợt bằng nhau tạo ra các tế bào con, đòi hỏi môi trường
nội bào cung cấp 39780000 NST mới. 1/4 số tế bào con sinh ra trở thành tế bào sinh
tinh, giảm phân cho tinh trùng. 1/100 số tinh trùng tạo thành được tham gia vào quá
trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%, của trứng là 25%. Mỗi
trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra một hợp tử bình thường.
a) Xác định số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số hợp tử
được tạo thành.
b) Tính số lượng tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh.
Trả lời :
* Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ban đầu:
- Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu(k nguyên,
dương).
Ta có phương trình: 2.103 x(2k - 1)x78 = 39780000  2k – 1 = 39780.103/ 78x2.103
- Vậy k = 8 (1đ)
* Số hợp tử được tạo thành:
- Số tế bào sinh dục sơ khai được tạo ra qua 8 lần nguyên phân liên tiếp là
2000x256 = 512. 103 (0,5 đ)
- Số tinh trùng được tạo ra là 1/4 x 512.103 x4 = 512.103. (0,5đ)
- Số tinh trùng được trực tiếp thụ tinh là 512.103 x 1/100 . 3,125/100 = 160 (0,5đ)
- Vì 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử nên số hợp tử được tạo thành là
160.(0,5đ)
b) Số lượng tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh:
- Vì 1 tế bào sinh trứng kết thúc giảm phân tạo ra 1 trứng, mà hiệu suất thụ tinh của
trứng là 25% nên số tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh là 160x100/25

= 640 (1đ)

4 điểm

Câu 8

a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?

2 điểm


b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân?
Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
Trả lời : *Cấu trúc của nhân tế bào (1 đ)
- Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi
chất giữa nhân với tế bào.
- Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất.
- Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia
tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng
và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và
ADN.
b. (1đ)
- Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân,tế bào hồng cầu là tế bào không nhân.
- Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng.
- vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà
mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 9

Ý nghĩa sinh học và mối liên hệ giữa nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong quá
2 điểm

trình truyền đạt thông tin di truyền ở cơ thể sống.
Trả lời :
+ Ý nghĩa sinh học của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
* Nguyên phân: (0,5đ)
- Ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài
- Tăng nhanh sinh khối tế bào.
- Tạo điều kiện cho các đột biến tế bào sinh dưỡng có thể nhân
lên qua các thế hệ tế bào.
* Giảm phân: (0,5đ)
- Giảm bộ nhiễm sắc thể trong giao tử, nhờ vậy khi thụ tinh khôi
phục được trạng thái lưỡng bội
- Trong giảm phân có hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do ,
sự trao đổi đoạn ở kì trước I. Đây là cơ sở của hiện tượng biến dị tổ hợp.
- Nhờ giảm phân các đột biến được nhân lên dần trong quần thể.
* Thụ tinh; (0,5đ)
Khôi phục bộ nhiếm sắc thể lưỡng bội do sự kết hợp giữa giao
tử đực và giao tử cái. Mặt khác do sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử tạo ra
nhiều kiểu hợp tử làm tăng tần số các loại hợp tử.
+ Mối quan hệ: (0,5đ)
- Nhờ nguyên phân mà các thế hệ tế bào vẫn chứa đựng thông
tin di truyền đặc trưng cho loài.
- Nhờ giảm phân mà tạo ra được các giao tử đơn bội.
- Thụ tinh đã khôi phục bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
- Nhờ kết hợp ba quá trình trên mà tạo điều kiện cho các đột biến
có thể nhân lên trong loài

ĐỀ KHẢO SÁT OLYMPIC SINH HỌC LỚP 10
(Thời gian làm bài 150 phút)



Câu 1 (1 điểm)
Lipit và cacbohiđrat đều có thành phần hoá học là C, H, O. Để phân biệt 2 loại hợp chất trên người ta
căn cứ vào đâu?
Câu 2 (2 điểm)
1. (2đ) Cho các sinh vật sau đây: vi khuẩn lam, trùng đế giày, tảo lục, nấm sợi, nấm nhầy, sứa, tôm.
Mỗi sinh vật trên được xếp vào giới nào ? Nêu đặc điểm của mỗi giới đó ?
2. (1đ) Bạn Hà đã đặt 3 ống nghiệm sau:
Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi.
Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng.
Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M.
Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 37 - 400C.
a. Theo em bạn Hà muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì?
b. Nếu bạn Hà quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các
ống nghiệm trên?
Câu 3 (4 điểm)
1. (1đ) So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?
2. (1đ) Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào?
3. (1đ) Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.
a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra.
b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các "dấu chuẩn" là prôtêin bám màng.
c. Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay dổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường.
d. Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào.


4. (1đ) Căn cứ vào tiêu chí nào để chia vi khuẩn thành 2 loại Gram âm và Gram dương? Cách nhận
biết.
Câu 4 (4 điểm)
1. (1đ) Nêu cơ chế vận chuyển của prôtêin, axít béo, ion và nước đi qua màng sinh chất.
2. (1đ) Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau
về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Tại sao có sự khác

nhau đó? Từ thí nghiệm này rút ra kết luận gì?
3. (1đ) Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu
trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó.
4. (1đ) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ tối ưu của
enzim, nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây biến tính enzim?
Câu 5 (2 điểm)
1. Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm những giai đoạn nào? Nêu diễn biến cơ bản ở các pha của
kỳ trung gian.
2. Sự phân chia của vi khuẩn có theo các pha như trên không?

Câu 6 (3 điểm)
1. (1đ) a. Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau:
Enzim 1
Chất A

Enzim 2
Chất B

Chất C

Enzim 3

TẾ BÀO

Chất P (sản phẩm)

Ức chế liên hệ ngược
Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim?
2. (1đ) Tại sao sữa chua là thực phẩm ưa thích của nhiều người? Giải thích sự thay đổi trạng thái,
hương vị của sữa trong quá trình lên men axit lactic.



3. (1đ) a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế
bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
Câu 7 (3 điểm)
1. (1đ) Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên
tục.
2. (2đ) Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng
sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc
trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh
trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể
đơn.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài.
b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh.

Đáp án đề thi Olympic môn Sinh học lớp 10
Câu 1 (1 điểm)



Thành phần hoá học: Cacbonhyđrat có tỉ lệ H:O = 2:1
Tính chất: Cacbonhyđrat không kị nước, Lipit kị nước.


Câu 2
1. (2đ)
- Vi khuẩn lam thuộc giới khởi sinh (0,25 đ)
Đặc điểm : là sinh vật nhân sơ, đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng (0,25 đ)
- Trùng đế giày, nấm nhầy, tảo lục thuộc giới nguyên sinh (0,25 đ)

Đặc điểm : là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng (0,25 đ)
- Nấm sợi : thuộc giới nấm (0,25 đ)
Đặc điểm : là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng hoại sinh (0,25 đ)
- Sứa, tôm thuộc giới động vật (0,25 đ)
Đặc điểm : là sinh vật nhân thực, đa bào, sống dị dưỡng (0,25 đ)
2. (1đ)
a. Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim.
b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết.
Phương pháp:


Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2
(có tinh bột và nước bọt pha loãng).

Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi:



Ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim mất hoạt tính;
Ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho
hoạt động của ezim trong nước bọt.

Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1.
Câu 3 (4 điểm)
1. So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?
* Giống nhau:



Đều có cấu trúc màng kép

Đều là bào quan có khả năng tổng hợp ATP

* Khác:


Ti thể

Lục lạp

Màng ngoài trơn nhẵn, màng
trong gấp khúc trên có đính các
enzim hô hấp

Cả hai màng đều trơn nhẵn, có thêm hệ thống túi
tylacoid, trên đó có đính các sắc tố quang hợp và các
chất vận chuyển điện tử.

Tổng hợp ATP dùng cho mọi
hoạt động của tế bào

Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho pha tối của
quang hợp

Có trong mọi loại tế bào

Chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật

2. Chức năng chính của prôtêin màng gồm (1đ)
Ghép nối 2 tế bào với nhau
Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin

Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu (glicôprôtêin)
Là các kênh vận chuyển các chất qua màng, là enzim màng.....






3. (1đ)
Sai.Không bị vỡ vì có thành tế bào.
Sai. Dấu chuẩn là glycoprotein.
Đúng.
Sai: Thành phần bền nhất là sợi trung gian.






4. (1đ)



Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học;
Cách nhận biết: nhuộm màu Gram chúng bắt màu khác nhau

Gram âm có màu đỏ, Gram dương màu tím.

Câu 4 (4 điểm)
1 (1đ)





Protein: Sự biến dạng của màng sinh chất (xuất hoặc nhập bào).
Steroid: Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit.
ion:

Vận chuyển thụ động nhờ các pecmeaza, không tiêu tốn năng lượng ATP

Vận chuyển chủ động nhờ các kênh protein trên màng, tiêu tốn năng lượng ATP




Nước: Vận chuyển thụ động qua kênh aquaporin trên màng, nhờ protein mang hoặc khuếch

tán trục tiếp qua lớp kép photpholipit.
2. (1đ) Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy
là do:



Đun sôi cách thủy các phôi trong 5 phút. Để giết chết phôi
Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế bào sống có khả năng thẩm chọn



lọc chỉ cho các chất cần thỉết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này.
Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do MSC có khả năng thấm chọn lọc nên




không bị nhuộm màu. Còn phôi chết MSC mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào,
chất nguyên sính bắt màu.
3. (1đ)


Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucôzơ cần



năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.
Pha sáng xảy ra ở tilacốit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp dãy chuyền



điện tử, phức hệ ATP - synthetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành năng lượng tích trong ATP
và NADPH.
Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp, trong chất nền lục lạp chứa các enzim và cơ chất của chu
trình Canvis do đó glucô được tổng hợp từ CO2 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng
cung cấp.

4. (1đ)


Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ




enzim, chất ức chế enzim.
Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được ổn định nhờ các



liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua..).
Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian của enzim, do
đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ chất nên enzim mất khả
năng xúc tác.

Câu 5 (2đ)
1. Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm kỳ trung gian (G1 + S+ G2) và quá trình nguyên phân.


Diễn biến cơ bản các pha của kỳ trung gian.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×