Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xử trí dị vật đường tiêu hóa trên bằng nội soi ống mềm tại khoa Thăm dò chức năng & nội soi - BV Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.87 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

XỬ TRÍ DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN BẰNG NỘI SOI ỐNG MỀM
TẠI KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG & NỘI SOI - BV THỐNG NHẤT
Phạm Công Nhân*, Nguyễn Tiến Lĩnh*, Lê Quốc Tuấn*, Nguyễn Thiên Như Ý*, Huỳnh Việt Trung*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề. Dị vật đường tiêu hóa (ĐTH) trên là một tình trạng bệnh lý cấp cứu của đường tiêu hóa khá
phổ biến. Nghiên cứu nhằm mục đích ghi nhận đặc điểm dị vật, kết quả (tỉ lệ thành công, tai biến) của kỹ thuật
nội soi ống mềm (NSOM) trong xử trí dị vật ĐTH trên.
Đối tượng và Phương pháp: Hồi cứu, báo cáo loạt ca tất cả bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định có dị
vật ĐTH trên sau khi nội soi tại khoa Thăm dò chức năng & Nội soi, Bệnh viện Thống Nhất từ 01/2015 –
03/2019.
Kết quả: Nội soi xác định 70 BN có dị vật. Nhóm dị vật liên quan đến thức ăn chiếm 47,1% (33/70), nhiều
nhất là xương 28,6% (20/70); nhóm dị vật thực sự chiếm 52,9% (37/70), nhiều nhất là viên thuốc còn nguyên vỉ
chiếm 37,1% (26/70). Vị trí dị vật hay gặp ở thực quản chiếm 77.1% (54/70), nhất là thực quản trên chiếm
42,9% (30/70). Tỉ lệ biến chứng cho ĐTH trên chiếm 14,04% (8/70), đều là những tổn thương nhẹ. Tỉ lệ lấy dị
vật thành công là 100% (70/70), tỉ lệ tai biến là 8,77% (5/70), đều là tổn thương nhẹ.
Kết luận: Dị vật đường tiêu hóa trên là một tình trạng bệnh lý cấp cứu của đường tiêu hóa khá phổ biến;
nếu không được chẩn đoán, xử trí đúng và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng và tử vong. Nội soi
ống mềm được áp dụng để chẩn đoán và xử trí trong hầu hết các trường hợp với tỉ lệ lấy dị vật thành công rất
cao, an toàn, ít tai biến và chi phí thấp.
Từ khóa: dị vật đường tiêu hóa, đường tiêu hóa trên, nội soi ống mềm

ABSTRACT
REMOVAL OF A FOREIGN BODY FROM THE UPPER GASTROINTESTINAL TRACT WITH A
FLEXIBLE ENDOSCOPE
Pham Cong Nhan, Nguyen Tien Linh, Le Quoc Tuan, Nguyen Thien Nhu Y, Huynh Viet Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 65 – 69


Background: Foreign body ingestion is a common emergency in the gastrointestinal tract. This study is to
assess the characteristics of foreign bodies, the effectiveness (success rate, complication rate) of the endoscopic
management of foreign bodies in the upper gastrointestinal tract.
Methods: Reported retrospectively on a series of all patients with foreign bodies in upper gastrointestinal
tract were confirmed after the endoscopy at Functional & Endoscopy Department, Thong Nhat Hopital from
January 2015 to March 2019.
Results: A total of 70 patient were enrolled. The proportion of foreign bodies related to food was 47.1%
(n=33), most of which were bones (n=20, 28.6%); the real foreign bodies accounted for 52.9% (n=37), and the
most were pill packets (n=26, 37.1%). Foreign bodies were most commonly located in the esophagus (n=54,
77.1%), especially in the upper esophagus (n=30, 42.9%). The complication rate was 14.04% (n=8), including
minor complications. The success rate of endoscopic removal was 100% (n=70), the therapeutic complication rate
was 8.77 (n=5), including minor complications.
*Khoa Thăm dò chức năng & Nội soi, Bệnh viện Thống Nhất.
Tác giả liên lạc: BS Phạm Công Nhân
ĐT: 0903.683.040

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

Email:

65


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Conclusions: Foreign body in the gastrointestinal tract is a common emergency; the situation can lead to
severe complications, maybe death without diagnosis and timely management. Flexible endoscopy is performed in
this situation with a high success rate, safety, low risk of complications and low cost.

Keywords: ingested foreign bodies, upper gastro-intestinal tract, flexible endoscopy

ĐẶT VẤN ĐỀ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dị vật đường tiêu hóa (ĐTH) trên là một tình
trạng bệnh lý cấp cứu của đường tiêu hóa khá
phổ biến. Nội soi ống mềm (NSOM) được áp
dụng để chẩn đoán và xử trí với hầu hết các
trường hợp.

Từ tháng 01/2015 - 03/2019 chúng tôi tiến
hành lấy dị vật tiêu hóa trên cho 70 trường hợp
sau khi được chẩn đoán qua nội soi, tất cả các
trường hợp đều lấy dị vật thành công.

Đa số các trường hợp dị vật sau khi nuốt
phải tự đào thải ra ngoài mà không cần xử trí gì
(80-90%), chỉ còn khoảng 10-20% cần phải can
thiệp(1,2,6,9,10). Những trường hợp dị vật không tự
thoát ra ngoài được có thể gây ra các biến chứng
loét, abcess thành, thủng, abcess trung thất, xuất
huyết tiêu hóa, tắc nghẽn ống tiêu hóa... Nếu
không được xử trí đúng và kịp thời có thể dẫn
đến biến chứng nặng và tử vong(2,6,7).
Dị vật ĐTH trên có thể được lấy ra bằng
nhiều phương pháp như mổ mở, mổ nội soi,
nội soi ống cứng, NSOM. Với sự phát triển của
kỹ thuật nội soi tiêu hóa cả về trang thiết bị,

dụng cụ, cũng như kinh nghiệm, kỹ năng ngày
càng được nâng cao của bác sĩ (BS) và kỹ thuật
viên (KTV) nội soi tiêu hóa, việc lấy dị vật
ĐTH trên qua NSOM dần trở nên nhẹ nhàng,
an toàn, hiệu quả hơn, được áp dụng cho hầu
hết các trường hợp.
Mục đích
Ghi nhận đặc điểm dị vật, hiệu quả (tỉ lệ
thành công, tai biến) của kỹ thuật NSOM trong
xử trí dị vật ĐTH trên.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán dị vật
ĐTH trên sau khi nội soi tại khoa Thăm dò Chức
năng - BV Thống Nhất từ 01/2015 đến 03/2019.
Ống nội soi mềm Olympus GIF-Q150.

66

Nam: 39 (55,71%), Nữ: 31 (44,29%).
Tuổi trung bình: 50,34 (16-89). Nhóm tuổi
<20 chỉ gặp 2 trường hợp, nhóm tuổi 21-60 chiếm
tỉ lệ cao nhất 67,14% (47/70) (Bảng 1).
Bảng 1: Phân loại theo tuổi/ giới
Giới / Tuổi <20 21-60
>60 Tổng cộng
%
Nam

1
27
11
39
55,71%
Nữ
1
20
10
31
44,29%
Tổng cộng
2
47
21
70
100%
%
2,86% 67,14% 30,00%
100%

Đặc điểm nhóm nghiên cứu theo loại dị vật
Bảng 2: Phân loại theo đặc điểm dị vật
Nhóm dị vật

Loại dị vật
Khối bã thức ăn
Hạt trái cây
Xương cá
Dị vật liên quan

Xương heo
đến thức ăn.
Xương bò
Xương gà - vịt
33
Viên thuốc còn vỉ
Răng giả
Tăm xỉa răng
Dị vật thực sự
Miếng kim loại
Mảnh nhựa
37
Tổng cộng:

n
9
4
11
2
1
6
26
5
4
1
1
70

Tỉ lệ %
12,9%

5,7%
15,7%
2,9%
28,6%
1,4%
8,6%
47,1%
37,1%
7,1%
5,7%
1,4%
1,4%
52,9%
100.%

Nhóm dị vật liên quan đến thức ăn và dị vật
thực sự có tỉ lệ gần ngang nhau.

Hồi cứu, báo cáo hàng loạt ca.

Phương tiện nghiên cứu

Đặc điểm nhóm nghiên cứu theo tuổi, giới

Trong nhóm dị vật liên quan đến thức ăn, dị
vật hay gặp nhất là xương động vật 28,6%
(20/70), nhất là xương cá. Trong nhóm dị vật
thực sự, dị vật hay gặp nhất là viên thuốc còn
nguyên vỉ 37,1% (26/70), hàm răng giả cũng là dị
vật hay gặp (Bảng 2).


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm nhóm nghiên cứu theo vị trí dị vật

BÀN LUẬN

Bảng. Phân loại theo vị trí dị vật

Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Vị trí
1/3 trên
1/3 giữa
Thực quản
1/3 dưới
Tổng cộng:
Phình vị
Hang vị - môn vị
Tá tràng
Tổng cộng

Số ca
30
10

14
54
6
6
4
70

Tỉ lệ %
42,9%
14,3%
20,0%
77,1%
8,6%
8,6%
5,7%
100%

Vị trí dị vật mắc nhiều nhất là ở thực quản
77,1% (54/70), trong đó hơn một nửa tại thực
quản trên (30/54 ca) (Bảng 3).
Dị vật tại tá tràng chỉ gặp 4 trường hợp
(5,7%), 2 ca có liên quan đến sẹo hẹp.
Đặc điểm nhóm nghiên cứu theo kích thước dị vật
Bảng 4. Phân loại theo kích thước dị vật
Kích thước DV
<1.5cm
1.5-3cm
>3cm
Tổng cộng:


Số ca
2
51
17
70

%
2,86%
72,86%
24,29%
100%

Chiếm tỉ lệ cao nhất là các dị vật có kích
thước 2-3cm 52,9% (37/70). Có vài trường hợp
dị vật là khối bã thức ăn có kích thước >10cm
(Bảng 4).
Các tai biến và biến chứng thường gặp
Bảng 5. Tai biến và biến chứng
Tai biến - biến chứng
Tai biến
Biến chứng

Loại tổn thương
Trầy xước rỉ máu
Loét nông, loét kèm rỉ
máu

n Tỉ lệ%
4 7,02%
8 14,04%


Tai biến
Nội soi kiểm tra đánh giá lại ngay sau khi
lấy xong dị vật, các tai biến xảy ra trong quá
trình lấy dị vật chỉ là trầy xước rỉ máu nhẹ,
chiếm tỉ lệ 8,77%.

Biến chứng
Biến chứng gây ra do dị vật là các vết loét
nhỏ tại nơi dị vật mắc, chiếm tỉ lệ 14,04%.
Không có trường hợp nào có tai biến và biến
chứng nặng (Bảng 5).

Theo tuổi/ giới (Bảng 1)
Nam: 39 (55,71%), nữ: 31 (44,29%).
Tuổi trung bình: 50,34 (16-89). Nhóm tuổi
<20 chỉ gặp 2 trường hợp, nhóm tuổi 21-60 chiếm
tỉ lệ cao nhất 67,14% (47/70).
Đặc thù của BV Thống Nhất là BV lão khoa
nhưng theo bảng 1 ta thấy tỉ lệ BN trong lứa tuổi
<60 chiếm tỉ lệ rất cao chiếm 70% (49/71), do sự
mở rộng tiếp nhận các đối tượng khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Theo loại dị vật (Bảng 2)
Trong nhóm các dị vật liên quan đến thức
ăn: Xương là loại dị vật hay gặp nhất 31,6%
(20/70), có lẽ do tập quán chế biến thịt cá không
lấy xương ra trước.
Trong nhóm dị vật thực sự: Viên thuốc còn
nguyên vỏ sắc cạnh là loại dị vật hay gặp nhất

với tần xuất rất cao 38,8% (26/70), gặp ở mọi
nhóm lứa tuổi, cũng là loại dị vật có tần xuất cao
ở các báo cáo của các tác giả trong nước(4,11),
nhưng có sự khác biệt hoàn toàn so với các
nghiên cứu của nước ngoài, có rất ít hoặc không
thấy ghi nhận loại dị vật này (13). Theo chúng tôi
có lẽ ở ta bệnh nhân mua được thuốc quá dễ
dàng, nhà thuốc cũng có thể kê toa rồi bán và
chia liều sẵn các loại thuốc thành từng gói, trong
đó có lẫn viên thuốc còn nguyên vỉ.
Theo vị trí dị vật (Bảng 3)
Tương tự như ở các báo cáo của các tác giả
khác mà chúng tôi đã tham khảo(3,13,4,5,6,11), vị trí dị
vật mắc nhiều nhất là ở thực quản 77,1% (54/70),
trong đó hơn một nửa tại thực quản trên (30/54
ca). Do đặc điểm giải phẫu của thực quản, có
những vị trí hẹp tự nhiên (cơ thắt trên thực
quản, ngang mức cung động mạch chủ ngực,
ngã ba khí – phế quản, tâm vị), một số trường
hợp hẹp do bệnh lý (Co thắt tâm vị, Web thực
quản, khối u,…).
Dị vật tại tá tràng chỉ gặp 4 trường hợp
(5,7%), 2 ca có liên quan đến sẹo hẹp.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

67


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Theo kích thước dị vật (Bảng 4)
Chiếm tỉ lệ cao nhất là các dị vật có kích
thước 2-3cm 52,9% (37/70).
Các dị vật nhỏ phần lớn có thể tự thoát ra
ngoài nên nhóm dị vật <1,5cm chỉ phát hiện trên
nội soi 2 trường hợp (2,9%).
Nhóm các dị vật có kích thước >3cm chiếm lỉ
lệ 24,3% (17/70).
Các dị vật quá lớn ít khi lẫn trong thức ăn,
nếu có bệnh nhân cũng khó nuốt vào. Nên hầu
hết chúng tôi chỉ gặp các dị vật lớn là răng giả
hoặc các khối bã thức ăn được hình thành qua
một thời gian dài.
Dụng cụ và phương pháp lấy dị vật

Dụng cụ lấy dị vật
Dụng cụ lấy dị vật là yếu tố rất quan trọng
giúp thủ thuật thành công.
Có nhiều loại dụng cụ khác nhau để phù
hợp với các dị vật khác nhau. Các dụng cụ cần có:
+ Mũ bảo vệ (mũ chụp đầu ống soi): Có sẵn
hoặc tận dụng từ đầu thắt TMTQ, bóng chèn của
ống nội khí quản, găng tay…
+ Thòng lọng, rọ lấy dị vật, vợt lấy dị vật.
+ Kẹp lấy dị vật: Kẹp cá sấu, kẹp răng chuột,
kẹp răng chuột có hàm cá sấu.
+ Balloon.

Dị vật tròn nhẵn có thể lấy bằng rọ. Dị vật có
góc cạnh có thể lấy bằng rọ, thòng lọng. Dị vật
mảnh, nhỏ, nhọn, dài có thể lấy bằng kẹp, không
nên dùng kẹp sinh thiết do lực kẹp yếu và diện
kẹp hẹp.
Mũ chụp đầu ống soi được sử dụng trong
hầu hết các trường hợp dị vật nhọn, sắc cạnh để
bảo vệ thành ống tiêu hóa và hạn chế tuột dị vật
trong quá trình kéo ra ngoài(10,11,12).
Tất cả các dụng cụ trên đều có thể dễ dàng
khử trùng và tái sử dụng nhiều lần.
Còn 1 loại dụng cụ nữa là over tube, hiện
chúng tôi chưa có và cũng chưa có kinh nghiệm
sử dụng.
Lựa chọn phương pháp lấy dị vật
Việc lựa chọn phương pháp lấy dị vật dựa

68

vào đặc điểm, kích thước, vị trí, tổn thương dị
vật gây ra tại ĐTH, tình trạng bệnh nhân, trang
thiết bị và kinh nghiệm của bác sĩ nội soi(5,12).
Các phương pháp đã được chúng tôi lựa chọn:
+ Kéo dị vật ra ngoài: 63/70 (90%).
+ Làm vỡ nhỏ dị vật rồi kéo ra ngoài hoàn
toàn hoặc đẩy 1 phần xuống dạ dày: 6/70 (8,57%).
+ Đẩy dị vật xuống dạ dày: 1/70 (1,42%).
Phương pháp kéo dị vật ra ngoài được áp
dụng cho hầu hết các trường hợp. Phương pháp
làm vỡ nhỏ dị vật được áp dụng cho các trường

hợp dị vật là khối bã thức ăn lớn, không kéo
ngay ra ngoài hoặc đẩy xuống dạ dày được.
Phương pháp đẩy dị vật xuống dạ dày áp dụng
cho các trường hợp dị vật là mảnh thức ăn mắc
tại thực quản, 1 số trường hợp dụng cụ không
thể bắt được khi dị vật còn nằm trên thực quản.
Các vấn đề gặp phải
Bệnh nhân già yếu, có bệnh lý kèm theo:
Hầu hết các trường hợp dị vật là khối bã thức ăn
tại thực quản bệnh nhân đều rất lớn tuổi (78-85),
có bệnh lý kèm theo (hẹp thực quản, co thắt tâm
vị, viêm phổi nặng), kích thước dị vật đều rất lớn
(5-13cm), thời gian lấy dị vật kéo dài (có ca gần
1giờ). Có trường hợp phải sử dụng đến nhiều
loại dụng cụ, đưa ống soi vào ra nhiều lần mới
lấy hết được dị vật.
Các trường hợp dị vật đã xuống dạ dày lẫn
trong khối thức ăn gây khó khăn cho việc tìm kiếm.
Một số trường hợp khi tình trạng ống soi UP
quá yếu, làm cho việc tiếp cận dị vật tại vùng
phình vị rất khó khăn nhất là khi dị vật nằm lẫn
trong khối thức ăn lớn. Có 02 trường hợp chúng
tôi phải cho bệnh nhân ngồi dậy để dị vật rơi
xuống vùng hang vị mới tiếp cận để lấy được.
So sánh tỉ lệ thành công, thất bại và tai biến với
báo cáo của các tác giả khác
Tỉ lệ lấy dị vật thành công trong báo cáo của
chúng tôi là 100%, cao hơn của các tác giả khác
(Bảng 6), các tai biến gặp phải cũng chỉ là những
tổn thương nhẹ. Có thể do số trường hợp của

chúng tôi còn ít, may mắn chưa gặp phải những
dị vật quá lớn, quá khó, hoặc đến quá muộn đã

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
có biến chứng nặng.

3.

Bảng 6. So sánh tỉ lệ thành công, thất bại, tai biến
Tác giả

Thành Tai
Tử
công biến vong
2004 105 98,00% 8,60% 0%
2015 168 93,4% 0,6%
0%
2012 215 97,28% 16,88% 0%
1999 104 98,88% 0%
0%
2006 1088 94,10% 2,80% 0%
2001 414 98,90% 0%
0%
2008 211
97,16 1,40% 0%
2002
46 93,80% 0%

0%
2010 561 96,1% 0%
0%
2019
70
100% 7,02% 0%
Năm Số ca

(3)

Chaves DM
(13)
CC Yao
(4)
Đào Xuân Cường
(5)
Kim JK
(6)
Li ZS
(8)
Mosca S
(11)
Trần Đình Trí
(12)
Võ Xuân Quang
(14)
Zhang SH
Chúng tôi

4.


5.

6.

7.

8.

KẾT LUẬN
Dị vật đường tiêu hóa (ĐTH) trên là một tình
trạng bệnh lý cấp cứu của đường tiêu hóa khá
phổ biến. Nếu không được chẩn đoán, xử trí
đúng và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến
chứng nặng và tử vong.
Nội soi ống mềm (NSOM) được áp dụng để
chẩn đoán và xử trí trong hầu hết các trường
hợp với tỉ lệ lấy dị vật thành công rất cao, an
toàn, ít tai biến và chi phí thấp.

9.
10.

11.

12.
13.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

ASGE. (2002). Guideline for the management of ingested foreign
bodies. Gastrointestinal Endoscopy, 55(7):802-806.
Birk M, Bauerfeind P, Deprez PH, Häfner M, Hartmann D,
Hassan C, Hucl T, Lesur G, Aabakken L, Meining A. European
Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Clinical Guideline
(2016). Removal of foreign bodies in the upper gastrointestinal
tract in adults. Endoscopy; 48(5):489-96.

14.

Nghiên cứu Y học

Chaves DM, Ishioka S, Felix VN, et al. (2004). Removal of a
foreign body from the upper gastrointestinal tract with a flexible
endoscope: A prospective study. Endoscopy, 36(10):887-892.
Đào Xuân Cường (2012). Ứng dụng kỹ thuật nội soi ống mềm
trong chẩn đoán và điều trị dị vật đường tiêu hóa trên. Y Học
TP. Hồ Chí Minh - Phụ Bản Tập 19 - Số 5 – 2015, tr. 43-49.
Kim JK, Kim SS, Kim JI, et al (1999). Management of foreign
bodies in the gastrointestinal tract: An analysis of 104 cases in
children. Endoscopy, 31(4):302-304.
Li ZS, Sun ZX, Zou DW et al. (2006). Endoscopic management
of foreign bodies in the upper-GI tract: experience with 1088
cases in China. Gastrointestinal Endoscopy, 64(4), 485-492.
Loh K.S, Tan LKS, Smith JD, et al (2000). Complications of
foreign bodies in the esophagus. Otolaryngology–Head and Neck
Surgery, 123:613-616.
Mosca S, Manes G, Martino R, et al. (2001). Endoscopic

management of foreign bodies in the upper gastrointestinal
tract: report on a series of 414 adult patients. Endoscopy,
33(8):692-696.
Smith MT, Wong RKH (2007). Foreign bodies. Gastrointestinal
Endoscopy Clinics of North America, 17(2):361–382.
Sugawa C, Ono H, Taleb M, Lucas CE (2014). Endoscopic
management of foreign bodies in the upper gastrointestinal
tract: a review. World Journal of Gastrointestinal Endoscopy,
6(10):475–481.
Trần Đình Trí, Phạm Hữu Tùng, Hồ Đăng Quý Dũng, Trần
Quốc Vĩnh, Ngô Phương Minh Thuận, Trần Công Trực (2008).
Xử trí dị vật đường tiêu hóa trên bằng nội soi ống mềm. Y Học
TP. Hồ Chí Minh, 14(PB1):173-178.
Võ Xuân Quang. (2002). Xử trí dị vật tiêu hóa trên bằng nội soi
mềm. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 6, 443-447.
Yao CC, Wu IT, Tai WC, et al (2015). Endoscopic Management
of Foreign Bodies in the Upper Gastrointestinal Tract of Adults.
BioMed Research International, Article ID 658602, 6 pages.
Zhang SH, Cui Y, Gong XR, Gu F, Chen M, Zhong B (2010).
Endoscopic management of foreign bodies in the upper
gastrointestinal tract in south China: a retrospective study of 561
cases. Digestive Diseases and Sciences, 55(5):1305–1312.

Ngày nhận bài báo:

01/04/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

05/05/2019


Ngày bài báo được đăng:

02/07/2019

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

69



×