Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phân tích chất lượng một số kháng sinh chứa Cefotaxim trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 85 trang )

0 NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ VĂN MINH

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ
KHÁNG SINH CHỨA CEFOTAXIM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Thái Nguyên-2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ VĂN MINH

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ
KHÁNG SINH CHỨA CEFOTAXIM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Hóa phân tích
Mã số: 8440118

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trương Thị Thảo

Thái Nguyên-2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân
tích chất lượng một số kháng sinh chứa cefotaxim trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo
trường Đại học Khoa Học - Đại học Thái Nguyên để hoàn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng Sau Đại học, Khoa Hóa – Trường Đại học Khoa Học - Đại học Thái
Nguyên, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Cô giáo T.S. Trương Thị Thảo –
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để
tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Lãnh đạo Trung tâm Kiểm nghiệm dược
phẩm, mỹ phẩm Thái Nguyên nơi tôi công tác đã giúp đỡ tôi, tạo mọi điều kiện
trong suốt quá trình tôi học tập nghiên cứu;
Tôi xin chân thành cảm ơn: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng

góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT .....................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................v
DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3
1.1. Thuốc và chất lượng thuốc.....................................................................................3
1.1.1. Thuốc ..................................................................................................................3
1.1.2. Chất lượng thuốc .................................................................................................3
1.1.3. Thuốc đảm bảo chất lượng, thuốc kém chất lượng, thuốc giả ............................4
1.2. Giới thiệu chung về nhóm kháng sinh cephalosporin ............................................6
1.2.1. Nguồn gốc ..........................................................................................................6
1.2.2. Phân loại..............................................................................................................6
1.3. Tổng quan về thuốc kháng sinh Cefotaxime .........................................................7
1.3.1. Công thức cấu tạo ...............................................................................................7

1.3.2. Tính chất vật lý ...................................................................................................7
1.3.3. Dược lý và cơ chế tác dụng.................................................................................7
1.3.4. Chỉ định ...............................................................................................................8
1.3.5. Dạng bào chế.......................................................................................................8
1.4. Phương pháp nghiên cứu cefotaxime.....................................................................9
1.4.1. Một số nghiên cứu về cefotaxime .......................................................................9
1.4.2. Sơ lược về phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.........................................11
1.4.3. Sơ lược về phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử .......................................16
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ...............................................................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................17
2.2.1. Chỉ tiêu “ Tính chất cảm quan” ........................................................................21
2.2.2. Chỉ tiêu “Độ đồng đều khối lượng” ..................................................................21
2.2.3. Chỉ tiêu “Giới hạn acid (pH)” ...........................................................................22
2.2.4. Chỉ tiêu “Mất khối lượng do làm khô” .............................................................23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

2.2.5. Chỉ tiêu “ Màu sắc của dung dịch” ...................................................................24
2.2.6. Chỉ tiêu “định tính” ...........................................................................................25
2.2.7. Chỉ tiêu “ Định lượng” ......................................................................................26
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................33
2.3.1. Thời gian ...........................................................................................................33
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .........................................................................................33
2.4. Hóa chất ...............................................................................................................34
2.5. Thiết bị, dụng cụ ..................................................................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 37

3.1. Chỉ tiêu “Tính chất cảm quan”: ...........................................................................37
3.2. Chỉ tiêu “ Độ đồng đều khối lượng” ....................................................................39
3.3. Chỉ tiêu giới hạn acid (pH) ..................................................................................40
3.4. Chỉ tiêu “Mất khối lượng do làm khô” ................................................................ 42
3.5. Chỉ tiêu “Màu sắc của dung dịch” .......................................................................43
3.6. Chỉ tiêu “Định tính” .............................................................................................44
3.7. Chỉ tiêu “Định lượng” ..........................................................................................47
3.7.1. Khảo sát một số điều kiện tối ưu cho hệ thống sắc ký HPLC ..........................47
3.7.2. Tính thích hợp của hệ thống sắc ký ..................................................................50
3.7.3. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng.........................................53
3.7.4. Kết quả định lượng ...........................................................................................58
3.7.5. Kết luận .............................................................................................................60
3.8. Tổng hợp kết quả các chỉ tiêu kiểm nghiệm các mẫu thuốc kháng sinh
cefotaxime ...................................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................63
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

STT Từ viết tắt


Độ hấp thụ (Absorbance)

1

Abs

2

HPLC

3

UV – Vis

4

LOD

Giới hạn xác định (Limit of detection)

5

LOQ

Giới hạn định lượng (Limit of quantitation)

6

DAD


Đầu dò diod (Detector Diod Array)

7

DĐVN

8

USP

Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia)

9

BP

Dược điển Anh (British Pharmacopoeia)

10

TT

Sắc kí lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid)
Chromatography
Tử ngoại – Khả kiến (Ultra Violet – Visible)

Dược điển Việt Nam

Thuốc thử


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của Cefotaxim natri (6R,7R)-3 [(acetyloxy)methyl]-7[[(Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-(methoxyimino) acetyl]-amino]-8-oxo5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylat natri [4]. .........................7
Hình 1.2 Các dạng chế phẩm của thuốc kháng sinh Cefotaxime trên thị trường .........9
Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống HPLC .................................................................................11
Hình 2.1: Tủ sấy Memmert .........................................................................................23
Hình 2.2: Máy UV – VIS U2900 Hitachi ...................................................................25
Hình 2.3: Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Agilent 1260 infinity ....................29
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn khối lượng bột thuốc của các mẫu kháng sinh Cefotaxime
thấp nhất và lớn nhất so với khoảng giới hạn quy định ............................40
-

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn kết quả đo “chỉ số pH” của các mẫu kháng sinh
Cefotaxim được kiểm nghiệm. ..................................................................41

Hình 3.3: Sắc ký đổ thể hiện thời gian lưu phụ thuộc vào pH của pha động ............50
(c) pH = 10, (b) pH = 8, (c) pH = 7,2 .........................................................................50
Hình 3.4: Độ phân giải của hai pic chính ...................................................................52
Hình 3.5: Sắc ký đồ mẫu trắng điều kiện sắc ký theo tiêu chuẩn Dược điển Việt
Nam V, BP 2010........................................................................................53
Hình 3.6: Sắc ký đồ mẫu chuẩn cefotaxime 0,0001% điều kiện sắc ký theo tiêu
chuẩn Dược điển Việt Nam V, BP 2010. ..................................................54
Hình 3.7: Sắc ký đồ mẫu trắng điều kiện sắc ký theo tiêu chuẩn USP 38. .................54
Hình 3.8: Sắc ký đồ mẫu chuẩn cefotaxime 0,0005% điều kiện sắc ký .....................55

theo tiêu USP ..............................................................................................................55
Hình 3.9 Đường chuẩn cefotaxime theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V, BP 2010 ..56
Hình 3.10 Đường chuẩn cefotaxime theo tiêu chuẩn USP 38 ....................................57
Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện kết quả định lượng so với khoảng giới hạn của các mẫu
thuốc kháng sinh Cefotaxim thử theo tiêu chuẩn DĐVN V, BP 2010......59
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện kết quả định lượng so với khoảng giới hạn của các mẫu
thuốc kháng sinh Cefotaxime thử theo tiêu chuẩn USP 38 .......................60
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

Bảng 1.1: Các thế hệ Cephalosporin .............................................................................6
Bảng 2.1: Danh sách các mẫu thuốc kháng sinh cefotaxim phân tích kiểm nghiệm..18
Bảng 2.2- Bảng quy định độ đồng đều khối lượng .....................................................21
Bảng 2.3: Chương trình gradien dung môi pha động .................................................31
Bảng 2.4: Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu .....................................................34
Bảng 2.5: Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu .......................................................34
Bảng 3.1: Kết quả chỉ tiêu “ Tính chất cảm quan” của các mẫu kháng sinh
Cefotaxime được kiểm nghiệm. ................................................................ 37
Bảng 3.2: Kết quả chỉ tiêu “độ đồng đều khối lượng” của các mẫu thuốc kháng sinh
Cefotaxime ................................................................................................ 39
Bảng 3.3: Kết quả chỉ tiêu “Giới hạn acid” của các mẫu kháng sinh Cefotaxime
được kiểm nghiệm. ....................................................................................40
Bảng 3.4: Kết quả chỉ tiêu “mất khối lượng do làm khô” của các mẫu kháng sinh
Cefotaxime được kiểm nghiệm .................................................................42
Bảng 3.5: Kết quả chỉ tiêu “Màu sắc của dung dịch” của các mẫu kháng sinh

Cefotaxime được kiểm nghiệm ...............................................................43
Bảng 3.6: Thời gian lưu của pic cefotaxime thu được trên sắc ký đồ dung dịch chuẩn
và dung dịch thử của các mẫu thuốc kháng sinh Cefotaxime .................44
thử theo tiêu chuẩn DĐVN IV , BP 2010 ...................................................................45
Bảng 3.7: Thời gian lưu của pic cefotaxime thu được trên sắc ký đồ dung dịch chuẩn
và dung dịch thử của các mẫu thuốc kháng sinh Cefotaxime .................45
thử theo tiêu chuẩn USP 38 ........................................................................................45
Bảng 3.8: Kết quả phép thử “định tính” bằng ngọn lửa của các mẫu thuốc kháng
sinh Cefotaxime kiểm nghiệm ................................................................ 46
Bảng 3.9: Khảo sát bước sóng cực đại........................................................................48
Bảng 3.10: Khảo sát ảnh hưởng của pH đến thời gian lưu pic ...................................49
Bảng 3.11: Độ lặp lại của phép đo có ký hiệu mẫu S12 và S13 .................................50
Bảng 3.12: Độ lặp lại của phép đo có ký hiệu mẫu S9, S10 và S11 ...........................51
Bảng 3.13: Độ lặp lại của phép đo có ký hiệu mẫu S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7 và S8
được thể hiện bảng sau ............................................................................51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

Bảng 3.14: Hệ số đối xứng của pic cefotaxime chuẩn................................................52
Bảng 3.15: Thời gian lưu pic của mẫu cefotaxime chuẩn ..........................................52
Bảng 3.16: Nồng độ cefotaxime tỷ lệ tuyến tính với chiều cao của pic cefotaxime
điều kiện sắc ký Dược điển Việt Nam V,BP 2010 .................................55
Bảng 3.17: Nồng độ cefotaxime tỷ lệ tuyến tính với chiều cao của pic cefotaxime
điều kiện sắc ký USP 38..........................................................................57
Bảng 3.18 Kết quả định lượng của 13 mẫu kiểm nghiệm ..........................................58
Bảng 3.19 : Kết quả hàm lượng của các mẫu thuốc kháng sinh Cefotaxime thử theo

tiêu chuẩn DĐVN V, BP 2010 ..............................................................58
Bảng 3.20: Kết quả hàm lượng của các mẫu thuốc kháng sinh Cefotaxim thử theo
tiêu chuẩn USP 38 .................................................................................59
Bảng 3.21: Tổng hợp kết quả các chỉ tiêu của các mẫu thuốc kháng sinh cefotaxime.
...............................................................................................................61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phổ đồ mẫu chuẩn cefotaxime theo tiêu chuẩn USP làm cùng điều kiện
với mẫu thử ký hiệu mẫu S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7, S8 ....................1-PL
Phụ lục 2: Phổ đồ mẫu chuẩn cefotaxime theo tiêu chuẩn DDVN V, BP 2010 làm
cùng điều kiện với mẫu thử ký hiệu mẫu S9, S10, S11 ......................1-PL
Phụ lục 3: Phổ đồ mẫu chuẩn cefotaxime theo tiêu chuẩn DDVN V, BP 2010 làm
cùng điều kiện với mẫu thử ký hiệu mẫu S12, S13 ............................2-PL
Phụ lục 4: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S1 ............................................................2-PL
Phụ lục 5: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S2 ............................................................3-PL
Phụ lục 6: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S3 ............................................................3-PL
Phụ lục 7: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S4 ............................................................4-PL
Phụ lục 8: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S5 ............................................................4-PL
Phụ lục 9: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S6 ............................................................5-PL
Phụ lục 10: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S7 ..........................................................5-PL
Phụ lục 11: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S8 ..........................................................6-PL
Phụ lục 12: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S9 ..........................................................6-PL
Phụ lục 13: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S10 ........................................................7-PL

Phụ lục 14: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S11 ........................................................7-PL
Phụ lục 15: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S12 ........................................................8-PL
Phụ lục 16: Phổ đồ mẫu thử ký hiệu mẫu S13 ........................................................8-PL

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc chữa bệnh đặc biệt quan trọng trong đời sống, giữ vai trò thiết yếu
trong việc nâng cao sức khỏe con người. Do đó việc sử dụng thuốc kém chất
lượng, thuốc giả sẽ làm người bệnh không khỏi bệnh, sức khỏe bệnh tật càng
thêm trầm trọng thậm chí dẫn đến tử vong. Trong những năm gần đây, số lượng
thuốc giả thuốc kém chất lượng xâm nhập vào hệ thống cung ứng thuốc và đến
tay người bệnh ngày càng nhiều. Với kỹ thuật làm giả hiện đại tinh vi chúng ta
khó có thể nhìn bên ngoài phát hiện được đâu là thuốc giả.
Kháng sinh là nhóm thuốc rất quan trọng trong công tác phòng và chữa
bệnh. Các kháng sinh được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau dựa vào cấu
tạo hóa học, các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin là nhóm thuốc kháng
sinh ngày càng được sử dụng nhiều, trong đó có thuốc kháng sinh Cefotaxime
là kháng sinh thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng, được sử dụng phổ biến trong
điều trị bệnh vì tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, lại ít độc.
Tại Việt Nam, các trang thiết bị bảo quản thuốc tuy đã được trang bị
nhưng tình trạng hoạt động của thiết bị chưa có quản lý dẫn đến một số loại
thuốc qua quá trình lưu thông không được bảo quản có thể làm giảm chất lượng
thuốc
Khi sử dụng những loại kháng sinh kém chất lượng thì không những

không có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mà còn tạo điều kiện cho vi
khuẩn tăng khả năng kháng thuốc, nguy hiểm hơn sẽ làm cho tình trạng bệnh
thêm trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Năm 2014 Cục Quản lý Dược có công văn số 13343/QLD-TT gửi Sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện có giường
bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các Công ty: Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung
ương 2 (Codupha), Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại Song Sơn, Công
ty JSC “Kievmedpreparat” Ukraine về việc tạm ngừng sử dụng thuốc Cefotaxim,
SĐK:VN-15303-12 do Công ty JSC “Kievmedpreparat”, Ukraine sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Song Sơn đăng ký, Công ty TNHH
MTV Dược phẩm Trung ương 2 nhập khẩu [31]. Cục quản lý dược rút số đăng
ký nhiều thuốc Ấn Độ kém chất lượng như Umedica Laboratories Pvt., Ltd.;
Marksans Pharma Ltd.; Yeva Therapeutics Pvt., Ltd.; Cure Medicines (I) Pvt.,
Ltd.; Medley Pharmaceuticals Ltd... [33].
Tính đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 05 bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh, 09 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 09 các công ty tư nhân, đây
là nơi khám chữa bệnh đồng thời cũng là nguồn cung cấp thuốc khám chữa bệnh
cho bệnh nhân trong tỉnh rất lớn và cho cả các tỉnh lân cận trung du bắc bộ. Vì
vậy vấn đề đặt ra là phải kiểm soát chất lượng thuốc nói chung và kiểm soát chất
lượng thuốc kháng sinh cefotaxime nói riêng.
Với những lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu phân
tích chất lượng một số kháng sinh chứa cefotaxim trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên”.

Đề tài thực hiện nhằm một số mục tiêu:
- Đánh giá khảo sát được chất lượng một số thuốc kháng sinh cefotaxime theo
các chỉ tiêu, tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Đề xuất được các biện pháp cần làm đối với mỗi chỉ tiêu cho việc phân tích đạt
kết quả chính xác.
- Nghiên cứu được một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thuốc và chất lượng thuốc
1.1.1. Thuốc
Theo Luật Dược của Việt nam: Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất
hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh,
chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể
người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và
sinh phẩm [2].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc có thể định nghĩa theo một
trong ba cách sau :
− Là chất hóa học có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh thần hoặc
thể chất.
− Là bất kỳ chất hóa học nào sử dụng cho người hay động vật nhằm mục
đích chẩn đoán, điều trị hay phòng bệnh (hoặc trong điều kiện bất thường khác),
để làm nhẹ cơn đau hay làm tăng sức chịu đựng, hay để kiểm tra hoặc cải thiện
trạng thái bệnh lý hay trạng thái sinh lý.

− Là chất sử dụng không thường xuyên do ảnh hưởng của nó trên hệ thần
kinh trung ương [2].
1.1.2. Chất lượng thuốc
Chất lượng thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc, được thể
hiện ở một mức độ phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật đã định trước tùy theo
điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật xã hội nhằm đảm bảo cho thuốc đó đạt
các mục tiêu sau :
- Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh;
- Không có hoặc ít có tác dụng có hại;
- Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định;
- Tiện dụng và dễ bảo quản;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

- Thuốc phải được đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quá trình từ lúc còn
là nguyên liệu đến khi chế tạo ra được sản phẩm, được tồn trữ rồi được đưa vào
lưu thông phân phối đến tay người dùng. Để bảo đảm chất lượng thuốc trong sản
xuất, nhập khẩu, lưu hành và sử dụng, bảo đảm các quy định tại Luật Dược; Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với chất lượng thuốc, phù hợp với
thông lệ quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về dược, Bộ Y tế hướng dẫn
việc quản lý chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, lưu hành và
sử dụng tại Việt Nam [1].
1.1.3. Thuốc đảm bảo chất lượng, thuốc kém chất lượng, thuốc giả
1.1.3.1 Phân biệt
Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký theo

tiêu chuẩn Dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất.
Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng
ký với cơ quan có thẩm quyền.
Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo,
thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Không có dược chất;
- Có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký;
- Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn;
- Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu
công nghiệp của cơ sở sản xuất khác [1].
1.1.3.2. Các trường hợp thuốc không đảm bảo chất lượng
Thuốc không đúng chủng loại do có sự nhầm lẫn trong quá trình cấp phát,
giao nhận.
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

Thuốc không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa của thuốc
theo quy định tại Điều 61 của Luật Dược và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Thuốc có vật liệu bao bì và dạng gói không đáp ứng yêu cầu bảo đảm
chất lượng thuốc.
Thuốc chưa có số đăng ký hoặc chưa được phép nhập khẩu.
Thuốc có thông báo thu hồi của cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý, cơ quan
kiểm tra chất lượng nhà nước về thuốc của Việt Nam hoặc nước ngoài.

Thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Thuốc sản xuất, nhập khẩu không đúng hồ sơ đăng ký hoặc giấy phép
nhập khẩu.
Thuốc có chứa các chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, hoặc chứa các
chất có hàm lượng, nồng độ vượt quá giới hạn hàm lượng, nồng độ cho phép.
Thuốc thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất
lượng hoặc nguyên liệu không có nguồn gốc hợp pháp (nhập lậu, cơ sở sản xuất
nguyên liệu chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc nguyện
liệu không phải mục đích dùng cho người hoặc nguyên liệu chưa có giấy phép
sử dụng cho người).
Thuốc sản xuất tại các cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh hoặc không đáp ứng điều kiện sản xuất.
Thuốc hết hạn sử dụng [1].
Năm 2011, Sở Y tế TP Hà Nội có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế đình chỉ
và thu hồi một số thuốc không đạt chất lượng trong đó có thuốc kháng sinh dạng
tiêm bột Ficaoxime (Cefotaxime 1 g), số kiểm soát DI 0610002 (trên lọ thuốc)
và Owe-135 (trên ống dung môi), ngày sản xuất 26-6-2010, hạn dùng 25-6-2012,
số đăng ký VN-5885-08 do Công ty Delhi Pharma Ấn Độ sản xuất, Công ty
TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương II nhập khẩu [35].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Năm 2016, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Nguyễn Tất Đạt
ký công văn số 3447/QLD-TT về cung cấp thông tin liên quan đến phản ứng có
hại của thuốc (ADR) của các thuốc chứa Cefotaxim gửi Sở Y tế các tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ.
Theo đó, liên tiếp trong 4 năm qua, các thuốc chứa Cefotaxim là thuốc được các
cơ sở khám, chữa bệnh báo cáo nghi ngờ gây ra ADR nhiều nhất [32], [34].
1.2. Giới thiệu chung về nhóm kháng sinh cephalosporin
1.2.1. Nguồn gốc
Cephalosporin là dẫn xuất của acid amino-7-cephalosporanic (viết tắt là
A7AC). Các cephalosporin khác nhau được hình thành bằng phương pháp bán
tổng hợp. Cấu trúc chung gồm vòng β-lactam 4 cạnh gắn với 1 dị vòng 6 cạnh.
Khi thay đổi các gốc R1, R2 được các cephalosporin có độ bền, tính
kháng khuẩn và dược động học khác nhau [30].
1.2.2. Phân loại
Dựa vào phổ kháng khuẩn, chia các cephalosporin thành 4 thế hệ. Các
cephalosporin thế hệ trước tác dụng trên vi khuẩn Gram (+) mạnh hơn nhưng
trên vi khuẩn Gram (-) yếu hơn thế hệ sau. Các tên thuốc sử dụng các thế hệ
Cephalosporin được đưa ra trong bảng 1.2 [29].
Bảng 1.1: Các thế hệ Cephalosporin
Thế hệ

Tên thuốc
Cefazolin

Cephalosporin thế hệ 1

Cephalexin
Cefadroxil
Cefoxitin
Cefaclor

Cephalosporin thế hệ 2


Cefafrozil
Cefuroxime
Cefotetan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

Ceforanid
Cefotaxime
Cefpodoxim
Ceftibuten
Cefdinir
Cephalosporin thế hệ 3

Cefditoren
Ceftizoxim
Ceftriaxon
Cefoperazon
Ceftazidim

Cephalosporin thế hệ 4

Cefepim

1.3. Tổng quan về thuốc kháng sinh Cefotaxime
1.3.1. Công thức cấu tạo

Cefotaxime hay được sử dụng dưới dạng muối natri
Công thức hóa học: C16H16N5NaO7S2

Phân tử lượng: 477,4 đvC

Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của Cefotaxim natri (6R,7R)-3 [(acetyloxy)methyl]7-[[(Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-(methoxyimino) acetyl]-amino]-8-oxo-5-thia-1azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylat natri [4].
1.3.2. Tính chất vật lý
- Dạng bột trắng hoặc hơi vàng, hút ẩm
- Dễ tan trong nước, ít tan trong methanol [4].
1.3.3. Dược lý và cơ chế tác dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

Cefotaxime là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng
khuẩn rộng. Tác dụng diệt khuẩn của thuốc là do ức chế sự tổng hợp thành tế
bào vi khuẩn. So với các cephalosporin thuộc thế hệ 1 và 2, thì cefotaxime có
tác dụng lên vi khuẩn Gram âm mạnh hơn, bền hơn đối với tác dụng thủy phân
của phần lớn các beta lactamase, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn Gram dương
lại yếu hơn các cephalosporin thuộc thế hệ 1 [3].
1.3.4. Chỉ định
Các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với
cefotaxim, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm
màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viêm phổi, bệnh lậu,
bệnh thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp
với metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội
soi, mổ lấy thai [3].

1.3.5. Dạng bào chế
- Lọ 0,5 g; 1 g; 2 g bột thuốc, kèm ống dung môi để pha
- Lọ thuốc nước để tiêm tương ứng với 500mg, 1g; 2g Cefotaxime
- Một số dạng chế phẩm chứa Cefotaxime trên thị trường:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

Hình 1.2 Các dạng chế phẩm của thuốc kháng sinh Cefotaxime trên thị trường
1.4. Phương pháp nghiên cứu cefotaxime
1.4.1. Một số nghiên cứu về cefotaxime
Năm 2016, tác giả Đoàn Thị Huyền, Nguyễn Thu Thảo, Bùi Xuân Thành,
Tạ Thị Thảo đã phân tích định lượng đồng thời cefotaxime và ceftriaxone trong
thuốc bột pha tiêm bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại gần (NIR) kết hợp
với bình phương tối thiểu từng phần (PLS-PLS) có ưu điểm là đơn giản, giá
thành thấp, phân tích nhanh và đặc biệt là không phải phá hủy mẫu [18].
Năm 2010, tác giả Nguyễn Viết Tú có nghiên cứu bán tổng hợp kháng
sinh cefotaxime từ axit 7-aminocephalosporanic” [19].
Trên thế giới tác giả DANIELA STIRBET1, SIMONA-CARMEN
LITESCU2 và GABRIEL-LUCIAN RADU1 có công trình nghiên cứu phân tích
cefotaxime bằng phương pháp HPLC – DAD - MS [25].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





10

Tác giả Lalitha N*1, Sanjay Pai PN1 người Ấn Độ cũng có công trình
nghiên cứu bằng phương pháp HPLC sử dụng cột pha đảo pha liên kết Octyl
(cột C8) [23].
Hiện nay phương pháp phổ biến để định lượng cefotaxime là dùng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Các tiêu chuẩn chất lượng về kiểm tra chất
lượng thuốc có một số tiêu chuẩn như: Dược điển Anh, Dược điển Mỹ, Dược
điển Việt Nam và một số dược điển của các nước khác trên thế giới, trong đó
định lượng thuốc bột pha tiêm cefotaxime sử dụng kỹ thuật phân tích phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
Một vài phương pháp định lượng bằng HPLC thường dùng [16], [26],
[27], [28]:
- Phương pháp chuẩn ngoại: là phương pháp định lượng cơ bản, trong
đó cả mẫu chuẩn và thử đều được tiên hành sắc ký trong cùng điều kiện. Sau
đó so sánh diện tích (hoặc chiều cao) pic của mẫu thử với diện tích (hoặc chiều
cao) pic của mẫu chuẩn sẽ tính được nồng độ của các chất trong mẫu thử.
- Phương pháp chuẩn nội: thêm vào cả mẫu chuẩn lẫn mẫu thử những
lượng bằng nhau của một chất tinh khiết, rồi tiến hành sắc ký trong cùng điều
kiện. Chất được thêm này gọi là chuẩn nội.Từ những dữ kiện về: diện tích (hoặc
chiều cao) pic và lượng (hoặc nồng độ) của chuẩn, chuẩn nội và mẫu thử, có thể
xác định được hàm lượng của thành phần cần định lượng trong mẫu thử một
cách chính xác.
- Phương pháp thêm chuẩn: Thêm vào mẫu thử những lượng đã biết của
các chất chuẩn tương ứng với các thành phần có trong mẫu thử rồi lại tiến hành
xử lý mẫu và sắc ký trong cùng điều kiện. Nồng độ chưa biết của mẫu.
- Phương pháp chuẩn hoá diện tích: Hàm lượng phần trăm của một chất
trong hỗn hợp nhiều thành phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm diện tích pic của
nó so với tổng diện tích của tất cả các pic thành phần trên sắc ký đồ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

Với đề tài chúng tôi thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn Dược điển của
các nước phân tích định lượng cefotaxime bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao dùng chuẩn ngoại và làm rõ cách lựa chọn một vài thông số phân tích.
1.4.2. Sơ lược về phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
1.4.2.1. Khái niệm
HPLC là kỹ thuật phân tích dựa trên cở sở của sự phân tách các chất trên
một pha tĩnh chứa trong cột, nhờ dòng di chuyển của pha động lỏng dưới áp suất
cao. Sắc ký lỏng dựa trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay loại cỡ tùy
vào loại pha tĩnh sử dụng [5], [10].
1.4.2.2. Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống HPLC

Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống HPLC
Thiết bị bao gồm: Bình chứa dung môi pha động, bộ phận khử khí, hệ
thống bơm cao áp, bộ phận tiêm mẫu tự động, cột sắc ký (có thiết bị điều khiển
nhiệt độ), đầu dò detector và một hệ thống máy tính điện tử cài phần mềm điều
khiển toàn bộ hệ thống
1.4.2.2.1. Dung môi pha động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





12

Hiện tại máy HPLC thường có 4 đường dung môi vào đầu bơm cao áp,
cho phép chúng ta sử dụng 4 bình chứa dung môi cùng 1 lần để rửa giải theo tỷ
lệ mong muốn và tổng tỷ lệ dung môi của 4 đường là 100%. Tuy nhiên chúng ta
ít khi sử dụng 4 đường dung môi cùng một lúc mà chúng ta chỉ sử dụng tối đa là
3 hoặc 2 đường để cho hệ pha động luôn được pha trộn đồng nhất hơn, hệ pha
động đơn giản hơn để quá trình rửa giải ổn định.
Tất cả các dung môi dùng cho HPLC đều phải là dung môi tinh khiết và
có ghi rõ trên nhãn là dùng cho HPLC hay dung môi tinh khiết phân tích. Dung
môi thường được loại khí trước khi bơm bằng cách sục khí heli, lắc siêu âm hoặc
sử dụng hệ thống lọc màng lọc/chân không trực tuyến nhằm tránh sự tạo bọt khí
trong cốc đo của detector.
Dung môi dùng để chuẩn bị pha động thường không được chứa các chất
làm ổn định và phải trong suốt (không hấp thụ quang) ở vùng bước sóng phát
hiện, nếu như sử dụng detector tử ngoại. Dung môi và những thành phần khác
được dùng phải có chất lượng phù hợp. Khi cần điều chỉnh pH chỉ thực hiện với
thành phần nước của pha động mà không điều chỉnh với hỗn hợp. Nếu sử dụng
dung dịch đệm, cần phải rửa hệ thống bằng hỗn hợp nước và dung môi hữu cơ
nhằm ngăn chặn sự kết tinh muối sau khi kết thúc quá trình sắc ký.
Tùy thuộc vào việc sử dụng pha động và pha tĩnh, người ta chia sắc ký
phân bố thành 2 loại: sắc ký pha thuận và sắc ký pha đảo.
- Sắc ký pha thuận: Hệ bao gồm pha tĩnh phân cực và pha động không
phân cực được gọi là sắc ký pha thuận. Dung môi pha động thường là các
hydrocacbon mạch thẳng như: pentan, hexan, heptan…Trong sắc ký pha thuận
các chất không phân cực sẽ được rửa giải sớm, thứ tự rửa giải sẽ chậm dần theo
chiều tăng của độ phân cực của các thành phần trong mẫu thử.
- Sắc ký pha đảo: Hệ pha động phân cực và pha tĩnh không phân cực gọi
là sắc ký pha đảo. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong kiểm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

nghiệm. Chất càng tan tốt trong dung môi phân cực thì càng được rửa giải sớm.
Dung môi pha động thường là: nước, methanol, acetonitril [4], [5], [10], [11].
1.4.2.2.2. Bộ phận khử khí
Mục đích của bộ khử khí nhằm loại trừ các bọt nhỏ còn sót lại trong dung
môi pha động. Nếu như trong quá trình phân tích mà dung môi pha động còn sót
các bọt khí thì một số hiện tượng sau đây sẽ sảy ra:
- Tỷ lệ pha động của các đường dung môi lấy không đúng sẽ làm cho thời
gian lưu của pic thay đổi.
- Trong trường hợp bọt quá nhiều, bộ khử khí không thể loại trừ hết được
thì có thể Bơm sẽ không hút được dung môi khi đó áp suất không lên và máy
sắc ký sẽ ngừng hoạt động. Trong bất cứ trường hợp nào nêu trên cũng cho kết
quả phân tích sai [4], [5], [10], [11].
1.4.2.2.3. Bơm cao áp
Hệ thống bơm trong sắc ký lỏng hiệu năng cao phải giữ cho pha động luôn
chảy với một lưu lượng không đổi. Những biến đổi áp suất sẽ được giảm thiểu,
ví dụ cho dung môi chạy qua một thiết bị giảm xung. Ống dẫn và hệ thống nối
phải là loại chịu được áp suất sinh ra do hệ thống bơm. Các bơm có thể được lắp
với thiết bị loại bỏ bọt khí.
Hệ thống điều khiển bằng bộ vi xử lý có khả năng cung cấp pha động hoặc
hằng định (rửa giải đẳng dòng) hoặc thay đổi tỷ lệ thành phần (rửa giải gradient)
theo một chương trình xác định. Trong trường hợp rửa giải gradient, hệ thống
bơm lấy các dung môi từ một vài bình chứa và các dung môi có thể được trộn
lẫn ở áp suất thấp hoặc áp suất cao [4], [5], [10], [11].

1.4.2.2.4. Bộ phận tiêm mẫu
Để đưa mẫu vào cột phân tích theo phương pháp không ngừng dòng chảy.
Với thể tích tiêm là 5 – 100 µl. Có 2 cách lấy mẫu vào trong cột: bằng tiêm mẫu
thủ công (tiêm bằng syringe) và tiêm mẫu tự động (auto sampler) [5], [10].
1.4.2.2.5. Cột sắc ký
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

Cột chứa pha tĩnh được coi là trái tim của hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng
cao. Cột pha tĩnh thông thường làm bằng thép không rỉ, chiều dài cột khoảng 10
– 30 cm, hạt chất nhồi cỡ 3 - 10 µm, đường kính trong khác nhau. Cột với đường
kính trong nhỏ hơn 2 mm thường được coi là vi cột.
Chất nhồi cột tùy theo lọai cột và kiểu sắc ký. Thông thường chất nhồi cột
là silicagel (pha thường) hoặc là silicagel đã được silan hóa hoặc được bao một
lớp mỏng hữu cơ (pha đảo), ngoài ra người ta còn dùng các loại hạt khác như:
nhôm oxid, polyme xốp, chất trao đổi ion.
Phần lớn sự chia tách dựa trên cơ chế phân bố, sử dụng silica biến đổi hóa
học làm pha tĩnh và các dung môi phân cực làm pha động. Bề mặt của chất mang,
ví dụ như các nhóm silanol của silica được phản ứng với các thuốc thử silan
khác nhau tạo thành các dẫn xuất silyl có liên kết cộng hóa trị, che phủ một số
lượng khác nhau các vị trí hoạt động trên bề mặt chất mang. Bản chất của các
pha liên kết là tham số quan trọng để xác định các tính chất tách của hệ sắc ký.
Các pha liên kết dùng phổ biến là:
Octyl

= Si–(CH2)7–CH3


(cột C8)

Octadecyl

= Si–(CH2)17–CH3

(cột C18)

Phenyl

= Si–(CH2)n–(C6H5)

(cột C6H5)

Cyanopropyl

= Si–(CH2)3–CN

(cột CN)

Aminopropyl

= Si–(CH2)3–NH2

(cột NH2)

Diol = Si-(CH2)3-OCH(OH)-CH2-OH
Nhiệt độ của pha động và cột phải được giữ ổn định trong suốt thời gian
phân tích. Phần lớn quá trình tách được thực hiện ở nhiệt độ phòng, nhưng cột

có thể được làm nóng nhằm thu được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ cột
cũng không được phép vượt quá 60 °C vì khả năng phân hủy của pha tĩnh hoặc
sự thay đổi thành phần của pha động có thể xảy ra [4], [5], [10], [11].
1.4.2.2.6. Đầu dò

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

Đầu dò (hay còn gọi là detector) là bộ phận phát hiện các chất khi chúng
ra khỏi cột và cho các tín hiệu ghi trên sắc ký đồ để có thể định tính và định
lượng. Tùy theo tính chất của các chất cần phân tích mà người ta sử dụng loại
detector thích hợp và phải thoả mãn điều kiện trong một vùng nồng độ nhất định
của chất phân tích.
A = k.C
Trong đó:
A là tín hiệu đo được
C Nồng độ chất phân tích
k là hằng số thực nghiệm của detector đã chọn
Tín hiệu này có thể là: độ hấp thụ quang; cường độ phát xạ; cường độ điện
thế; độ dẫn điện; độ dẫn nhiệt; chiết suất …
Tuỳ theo chất phân tích mà chọn loại detector nào cho phù hợp để đạt
được độ nhạy cao khi phát hiện các chất, cũng như khi định lượng chúng. Hiện
nay, detector hấp thụ quang phân tử vùng phổ UV-Vis đang được dùng phổ biến
nhất vì nó thích hợp cho nhiều loại chất, trong đó Trung tâm Kiểm nghiệm Dược
phẩm, mỹ phẩm Thái Nguyên đang áp dụng Detector Diod Array trong máy
HPLC.

Detector DAD (Detector Diod Array) có khả năng quét chồng phổ để định
tính các chất theo độ hấp thu cực đại của các chất [5], [10], [11].
1.4.2.2.7. Bộ phận ghi tín hiệu
Để ghi tín hiệu phát hiện do detector truyền sang.
+ Trong các máy thế hệ cũ thì sử dụng máy ghi đơn giản có thể vẽ sắc ký
đồ, thời gian lưu, diện tích của pic, chiều cao….
+ Các máy thế hệ mới đều dùng phần mềm chạy trên máy tính nó có thể
lưu tất cả các thông số, phổ đồ và các thông số của pic như tính đối xứng, hệ số
phân giải, số đĩa lý thuyết... trong quá trình phân tích đồng thời xử lý, tính toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×