Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại kho bạc nhà nước quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THU HẰNG

KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
THEO MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN TỬ TẠI
KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN 1 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THU HẰNG

KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
THEO MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN TỬ TẠI
KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN 1 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số:8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Công Toàn



Thái Nguyên, năm 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn: "Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo
mô hình Kho bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành
phố Hồ Chí Minh" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng. Những
kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 2 năm
2019
Tác giả luận văn

Trần Thu Hằng


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo của Trường ĐH
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh và thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Công Toàn,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô
hình Kho bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố
Hồ Chí Minh".
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Công Toàn - người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp
của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong quá trình nghiên cứu
hoàn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 2 năm
2019
Tác giả

Trần Thu Hằng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II
MỤC LỤC .................................................................................................................III
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ....................................................................... VII
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. VIII
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... IX
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .........................................................3
5. Kết cấu của luận văn .............................................................................................3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ
NƯỚC ĐIỆN TỬ ..............................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo mô hình Kho

bạc nhà nước điện tử. ........................................................................................4
1.1.1. Các khái niệm: ..................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của Kho bạc nhà nước điện tử .........................................................5
1.1.3. Nguyên tắc kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo mô hình Kho bạc
nhà nước điện tử .................................................................................................7
1.1.4. Vai trò và các mô hình của KBNN điện tử. ......................................................8
1.1.5. Nội dung kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo mô hình Kho bạc nhà
nước điện tử ......................................................................................................11
1.1.6. Tầm quan trọng của kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho
bạc nhà nước điện tử ........................................................................................20
1.1.7. Công cụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà
nước điện tử. .....................................................................................................23
1.1.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô


iv
hình kho bạc nhà nước điện tử. ........................................................................24
1.2. Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo mô hình
Kho bạc nhà nước điện tử. ..............................................................................28
1.2.1. Kinh nghiệm về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho
bạc nhà nước điện tử ........................................................................................28
1.2.2. Bài học rút ra cho KBNN Quận 1 ...................................................................31
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................33
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................33
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................33
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ..........................................................................33
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ...........................................................................36
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................36
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................................37
2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý thu chi của KBNN địa

phương ..............................................................................................................37
2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử ............38
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC THEO MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀNƯỚC ĐIỆN TỬ TẠI
KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN 1 – THÀNH ..............................................40
3.1. Khái quát chung về Kho bạc Nhà nước điện tử và quá trình phát triển
Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minhtheo mô hình kho
bạc nhà nước điện tử .......................................................................................40
3.1.1. Khái quát chung về Kho bạc Nhà nước điện tử ..............................................40
3.1.2. Quá trình phát triển Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí
Minh theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ..................................................43
3.2. Tình hình tổ chức quản lý thu, chi NSNN qua KBNN Quận 1 giai đoạn
2013 - 2017 ........ …………………………………………………………….48
3.2.1. Quy trình kiểm soát chi theo mô hình KBNN điện tử tại KBNN Quận 1 ......48
3.2.2. Tổ chức quản lý thu NSNN .............................................................................50
3.2.3. Tổ chức quản lý chi NSNN .............................................................................53


v
3.3 Thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà
nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh ......53
3.3.1. Nội dung KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử tại KBNN Quận 1 –
TP. HCM ........ ……………………………………………………………….53
3.3.2 Các công cụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà
nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh ..........69
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô
hình kho bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành
phố Hồ Chí Minh……………………………………………………………….71
3.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật .............................................................................71
3.4.2. Mối quan hệ giữa các cơ quan ........................................................................73

3.4.3. Trình độ kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công chức .....................................74
3.4.4. Cơ sở vật chất ..................................................................................................77
3.5 Đánh giá chung về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho
bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí
Minh .................................................................................................................78
3.5.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................78
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .......................................81
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC THEO MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ NƯỚC
ĐIỆN TỬ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN 1 – THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ...............................................................................................87
4.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước
theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 –
Thành phố Hồ Chí Minh ……………………………………………………..87
4.1.1 Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho
bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí
Minh ..................................................................................................................87
4.1.2 Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho
bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí


vi
Minh .................................................................................................................89
4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho
bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí
Minh .................................................................................................................89
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà
nước phù hợp với mô hình kho bạc nhà nước điện tử ......................................89
4.2.2. Tiếp tục hoàn thiện kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu
chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử.....................91

4.2.3. Thực hiện việc kiểm soát tính pháp lý của chữ ký điện tử của đơn vị sử
dụng ngân sách khi thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô
hình kho bạc nhà nước điện tử. ........................................................................92
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoàn thiện kiểm
soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử .............93
4.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện tốt kiểm soát chi ngân
sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ...................................95
4.2.6. Xây dựng phần mềm kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình
kho bạc nhà nước điện tử ...............................................................................102
4.3. Kiến nghị đối với các bên có liên quan ............................................................106
KẾT LUẬN ............................................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................110
PHIẾU ĐIỀU TRA .................................................................................................112


vii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

AN-QP

An ninh – quốc phòng

2


CCNA

Chương trình đào tạo quản trị mạng

3

CCNP

Chương trình đào tạo quản trị mạng nâng cao

4

CISSP

Chương trình đào tạo an ninh thông tin

5

CKĐT

Chữ ký điện tử

6

ĐVSDNS

Đơn vị sử dụng ngân sách

7


CNTT

Công nghệ thông tin

8

CP

Chính phủ

9

CSDL

Cơ sở dữ liệu

10

ĐTKB-LAN

Phần mềm đầu tư trong mạng nội bộ KBNN

11

ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

12


IMF

International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế

13

INTRANET

Mạng nội bộ sử dụng dịch vụ web

14

KBNN

Kho bạc nhà nước

15

KSC

Kiểm soát chi

16

LAN

Local Area Network – Mạng cục bộ

17


MODULE

Phần mềm con thực hiện một số chức năng

18

NHNN

Ngân hàng nhà nước

19

NSNN

Ngân sách nhà nước

20

ODA

21

OCP

22

SCNP

23


TABMIS

24

TSA

Tài khoản kho bạc duy nhất

25

WAN

Wide Area Network – Mạng diện rộng

Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển
chính thức
Oracle Certified Professional - Chương trình đào tạo
quản trị CSDL
Sercurity Certified Network Professional - Chương
trình đào tạo an toàn bảo mật cơ bản
Treasury And Budget Management Information System
–Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc.


viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Quy trình kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử ............ 19
Bảng 3. 1. Tổng hợp quyết toán thu ngân sách (2013 - 2017) ............................. 51
Bảng 3. 2. Cơ cấu các khoản chi NSNN qua KBNN Quận 1 giai đoạn 2013 –

2017 ........................................................................................................... 57
Bảng 3. 3. Tốc độ tăng chi thường xuyên NSNN qua các năm ........................... 59
Bảng 3. 4. Kết quả từ chối thanh toán chi thường xuyên tại KBNN Quận 1....... 61
Bảng 3. 5. Tổng hợp từ chối thanh toán chi đầu tư XDCB năm 2013 – 2017..... 63
Bảng 3. 6. Tình hình giải ngân vốn đầu tư từ năm 2013- 2017 ........................... 63
Bảng 3. 7. Trình độ cán bộ làm công tác KSC tại KBNN Quận 1 năm 2017...... 65
Bảng 3. 8. Chương trình đào tạo đã tham gia của công chức KBNN quận 1 ...... 66
Bảng 3. 9. Hệ thống mạng và thiết bị truyền thông tại KBNN quận 1 ................ 66
Bảng 3. 10. Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin KBNN quận 1 .............................. 67
Bảng 3. 11. Chương trình ứng dụng trong KBNN quận 1 ................................... 68
Bảng 3. 12. Kết quả khảo sát ý kiến của đơn vị sử dụng ngân sách về chất
lượng thực hiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử ...................... 69
Bảng 3. 13. Kết quả khảo sát ý kiến ý kiến của đơn vị sử dụng ngân sách về
đội ngũ công chức KBNN quận 1 – TP.HCM .......................................... 74
Bảng 3. 14: Đánh giá kết quả về trình độ của cán bộ KSC tại KBNN Quận 1.... 76
Bảng 3. 15. Kết quả khảo sát ý kiến của đơn vị sử dụng ngân sách về cơ sở vật
chất tại KBNN quận 1 – TP.HCM ............................................................ 77


ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Sơ đồ 3. 1. Lộ trình phát triển các ứng dụng tại KBNN ...................................................... 42
Sơ đồ 3. 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của KBNN Quận 1 – Tp HCM ...................................... 45
Hình 3. 1. Cơ cấu các khoản chi NSNN qua KBNN Quận 1 (2013 – 2017) ....................... 58
Hình 3. 2. Tốc độ tăng chi thường xuyên NSNN qua các năm ........................................... 60
Sơ đồ 4. 1. Mô hình kiến trúc hệ thống CNTT tập trung của KBNN ................................ 100
Sơ đồ 4. 2. Mô hình hệ thống quản lý kiểm soát chi ĐTXDCB ........................................ 104


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi Ngân sách nhà nước (NSNN) là vấn đề được
xã hội, Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Quản lý và sử dụng
hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế và xã hội,
góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời là
biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần ổn định xã hội
và nâng cao đời sống nhân dân. Theo tinh thần Luật NSNN 2015, việc quản lý chi
NSNN chặt chẽ, có hiệu quả là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, các cơ
quan và cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thuộc
NSNN. Việc quản lý điều hành NSNN cũng đã có những thay đổi lớn và đạt được
thành tựu quan trọng. Tuy vậy, ngoài những vấn đề thực hiện nhiệm vụ chung của
toàn hệ thống, việc quản lý KSC NSNN vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp và bất
cập. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nguồn thu NSNN còn rất eo
hẹp thì việc kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo các khoản chi được đủ, đúng mục
đích và hiệu quả là một việc rất quan trọng và cực kỳ cần thiết. Năm 2007, Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định số 138/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược
phát triển KBNN đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại,
hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể
chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát
triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà
nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ;
tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các
nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước. Đến
năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công
nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã triển khai áp dụng kiểm soát chi
NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN
điện tử đã và đang đóng vai trò quan trọng, giúp quản lý NSNN tốt hơn; thời gian
xử lý công việc nhanh hơn; giảm bớt áp lực cho các ban ngành, các cán bộ trực tiếp

xử lý; tất cả các nghiệp vụ của hệ thống KBNN được thực hiện thông qua máy tính


2
thay cho việc làm thủ công do con người trực tiếp thực hiện; các quy trình nghiệp
vụ được công khai trên các cổng thông tin điện tử; …Tuy nhiên, việc triển khai
KSC NSNN qua KBNN điện tử vẫn còn một số hạn chế và khó khăn xuất phát từ
các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, đặc biệt là các điều kiện để triển
khai thực hiện.
Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng KSC NSNN theo mô hình KBNN điện
tử trong những năm gần đây, làm rõ những thành tựu, những hạn chế và chỉ ra được
những nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện là vấn đề
có tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài:
"Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình Kho bạc nhà nước điện tử tại
Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh" làm đề tài luận văn tốt
nghiệp bậc học thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung:
Phân tích, đánh giá thực trạng KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử giai
đoạn 2013-2017, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách nhà nước
theo mô hình Kho bạc nhà nước điện tử.
Phân tích thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình Kho bạc
nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ ra
các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình Kho bạc
nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo
mô hình Kho bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố

Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đó là hoạt động KSC NSNN theo mô hình
KBNN điện tử.


3
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Do số liệu 2018 chưa thể cập nhật, nên nội dung luận văn nghiên
cứu sử dụng số liệu giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu KSC ngân sách nhà nước theo mô hình
KBNN điện tử (tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh).
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về KSC NSNN theo mô hình
KBNN điện tử; hệ thống toàn diện về cơ sở lý luận dưới góc nhìn chuyên ngành
quản lý kinh tế như: các khái niệm, đặc điểm, mô hình KSC NSNN qua KBNN điện
tử, vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện kiểm soát chi ngân
sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử. Từ đó vận dụng nhằm nâng
cao hoàn thiện công tác KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử tại Kho bạc nhà
nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về KSC
NSNN theo mô hình KBNN điện tử.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả đề tài có giá trị ứng dụng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp
phần hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành
4 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo
mô hình Kho bạc nhà nước điện tử;
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình Kho bạc
nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh;
Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách Nhà
nước theo mô hình Kho bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành
phố Hồ Chí Minh.


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC THEO MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN TỬ
1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo mô hình Kho
bạc nhà nước điện tử.
1.1.1. Các khái niệm:
Để hiểu rõ hơn về KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử, tác giả tìm hiểu
những khái niệm có liên quan như sau:
Ngân sách nhà nước: Khái niệm cơ bản về ngân sách nhà nước được định nghĩa tại
Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước gồm 2 loại, đó là:
Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp
địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương
và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp
trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp

trung ương.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài
chính tập trung vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội
của Nhà nước. Cho NSNN có quy mô rộng và mức độ rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh
vực, nhiều địa phương, nhiều cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước: KSC NSNN là quá trình các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN
theo chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa
trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng
thời kì.
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước: là việc KBNN


5
thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn và định mức chi tiêu do nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức
và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các
khoản chi của NSNN.
Kho bạc nhà nước điện tử: KBNN điện tử là việc sử dụng hệ thống công nghệ
thông tin vào hoạt động nhằm mục đích cung cấp thông tin, phổ biến cơ chế chính
sách, cung cấp các dịch vụ công cũng như các hoạt động tương tác giữa hệ thống
kho bạc với các doanh nghiệp, các đơn vị có quan hệ với Ngân sách hoặc các cá
nhân có liên quan đến thu, chi NSNN (sau đây gọi chung là Khách hàng) nhằm mục
đích nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KBNN.
Nói cách khác, KBNN theo mô hình điện tử là mô hình KBNN sử dụng công
nghệ điện tử, đặc biệt là công nghệ thông tin, cho các hoạt động của mình, nhằm
đạt hiệu quả tối ưu cho yêu cầu quản lý thu, chi NSNN, mang lại lợi ích thiết thực
cho hệ thống kho bạc cũng như cho khách hàng. KBNN điện tử giúp cho hệ thống
KBNN từ trung ương đến địa phương làm việc hiệu quả hơn, minh bạch hơn, cung
cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho khách hàng:

Kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử: là việc KBNN thẩm định,
kiểm tra các khoản chi NSNN dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động kiểm soát chi. Theo đó, những chính sách, chế độ, định mức chi được đưa vào
trong phần mềm kiểm soát chi NSNN.
1.1.2. Đặc điểm của Kho bạc nhà nước điện tử
KBNN điện tử cũng có những đặc điểm chung với KBNN truyền thống, ngoài
ra KBNN điện tử còn có đặc thù riêng so với KBNN truyền thống.
KBNN điện tử cũng có những đặc điểm chung với KBNN truyền thống, ngoài
ra KBNN điện tử còn có đặc thù riêng so với KBNN truyền thống
Một là, tất cả các nghiệp vụ của hệ thống KBNN được thực hiện thông qua máy
tính thay cho việc làm thủ công do con người trực tiếp thực hiện ở mô hình KB
truyền thống trước đây.
Với mô hình KBNN điện tử, tất cả các hoạt động nghiệp vụ được đưa vào phần
mềm tin học, cán bộ KBNN tác nghiệp thông qua các phần mềm tin học này, không


6
phải ghi chép, hạch toán trên sổ sách giấy tờ như khi tác nghiệp theo mô hình KB
truyền thống.
Hai là, các quy trình nghiệp vụ, các quy định, thủ tục thu, chi ngân sách, các hồ
sơ tài liệu được đưa lên công khai trên cổng thông tin điện tử của hệ thống kho bạc,
khách hàng lập và nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, giảm thiểu giao dịch
trực tiếp với cán bộ kho bạc.
Ba là, trình độ về CNTT của cán bộ KBNN điện tử cao hơn so với trình độ về
CNTT của cán bộ KBNN theo mô hình truyền thống.
Trình độ CNTT của cán bộ KBNN điện tử là điều kiện tiên quyết bắt buộc trong
quá trình giải quyết các công việc chuyên môn, nếu không có trình độ về CNTT,
cán bộ KBNN không thể hoặc rất vất vả trong việc giải quyết các công việc chuyên
môn hàng ngày do tất cả các hoạt động nghiệp vụ đều được tin học hóa, đều có
phần mềm ứng dụng cho mỗi công việc chuyên môn, nếu cán bộ KBNN không có

trình độ nhất định về CNTT sẽ không thể sử dụng phần mềm trong công việc
chuyên môn, không thể tận dụng được những lợi thế mà các phần mềm tin học
mang lại. Do đó khi toàn hệ thống KBNN đã vận hành theo mô hình KBNN điện tử
thì mỗi cán bộ KBNN phải tự vận động, nỗ lực để có đủ trình độ về CNTT mới có
thể tham gia vào bộ máy vận hành của KBNN.
Bốn là, quá trình thực hiện nghiệp vụ nhanh hơn, chính xác hơn, bảo mật thông
tin tốt hơn, giúp lãnh đạo KBNN điều hành ngân sách tốt hơn.
Theo mô hình KBNN truyền thống, các hoạt động nghiệp vụ do con người thực
hiện dựa trên chế độ chính sách và các tiêu chuẩn định mức trên văn bản giấy tờ,
việc kiểm tra đối chiếu số liệu so với tiêu chuẩn định mức quy định mất một khoảng
thời gian khá lớn. Theo mô hình KBNN điện tử thì chế độ chính sách và các tiêu
chuẩn định mức, số dư tài khoản được đưa vào phần mềm tin học, khi giải quyết
nghiệp vụ chuyên môn, cán bộ KBNN đăng nhập chương trình và nhập các dữ liệu
vào máy tính, hạch toán trên máy tính, phần mềm máy tính sẽ tự động kiểm tra dữ
liệu đầu vào so với chế độ chính sách trong máy tính, so với các tiêu chuẩn định
mức trên máy tính, so với số dư tài khoản của đơn vị trên máy tính để quyết định
nghiệp vụ thu, chi đó có đáp ứng được các điều kiện quy định không, nếu đáp ứng


7
máy tính mới tiến hành hạch toán kế toán và chuyển sang các bước công việc tiếp
theo, tuần tự đến khi kết thúc một quy trình nghiệp vụ cho một công việc chuyên
môn. Việc kiểm tra trên máy tính chỉ diễn ra trong giây lát, ngay sau khi cán bộ
nghiệp vụ bấm nút trên máy tính nên công việc được giải quyết rất nhanh chóng,
chính xác, thông tin được lưu trữ trong máy tính, chỉ có cán bộ phụ trách mảng công
việc nào mới truy vấn được dữ liệu thuộc mảng công việc đó, các cán bộ thuộc lĩnh
vực nghiệp vụ khác không được phép truy vấn dữ liệu, xem thông tin không thuộc
lĩnh vực mình phụ trách nên việc bảo mật dữ liệu đảm bảo hơn. Mặt khác, việc truy
vấn dữ liệu, lập báo cáo cũng nhanh hơn, chính xác hơn, giúp cho lãnh đạo KBNN
có thông tin nhanh chóng, kịp thời để điều hành NSNN.

Năm là, KBNN điện tử lấy khách hàng làm trọng tâm, rút ngắn khoảng cách giữa
khách hàng với hệ thống kho bạc thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Với mô hình kho bạc truyền thống thì hệ thống kho bạc hoạt động theo mô hình
lấy các phòng, ban nghiệp vụ làm trọng tâm khiến khách hàng khó có thể tiếp cận
các dịch vụ công một cách chất lượng nhưng đối với mô hình KBNN điện tử thì đây
là một mô hình lấy khách hàng làm trọng tâm, các phòng, ban nghiệp vụ có thể kết
nối với nhau để chia sẻ thông tin, cùng phối hợp giao dịch một cách hiệu quả hơn
với khách hàng.
1.1.3. Nguyên tắc kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo mô hình Kho bạc nhà
nước điện tử
Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Những khoản chi thường xuyên một khi đã
được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được
coi là chỉ tiêu pháp lệnh.
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn
lực luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưng phải đạt hiệu quả một
cách tốt nhất.
Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước: Để thực hiện được nguyên tắc
chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước cần phải giải quyết tốt một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tất cả các khoản chi Ngân sách Nhà nước phải được kiểm tra, kiểm
soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán; phải có trong dự toán Ngân


8
sách Nhà nước được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền
quy định và phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước hoặc
người được ủy quyền quyết định chi.
Thứ hai, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án... sử dụng kinh phí Ngân sách
Nhà nước phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của
cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán,
cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán Ngân sách Nhà nước.

Thứ ba, cơ quan Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo dự
toán đã được thẩm tra cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí Ngân sách; kiểm tra việc
sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi
Ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều
kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi Ngân sách Nhà
nước theo đúng quy định; tham gia với các cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng Ngân sách Nhà nước và
xác định số thực chi Ngân sách Nhà nước. Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình
chỉ, từ chối thanh toán, chi trả.
Thứ năm, mọi khoản chi Ngân sách Nhà nước được hạch toán bằng đồng
Việt Nam theo từng niên độ Ngân sách, từng cấp Ngân sách và mục lục Ngân
sách Nhà nước.
Thứ sáu, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi Ngân sách Nhà nước,
các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi.
1.1.4. Vai trò và các mô hình của KBNN điện tử.
1.1.4.1. Vai trò của KBNN điện tử
Thứ nhất, KBNN điện tử làm minh bạch hóa hoạt động của hệ thống kho bạc,
loại bỏ nhũng nhiễu, quan liêu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho
khách hàng thông qua việc cung cấp nhiều kênh truy cập thông tin và sử dụng
thuận tiện dịch vụ công, từ các trang Web cung cấp thông tin đến cổng thông tin
tích hợp dịch vụ trực tuyến cho phép tương tác hai chiều giữa hệ thống kho bạc
với khách hàng, cho phép ngoài hình thức kết nối máy tính qua Internet, thông tin


9
và dịch vụ công được truy cập thông qua các kênh như điện thoại di động, máy
tính bảng hay các thiết bị không dây khác.
Thứ hai, KBNN điện tử giúp cho hệ thống kho bạc hoạt động hiệu quả trong
quản lý thu, chi NSNN, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tăng khối lượng công

việc có thể giải quyết trong cùng một thời điểm; nâng cao chất lượng dịch vụ thông
qua tái cơ cấu và hoàn thiện mô hình nghiệp vụ. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ của hệ
thống kho bạc đối với khách hàng, giảm bớt các thủ tục rườm rà để thu hút khách
hàng tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tạo môi trường giao dịch điện tử
lành mạnh và hiệu quả hơn. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng thông qua việc
tăng cường các thủ tục trực tuyến trong việc quản lý thu, chi NSNN. Tạo ra môi
trường cộng tác điện tử, kết nối hệ thống kho bạc trên toàn quốc, tăng cường tính
tích hợp trong cung cấp dịch vụ hành chính công.
Thứ ba, KBNN điện tử thúc đẩy tương tác liên thông, công nghệ được chuẩn hóa,
thông tin dữ liệu thu, chi NSNN được cấu trúc và lưu thống nhất, qua đó hình thành
một môi trường tích hợp các thành phần dữ liệu, hệ thống và tiến trình trong các đơn vị
Kho bạc trên toàn quốc, làm cho các Kho bạc khác nhau trong hệ thống kho bạc có thể
tương tác với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, loại trừ các dữ liệu trùng lặp.
Thứ tư, KBNN điện tử thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng nguồn nhân lực có
chất lượng cao, có chính sách đãi ngộ phù hợp, xây dựng hạ tầng viễn thông tiên tiến
kết nối đầy đủ giữa hệ thống kho bạc với các cơ quan Nhà nước có phối hợp thu, chi
NSNN như cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế, với khách hàng của hệ thống kho bạc,
Hải quan, Thuế, cung cấp các dịch vụ dùng chung cho phép tối ưu hóa hiệu quả đầu tư
và nguồn lực của các bên tham gia.
Thứ năm, KBNN điện tử đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật thông tin riêng của
khách hàng và nâng cao độ tin cậy dịch vụ, tăng cường sự hỗ trợ trực tuyến đối với
khách hàng khi sử dụng dịch vụ công của hệ thống kho bạc. Xây dựng những giải pháp
có tính pháp lý, giảm thiểu lo ngại về thiếu tính minh bạch trong việc sử dụng và trao
đổi thông tin khi sử dụng dịch vụ công của hệ thống kho bạc, theo dõi và quản lý hoạt
động của người sử dụng dịch vụ công cũng như lo ngại về thất thoát dữ liệu, tính an
toàn thông tin trên môi trường Internet.


10
Thứ sáu, KBNN điện tử thúc đẩy sự tham gia của khách hàng vào phát triển

KBNN điện tử thông qua các ý kiến đóng góp với dịch vụ công của hệ thống kho bạc
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công, nâng cao hiệu suất phục vụ của hệ thống kho
bạc trong quản lý thu, chi NSNN, nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Kho bạc đối với các
đơn vị sử dụng NS. Tạo ra môi trường cộng tác điện tử, tăng cường tính tích hợp trong
cung cấp dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực thu, chi ngân sách, xây dựng nền tảng
đồng nhất về hạ tầng ứng dụng, chia sẻ về dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ. Phát triển
rộng rãi số lượng các dịch vụ kho bạc ra bên ngoài cho cộng đồng trong khi cố gắng
thu gọn và biến các quy trình nghiệp vụ hỗ trợ phía sau trở nên thông minh hơn.
1.1.4.2. Mô hình KBNN điện tử
Mô hình KBNN điện tử lấy khách hàng làm trọng tâm. Theo đó, hệ thống
kho bạc sẽ chủ động cung cấp dịch vụ công cho khách hàng theo cách mà khách
hàng cảm thấy thuận lợi nhất khi truy cập và sử dụng các dịch vụ công của hệ
thống KBNN.
Một mô hình KBNN điện tử hiệu quả sẽ bao gồm các mô thức giải quyết quan
hệ tương tác về thông tin giữa các đơn vị kho bạc trong cùng hệ thống kho bạc với
nhau; giữa hệ thống KBNN với cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế, với các Ngân
hàng có phối hợp thu; giữa hệ thống KBNN với khách hàng.
Mô thức thứ nhất là giữa các Kho bạc với nhau (Kho bạc – Kho bạc). Đây là
mô thức có các ứng dụng nghiệp vụ liên quan trong hệ thống kho bạc và các công
việc nội bộ từng Kho bạc, được gọi chung là tác nghiệp Kho bạc, có thể kể đến việc
quản lý, lưu trữ, khai thác các danh mục dùng chung, xử lý công văn tài liệu, các
báo cáo nghiệp vụ, các chuẩn thống kê, hệ thống thông tin trực tuyến, hội họp trực
tuyến, các hoạt động của hệ thống kho bạc được cập nhật qua trang tin điện tử (cổng
Portal) giữa trung ương và địa phương,…. Cấp độ tương tác KBNN điện tử này
giúp cho các Kho bạc chia sẻ dữ liệu, trao đổi công việc thuận tiện hơn, giảm thiểu
chi phí và thời gian hội họp không cần thiết. Với mô thức này, cán bộ Kho bạc phải
được đào tạo đồng bộ; phải là những người nắm được các kiến thức về công nghệ
mới, nhất là công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các ứng dụng nghiệp vụ của
hệ thống KB trong công việc hàng ngày.



11
Mô thức thứ hai là mô thức giữa Kho bạc với các cơ quan thu như cơ quan Hải
quan, cơ quan Thuế, các Ngân hàng thương mại (Kho bạc – Cơ quan thu). Đây là
mô thức có nhiều hoạt động giao dịch trực tuyến được kết nối giữa hệ thống kho
bạc với các cơ quan thu để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi NSNN như thu thuế
trực tuyến (Kho bạc – Thuế), thông quan trực tuyến (Kho bạc – Hải quan), thu, chi
NSNN trực tuyến cho đơn vị hưởng (Kho bạc – Ngân hàng thương mại)
Mô thức thứ ba là mô thức giữa Kho bạc với khách hàng (Kho bạc – Khách hàng).
Ở cấp độ tương tác này hệ thống kho bạc sẽ cung cấp các thông tin trực tuyến chính
xác, toàn diện về các cơ chế chính sách và các dịch vụ công trực tuyến để khác hàng có
thể đăng nhập và sử dụng các dịch vụ công do hệ thống kho bạc cung cấp.
Các mô thức này hoạt động tương trợ lẫn nhau, mô thức này là cơ sở, tạo điều
kiện cho mô thức kia phát triển, hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mục đích cuối
cùng vẫn là lấy khách hàng làm trọng tâm, từ đó KBNN điện tử cung cấp các dịch
vụ công hiệu quả hơn đặc biệt là liên quan đến các giao dịch của khách hàng, củng
cố lòng tin của khách hàng đối với hệ thống KBNN.
1.1.5. Nội dung kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo mô hình Kho bạc nhà
nước điện tử
1.1.5.1. Kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử
a. Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ chi ngân sách nhà nước
theo mô hình KBNN điện tử
Hồ sơ và chứng từ chi NSNN được thiết kế mẫu theo đúng quy định với tiêu chí
thông tin trên hồ sơ, chứng từ (sau đây gọi chung là hồ sơ) và được đưa lên cổng thông
tin điện tử của KBNN, các đơn vị sử dụng NS có thể truy cập vào cổng thông tin điện
tử của KBNN để lập và nộp hồ sơ trực tuyến.
Các tiêu chí trên hồ sơ được lập trình sẵn trong phần mềm kiểm soát chi theo
những ràng buộc đúng với cơ chế chính sách quy định. Khi đơn vị lập hồ sơ trực tuyến,
phần mềm kiểm soát chi sẽ kiểm tra bước đầu tính hợp lệ của hồ sơ ngay tại khâu lập
hồ sơ trực tuyến.

Trước khi làm thủ tục thanh toán cán bộ kiểm soát chi sử dụng phần mềm kiểm
soát chi để tiến hành kiểm tra hồ sơ của đơn vị. Khi cán bộ kiểm soát chi nhấn nút


12
lệnh “Kiểm tra” trên chương trình kiểm soát chi, chương trình sẽ tiến hành kiểm tra
các tiêu chí:
+ Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của chữ ký điện tử thủ trưởng và kế toán đơn vị sử
dụng NS
+ Kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định
Sau khi kiểm soát, nếu chương trình kiểm soát chi thông báo khoản chi đủ điều
kiện quy định, KBNN sử dụng phần mềm nghiệp vụ thực hiện thanh toán theo lệnh
chuẩn chi của chủ tài khoản. Trường hợp phần mềm kiểm soát chi phát hiện hồ sơ
của đơn vị còn thiếu, yêu cầu đơn vị bổ sung hoặc nếu hồ sơ vi phạm các quy định
thì KBNN từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản điện tử cho đơn vị sử dụng
NSNN, đơn vị chủ quản và cơ quan tài chính cùng cấp biết.
b. Kiểm soát tính hợp pháp về chữ ký điện tử của thủ trưởng đơn vị và kế toán
trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
Trước đây, việc kiểm soát chi theo mô hình kho bạc truyền thống, phải kiểm
tra tính hợp pháp về con dấu và chữ ký của thủ trưởng và kế toán đơn vị sử dụng
ngân sách.
Nay kiểm soát chi theo mô hình KBNN điện tử , phải kiểm tra tính hợp pháp
của chữ ký điện tử do thủ trưởng hoặc kế toán đơn vị sử dụng NS ký. Kiểm soát chi
theo mô hình KBNN điện tử, chữ ký điện tử (chữ ký số) trên hồ sơ điện tử sẽ thay
thế cho con dấu và chữ ký trên hồ sơ giấy trước kia (mô hình KB truyền thống).
Việt Nam đã có Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam; Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo đó, khi tiến hành giao dịch điện tử trong hoạt
động công cộng, người sử dụng chữ ký số công cộng do một tổ chức cung cấp dịch

vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp.
Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (hồ sơ, văn bản...) nhằm mục
đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Chữ ký điện tử được hiểu như con dấu và
chữ ký của doanh nghiệp, có thể sử dụng trong tất cả các giao dịch điện tử với mọi
tổ chức và cá nhân.


13
Khi một đơn vị lập và nộp hồ sơ chi NSNN trực tuyến qua mạng của hệ thống
KBNN, hồ sơ đó phải đảm bảo đã được kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký
duyệt trước khi nộp cho KBNN. Việc kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt
thể hiện bằng chữ ký điện tử của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị gắn với hồ sơ
chứng từ nộp cho KBNN. Với công nghệ tạo và quản lý chữ ký điện tử, mỗi cá
nhân sau khi được cấp chữ ký điện tử có thể sử dụng trong giao dịch thanh toán.
Chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký tại thời điểm chữ ký đó được sử
dụng; Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm
ký; Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký đều có
thể bị phát hiện; Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm
ký đều có thể bị phát hiện.
Do đó, khi chữ ký điện tử được ký lên hồ sơ, chứng từ điện tử, nó có giá trị
pháp lý như việc sử dụng con dấu và chữ ký theo cách thông thường.
Về kỹ thuật công nghệ của chữ ký số là dựa trên việc mã hóa các thông tin cá
nhân của người sử dụng như họ và tên; ngày tháng năm sinh; số CMTND; địa chỉ;
chức vụ; đơn vị công tác;.... Công nghệ này đảm bảo chữ ký số khi được một người
dùng nào đó tạo ra là duy nhất, không thể giả mạo được và chỉ có người sở hữu mật
mã ký số và thiết bị lưu trữ chữ ký số mới có thể tạo ra được chữ ký số đó.
Để có thể ký chữ ký điện tử lên hồ sơ, chứng từ điện tử, người sử dụng phải
được cơ quan có thẩm quyển cấp Chứng thư số, chứng thư số được lưu trong một
thiết bị phần cứng dạng USB hoặc thẻ SmartCard. Khi ký chữ ký điện tử, người sử
dụng cắm thiết bị lưu trữ chứng thư số vào máy tính, sử dụng phần mềm ứng dụng

hỗ trợ tạo chữ ký điện tử gắn với hồ sơ, chứng từ điện tử giao dịch qua mạng.
KBNN kiểm tra được tính pháp lý của chữ ký điện tử của khách hàng giao dịch
với mình gửi đến thông qua hệ thống máy chủ xác thực của KBNN.
Kiểm tra chữ ký điện tử trong kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử:
Khi hồ sơ, chứng từ của khách hàng được lập qua mạng, được thủ trưởng và kế toán
đơn vị ký chữ ký điện tử gửi đến KBNN. Hệ thống máy chủ của KBNN sẽ tự động
kiểm tra tính hợp pháp của chữ ký số trong hồ sơ, chứng từ. Nếu phát hiện chữ ký điện
tử không hợp pháp, hồ sơ, chứng từ sẽ được nhận vào hệ thống dữ liệu của KBNN để


14
cán bộ kiểm soát chi tiến hành kiểm soát chi thông qua phần mềm kiểm soát chi.
c. Kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định đã được thiết lập trên hệ thống
Thứ nhất, các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao.
Dự toán chi NSNN của đơn vị sử dụng NSNN là quyết định giao dự toán chi
NS của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (thường là cơ quan tài chính đồng cấp
hoặc đơn vị chủ quản cấp trên trực tiếp) giao cho đơn vị sử dụng NS để đảm bảo
thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị trong một năm NS (bắt đầu từ 01 tháng 01
và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch).
Hàng năm, căn cứ vào nghị quyết của quốc hội, HDND về dự toán NS và phân
bổ ngân sách, chính phủ quyết định các giải pháp tổ chức điều hành NSNN và NS
trung ương, UBND quyết định các giải pháp tổ chức, điều hành NS địa phương và
NS cấp mình.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao dự toán ngân sách, các cơ quan
nhà nước, trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán có trách nhiệm phân bổ và
giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NS trực thuộc, đảm bảo đúng với dự toán ngân
sách được giao cả về tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đồng gửi cơ quan tài
chính cùng cấp. Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, nếu không đúng dự toán
NSNN được giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì yêu cầu
điều chỉnh lại. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ

tướng Chính phủ, UBND giao dự toán NS có thể điều chỉnh dự toán NS cho đơn vị
trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực được giao, sau khi
thống nhất với cơ quan tài chính đồng cấp. Ngoài cơ quan có thẩm quyền giao dự
toán ngân sách, không có tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân
sách đã được giao. Trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán NS và phương án
phân bổ NS chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định, cơ quan tài
chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu không thể trì hoãn được
cho tới khi dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách được quyết định.
Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng
đơn vị sử dụng NS ký quyết định chi gửi KBNN. KBNN căn cứ vào biên chế danh
sách lương để thực hiện việc chi trả qua tài khoản cho đối tượng thụ hưởng.


×