Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo NCTT tổ 2, lớp a09 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.76 KB, 11 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LÀO CAI
LỚP TRUNG CẤP LLCT- HÀNH CHÍNH A03-19

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

CHỦ ĐỀ:
“ Công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình ”

Học viên:

Lào Cai, tháng 12 năm 2019
MỞ ĐẦU
1


1. Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người đang ở vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ tuy nhiên
nghèo đói đang là thực trạng đe dọa đời sông nhân dân lao động trên thế giới.
Nghèo đói diễn ra ở tất cá các quốc gia không kể đó là quốc gia phát triển hay là
quốc gia chậm phát triển. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu như
hiện nay thì vấn đề thất nghiệp và đói nghèo cũng tăng lên nhanh chóng.
Việt Nam là một nước đang phát triển hội nhập mạnh mẽ với thế giới và
đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. trong quá trình hội nhập và phát
triển Việt Nam cũng chịu tác động mạnh mẽ xu hướng khu vực hóa, toàn cầu
hóa. Những chính sách đổi mới trên lĩnh vực kinh tế của Đảng và nhà nước ta từ
năm 1986 đến nay đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế phát triển nhanh
và bền vững, xã hội ổn định, đời sống của đại đa số nhân dân được nâng cao rõ
rệt. Bên cạnh đó, một bộ phận nhân dân do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn
đang gặp nhiều khó khăn nghèo đói. Sau khi hoàn thành công cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, đất nước được thống nhất, cả nước bước vào xây


dựng chủ nghĩa xã hội mà thời kỳ đầu là thời kỳ quá độ. Với mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng và nhà nước ta đã
xác định một trong những mục tiêu quan trọng đó là tiếp tục thực hiện công tác
xóa đói, giảm nghèo nhằm tiến tới xóa bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc và vùng theo đạo. Trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo ở
nước ta đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, được các cấp, các ngành chung
tay gánh vác, được cộng đồng nhân dân đồng tình ủng hộ, được thế giới công
nhận là một trong những quốc gia thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm
nghèo.
Xã Nam Trạch là một xã vùng gò đồi của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình, đây là một xã đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong
năm 2019 của huyện Bố Trạch, điều kiện kinh tế có bước phát triển. thực hiện sự
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, trong những năm vừa
qua công tác xóa đói giảm nghèo của xã Nam Trạch đã được triển khai thực hiện
và đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn
vướng mắc trong quá trình triển khai. Vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của
2


Đảng và Nhà nước; qua tìm hiểu thực tế tình hình địa phương xã Nam Trạch từ
ngày 25 đến ngày 29 tháng 11 năm 2019, tôi quyết định chọn đề tài báo cáo
nghiên cứu thực tế là: Công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã Nam Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2 Mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng Công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã Nam Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt vấn đề này trong thời gian
tới trên địa bàn xã.

- Thời gian nghiên cứu: Năm 2018 - 2019

NỘI DUNG
3


1. Khái quát tình hình xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Huyện Bố Trạch nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Bình trong đó xã Nam
Trạch một xã nằm phía Nam của huyện Bố Trạch; cách phía Đông Di sản thiên
nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng 30 Km; giáp với Thành phố
Đồng Hới trung tâm tỉnh lỵ Quảng Bình, có diện tích tự nhiên 1.918,2 ha (trong
đó hơn 1.562 ha đất nông nghiệp); địa bàn có nhiều công trình huyết mạch quan
trọng của quốc gia đi qua, như Quốc lộ 1A; đường sắt Bắc Nam; đường điện 500
KW; đường Hồ Chí Minh.
Dân số có 830 hộ với 3.450 nhân khẩu, được chia thành 5 thôn, địa hình
dân cư sinh sống được kéo dài từ đường Hồ Chí Minh đến Quốc lộ 1A.
Là một trong những xã trọng điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia giai đoạn 2016 – 2021 nên xã Nam Trạch được ưu tiên đầu tư để phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội do đó kinh tế đã có những bước phát triển, tăng trưởng,
hệ thống chính trị ổn định, cụ thể 9 tháng đầu năm 2019:
- Cơ cấu kinh tế:
Nông nghiệp chiếm 38%.
Tiểu thủ công nghiệp chiếm 10%.
Dịch vụ 52%.
- Diện tích gieo trồng vụ Đông xuân 683 ha. ( đạt 99% KH)
- Đàn trâu bò hiện có 897 con / giảm so với đầu năm 87 con.
- Đàn lợn hiện có 2.120 con/ kế hoạch 2.500 con; Đàn gia cầm 16.750
con/ kế hoạch 20.000 con.
- Thu ngân sách được 9,2 tỷ đồng/ kế hoạch giao 8,52 tỷ đạt 108,2%.
- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 97%; lao động qua đào tạo

47%.
- Xuất khẩu lao động 24 người/ kế hoạch 30 người.
- Số gia đình văn hóa đạt 92%, 5/5 thôn đạt thôn văn hóa.
- Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh 99%, hộ dùng nước sạch 56%.
- Có 100% hộ dùng điện lưới quốc gia đảm bảo an toàn.
- Thu nhập bình quân đầu người 45 triệu đồng/người/năm.
- Hộ nghèo: 16 hộ chiếm 1,92%; hộ cận nghèo có 35 hộ chiếm 4,21%.
(năm 2019 giảm 06 hộ/KH 4 hộ nghèo và 03 hộ cận nghèo)
- Quốc phòng - an ninh được đảm bảo.
4


- Hoạt động văn hóa, y tế - giáo dục, thể dục thể thao được duy trì và ngày
càng phát triển rộng khắp.
- Hoàn thành tiêu chí XDNTM, hiện đã đạt 19/19 tiêu chí và đã được
công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2019.
- Tình hình Chính trị ổn định; công tác tổ chức, bộ máy được củng cố,
kiện toàn bố trí kịp thời, sắp xếp đảm bảo cho lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của
địa phương;
- HĐND, UBND hoạt động hiệu quả, nâng cao được vai trò quản lý nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực;
- Mặt trận và các đoàn thể chính trị hoạt động đều có nề nếp, thực hiện tốt
chức năng giám sát và phản biện xã hội;
- Công tác xây dựng phát triển Đảng đạt được nhiều mặt tích cực; nội bộ
đoàn kết lảnh đạo thực hiện tốt các chỉ tiêu cơ bản đã đề ra; tỷ lệ kết nạp đảng
viên 4/6 đạt 66% kế hoạch.
Hiện nay nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông
nghiệp dựa vào tiềm năng lợi thế vùng gò đồi để phát triển cây công nghiệp, như
cây Cao su, cây hồ tiêu , cây mía, dược liệu và chăn nuôi đại gia súc.
Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Quảng Bình

được triển khai đồng bộ theo sự chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là từ khi thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Với quan điểm xóa
đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một chính sách xã hội
cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế và xã hội thì cần phải
phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo bền vững đã thu được những
thành tựu đáng kể trong các vùng nông thôn. Tuy nhiên bên cạnh đó khi triển
khai và thực hiện ở các xã nói chung và xã Nam Trạch nói riêng cũng gặp không
ít khó khăn làm hạn chế đến hiệu quả lâu dài đối với công tác xóa đói giảm
nghèo.
* Thuận lợi: Nhân dân nhận thức đúng đắn đường lối đổi mới mà Đảng và
Nhà nước ta đã lựa chọn; chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Nội bộ lãnh đạo đoàn kết, thống nhất cao trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ, công chức được chuẩn hóa, có phẩm
chất đạo đức tốt, nhiệt tình với công việc, gần dân, biết lắng nghe tâm tư nguyện
vọng của nhân dân để lãnh đạo sát tình hình thực tế của địa phương; do đó kinh
5


tế từng bước phát triễn, Quốc phòng - An ninh được giữ vững, an sinh xã hội
được quan tâm bão đảm, đời sống nhân dân ngày được nâng lên.
* Khó khăn: Là một xã chủ yếu phụ thuộc sản xuất nông nghiệp, có nhiều
tác động xấu của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh xẩy ra thường xuyên, gây không ít
khó khăn cho quá trình sản xuất, vì vậy đời sống của nhân dân tuy được nâng
lên nhưng còn chậm so với sự phát triễn chung của huyện của xã hội. Bên cạnh
đó còn có một số bộ phận nhân dân thiếu ý thức chấp hành pháp luật nên vẫn
còn vi phạm như tranh chấp, lấn chiếm, sữ dụng đất sai mục đích, gây khó khăn
cho công tác quản lý và làm mất an ninh trật tự; nguồn thu ngân sách hạn hẹp.
2. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo xã Nam Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.1. Thành tựu công tác xóa đói, giảm nghèo.

Là một xã vùng gò đồi, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nên tình hình kinh tế
xã hội của xã Nam trạch còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của xã đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ.
Theo báo cáo của xã năm 2018 và 9 tháng năm 2019 số hộ nghèo toàn xã
là 16 hộ, cận nghèo là 35 hộ với 33 nhân khẩu. So với năm 2017 giảm 8%.
Như vậy nhìn chung những đối tượng thuộc diện hộ nghèo chủ yếu là gia
đình không có lao động chính và gia đình có người bị bệnh tật không có khả
năng lao động. Đa số hộ nghèo đều có ít đất sản xuất, chủ yếu là thuê để kiếm
sống, trình độ văn hóa của những hộ nghèo nhìn chung còn thấp. Thực hiện sự
chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nam Trạch thực hiện tốt các chế độ
chính sách cho hộ nghèo và hộ cận nghèo , đồng thời có những chính sách thiết
thực để giúp các hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Các chế độ chính sách đã cụ
thể hóa qua một vài thành tựu sau:
Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt 100%.
Trong 9 tháng đầu năm 2019 đã thực hiện 1752 lượt khám bệnh miễn phí, cấp
thuốc miễn phí khám dự phòng; trẻ em được tiêm chủng đầy đủ. Tất cả các
thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng chế độ bảo hiểm y tế miễn phí
theo quy định của Nhà nước.
Ủy ban nhân dân xã thực hiện tốt một số chính sách ưu tiên, hỗ trợ của
Nhà nước đối với hộ nghèo như hỗ trợ tiền điện (30.000 đồng/ hộ/ tháng), chính
6


sách hỗ trợ cứu đói giáp hạt (14 hộ/ 62 khẩu với tổng số gạo là 740kg), phối hợp
với Ngân hàng chính sách xã hội giải ngân cho hộ nghèo, hộ cân nghèo và các
hộ đặc biệt khó khăn với tổng số hộ vay là 235 hộ, tổng số tiền vay gần một
đồng. Thực hiện trợ cấp cho người nghèo theo quyết định số 102 của thủ tướng
chính phủ với tỏng số tiền là 39.100.000 đồng. Ngoài ra xã cũng thực hiện tốt
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kêu gọi các tổ chức cá nhân,

các cấp các ngành cùng nhau thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo như: Giao
đất, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ về khoa học kĩ
thuật, đâò tạo nghề cho lao động nong thôn, trợ cấp cho con em hộ nghèo trong
giáo dục đào tạo, tái định canh định cư cho nhân dân di cư tự do.
Uỷ ban nhân dân xã giải quyết cấp đất cho các hộ nhằm đảm bảo công
tác an sinh xã hội theo công văn số 128 của Uỷ ban nhân dân huyện Bố Trạch.
Trong đó cấp đất theo trương trình 134 là 12 hộ với tổng diện tích là 8,1 ha, đất
cấp theo trương trình 33 là 5 hộ với tổng diện tích là 5ha, đất câp theo chương
trình 193 là 16 hộ với tổng diện tích là 1,5 ha. Trong công tác xây dựng cơ vật
chất kết cấu hạ tầng, xã Nam Trạch là một trong 2 xã thực hiện điểm chương
trình quốc gia về xây dưng nông thôn mới, do đó được ưu tiên về phát triển hạ
tầng kinh tế như hệ thống điện, giao thông vận tải, giáo dục y tế, các công trình
văn hóa, cơ cấu ngành nghề ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến nay xã đạt
19/19 tiêu chí về xây dưng nông thôn mới. Điều này giúp cho công tác xóa đói
giảm nghèo của xã Nam Trạch được thuận lợi hơn. Cơ cấu kinh tế có bước
chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân trong xã ngày một nâng cao.
Trong quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo, xã Nam Trạch cũng đã có
nhiều cách làm hay hiệu quả để giúp đỡ các hộ nghèo như tổ chức vận động các
tổ chức cá nhân mua quà cho nhân dân hộ nghèo vui đón tết hàng năm. Trong
dịp tết nguyên đán Kỷ hợi 2019, ủy ban nhân dân xã đã trao được 38 xuất quà và
vận đông được 169 xuất quà của nhà tài trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều
kiện đón tết, mội phần quà trị giá 300.000 đồng ngoài ra xã còn có chủ trương
phát triển diện tích trồng mía và cây dược liệu.
Trong những năm qua, xã Nam Trạch tích cực đẩy mạnh công tác xóa đói
giảm nghèo, vận động nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng trên mọi lĩnh vực
sản xuất, chăn nuôi, vay vốn, hỗ trợ cây, con giống để phát triển kinh tế gia đình.
Có biện pháp kế hoạch cụ thể đe chống tái nghèo và hộ nghèo phát sinh trong
7



nhăng năm tiếp theo. Vận dông nhân dân gieo trồng các cây ngắn ngày như cây
sắn, rau đậu các loại để phòng chống đói giáp hạt. Hàng năm điều rà soát danh
sách những hộ có khả năng thiếu ăn để có kế hoạch đề nghị cấp trên hỗ trợ.
2.2. Hạn chế công tác xóa đói giảm nghèo Xã Nam Trạch
Mặc dù xã Nam Trạch đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác xóa đói
giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống tuy nhiên trong
quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện.
Hiện nay quỹ đất để thực hiện cấp đất sản xuất nhằm xóa đỏi giảm nghèo
gặp nhiều khó khăn, các hộ nghèo lại thiếu đất sản xuất, thiếu tư liệu sản xuất do
đó không đáp ứng cho hộ nghèo canh tác sản xuất, thêm vào đó phương pháp
canh tác lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ nên hiệu quả sản xuất không cao đặc
biệt là các ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Nhà nước có nhiều chính
sách cho hộ nghèo phát triển kinh tế đặc biệt là các chương trình ưu đãi tronng
vay vốn tuy nhiên người nghèo lại rất ngại vấn đề vay vốn, nhưng người muốn
vay vốn còn gặp nhiều trở ngại bởi các thủ tục vay vốn còn tương đối phức tạp
do đó không đáp ứng đủ cho người nghèo có đủ nguồn vốn để sản xuất.
Quá trình lảnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cũng còn một số hạn chế,
khuyết điểm đó là việc dự báo tình hình và định hướng phát triển kinh tế trong
nông nghiệp chưa sát đúng; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn thiếu
đồng bộ, mô hình sản xuất theo chuổi giá trị chưa được nhân rộng.
Việc tuyên truyền cho bà con nhân dân nâng cao nhận thức trong việc sản
xuất theo chuổi còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc ký kết bao tiêu sản
phẩm.
Quản lý nhà nước về đất đai còn có những hạn chế, một số doanh nghiệp,
hộ gia đình còn lợi dụng việc chuyển đổi mục đích để khai thác, mua bán đất
không đúng quy định ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, môi trường và cuộc sống
nhân dân.
Công tác xây dựng nông thôn mới đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên tiến độ
một số công trình còn chậm; kinh phí chưa đáp ứng.

3. Giải pháp và kiến nghị trong công tác xóa đói giảm nghèo xã Nam
Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
8


Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước trong công tác xóa đói
giảm nghèo, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào toàn dân
đoàn kết xây dưng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tuyên truyền tốt các chủ
trương chính sách của Đảng trong công tác xóa đói giảm nghèo để các hộ nghèo,
hộ cận nghèo tự giác vươn lên thoát nghèo bền vững. Hướng dẫn các hộ nghèo,
hộ cận nghèo tiếp cận với các khoản vay vốn tín dụng ưu đãi, vốn ủy thác từ
ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế. Tập huấn, hướng dẫn, nâng cao kiến
thức, chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao hiểu quả sản xuất kinh tế. Xây dựng
và nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả trong công tác xóa dói giảm nghèo bền
vững.
Mạnh dạn xin chủ trương đầu tư để xây dưng cơ sở hạ tầng đáp ứng với
yêu cầu xây dựng của địa phương. Hỗ trợ sản xuất, phát triển thêm ngành nghề:
Hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ nghèo thiếu đất sản xuất, hỗ trợ về công cụ sản
xuất, ưu tiên giao đất, giao rừng cho các hộ nghèo. Hướng dẫn bà con mạnh dạn
chuyển đổi ngành nghề, phát triển phù hợp với nhu cầu của địa phương như phát
triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình. Kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp vào xã để đầu tư sản xuất bằng những thế mạnh của địa phương nhằm
tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho người dân, ưu tiên giới thiệu việc làm ổn
định cho những hộ gia đình nghèo và cận nghèo. Kêu gọi các tổ chức cá nhân
trong công tác xáo đói giảm nghèo như xây dựng nhà ở cho người nghèo, thành
lập quỹ xóa đói giảm nghèo cho người nghèo không vay lãi.
Huy động nguồn lực tại chỗ hỗ trợ cho người nghèo trong vấn đề chăm
sóc sức khỏe như tăng cường cơ sở y tế có đủ trang thiết bị, đội ngũ y - bác sỹ,
trang bị thuốc cho y tế thôn bản phục vụ tại chỗ, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các
hộ nghèo. Hỗ trợ con em các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong học tập như miễn

giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập vận quỹ khuyến học tiếp sức cho trẻ em
nghèo được đến trường học tập. Để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo
các ban ngành, đoàn thể, các cấp lãnh đạo phải thực hiện tốt và đầy đủ các chính
sách về xóa đói giảm nghèo, giúp người dân có những kiến thức, lợi ích, quyền
lợi và nghĩa vụ khi thực hiện các chế độ chính sách đó.
Huy động nguồn kinh phí săn có, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ
trợ từ cấp trên, đồng thời vận động các tổ chắc cá nhân đóng góp nhằm giúp đỡ
các hộ nghèo, các hộ nghèo và các hộ gặp nhiều khó khăn ổn định sản xuất làm
9


ăn hiệu quả. Các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm hơn nữa để người nghèo có
cơ hội phát triển thoát nghèo một cách bền vững và vươn lên làm giàu chính
đáng. Trong quá trình thực hiện cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công
tác xóa đói giảm nghèo nhằm chia sẻ những khó khăn về ngân sách Nhà nước.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa
đang đặt ra cho nước ta nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức. Nền ki8nh tế
vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang
thực hiện thời kỳ quá độ bên cạnh những mặt tích cực gây ra những hạn chế nhất
định. Một trong những mặt trái của cơ chế thị trường là tình trạng phân hóa giàu
nghèo ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta cần phải có
những chủ trương chính sách đúng đắn nhằm tạo cơ hội cho những người lao
động có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Hỗ trợ người lao động thoát nghèo
và vươn lên làm giàu chính đáng. Công tác xóa đói giảm nghèo là mục tiêu
hướng tới của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng nước ta dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay đất nước ta đã cơ bản xóa
được hộ đói và đang tiếp tục lộ trình giảm hộ nghèo. Tuy nhiên trong nền kinh tế
thị trường thì công tác xóa đói giảm nghèo vẫn đang là một vấn đề bức xúc hiện
nay. Để thực hiện công tác khó khăn này đòi hỏi phải có sự chung tay, gánh vác

chia sẻ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn
thể, cộng đồng và đặc biệt là chính sự tự lực vươn lên của các hộ nghèo quyết
tâm thoát nghèo bền vững. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền cũng cần quan tâm
hơn nữa để các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội
phát triển ổn định và bền vững. Chính vì vậy công tác xóa đói giảm nghèo là nền
tảng cho sự phát triển ổn định và bền vững của toàn xã hôi. Bên cạnh những
điểm riêng biệt, xã Nam Trạch cũng giống như các xã khác của huyện bố trạch,
tỉnh Quảng Bình trong công tác xóa đói giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn,
cuộc chiến chống đói nghèo không phải chỉ ở xã Nam trạch mà còn ở khắp cả
nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Chính vì lẽ đó trong một thời gian ngắn,
tiếp cận lĩnh vực nghiên cứu thực tế tại xã Nam Trạch quá trình viết bài báo cáo
nghiên cứu sẽ không tránh được sự thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng
10


góp ý kiến của các thầy cô để bài báo cáo nghiên cứu thực tế được hoàn thiên
hơn.

11



×