Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÁO cáo NGHIÊN cứu THỰC tế về CÔNG TY cổ PHẦN DAP – VINACHEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 15 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DAP – VINACHEM
1.Vị trí địa lý
Công ty Cổ phần DAP – VINACHEM nằm tại Lô GI – 7, khu Kinh tế Đình
Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, Hải Phòng với diện tích xây dựng là 72 ha.
2.Quá trình hình thành và phát triển
Khởi nguồn từ dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón Diamon Phốt phát
(DAP) tại khu kinh tế Đình Vũ, thành phố Hải Phòng do Tổng công ty hóa chất
Việt Nam - nay là Tập đoàn hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư. Đây là dự án trọng
điểm quốc gia do Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư theo quyết định số
626/QĐ-TTG ngày 29/07/2002, với tổng mức đầu tư phê duyệt 173,385 triệu USD,
tổng diện tích đầu tư cho dự án 72ha.
Trong quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn từ khâu lựa chọn nhà
thầu đến khâu thu xếp vốn có những lúc tưởng chừng như bế tắc không thể vượt
qua. Phát lệnh khởi công ngày 27/07/2003 đến ngày 31/10/2005 dự án mới ký
được hợp đồng gói thầu chính với EPC và đến ngày 11/12/2006 mới thu xếp được
vốn. Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Chính Phú, của Bộ
Công Thương cũng như các Bộ Ban ngành liên quan cùng với sự giúp đỡ tận tình
của thành phố Hải Phòng và sự nỗ lực phân đấu quyết tâm của chủ đầu tư, những
khó khăn từng bước được tháo gỡ, mới gặt hái được thành công như ngày hôm
nay.
Ngày 12/03/2007 chính thức đóng nhát cọc đầu tiên của gói thầu EPC và đến
cuối quý II năm 2008, các gói thầu của dự án về cơ bản đã hoàn thành phần xây
lắp. Để chuẩn bị tiếp nhận và đưa nhà máy vào vận hành. Ngày 24/07/2008 Tổng
công ty hóa chất Việt Nam - nay là Tập đoàn hóa chất Việt Nam đã ban hành quyết
định số 405/QĐ-HCVN thành lập công ty, đánh dấu sự ra đời của Công ty Cổ phần
DAP – VINACHEM.


Nhà máy phân bón DAP Hải Phòng là tổ hợp gồm 04 xưởng chính, được mua
bản quyền công nghệ của các nước công nghiệp phát triển, thuộc loại tiên tiến nhất


hiện nay, đó là:





Xưởng axit sunfuric ( H2SO4) công suất 414.000 tấn/năm, công nghệ của
hãng MONSTO, Hoa Kỳ.
Xưởng axit photphoric (H3PO4) công suất 161.000 tấn/năm, công nghệ của
hãng PRAYON, Vương quốc Bỉ.
Xưởng diamond photphat (DAP) công suất 330.000 tấn/năm, công nghệ của
hãng INCRO, Tây Ban Nha.
Xưởng nhiệt điện với lò đốt than cám 5, công suất 35 tấn/giờ, công nghệ
tuần hoàn tầng sôi hiện đại nhất Việt Nam thời điểm đó, cùng với tổ máy
phát điện 12MW.

Với nguyên liệu chính là quặng apatit, đây là nguồn tài nguyên sẵn có trong
nước, sản phẩm chính của nhà máy là phân bón phức hợp DAP, có 2 yếu tố đa
lượng là lân và nitơ, ngoài ra trong phân DAP còn có các nguyên tố trung lượng
như canxi, magie… và nguyên tố vi lượng như sắt, mangan… nên rất thích hợp
cho các loại cây trồng và là loại phân trung tính nên phù hộ với các loại đất.
3.Quá trình sản xuất
Sản phẩm chính của Công Ty Cổ Phần DAP – VINACHEM Hải Phòng là phân
DAP Đình Vũ. Sản phẩm này được sản xuất từ các nguyên liệu thô sẵn có trong
nước là quặng apatit Lào Cai, than cám Quảng Ninh, lưu huỳnh và amoniac được
nhập khẩu thông qua cảng của công ty.
a.

Sản xuất hơi và điện.


Xưởng nhiệt điện với lò đốt than cám 5, công suất 35 tấn/giờ, công nghệ tuần
hoàn tầng sôi hiện đại nhất Việt Nam, cùng với tổ máy phát điện 12MW. Lò hơi
của xưởng cung cấp hơi quá nhiệt để sấy turbin và xúc tác xưởng axit sunfuric,
cung cấp hơi trung áp cho xưởng axit photphoric và xưởng diamon photphat. Hơi
thừa và hơi tận dụng trong quá trình đốt lưu huỳnh sẽ sử dụng để chạy turbin công
suất 12MW, được hào lưới điện quốc gia.
Than từ trong kho thông qua hệ thống cầu trục, băng tải, máy nghiền được đổ
vào boong ke, từ boong ke than được cấp cho lò hơi thông qua băng tải than.


b.

Sản xuất axit sunfuric (H2SO4).

Lưu huỳnh ở dạng hạt trong kho thông qua hệ thống cầu trục và băng tải được
cấp vào bể nấu chảy, rồi từ đây được đưa xuống máy lọc, sau khi lọc xong lưu
huỳnh lỏng được bơm lên bồn chứa và được gia nhiệt để luôn ở trạng thái lỏng. Từ
bồn chứa được bơm sang lò đốt lưu huỳnh. Sau khi đốt ta được khí SO2, khí này
được đưa lên tháp chuyển hóa để tạo thành SO3, khí SO3 được đưa sang tháp hấp
thụ để tạo thành H2SO4, H2SO4 (98%) sẽ được đưa về kho chứa.
c.

Sản xuất axit photphoric (H3PO4).

Quặng apatit được hòa với nước thành bùn thông qua hệ thống băng tải và ống
dẫn, rồi từ đó được bơm lên bể phản ứng. Ở đây, bùn sẽ phản ứng với H2SO4 để tạo
thành H3PO4 khoảng 25%, hỗn hợp bã gyps và H3PO4 được bơm sang máy lọc để
tách bã gyps và H3PO4 ra khỏi nhau. Gyps sau lọc được đưa ra bãi thải còn H3PO4
được đưa lên bể lắng. Từ bể lắng H3PO4 sẽ được đưa sang cô đặc để tạo thành
H3PO4 đặc khoảng hơn 50%. Sau đó nó được bơm lên bồn chứa.

d.

Sản xuất diamon photphat (DAP).

NH3 lỏng từ tầu được đưa về bồn chứa thông qua hệ thống ống dẫn. Từ bồn
chứa được đưa sang bồn tiền trung hòa để phản ứng với H3PO4 từ bồn chứa sang để
tạo thành NH4(H2PO4)2-. Dịch này được bơm lên khu tạo hạt để tiếp tục phản ứng
với NH3 tạo thành (NH4)2(HPO4)-. Dịch này sẽ được tạo hạt, sấy khô sau đó phủ
màu rồi đưa về kho chứa diamon photphat rời.
Diamon photphat rời được đưa sang hệ thống cân đóng bao rồi chuyển xuống
kho chờ tiêu thụ.


Sơ đồ quá trình sản xuất
Lưu huỳnh rắn

Quặng Apatit

Nóng chảy ⇒ S
lỏng ⇒ lọc

Hòa bùn quặng

Lò đốt Ssạch +
O2 ⇒ SO2

- Hệ thống phụ trợ: cung
cấp hơi nước, khí nén,
nước cứu hỏa, nước làm
mát tuần hoàn

- Máy phát điện tuabin
hơi

Phản ứng phân hủy: Apatit +
H2SO4 ⇒ H3PO4 + CaSO4 .
2H2O + X

- Trạm xử lý nước thải

Xúc tác, chuyển
hóa SO2 + O2 ⇒
SO3

Lọc, tách axit H3PO4
loãng

Bã Thạch cao (CaSO4 .
2H2O)

Hấp thụ: SO3 +
H2O ⇒ H2SO4
98,5%

Lọc tách cặn H3PO4
loãng

Gia nhiệt cô đặc axit

Kho chứa
H2SO4 98,5%


Kho chứa axit H3PO4
loãng

Kho chứa axit H3PO4
đặc

Hệ thống thùng pha
dịch, hệ thống rửa
khí

Hệ thống pha chất tạo
màu

Phản ứng Tiền
trung hòa

Gia nhiệt NH3

Phản ứng ống

Lò đốt dầu điều

Hệ thống sấy

Amoniac lỏng
≥99,5%

Tạo hạt thùng quay
Hệ thống các thiết bị:

sàng phân loại, sàng
đánh bóng, HT xử lý
hạt quá cỡ, khử bụi

Phủ dầu
chống kết
khối (dầu
động vật)

Kho chứa sản
phẩm DAP
rời

Đóng
bao

Kho chứa
sản phẩm
DAP
đóng bao


4.Xử lí chất thải.
+ Về khí thải: Chủ yếu là khí SO2 phát sinh từ nhà máy Axit Sulfuric, đã có hệ
thống kiểm soát khí SO2 tự động qua ống khói, áp dụng công nghệ tiếp xúc kép,
hấp thụ kép, 05 tầng xúc tác, hiệu suất chuyển hóa 99,97%. Kết quả quan trắc
thường xuyên cũng như định kỳ, hàm lượng SO2 trong ống khói rất thấp (luôn nhỏ
hơn 200mg/Nm3) so với tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn cho phép là
500mg/Nm3).
+ Về nước thải: Toàn bộ nước thải phát sinh trong nội bộ các nhà máy đều có

hệ thống thu gom và tái sử dụng tại chỗ. Nước thải của phòng thí nghiệm và các
nguồn phát sinh bất thường, đã có trạm xử lý tập trung, công suất thiết kế 40m3 /h,
sử dụng phương pháp trung hòa, kết tủa hai giai đoạn, nước thải sau xử lý đạt Quy
chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, gần như toàn bộ nước thải sau xử lý đều được
bơm tuần hoàn về nhà máy để sử dụng lại.
+ Về chất thải rắn: Chủ yếu là bã thải thạch cao (CaSO 4.2H2O) đã có bãi chứa
tạm thời, được lót màng chống thấm HDPE; nước róc từ bãi chứa được bơm toàn
bộ về nhà máy để sử dụng nhằm tận thu hàm lượng dinh dưỡng P 2O5 còn tồn dư
trong bã thải. Sau thời gian lưu trữ 03- 05 năm, bã thạch cao được đưa ra bãi chứa
lâu dài và được sử dụng cho một số mục đích khác nhau; dùng làm phụ gia chậm
đông cho xi măng, tấm thạch cao, làm vật liệu xây dựng… Các loại chất thải rắn
khác như: chất thải sinh hoạt, thông thường và chất thải nguy hại, đã có các kho
chứa có mái che theo quy định và ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép vận
chuyển, xử lý chất thải theo qui định.


5.Một số hình ảnh tại Công ty Cổ phần DAP – VINACHEM


II.TỔNG QUAN VỀ LÀNG VẠN
PHÚC


1.Vị trí địa lý
Làng Vạn Phúc nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà
Đông, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Toàn xã có diện tích đất tự
nhiên là 1.240.000m2 trong đó đất ở là: 185.000m2, và đất trồng trọt là
1.055.000m2. Số dân của Vạn Phúc trước Cách mạng Tháng Tám 1945 có 678 hộ
và 3.000 nhân khẩu.
Làng Vạn Phúc có vị trí đẹp có dáng như một dải đất hình thoi trải dài giữa

đường giao thong thủy bộ. Phía Đông giáp Sông Nhuệ, phía Tây giáp đường quốc
lộ 70, cung đường 70 bao quanh phía Tây Hà Nội, nơi tập trung rất nhiều làng
nghề thủ công lâu đời quanh đất kinh kỳ lịch sử. Phía Nam giáp hai làng Ngọc
Trục, Đại Mỗ và cánh đồng lúa.
2.Quá trình hình thành và phát triển.
Theo truyền thuyết, khoảng 1.200 năm trước, bà Lã Thị Nga - vợ của tướng
quân Cao Biền nhà Đường theo chồng sang cai quản Giao Châu (tên gọi khi đó của
Việt Nam). Trong thời gian sống ở Vạn Phúc, bà đã dạy dân cách ươm tơ, dệt lụa.
Để ghi nhớ công ơn của bà, dân làng đã tôn bà làm Thành hoàng làng, thờ tại đình
làng Vạn Phúc và lấy ngày 10/8 âm lịch (ngày sinh của bà) và 25/12 âm lịch (ngày
mất của bà) làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng năm.
Các sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc rất đa dạng về mầu sắc, phong phú về
chủng loại như gấm, lụa, the, sa, xuyến, băng quế, lĩnh, đoạn, đũi, sa tanh, vải...
Trong lịch sử, lụa Vạn Phúc từng được dùng để may quốc phục và đặc biệt được
ưa chuộng dưới triều nhà Nguyễn. Lần đầu tiên lụa Vạn Phúc có mặt trên thị
trường quốc tế là tại hội chợ Marseilla (1931) và được người Pháp đánh giá là loại
sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Và từ năm 1990, lụa Vạn
Phúc đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như: Pháp, Ba Lan, Thụy
Sỹ, Campuchia…
3. Quá trình sản xuất.
Để có được một tấm lụa, người thợ dệt phải trải qua một quy trình kỹ thuật
phức tạp, tốn nhiều công sức với rất nhiều công đoạn. Có thể chia thành các khâu
chính như: khâu tơ, khâu hồ, khâu dệt, khâu chuội và nhuộm.
a.

Khâu tơ


Mục đích chính là chọn những sợi dọc và sợi ngang để dệt. Khâu tơ bao gồm
các bước : chọn tơ, đẽo tơ, móc tơ.

Đầu tiên người thợ dệt mua về những “lô tơ” (tơ được guồng thành từng nọn).
Loại tơ thủ công là tơ kéo bằng tay, nên sợi không đều, đoạn to, đoạn nhỏ, nhiều
mấu. Loại tơ máy ( tức tơ công nghiệp) đều sợi, ít mấu cục. Với tơ thủ công thì
bước đầu tiên là phải chọn sợi. Người ta chọn và phân tơ ra thành 4 loại ở 4 ống:
sợi mảnh, sợi mắc, mốt son, mốt cục. Một khung cửi cần có 2 – 3 người quay tơ
phục vụ.
Sợi mảnh là sợi nhỏ nhất (màu vàng nhạt) dung làm sợi ngang. Sợi mắc là sợi
tơ trung bình dung để làm sợi dọc. To hơn nữa là mốt son (màu vàng đậm) có ít
ghẻ. Mốt cục là loại sợi to nhất có nhiều cục. Sau khi phân tơ, mỗi loại tơ được
dung vào một công việc khá nhau. Sợi mảnh dùng làm sợi ngang, tùy từng mặt
hàng mà người thợ phải chập 2 – 4 sợi mảnh hay nhiều hơn nữa làm một hột. Mốt
son dung để dệt ở đầu hoặc cuối tấm vải. Mốt cục dung để dệt hàng: đũi, sồi, nái
hoặc làm go ngang.
b.

Khâu hồ

Sợi ngang sau khi suốt là xong chỉ việc gài vào thoi đem dệt. Sợi dọc sau khi
chập đông xong phải hồ rồi mới dệt. Hồ nhằm làm cho sợi dệt khi dệt không bị xơ
xước, có độ bền và độ bóng cao. Người thợ nấu hồ bằng gạo được chọn rất cẩn
thận thêm một ít sáp ong đồng thời sử dụng bí quyêt riêng làm sợi hồ vừa dẻo dai
vừa bóng. Sauk hi hồ xong, sợi khô, cuộc sợi đã hồ vào trục bên kia, tiếp tục hồ
quãng sau.
c.

Khâu dệt

Có hai hình thức dệt chính là dệt hàng trơn và dệt hàng hoa.
+ Dệt hàng trơn là dệt các mặt hàng không có hoa, người thợ dệt phải luôn
thay đổi số lượng sợi dọc, độ to của sợi ngang, thăm go: thăm thuận, thăm nghịch,

thăm một miệng go hay hai miệng go, dậm châm đòn, dung go võng hay go
thẳng…
+Dệt hàng hoa: các thao tác giống như mặt hàng trơn nhưng trước khi dệt
hoa phải có kiểu hoa đó vẽ lên giấy, đặt lên một miếng vải sa thưa, sau đó mới đặt
lên bàn khâu hoa để khâu. Dùng kim khâu đếm từng sợi dọc, sợi ngang – tính số
lượng hoa là bấy nhiêu sợi. Khâu xong người ta vỗ nước, rút hết sợi dọc và sợi


ngang của miếng vải ra. Như vậy là được một vốn hoa, khi đã có vốn hoa bước tiếp
theo là vào hoa để dệt.
d.

Khâu chuội

Người thợ gio rơm nếp cho vào rá vo gạo, bên dưới để cái xoang, dội nước lã
vào rá (không được xát), lấy lượng nước vừa đủ với số lượng vài cần chuội. Vải
lụa ngâm vào nước lã cho ngấm ướt đều, sau đó cho vào nồi nước gio đã lọc đun
sôi 15 phút, lấy đũa lật nhẹ rồi lại đun sôi 15 phút nữa là được. Sau đó đem lụa giặt
sạch bằng nước lã. Tấm vải có màu mỡ gà và bóng mịn, trông rất đẹp mắt.
e.

Nhuộm

Lụa dệt xong có màu mỡ gà, nếu không thích vải màu mỡ gà thì đem vải
nhuộm thâm bằng cách: vải lụa nấu sạch hồ bằng nước bồ hòn, sau đó nhúng vào
nước lá băng, lá sồi, đun sôi nhiều lần trong một ngày. Tiếp đó đem dấm bùn
nhuyễn, cứ làm thế trong 3 ngày thì được. Sau cùng đem tấm hàng giặt sạch rồi
nhúng vào nước thóc nếp rang cháy đem đun sôi cho bóng vải, ta sẽ có được tấm
hàng thâm bền màu và bóng.


4.Một số hình ảnh tại xưởng sản xuất tơ lụa Triệu Văn Mão- làng Vạn Phúc.


III.TỔNG QUAN VỀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG – HÀ NỘI


1.Vị trí địa lý
Xã Bát Tràng hiện nay gồm hai làng Bát Tràng và Giang Cao gộp lại, là một
trong 31 xã của huyện Gia Lâm, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, từ năm 1961 thuộc
ngoại thành Hà Nội. Diện tích toàn xã Bát Tràng gồm 153ha, trong đó chỉ có 46ha
đất canh tác.
2.Quá trình hình thành và phát triển
Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí
Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi
hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay
tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò
gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho
dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng.
Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc
màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm.
Hiện nay, làng gốm sứ Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng, phong phú
về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng. Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt
trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản
phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên đến hơn 40 triệu
USD.
3.Quá trình sản xuất
Tạo sản phẩm


Tạo đất (sét trắng + cao lanh)

Thành phẩm

Nung

Phơi khô

Tráng men









Lò nung gas
Nhiên liệu đốt: Gas
Với những lò 7m3 cần 350kg gas/lò
Thời gian đốt: 12 tiếng
Nhiệt độ nung: 1200ºC
Trước khi nung sản phẩm được xếp thành khay, khay bằng sắt có khả
năng chịu nhiệt lớn hơn 1200ºC
Lò 7m3 sử dụng 4 bình gas, mỗi bình nặng 80kg, với 4 lò dẫn khí gas qua
4 lỗ nhỏ, khi đốt gas sẽ được phun thành tia qua các đầu vòi. Tia gas có
thể được phun từ nhiều phía: như từ dưới lên, từ trên xuống, từ các mặt
bên  nhiệt độ tỏa đều lò, tạo nhiệt lớn  tỷ lệ thành phẩm đạt 95100% thành phẩm. Tỷ vệ cong vênh, khê, sống rất ít.


4.Một số hình ảnh tại làng gốm Bát Tràng





×