Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài giảng Tổ chức thi công: Chương 1 - ThS. Trương Công Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.57 KB, 16 trang )

Chương 1

NHỮNG KHÁI
NIỆM CƠ BẢN

Soạn và giảng:
ThS. Trương Công Thuận
Chương 1- Những khái niệm cơ bản

1


Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA VẤN ĐỀ
TỔ CHỨC THI CÔNG
o Xây dựng một công trình gồm hai phần chính:
Phần thiết kế :kiến trúc, kết cấu, điện, nước, PCCC…
Phần thi công: kỹ thuật và tổ chức.

o Kinh phí thi công xây lắp công trình chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng mức đầu tư. Do đó, việc lập kế
hoạch tổ chức thi công cần phải làm tốt để sử dụng
hợp lý số vốn đầu tư, không gây ra lãng phí.

o Người ta có thể nói rằng: Kế hoạch tổ chức thi công
là phương pháp hoạt động cần thiết của người xây
dựng.
Chương 1- Những khái niệm cơ bản

2



Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA VẤN ĐỀ
TỔ CHỨC THI CÔNG
o Xây dựng công trình là sự tổng hợp của nhiều loại
công việc như: khai thác và gia công vật liệu, sản
suất các cấu kiện, vận chuyển vật liệu và cấu kiện,
xây lắp vật liệu và cấu kiện vào công trình …
o Trước lúc khởi công xây dựng, người ta cần tiến
hành các công việc chuẩn bị khác nữa như: làm
đường vận chuyển, dựng các nhà tạm, kho bãi, đặt
hệ thống điện nước tạm thời…

Chương 1- Những khái niệm cơ bản

3


Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA VẤN ĐỀ
TỔ CHỨC THI CÔNG
o Điều kiện thi công xây lắp lại luôn luôn thay đổi
⟶Do đó mà tùy theo từng hoàn cảnh, thời tiết, khí
hậu, mùa vụ (mưa, khô) địa phương xây dựng,
khối lượng công tác, đặc điểm công trình, thời gian
hoàn thành hoặc khả năng cung cấp nhân lực, vật
liệu, máy móc thiết bị và các nhân tố khác nữa…
mà người ta có thể xây dựng công trình bằng nhiều
biện pháp khác nhau.

Chương 1- Những khái niệm cơ bản

4



Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA VẤN ĐỀ
TỔ CHỨC THI CÔNG
o Cần có sự tổ chức chu đáo, có kế hoạch làm cụ thể,
khoa học để tránh hiện tượng hỗn loạn, mặt bằng
lộn xộn, công việc rối bời, chậm trễ tiến độ, chất
lượng không đạt yêu cầu và vượt chi phí
o Cần phải lên kế hoạch ở tất cả các khâu công tác để
đảm bảo sự điều hàn nhịp nhàng trong mọi công
việc.
o Người quản lý thi công phải biết vận dụng linh
hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm vào
công việc.
Chương 1- Những khái niệm cơ bản

5


NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TCTC
Thu thập thông tin về địa điểm xây dựng
o Điều kiện khí tượng, địa chất, thủy văn.
o Khả năng sử dụng đất đai và những công trình có
sẵn.
o Tình hình về nguồn điện và nguồn nước ở các cơ
sở lân cận.

o Tình hình vật liệu địa phương.
o Tình hình giao thông vận tải và các ga, trạm, bến
bãi trong vùng.

Chương 1- Những khái niệm cơ bản

6


NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TCTC
Thu thập thông tin về địa điểm xây dựng (tt)
o Lượng mưa, hướng gió chủ đạo ở địa phương xây
dựng.
o Sức chịu tải của nền đất, mức nước ngầm ở vùng
xây dựng.

o Tình hình nhà tạm, kho tàng trong khu vực thi
công.
o Tình hình đường sá, cầu cống ở xung quanh.

Chương 1- Những khái niệm cơ bản

7


NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TCTC
Thiết kế tổ chức thi công
o Để chuẩn bị cho thi công ta phải có bước lập các
biện pháp kỹ thuật và các biện pháp tổ chức thi
công, gồm có:
Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công.
Thiết kế giải pháp tổ chức thi công.
Lập dự toán chi tiết phục vụ thi công.


Chương 1- Những khái niệm cơ bản

8


NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TCTC
Nội dung thiết kế tổ chức thi công
o Nội dung thiết kế tổ chức thi công gồm:
Thuyết minh
Tiến độ thi công
Tổng mặt bằng thi công

Chương 1- Những khái niệm cơ bản

9


NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TCTC
Nội dung thiết kế tổ chức thi công
o Thuyết minh giới thiệu công trình và điều kiện thi
công, các biện pháp kỹ thuật và giải pháp tổ chức.
Chú ý đến:
khối lượng công việc
các phương án và so sánh phương án
thời hạn thi công
giá thành công trình.

Chương 1- Những khái niệm cơ bản

10



NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TCTC
Nội dung thiết kế tổ chức thi công
o Tiến độ thi công. Chú ý đến:
yêu cầu kỹ thuật
quy trình
quy chuẩn, quy phạm
các nhu cầu về nhân lực, vật liệu, cấu kiện, máy móc
thời gian

Chương 1- Những khái niệm cơ bản

11


NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TCTC
Nội dung thiết kế tổ chức thi công
o Tổng mặt bằng thi công. Chú ý đến các yếu tố:
hướng gió chủ đạo
 quy mô xây dựng
 đường vận chuyển
 các công trình tạm
hệ thống điện nước
các phương án phòng hỏa
vệ sinh môi trường
Chương 1- Những khái niệm cơ bản

12



NGUYÊN TẮC KHI TỔ CHỨC THIẾT
KẾ THI CÔNG
o (1) Cơ giới hóa thi công, tự động hoá sản xuất,
tổ chức lao động khoa học; cơ giới hóa đồng bộ
các quá trình sản xuất, nhằm để:
Rút ngắn thời gian xây dựng.
Nâng cao chất lượng công trình.
Nâng cao năng suất lao động.
Đảm bảo an toàn lao động và giảm rủi ro trong sản
xuất.
Chương 1- Những khái niệm cơ bản

13


NGUYÊN TẮC KHI TỔ CHỨC THIẾT
KẾ THI CÔNG
o (2) Thi công theo phương pháp dây chuyền, tức
là tăng cường cách làm song song và tuần tự
(xen kẽ) giữa các loại công việc với nhau, nhằm
để:
Phân công lao động một cách hợp lý, liên tục và điều
hoà.
Làm cân bằng các nguồn cung cấp vật tư kỹ thuật,
tránh tình trạng mức nhu cầu tài nguyên tăng giảm
thất thường.
Chương 1- Những khái niệm cơ bản

14



NGUYÊN TẮC KHI TỔ CHỨC THIẾT
KẾ THI CÔNG
o (3) Thi công quanh năm; công nghiệp hoá
ngành xây dựng, sử dụng tối đa kết cấu lắp
ghép. Vì:
Khi thi công phần lớn tiến hành ngoài trời, do đó
các điều kiện về thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến tốc độ thi công.
Ở nước ta, mưa bão thường kéo dài (thường từ
tháng 6 đến tháng 10 hàng năm) nên lại cản trở lớn
và tác hại nhiều tới xây dựng.

Chương 1- Những khái niệm cơ bản

15


NGUYÊN TẮC KHI TỔ CHỨC THIẾT
KẾ THI CÔNG
o (4) Ứng dụng tin học trong quản lý và điều
hành công việc
Microsoft Project : Lập và quản lý tiến độ.
Win QSB: Giải quyết các bài toán định lượng và tối
ưu trong sản xuất.

Chương 1- Những khái niệm cơ bản

16




×