Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo chính trị đại hội DTTS huyện phú bình tỉnh thái nguyên năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.08 KB, 16 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN PHÚ BÌNH
Số :

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

Phú Bình, ngày

tháng

năm 2019

BÁO CÁO CHÍNH TRỊ
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN PHÚ BÌNH LẦN THỨ III, NĂM 2019
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phú Bình lần thứ III, năm 2019
diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
các dân tộc trong huyện đang ra sức phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Với sự nỗ lực cố
gắng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, trong những năm qua,
kinh tế - xã hội của huyện có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực; hệ thống chính trị hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; quốc
phòng, an ninh được giữ vững; khối đại đoàn kết các dân tộc không ngừng được
củng cố; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; bộ mặt nông
thôn của huyện ngày càng khởi sắc.
Để kịp thời biểu dương, ghi nhận những đóng góp quan trọng của đồng bào
các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn huyện Phú Bình trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội trong suốt 5 năm qua; đồng thời đánh giá tình hình thực


hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, công tác
dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2014-2019; xác định phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2019-2024. UBND huyện Phú Bình long
trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III, năm 2019 với chủ
đề: “Các dân tộc huyện Phú Bình đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”.
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH DÂN TỘC VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN PHÚ BÌNH
Huyện Phú Bình nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc và Tây Bắc
giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây và Tây Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái
Nguyên, phía Đông giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), phía Nam giáp huyện
Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Diện tích tự nhiên 243,36 km2; có 20 đơn vị hành
chính gồm 19 xã và 01 thị trấn với 307 xóm và tổ dân phố, có 06 xã miền núi với
35 xóm đặc biệt khó khăn (trong đó có 01 xã KV II: Xã Bàn Đạt; 05 xã khu vực II:
Xã Tân Khánh, xã Tân Kim, xã Tân Thành, xã Tân Hòa, xã Tân Đức; 01 xã ATK:
xã Kha Sơn).
Dân số của huyện trên 153.007 người với 38.511 hộ. Toàn huyện có 3.083
hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở các xã Tân Thành, Tân Hòa,
Tân Kim, Tân Khánh và Bàn Đạt với tổng số 14.441 nhân khẩu chiếm 9,44% dân


số toàn huyện (trong đó Dân tộc Nùng chiếm 4,26%, Sán Dìu chiếm 2,55%, Tày
chiếm 2,06%, Dao chiếm 0,15%, Mường chiếm 0,14%, các dân tộc khác: Sán trí,
Sán Chay, Thái, Mông, Hoa, Ngái, Cao Lan, Thổ, Khơ Me, Khơ mú, Na trí, Sơ
Đăng, Ra rai 0,28%). Tổng số hộ nghèo toàn huyện tính đến 31/12/2018 là 2.591
hộ chiếm 6,73 %, hộ cận nghèo 4.657 hộ chiếm 12,09%; trong đó số hộ nghèo là
người dân tộc thiểu số là 450 hộ.
Phú Bình là địa phương có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách
mạng, là An toàn khu II của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ thời kỳ trước cách mạng
Tháng tám, vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân

dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đồng bào các dân tộc trong huyện luôn có
tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, cũng như
trong đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chấp hành tốt các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần tích cực vào phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện nhà. Trong những năm qua, thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đưa các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và
miền núi đến với Phú Bình như: Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông
thôn mới, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chính sách hỗ trợ vùng an toàn khu.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, của đồng bào các dân tộc
thiểu số nói riêng ngày càng được cải thiện, điều kiện về kết cấu hạ tầng, văn hóa,
y tế, giáo dục,... ngày càng được nâng cao, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm
qua các năm.
Công tác dân tộc trên địa bàn huyện được các cấp ủy đảng, chính quyền từ
huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đặc biệt là việc triển khai thực hiện
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày
04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày
27/7/2015 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược
công tác dân tộc đến năm 2020 đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau 5 năm thực hiện quyết tâm thư của Đại hội lần thứ II năm 2014 với sự
nỗ lực phấn đấu của địa phương và được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các
ngành trong tỉnh và trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc
huyện Phú Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế,
văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - thông
tin, thể thao có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của các dân
tộc thiểu số đã được nâng lên rõ rệt; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước được thực thi nghiêm túc, có hiệu quả. Nhân dân các dân
tộc thiểu số trong huyện luôn phát huy tinh thần đại đoàn kết, nguyện một lòng
theo Đảng góp phần quan trọng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo an
2


ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ huyện ngày càng
vững mạnh.
PHẦN THỨ HAI
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG
TÁC DÂN TỘC, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2014-2019
I. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân huyện.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các nghị quyết,
chương trình, đề án, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát thực hiện theo mục
tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội đề ra, cùng với triển khai thực hiện các chương
trình, dự án, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là
chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi, vùng đặc biệt khó
khăn.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia,
đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo và phát triển bền vững; các chỉ thị, nghị quyết,
chương trình, kế hoạch về giáo dục và đào tạo; văn hóa; y tế; dân số - kế hoạch hóa
gia đình; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Phòng chống tội phạm…quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động đồng
bào các dân tộc hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động để phát triển kinh tế,
giữ gìn an ninh trật tự, đề cao tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng
phát triển, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan, các cơ quan thông tin tuyên
truyền tổ chức tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, các chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc trên địa bàn
huyện. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội tổ chức tuyên truyền vận
động đoàn viên, hội viên nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
chính sách dân tộc, từ đó vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các chính sách
liên quan đến công tác dân tộc, tham gia tiếp nhận dự án, đẩy mạnh xã hội hóa.
Tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên đầu tư cho
các xã đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết
yếu, phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới
như: Điện lưới quốc gia, đường giao thông, trường học, trạm y tế, hỗ trợ giống cây
trồng, vật nuôi, trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách, hỗ trợ về giáo dục, y tế,
văn hóa, xã hội,…
II. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2014-2019
1. Tình hình phát triển kinh tế
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, khu vực có nhiều biến động; kinh tế
trong nước còn nhiều khó khăn đã tác động đến thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương nhưng với sự quyết tâm chính trị cao của các cấp
ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận cố gắng của nhân dân, kinh tế của huyện có
mức tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước.
3


- Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là 23 triệu đồng/người, đến năm
2018 đạt 50 triệu đồng/người, tăng 27 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế của huyện
dần chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nghành công nghiệp và dịch vụ, giảm
dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.Tổng thu ngân sách giai đoạn 2014-2019 đạt 372,14
tỷ đồng.
- Công tác thu hút đầu tư: Tích cực triển khai thực hiện dự án đầu tư trung
hạn giai đoạn 2016-2020; Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư đã

đạt được kết quả cao như: Xây dựng 04 cây cầu bắc qua sông Đào (cầu Úc Sơn
2,3; cầu Tân Đức; cầu Cổ Dạ - Bảo Lý). Thu hút 40 dự án FDI vào khu công
nghiệp Điềm Thụy với tổng số vốn cam kết lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng; thu
hút đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới của HĐND và UBND huyện, trung tâm
Văn hóa - TT huyện, cầu treo Hà Châu, dự án đường Vành đai 5 - Vùng thủ đô Hà
Nội (đoạn tuyến đi trùng đại lộ Đông - Tây khu tổ hợp Yên Bình và cầu vượt sông
Cầu) và nhiều công trình quan trọng khác...Phấn đấu đến năm 2020 có thêm thị
trấn Điềm Thụy.
- Kết cấu hạ tầng của huyện nói chung và vùng đồng bào dân tộc miền núi
nói riêng luôn được quan tâm đầu tư. Huyện Phú Bình luôn coi trọng xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông, xác định đây là một trong ba khâu đột phá cho phát triển
kinh tế - xã hội; các tuyến đường liên huyện, liên xã luôn được quan tâm như tuyến
đường Tân Đức đi Tân Hòa, Tân Thành đi Tân Kim, nâng cấp tuyến đường 266
đoạn từ xã Điềm Thụy đi Nga My . Hiện nay, toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn có
đường nhựa, bê tông đến trung tâm xã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế, văn hoá xã hội trên địa bàn. Tại các xã miền núi đã có nhiều gia đình là người
dân tộc thiểu số tích cực tham gia hiến đất làm đường giao thông nông thôn, xây
dựng các công trình phúc lợi như ông Lục Văn Sáu dân tộc Sán Dìu xóm Đá Bạc
xã Bàn Đạt, ông Liểu Huy Bằng dân tộc Nùng xóm Giàn xã Tân Hòa,…
Tiếp tục đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng một số cơ quan Nhà nước
chưa đáp ứng yêu cầu công sở văn minh, chưa bảo đảm đủ diện tích nơi làm việc
theo quy định như: Trụ sở UBND xã Đào Xá, trụ sở UBND xã Nhã Lộng.…Đặc
biệt năm 2017 tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Văn hóa - Thể
thao huyện (hạng mục nhà hội nghị - thể thao) với tổng mức đầu tư 42 tỷ đồng...
- Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản: Có bước phát triển mạnh và phát
triển theo hướng bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm
canh, sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 5 năm là 3.987,25
tỷ đồng. Diện tích trồng rừng tăng, trong 5 năm đã trồng được 1.638 ha rừng, công
tác bảo vệ rừng được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Năm 2014 giá trị sản phẩm/1ha

đất trồng trọt là 75 triệu đồng, đến năm 2018 là 90,5/1 ha trồng trọt tăng 15.5 triệu
đồng; Sản lượng lương thực cây có hạt trong 5 năm: 317.387 tấn, trong đó lúa
264.176,6 tấn, ngô 21.602 tấn.
Chăn nuôi phát triển ổn định, mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại ngày
càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2018 toàn huyện có 253 trang
trại, trong đó có 20/253 trang trại được cấp giấy chứng nhận VietGAP (trong đó có
15 trang trại gà và 05 trang trại lợn).
4


Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu Lúa nếp Thầu Dầu gắn với phương pháp
canh tác cải tiến SRI và thí điểm dồn điền đổi thửa tại các xã Tân Đức, Xuân
Phương, Úc Kỳ, Thanh Ninh với quy mô diện tích từ 50-100ha/ xã đã mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn có các mô hình như: mô hình trồng đậu tương
trên đất lúa, đất mầu ở xã Dương Thành, mô hình trồng dưa lưới quy mô 0,5 ha tại
xóm Nguộn xã Dương Thành, mô hình trồng dưa bao tử xuất khẩu ở các xã Tân
Đức, Dương Thành, Thanh Ninh, Kha Sơn, Lương Phú...
- Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ:
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: UBND huyện đã tích cực chỉ đạo các
cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác quản lý quy hoạch,
quản lý đất đai, đồng thời tăng cường giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư vào khu, cụm Công nghiệp, đặc biệt là khu, cụm Công nghiệp Điềm Thụy,
Kha Sơn. Hiện nay, toàn huyện có 2.686 cở sở sản xuất công nghiệp, giá trị sản
xuất công nghiệp trên địa bàn ước thực hiện (giá so sánh năm 2010) là 4.349 tỷ
đồng, đạt 25,8% kế hoạch giao, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2018 (Trong đó:
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.126 tỷ đồng, đạt 26,4% KH; Khu vực địa
phương là 223 tỷ đồng, đạt 18,3% KH). Tập trung mở rộng quy mô sản xuất ngành
nghề, các làng nghề truyền thống được duy trì và phát triển có hiệu quả như: Làng
nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp xóm Tân Sơn 9 xã Xuân Phương, làng nghề
mộc An Châu xã Nga My...

+ Thương mại, dịch vụ: UBND huyện tích cực chỉ đạo thực hiện tốt công tác
phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu
dùng. Hoạt động thương mại, dịch vụ có chuyển biến tích cực, số hộ kinh doanh có
đăng ký nộp thuế ngày càng tăng, các chợ trên địa bàn huyện được quan tâm đầu
tư, xây dựng; các phiên chợ nông thôn được duy trì hoạt động tốt, hàng hóa đa
dạng; hàng năm đều tổ chức các hội chợ đưa hàng hóa về nông thôn với tiêu chí:
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; các hoạt động vận tải, ngân hàng,
bưu chính, viễn thông đều có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.
2. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
- Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư phát triển. Trong 5
năm qua, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện tiếp tục phát triển, đáp ứng
nhu cầu học tập của con em địa phương. Toàn huyện hiện có 64 đơn vị trường học
công lập (MN 20 trường, Tiểu học 21 trường, THCS 20 trường, THPT 03 trường), 01
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và 20 Trung tâm học tập
cộng đồng tại các xã, thị trấn (Do 01/10/2017 xã Đồng Liên chuyển về TP Thái
Nguyên). Quy mô trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và
học được tăng cường; đội ngũ cán bộ, quản lý giáo dục đảm bảo về số lượng, cơ
cấu, trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; 100% giáo viên đạt
chuẩn.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được UBND huyện quan
tâm, năm 2014 tổng sống trường đạt chuẩn quốc gia từ bậc mầm non đến THCS là
47 trường. Đến nay, toàn huyện có 59/64 trường đạt chuẩn quốc gia từ bậc mầm
non đến THPT, đạt 92,18% (trong đó: Mầm non: 18 trường, tiểu học: 21 trường,
THCS: 18 trường, THPT: 02 trường).
5


Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên, trong 5 năm tỷ lệ tốt
nghiệp THCS đạt trung bình 99,85%; tốt nghiệp THPT đạt trung bình 99,7%.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - GDTX hoạt động có hiệu quả, hàng năm

tổ chức liên kết đào tạo, hợp đồng đào tạo với nhiều đơn vị của tỉnh nhằm nâng cao
trình độ học vấn và chuyên môn cho nhiều đối tượng, thường xuyên mở các lớp
dạy nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn vùng đặc biệt khó
khăn trên địa bàn huyện.
Không chỉ ở trong nhà trường mà công tác xã hội hóa giáo dục và khuyến
học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ, rộng khắp; phong trào “Gia đình hiếu học,
dòng họ khuyến học” được nhân rộng.
- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Y
tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn
vị liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về y tế và khám chữa bệnh
cho nhân dân trên địa bàn huyện, đảm bảo nhu cầu khám, điều trị bệnh của nhân
dân. Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh như: Bệnh sởi,
bệnh dại, dịch cúm A, dịch bệnh xảy ra vào thời điểm giao mùa... Năm 2017, 100%
các xã đạt chuẩn y tế quốc gia giai đoạn II. Công tác kiểm tra, quản lý nhà nước về
y tế được tăng cường, các chế độ chính sách về y tế cho các đối tượng vùng đồng
bào dân tộc miền núi được thực hiện đầy đủ và kịp thời.
Các đơn vị y tế từ Bệnh viện Đa khoa huyện đến các Trạm Y tế xã, thị trấn
đã làm tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tổng số
lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh từ năm 2014-2018 là 803.621 lượt người,
tăng qua các năm (Trong đó: Bệnh viện Đa khoa 339.733 lượt; tại Trạm y tế các
xã, thị trấn 464.158 lượt).
Đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tích cực chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan chủ động tuyên
truyền người dân không sử dụng thực phẩm không an toàn, không hợp vệ sinh...
các đơn vị y tế chủ động, sẵn sàng cấp cứu khi có ngộ độc xảy ra.
- Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: Thường xuyên được lãnh đạo, chỉ
đạo; Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông Dân số ở 20/20 xã, thị trấn trong
toàn huyện, đồng thời đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các đề án như: Tư vấn và
khám sức khỏe tiền hôn nhân; Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; Can thiệp
mất cân bằng giới tính khi sinh… Kết quả: Tổng số trẻ sinh ước thực hiện giai

đoạn 2014-2019 là 12.617 trẻ; Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ
em đạt kết quả cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2015 là 15% ước tính đến
năm 2019 còn 12%. Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng là 99%.
- Công tác Văn hóa - Thông tin: Trong nhiệm kỳ qua, thực hiện chính sách
của Đảng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất, tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số huyện nhà được nâng lên rõ rệt. Nhiều chủ trương của
cấp uỷ các cấp để phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai
và thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao
được diễn ra sôi nổi trong cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhiều nét đẹp
văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được phục hồi, bảo tồn,
6


trao truyền, duy trì và phát triển như: Phục hồi và lưu truyền hát Soọng cô của
người Sán Dìu (Bàn Đạt), đã thành lập 01 CLB Soọng cô với hạt nhân ở 4 xóm: Bờ
Tấc, Cầu Mành, Đồng Quan, Đá Bạc. Các chương trình mục tiêu quốc gia giành
cho đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm như: Chương trình biểu diễn nghệ
thuật, chương trình chiếu phim giành cho đồng bào dân tộc thiểu số và khu ATK II.
Chương trình lắp đặt các hệ thống truyền thông miễn phí giành cho đồng bào dân
tộc thiểu số…
Hàng năm, trên địa bàn huyện tổ chức 64 lễ hội truyền thống cho nhân dân
nói chung trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Thông qua các lễ hội đã
giáo dục truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ của huyện nhà, nhờ làm tốt công tác
giáo dục truyền thống, đồng bào dân tộc thiểu số luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo
của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp.
3. Về công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh và tôn giáo
- Công tác quốc phòng, quân sự địa phương: Thường xuyên duy trì nghiêm
chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bám nắm địa bàn, phối hợp chặt chẽ với lực lượng
công an nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tổ chức luyện
tập tốt các phương án sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch. Những năm qua luôn hoàn

thành công tác huấn luyện dân quân tự vệ, đảm bảo an toàn về người, vũ khí; Công
tác tuyển quân luôn đạt 100% chỉ tiêu giao; xây dựng Ban Chỉ huy quân sự huyện
đạt đơn vị vững mạnh toàn diện.
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Tình hình an ninh, chính trị trên
địa bàn huyện nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng luôn ổn định,
đời sống vật chất của đồng bào được đảm bảo, không có di cư tự do. Đồng bào
luôn yên tâm, tin tưởng và chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Tích cực phòng chống, đấu tranh, trấn áp các loại tội
phạm, tệ nạn xã hội; bảo vệ an toàn tuyệt đối các ngày lễ lớn; xây dựng thế trận an
ninh nhân dân vững chắc, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Công an huyện chủ động tham mưu cho Huyện ủy,
UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị
quyết về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người có uy tín tại các xóm;
định hướng, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên tuyền đến địa bàn đặc biệt khó
khăn; bám sát địa bàn để phối hợp vận động đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành
chính sách, pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch và phòng chống các tệ nạn xã hội, truyền đạo trái
phép, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu khác.
- Về công tác tôn giáo: Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 tổ chức tôn giáo
được phép hoạt động là Công giáo và Phật giáo với trên 23.000 người chiếm 17%
dân số của huyện (trong đó 17.000 Phật tử theo đạo phật và trên 6.000 tín đồ theo
đạo công giáo), tập trung chủ yếu ở các xã: Nhã Lộng, Tân Khánh, Tân kim, Tân
Hòa, Điềm Thụy. Các tổ chức tôn giáo trên địa bàn luôn hoạt động tuân thủ theo
quy định của pháp luật, các tín đồ tôn giáo tham gia tích cực vào các phong trào thi
7


đua yêu nước ở địa phương, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, từ thiện nhân
đạo...
4. Công tác củng cố hệ thống chính trị cơ sở

Công tác xây dựng Đảng: Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được xây
dựng, củng cố, hoạt động đồng bộ và có hiệu quả. Hiện nay, Đảng bộ huyện có 53
tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy; 465 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, với
tổng số đảng viên là 7.043 đồng chí, trong đó có 412 đồng chí đảng viên là người
dân tộc thiểu số, chiếm 5.85%, hoàn thành xóa xóm “trắng” đảng viên và chi bộ
lãnh đạo nhiều xóm.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số từ
huyện đến cơ sở luôn được quan tâm đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ theo
hướng chuẩn hóa. Hiện nay, số cán bộ, công chức, viên chức (cấp huyện và xã) là
2.471 người, Trong đó: cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số là
372 người, chiếm 15,05%; cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số
đều có trình độ văn hóa từ trung học phổ thông trở lên; Trình độ chuyên môn: Sau
đại học 6 người; Đại học 180 người, Cao đẳng 68 người, trung học chuyên
nghiệp118 người; Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp 41 người, Trung cấp 39 người,
Cử nhân, cao cấp 3 người. Tổng số cán bộ, lãnh đạo quản lý là người dân tộc thiểu
số từ huyện đến cơ sở là 25 người, trong đó có nhiều đồng chí được cấp ủy và nhân
dân tín nhiệm, tin tưởng giao đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo quan trọng trong
các cơ quan Đảng và chính quyền như: Đ/c Hoàng Thanh Giao, Phó Bí thư Huyện
ủy, Chủ tịch UBND huyện; đ/c Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Nông nghiệp và
PTNT; đ/c Trịnh Trọng Hiếu, Phó trưởng phòng Văn hóa – TT, đ/c Hoàng Văn
Hòa, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Tân Hòa, đ/c Hoàng Thị Tình, Chủ tịch Hội liên
hiệp phụ nữ xã Tân Thành và nhiều đồng chí đã và đang đảm nhiệm các chức vụ
khác trong các cơ quan, đơn vị….
Xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền: Hoạt động của Hội đồng nhân dân
huyện nói chung và Hội đồng nhân dân xã miền núi nói riêng tiếp tục được đổi mới
trong việc nâng cao chất lượng các kỳ họp, các cuộc tiếp xúc cử tri, hoạt động chất
vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp giám sát và ban hành các nghị quyết.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tích cực thực hiện vận động
đồng bào dân tộc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Vai trò người uy tín, bí thư chi bộ, trưởng xóm được phát huy có hiệu

quả trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, phát triển kinh
tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, là chỗ dựa tin cậy
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
II. Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, xóa đói
giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trong 5 năm (2014-2019)
1. Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, dự án đối với
vùng đồng bào dân tộc và miền núi
Công tác dân tộc được cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm
lãnh đạo chỉ đạo và làm tốt công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. Bên
cạnh đó có sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, các
đoàn thể, các tổ chức quốc tế đối với công tác dân tộc đã đạt được nhiều kết quả
8


tiến bộ trên các lĩnh vực phát triển khinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia; trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, lĩnh vực y tế và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Huyện Phú Bình có 06 xã được hưởng Chương trình 135. Với tổng nguồn
vốn đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2014-2019 đã cấp là 44.540,3 triệu
đồng, trong đó: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là: 33.605 triệu đồng; Hỗ trợ phát
triển sản xuất là 8.788,5 triệu đồng; Duy tu bảo dưỡng là 1.637,8 triệu đồng; Nhân
rộng mô hình giảm nghèo 379,0 triệu đồng; Mở 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực
cho cộng đồng cho 365 người với tổng số tiền 130 triệu đồng.
- Chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg,
Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ: Toàn huyện đã bình chọn, xét công nhận người có uy tín trong đồng
bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2019 là 139 lượt người, với tổng
kinh phí hỗ trợ là 145,6 triệu đồng, trong đó: Tặng quà nhân dịp Tết Nguyên Đán
là: 55,6 triệu; tổ chức thăm hỏi ốm đau, gia đình người uy tín gặp khó khăn hoạn
nạn là 2,3 triệu đồng; tổ chức đón tiếp và gặp mặt người uy tín nhân dịp tết Nguyên

Đán là 34 triệu đồng; tổ chức các buổi tập huấn thông tin tuyên truyền cho người
uy tín là 53,7 triệu.
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn
theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ:
Trong 05 năm từ năm 2014-2019 tổng số hộ được hỗ trợ là 7.060 hộ với tổng số
khẩu là 26.012 khẩu với tổng số tiền là 2.351.540.000 đồng.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định
755/QĐ-TTg ngày 20/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn 20142019 tổng kinh phí thực hiện là 5.614,2 triệu đồng/5852 triệu đồng đạt 95,94% so
với kế hoạch (mua sắm nông cụ máy móc 502 hộ = 2510 triệu đồng, nước sinh
hoạt phân tán 439 hộ = 570,7 triệu đồng).
- Chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2017-2020, tính đến ngày 31/12/2018 đã hộ trợ cho 19 hộ ở 03 xã (Bàn Đạt, Tân
Thành, Tân Hòa) với tổng số vốn vay: 950 triệu đồng.
- Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày
04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch
tín dụng hàng năm của Ban đại diện - Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã
hội tỉnh Thái Nguyên, tổ chức triển khai đến 05 xã (Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim,
Tân Thành, Tân Hòa), kiểm tra, rà soát tổng hợp các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn có nhu cầu vay vốn sản xuất theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg với
tổng số hộ vay vốn là 302 hộ; tổng số tiền cho vay là 2.236 triệu đồng. Bên cạnh
đó, Chính sách vay vốn theo Quyết định 755/ QĐ- TTg ngày 20/05/2013 của Thủ
tướng Chính phủ với tổng số hộ được vay vốn là 185 hộ ứng tổng số tiền là 2.770
triệu đồng.
9


Các chính sách như hỗ trợ muối Iốt phòng, chống bướu cổ, đần độn cho người

dân vùng dân tộc và miền núi Quyết định số 2528/QĐ-UBND ngày 4/10/2011 của
UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Phương án “Hỗ trợ muối i ốt phòng, chống
bướu cổ, đần độn cho người dân vùng dân tộc và miền núi tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2012-2015, Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 20/02/2017, Quyết định số
690/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 và Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 23/01/2019
của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt kế hoạch, giá bán, mức hỗ trợ sản xuất,
cung ứng muối Iốt phòng chống bướu cổ, thiểu năng trí tuệ cho người dân vùng dân tộc
và miền núi tỉnh Thái Nguyên với tổng số muối được cung ứng từ năm 2014-2019 là:
1.469 tấn; Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số
theo Quyết định 633/QĐ-TTg ngày 19/4/2016, Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày
16/01/2017 và Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 của thủ tướng Chính
phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền
núi, vùng đặc biệt khó khăn đã được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.
Bên cạnh các chính sách trên, huyện Phú Bình còn được phê duyệt Quyết
định số 500/QĐ-UBDT ngày 16/8/2018 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt dự án
“Xây dựng mô hình chăn nuôi bò nái sinh sản tại xóm Việt Long, xã Bàn Đạt, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2018-2019” với tổng kinh phí thực hiện dự án là
561.674.000 đồng và tổng số hộ được nhận hỗ trợ bò cái sinh sản, nông cụ máy móc là
14 hộ.
2. Chương trình xây dựng nông thôn mới
Xác định xây dựng Nông thôn mới là Chương trình mục tiêu quốc gia có ý
nghĩa quan trọng và lâu dài. Trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo,
hướng dẫn các ban ngành, đoàn thể và cơ sở làm tốt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí
Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Đến nay có 14/19 xã
đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 02 xã miền núi về đích NTM (xã Tân Đưc,
xã Tân Khánh); Phấn đấu đến năm 2020 huyện Phú Bình trở thành ‘‘huyện nông
thôn mới”.
Tổng số nguồn vốn huy động trong giai đoạn từ năm 2016-2018 là:
3.127.307,4 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 48.269,5 triệu đồng;
Ngân sách địa phương: 258.032,6 triệu đồng; Vốn lồng ghép: 18.991,2 triệu đồng;

Vốn tín dụng (vốn vay của các ngân hàng): 2.234.562 triệu đồng; Vốn Doanh
nghiệp: 302.920 triệu đồng; Vốn từ cộng đồng dân cư: 264.532,1 triệu đồng.
Tổng số công trình đường giao thông nông thôn được làm mới, nâng cấp là
407 công trình với tổng chiều dài 275,48 km đường giao thông; Sửa chữa 2 công
trình hồ đập, kiên cố hóa 25,045 km kênh mương; Xây dựng, lắp đặt 29 trạm biến
áp; sửa chữa, nâng cấp 500,68 km đường dây hạ thế; Xây dựng mới 98 phòng học
tại các trường; sửa chữa 6 trường học; Sửa chữa, cải tạo 2 Trạm Y tế; Xây dựng
mới 2 trụ sở UBND xã và sửa chữa, cải tạo 6 trụ sở làm việc của UBND xã; Nhà
văn hóa và khu thể thao xã, xóm: Xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp 90 công trình
nhà văn hóa và khu thể thao; sửa chữa, cải tạo 5 chợ; duy tu, sửa chữa 14 nghĩa
trang của 14 xã trên địa bàn; xây dựng 4 công trình cấp thoát nước tại các khu dân
cư tập chung và 11 điểm tập kết thu gom rác thải....

10


Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước, các tổ chức còn có
sự đóng góp của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện vào xây dựng nông thôn
mới. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đã có nhiều gia đình đồng bào các
dân tộc thiểu số tự nguyện hiến đất để thực hiện dự án, tiêu biểu như: ông Cam
Văn Khoa dân tộc Nùng - Giếng Mật - Tân Hòa, bà Lý Thị Đồng dân tộc Nùng Vo - Tân Thành, bà Phùng Thị Hoa dân tộc Nùng – Suối Lửa – Tân Thành….
3. Công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của HĐND,
UBND huyện Phú Bình, các chương trình chính sách về xóa đói giảm nghèo trên
địa bàn huyện nói chung và các xã vùng dân tộc miền núi nói riêng luôn được tổ
chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư được quản lý chặt chẽ, sử
dụng đúng mục đích đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm
nghèo trên địa bàn huyện.
Năm 2016 phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều
với tổng số 4.839 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,87%; có 4.488 hộ cận nghèo, chiếm tỷ

lệ 11,93% đến 31/12/2018 tổng số hộ nghèo toàn huyện là 2.591 hộ chiếm 6,73 %,
hộ cận nghèo 4.657 hộ chiếm 12,09%, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 2%
năm; Năm 2018 tổng số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số là 450 hộ, chiếm
17,37%.
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động luôn được quan tâm chỉ
đạo, hàng năm bằng các chương trình đào tạo, chương trình vay vốn giải quyết
việc làm, phát triển kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn người.
Số lao động có việc làm mới tăng thêm hàng năm trên 3.000 lao động.
IV. Đánh giá chung về thực hiện Quyết tâm thưnhững chuyển biến sau
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phú Bình lần thứ hai năm 2014 và
thực hiện các nghị quyết, chương trình, chính sách trên địa bàn huyện.
Từ sau Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phú Bình lần thứ hai, 5
năm thực hiện Quyết tâm thư và thực hiện các Nghị quyết, chương trình, chính
sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích
cực cả về tư tưởng, nhận thức và hành động, cụ thể như sau:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đổi mới bằng
nhiều việc làm thiết thực, xây dựng đồng bộ các chương trình, kế hoạch cụ thể để
tổ chức triển khai thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội đối với đồng bào. Các
chương trình mục tiêu đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
được triển khai đầy đủ, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, góp
phần quan trọng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước
2. Nhận thức, tư tưởng của nhân dân nói chung, của đồng bào các dân tộc
thiểu số nói riêng đã có những chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế cũng như
đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào
sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp; thấy được sự quan
tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương để từ đó tự
mình vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; khắc phục những tư
tưởng lạc hậu, mặc cảm, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; hòa nhập, đoàn kết cùng
11



sinh sống ở cộng đồng dân cư; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tuân
thủ, và chấp hành thực hiện nghiêm Hiến pháp và pháp luật.
3. Về phát triển kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật
chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên; nông lâm nghiệp
phát triển ổn định, từng bước đi vào sản xuất hàng hóa; tiềm năng về đất đai, nhân
lực, tài nguyên khoáng sản tiếp tục được khai thác có hiệu quả; công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn có bước phát triển mới; Chương trình xây
dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông
thôn miền núi; chất lựợng giáo dục, đào tạo được nâng lên; chăm sóc sức khỏe,
đảm bảo an sinh xã hội được duy trì; từng bước ứng dụng có hiệu quả công nghệ,
khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế; an ninh - quốc phòng được củng cố và giữ
vững.
2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Khó khăn, hạn chế
- Nền kinh tế có chuyển biến tích cực qua các năm nhưng không đồng đều
giữa các vùng; quá trình phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi còn chậm, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn
chưa nhiều, người dân chưa chủ động, sáng tạo trong cách làm để phát triển kinh
tế, chưa mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng sản xuất; các mô hình sản xuất nông
nghiệp còn nhỏ lẻ, tính ổn định bền vững chưa cao.
- Tốc độ triển khai một số công trình, dự án còn chậm so với kế hoạch.
Trong xây dựng nông thôn mới một số xã còn thụ động, kết quả đạt được chưa cao.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn của sự phát triển kinh tế, xã hội; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi,
hạ tầng điện, cơ sở vật chất giáo dục, nhà văn hóa còn nhiều khó khăn.
- Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội còn có mặt chưa tương xứng với nhịp độ
phát triển kinh tế xã hội; thu nhập bình quân đầu người thấp; đời sống của một bộ
phận nhân dân còn nhiều khó khăn.

- Dịch bệnh ngày một gia tăng ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm, chất lượng
của gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.
- Còn một số ít đồng bào thuộc vùng dân tộc thiểu số (xóm đặc biệt khó
khăn) nhận thức về công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe trẻ em còn hạn chế. Nên
về thể lực, chất lượng học tập còn thấp so với mặt bằng chung của huyện.
- Tình hình an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo một số vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng tôn giáo còn diễn biến phức tạp. Một số ít đồng bào dân tộc
thiểu số còn tin theo tà đạo chưa được nhà nước công nhận như: Tà đạo Ngọc Phật
Hồ Chí Minh, Đức Chúa Trời,...
- Chất lượng giảm nghèo chưa bền vững; hộ nghèo trong đồng bào dân tộc
thiểu số còn cao so với các xã trong huyện; một số xã, xóm tổ chức rà soát, xác
định hộ nghèo chưa chính xác và kịp thời, giảm nghèo không bền vững, nguy cơ
tái nghèo ở mức cao.
2.2. Nguyên nhân.
* Nguyên nhân khách quan.
12


- Trình độ dân trí không đồng đều giữa các xã, đời sống còn khó khăn, tỷ lệ
hộ nghèo cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Đồng bào dân tộc sinh sống phân
tán, giao thông khó khăn; cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ, phúc lợi xã hội và nền
kinh tế thị trường còn hạn chế; sản xuất còn mang tính tự túc, tự cấp; việc ứng
dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Các nguồn lực đầu tư hỗ trợ phát triển vùng dân tộc, miền núi chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế của nhân dân.
- Các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn còn ít; một số chính sách
mang tính ngắn hạn, kinh phí bố trí thực hiện các chính sách còn hạn chế, dàn trải,
chưa đáp ứng được mục tiêu, kế hoạch đề ra; phần lớn các xã, xóm được đầu tư là
vùng đặc biệt khó khăn; cơ chế chính sách thay đổi nhiều; giá cả thị trường không
ổn định đã ảnh hưởng đến quá trình đầu tư và triển khai thực hiện các chương trình

mục tiêu trên địa bàn huyện.
* Nguyên nhân chủ quan
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từ huyện
đến cơ sở đối với công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc có nơi, có
lúc còn chưa sâu rộng; việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước đến cán bộ và nhân dân các dân tộc còn một số mặt hạn chế.
- Một số ít bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức về vấn đề dân tộc, công tác
dân tộc chưa sâu sắc, chưa toàn diện; một số nơi còn hạn chế trong việc thực hiện
Chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa
đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
xây dựng nông thôn mới.
- Cán bộ làm công tác dân tộc chưa ổn định chưa được đào tạo chuyên môn,
một số xã phân công cán bộ phụ trách công tác dân tộc chưa cụ thể, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình tham mưu tổ chức triển khai thực hiện các chương trình,
dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn.
- Việc xây dựng kế hoạch, dự án ở một số địa phương vùng đồng bào dân tộc
thiểu số chưa kịp thời, chưa thực sự sát với điều kiện thực tế của địa phương.
3. Bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển
kinh tế - xã hội và chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện
Từ thực tiễn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân
tộc đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực toàn
diện về công tác dân tộc, đoàn kết dân tộc, có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các
nghành, làm tốt công tác tuyên truyền thì việc triển khai thực hiện công tác dân tộc
đạt kết quả tốt, nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc thực hiện công tác dân tộc phải
đảm bảo dân chủ, công khai, có sự giám sát của nhân dân trong quá trình tổ chức
thực hiện sẽ không làm thất thoát kinh phí Nhà nước hỗ trợ
Hai là, phải làm tốt công tác triển khai, quán triệt và tuyên truyền các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới cán bộ, đảng viên, đến các

cấp, các ngành liên quan và quần chúng nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số. Thực
hiện tốt công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số khơi dậy truyền thống cần
13


cù sáng tạo của mỗi dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào phát huy nội lực vươn lên,
khắc phục tư tưởng tự ty, ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.
Ba là, tập trung nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững trật
tự, an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng
bào. Phát huy vai trò của người có uy tín trong việc tuyên truyền thực hiện các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, gương mẫu đi đầu trong phát
triển kinh tế, tham gia giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân,
phòng chống tệ nạn xã hội, tổ chức thực hiện tốt quy ước, hương ước.
Bốn là, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc; tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực
hiện các chính sách dân tộc để kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá
nhân làm tốt, đồng thời uốn nắn, chấn chỉnh và kiên quyết xử lý những vi phạm.
Năm là, các chương trình mục tiêu, dự án đầu tư tại các vùng dân tộc, miền
núi, vùng đặc biệt khó khăn phải xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu chính đáng
thực tế của người dân; phải được công khai, minh bạch, dân chủ để nhân dân nắm
được, từ đó tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện.
PHẦN THỨ BA
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CÔNG TÁC DÂN TỘC, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2019-2024
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và hoàn chỉnh các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để thực
hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số
449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu:

Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng
dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; từng bước hình
thành và phát triển các trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục vùng dân tộc,
miền núi; phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số; tăng cường số lượng,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố khối hệ
thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định
quốc phòng, an ninh;
2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 và những năm tiếp theo xuống dưới 5%.
- Đến năm 2024, người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được qua bồi
dưỡng, tập huấn, đào tạo đạt từ 70% trở lên; 100% các xã, xóm có trường học kiên
cố; 100% trường học từ Mầm non đến THCS đạt chuẩn quốc gia.
- Trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính phải
đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu hợp lý về cán bộ dân tộc thiểu số; ở những vị trí chủ chốt có
cán bộ là người dân tộc thiểu số; 100% cán bộ công chức xã được đào tạo trình độ
trung cấp lý luận chính trị và 100% có trình độ đào tạo Đại học.
- Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa 100%; 100% đường trục
thôn, xóm được cứng hóa đạt tiêu chuẩn theo kỹ thuật quy định trong Chương trình
14


xây dựng Nông thôn mới; 100% xã đạt tiêu chí nông thôn mới; các công trình thủy
lợi được đầu tư đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích trồng lúa và cây
hàng năm; 100% hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp về sinh.
- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển con người toàn
diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.
100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế,
khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hạn chế thiệt hại do các sự cố môi trường, thiên tại; bố trí lại khu chăn
nuôi gia sức, gia cầm, nhà vệ sinh, đảm vảo vệ sinh môi trường nông thôn.

- Xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc,
đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
II. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân đan về
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công
tác dân tộc và việc thực hiện các chính sách dân tộc. Tăng cường xây dựng và củng
cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống mọi biểu hiện cục bộ gây chia rẽ bè phái
mất đoàn kết giữa các dân tộc.
2. Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược và Chương trình hành động
thực hiện công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ; tiếp tục thực hiện hiệu
quả các chương trình mục tiêu quôc gia trên địa bàn huyện, ưu tiên đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, xóm đặc biệt khó
khăn, xã an toàn khu, trước hết tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển giao
thông, thủy lợi, áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản
xuất. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ
môi trường sinh thái, phát triển du lịch, dịch vụ.
3. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về
số lượng và chất lượng; đa dạng, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng,
dạy nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện tốt chính sách cử tuyển.
4. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại tuyến y tế cơ sở.
5. Tăng cường các hoạt động văn hóa thông tin hướng về cơ sở, từng bước
hoàn thiện hệ thống loa truyền thanh tại các xóm, bản, các khu tập trung dân cư;
quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; khuyến khích sử dụng
trang phục dân tộc, dạy và nói tiếng dân tộc thiểu số ngay trong gia đình, thôn, bản
và tại các trường học.
6. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, tiếp tục đổi mới
nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân,

đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, tổ chức tốt các phong trào thi đua
yêu nước; phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân
tộc thiểu số; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ trẻ, có tài năng, trí
tuệ về công tác tại các vùng khó khăn.
15


7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận
động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
8. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, chủ
động nắm chắc diễn biến tình hình, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ ngay từ cơ
sở, kiên quyết không để xảy ra các "điểm nóng". Sẵn sàng đập tan mọi âm mưu
phá hoại của các thế lực thù địch, chủ động ngăn chặn các hoạt động chống phá
khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua "diễn biến hòa bình", lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo để lừa gạt, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc thiểu số.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình tiếp tục
phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử
thách, bình đẳng, đoàn kết, sáng tạo, chung sức xây dựng quê hương ngày càng
giàu đẹp./.
Nơi nhận:
KT. CHỦ TỊCH
- Thường trực Tỉnh ủy;
PHÓ CHỦ TỊCH
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh Thái Nguyên;
- BCĐ Đại hội DTTS tỉnh Thái Nguyên;
- Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên;

- Thường trực Huyện uỷ;
- Thường trực HĐND huyện;
- Chủ tịch, các PCT UBND huyện;
- Các đại biểu dự Đại hội;
- Lưu: VT, DT.

Thái Quang Hải

16



×