Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm dịch tễ học - lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.71 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC - LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA
NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH NẶNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
Võ Minh Hiền*, Nguyễn Ngọc Huy*, Keisuke Yoshihara**, Lay Myint Yoshida**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việc xác định được các nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) nặng góp giảm
tỉ lệ mắc và tử vong do NKHHCT. Nghiên cứu chúng tôi nhằm: khảo sát dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng và các
yếu tố liên quan đến NKHHCT nặng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trẻ từ 1 tháng - 5 tuổi có biểu hiện ho hoặc dấu hiệu nặng liên
quan đến NKHHCT được điều trị tại khoa Nhi bao gồm hồi sức Nhi – bệnh viện Khánh Hòa từ 6/2015 12/2018. Việc phân tích để xác địch các yếu tố nguy cơ của NKHHCT nặng được so sánh giữa hai nhóm: đơn vị
hồi sức (ICU) và không ICU dựa vào dịch tễ, lâm sàng và kết quả xét nghiệm.
Kết quả: Với 376 trường hợp NKHHCT nặng điều trị tại ICU, tỉ lệ tử vong (5%), tuổi trung bình (5,1
tháng), thời gian nằm viện (7 ngày). Tuổi < 6 tháng, suy dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy cơ
NKHHCT nặng được tìm thấy. Về lâm sàng, rút lõm ngực (93,1%), thở nhanh (91,8%), khò khè (83,2%), rale
nổ (63,6%) chiếm tỉ lệ cao ở trẻ nhập ICU (p <0,001). Ngoài ra, Human rhinovirus/enterovirus chiếm 31,4% ở
nhóm ICU.
Kết luận: Nhiễm trùng HRV/ENT liên quan với NKHHCT nặng. Trẻ <6 tháng, suy dinh dưỡng là một
trong những yếu tố nguy cơ của NKHHCT nặng.
Từ khóa: nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng ở trẻ em, các yếu tố nguy cơ

ABSTRACT
EPIDEMICOLOGIC - CLINICAL CHARACTERISTICS AND RISK FACTORS FOR SEVERE ACUTE
RESPIRATORY INFECTIONS IN CHILDREN UNDER 5 YEARS OLD
Vo Minh Hien, Nguyen Ngoc Huy, Keisuke Yoshihara, Lay Myint Yoshida
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 112 - 119
Objectives: It is important to identify the risks of severe ARIs to reduce morbidity and mortality caused by
acute respiratory infections (ARIs). Our study aims to: investigate epidemiological-clinical characteristics and


clarify risk factors relating to severe ARIs.
Methods: Children aged from 1 month - 5 years presented cough or signs of severe ARIs admitted to
Pediatric department including Intensive Care Unit (ICU) - Khanh Hoa general hospital from 6/2015 - 12/2018
were enrolled. The analysis to identify the major risk factors for severe ARIs were compared between two groups:
ICU and non-ICU based on epidemiology, clinical presentations and result of investigations.
Results: A total of 376 ARIs admitted ICU during the study period. In which, the mortality rate (5%),
median age was 5.1 months, the duration of hospitalization was 7 days. Age <6 months, malnutrition were
considered to be risk factors for severe ARIs in our study. Concerning clinical features, chest wall indrawing
(93.1%), tachypnea (91.8%), wheezing (83.2%), crackles (63.6%) were associated with severe ARIs (p <0.001).
Moreover, HRV/ENT was responsible for 31.4% of the ICU cases.
Conclusions: HRV/ENT infection asscociated with severe ARIs. Age < 6 months, malnutrition were
*Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Minh Hiền

112

**Viện nghiên cứu bệnh Nhiệt đới Nagasaki
ĐT: 0906456350
Email:

Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Nghiên cứu Y học

identified to be risk factors for ICU related ARIs.
Key words: severe ARIs in children, risk factors


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính
(NKHHCT) vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới(6).
Theo tác giả Nair H(12), ước tính rằng 15 triệu trẻ
em nhập viện vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
nặng và rất nặng trong năm 2010, và sẽ có 3 trẻ
mất do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính mỗi 2
phút. Năm 2008, tổ chức y tế thế giới (WHO)(15)
đã bao gồm Việt Nam là một trong số 15 quốc
gia có tỷ lệ mắc NKHHCT cao với ước tính
khoảng 2,9 triệu ca trong một năm. Mặc dù đã có
tiến triển trong trong những năm gần đây,
nhưng tỷ lệ mắc NKHHCT và đặc biệt tỷ lệ
NKHHCT nặng dẫn đến tử vong vẫn cao gấp 10
lần so với các nước Úc, Nhật. Do đó, việc phát
hiện sớm những yếu tố nguy cơ có liên quan đến
NKHHCT nặng góp phần quan trọng nhằm
giảm tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong đặc biệt ở
trẻ em dưới 5 tuổi(11). Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu
về vấn đề này được thực hiện ở các nước đang
phát triển, nơi mà tỷ lệ mắc và tử vong do
NKHHCT vẫn là nguyên nhân hàng đầu. Do đó,
nghiên cứu của chúng tôi nhằm:
Khảo sát đặc điểm dịch tễ học - lâm sàng của
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng ở trẻ em
dưới 5 tuổi nhập viện.
Xác định các yếu tố nguy cơ của nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính nặng.


ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu, địa điểm và thời gian
nghiên cứu

có dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng
nhập vào phòng hồi sức cấp cứu Nhi (ICU)
thuộc khoa Nhi - bệnh viện đa khoa Khánh Hòa.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bao gồm cả ICU và không ICU.
Tiêu chuẩn nhập ICU
Theo hướng dẫn của APLS trong nhận biết
trẻ bị bệnh nặng có liên quan đến nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính được xá định trên lâm
sàng (định nghĩa các triệu chứng được mô tả
trong APLS).
Tiêu chuẩn nhập phòng hô hấp (không ICU)
Trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính không có địa chỉ cư trú thuộc 16 khu vuecj
xã phường nha trang (theo vùng địa lý thì 16
khu vực này có thể ddaih diện cho quần thể
nghiên cứu).
Thu thập mẫu bệnh phảm và cách phân loại dữ liệu
Việc thu thập mẫu bệnh phẩm bằng dịch
mũi họng để làm PCR các loại virus (đính kèm
với bản fulltex Hiền gửi)
Cách đánh giá các tổn thương trên Xquang
và phân loại NKHHCT nặng, hoặc không dữa
theo hướng dẫn của WHO.
Tiêu chuẩn nhập vào phòng cấp cứu (ICU) - Khoa

Nhi
Dựa theo dướng dẫn của Cấp cứu Nhi nâng
cao APLS, 2015(18) trong thực hành lâm sàng cách
nhận biết và phát hiện trẻ bị bệnh nặng, Theo đó,
đối tượng nghiên cứu bao gồm những trẻ biểu
hiện triệu chứng lâm sàng nặng có liên quan đến
tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính:

Đây là một thiết kế nghiên cứu tiến cứu
được thực hiện tại khoa Nhi, bệnh viện đa khoa
tỉnh Khánh Hòa trong thời gian từ tháng 8 năm
2015 đến tháng 12 năm 2018.

Hôn mê,

Đối tượng nghiên cứu

Suy hô hấp nặng:

Tất cả trẻ em tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi biểu
hiện nhiễm khuẩn hô hấp (ho hoặc thở nhanh)
nhập viện vào phòng hô hấp (không ICU); hoặc

Rút lõm hõm ức,

Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1

Co giật,
Tắc nghẽn hô hấp,
Tím tái trung tâm,


Co kéo cơ hô hấp,

113


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Thở rên,

Quản lý dữ liệu và phân tích thống kê

Phập phồng cánh mũi,

Tất cả các thông tin dịch tễ học lâm sàng
được nhập hai lần vào cơ sở dữ liệu và được xác
nhận bởi các nhân viên quản lý dữ liệu được đào
tạo tại Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa bằng FoxPro
ver.9.0 (Microsoft, Redmond, WA, Hoa Kỳ).

Rút lõm lồng ngực nặng,
Dấu hiệu suy tuần hoàn:
Mạch nhẹ,
Thời gian đổ đầy mao mạch kéo dài,
Nhịp tim bất thường,
Hạ huyết áp,
Dấu hiệu của choáng.
Tiêu chuẩn nhập vào phòng hô hấp (không ICU) –

khoa Nhi
Chương trình giám sát nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính dựa trên dân số ở Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa, Việt Nam được thành lập vào tháng
2 năm 2007. Khu vực nghiên cứu hiện tại bao
gồm hơn 350.000 cá nhân với với khoảng 25.000
trẻ em dưới 5 tuổi từ 16 xã phường trong thành
phố. Theo đó, trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi ở khu
vực khai thác (16 xã phường) có biểu hiện ho và/
hoặc khó thở nhập vào khoa Nhi được chọn vào
nghiên cứu(21).
Thu thập mẫu bệnh phẩm và phân loại dữ liệu
Thông tin về đặc điểm dịch tễ học, đánh giá
triệu chứng lâm sàng ở phiếu thu thập số liệu
được thực hiện bởi bác sĩ Nhi sau khi được sự
đồng ý của người giám hộ trẻ. Mẫu bệnh phẩm
dịch mũi họng được làm PCR để xác định tác
nhân gây NKHHCT bao gồm RSV, Cúm A và B,
Rhinovirus, Metapneumovirus ở
người,
Parainfluenza loại 1-4, Coronavirus (229E và
OC43), Adenovirus, Bocavirus và Enterovirus.
Trong các nghiên cứu dựa vào cộng đồng,
định nghĩa trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính dưới (LRTI) nếu trẻ nhập viện có biểu
hiện thở nhanh ≥ 60/phút đối với trẻ < 2 tháng,
≥ 50/phút đối với trẻ 2 – 11 tháng, và ≥ 40/phút
đối với trẻ 12 - 59 tháng. Thêm vào đó, nếu trẻ
có biểu hiện dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
nặng, rút lõm lồng ngực nặng được phân loại

LRTI nặng(3,1). Việc xác định phân loại các tổn
thương phổi trên X-quang dựa theo hướng
dẫn của WHO(19).

114

Phân tích để xác định các yếu tố nguy cơ
chính đối với NKHHCT nặng được so sánh giữa
hai nhóm (ICU và không ICU) dựa trên dịch tễ
học, lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Đối với các
biến định tính, thử nghiệm Chi bình phương
hoặc Fisher’s exact được thực hiện để so sánh sự
khác biệt về tỷ lệ giữa 2 hoặc 3 nhóm độc lập.
Đối với các phép so sánh biến liên tục, phép thử
T-Student test hoặc Mann-Whitney U-test được
thực hiện, giá trị p <0,05 được coi là có ý nghĩa
thống kê. Phân tích hồi quy logistic được thực
hiện để xác định các yếu tố nguy cơ của
NKHHCT nặng, tất cả các biến có p < 0,05 được
đưa vào phân tích hồi quy logistic đa biến để xác
định các yếu tố độc lập liên quan đến nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính nặng (ICU). Yếu tố nguy
cơ được xác định có ý nghĩa khi p <0,05 trong
phân tích hồi qui đa biến.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội
đồng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa số
141/QĐ-BVĐKT.

KẾT QUẢ

Tác nhân vi rút liên quan đến nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính trong giai đoạn nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm
2015 đến tháng 12 năm 2018 tại khoa Nhi, đã có
376 trường hợp nhập viện tại khoa chăm sóc đặc
biệt (ICU), trong đó 50,3% (189/376) dương tính
với ít nhất với một loại vi rút. Trong 376 trường
hợp ICU, HRV/ENT (31,4%), RSV (18,4%), PIV3
(6%) Influenza A (6%) là những vi rút phổ biến
nhất được phát hiện trong nghiên cứu của chúng
tôi (Hình 1A). Liên quan đến trường hợp nhập
vào khoa hô hấp (không ICU), 4167 ca được
chọn vào nghiên cứu, trong đó có 55,8%
(2326/4167) dương tính với ít nhất một trong các

Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
loại vi rút được phát hiện bằng kỹ thuật PCR,
theo đó Rhino (32,5%), RSV (15,2%), Influenza A

Nghiên cứu Y học

(6,7%) là những virus phổ biến (Hình 1B).

A

B


Hình 1. Tác nhân virus ở nhóm ICU và không ICU. A: Tác nhân virus ở nhóm ICU, B: Tác nhân virus ở nhóm
không ICU
(91,8%), rút lõm lồng ngực (90,2%), phổi có biểu
Đặc điểm dịch tể học ở trẻ nhiễm khuẩn hô hấp
hiện ran nổ và ẩm (63,6%).
cấp tính nhập ICU
Trong tổng số 376 trẻ bị NKHHCT nặng
nhập ICU (nhóm ICU) và 4167 NKHHCT
không nhập ICU (nhóm không ICU) trong thời
gian nghiên cứu, tuổi trung bình là 5,1 tháng
(IQR: 2,0 - 12,5) đối với nhóm ICU và 17,9
tháng (IQR: 9,3 - 29,6) đối với nhóm không
ICU (p <0,001). Như thể hiện trong bảng 1,
nam giới (64,4%), trẻ em dưới 6 tháng tuổi
(54,5%), suy dinh dưỡng (13,3%), liên quan tỷ
lệ nhập điều trị tại ICU (p < 0,001). Tuy nhiên,
tỷ lệ trẻ có đi nhà trẻ (11,4%), trong gia đình có
người hút thuốc (5,4%) và sử dụng kháng sinh
trước khi nhập viện (58,0%) thấp hơn so với
nhóm không ICU (p <0,001) (Bảng 1).
Đặc điểm lâm sàng liên quan đến nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính nặng
Liên quan đến các biểu hiện về mặt lâm
sàng, sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm bệnh nhân NKHHCT điều trị tại ICU và
nhóm bệnh nhân NKHHCT không điều trị tại
ICU (p <0,001). Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm
ICU có biểu hiện khò khè (83,2%), thở nhanh

Ngoài ra, bằng cách sử dụng các hướng dẫn

của IMCI, ở nhóm ICU có 97% (367/376) được
chẩn đoán là NKHHCT dưới (LRTI), trong đó
93% (351/376) được xác định NKHHCT dưới
nặng. Hơn nữa, tỷ lệ bất thường trên phim Xquang phổi là 74,5% và tỷ lệ viêm phổi được xác
định trên X-quang (68,9%) cao hơn nhiều so với
nhóm không ICU (p <0,001).
Trong 376 trường hợp ICU, 6,7% (25/376) cần
hỗ trợ máy thở và 77,7% (292/376) có chỉ định
thở oxy. Thời gian nằm viện ở nhóm ICU dài
hơn so với nhóm không ICU (7,0; IQR: 5,0 - 10 so
với 4,0; IQR: 3,0 - 6,0; p <0,001). Tuy nhiên,
không có sự khác biệt được tìm thấy giữa hai
nhóm dựa trên số lượng bạch cầu qua kết quả
xét nghiệm công thức máu (p >0,05) (Bảng 2).
Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính nặng
Sau khi điều chỉnh tác động gây nhiễu của
các yếu tố khác được nghiên cứu và sau khi lựa
chọn mô hình phân tích đa biến hồi qui logistic,
có mối liên quan đáng kể giữa các biến số nguy

Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1

115


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Nghiên cứu Y học


cơ đến tình trạng NKHHCT nặng được tìm thấy:
6,46) và trẻ suy dinh dưỡng (16,91 với KTC 95%:
nhóm trẻ 0 - 6 tháng (5,35 với KTC 95%: 4,43 3,07 - 693,11) (Bảng 3).
Bảng 1. So sánh đặc điểm chung giữa nhóm ICU và nhóm không ICU
Thông tin chung
Giới tính nam (%)
Trung vị của tuổi (tháng)
Suy dinh dưỡng (%)
Có đi nhà trẻ (%)
Gia đình có người hút thuốc (%)
0 - 6 tháng
6 tháng - 1 năm
1 - 2 năm
2 - 5 năm
Sử dụng kháng sinh trước nhập viện (%)
Đang mắc bệnh lý nào đó (%)

Nhóm ICU (n = 376)
Số (%) Trung vị (IQR)
243 (64,6%)
5,1 (IQR: 2,0 - 12,5)
50 (13,3%)
44 (11,7%)
15 (5,4%)
Nhóm tuổi (%)
205 (54,5%)
76 (20,2%)
53 (14,1%)
34 (9,0%)
Tiền sử

218 (58,0%)
189 (50,3%)

Nhóm không ICU (n = 4167)
Số (%) / Trung vị (IQR)
2474 (59,4%)
17,9 (IQR: 9,3 - 29,6)
4 (0,1%)
2142 (51,4%)
1052 (31,7%)

Giá trị p
0,048
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

622 (14,9%)
730 (17,5%)
1318 (31,6%)
1202 (28,9%)

<0,001

3162 (75,9%)
2493 (59,8%)

<0,001
<0,001


Bảng 2. So sánh đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm ICU và không ICU

3

Số lượng bạnh cầu (10 tế bào / uL)
Khò khè (%)
Thở nhanh (%)
Khó thở (%)
Ran nổ ở phổi (%)
Rút lõm lồng ngực (%)
LRTI (%)
LRTI nặng (%)
Sự bất thường trên X-quang (%)
X-quang xác định viêm phổi (%)
Thời gian khởi bệnh (ngày)
Thời gian nằm viện (ngày)
Chỉ định steroid (%)
Chỉ định thở oxy (%)
Chỉ định thở máy (%)

Nhóm ICU (n = 376)
Nhóm không ICU (n = 4167)
Số (%) Trung vị (IQR)
Số (%) / Trung vị (IQR)
11,5 (IQR: 8,8 - 15,8)
11,3 (IQR: 8,6 - 15,1)
Dấu hiệu lâm sang
313 (83,2%)
2268 (54,4%)

345 (91,8%)
509 (12,2%)
350 (93,1%)
81 (1,9%)
239 (63,6%)
1071 (25,7%)
339 (90,2%)
152 (3,7%)
LRTI và kết quả X quang ngực
16 (4,3%)
770 (18,5%)
351 (93,4%)
117 (2,8%)
280 (74,5%)
2232 (53,6%)
259 (68,9%)
1939 (46,5%)
Điều trị và kết quả
3,0 (IQR: 1,0 - 4,0)
3,0 (IQR: 2,0 - 5,0)
7,0 (IQR: 5,0 - 10,0)
4,0 (IQR: 3,0 - 6,0)
171 (45,5%)
1432 (34,4%)
292 (77,7%)
4 (0,1%)
25 (6,7%)
3 (0,1%)

Giá trị p

0,223
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
0,040
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

Bảng 3. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng nhập ICU

116

Thông tin chung
Giới tính nam

UnadjustedRR
1,23

95%CI
1,00 - 1,50
Nhóm tuổi
4,46 - 6,50

0,92 - 1,49
0,29 - 0,50
0,19 - 0,38
Tình trạng xã hội
0,71 - 1,53
10,50 - 18,15

Adjusted RR
1,12

95%CI
0,92-1,36

0 - 6 tháng
6 tháng - 1 năm
1 - 2 năm
2 - 5 năm

5,39
1,17
0,38
0,27

5,35
1,16
0,38
0,27

4,43 - 6,46
0,91 - 1,48

0,29 - 0,51
0,19 - 0,38

Sống ở nông thôn
Suy dinh dưỡng

1,04
13,81

0,68
16,91

0,31 - 1,48
3,07 - 93,11

Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
BÀN LUẬN
Tác nhân gây bệnh của nhiễm trùng đường hô
hấp cấp tính nặng trong số trẻ nhập viện ICU
từ tháng 6, 2015 đến tháng 12, 2018
Trong giai đoạn nghiên cứu, chúng tôi ghi
nhận rằng vi rút là một trong những nguyên
nhân chủ yếu của nhiễm trùng hô hấp cấp tính
nặng ở trẻ em nhập ICU ở khoa Nhi – bệnh viện
Khánh Hoà. Trong số 376 mẫu bệnh phẩm dịch
mũi họng từ bệnh nhi nhập ICU được xét
nghiệm định danh bằng kỹ thuật PCR thì có

50,3% (189/376) dương tính với ít nhất 1 trong
các loại vi rút trên. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ rệt
về tác nhân gây bệnh NKHHCT khác nhau giữa
bệnh nhân NKHHCT có biểu hiện nặng (ICU) và
bệnh nhân không có biểu hiện nặng (không
nhập ICU) được ghi nhận ở trong nghiên cứu
của chúng tôi, theo đó ở nhóm bệnh nhân không
có biểu hiện NKHHCT nặng thì không tìm thấy
sự hiện diện của Enterovirus, trong khi đó ở
bệnh nhân nhập ICU thì Rhino/Entero virus là
nguyên nhân hàng đầu chiếm 31,4%; tiếp đến là
RSV (18,4%), PIV3 (6%). Một trong các tác giả
Asner (2014)(2) cho thấy ở bệnh nhân nhập viện
vì NKHHCT nặng thì HRV/ENT chiếm 31,8%.
Tương tự, tác giả Engelmann (2107)(8) đã chứng
minh rằng 57% trường hợp nhiễm Enterovirus
có dấu hiệu NKHHCT nặng cần được theo dõi
và điều trị tại ICU. Tuy nhiên, kết quả của chúng
tôi khác với kết quả của tác giả Holly M Biggs(5)
khi ghi nhận HRV/EV chiếm 25% ở bệnh nhân
NKHHCT và 11% nhập ICU, và tác giả Savage
(2018)(16) cho thấy Enterovirus chịu trách nhiệm
28% tổng số bệnh nhân NKHHCT bao gồm ICU
và không ICU.
Như chúng ta biết rằng, sở dĩ có sự khác
nhau cũng có thể do bệnh nhân nhiễm
Enterovirus có biểu hiện không có triệu chứng
hoặc từ nhẹ như viêm long hô hấp trên hoặc
rối loạn tiêu hóa cho đến một số trường hợp
thể rất nặng như là EV-D68 có thể gây ra các

triệu chứng hô hấp nghiêm trọng hoặc
Enterovirus 71 gây các triệu chứng tay chân
miệng(16). Do đó, sự hiện diện của Enterovirus

Nghiên cứu Y học

không được tìm thấy ở bệnh nhân không nhập
ICU có thể do bệnh nhân có những dấu hiệu
hoặc triệu chứng khác nổi bật hơn so với viêm
long hô hấp nên được chẩn đoán và theo dõi ở
các bệnh phòng khác trong nghiên cứu của
chúng tôi. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng
tôi nhận thấy rằng sự nhiễm trùng HRV/ENT
liên quan đến NKHHCT nặng.
Các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính nặng
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở
nhóm ICU thì 6,7% có chỉ định thở máy và 77%
có chỉ định thở oxy, thời gian điều trị kéo dài
hơn so với nhóm không ICU (7 với 3, p <0,001).
Ngoài ra, số bệnh nhân nhập ICU được chẩn
đoán NKHHCT nặng là 93,4% (p <0,001), theo
đó tỷ lệ khá cao (69,5%) bệnh nhân được xác
định viêm phổi trên X-quang so với nhóm
không ICU (46,5%). Thêm vào đó, các triệu
chứng lâm sàng như khò khè (83,2%), khó thở
(93,1%), rút lõm lồng ngực (90,2%), thở nhanh
(91,8%), phổi có biểu hiện rale ẩm nổ (63,6%) đều
liên quan với việc chỉ định theo dõi và điều trị tại
ICU (p <0,001).

Các nghiên cứu khác nhau ở trẻ em bị
NKHHCT đã chỉ ra rằng thiếu oxy là yếu tố
nguy cơ cao gây tử vong và việc phát hiện kịp
thời các triệu chứng nặng để chỉ định can thiệp
sớm góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do
NKHHCT(7,10).
Theo tác giả Yashwant (2012), ở các nước
đang phát triển nơi có phương tiện đo SpO2 hoặc
việc thực hiện khí máu không dễ dàng có sẵn ở
tất cả các trung tâm, do đó việc phát hiện thiếu
oxy bằng những triệu chứng lâm sàng ở bệnh
nhân NKHHCT có thể đóng một vai trò rất quan
trọng trong thực hành lâm sàng nhằm giảm
nguy cơ diễn biến nặng nếu không được can
thiệp kịp thời. Theo đó, các dấu hiệu lâm sàng
tiên đoán cho tình trạng thiếu oxy như rút lõm
thành ngực thành ngực (độ nhạy = 90%), rale nổ
(độ nhạy = 87%), phập phồng cánh mũi (độ nhạy
= 84%), thở nhanh (độ nhạy = 81%), tím tái (tiên
đoán thiếu oxy = 88%)(14).

Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1

117


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019


Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính nặng
Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính(12) là
nguyên nhân chính gây bệnh tật và là một trong
những lý do thường gặp nhất đối với việc sử
dụng các dịch vụ y tế trên toàn thế giới, và người
ta đã ước tính rằng có thể ngăn chặn tới 25% các
bệnh NKHHCT nghiêm trọng nếu giải quyết
yếu tố nguy cơ chịu trách nhiệm cho những
nhiễm trùng này. Trong nghiên cứu hiện tại, sau
khi điều chỉnh tác động gây nhiễu của các yếu tố
khác được nghiên cứu và sau khi lựa chọn mô
hình phân tích đa biến hồi qui logistic, các biến
số nguy cơ liên quan đến tình trạng NKHHCT
được tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi là
nhóm tuổi 0 - 6 tháng và suy dinh dưỡng.
Với kết quả từ việc phân tích đa biến,
nhóm trẻ từ 0 - 6 tháng nhập ICU là 54,5% và
không ICU là 14,9%. Sự khác biệt này cho thấy
nhóm tuổi 0 - 6 tháng có nguy cơ mắc
NKHHCT nặng cao gấp 5,35 lần (95%CI 4,43 6,46). Tuy nhiên, nghiên cứu ở Greeenland(9),
cho thấy ở những trẻ > 6 tháng tuổi thì nguy cơ
NKHHCT cao hơn so với nhóm trẻ < 6 tháng
tuổi. Tương tự, nghiên cứu khác được thực
hiện tại năm khu ổ chuột của thành phố
Dhaka(4) cho thấy ở trẻ sơ sinh >6 tháng tuổi
nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,85 lần so với
nhóm trẻ <6 tháng. Sở dĩ, nghiên cứu của
chúng tôi nhận thấy trẻ 0 - 6 tháng có nguy cơ
bị NKHHCT nặng hơn có thể do cơ quan hô

hấp và miễn dịch của trẻ phát triển chưa hoàn
chỉnh ở lứa tuổi 0 - 6 tháng, ngoài ra dấu hiệu
lâm sàng nhận biết trẻ có biểu hiện ban đầu
của NKHHCT rất khó để phát hiện nên chỉ
đến khi trẻ có có biểu hiện nặng gia đình mới
thực sự tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên y
tế nên tỷ lệ trẻ biểu hiện NKHHCT nặng có tỷ
lệ cao nhất ở nhóm 0 - 6 tháng trong nghiên
cứu của chúng tôi.
Ngoài yếu tố tuổi, nghiên cứu của chúng tôi
đã cho thấy trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng(20)
(thiếu cân: cân nặng theo tuổi < 2 SD, thấp còi:
chiều cao cho tuổi <2 SD và gầy: cân nặng cho

118

chiều cao <2 SD) trong nhóm ICU là 13,3% và ở
nhóm không ICU là 0,1% (p <0,001). Kết quả
cũng ghi nhận rằng trẻ bị suy dinh dưỡng có
nguy cơ NKHHCT nặng gấp 16,91 lần (95% CI
3,07 – 93,11). Kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu từ các tác giả(13,17) ở các quốc gia đang
phát triển khi ghi nhận có mối liên quan giữa
suy dinh dưỡng và nguy cơ mắc NKHHCT nặng
bằng cách sử dụng phân tích đa biến. Ngoài ra,
các tác giả cũng cho rằng suy dinh dưỡng là yếu
tố liên quan rõ rệt đến viêm phổi nặng và có
nguy cơ tử vong cao.

KẾT LUẬN

Trẻ nhiễm HRV/ENT liên quan với
NKHHCT nặng. Ngoài ra các triệu chứng lâm
sàng liên quan đến NKHHCT nặng bao gồm
khò khè, rút lõm lồng ngực, thở nhanh, phổi có
ral nổ và ẩm. Thêm vào đó, trẻ nhỏ dưới 6 tháng,
suy dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy
cơ dẫn đến NKHHCT nặng.
Lời cám ơn: Chúng tôi nhân cơ hội này xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cán bộ y tế tại
Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và cán bộ Sở Y tế
Khánh Hòa trong việc thu thập mẫu lâm sàng và
quản lý dữ liệu lâm sàng nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính. Chúng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến
bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã tham gia vào
nghiên cứu của chúng tôi. Cuối cùng nhưng không
kém phần quan trọng, cám ơn nhân viên hành
chính và giáo sư tại Khoa Nhi nhiễm của Viện
nghiên cứu bệnh Nhiệt đới ở Nagasaki.

LỢI ÍCH CẠNH TRANH
Các tác giả đã tuyên bố rằng không có lợi ích
cạnh tranh tồn tại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.


4.

Agweyu A, Lilford RJ, English M (2018). “Appropriateness of
clinical severity classi cation of new WHO childhood
pneumonia guidance: a multi-hospital, retrospective, cohort
study”. Lancet Glob Health, 6(1):e74-83.
Asner SA, Petrich A, Hamid JS, et al (2014). “Clinical severity
of rhinovirus/enterovirus compared to other respiratory
viruses in children”. Influenza Other Respir Viruses, 8(4):436-42.
Ayieko P, English M (2007). “Case Management of Childhood
Pneumonia in Developing Countries”. Pediatr Infect Dis J,
26(5):432-440.
Bhuyan GS, Hossain MA, Sarker SK, et al (2016). “Bacterial and
viral pathogen spectra of acute respiratory infections in under-

Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

5.

6.
7.

8.

9.

10.


11.

12.

13.

5 children in hospital settings in Dhaka city”. PloS One,
12(3):e0174488.
Biggs HM, McNeal M, Nix WA, et al (2017). “Enterovirus D68
Infection Among Children with Medically Attended Acute
Respiratory Illness, Cincinnati, Ohio, July–October 2014”. Clin
Infect Dis, 65(2):315-323.
Bryce J, Shibuya K, Black RE, et al (2005). “WHO estimates of
the causes of death in children”. Lancet, 365 (9465):1147-52.
Djelantik IG, Gessner BD, Sutanto A , et al (2003). “Case fatality
proportions and predictive factors for mortality among
children hospitalized with severe pneumonia in a rural
developing country setting”. J Trop Pediatr, 49(6):327-32.
Engelmann I, Fatoux M, Lazrek M (2017). “Enterovirus D68
detection in respiratory specimens: Association with severe
disease”. J Med Virol, 89(7):1201-1207.
Koch A, et al (2002). “Population-Based Study of Acute
Respiratory Infections in Children, Greenland”. Emerg Infect
Dis, 8(6):586-593.
Lazzerini M, Sonego M, Pellegrin MC (2015). “Hypoxaemia as
a Mortality Risk Factor in Acute Lower Respiratory Infections
in Children in Low and Middle-Income Countries: Systematic
Review and Meta- Analysis”. Plos One, 10(9): e0136166.
Liu L, Hogan D, Perin J, Rudan I, et al (2015). “Global, regional,

and national causes of child mortality in 2000- 13, with
projections to inform post-2015 priorities: an updated
systematic analysis”. Lancet, 385(9966):430-40.
Nair H, Rundan I, Gessner BD, et al (2013). “Global and
regional burden of hospital admissions for severe acute lower
respiratory infections in young children in 2010: a systematic
analysis”. Lancet, 381(9875):1380-1390.
Paynter S, Lucero MG, Tallo V, et al (2014). “Malnutrition: a
risk factor for severe respiratory syncytial virus infection and
hospitalization”. Pediatr Infect Dis J, 33(3):267-71.

14.

15.

16.

17.

18.

19.

20.

21.

Nghiên cứu Y học

Rao YK, Midha T, Kumar P, Tripathi VN, Rai OP (2012).

“Clinical predictors of hypoxemia in Indian children with
acute respiratory tract infection presenting to pediatric
emergency department”. World J Pediatr, 8(3):247-251.
Rudan I, Biloglav Z, Mulhollandd K, et al (2008).
“Epidemiology and etiology of childhood pneumonia”.
Bulletin of the World Health Organization, 86(5):408–416.
Savage TJ, Kuypers J, Chu HY, et al (2018). “Enterovirus D-68
in children presenting for acute care in the hospital setting”.
Influenza Other Respir Viruses, 12(4):522-528.
Singleton RJ1, Wirsing EA, Haberling DL, et al (2009). “Risk
Factors for Lower Respiratory Tract Infection Death Among
Infants in the United States, 1999-2004”. Pediatrics, 124(4):e768–
e776.
Teo S, Stanford J, Rao A, et al (2016). “Paediatric acute care:
Highlights from the PAC-APLS conference, Sydney, 2015”.
Emerg Med Australas, 28(6):746-748.
WHO (2005). “Technical updates of the guidelines on the
Integrated management of childhood illness (IMCI): evidence
and recommendations for further adaptations”. WHO, 2005:145.
WHO (2009). “Child growth standards and the identi cation of
severe acute malnutrition in infants and children”. WHO,
https://wwwwhoint/maternal_child_adolescent/.
Yoshida LM, Yamamoto T, et al (2010). “Viral pathogens
associated with acute respiratory infections in central
vietnamese children”. Pediatr Infect Dis J, 29(1):75-77.

Ngày nhận bài báo:

20/07/2019


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/07/2019

Ngày bài báo được đăng:

05/09/2019

Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1

119



×