Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quyết Thắng là xã miền tây trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cách
trung tâm thành phố khoảng 6 km: phía đông giáp Phường Thịnh Đán, phía
tây giáp Xã Phúc Trìu và Xã Phúc Xuân, phía nam giáp Xã Thịnh Đức và
Phường Tân Thịnh, phía bắc giáp Xã Phúc Hà và Phường Quan Triều.
1.1.1.2. Điều kiện đất đai
Quyết Thắng là xã có diện tích khá rộng lớn. Tổng diện tích đất tự
nhiên khoảng 1292,76 ha, trong đó:
- Diện tích đất trồng lúa là 368ha
- Diện tích đất lâm nghiệp là 292ha
- Diện tích đất trồng hoa màu và cây ăn quả là 296ha
- Diện tích đất thổ cư là 290ha
- Đất chưa sử dụng là 46.76ha
Căn cứ vào số liệu thực tế chúng tôi thấy diện tích đất của xã khá rộng,
nhưng chủ yếu là đất đồi bãi, chưa sử dụng, độ màu mỡ kém do ít được cải
tạo, đầu tư thâm canh, do vậy năng suất cây trồng kém. Hầu hết đất được sử
dụng cho trồng cây lương thực và trồng cây lâm nghiệp. Mặt khác, cùng với
sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nên diện tích đất lâm nghiệp
và đất hoang hóa ngày một giảm, gây khó khăn cho việc chăn thả gia súc.
Chính vì vậy trong những năm tới xã cần kết hợp chặt chẽ để quy hoạch phát
triển đồng cỏ trồng đảm bảo cân đối giữa ngành trồng trọt và ngành chăn
1
nuôi, phù hợp với trào lưu phát triển chăn nuôi hiện nay của các địa phương
trong tỉnh.
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn
Xã Quyết Thắng nằm trong tỉnh Thái Nguyên - Là một tỉnh trung du
miền núi bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhìn chung
khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 5, 6 và 7 với lượng mưa
khoảng 2007 mm/năm. Độ ẩm tương đối cao (trung bình 80%).
Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, khí hậu hanh khô, thường
xuyên có các đợt gió mùa đông bắc làm nhiệt độ xuống thấp, nhiều khi xuống
dưới 10
o
C. Nhiệt độ trung bình khoảng 16 đến 21
o
C.
Điều kiện xã hội của xã có nhiều thuận lợi cho cây trồng phát triển đặc
biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Tuy nhiên điều kiện đó cũng gây khó khăn cho chăn nuôi. Về mùa
đông khí hậu thường lạnh, hay thay đổi đột ngột, gây bất lợi cho khả năng
sinh trưởng, sức chống chịu bệnh tật của gia súc, gia cầm. Mùa hè khí hậu
nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn làm cho độ ẩm một số tháng trong năm
cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển ảnh hưởng
đến sức khỏe của gia súc, gia cầm và làm cho việc bảo quản nông sản thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Xã Quyết Thắng
1.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Tổng dân số toàn xã khoảng 12.800 người, trong đó có trên 5.000 học
sinh - sinh viên thuộc các trường đại học và cao đẳng. Hiện xã có 1.819 hộ
với 80% số dân sản xuất nông nghiệp, còn lại là bán nông nghiệp, phi nông
2
nghiệp và thành thị. Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 4.580 người.
Đây là nguồn nhân lực dồi dào, ngoài thời gian lao động mùa vụ, nguồn nhân
lực này còn là động lực thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển.
Đóng trên địa bàn xã còn nhiều trường học như: trường Vùng Cao Việt
Bắc; Trung tâm Giáo Dục Quốc Phòng; Trường Đại học Công Nghệ Thông
Tin - Truyền Thông; Đại học Khoa Học Tự Nhiên; Các trường trung học cơ
sở, tiểu học. Đặc biệt, trên địa bàn Xã Quyết Thắng có trường Đại học Nông
Lâm: đây là một điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao dân trí, chuyển giao
khoa học kĩ thuật giữa nhà trường và bà con nông dân.
UBND xã là cơ quan điều hành chung và cao nhất trong xã, tổ chức chỉ
đạo mọi hoạt động của xã.
1.1.2.2. Đời sống văn hóa - kinh tế
Nhờ sự quan tâm của Đảng, chính quyền xã mà những năm gần đây đời
sống văn hóa của nhân dân đã được nâng cao lên nhiều, trình độ văn hóa của
người dân tương đối cao, toàn xã đã xóa được nạn mù chữ. Trong xã hầu hết
các hộ gia đình đã có phương tiện nghe nhìn như: đài, ti vi sách báo cũng
được đưa đến với bà con tương đối kịp thời nhưng chưa đầy đủ.
Cơ sở hạ tầng, đường giao thông, trạm y tế cũng được đầu tư thêm rất
nhiều, đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã và giao lưu văn hóa kinh tế
với vùng khác.
Tuy đời sống của bà con đã được nâng cao lên nhiều so với những năm
trước đây song vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, mục tiêu xã đặt ra là phát
triển nông nghiệp nhằm tăng lương thực trên đầu người, giảm bớt khó khăn,
đói nghèo trong xã, thúc đẩy hơn nữa ngành chăn nuôi.
3
1.1.3. Tình hình sản xuất
Xã Quyết Thắng tập trung nhiều thành phần kinh tế, nhưng tập trung
một lượng lớn lao động trong ngành nông nghiệp (80%). Do vậy, nền kinh tế
xã phần lớn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
1.1.3.1. Tình hình chăn nuôi
Chăn nuôi góp phần giải quyết một phần sức lao động dôi dư lúc nông
nhàn, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Do vậy, chăn nuôi hộ gia đình vẫn là
một phương thức được khuyến khích phát triển hiện nay. Nhận biết được những
lợi ích và tác dụng nhiều mặt của ngành chăn nuôi, người dân xã Quyết Thắng
đã và đang phát triển đàn gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng.
- Chăn nuôi trâu bò:
Chăn nuôi trâu bò trong xã cũng có những bước chuyển biến mới về
hướng sản xuất và phương pháp chăn nuôi.
+ Về hướng sản xuất, không chỉ có hướng sản xuất cày kéo mà còn
xuất hiện nhiều hộ gia đình chăn nuôi trâu bò để lấy thịt đem lại hiệu quả kinh
tế cao.
+ Phương pháp chăn nuôi cũng được cải thiện hơn trước, ngoài thức ăn
tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, người dân còn chú ý đầu tư thức ăn có chất
lượng như cỏ trồng. Công tác vệ sinh, tiêm phòng được chú ý quan tâm hơn
trước nhưng vẫn chưa triệt để.
+ Công tác giống trâu bò ở đây ít được quan tâm, cải tạo nên tầm vóc
bé, khả năng sản xuất kém. Do vậy, xã cần phải có biện pháp tác động lên đàn
trâu bò để tăng sức sản xuất thịt và sức cày kéo.
- Chăn nuôi lợn
+ Thịt lợn là sản phẩm phù hợp với người dân xã và khu vực lân cận do
đó nó được tiêu thụ một cách dễ dàng. Để đáp ứng nhu cầu đó, người dân đã
4
sớm quan tâm đến nghề chăn nuôi lợn. Xã lại có một điều kiện rất thuận lợi
để phát triển đàn lợn là Trung tâm Thực hành Thực nghiệm của Trường Đại
học Nông Lâm đóng trên địa bàn thường xuyên đáp ứng nhu cầu của các hộ
nông dân về con giống và chất lượng.
+ Hầu hết các hộ nông dân đều chăn nuôi lợn, một hộ bình quân có từ 2
đến 5 con lợn thịt, có hộ nuôi tới hàng trăm con. Công tác giống đã được chú
trọng, một số gia đình đã chủ động được về giống với một số giống lợn nội và
lợn ngoại có chất lượng tốt.
+ Tuy nhiên, phương pháp nuôi vẫn chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm
của ngành trồng trọt. Công tác vệ sinh thú y chưa được đảm bảo. Đặc biệt là
việc phòng bệnh chủ động bằng vacxin còn chưa được triệt để nên đôi khi
dịch bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại về kinh tế cho nhân dân. Hiện nay, do nhu
cầu thị trường, đã có một số hộ gia đình đầu tư xây dựng cơ sở chuồng trại
chăn nuôi lợn theo kiểu công nghiệp có đầu tư thâm canh với quy mô hàng
trăm đầu lợn thịt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng làm giàu
cho nông dân trên chính mảnh đất của mình.
- Chăn nuôi gia cầm
+ Bệnh dịch cúm gia cầm đang diễn ra và lây lan trên diện rộng làm
thiệt hại rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi, đồng thời còn gây nguy hiển
tới con người.
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân Xã Quyết
Thắng đã phần nào hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm. Hầu
hết người dân đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch: nhốt tập trung
gia cầm, không thả rông, không vận chuyển gia cầm, phun thuốc sát trùng và
sẵn sàng thiêu hủy gia cầm khi cần thiết.
+ Năm 2011, bệnh cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn xã nhưng
không vì thế mà coi nhẹ chủ quan. Cơ quan TY luôn chú trọng khuyến cáo
5
nông dân áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm bớt thiệt hại khi có
dịch bệnh.
- Công tác thú y
+ Dịch bệnh luôn là mối lo ngại lớn nhất của người chăn nuôi vì nó
gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Nhận thức được điều đó, những năm gần đây công tác thú y đã được lãnh
đạo xã và người dân rất quan tâm. Xã đã liên kết chặt chẽ với Trung tâm
Thực hành - Thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm định kỳ tổ chức tiêm
phòng cho đàn gia súc, gia cầm, tạo vành đai an toàn dịch với một số bệnh.
Nhiều người dân đã ý thức được tác hại của dịch bệnh và đã tự mua vacxin
về tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình làm giảm đáng kể dịch
bệnh trong chăn nuôi.
+ Công tác thú y đã thực sự được chú trọng hơn từ khi có dịch bệnh xảy
ra. Các hộ gia đình và các trang trại đã thực hiện nghiêm ngặt các quy trình vệ
sinh thú y như: hủy xác chết, phun thuốc sát trùng, biện pháp cách ly công
tác kiểm dịch đã được thực hiện chặt chẽ hơn.
+ Trong vụ xuân 2011, bệnh LMLM xảy ra trên diện rộng tại địa bàn
Thái Nguyên. Xã Quyết Thắng tuy không phải là trung tâm ổ dịch nhưng là
đường giao thương nối vùng dịch Huyện Đại Từ và Thị xã Sông Công nên
công tác kiểm soát vận chuyển, giết mổ trâu bò, lợn được giám sát chặt chẽ để
phòng ngừa bệnh lây lan trên địa bàn xã.
1.1.3.2. Tình hình trồng trọt
Xã Quyết Thắng có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn, đó là điều kiện
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Các cây lương thực chính của xã hiện
nay là: cây lúa (là chính), cây ngô, khoai, sắn. Ngoài ra cây ăn quả, cây cảnh
cũng được nhiều hộ đầu tư phát triển, đem lại sự đa dạng cho ngành trồng
trọt, tăng nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.
6
Mặc dù diện tích trồng cây ăn quả của xã khá lớn song vườn tạp nhiều,
trồng thiếu tập trung, năng suất thấp, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, chưa
mang tính chất sản xuất hàng hóa.
Với cây lâm nghiệp: việc giao đất giao rừng tới tay từng hộ gia đình đã
thực sự khuyến khích được người trồng nên diện tích đồi núi trọc đã được phủ
xanh cơ bản và việc khai thác, quản lý rừng đã triệt để hơn.
Cây công nghiệp: cây chè cũng là một loại cây có thế mạnh, là đặc sản
của vùng. Vì vậy, xã khuyến khích bà con phát triển cả về số lượng và chất
lượng, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chè.
1.1.4. Đánh giá chung
Qua điều tra điều kiện cơ bản của xã, tôi rút ra một số thuận lợi và khó
khăn của xã như sau:
1.1.4.1. Thuận lợi
Là một xã tập trung nhiều trường học, nhiều cơ quan nhà máy lại gần
trung tâm Thành phố TN, là điều kiện thuận lợi cho cho việc vận chuyển và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Là một xã nông nghiệp với diện tích khá lớn, mật độ dân số không cao,
lực lượng lao động dồi dào, tạo đà phát triển chăn nuôi.
Đặc biệt là xã có Trường Đại học Nông Lâm đóng trên địa bàn thường
xuyên chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân để áp dụng vào thực tiễn,
cung cấp cây, con giống có chất lượng.
Đội ngũ cán bộ xã năng động, hăng hái trong mọi việc, tích cực học
hỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.1.4.2. Khó khăn
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa phân bố không đồng đều,
mùa hè không khí nóng ẩm, mùa đông giá rét, ẩm độ và nhiệt độ giao động
với biên độ cao, ảnh hưởng đến trồng trọt và chăn nuôi.
7
Công tác giết mổ cũng như vận chuyển gia súc, gia cầm đôi khi thiếu
chặt chẽ nên khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao.
Công tác tiêm phòng chưa triệt để, chưa đúng định kỳ, vệ sinh phòng
bệnh chưa tốt nên dịch bệnh vẫn xảy ra.
Người dân quen sản xuất nhỏ, đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn
gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế.
1.2. Nội dung, phương pháp tiến hành và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tôi đã đề ra cho mình phương
hướng thực tập tốt nghiệp và phục vụ sản xuất như sau:
- Tham gia công tác tu sửa chuồng trại, công tác vệ sinh thú y, vệ sinh
phòng bệnh theo một quy trình cụ thể là chăm sóc nuôi dưỡng gà Mông trong
điều kiện nuôi bán chăn thả.
- Tiến hành thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu về
khả năng sinh trưởng và hiện trạng bệnh kí sinh trùng đường tiêu hóa trên
gà Mông nuôi bán chăn thả”.
- Tham gia hoạt động nghề nghiệp khác ở hộ gia đình nơi thực tập để
rèn luyện thêm tay nghề và biết thêm tình hình chăn nuôi trong nhân dân.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
1.2.2.1. Thực hiện quy trình nuôi gà sinh sản giai đoạn hậu bị
* Chuẩn bị chuồng trại
Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh từ trước khi nhập gà về nuôi. Vì vậy,
chuẩn bị chuồng trại là công việc trước tiên trong quy trình chăn nuôi gà.
Tu sửa, dọn vệ sinh sạch sẽ cả trong lẫn ngoài chuồng, quét dọn thu
gom hết phân cũ, rác thải đổ vào hố ủ phân. Rắc vôi bột để tiêu độc và tiêu
diệt trứng giun sán. Dùng thuốc sát trùng Formades, Han-iodine 10% pha theo
8
hướng dẫn của nhà sản xuất để sát trùng, tẩy uế chuồng trại và môi trường
chăn nuôi.
Dụng cụ chăn nuôi: khay ăn, máng ăn, máng uống được cọ rửa sạch
sẽ bằng xà phòng ngâm trong dung dịch sát trùng Formades, Han-iodine 10%
thời gian 10 - 15 phút. Chất độn chuồng được phơi khô, phun thuốc sát trùng
liều 10ml/1lít nước.
* Chọn gà khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn để đưa vào chuồng nuôi
Gà Mông 1 ngày tuổi khỏe mạnh, có lông tơi xốp, bóng mượt, bụng
gọn, mềm, rốn khô, gà nhanh nhẹn, mắt sáng, chân săn. Loại bỏ gà lông khô,
lông xơ xác, bết thành từng mảnh, bụng xệ cứng, có màu xanh đen, rốn hở.
Gà Mông con không có màu sắc đặc trưng cho giống.
* Đưa gà vào chuồng nuôi
Trước khi nhận gà vào chuồng nuôi vài giờ, tất cả dụng cụ sưởi ấm
phải được chuẩn bị đủ, tương ứng cho số gà nhận về. Quây gà bằng cót cao
50cm đã được rửa sạch phơi khô, diện tích quây hợp lý đảm bảo không quá
rộng, không quá chật và luôn điều chỉnh theo sức lớn của gà. Đảm bảo nhiệt
độ trong quây khi đưa gà vào là 32 - 33
o
c. Máng ăn, máng uống phải được
chuẩn bị đầy đủ, máng uống phải được chẩn bị trước khi cho gà vào để gà có
thể uống được ngay. Nước uống pha thêm vitaminC, Bcomplex. Máng uống
dùng máng Gallon cỡ 2 lit/50 con, khay ăn cho gà dùng khay nhôm cỡ 30-
50cm cho 50 gà con.
Thường xuyên theo dõi hoạt động của đàn gà, chăm sóc cẩn thận chu
đáo, không để gà đói hoặc hết nước uống. Theo dõi sức khỏe đàn gà, sức ăn,
sức uống, không để gà bị lạnh hoặc nóng quá. Thường xuyên nới quây theo
sức lớn của gà với mật độ thích hợp:
+ Từ 1 - 7 tuần tuổi 15 - 20 con/m
2
.
+ Từ 8 - 20 tuần tuổi 7 - 10 con/m
2
.
9
* Chế độ nhiệt
Gà nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ môi thường bên ngoài, đặc biệt là
giai đoạn gà còn nhỏ, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đàn gà.
Nếu nhiệt độ thấp quá gà nằm tụm đống lên nhau, ít ăn, ít uống. Nếu
nhiệt độ cao quá gà sẽ nóng, kêu nhiều, ít ăn, ít uống, há mỏ ra thở. Nếu nhiệt
độ thích hợp gà hoạt động nhiều, ham ăn uống. Do vậy, phải thường xuyên
quan sát xem hoạt động của gà để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp.
Bảng 1.1: Chế độ nhiệt thích hợp khi nuôi gà Mông giai đoạn úm
Ngày tuổi
T trong quây (
o
C)
T chuồng (
o
C)
A tương đối (%)
1 - 3
31 - 32
27 - 30
60 - 70
4 - 7
30 - 31
27 - 30
60 - 70
8 - 14
29 - 30
26 - 28
60 - 70
15 - 21
26 - 28
24 - 26
60 - 70
22 - 28
24 - 26
22 - 24
60 - 70
>28
23 - 24
20 - 22
60 - 70
Dùng bóng đèn 70 - 200W để điều chỉnh nhiệt độ của quây.
* Chế độ chiếu sáng: Để đạt mức tăng trọng cao nhất và kích thích nhu
cầu ăn uống của gà, chúng tôi tiến hành chiếu sáng cho gà 24/24h trong 9 tuần
đầu. Ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, ban đêm dùng bóng điện: ở 2 tuần đầu
với công suất 200w/m
2
, giảm dần tới 9 tuần thì tắt đèn hoàn toàn về đêm.
* Chế độ thoáng khí
Gà có cường độ trao đổi chất nhanh, đồng hóa, dị hóa cao. Đồng thời
thải ra một lượng khí độc như: CO
2
, NH
3
, H
2
S,… trong một thời gian ngắn,
nên phải trang bị quạt thông gió, để quây úm gà có sự trao đổi không khí giữa
quây và bên ngoài được điều hòa.
10
* Chế độ ăn, uống
Gà được cho ăn theo chế độ tự nhiên cả ngày lẫn đêm. Máng ăn luôn
sạch sẽ phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Trong 2 tuần đầu thức ăn dược rải
trong khay cỡ 20 - 50cm dùng cho 50 gà con. Sau 2 tuần tuổi thay thế đần
bằng máng tròn, mật độ khoảng 50 con/máng. Máng ăn được nâng cao dần
theo độ lớn của gà, miệng máng luôn ở tầm ngang lưng gà.
Chế độ uống: nước uống phải đảm bảo vệ sinh, không lẫn tạp chất,
không có mùi lạ, vi sinh vật gây bệnh. Trong thời gian úm gà dùng nước đun
sôi để nguội, cho gà uống bằng máng Gallon 2lít/100 con gà, sau đó thay thế
dần bằng loại 4lit/100 con và chuyển sang dùng nước sạch.
1.2.2.2. Thực hiện công tác thú y trên đàn gà
Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gà nuôi chúng tôi sử dụng các
biện pháp thú y như sau:
- Biện pháp cách ly
Trong quá trình nuôi phải tuyệt đối cách ly trại gà, chuồng nuôi gà với sự
tiếp súc bên ngoài. Cấm người lạ, người không phận sự vào trại, chỉ những
người trực tiếp chăn nuôi mới vào chuồng. việc mua bán tham quan chỉ dừng
lại ở bên ngoài. Người nuôi gà vào chuồng phải thay giày dép, quần áo, rửa tay
sạch, cửa ra vào chuồng trại phải có hố sát trùng. Khi thấy đàn gà có biểu hiện
khác thường như bỏ ăn, kém linh hoạt, cánh sã, lông xù hay kêu không bình
thường, phân khác thường (lỏng, sống, phân sáp hoặc có máu ) thì phải cách
ly để theo dõi, xử lý ở nơi cách ly theo quy định, gà chết phải thiêu hoặc chôn.
- Biện pháp phòng bệnh
Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm hay xảy ra chúng tôi sử dụng
lịch phòng vacxin trên đàn gà như sau:
11
Bảng 1.2: Lịch dùng vacxin phòng bệnh cho gà Mông
Ngày
tuổi
Loại vacxin, thuốc dùng và cách sử dụng
Loại bệnh
1
Marek (tiêm dưới da đầu)
Bệnh marek
5
Lasota lần1 (tuỳ theo loại vacxin)
Viêm PQTN - IB lần 1
(Nhỏ 2 - 4 giọt vào mắt, mũi tuỳ lượng nước pha)
Phòng bệnh
Newcastle, viêm
phế quản truyền nhiễm.
7
Gumboro lần1 (tuỳ theo loại vacxin)
(Nhỏ 2 - 4 giọt vào mắt, mũi tuỳ lượng nước pha)
Đậu gà (chủng vào màng cánh)
Phòng bệnh Gumboro
Phòng bệnh đậu gà
21
Gumboro lần 2 (tuỳ theo loại vacxin)
Viêm PQTN - IB lần 2 (tuỳ theo loại vacxin)
(Nhỏ mắt, mũi hoặc pha nước uống trong 1 giờ)
Phòng bệnh Gumboro
Phòng Viêm phế quản
truyền nhiễm
28
Lasota lần 2 (tuỳ theo loại vacxin)
(Nhỏ mắt, mũi hoặc pha nước uống trong 1 giờ)
Phòng bệnh Newcastle
(Bệnh Gà rù)
56
Neucastle hệ 1 (Tiêm dưới da cánh 0,2 - 0,5ml/con tuỳ
lượng nước pha)
Phòng bệnh Newcastle
120
Vacxin Đậu gà lần 2 (Pha 2ml nước cất cho
100 liều chủng vào màmg cánh)
Phòng bệnh Đậu gà trước
khi lên đẻ
126
Vacxin vô hoạt nhũ dầu phòng Newcastle, Gumboro,
Viêm PQTN (tiêm dưới da đầu 0,2 ml/ con)
Phòng bệnh Newcastle,
Gumboro, Viêm PQ TN
Chú : vacxin đượ c dù ng ngay khi pha , dùng xong xử lý dụng cụ và lọ
đự ng vacxin để trá nh nguồ n bệ nh bằ ng cá ch luộ c nướ c sôi.
* Biệ n phá p phá t hiệ n và chữ a mộ t số bệ nh trên đà n gà
a. Bệnh Newcastle (Newcastle disease)
- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi rút thuộc nhóm
Paramyovirut với các triệu trứng sau: Gà lù đù, hô hấp tăng, ho, thở khò
khè, tiêu chảy phân có máu, phân trắng xanh. Một số chảy dịch nhờn ở mũi
và mắt, mào tích bị tím lại, có thể bị phù đầu. uống nước nhiều; Tỷ lệ chết từ
50 - 90%.
12
- Phòng bệnh: vệ sinh thú y thực hiện đúng quy trình chăn nuôi, phòng
bệnh bằng vacxin theo đúng lịch trình và liều lượng.
- Điều trị: tăng cường sức đề kháng của cơ thể, trợ sức, trợ lực bằng
điện giải, B.complex. Tiêm kháng thể (BD + ND + IBD).
b. Bệnh đường hô hấp mãn tính CRD (Micoplasmosis)
Là bệnh truyền nhiễm lây lan mãn tính do vi khuẩn Mycoplasma
Galisepticum gây nên các triệu chứng bệnh tích sau:
- Triệu chứng: có dịch chảy ra mũi, mắt lúc đầu trong loãng sau đặc dần
và nhầy. Gà ho hay thở khó khăn vào ban đêm và sáng, có thể phù mặt, gà ít
ăn, ủ rũ, giảm khối lượng nhanh.
+ Phòng bệnh: vệ sinh thú y, dùng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc
pha nước uống: Tylosin 1g/4 lít nước hoặc 1g/3kg thức ăn.
+ Trị bệnh dùng Tylosin với liều gấp đôi liều phòng.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được chúng tôi tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 1.3: Kết quả phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
ĐVT
Số lượng
Kết quả
1. Phòng bệnh:
- Nhỏ Lasota
Con
600
An toàn
- Nhỏ Gumboro
Con
600
An toàn
- Chủng Đậu gà
Con
600
An toàn
- Tiêm Newcastle H1
Con
600
An toàn
- Nhỏ IB
Con
600
An toàn
2. Úm gà
Con
600
Tỷ lệ sống 98%
3. Vệ sinh sát trùng chuồng trại
m
2
650
An toàn
4. Điều trị bệnh cầu trùng gà
con
15
Khỏi 100%
5. Điều trị bệnh CRD gà
con
6
Khỏi 100%
13
1.3. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất
Qua thời gian thực tập tốt nghiệp, với nội dung ứng dụng kiến thức đã
học vào thực tế sản xuất cũng như tham gia các hoạt động kỹ thuật cùng một
số cán bộ cơ sở, tôi đã hoàn thành tốt nội dung phục vụ sản xuất và rút ra cho
mình những bài học kinh nghiệm sau:
- Phải có quan điểm phục vụ nhân dân đúng đắn, xuất phát từ việc tôn
trọng lợi ích của dân, từ đó xây dựng và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và
lòng yêu nghề.
- Phải nắm vững kiến thức đã học và vận dụng nó vào trong thực tiễn sản
xuất, tạo cho mình một tâm lý tốt, tự tin vào khả năng chuyên môn của mình.
- Không ngại khó, ngại khổ, ngại bẩn mà bỏ qua những cơ hội tiếp xúc
với thực tiễn, nâng cao kỹ năng thực hành như: chữa bệnh cho gia súc, gia
cầm, vệ sinh thú y
- Luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn
gà, đặc biệt thực hiện công tác vệ sinh thú y, phòng dịch một cách nghiêm
ngặt, đúng kỹ thuật, không được lơ là chủ quan.
14
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước có nền nông nghiệp khá phát triển trong đó chăn
nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Hiện nay khoa học
kỹ thuật đang ngày càng phát triển và đi đôi với nó là xu hướng chăn nuôi
theo hướng thâm canh công nghiệp hóa ngày càng cao. Chăn nuôi gia cầm đã
có lịch sử phát triển từ lâu đời và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Từ bao
đời nay nhân dân ta đã có tập quán nuôi gà và con gà có vai trò quan trọng
trong việc cải thiện kinh tế gia đình. Trong nông thôn từ đồng bằng đến miền
núi hầu như gia đình nào cũng nuôi gà. Trong những năm gần đây chăn nuôi
gà phát triển với quy mô lớn từ trăm con đến hàng nghìn con.
Bên cạnh những tiến bộ trong chăn nuôi thì do sự thiếu hiểu biết, chủ
quan, cơ sở vật chất chưa được đầu tư một cách đúng mức; Vì vậy, dịch bệnh
vẫn thường xuyên xảy ra gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi và sức
khỏe người tiêu dùng. Ngoài những bệnh truyền nhiễm gây chết hàng loạt còn
có những bệnh làm gà còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất đó là bệnh ký sinh
trùng đặc biệt ký sinh trùng đường tiêu hóa gà. Hơn nữa khí hậu nước ta là
khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát
triển mạnh, làm giảm sức đề kháng và năng suất, là tiền đề cho các bệnh khác
xâm nhập và phát triển.
Hiện nay chăn nuôi gà chủ yếu theo hình thức bán chăn thả tại nông hộ
gia đình chiếm số lượng lớn. Thay vì các loại gà công nghiệp siêu thịt đang
không được thị trường ưa chuộng thì các loại gà bản địa đang được nuôi rất
phổ biến, cho chất lượng thịt thơm ngon trong đó có gà Mông. Tuy vậy việc
nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa gà và biện pháp phòng trị
15
còn ít được quan tâm. Xuất phát từ nhu cầu thực tế chăn nuôi gà Mông tại
nông trại gia đình, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu về khả năng
sinh trưởng và hiện trạng bệnh kí sinh trùng đường tiêu hóa trên gà Mông
nuôi bán chăn thả tại trang trại gia đình Xã Quyết Thắng - Thành phố
Thái Nguyên".
2.2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài
* Mục tiêu của đề tài
- Xác định được khả năng sinh trưởng và đặc điểm bệnh lí và triệu
chứng lâm sàng các bệnh kí sinh trùng đường tiêu hóa của gà Mông nuôi bán
chăn thả, làm cơ sở cho việc chẩn đoán, phòng trị có hiệu quả.
- Đề ra các biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa cho gà.
* Ý nghĩa của đề tài
- Tạo điều kiện cho sinh viên được làm quen với công tác NCKH
- Bổ sung thêm một số thông tin khoa học về khả năng sinh trưởng, đặc
điểm bệnh lý, triệu chứng lâm sàng và biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng
đường tiêu hóa ở gà Mông nuôi theo hình thức bán chăn thả.
2.3. Tổng quan tài liệu
2.3.1. Cơ sở khoa học
2.3.1.1. Những hiểu biết về k sinh trùng đường tiêu hóa ở gà
a. Đc đim sinh hc chung ca giun trn
* Hình thái, cấu tạo cơ thể
Cơ thể giun tròn ký sinh dài có dạng hình sợi chỉ hoặc suốt chỉ. Tiết
diện cắt ngang có hình tròn. Cá thể đực và cá thể cái thường có hình dạng
giống nhau nhưng cũng có trường hợp giun đực và giun cái hoàn toàn khác nhau
(họ Tetrameridae - Giun cái có dạng hình túi, giun đực dài), chiều dài cơ thể từ vài
mm (hoặc còn bé hơn) đến 8 cm. Cá thể cái thường lớn hơn cá thể đực, Phan Thế
Việt và cộng sự (1977) [11].
16
Lớp ngoài biểu bì giun tròn được cấu tạo bằng giác chất (kitin), có vân
ngang, vân dọc hoặc vân chéo. Một số giun tròn có những chỗ biểu bì phình
to gọi là cánh (cánh thân, cánh cổ và cánh đuôi - Chỉ có một số giun đực có
cánh đuôi). Một số loài giun có gai chồi và các bộ phận phụ khác có tác dụng
cảm giác, vận động và bám vào ký chủ. Dưới lớp biểu bì là lớp hạ bì gồm một
số lớp tế bào dẹt, trong cùng là lớp tế bào cơ có hình sợi, hình bó hoặc hình
vòng (tùy loài) (Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS, 1999 [4]).
Bộ phận tiêu hóa gồm 3 phần chính: hốc (nang), miệng, thực quản và
ruột không kể lỗ miệng và hậu môn. Miệng có môi hoặc không có môi, thành
hốc miệng đôi khi rất dày tạo thành nang miệng. Thực quản có cấu tạo khác
nhau ở các đơn vị phân loại giun tròn ký sinh khác nhau. Ruột thường là một
ống thẳng mở ra ở lỗ huyệt hoặc ở hậu môn. Giun tròn có cơ quan bài tiết bắt
đầu từ phần sau cơ thể, sau đó hợp lại thành nhánh chung mở ra ở mặt bụng
gồm phần trước cơ thể.
Hệ thần kinh gồm: thần kinh hầu bao quanh thực quản từ đó phát ra các
nhánh thần kinh liên hệ với nhau bởi nhiều dây thần kinh và các cơ quan cảm
giác bên ngoài (núm đầu, núm cổ, núm đuôi).
Khác với phân lớp sán lá và sán dây, giun tròn ký sinh là những cá thể
phân tính, cơ quan sinh dục đơn giản:
+ Giun cái gồm 2 buồng trứng, hai ống dẫn trứng, hai tử cung, âm đạo
và âm môn, vị trí âm môn khác nhau ở những nhóm khác nhau.
Giun cái đẻ trứng: trứng giun có kích thước từ 20 - 30 nm đến 45 - 60 nm,
thay đổi theo loài. Trứng có hình dạng ovan hoặc hạt chanh, màu sắc theo từng
loài riêng biệt. Trứng giun tròn thường sau khi ra ngoài môi trường mới phát triển
thành trứng có ấu trùng hoặc đẻ ra đã có ấu trùng tùy loài.
+ Giun đực thường có tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, lỗ huyệt và các
phần phụ sinh dục khác như: gai giao phối, cơ quan điều chỉnh, điểm tựa, nón
17
sinh dục, nhú sinh dục, túi giao phối. Các bộ phận này có ý nghĩa lớn trong
phân loại. Theo "Giun sán ký sinh động vật Việt Nam" Phan Thế Việt và cộng
sự (1977) [11].
* Vị trí ký sinh
Hầu hết các loài giun tròn gà đều ký sinh ở đường tiêu hóa của gà. Mỗi
loài có một vị trí ký sinh trong đường tiêu hóa (thực quản, ruột non, manh
tràng ), chúng gây ra các tổn thương cho các tế bào ruột tại vị trí ký sinh và
chiếm đoạt chất dinh dưỡng theo những phương thức riêng. Một vài loài cư
trú trong đường tiêu hóa và ký sinh trên bề mặt đường tiêu hóa của gà, trong
khi đó có một số loài cư trú và ký sinh trong thành đường tiêu hóa.
* Vòng đời
Nếu chia chu kỳ phát triển của giun tròn thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn I: giai đoạn ấu trùng.
+ Giai đoạn II: Giai đoạn ấu trùng đến khi phát triển hoàn thiện.
Cơ sở để phân chia chu kỳ phát triển của giun tròn vì: giai đoạn I xảy ra
ngoài thiên nhiên còn gọi là giai đoạn ngoại sinh (Exogenic). Giai đoạn II xảy
ra trong cơ thể vật chủ hoặc ký chủ trung gian còn gọi là giai đoạn nội sinh
(Endogenic).
Trứng theo phân ra ngoài mang theo phôi thai hoặc ấu trùng ra ngoài.
Với những loài đẻ trứng đã có ấu trùng sau khi ra ngoài môi trường. Trứng
gặp các ký chủ trung gian nuốt phải. Trong cơ thể ký chủ trung gian chúng lột
xác 2 lần và trở thành ấu trùng có sức gây bệnh. Gà nuốt phải ký chủ trung
gian có mang ấu trùng cảm nhiễm vào cơ thể tiếp tục qua 2 lần biến thái phát triển
thành giun trưởng thành. Vòng đời có thời gian kéo dài từ 2 - 4 tháng theo "Phòng
và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình" của Dương Công Thuận 1995 [10].
Với những loài đẻ trứng có phôi thai, sau khi ra ngoài thiên nhiên gặp
các điều kiện môi trường thuận lợi trứng phát triển thành ấu trùng có sức gây
18
nhiễm, gà ăn phải sẽ mắc bệnh do ấu trùng theo đường tiêu hóa đi tới dạ dày
tuyến và dạ dày cơ, ấu trùng nở ra di hành tới vị trí ký sinh rồi phát triển
thành giun trưởng thành (theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS,1999 [4]).
* Khả năng gây bệnh
Giun tròn gây ra một số tác động đối với gà:
+ Tác động cơ giới: Giun sán sinh sôi phát triển nhanh chóng trong các
ống ở đường tiêu hóa. Với số lượng lớn gây tắc ruột, tắc ống mật, (giun
đũa), nhiều loài có miệng hút hoặc móc gai ở miệng bám vào gây tổn thương
niêm mạc ruột, theo Dương Công Thuận (1995) [10].
+ Tác động chiếm đoạt dinh dưỡng:
Cũng theo tác giả trên, giun tròn ký sinh ở gà sống nhờ chiếm đoạt các
chất dinh dưỡng của ký chủ hoặc tự nuôi mình bằng các mô tế bào thượng bì
hoặc hút máu ký chủ. Đa số lượng ký sinh trùng nhiều và tồn tại trong thời
gian kéo dài làm cho cơ thể gà bị suy yếu, còi cọc, chậm lớn, gà mái đẻ kém
và có thể gây chết. Trong một thí nghiệm so sánh trọng lượng: gà 5 tháng tuổi
nhiễm giun sán chỉ nặng có 500 - 800g. Trong khi đó gà được tẩy giun sán đạt
tới 1200 - 1500g.
+ Tác động đầu độc và truyền bệnh:
Khi gà bị mắc bệnh ký sinh trùng làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện
cho các bệnh truyền nhiễm khác phát sinh theo "Giáo trình ký sinh trùng thú
y" của Phạm Văn Khuê - Phan Lục (1996) [3].
* Các loài giun tròn k sinh trong đường tiêu hóa của gà
Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977) [11] đã công bố
có 20 loài giun tròn (Nematoda) ký sinh ở gà. Tuy nhiên, theo Dương Công
Thuận (1995) [10] thì giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa của gà gồm có:
- Ascaridia galli: Ký sinh ở ruột non gà, gà tây, màu vàng nhạt hoặc
trắng. Quanh miệng có 3 lá môi, trên mỗi lá môi có răng.
19
Giun cái trưởng thành trung bình mỗi ngày đẻ 72.500 trứng. Trứng theo
phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi tiếp tục phát triển thành phôi thai bên
trong và có sức gây bệnh. Gà nuốt phải trứng vào dạ dày ấu trùng nở ra
thường di hành tới đoạn trước của ruột non, sau 1 - 2 giờ ấu trùng chui vào
tuyến ruột tiếp tục phát triển ở đó 19 ngày rồi trở lại xoang ruột. Thời gian
hoàn thành vòng đời cần 35 - 58 ngày.
Ascaridia galli có sức gây bệnh nặng, ấu trùng phá hoại niêm mạc và
nhung mao gây viêm, tụ máu, mở đường cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh ghép
(gà bị nhiễm nặng gây tắc hoặc thủng ruột, ngoài ra giun tiết độc tố làm gà
ngộ độc chậm lớn, giảm đẻ) theo "Giáo trình ký sinh trùng thú y" của Phạm
Văn Khuê - Phan Lục (1996) [3].
- Heterakis gallinarum: thuộc Họ: Heterakididae; Giống: Heterakis
Vị trí ký sinh: manh tràng.
Nơi phát hiện ở Việt Nam: Lai Châu (3 /1963) Thanh Hóa (3 /1964) Hà Bắc
và nhiều nơi khác, Thế giới: Khắp nơi.
Ở nước ta tỷ lệ gà nhiễm từ 40 - 70%, cao nhất lên tới 90% trong đàn.
Giun trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Thời gian phát triển
thành trứng có sức gây bệnh mất 6 - 17 ngày. Có trường hợp các loài giun đất,
châu chấu được gọi như ký chủ trung gian bất ngờ hoặc ký chủ mang trùng
nuốt những trứng cảm nhiễm và bảo vệ trứng khỏi bị các yếu tố bên ngoài phá
hoại. Sau khi vào đường tiêu hóa 1 ngày ấu trùng nở ra và phát triển trực tiếp
trong manh tràng.
Heterakis gallinarum tác động trực tiếp gây rách và kích thích niêm
mạc do ký sinh trùng ẩn nấp dưới lớp niêm mạc của manh tràng.
Heterakis gallinarum tiết độc tố gây xung huyết gan và hiện tượng ứ huyết.
- Giun xoắn dạ dày gồm:
Acuaria Hamulosa: ký sinh ở dạ dày cơ
20
Dispharunx, Tetrameres Mohledai: ký sinh ở dạ dày tuyến.
Giun cái trưởng thành đẻ trứng đã hình thành ấu trùng bên trong, trứng
theo phân ra ngoài. Trứng này bị các ký chủ trung gian nuốt phải, có thể là
chuồn chuồn, châu chấu, bọ đất hoặc giáp xác (đối với Tetrameres). Ấu trùng
qua 2 lần biến thái kéo dài từ 20 - 25 ngày và trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Gà
ăn phải ký chủ trung gian mang trùng vào cơ thể, tiếp tục qua 2 lần biến thái nữa
hình thành giun trưởng thành. Thời gian kéo dài từ 1 - 4 tháng.
+ Tác động gây hại:
Acuaria Dispharunx ký sinh tại dạ dày cơ. Chỗ giun tập hợp lớp màng
kitin bị tan rã và gây viêm, tổ chức dạ dày cơ dày thêm lên và bị thủng từng
đường. Giun có thể phân hủy thành dạ dày và tạo những nang bên trong thành
dạ dày chứa nhiều giun.
Ấu trùng Tetrameres xâm nhập vào đường truyền của dạ dày tuyến.
Giun gây viêm dạ dày thể cata, làm thoái hóa và teo mô tuyến, phá hủy chức
năng dạ tuyến dẫn tới rối loạn chức năng hoạt động, làm ngừng tiết dịch vị, gà
gầy yếu và có thể chết nếu nhiễm nhiều giun.
- Giun tóc:Do 3 giống: Capolliaria, Eucolens và Thominx gây ra
Sở dĩ chúng tôi nhóm chung cả 3 giống này vào một bệnh vì chúng
cùng có một hình dáng giống nhau. Chúng cùng có hình dáng nhỏ và dài như
sợi tóc và một số đặc điểm sinh học giống nhau. Vị trí ký sinh trên gà thường
là Encolens amulata, ký sinh ở thực quản.
Thominx collaris ký sinh ở manh tràng, thực quản, Capillaria
camdinflata và Capillaria obsignata ở ruột non.
Các giống Capillaria và thominx có vòng đời tương tự như Ascaridae
và Heterakis galinarum, có loại vòng đời không cần ký chủ trung gian.
Eucolens phải qua ký chủ trung gian là giun đất. Trứng ra ngoài sau 9 - 20
ngày thì hình thành ấu trùng trong trứng. Giun đất nuốt trứng vào cơ thể giun,
21
ấu trùng thoát khỏi vỏ xâm nhập vào bắp thịt giun đất, sau 22 ngày tới giai
đoạn có khả năng gây bệnh.
+ Tác động gây bệnh: tùy vào cường độ nhiễm, giun ký sinh gây viêm
ruột cấp tính hay mãn tính. Thành thực quản, ruột sưng gây sưng các nang
lymphô, tuyến. Thành thực quản bị tổn thương tạo ra các túi thừa, nhất là gà
con, thức ăn tích lũy trong đó làm gà khó nuốt, khó thở. Các biến đổi bệnh lý
làm phá hủy hoạt động đường tiêu hóa làm cho gà gầy yếu.
b. Đc đim sinh hc chung ca sn dây gây bệnh
* Hình thái, cấ u tạ o cơ thể
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [11] sán dây có cơ thể dạng băng, dẹp
theo hướng lưng - bụng.
Cơ thể gồm có đầu (Scolex), cổ (Neck), chuỗi đốt (Strobila) bao gồm
nhiều đốt riêng biệt. Chỉ một số loại ít đại diện của lớp là có cơ thể không
phân đốt. Giai đoạn trưởng thành chủ yếu sống ký sinh trong ruột của tất cả
các lớp động vật có xương sống, trong ruột hoàn toàn không có dạng ấu trùng
của sán dây.
Đầu dùng để bám vào thành ruột vật chủ, nên có những hình dạng, kích
thước và các cơ quan bám đặc trưng. Chiều rộng của đầu thường chỉ nhỏ hơn
1mm, nhưng cũng có sán có đầu dài vài mm.
Cơ quan bám nằm ở trên đầu bao gồm rãnh bám, mồm ngoạm, giác bám và
vòi có móc bám. Móc đôi khi còn có ở giác bám, mồm ngoạm và trên đầu.
+ Rãnh bám: là cơ quan bám có cấu tạo đơn giản gồm hai khe bám ở
phía lưng và phía bụng của đầu, ít khi có một hoặc bốn khe bám.
+ Mồm ngoạm: có hình dạng đa dạng hơn. Đây là những cơ quan bám
riêng biệt có sự phát triển cơ riêng biệt, phân bố theo kiểu chéo chữ thập ở
phía bụng và phía lưng bề mặt đầu.
22
+ Giác bám: có cấu tạo như nửa hình cầu, có thành cơ cấu tạo phức tạp,
giác thường ở bề mặt của đầu và thường có bốn giác. Giác bám có gai nhỏ và
móc phân bố thành một số hàng trên thành cơ như ở các giống Railietina. Giác
bám đặc trưng cho các đại diện của bộ Cyclophylidea. Trên thành của giác bám
đôi khi còn có những núm cơ đặc biệt (Schistometra conoidea).
+ Vòi: thường ở đỉnh của đầu, có cấu tạo cơ, có thể nhô cao trong bao vòi
với sự hoạt động của những cơ đặc biệt. Vòi thường có móc, móc có hình dạng, số
lượng và kích thước khác nhau tùy loài, thường được xếp thành một hoặc hai
hàng. Ở một số đại diện có móc xếp thành nhiều hàng (Raillietina).
+ Cổ: là phần hẹp lại ngay dưới đầu, có vai trò quan trọng trong việc
hình thành các đốt mới. Kích thước của cổ khác nhau ở các loài khác nhau. Ở
một số loài cổ rất thay đổi do sự co lại của cơ. Các đốt non được hình thành ở
khoảng giữa cổ và những đốt ở phía dưới nó, những đốt già bị đẩy lùi dần về
phía dưới. Vì vậy, những đốt non nhất nằm ở gần đầu, còn những đốt già nhất
nằm ở tận cùng của chuỗi đốt.
+ Chuỗi đốt: bao gồm các đốt sán, có từ một vài đốt đến hàng nghìn
đốt. Chiều dài của chuỗi đốt thay đổi từ vài milimet đến vài trăm milimet. Các
đốt thường có hình dạng và kích thước khác nhau, phụ thuộc vào sự sinh
trưởng của sán và chúng còn thay đổi ngay ở các cá thể trong một loài.
Trong các đốt chứa cơ quan sinh dục phát triển ở các giai đoạn khác
nhau. Hầu hết các loài sán dây là lưỡng tính. Trong mỗi đốt trưởng thành
thường có một hoặc hai hệ sinh dục (mỗi hệ sinh dục gồm một cơ quan sinh
dục đực và một cơ quan sinh dục cái). Sự phát triển của hệ sinh dục theo một
thứ tự nhất định: ở các đốt non cơ quan sinh dục chưa phát triển, sau đó hình
thành cơ quan sinh dục đực rồi đến cơ quan sinh dục cái. Sau khi thụ tinh, hệ
sinh dục đực teo dần, còn lại cơ quan sinh dục cái. Ở các đốt già, trứng chứa
đầy trong tử cung.
23
Trứng của sán dây có cấu tạo đa dạng, có một hoặc hai vỏ, ấu trùng
trong trứng của phân lớp Eucestoda có 6 móc. Ở những sán dây này trứng
được thải ra ngoài tùy theo mức độ hình thành của trứng, tử cung chứa đầy
trứng trong đốt già và mỗi đốt thực chất biến thành một cái túi chứa trứng.
Ấu trùng của Cyclophyllidea là Cysticercoid. Đây là bào nang có hai
vỏ, bao gồm cơ quan bám và tuyến đuôi với ba đôi móc bào thai. Sự hình
thành Cysticercoid do sự kéo dài của oncoxphera, xuất hiện xoang cơ thể và
bốn giác bám, vòi thô sơ. Sau đó phần sau hẹp lại, dài ra, nối với đường tạo
thành xoang và ở đây hình thành nang. Phần trước của cơ thể có mầm mống
của giác bám và vòi, kéo dài tới phần sau của nang, bằng cách đó hình thành
nang hai vỏ, vỏ ngoài là phần sau của cơ thể, còn vỏ trong là phần trước.
Đặng Ngọc Thanh và cs, (2008)[7].
Phan Thế Việt và cs (1977) [11] đã mô tả: tất cả bề mặt của sán dây là
một cái "mồm" khổng lồ. Thức ăn ngấm qua "da" của sán dây. Các loài sán
dây thường tắm trong nguồn thức ăn giàu có của cơ thể vật chủ. Cái mồm đã
không cần, thì hệ tiêu hóa của chúng cũng không có. Ăn và tiêu hóa đều qua
bề mặt cơ thể của sán dây. Hiện tượng rụng đốt của sán dây làm cho người ta
có thể nghĩ rằng: cơ thể sán dây sẽ dần dần ngắn lại. Song, không phải như
vậy, bởi các đốt mới được sinh ra thay thế các đốt già đã rụng làm cho sán
dây trở nên "trẻ lại". Sau đốt đầu là đốt cổ, người ta gọi đốt cổ là đốt sinh
trưởng, từ đó sẽ mọc ra các đốt khác. Các đốt mới sinh ra đẩy các đốt cũ lùi
dần ra phía sau.
* Vòng đời của loài sán dây ký sinh ở gà
Sán dây ký sinh ở gà muốn hoàn thành vòng đời cần phải có ký chủ
trung gian, do vậy gà chỉ bị nhiễm sán dây khi nuốt phải ký chủ trung gian
chứa ấu trùng có sức gây bệnh.
24
Đốt sán già rụng cùng phân ra ngoài, trứng sán phân tán, ký chủ trung
gian ăn phải, vỏ trứng bị phân hủy ở ruột ký trung gian, thai 6 móc chui vào
cơ thể ký chủ trung gian tiếp tục phát triển thành ấu trùng Cysticercoid. Gà ăn
ký chủ trung gian có mang ấu trùng này vào đường tiêu hóa, ký chủ trung
gian bị phân hủy, ấu trùng dùng giác bám vào niêm mạc ruột, lấy dinh dưỡng
và phát triển thành sán trưởng thành.
2.3.1.2. Nguyên nhân gà nhiễ m ký sinh trù ng
Bệnh phổ biến hầu khắp thế giới, nguồn lây bệnh là gà bệnh và gà đã khỏi
bệnh lâm sàng. Gà lây bệnh thông qua máng ăn, nước uống, máng uống, thức ăn
đất bị nhiễm trứng giun, sán. Trứng giun cũng có thể tiếp xúc với gà thông qua
dụng cụ lao động và phương tiện vận chuyển, giao thông của người nông dân.
Vật truyền bệnh cơ giới là các vật nuôi trong nhà như động vật nhai lại, chó,
mèo, chim chóc, côn trùng. Theo Phan Thế Việt và cộng sự (1977) [11].
Chính phương thức chăn nuôi và sự hiểu biết của người chăn nuôi cũng
có ý nghĩa lớn trong việc lan truyền của bệnh, chuồng trại và bãi chăn thả quá
chật, thức ăn không đủ chất, kỹ thuật chăn nuôi không đúng.
Giun, sán có s ức sinh sản cao, trứng giun tròn khá bền ở môi trường
bên ngoài khả năng phát tán của trứng giun tròn rất lớn(theo Phạm Văn Khuê,
Phan Lục (1996) [3].
Trong điều kiện Việt Nam bệnh giun, sán có ở hầu khắp các tỉnh, các
trại chăn nuôi, các vùng trong cả nước. Thiệt hại do bệnh giun tròn gây ra là
không thể tính được (theo Dương Công Thuận,1995) [10],
2.3.1.3. Đc điể m bệ nh lí và triệ u chứ ng lâm sà ng bệ nh do ký sinh trù ng
đườ ng tiêu hó a gây ra ở gà
a. Đc đim bệnh l v triệu chng lâm sng bệnh giun trn đường
tiêu hó a gây ra ở gà :
+ Phần lớn ký sinh trùng gây bệnh cho vật nuôi ở thể mãn tính. Tác hại
của ký sinh trùng là âm thầm, dai dẳng, gây hại lớn, song con người lại ít chú