Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu, đánh giá những tác động môi trường của công trình thủy lợi bắc Bến Tre và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ QUẾ ANH

“NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG
MÔI TRƢỜNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
BẮC BẾN TRE VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ QUẾ ANH
“NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG
MÔI TRƢỜNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
BẮC BẾN TRE VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC”

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng
Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG HƢNG

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Hƣng

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn

Chủ tịch

2


TS.Trịnh Hoàng Ngạn

Phản biện 1

3

PGS.TS. Huỳnh Phú

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Hồng Nhật

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Thị Hai

Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Quế Anh

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 06/05/1989

Nơi sinh: Bến Tre

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng

MSHV: 1341810002

I- Tên đề tài
“Nghiên cứu, đánh giá những tác động môi trƣờng của công trình thủy lợi Bắc Bến
Tre và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”
II- Nhiệm vụ và nội dung
-

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khí tƣợng thủy văn,

các qui hoạch phát triển có liên quan tại các địa phƣơng trên địa bàn.
-


Hiện trạng chất lƣợng nƣớc và dự báo chất lƣợng nƣớc lƣu vực sông Ba Lai

-

Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trƣờng của hệ thống công trình thủy lợi

Bắc Bến Tre.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực

III- Ngày giao nhiệm vụ

: 18/08/2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ

: 30/8/2015

V- Cán bộ hƣớng dẫn

: GS.TS. Hoàng Hƣng

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc. Trong quá trình thực hiện Luận văn tôi luôn chấp hành tốt nội quy, quy định
của tổ chức mà tôi tham gia.
Học viên thực hiện Luận văn


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và
góp ý rất thiết thực của Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt các nội dung đã
đặt ra của luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Thầy hƣớng dẫn là
GS.TS. Hoàng Hƣng đã trực tiếp hƣớng dẫn, định hƣớng cụ thể các vấn đề khoa học
trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn "Nghiên cứu,
đánh giá những tác động môi trƣờng của công trình thủy lợi Bắc Bến Tre và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực".
Xin chân thành gửi lời cám ơn tới Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các cơ
quan liên quan của tỉnh Bến Tre vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu
thập số liệu ngoại nghiệp cũng nhƣ những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới
đề tài tốt nghiệp.
Nhân đây, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia định, bạn bè, đồng
nghiệp đã khích lệ, động viên và tích cực hỗ trợ, giúp đỡ trong việc thực hiện công
tác điều tra, thống kê, phân tích, cập nhật các cơ sở dữ liệu cũng nhƣ đã có nhiều ý

kiến đóng góp quý báu cho quá trình nghiên cứu các nội dung của luận văn.
Xin chân thành cám ơn !
Học viên thực hiện Luận văn


iii

TÓM TẮT
Công trình cống đập Ba Lai đƣợc Bộ NNPTNT phê duyệt năm 2000 và
chính thức đƣa vào sử dụng năm 2002. Nhiệm vụ chính của dự án là ngăn mặn, trữ
ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn, cải tạo đất cho 193.000ha đất tự nhiên, trong đó
có 100.000ha đất canh tác; 20.100ha đất nuôi trồng thủy sản. Dự án còn góp phần
hình thành trục giao thông bộ giữa 2 huyện Ba Tri, Bình Đại và phát triển mạng
lƣới giao thông thủy bộ trong khu vực
Trên cơ sở phân tích tổng hợp các số liệu đã thu thập và kết quả điều tra
ngoài thực địa, luận văn đã đánh giá chất lƣợng nƣớc của hồ Ba Lai với dung tích
khoảng 90 triệu m3, có nhiệm vụ cung cấp nƣớc ngọt cho ngƣời dân trong khu vực
nghiên cứu.
Trên cơ sở đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt trên sông Ba Lai, những tác động
tích cực mà hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre mang lại nhƣ: làm ngọt hóa một vùng
đất canh tác rộng lớn các huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri và Tp.
BT, làm năng suất lúa và một số loại cây trồng tăng lên, đẩy lùi đƣợc quá trình xâm
nhập mặn. Bên cạnh đó nó cũng có những tác động tiêu cực đến môi trƣờng lƣu vực
nhƣ: sạt lở mạnh hai bên bờ sông An Hóa, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc vùng sông Ba
Lai, bồi lắng mạnh đoạn đầu nguồn, vùng “ lòng hồ - sông.
Dựa trên kết quả đã nghiên cứu đƣợc ở các nội dung trên, luận văn đã đề
xuất đƣợc biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng lƣu vực.


iv


ABSTRACT
Ba Lai culvert dam works by MARD approved in 2000 and formally put into
use in 2002. The main task of the project is to prevent saltwater, freshwater reserve,
drainage, sour pepper, washing acidity, soil improvement for 193,000 ha, including
100,000ha of arable land; 20.100ha for aquaculture. The project also contributes to
the formation of traffic routes between 2 Ba Tri and Binh Dai and developing
waterway transport network in the region.
Thesis has compiled the survey results, assess the quality of water for people
in the region with total reserves of 90 million m3.
Based on assessment of surface water quality in the river Ba Lai, the positive
impact that the irrigation system north of Ben Tre bring as: freshening a vast area of
arable land in Binh Dai district, Giong Trom and Chau Thanh, Ba Tri and Tp. BT,
as yields and an increased number of crops, pushing back the process of
salinization. Besides it also has a negative impact on the environment basins such as
sharply eroded the riverbank An Hoa, water pollution Ba Lai River, strong
sedimentation upstream segment, the "reservoir - river.
Based on research results in the contents above are proposed thesis
mitigation measures negatively impact basin environment.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Giới thiệu.................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
3. Nội dung nghiên cứu: ..............................................................................................3
4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ....................................4
5.1 Ý nghĩa khoa học: .............................................................................................4
5.2 Ý nghĩa thực tiễn: ..............................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC SÔNG BA LAI TỈNH BẾN TRE ..................................5
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên lƣu vực sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre .............5
1.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................5
1.1.2 Địa hình, địa mạo .......................................................................................6
1.1.3 Khí hậu, khí tƣợng .....................................................................................7
1.1.4 Chế độ thủy, hải văn, nguồn nƣớc[22] .....................................................10
1.1.5 Đặc điểm địa chất, thổ nhƣỡng ................................................................14
1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................16
1.2.1 Dân cƣ [5], [7] ..........................................................................................16
1.2.2 Kinh tế [4], [18]........................................................................................17
1.2.3. Sản xuất nông nghiệp [18] ......................................................................17


vi
1.2.4 Xã hội [18] ...............................................................................................20
1.2.5


Môi trƣờng [18] ....................................................................................22

1.3 Đặc điểm sông Ba Lai và cống đập Ba Lai .....................................................26
1.3.1 Đặc điểm sông Ba Lai ..............................................................................26
1.3.2 Đặc điểm cống đập Ba Lai .......................................................................28
1.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 [5],[18] .........................31
1.4.1 Mục tiêu phát triển ...................................................................................31
1.4.2 Định hƣớng phát triển các nghành, lĩnh vực [8],[18] ..............................31
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ DỰ BÁO CHẤT
LƢỢNG NƢỚC LƢU VỰC SÔNG BA LAI ...........................................................35
2.1. Đánh giá diễn biến chất lƣợng nƣớc mặt sông Ba Lai [3], [18] ....................35
2.1.2

Đánh giá các kết quả quan trắc tại các điểm quan trắc của Sở TNMT

Bến Tre. [5],[23] ...............................................................................................35
2.1.2 Đánh giá các kết quả quan trắc tại các điểm quan trắc của đề tài ....................42
2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nƣớc mặt trên sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre [1],
[3], [5]....................................................................................................................49
2.3 Hiện trạng xả thải vào sông Ba Lai [5], [26] .................................................50
2.4 Dự báo chất lƣợng nƣớc sông Ba Lai .............................................................55
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC
BẾN TRE ĐẾN MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC ...........................................................57
3.1 Tác động tích cực [1], [6], [18] .......................................................................57
3.2 Tác động tiêu cực ............................................................................................61
3.2.1 Tác động đến môi trƣờng đất [2], [13], [11] ............................................61
3.2.2 Tác động đến môi trƣờng nƣớc [12], [13], [16] .......................................61
3.2.3 Tác động đến hệ sinh thái [6], [17] ..........................................................66
3.2.4 Tác động đến sản xuất nông nghiệp [6], [17] ..........................................68
3.2.5 Tác động đến nuôi trồng thủy sản [6], [17]..............................................70

3.2.6 Xâm nhập mặn khu vực Tp. Bến Tre và vùng phụ cận:[14] ....................71
3.2.7 Sạt lở mạnh bờ sông An Hóa [15], [16], [27], [28] .................................73
3.2.8 Tác động đến khả năng thoát lũ và chế độ thủy văn ................................75
3.2.9 Tác động đến hệ sinh thái cửa sông và rừng ngập mặn ...........................77


vii
CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
TRÊN LƢU VỰC .....................................................................................................80
4.1. Đề xuất các giải pháp chống bồi lắng sông Ba Lai ........................................81
4.1.1. Vùng đầu nguồn và vùng “lòng hồ - sông” Ba Lai .................................81
4.1.1.1. Đoạn đầu nguồn sông Ba Lai bị bồi lắng hoàn toàn ........................82
4.1.1.2. Cần phải xây dựng 3 trạm quan trắc thƣờng xuyên đo đạc .............82
4.1.1.3. Sau khi nạo vét và thi công hoàn chỉnh đoạn đầu nguồn sông Ba Lai
.......................................................................................................................82
4.1.2. Giải pháp chống bồi lắng vùng cửa sông Ba Lai: [20] .......................82
4.2. Đề xuất các giả pháp hạn chế xâm nhập mặn khu vực TP Bến Tre và vùng
phụ cận ..................................................................................................................83
4.2.1. Các biện pháp chung để hạn chế xâm nhập mặn: ...................................83
4.2.2 Kế hoạch sử dụng nguồn nƣớc:................................................................85
4.3. Đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trƣờng nƣớc vùng “ Lòng – hồ sông” Ba Lai ..........................................................................................................86
4.4. Đề xuất các giải pháp chống xói lở bừ sông An Hóa .....................................89
4.5. Đề xuất giải pháp bảo vệ và duy trì một số loài chim ở vƣờn chim Vàm Hồ89
4.5.1. Theo một số nhà chuyên môn về chim ...................................................91
4.5.2. Việc đánh bắt cá ......................................................................................92
4.5.3. Các ngành chức năng cần phải quan tâm đến việc bảo tồn tính ĐDSH
của vƣờn chim. ..................................................................................................92
4.5.4. Bảo vệ tính ĐDSH của vƣờn chim Vàm Hồ và của các khu bảo tồn thiên
nhiên cũng là bảo vệ quỹ gien và chống ô nhiễm gien .....................................92
4.5.5. Thiết lập mạng lƣới Monitoring về môi trƣờng trong KVNC: ...............93

4.5.6. Xây dựng các chƣơng trình đào tạo và tuyên truyền giáo dục vừa nâng
cao năng lực quản lý .........................................................................................93
4.5.7. Xây dựng kế hoạch quản lý bền vững tài nguyên ...................................93
4.5.9. Hoàn chỉnh luật pháp và tăng cƣờng quản lý thanh tra môi trƣờng: .....94
4.5.10. Giải quyết sự cố về môi trƣờng: ............................................................94
4.5.11. Tăng cƣờng việc tuyên truyền và giáo dục môi trƣờng trong cộng đồng:
...........................................................................................................................95


viii
4.6. Đề xuất mô hình canh tác hợp lý trong điều kiện xâm nhập mặn các vùng lợ,
ngọt ........................................................................................................................96
4.6.1. Mô hình canh tác đề xuất trên áp dụng cho vùng nuôi tôm sú không hiệu
quả .....................................................................................................................96
4.6.1.1. Chuyển đổi nuôi tôm sú không hiệu quả sang sản xuất muối ..........96
4.6.1.2. Mô hình nuôi tôm Sú quảng canh ....................................................97
4.6.1.3. Mô hình lúa – tôm sú kết hợp (luân canh) .......................................98
4.6.1.4. Mô hình nuôi cua biển trong ao nuôi tôm sú. ..................................99
4.6.1.5. Mô hình ƣơng nuôi nghêu trong ao nuôi tôm sú ............................100
4.6.2. Các loại cây trồng thích nghi cho vùng nhiễm mặn các huyện ven biển
.........................................................................................................................101
4.6.2.1. Định hƣớng phát triển nông nghiệp các vùng nhiễm mặn ven biển
[23] ..............................................................................................................101
4.6.2.3. Mô hình bố trí cây trồng. ..............................................................103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................107
1.

Kết luận .......................................................................................................107

2.


Kiến nghị .....................................................................................................108

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................109


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre .................................................................5
Hình 1.2: Bản đồ địa hình tỉnh Bến Tre ......................................................................7
Hình 1.3: Bản đồ thủy văn ........................................................................................10
Hình 1.4: Bản đồ địa chất tỉnh Bến Tre ....................................................................15
Hình 1.5: Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ..............................................................19
Hình 1.6: Cống đập Ba Lai .......................................................................................26
Hình 1.7: Cống đập Ba Lai .......................................................................................28
Hình 2.1: Biểu diễn thông số pH chất lượng nước mặt. ...........................................38
Hình 2.2: Biểu diễn thông số SS chất lượng nước mặt .............................................38
Hình 2.3: Biểu diễn thông số Fe chất lượng nước mặt. ............................................39
Hình 2.4: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước mặt ..................................39
Hình 2.5: Biểu điễn thông số N-NH4 trong chất lượng nước mặt. ...........................40
Hình 2.6: Biểu diễn thông số N-NO3 trong chất lượng nước mặt. ...........................40
Hình 2.7: Biểu diễn thông số BOD5 trong chất lượng nước mặt. .............................41
Hình 2.8: Biểu đồ biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước mặt. .................41
Hình 2.9: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước mặt .........................42
Hình 2.10: Biểu diễn thông số pH chất lượng nước mặt. .........................................44
Hình 2.11: Biểu diễn thông số SS chất lượng nước mặt ...........................................45
Hình 2.12: Biểu diễn thông số Fe chất lượng nước mặt. ..........................................45
Hình 2.13: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước mặt ................................46
Hình 2.14: Biểu điễn thông số N-NH4 trong chất lượng nước mặt. .........................46

Hình 2.15: Biểu diễn thông số N-NO3 trong chất lượng nước mặt. .........................47
Hình 2.16: Biểu diễn thông số BOD5 trong chất lượng nước mặt. ...........................47
Hình 2.17: Biểu đồ biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước mặt. ...............48
Hình 2.18: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước mặt .......................48
Hình 2.19: Hố xí ao cá sử dụng ở các hộ dân ..........................................................51


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình (oC) tháng trạm Bến Tre ............................................8
Bảng 1.2: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho ..........................................9
Bảng 1.3: Bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho ( mm/tháng) ....................9
Bảng 1.4 : Mực nước bình quân tháng lũ lớn nhất ...................................................12
Bảng 1.5: Mực nước cao nhất năm theo tần suất thiết kế - Hmax (cm) ...................12
Bảng 1.6: Biên độ triều tại một số vị trí trên sông Tiền (đơn vị: cm) .......................12
Bảng 1.7: Sản lượng cây trồng chính tại tỉnh Bến Tre năm 2012 và 2013 ..............17
Bảng 1.8: Số lượng gia súc, gia cầm nuôi trong KVNC ...........................................18
Bảng 1.9: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản và sản lượng của các năm 2012 và 2013 .19
Bảng 2.1: Vị trí thu mẫu nước mặt sông Ba Lai .......................................................36
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước trên sông Ba Lai ..............................36
Bảng 2.3: Vị trí phân tích chất lượng nước trên sông Ba Lai .................................43
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước trên sông Ba Lai ..............................43
Bảng 2.5: Hiện trạng xả nước thải từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn 4 xã thuộc
huyện Giồng Trôm.....................................................................................................52
Bảng 2.6: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp .......52
Bảng 2.7: Hiện trạng xả nước thải ở các cơ sở chăn nuôi .......................................53
Bảng 2.8: Hiện trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV ............................54
Bảng 2.9: Tổng lượng phân và thuốc BVTV thải vào môi trường ............................54
Bảng 3.1: Sản lượng lương thực trong KVNC trước và sau khi có đập Ba Lai .......57

Bảng 3.2: Chất lượng nước khu vực nghiên cứu năm 2009 .....................................64
Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật ................69
Bảng 3.4 : Tổng lượng phân và thuốc BVTV thải ra môi trường .............................69
Bảng 3.5: Diện tích bị ảnh hưởng mặn năm 2012 và 2013 ......................................73
Bảng 4.1: Năng suất cho mô hình thâm luân canh tôm - lúa ...................................98
Bảng 4.2. Chỉ tiêu nuôi trồng các loại cây .............................................................102
Bảng 4.3. Chỉ tiêu sử dụng các loại đất đến năm 2020 ..........................................105


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Thuật ngữ viết tắt

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trƣờng

CN

: Công nghiệp

Tp.BT

: Thành phố Bến Tre

TP.HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

BKH&CN

: Bộ khoa học và công nghệ

SKH&CN

: Sở khoa học và công nghệ

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

HTTL

: Hệ thống thủy lợi

HTTLBBT

: Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre

KCN

: Khu công nghiệp


KHM

: Ký hiệu mẫu

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

KVNC

: Khu vực nghiên cứu

MNN

: Mực nƣớc ngầm

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

XNM

: Xâm nhập mặn

WHO

: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


1


MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
1.1. Đặt vấn đề
Nguồn nƣớc phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bến Tre mặn
do khai thác quá mức hoặc có nơi bị nhiễm bẩn do làm muối, nuôi tôm, chăn nuôi
súc vật, thải ra nhiều chất hữu cơ… nên nguồn nƣớc đƣợc ngƣời dân sử dụng chủ
yếu vẫn là nƣớc mặt. Và nếu nhƣ không bị lấy từ thƣợng nguồn và không có nƣớc
mặn do thủy triều từ biển Đông đẩy vào, thì Bến Tre có thể đủ nƣớc ngọt cho cả đời
sống và sản xuất. Song những dòng sông xanh này về mùa cạn phần lớn lại chứa
một lƣợng muối khoáng từ 4,5% đến 20% cho nên trong những tháng này thƣờng bị
thiếu nƣớc ngọt nghiêm trọng và ngƣời ta phải tính toán khai thác nƣớc ngầm để bù
đắp vào. Nói cách khác, nguồn nƣớc mặt của tỉnh Bến Tre bao gồm 4 con sông
chính: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông đã có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc cung cấp nƣớc phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, sản
xuất công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản
Công trình cống đập Ba Lai đƣợc Bộ NNPTNT phê duyệt năm 2000 và chính
thức đƣa vào sử dụng năm 2002. Nhiệm vụ chính của dự án là ngăn mặn, trữ ngọt,
tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn, cải tạo đất cho 193.000ha đất tự nhiên, trong đó có
100.000ha đất canh tác; kiểm soát mặn cho 20.100ha đất nuôi trồng thủy sản. Dự án
còn góp phần hình thành trục giao thông bộ giữa 2 huyện Ba Tri, Bình Đại và phát
triển mạng lƣới giao thông thủy bộ trong khu vực. Từ Dự án cống đập Ba Lai, 5 nhà
máy nƣớc (Thới Lai, Long Định, Tân Mỹ, Ba Lai, Trung Thành) đã ra đời, phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cho 15.300 hộ dân. Dự án đã tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất
lúa (Ba Tri từ 4,3 tấn/ha lên 4,9 tấn/ha; Bình Đại từ 3,5 tấn/ha lên 4,2 tấn/ha; Giồng
Trôm từ 4,6 tấn/ha lên 5,2 tấn/ha) và diện tích trồng dừa (năm 2005 tổng diện tích
trồng dừa của 3 huyện hơn 15.000ha, sản lƣợng 102.000 tấn; đến cuối năm 2011
tổng diện tích trồng dừa cả 3 huyện gần 21.000ha, sản lƣợng 175.000 tấn). Tuy
nhiên việc ra đời của cống Ba Lai đã có tác động làm thay đổi chế độ thủy văn, biến
con sông trở thành một lòng hồ, dòng chảy giảm đi, chế độ bồi lắng gia tăng

….Ngoài ra, trong những năm vừa qua hoạt động kinh tế - xã hội ở hai bên bờ sông
Ba Lai vẫn không ngừng phát triển, nhiều nguồn thải mới đƣợc phát sinh mà không


2
đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ, điều này giảm khả năng tự pha loãng và tự làm
sạch của nguồn nƣớc, góp phần làm ô nhiễm cục bộ gia tăng trên dòng sông này.
Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của công trình thủy
lợi Bắc Bến Tre và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực là việc làm
cấp thiết và quan trọng nhằm hạn chế và giảm thiểu sự tác động xấu đến tài nguyên
nƣớc, tình hình sinh sống và sản xuất của ngƣời dân tại tỉnh Bến Tre trong thời gian
tới.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Trƣớc năm 2002, khi chƣa xây dựng cống đập Ba Lai, khoảng 2/3 diện tích đất
canh tác của tỉnh Bến Tre bị nhiễm mặn và phèn nên chỉ sản xuất đƣợc một vụ trong
mùa mƣa, trong đó có nhiều vùng năng suất lúa rất thấp.
Hàng năm từ tháng 2 đến tháng 5 (khi sông Bến Tre – An Hoá bị xâm nhập
mặn) hầu nhƣ toàn bộ phần phía đông của sông Bến Tre – Chẹt Sậy – An Hoá
không đủ nƣớc để sản xuất và sinh hoạt. Nhìn chung phần diện tích phía Đông (trừ
khu tƣới của trạm bơm Giồng Trôm và An Hoá khoảng 4.700ha) còn lại khoảng
38.700ha bị mặn, thiếu nguồn nƣớc ngọt từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm.
Vì vậy, HTTL BBT là một dự án có tầm quan trọng đặc biệt cho nhân dân tỉnh
Bến Tre mà theo dự kiến sau khi hoàn thành sẽ góp phần rất lớn vào việc làm vực
dậy một vùng đất nông nghiệp đầy tiềm năng của Tỉnh nhƣng chƣa có điều kiện để
phát triển.
Từ khi đƣa vào vận hành năm 2002 đến nay, cống đập Ba Lai và một số cống
nhỏ đƣợc xây dựng đã góp phần rất lớn vào việc làm ngọt hóa một vùng đất canh
tác rộng lớn thuộc các huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri và Tp.
BT, làm tăng năng suất lúa và một số loại cây trồng của Tỉnh, tăng hệ số sử dụng
đất, làm phát triển nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả cao, nhƣ vùng thâm

canh mía thuộc các xã Tân Mỹ, Mỹ Hòa (Ba Tri), Châu Bình (Giồng Trôm), Thạnh
Trị, Thới Lai, Phú Long (Bình Đại) cho năng suất rất cao, góp phần thay đổi cơ cấu
sản xuất và nâng cao đời sống cho ngƣời dân của một số vùng hƣởng lợi thuộc lƣu
vực sông Ba Lai. Việc ngọt hóa một vùng rộng hàng chục nghìn ha cũng đã đẩy lùi
đƣợc một phần xâm nhập mặn cho nhiều vùng trong phạm vi ảnh hƣởng của công
trình cống đập. Theo tính toán của các nhà chuyên môn khi hoàn thành xong tất cả
những hạng mục của HTTL BBT thì vùng hƣởng lợi của dự án sẽ đứng trƣớc một


3
cơ hội rất lớn để phát triển toàn diện không những cho nông nghiệp mà còn cả cho
những ngành khác nhƣ nuôi trồng và khai thác thủy sản, du lịch sinh thái, dịch vụ
v.v… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nhƣ đã nêu ở trên, một số mặt tiêu
cực trong vùng đã bắt đầu phát sinh đặt ra những thách thức lớn cho sự phát triển
kinh tế mà điển hình là một số nơi trong vùng hiện nay đang có những diễn biến xấu
về môi trƣờng, về biến đổi lòng dẫn sông, rạch theo hƣớng bất lợi cho những hoạt
động liên quan đến phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống ngƣời dân.
Vì vậy, để có thể đề xuất những giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu và tiến tới
phòng tránh những tác động tiêu cực do HTTL BBT chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ
gây ra trong vùng hƣởng lợi của khu vực thì việc đầu tƣ nghiên cứu đề tài:“Nghiên
cứu, đánh giá những tác động môi trƣờng của công trình thủy lợi Bắc Bến Tre
và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực” là rất cần thiết, cấp bách
cần phải đƣợc thực hiện ngay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng công trình thủy lợi Bắc Bến Tre đồng thời đánh giá tác
động của công trình thủy lợi đến môi trƣờng của tỉnh chủ yếu 4 huyện Bình Đai,
Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc vùng dự án, dự báo diễn biến
chất lƣợng nƣớc. Cảnh báo suy thoái môi trƣờng, sinh thái và chất lƣợng nƣớc vùng
dự án trong bối cảnh BĐKH và NBD

Đề xuất đƣợc các giải pháp để khắc phục những vấn đề phát sinh gây ảnh
hƣởng xấu đến môi trƣờng, biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.
3. Nội dung nghiên cứu:
-

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khí tƣợng thủy văn,

các qui hoạch phát triển có liên quan tại các địa phƣơng trên địa bàn.
-

Hiện trạng chất lƣợng nƣớc và dự báo chất lƣợng nƣớc lƣu vực sông Ba Lai

-

Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trƣờng của hệ thống công trình thủy lợi

Bắc Bến Tre, lƣu vực sông Ba Lai.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực.

4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lƣợng nƣớc mặt sông Ba Lai và những tác động
tiêu cực đến môi trƣờng phát sinh trong KVNC thuộc dự án thủy lợi Bắc Bến Tre.


4
Để thực hiện mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra, trong luận văn sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu sau:
-


Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá: Điều tra thu thập tài liệu, khảo

sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và tổng hợp tài liệu để từ đó rút ra các
cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
-

Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin số liệu, tài liệu: tập hợp số liệu,

tài liệu thủy văn-dòng chảy, tài liệu hải văn (sóng, gió, mực nƣớc, dòng chảy ven
bờ, dòng bùn cát bồi lắng vùng cửa sông), tài liệu địa hình, địa mạo….
-

Phương pháp thống kê tài liệu, số liệu: Tất cả các tài liệu, số liệu thu thập sẽ

đƣợc tập hợp, thống kê, phân loại theo từng hạng mục công việc để phục vụ cho
việc nghiên cứu các nội dung của đề tài.
-

Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu: phân tích thực trạng chất lƣợng

nƣớc tại các vị trí quan trắc dọc các sông: nhƣ sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông,
sông Ba Lai... nhằm đánh giá hiện trạng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu và thu
thập các tài liệu cần thiết.
-

Phương pháp đánh giá tác động môi trường.

-


Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia,các nhà

khoa học có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực thuỷ, hải văn, địa chất thuỷ văn,
địa chất công trình, khí tƣợng, môi trƣờng, những ngƣời có kinh nghiệm thuộc các
lĩnh vực nghiên cứu các đề tài để thực hiện đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1 Ý nghĩa khoa học:
Về mặt khoa học, việc nghiên cứu và sử dụng các phƣơng pháp khác nhau
nhằm mục đích xác định những tác động tích cực và tiêu cực của công trình thủy lợi
Bắc Bến Tre làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng và các
biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng trong các công trình thủy lợi
tại đồng bằng sông Cửu Long.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần thiết thực vào công tác phòng tránh và
giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trƣờng lƣu vực sông Ba Lai nói riêng và
trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói chung


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC SÔNG BA LAI TỈNH BẾN TRE
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên lƣu vực sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre
1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
Công trình thủy lợi cống đập Ba Lai nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) với toàn bộ đất đai của 4 huyện: Châu Thành, Giồng Trôm, Ba
Tri, Bình Đại và thành phố Bến Tre (Tp. BT) có tổng diện tích tự nhiên là
137.000ha, chiếm 58.1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phạm vi của công trình có tọa

độ địa lý tự nhiên từ 9048' đến 10019'10" vĩ độ Bắc; 106009' đến 1060 55' kinh độ
Đông, đƣợc bao bọc bởi 3 sông lớn và hàng trăm sông nhỏ, kênh rạch khác đƣợc
giới hạn bởi:
+ Phía Bắc giáp sông Mỹ Tho - Cửa Đại;
+ Phía Nam giáp sông Hàm Luông;
+ Phía Đông giáp biển Đông;
+ Phía Tây giáp các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày và Thạnh Phú.
Địa bàn của 16 xã thuộc 4 huyện nằm trong khu vực giáp lòng hồ sông Ba
Lai gồm: huyện Châu Thành (xã An Hóa), huyện Bình Đại (xã Thạnh Trị, Phú
Long, Lộc Thuận, Châu Hƣng, Thới Lai, Long Hòa, Thạnh Phƣớc, Đại Hòa Lộc),


6
huyện Giồng Trôm (Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình), huyện Ba Tri
(Tân Mỹ, Tân Xuân, Bảo Thạnh).
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Công trình thủy lợi cống đập Ba Lai là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ
cao từ 0,5 ÷1,5m, chiếm 75% diện tích tự nhiên có xu thế địa hình thấp dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam. Khu vực giáp biển có xu thế nhô cao lên rồi thoải dần
ra biển làm cho địa hình toàn khu vực có dạng yên ngựa. Vùng trũng nhất là 2
huyện Bình Đại và Ba Tri với cao độ bình quân 0,5 ÷ 0,75m, vùng cao nhất là địa
phận huyện Châu Thành, Tp. Bến Tre, vùng Tây Bình Đại và Tây Giồng Trôm có
cao độ trung bình từ 1.25 ÷ 1.75m. Vùng ven biển có cao độ từ 1.00 ÷1.25m địa
hình thấp nhất, khu vực xã Đại Hòa Lộc và Bình Thắng của huyện Bình Đại, khu
vực Lạc Địa huyện Ba Tri có cao độ 0.3 ÷ 0.5m thƣờng xuyên bị ngập úng trong
mùa mƣa.
Lƣu vực sông đƣợc chia cắt bởi nhiều kênh rạch với mục đích phục vụ cho
việc vận chuyển nƣớc và vấn đề giao thông thủy. Sông Ba Lai có chiều dài 79km
đổ ra biển Đông theo hƣớng từ Tây sang Đông đi ngang qua trung tâm cống đập
Ba Lai. Vào mùa khô do lƣợng nƣớc sông Tiền đổ vào sông Ba Lai nhỏ nên mặn

xâm nhập sâu vào phía thƣợng lƣu và vào các kênh, rạch nội đồng.
Sông Mỹ Tho - Cửa Đại và Hàm Luông là hai dòng chính chuyển một lƣu
lƣợng khá lớn của sông Tiền vào sông Ba Lai. Ngày nay, do đoạn đầu nguồn của
sông Ba Lai đã bị thoái hóa nên việc chuyển nƣớc ngọt từ sông Tiền vào đầu
nguồn sông Ba Lai hầu nhƣ không đáng kể, cho nên lƣợng nƣớc ngọt sông Tiền
chỉ còn đo vào sông Ba Lai từ sông Mỹ Tho qua sông An Hoá và một phần từ sông
Hàm Luông qua sông Bến Tre. Trong khu vực các sông lớn có chiều dài 232km và
hàng trăm km của 23 kênh rạch lớn nhỏ, trong đó có những rạch lớn với chiều rộng
hơn 200m và chiều dài trung bình của các kênh rạch là từ 8 ÷15km tạo thành một
mạng lƣới sông, kênh, rạch dày đặc và đất đai bị chia cắt thành nhiều khu vực nhỏ
làm cho việc ngăn mặn và dẫn ngọt gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong mùa
kiệt.
Xu hƣớng phát triển của các kênh rạch là chạy theo hƣớng Bắc Nam, chia
khu vực nghiên cứu thành nhiều khu vực nhỏ. Nối liền hai sông lớn Mỹ Tho và
Hàm Luông là sông An Hoá (từ sông Mỹ Tho đến sông Ba Lai) và đoạn nối tiếp là


7
sông Bến Tre (từ sông Ba Lai đến sông Hàm Luông). Có thể gọi tắt hai sông này
sông Bến Tre - An Hoá, không những là một trong những tuyến đƣờng giao thông
thủy quan trọng từ khu vực phía nam đến Thành Phố Hồ Chí Minh mà còn là tuyến
dẫn nƣớc ngọt chính từ sông Tiền vào vùng đồng bằng các huyện Châu Thành,
Bình Đại, Ba Tri và Tp. Bến Tre, vì vùng đầu nguồn sông Ba Lai đã bị thoái hóa.
(xem hình 1.4).

Hình 1.2: Bản đồ địa hình tỉnh Bến Tre
1.1.3 Khí hậu, khí tƣợng
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu điều
hòa theo năm và có các đặc trƣng sau.
a. Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm giữa các khu vực trong vùng biến đổi tƣơng đối ổn
định, bình quân nhiệt độ cả năm 27,090C (năm 2002); nóng nhất là vào tháng IV:
29,10C, mát nhất vào tháng XII: 25,20C.
Kết quả quan trắc, trong thời kỳ 1991 ÷ 2010, xu thế biến động nhiệt độ ở Bến
Tre bình quân là 0,0820C/năm, diễn ra không đồng nhất giữa các mùa (mùa khô và
mùa mƣa). Nền nhiệt độ vào mùa mƣa và mùa khô có xu thế tăng cao từ 0,3
÷1,70C. Trong mùa mƣa nền nhiệt độ tăng vào tháng VII, VIII khoảng 1,1 ÷ 1,70C.
Vào mùa khô nền nhiệt độ tăng tƣơng đối đều.
Trong kỳ khảo sát 1996 ÷ 2003, nền nhiệt độ ở Bến Tre trong 5 năm (1997,
1998, 1999, 2000, 2001 và 2002) có nhiệt độ trung bình cả năm vƣợt trên trung


8
bình nhiều năm, các năm còn lại ở mức dƣới trung bình nhiều năm trở xuống.
Năm 2012, nhiệt độ trung bình của tỉnh là 26.80C và năm 2013 là 26.70C.
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình (oC) tháng trạm Bến Tre
Tháng/

2000

2003

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

I

26,1

25,3

24,7

25,7

25,7

24,1

26,1

25,4

25,8

25,9

II


26,2

26,4

26,1

25,5

25,7

26,2

26,1

25,5

25,9

25,3

III

27,5

27,8

27

27,6


26,8

28,2

27,4

26,2

26,6

26,2

IV

28,2

29,1

28,8

29,1

28,6

29

28,1

28,3


28,5

28,1

V

28,1

28

29

28

27,6

27

28

27,1

27,4

27,4

VI

27,6


28,3

28,1

28

27,7

28,3

27,7

27,7

27,6

27,5

VII

27,1

26,9

26,6

27,4

27,6


27,2

27,2

27,7

27,8

27,4

VIII

27,2

27,3

27,4

27,1

26,9

27,8

27,2

26,8

27,0


26,7

IX

27,3

27

27,1

27,1

26,5

27,2

27,4

26,6

26,1

26,2

X

26,6

26,6


27,2

27

27,3

26,9

26,8

27,4

27,1

27,1

XI

26,7

27,1

26,8

26,2

26,5

26,3


26,8

26,2

26,5

26,6

XII

26,2

25,2

25,4

26,2

25,7

26,3

26,4

25,4

25,5

25,7


Cả năm

27,1

27,8

27

27,1

26,9

27,0

27,1

Năm

2005

26,7

26,8

Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre
 Lƣợng mƣa:
Trong kỳ khảo sát 1991 ÷ 2013, lƣợng mƣa trung bình năm của toàn tỉnh không
cao so với cả nƣớc, biến động từ 966mm ÷ 2.084,6mm, phân bố thành 2 mùa rõ
rệt: mùa mƣa từ tháng V đến XI và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau.
Lƣợng mƣa năm 2013 tại Bến Tre đạt đƣợc 1.421mm.

 Gió:
Trong mùa mƣa, từ tháng V ÷ XI, gió hình thành theo hƣớng Tây và Tây Nam
chiếm 60 ÷70%, tốc độ trung bình 2 ÷ 3,9m/s, tối đa 20m/s. Trong mùa khô có gió
"Chƣớng", hƣớng gió thống trị là Đông và Đông Bắc xảy ra từ tháng XII - IV năm
sau. Mặc dù tỉnh Bến Tre không bị ảnh hƣởng trực tiếp các cơn bão và áp thấp
nhiệt đới toàn khu vực Bắc biển Đông (ngoại trừ cơn bão số 5 xảy ra vào năm
1997) nhƣng thời tiết cũng bị thay đổi đáng kể. Vào các thời điểm giao mùa mùa

26.7


9
khô với mùa mƣa và ngƣợc lại xuất hiện các cơn gió xoáy làm nƣớc biển dâng cao,
tần suất xuất hiện ngày càng cao và đã gây thiệt hại lớn đối với cây trồng và vật
nuôi.
 Chế độ ẩm:
Độ ẩm trung bình hàng năm ít thay đổi. Thống kê qua nhiều năm cho thấy độ
ẩm trung bình là 80%. Tháng IV là tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm (74,8%),
tháng VIII có độ ẩm lớn nhất trong năm (83%). Nhìn chung không có sự chênh
lệch lớn về độ ẩm, độ ẩm của các tháng mùa khô thấp hơn từ 5 ÷ 10% độ ẩm của
các tháng mùa mƣa.
Bảng 1.2: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho
Tháng
Độ ẩm
(%)

I

II


III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

78,7 77,5 76,0 74,8 79,0 81,0 82,0 83,0 82,0 82,0 80,0 80,0

Cả
năm
80,0

Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre
 Chế độ bốc hơi
Lƣợng bốc hơi trung bình nhiều năm đo bằng ống Piche tại Mỹ Tho là 117mm,
bình quân là 3,3mm/ngày. Tháng III có lƣợng bốc hơi lớn nhất là 133mm, bình
quân là 4mm/ngày. Tháng X có lƣợng bốc hơi nhỏ nhất là 72mm, trung bình là
2,5mm/ngày.

Bảng 1.3: Bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho ( mm/tháng)
Tháng
Bốc hơi

I

II

III

IV

V

VI VII VIII

IX

X

XI

XII

111 126 133 129

93

87


75

72

81

90

90

90

Cả
năm
1.117

Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre


10
1.1.4 Chế độ thủy, hải văn, nguồn nƣớc[22]

Hình 1.3: Bản đồ thủy văn
 Đặc điểm mạng lƣới sông rạch:
Sông lớn: Khu vực nghiên cứu đề tài có 3 sông lớn nằm trong hạ lƣu sông
Cửu Long chảy ra biển Đông là: Sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông với tổng chiều
dài 232km và sông Bến Tre - An Hoá dài khoảng 15km. Các sông này nối với hệ
thống kênh rạch nội đồng khá phát triển. Thông số của các sông lớn nhƣ sau:
Sông Mỹ Tho-Cửa Đại: Là phân giới phía Bắc của vùng dự án có chiều dài
90km, lòng sông rộng từ 550 ÷ 2.300 m, cao trình đáy sông từ -7.0 ÷ -14m.

Sông Ba Lai: Chảy theo hƣớng Tây - Đông qua trung tâm vùng Ba Lai có
chiều dài 79km, lòng sông bị thoái hóa rất nhanh sau khi có kênh đào Bến Tre Chẹt Sậy - An Hoá cắt ngang qua. Từ ngã tƣ sông Ba Lai - sông An Hóa đến
thƣợng nguồn dài 34km thì chỉ có 12km từ sông An Hoá lên phía thƣợng lƣu cao
trình đáy sông từ -4 ÷ -1m, còn lại khoảng 20km thì cao trình đáy sông là từ -1 ÷
+1,4m, chiều rộng lòng sông rất hẹp gần nhƣ bị thoái hoá hoàn toàn nên hầu nhƣ
ghe thuyền không thể đi lại đƣợc. Vào mùa kiệt do lƣợng nƣớc sông Tiền đổ vào
sông Ba Lai nhỏ nên mặn xâm nhập sâu vào phía thƣợng lƣu và vào các kênh, rạch
nội đồng.


×