Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thử nghiệm sử dụng phân trùn quế (Perionyx excavatus) làm môi trường cơ bản trong nuôi cấy In Vitro lan thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo):

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC & MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN TRÙN QUẾ
(Perionyx excavatus) LÀM MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN
TRONG NUÔI CẤY IN VITRO LAN THẠCH HỘC
TÍA (Dendrobium officinale Kimura et Migo)
Hoàng Thị Hằng
Nguyễn Huỳnh Trâm Anh

ĐỒNG NAI, THÁNG 12 NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC & MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN TRÙN QUẾ
(Perionyx excavatus) LÀM MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN
TRONG NUÔI CẤY IN VITRO LAN THẠCH HỘC
TÍA (Dendrobium officinale Kimura et Migo)
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hằng
Nguyễn Huỳnh Trâm Anh
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đoàn Thị Tuyết Lê


KS. Đỗ Tấn Phát

ĐỒNG NAI, THÁNG 12 NĂM 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Đề tài tốt nghiệp này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Khoa Kỹ Thuật Hóa
Học & Môi trường, Trường Đại học Lạc Hồng dưới sự hướng dẫn của ThS. Đoàn Thị
Tuyết Lê và KS. Đỗ Tấn Phát, Khoa Kỹ Thuật Hóa Học & Môi trường, Trường Đại
học Lạc Hồng.
Trong suốt quá trình thực hiện và để hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu này,
ngoài năng lực và sự cố gắng của bản thân, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn
của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Đoàn Thị Tuyết Lê và
thầy Đỗ Tấn Phát đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành đề tài này. Cảm ơn thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng
em có cơ hội học hỏi thêm những kiến thức mới.
Chúng em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo khoa Kỹ Thuật
Hóa Học & Môi Trường đã truyền thụ kiến thức cho chúng em trong suốt quá trình
học tập và tạo điều kiện cho chúng em thực hiện đề tài này.
Và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn chia sẻ, giúp đỡ
và động viên chúng em vượt qua những khó khăn trong học tập.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


............................................................................................................... i

MỤC LỤC

..............................................................................................................ii

DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1:
1.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 2

Giới thiệu về phân Trùn Quế. ......................................................................... 2

1.1.1

Phân loại .................................................................................................. 2

1.1.2

Sự phân bố của Trùn Quế ........................................................................ 2

1.1.3

Đặc tính của Trùn Quế ............................................................................. 2


1.1.4

Lợi ích của Trùn Quế ............................................................................... 3

1.1.5

Lợi ích của phân Trùn Quế ...................................................................... 5

1.2

Giới thiệu về lan Thạch hộc tía ...................................................................... 7

1.2.1

Vị trí phân loại ......................................................................................... 7

1.2.2

Đặc điểm thực vật học của lan Thạch hộc tía .......................................... 7

1.2.3

Sự phân bố của cây lan Thạch hộc tía ..................................................... 7

1.2.4

Công dụng của cây lan Thạch hộc tía ...................................................... 8

1.3


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh cơ quan ở thực vật ........................... 9

1.3.1

Vai trò sinh lý của các nguyên tố khoáng thiết yếu ................................. 9

1.3.2

Các chất điều hòa sinh trưởng ............................................................... 12

1.3.3

Dịch hữu cơ............................................................................................ 13

1.3.4

Trạng thái môi trường ............................................................................ 13

1.4

Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam....................................... 14

1.4.1

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 14

1.4.2

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 15


CHƯƠNG 2:

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................... 17

2.1

Thời gian và địa điểm thực hiện ................................................................... 17

2.2

Vật liệu ......................................................................................................... 17

2.2.1

Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 17


iii
2.2.2

Hóa chất ................................................................................................. 17

2.2.3

Thiết bị và dụng cụ nuôi cấy.................................................................. 18

2.2.4

Môi trường nuôi cấy .............................................................................. 18


2.3

Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 19

2.3.1.

Nội dung thí nghiệm .............................................................................. 19

2.3.2.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19

CHƯƠNG 3:
3.1

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................ 25

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của phân trùn quế lên sự thay đổi khối lượng tươi

của lan Thạch hộc tía ..................................................................................................... 25
3.2

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA, NAA lên sự

nhân chồi lan Thạch hộc tía ........................................................................................... 27
3.3

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của hàm lượng sắn dây lên sự nhân chồi lan

Thạch hộc tía ................................................................................................................. 29

3.4
tía

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của hàm lượng NAA lên sự ra rễ lan Thạch hộc
31

3.5
tía

Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của hàm lượng sắn dây lên sự ra rễ lan Thạch hộc
34

3.6

Xác định quy trình nhân giống in vitro lan Thạch hộc tía ............................ 35

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................
PHỤ LỤC

................................................................................................................


iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
2,4 – D

:

2,4 - Dichlorophenoxyacetic acid


BA

:

6 – benzyladenine

CNSHTV

:

Công nghệ sinh học thực vật

CNTBTV

:

Công nghệ tế bào thực vật

IAA

:

β - indol acetic acid

IBA

:

Indole – 3 – butyric acid


MS

:

Môi trường Murashige và Skoog (1962)

NAA

:

α – naphthaleneacetic acid

PLB

:

Thể giống protocorm (Protocorm – like body)

SD

:

Sắn Dây

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam


T.Q

:

Trùn Quế

VW

:

Môi trường Vacxin and Went


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân tích hóa học của phân trùn quế. .............................................................. 6
Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng khoáng của phân trùn quế Củ Chi ........................... 20
Bảng 2.2 Hàm lượng phân trùn quế được sử dụng làm môi trường cơ bản ................ 21
Bảng 2.3 Nồng độ BA, NAA lên sự nhân chồi lan Thạch hộc tía ................................ 22
Bảng 2.4 Hàm lượng sắn dây lên sự nhân chồi lan Thạch hộc tía ................................ 23
Bảng 2.5 Hàm lượng sắn dây lên sự tạo rễ lan Thạch hộc tía....................................... 24
Bảng 3.1 Sự thay đổi hàm lượng và đặc điểm của protocorm trên các môi trường nền
bổ sung hàm lượng phân trùn quế khác nhau. ............................................................... 25
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA, NAA lên sự nhân chồi lan
Thạch hộc tía ................................................................................................................. 28
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của hàm lượng sắn dây lên sự nhân chồi lan Thạch hộc tía ....... 30
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của hàm lượng NAA lên sự ra rễ lan Thạch hộc tía ................... 32
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của hàm lượng sắn dây lên sự ra rễ lan Thạch hộc tía ............... 34



vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Ảnh hưởng của hàm lượng phân trùn quế lên sự thay đổi khối lượng tươi
protocorm lan Thạch hộc tía. ......................................................................................... 26
Biểu đồ 3.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA, NAA lên sự nhân chồi lan
Thạch hộc tía ................................................................................................................. 28
Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của hàm lượng sắn dây lên sự nhân chồi lan Thạch hộc tía ... 31
Biểu đồ 3.4 Ảnh hưởng của hàm lượng NAA lên sự ra rễ lan Thạch hộc tía ............... 32
Biểu đồ 3.5 Ảnh hưởng của hàm lượng sắn dây lên sự ra rễ lan Thạch hộc tía ........... 34


vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Thiết bị dùng trong thí nghiệm ...................................................................... 18
Hình 3.1 Ảnh hưởng của hàm lượng phân trùn quế lên sự thay đổi khối lượng tươi
protocorm lan Thạch hộc tía. ......................................................................................... 27
Hình 3.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA, NAA lên sự nhân chồi lan
Thạch hộc tía. ................................................................................................................ 29
Hình 3.3 Ảnh hưởng của hàm lượng sắn dây lên sự nhân chồi của lan Thạch hộc tía. 31
Hình 3.4 Ảnh hưởng của hàm lượng NAA lên sự ra rễ lan Thạch hộc tía ................... 33
Hình 3.5 Kết quả khảo sát hàm lượng sắn dây lên sự ra rễ lan Thạch hộc tía trên môi
trường cơ bản chứa phân trùn quế ................................................................................. 35


1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, hệ thống nuôi cấy tế bào thực vật đã được sử dụng
nhằm sản xuất các thành phần dược liệu quan trọng, để tạo ra được những hợp chất
mong muốn người ta đã sử dụng các loại môi trường nhân tạo nhằm bổ sung các chất

dinh dưỡng thiết yếu cho cây và các điều kiện sống khác giúp cho cây có thể sinh
trưởng và phát triển, ngoài ra có thể điều khiển được quá trình sống của cây mà vẫn
thu nhanh được các sản phẩm có giá trị khác nhau.
Từ lâu đời người nông dân đã biết tạo ra phân bón cho cây từ phân thải động vật
được ủ hoai mục rồi đem đi bón cho hoa màu giúp cho cây trồng xanh tốt tăng năng
suất và cải tạo đất sau mỗi mùa vụ. Cây nuôi cấy mô cũng giống như những cây được
nuôi trong điều kiện tự nhiên, cũng có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ giàu dinh
dưỡng thay thế cho các hợp chất dinh dưỡng vô cơ để sinh trưởng và phát triển trong
điều kiện nhân tạo.
Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng được người
dân sử dụng làm phân bón cho cây trồng trong nhiều năm trở lại đây, phân trùn quế có
chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng có thể sử dụng
trong quá trình sinh trưởng và phát triển đem lại năng suất cao.
Chính vì những lý do trên mà đề tài “THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN TRÙN
QUẾ (Perionyx excavatus) LÀM MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN TRONG NUÔI CẤY IN
VITRO LAN THẠCH HỘC TÍA (Dendrobium officinale Kimura et Migo)” được thực
hiện nhằm thay thế các hợp chất vô cơ mà trước giờ đang được sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu và sản xuất với mong muốn giảm hàm lượng hóa chất ở mức tối đa trong
quá trình nuôi cấy thu trực tiếp các hợp chất có giá trị dược liệu.
Mục tiêu:
-

Khảo sát nồng độ phân trùn quế phù hợp làm môi trường cơ bản trong nuôi
cấy in vitro lan Thạch hộc tía.

-

Xây dựng quy trình nhân giống in vitro lan Thạch hộc tía sử dụng môi
trường cơ bản phân trùn quế.


Mục đích: Hướng tới sử dụng nguồn dinh dưỡng hữu cơ trong nuôi cấy in vitro tế
bào huyền phù nhằm mục đích tách chiết các hợp chất thứ cấp có giá trị dược liệu.


2
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về phân Trùn Quế.
1.1.1

Phân loại

Giới

:

Animalia

Ngành

:

Annelida

Lớp

:


Clitellata

Phân lớp

:

Oligochaeta

Họ

:

Megascolecidae

Chi

:

Perionyx

Loài

:

Perionyx excavatus

1.1.2

Sự phân bố của Trùn Quế


Perionyx excavatus là một loại giun đất được tìm thấy phổ biến ở một khu vực
rộng lớn ở châu Á nhiệt đới mặc dù nó đã được vận chuyển tới Châu Âu và Bắc Mỹ và
một số nước khác [16]. Còn có tên khác là trùn Mồi Câu hay trùn Đỏ. Thường ẩn náu
dưới các hòn gạch, hòn đá, các miếng gỗ hoặc ngay dưới các lớp phân, rãnh nước cạnh
các chuồng lợn hoặc chuồng trâu [7]. Thường sống trong môi trường có nhiều chất
hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng
cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất. Trùn quế hiện nay
là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, đưa vào nuôi công nghiệp với các
quy mô vừa và nhỏ.
1.1.3

Đặc tính của Trùn Quế

1.1.3.1 Đặc tính sinh học
Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 - 15 cm, thân hơi
dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0.1 – 0.2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận
chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình
thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ [12].
Trùn quế là loài trùn đất ăn phân. Chúng có thể hoàn toàn sống trong phân mà
không cần đất [7]. Lượng thức ăn của chúng mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi
nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi tiêu hóa các vi sinh vật
cộng sinh, chúng thải phân ra ngoài, phân này rất giàu dinh dưỡng. Phân ra khỏi cơ thể
nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” một thời gian dài, đó là một trong


3
những nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả
cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.
1.1.3.2 Đặc tính sinh lý
Trùn quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ

nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn quế nằm
trong khoảng từ 20 - 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp chúng sinh
trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể
chết hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi. Chúng có thể chết khi
điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước
có thổi O2.
Trùn quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định. Trùn quế
ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy,
phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ
hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn. Trong tự nhiên,
trùn quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân
hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Trùn quế
rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có
lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo
điều kiệm ẩm độ thường xuyên [12].
Trùn quế sinh sản rất nhanh. Trong điều kiện thuận lợi, chúng tăng theo cấp số
nhân. Tuy cơ thể chúng không lớn nhưng số lượng nhiều nên sinh khối tạo ra rất đáng
kể [7].
1.1.4

Lợi ích của Trùn Quế

Trùn là loại thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thủy
hải sản, làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Hàm lượng protein thô của trùn chiếm
70% trọng lượng khô, nó tương đương với bột cá, được dùng trong thức ăn chăn nuôi.
Trùn chứa 12 loại acid amin, nhiều loại vitamin, chất khoáng cần thiết trong chăn nuôi.
Trùn kích thích sự sinh trưởng tự nhiên, bột trùn không có mùi tanh, hấp dẫn vật nuôi.
Bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá (Trại giun quế PHT 2008).
Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng. Thức ăn chủ
yếu của trùn quế là phân động vật, rau củ quả, cây thân thảo và các loại rác hữu cơ...



4
Sau khi chúng tiêu hóa sẽ trở thành phân, có chứa một số acid amin như: tyrozin,
arginin, cystin, methionin… (Trại giun quế PHT 2008).
Phân trùn chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa
hơn 50% chất mùn. Do đó, phân trùn không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà
còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân trùn còn chứa các khoáng chất được cây trồng hấp
thụ một cách trực tiếp. Phân giun là loại phân sạch thiên nhiên quý giá để bón cho hoa,
cây cảnh, rau quả trong nông nghiệp sạch, được thị trường rất ưa chuộng.
Giá trị dinh dưỡng của trùn quế phơi khô như sau: vật chất khô chiếm 93.62%,
protein thô chiếm 59.9%, năng lượng thô chiếm 402.09 kcal/100g, béo thô chiếm
7.43%, canxi chiếm 0.11%, photpho chiếm 0.118%. Theo Trần Thị Dân và cs (2006)
giá trị dinh dưỡng của trùn quế trước khi chế biến như sau: vật chất khô chiếm
19.24%, protein thô chiếm 13.41%, béo chiếm 1.17%, khoáng tổng số chiếm 1.48%.
Sau khi phơi, vật chất khô của trùn quế là 88.68%, protein là 57.14%, béo là 4.89%,
khoáng tổng số là 7.9%. Sau khi rang, vật chất khô của trùn quế là 91.69%, protein là
41.07%, béo là 4.24%, khoáng tổng số chiếm 36.88%. Như vậy, trùn quế rất giàu các
chất dinh dưỡng, phù hợp để làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm
[12].
Tác dụng dược lý của trùn quế đã được nghiên cứu và đưa ra kết quả tóm tắt [2]:
Tác dụng giảm sốt: trong những sách cổ đã chỉ ra rằng giun đất có tác dụng chữa
sốt nặng (đại nhiệt). Năm 1914 đã có một tác giả người nhật (Câu Khẩn) chứng minh
rằng trong trùn đất có chất trị sốt. Đến năm 1915 hai tác giả người nhật bản khác (Điền
Trung và Ngạch Điền) đã thí nghiệm trên súc vật và chứng minh rằng chất chữa sốt
trong trùn đất là lumbrifebrin.
Tác dụng giãn khí quản: năm 1937 Triệu Thừa Cố, Chu Hoàng Bịch và Trường
Xương Thiệu đã dùng phổi chuột bạch và thỏ để thí nghiệm và đã chứng minh được
rằng trùn đất có tác dụng làm giãn ống phổi (chi khí quản) trước khi thí nghiệm các
nhà nghiên cứu đã tiêm vào phổi súc vật histamin hoặc pilocacpin nhằm quan sát sự

giãn ống phổi rõ rệt hơn.
Tác dụng chống histamin: Triệu Thừa Cố và cộng sự đã dùng thành phần có nito
trong trùn đất tiêm vào tĩnh mạch những con vật còn sống để xem tác dụng kháng


5
histamin của trùn đất thì nhận thất rằng chất lấy từ trùn đất có khả năng bảo vệ không
chết 50% số con vật được tiêm liều độc chết của histamin.
Tác dụng hạ huyết áp và ức chế sự co bóp của ruột non: Triệu Thừa Cố và cộng
sự đã từng dùng chất có nito trong trùn đất để thí nghiệm tác dụng hạ huyết áp và ức
chế tính co bóp của ruột non và so sánh với chất ademozin thì thất tác dụng tương tự
mặc dù tính chất hóa học không giống nhau.
Tác dụng phá huyết: theo báo của nhà nghiên cứu Nhật Bản Bát Lộc (1911) thì
chất lumbritin có tác dụng phá huyết.
1.1.5

Lợi ích của phân Trùn Quế

Phân trùn quế là chất thải được thu hoạch sau khi con trùn quế ăn chất hữu cơ.
Đây là loại phân tự nhiên tốt nhất, loại phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Quá trình sản xuất phân trùn quế được gọi là ủ sâu (worm composting).
Phân trùn quế có chứa rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau. Phân trùn quế như
một môi trường sinh khối, môi trường sống để vi sinh vật phát triển. Tạo môi trường
xung quanh vùng rễ tốt, giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh hơn,
kháng bệnh tốt và lớn nhanh.
Phân trùn làm giảm lượng acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ nitơ ở trạng
thái cây trồng có thể hấp thụ được. Chất acid humic ở trong phân trùn có thể giúp cây
trồng dễ dàng hấp thụ nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Chất IAA (indol
acetic aicd) có trong phân trùn là một trong những chất kích thích hữu hiệu, giúp cây
trồng tăng trưởng tốt [10]. Chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất.

Chất mùn trong phân trùn loại trừ được những độc tố, nấm, và vi khuẩn có hại trong
đất có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng. Phân trùn có
tác dụng liều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH
trong đất quá cao hoặc thấp. Việc nuôi trùn quế lấy phân, chính là việc áp dụng công
nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng con trùn quế một trong những công nghệ rẻ tiền nhất.
Thành phần hóa học
Dựa theo kết quả thử nghiệm thành phần hóa học phân Trùn Quế của công ty cổ
phần TRÙN QUẾ CỦ CHI 15/04/2017 thử nghiệm tại TRUNG TÂM DỊCH VỤ
PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM TP.HCM.


6
Bảng 1.1 Phân tích hóa học của phân trùn quế.
Chỉ tiêu kiểm
STT/No

nghiệm/
Parameters

Đơn vị

Kết quả/

Phương pháp Test/

tính/ Unit

Result

Test method


1

B

mg/kg

17.8

Ref.AOAC 957.02

2

Ca

%

1.28

Ref.AOAC 957.02

3

Cu

mg/Kg

19.5

Ref.AOAC 957.02


4

Fe

%

0.10

Ref.AOAC 957.02

5

K2 O

%

0.21

Ref.AOAC 957.02

6

Mg

%

0.25

Ref.AOAC 957.02


7

Mn

%

0.028

Ref.AOAC 957.02

8

Mo

mg//kg

1.94

Ref.AOAC 957.02

9

P2O5

%

1.14

AOAC 957.02


10

S

%

0.13

Ref.AOAC 957.02

11

Zn

%

0.011

Ref.AOAC 957.02

12

Acid Fulvic

%

1.21

TCVN 8561:2010


13

Acid Humic

%

3.81

TCVN 8561:2010
CASE.NS.0018

14

Cl-

mg/100g

68.5

(Ref.AOAC 980.25)
(*)

15

Độ ẩm

%

70.5


TCVN 9297-2012

16

N

%

0.91

Ref.AOAC 993.13 (*)

19.1
17

Chất hữu cơ

%

Kết quả tính
trên mẫu
ban đầu

(*) Phương pháp được VILAS công nhận

TCVN 9294: 2012


7

1.2 Giới thiệu về lan Thạch hộc tía
1.2.1

Vị trí phân loại

Giới

:

Plantae

Ngành

:

Magnoliophyta

Lớp

:

Liliopsida

Bộ

:

Orchidales

Họ


:

Orchidaceae

Chi

:

Epidendroideae

Tên khoa học: Dendrobium officinale Kimura et Migo
1.2.2

Đặc điểm thực vật học của lan Thạch hộc tía

Cây lan Thạch hộc tía có tên khoa học là Dendrobium officinale Kimura et Migo.
Còn được gọi là Kim thoa Thạch hộc, Thiết bì Thạch hộc, Kim Thạch hộc. Thuộc họ
lan Orchidaceae.
Cây lan Thạch hộc tía là một loại cây phụ sinh trên những cành cây cao, thân
mọc thẳng đứng cao khoảng 0.3 – 0.6m, thân hơi dẹt, phía trên hơi dày hơn, có đốt dài
2.5 – 3.0cm, có vân dọc. Lá hình thuôn dài trên có 5 gân dọc, phía cuống tù gần như
không cuống, ở đầu hơi cuộn hình móng, dài 12cm, rộng 2 – 3cm. Cụm hoa mọc
thành chùm từ 2 – 4 hoa trên những cuống dài 2 – 3cm. Hoa to màu hồng hay điểm
hồng, cánh môi hình bầu dục nhọn, dài 4 – 5cm rộng 3cm cuộn thành hình phễu, ở
họng hoa có những điểm màu tím. Mùa hoa nở từ tháng 2 đến tháng 4. Nang quả hơi
hình thoi, khi khô tự mở quả chứa rất nhiều hạt nhỏ như bụi phấn. Mùa quả từ tháng 4
đến tháng 6 [2].
1.2.3


Sự phân bố của cây lan Thạch hộc tía

Lan Thạch hộc tía mọc hoang ở khắp miền rừng núi các tỉnh miền Bắc, sống trên
vách đá hoặc thân cây phủ rêu ở độ cao từ 800 – 1000m [9], trong điều kiện tự nhiên
nhiệt độ không khí bình quân 12 – 18oC, lượng mưa 900 – 1.500mm có độ ẩm 70%
như Trung Quốc, Myanmar, Lào, Ấn Độ, Việt Nam và nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt
đới khác [17].
Ở Việt Nam, Thạch hộc tía phân bố khắp ở các tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở miền
Trung... cây tập trung sống ở dốc núi râm mát, độ ẩm cao và vách đá. Thạch hộc tía


8
thường mọc phụ sinh trên cây gỗ cao lớn hay các vách đá có mọc rêu cao từ 30 –
50cm, thường mọc thành khóm,... [2]
1.2.4

Công dụng của cây lan Thạch hộc tía

1.2.4.1 Thành phần hóa học
Theo Dược điển Trung Quốc D. officinale có nhiều hoạt tính sinh học quý [9]:
Polysaccharides

:

(23%)

Alkaloids

:


(0.02-0.04%)

Amino-acids

:

(135 mg/g cây khô)

Nhiều kim loại như Sắt

:

(292 mcg/g)

Kẽm

:

(12 mcg/g)

Mangan

:

(52 mcg/g)

Đồng

:


(3.6 mcg/g)

1.2.4.2 Tác dụng dược lý
Mang lại lợi ích sức khỏe cho con người về nhiều mặt như dưỡng ẩm [17], chống
ung thư, chống lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm dãn mạch máu và kháng
đông máu, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng, làm các bài thuốc và đặc biệt là chữa
bệnh tiểu đường, cao huyết áp [11].
Có lợi cho dạ dày, làm ẩm phổi, giảm ho, thúc đẩy sản xuất các chất hoạt hóa cho
cơ thể và kéo dài tuổi thọ [23].
Thạch hộc thường được dùng chữa những bệnh sốt nóng, khô cổ, khát nước,
người háo, bứt rứt khó chịu. Theo đông y, Thạch hộc dưỡng âm sinh tân, dùng trong
các bệnh tân dịch bất túc như miệng khô, cổ họng khô hay do tân dịch không đủ mà
không muốn ăn, mắt nhìn kém, khớp xương sưng đau hay không có lực. Theo tài liệu
cổ, Thạch hộc vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh, vào 3 kinh phế, vị và thận. Có tác dụng
dưỡng âm, ích vị sinh tân. Dùng chữa bệnh sốt, tân dịch khô kiệt. D.officinale đứng
đầu trong sách Thần Nông, công trình dược học đầu tiên của Trung Hoa cổ đại về các
cây thuốc quý, được coi là thứ đứng đầu trong chín loại tiên thuốc và đặc biệt là chữa
bệnh tiểu đường, cao huyết áp [9].
1.2.4.3 Giá trị kinh tế
Thạch hộc được chế biến thành phong đấu, ở Hong Kong vì số lượng thiếu hụt
nghiêm trọng nên nó có giá cực kỳ đắt giá cao nhất từ 12000-30000¥ cho mỗi kg


9
[21].Giá Thạch hộc hảo hạng cực kỳ đắt nên ở thị trường Trung Quốc có giá từ 30 đến
60 triệu VNĐ/kg, còn ở Đài Loan phong đấu sẽ có giá từ 1.000 – 3.000 USD/kg. Giá
một cây Thạch hộc tươi ba năm tuổi có giá 25.000 – 35.000 VNĐ, một triệu cây Thạch
hộc trồng trên diện tích một ha đất có thể cho thu từ 25 – 30 tỷ đồng trong ba năm.
Phong đấu (TiepiFengdou) là một trong những thực phẩm chức năng được sản
xuất và bán nhiều nhất ở Trung Quốc giá trị sản lượng của Thạch hộc thiết bì đạt hàng

tỷ NDT năm 2011 [9].
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh cơ quan ở thực vật
Trong nuôi cấy in vitro, các yếu tố hóa học và yếu tố vật lý phải được cung cấp
đầy đủ. Môi trường dinh dưỡng phải chứa tất cả các ion khoáng cần thiết, nguồn chất
hữu cơ bổ sung như amino acid và vitamin, nguồn cacbon cố định, và một thành phần
cần cho sự sống cũng phải được cung cấp đó là nước. Các nhân tố vật lý như nhiệt độ,
pH, môi trường khí, ánh sáng, cũng phải được duy trì phù hợp với từng loại cây nghiên
cứu. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều môi trường được sử dụng như môi trường
Murashige và Skoog (1962), môi trường Gamborg (1968), môi trường Knop (1974),
môi trường Anderson, Went, KnudsonC , Lindemann… Thông thường trong một môi
trường nuôi cấy phải đảm bảo các thành phần hóa học gồm: khoáng đa lượng, khoáng
vi lượng và nguồn carbon.
1.3.1

Vai trò sinh lý của các nguyên tố khoáng thiết yếu

Các nguyên tố đa lượng
1.3.1.1 Photpho (P)
Trong cây, P ở dạng PO43- trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan
trọng và gốc PO43-có thể chuyển từ hợp chất này sang hợp chất khác. P tập trung nhiều
ở các cơ quan còn non đang sinh trưởng mạnh, một bộ phận đáng để tập trung trong cơ
quan sinh sản và dự trữ trong hạt dưới dạng [C6H6(OH2PO3)6]
P tham gia vào các thành phần của photpholipit. Khi bón đủ phân photpho, biểu
hiện trước hết là cây sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển, đẻ nhánh khỏe, xúc tiến
hình thành cơ quan sinh sản, tiến hành trao đổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc tiến
các hoạt động sinh lý, đặc biệt là quang hợp và hô hấp... kết quả làm tăng năng suất
cây trồng [6].


10

1.3.1.2 Lưu Huỳnh (S)
Dạng lưu huỳnh vô cơ được cây hút chủ yếu là (SO42-) tan trong dung dịch đất.
Lưu huỳnh vào cây sẽ tham gia hình thành nên một số hợp chất quan trọng, có ảnh
hưởng tới quá trình sinh trưởng, quá trình trao đổi chất và hoạt động sinh lý của cây.
Khi cung cấp đầy đủ lưu huỳnh thì cây sinh trưởng thuận lợi vì quá trình tổng hợp
protein bình thường, quá trình trao đổi chất cũng như các hoạt động sinh lý tiến hành
tốt. Khi cây thiếu lưu huỳnh, biểu hiện các triệu chứng đặc trưng giống với thiếu nitơ
là bệnh vàng lá [6].
1.3.1.3 Kali (K)
Kali trong đất thường ở dạng ion K+, còn ở trong cây kali chỉ tồn tại dưới dạng
ion K+ tự do, rất linh động nhưng không có vai trò tham gia cấu tạo nên bất kỳ một
hợp chất hữu cơ nào. K có tác dụng làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh, tăng mức
độ thủy hóa của keo nguyên sinh... tức là làm tăng các hoạt động sống diễn ra trong tế
bào.
Kali điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng. Sự đóng mở của khí khổng có vai trò
điều chỉnh quan trọng trong quá trình trao đổi nước và quá trình đồng hóa CO2 của lá
cây, nên kali có ý nghĩ quan trọng trong tăng năng suất kinh tế. Làm tăng tính chống
chịu của cây đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như tính chống bệnh, tính
chống chịu hạn, chịu nóng...[6]
1.3.1.4 Canxi (Ca)
Canxi tham gia vào hình thành nên tế bào, kết hợp với axit pectinic tạo nên pectat
canxi có mặt ở lớp giữa của thành gắn chặt các tế bào với nhau thành một khối. Canxi
có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa độ chua và loại trừ độ độc của các cation có
mặt trong các chất nguyên sinh như H+, Na+, Al3+. Trong đất Ca có tác dụng trung hòa
độ chua của đất thuận lợi cho sự sinh trưởng của rễ và hoạt động của vi sinh vật [6].
1.3.1.5 Magie (Mg)
Mg có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và hoạt động quang hợp. Là thành
phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây,
hàm lượng diệp lục chiếm 10% Mg trong lá [6].
Các nguyên tố vi lượng



11
Nguyên tố vi lượng thường có mặt trong thành phần của một số coenzyme,
vitamin; tham gia vào các phản ứng trao đổi điện tử, sinh tổng hợp diệp lục,… Chúng
có vai trò điều chỉnh các hoạt động sống của cây [6].
1.3.1.6 Sắt (Fe)
Cây hút sắt dưới dạng ion Fe2+, còn dạng Fe3+ gây độc cho cây nên nó phải được
khử thành Fe2+ trước khi xâm nhập vào cây. Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa
các enzyme. nó có mặt trong nhóm hoạt động của một số enzyme oxi hóa khử như
catalaza, peroxidaza. Nó không tham gia vào thành phần của diệp lục nhưng lại có ảnh
hưởng quyết định đến sự tổng hợp diệp lục trong cây. Hàm lượng Fe trong lá cây có
quan hệ mật thiết đến hàm lượng diệp lục trong chúng...[6].
1.3.1.7 Mangan (Mn)
Mn là nguyên tố vi lượng tham gia vào hoạt hóa rất nhiều enzyme của chu trình
Krebs, sự khử nitrat và quang hợp... Do đó nó ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý
quan trong như quang hợp, hô hấp và dinh dưỡng nitơ của cây trồng [6].
1.3.1.8 Đồng (Cu)
Đồng hoạt hóa nhiều enzyme oxi hóa khử và có trong thành phần của thành viên
của chuỗi chuyển vận điện tử trong quang hợp. Thiếu đồng thưởng hay xảy ra trên đất
đầm lầy. Và mắc một số bệnh đặc trưng như bệnh chảy gôm hay xảy ra ở cây ăn quả
[6].
1.3.1.9 Kẽm (Zn)
Kẽm tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzyme liên quan đến nhiều quá trình biến đổi
chất và hoạt động sinh lý như quá trình dinh dưỡng photpho, tổng hợp protein, tổng
hợp phytohoocmon (auxin) tăng cường hút các cation khác nên ảnh nhiều đến quá
trình sinh trưởng của cây.
Thiếu kẽm sẽ rối loạn trao đổi auxin nên sinh trưởng bị ức chế, sinh trưởng
chậm, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng...[6].
1.3.1.10 Bo (B)

Bo có ảnh hưởng rõ rệt lên sinh trưởng của cây, đặc biệt là mô phân sinh đỉnh, có
thể liên quan đến vai trò của B trong tổng hợp RNA. B ảnh hưởng đến quá trình phân
hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh và sự đậu quả. Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi


12
bên cũng thối dần, hoa không hình thành, quá trình thụ tinh và hậu quả kém, quả rụng,
rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên... [6].
1.3.1.11 Molypden (Mo)
Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ. Đặc biệt đối với cây họ đậu
vì nó làm tăng khả năng cố định đạm của các vi sinh vật trong nốt sần. Ngoài ra Mo
còn có vai trò trong tổng hợp vitamin C và hình thành lục lạp. Thiếu Mo sẽ ức chế sự
dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung và đặc biệt của các cây họ đậu [6].
Nguồn carbon
Các mô và tế bào thực vật nuôi cấy nói chung, không thể tự quang hợp hoặc
quang hợp yếu do thiếu clorophin và các điều kiện khác…một số loại đường như
glucose, maltose, galactose và sorbitol cũng có thể được sử dụng và trong những
trường hợp đặc biệt có thể cung cấp tốt hơn đường saccharose [14].
1.3.2

Các chất điều hòa sinh trưởng

Còn được gọi là Phytohoocmon, là các hợp chất có khả năng thực hiện được mối
tương tác giữa các tế bào, mô và cơ quan. Là những chất hữu cơ có bản chất hóa học
khác nhau không những tham gia điều tiết các quá trình sinh trưởng mà còn là tác nhân
quan trọng của các quá trình chín, già, hiện tương stress, vận chuyển vật chất và nhiều
hoạt động sống khác [8].
Các chất điều hòa sinh trưởng được chia thành hai nhóm chính: chất kích thích
sinh trưởng (auxin, cytokinine, gibberelline) và chất ức chế sinh trưởng (ethylen, các
chất phenol...) [3].

Auxin: là phytohoocmon đầu tiên trong cây được phát hiện vào năm 1934. Đó là
một hợp chất tương đối đơn giản: acid indol-3-acetic (IAA). Các auxin tổng hợp được
sử dụng rộng rãi trong sản xuất như IBA, NAA, 2,4D...[6]. Auxin được xem là
hoocmon hình thành rễ, vai trò của auxin với sự hình thành rễ được chứng minh rõ
ràng trong nuôi cấy mô. Nếu trong môi trường có bổ xung auxin thì mô nuôi cấy chỉ
xuất hiện rễ mà thôi [6].
Cytokinine: là nhóm phytohoocmon thứ ba được phát hiện vào năm 1963.
Cytokinine trong cây chủ yếu là chất zeatin. Hiệu quả đặc trưng nhất của cytokinine là
hoạt hóa sự phân chia tế bào. Tỷ lệ auxin/cytokinine rất quan trọng đối với sự phát
sinh hình thái trong các hệ thống nuôi cấy. Trong môi trường nuôi cấy mô, nếu chỉ có


13
cytokinine mà không có auxin thì mô nuôi cấy chỉ hình thành chồi, lợi dụng hiệu quả
này mà người ta sử dụng cytokinine để tăng sự hình thành chồi trong nuôi cấy mô để
tăng hệ số nhân giống [6].
1.3.3

Dịch hữu cơ

Để tăng cao hiệu quả quá trình nuôi cấy, người ta đã bổ sung một số loại dịch
chiết hữu cơ như: khoai tây, cà chua, chuối, nước dừa đã được sử dụng và đem lại hiệu
quả.
Sắn dây
Ở Việt Nam, tinh bột sắn dây từ lâu đã được biết là một loại sản phẩm có giá trị
thực và dược phẩm cao. Thành phần tinh bột sắn dây nhìn chung khá phù hợp về mặt
dinh dưỡng đối với nhu cầu của cây nuôi cấy in vitro. Thành phần bột sắn dây được
liệt kê trong bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của bộ Y tế Viện dinh dưỡng chứa
các chất như Ca, Fe, P.. đây là những chất góp phần to lớn trong việc giúp cây sinh
trưởng và phát triển [1]. Trong bài nghiên cứu Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung

tinh bột sắn dây đến sinh trưởng, phát triển và đặc điểm kiểu hình của lan Dendrobium
in vitro, Phạm Thị Lệ Huyền [13], do TS. Bùi Minh Trí và Th.S Nguyễn Văn Vinh
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đồng hướng dẫn, đã khảo sát ảnh
hưởng của việc bổ sung tinh bột sắn dây đến sinh trưởng, phát triển và đặc điểm kiểu
hình của lan Dendrobium in vitro. Kết quả cho thấy việc bổ sung các tỷ lệ khác nhau
của tinh bột sắn dây có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lan
Dendrobium trong điều kiện in vitro
Do đó trong đề tài này nhóm nghiên cứ đã áp dụng và sử dụng bột sắn dây để
phục vụ cho thí nghiệm nhân chồi và sự tạo rễ trên cây lan Thạch hộc tía Dendrobium
officinale Kimura et Migo cho các thí nghiệm nhân chồi và ra rễ với các hàm lượng
(0g/l; 5g/l; 10g/l; 20g/l; 30g/l; 40g/l; 50g/l; 60g/l).
1.3.4

Trạng thái môi trường

Thạch (agar) được bào chế từ tảo đỏ, dùng làm chất nền cho môi trường nuôi
cấy, cố định cây trong môi trường nuôi cấy. Vì có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên nên
agar không gây độc cho cây. Hàm lượng agar được thêm vào môi trường nuôi cấy tùy
thuộc vào phẩm chất của thạch và đối tượng nuôi cấy, thường người ta dùng từ 0.6 –


14
0.8%, nếu nồng độ thấp 0.4% môi trường mềm loãng, nhất là ở pH, nồng độ cao 1.0%
môi trường bị cứng khó cấy và mô khó tiếp xúc với môi trường.
1.4 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu về nhân giống in vitro vẫn đang còn hạn chế trong các nghiên

cứu về Lan Thạch hộc tía, chủ yếu là những nghiên cứu về sản xuất các hợp chất có
giá trị dược liệu và các dẫn xuất khác của Thạch hộc tía.
Năm 2014, trong nghiên cứu “Tác động ngoài sinh của salicylic acid lên sản
phẩm polysaccharides của Dendrobium officinale” của Z. Yuan và cộng sự [23]. Để
sản xuất các polysaccharides hoạt tính từ D. officinale thông qua nuôi cấy mô, các tác
động của axit salicylic lên sự tích tụ của polysaccharide được nghiên cứu. Salicylic
acid (SA) có lợi cho việc tăng các thành phần của polysaccharide. Sản xuất
polysaccharide cao nhất xảy ra trên môi trường cung cấp 100 μmol·L-1 axit salicylic.
Sau 30 ngày nuôi cấy, polysaccharide đạt được 10.09% và 15.81% theo phương pháp
phenol-sulfuric acid và phương pháp điều chế màu 3.5-dinitrosalicylic (DNS). Thành
phần chính của polysaccharide, glucose và mannose, được xác định bằng cách tạo ra từ
dẫn xuất trước cột – HPLC (High performance liquid chromatography). Kết quả cho
thấy hàm lượng glucose giảm và hàm lượng mannose tăng lên khi nồng độ axit
salicylic khác nhau. Ứng dụng SA ảnh hưởng đến quá trình sản xuất polysaccharide
thay vì sự giảm hoạt động của enzyme chuyển hóa sucrose đã được thay thế bởi SA.
Các thí nghiệm cho thấy acid salicylic có thể là một hợp chất hữu hiệu để tăng cường
sản xuất các polysaccharide từ D. Officinale. Polysaccharides được phát hiện là chất
có thể gây ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư có tiềm năng rất lớn cho
tương lai trong việc điều trị ung thư.
Năm 2014, nhóm tác giả Xin Qian, Caixia Wang, Tong Ouyang, Min Tian [23]
đã nghiên cứu sự ra hoa và hạt trong nuôi cấy in vitro lan Dendrobium officinale
Kimura et Migo. Mẫu được sử dụng trong bài là chồi lan Dendrobium officinale
Kimura et Migo được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 0.2mg BA, 0.05mg NAA.
Chồi được tái tạo từ protocorm trên môi trường MS cơ bản bổ sung 1.0mg NAA. Kết
quả cho thấy rằng, cây con cao 2 – 4 cm được nuôi cấy in vitro được ra hoa với tỷ lệ


15
cao nhất là 83.2% và tỷ lệ hoa trung bình là 73.6% được nuôi cấy trên môi trường MS
với 15% nước dừa và 0.1mg TDZ trong thời gian 9 tuần.

Năm 1997, Edwards và cộng sự [16] đã nghiên cứu và tìm ra chu trình sống của
Perionyx excavatus và tiềm năng phân hủy, xử lý chất thải của loài vật này. Bài nghiên
cứu này chỉ ra rằng hời gian trưởng thành và tỷ lệ tăng trưởng của loài, dưới mật độ áp
suất khác nhau và nhiệt độ từ 15oC đến 30oC, cũng được đánh giá. Nhiệt độ tăng lên
đến 30oC làm tăng sự phát triển của giun đất và làm giảm thời gian trưởng thành. Tuy
nhiên, tỷ lệ sinh sản cao nhất xảy ra ở 25oC ở cả dạng rắn và bùn thải. Thời gian trung
bình để trứng nở giảm và mức độ nở thành công tăng lên khi nhiệt độ tăng lên. Trùn
đất tăng ở các tỷ lệ tương tự trong các chất rắn của gia súc, chất thải rắn của lợn và bùn
thải được tiêu hóa trong cơ thể, nhưng giun đất không phát triển tốt với chất thải rắn
của ngựa và chỉ kém phát triển trong các chất thải gà tây.
1.4.2

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Chăn nuôi là nghề truyền thống, có vai trò quan trọng trong nông nghiệp nước ta.
Đạm trùn quế ngày càng được sử dụng nhiều trong chăn nuôi. Hàm lượng đạm cao,
chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu, giàu khoáng chất là những lý do mà nhiều nhà
chăn nuôi xem trùn quế là nguồn thực phẩm bổ sung cao cấp cho nhiều loại vật nuôi.
Nên các nghiên cứu gần đây thường xuyên được đề cập tới vấn đề sử dụng trùn quế
làm thức ăn cho gia súc gia cầm.
Năm 2014, trong nghiên cứu “Khảo sát một số điều kiện nhằm nâng cao khả
năng tự phân của trùn quế bổ sung thức ăn cho Gà Tàu Vàng thả vườn” của Trần Ngọc
Tùng và Phan Ngọc Nhân [15]. Với hàm lượng protein cao, có đầy đủ các loại acid
amin thiết yếu, dịch thủy phân trùn quế được xem là nguồn đạm cao cấp cho nhiều loại
vật nuôi. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành thử nghiệm trên quy mô phòng thí
nghiệm với nhiều phương pháp khác nhau và đã kết luận Trên quy mô thí nghiệm,
việc xay nhuyễn trùn quế trước và khuấy trộn trong quá trình tự phân không thích hợp
cho việc tự phân của trùn quế. Sau 24 giờ tự phân, hàm lượng nitơ tổng số trong dịch
lọc đạt 26.50 g/lít, hiệu suất thu nhận đạm hòa tan đạt 90.44%. Dịch đạm trùn quế tự
phân được bổ sung vào thức ăn cho gà thả vườn với các liều lượng 5%, 10% và 15%.

Kết quả thử nghiệm cho thấy các nghiệm thức bổ sung 10% và 15% đem lại hiệu quả
cao, với mức độ tăng trọng cao hơn lô đối chứng lần lượt 32.4% và 64.8%. Hệ số


16
chuyển hóa thức ăn (FCR) của các nghiệm thức bổ sung 10% và 15% dịch trùn thấp
hơn nghiệm thức đối chứng lần lượt 20% và 36%.
Năm 2015, Nguyễn Thị Ngọc Dinh và cộng sự đã nghiên cứu về sự “Ảnh hưởng
của liều lượng phân giun quế đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa ĐTL2
trong vụ xuân sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm, Hà Nội”. Thí nghiệm xác định
liều lượng phân giun quế thích hợp cho giống lúa ĐTL2 trồng theo hướng hữu cơ được
thực hiện trong hai vụ xuân (2013 và 2014) tại Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam. Thí nghiệm được bố trí theo khối kiểu ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), gồm 4
mức bón trong vụ xuân 2013 và 5 mức trong vụ xuân 2014; liều lượng phân lần lượt là
5, 10, 15, 20, 25 tấn/ha và các yếu tố phi thí nghiệm khác đồng nhất. Kết quả chỉ ra khi
tăng liều lượng phân giun không làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng như
thời gian sinh trưởng, số lá/thân chính, số nhánh hữu hiệu/khóm, nhưng lại làm tăng
một số chỉ tiêu sinh lý như chỉ số SPAD, diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô.
Lượng phân giun quế tăng đã làm tăng năng suất của giống lúa ĐTL2 nhưng khi tăng
đến liều lượng 10 tấn/ha và cao hơn thì năng suất khác nhau không có ý nghĩa. Hiệu
quả kinh tế của công thức bón 10 tấn/ha cao nhất trong vụ xuân 2014 đạt 27.596.000
đ/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nên bón phân giun quế cho giống lúa ĐTL2 với
lượng 10 tấn/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Bằng phương pháp hồi quy cho
thấy năng suất phụ thuộc vào mức bón có phương trình: y = -0.075x2 + 2.472x +
41.01 với R² = 0.522, giải phương trình tối ưu đã xác định được lượng phân bón cho
năng suất cao nhất là 16,4 tấn/ha [10]
Năm 2014, nghiên cứu của Nguyễn Thị Sơn và cộng sự [11] đã tìm ra quy trình
nhân nhanh giống lan Thạch Hộc Thiết Bì hoàn chỉnh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ:
Nhân giống bằng gieo hạt trên môi trường VW+ 10g sucrose + 6g agar + 100ml nước
dừa (ND)/lít môi trường, nhân nhanh cụm chồi tốt nhất trên môi trường MS + 100ml

ND + 20g sucrose + 6g agar + 60g chuối chín/lít môi trường. Nhân giống vô tính
thông qua nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ sử dụng đoạn thân in vitro mang 2 mắt
ngủ và nuôi cấy trên môi trường MS + 20g sucrose + 10% ND + 0,5 mg/l BA +
0,5mg/l α-NAA + 6g agar/lít môi trường. Môi trường tạo cây hoàn chỉnh là RE + 10g
sucrose + 6g agar + 0.3g THT + 0.5 mg/l α-NAA.


×