Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Báo cáo lâm sàng huyết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.85 KB, 46 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI

BÁO CÁO
THỰC TẬP
HUYẾT HỌC

LÂM SÀNG

Giáo viên hướng dẫn:

ThS Nguyễn Thị Thơm
Phùng Thị Phương Chiêm

Sinh viên: Nguyễn Đức Chính
Ngày sinh: 20/02/1989
Lớp: CĐLT Xét nghiệm 6
Địa điểm thực tập: Khoa Xét nghiệm
Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Hà Nội

Thời gian thực tập:

Từ ngày 23 tháng 12 năm 2019
Đến ngày 06 tháng 01 năm 2020
LỜI CẢM ƠN

Kính thưa ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo!
Vậy là hai năm học tại trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội đã sắp trôi qua, sau nhiều
nỗ lực và rèn luyện của bản thân cùng sự chỉ bảo dẫn dắt của các thầy cô giáo, chúng
em đã nhận được sự chỉ dạy tận tình, tâm huyết của thầy cô cùng với sự đầu tư nhiều
trang thiết bị - cơ sở vật chất hiện đại của nhà trường giờ đây em đã tích lũy được



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

cho bản thân những kiến thức quý báu giúp em có thể tự tin áp dụng kiến thức đó
vào công việc sau này.
Thấu hiểu được rằng “học đi đôi với hành” nhà trường không chỉ tạo điều kiện
cho chúng em được học và thực hành tại trường mà còn cho chúng em cơ hội thực
tập tại Khoa Xét Nghiệm tại Bệnh viện Đống Đa Hà Nội. Nắm bắt cơ hội này em đã
luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc sau này
và em đã thu được nhiều kiến thức bổ ích.
Để có được điều này em xin chân thành cám ơn:
- Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào Tạo - Trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội.
- Bộ môn Hóa Sinh - Trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội.
- Cô giáo Nguyễn Thị Thơm và Phùng Thị Phương Chiêm đã tận tình giảng bài
và quan tâm khi chúng em đi thực tập.
- BSCKI Trần Thị Bích Thảo, ThS Lê Thu Hà và các anh chị trong khoa đã
hướng dẫn chỉ dạy khi chúng em thực tập tại Khoa Xét Nghiệm của Bệnh viện Đống
Đa, Hà Nội.
Đã tạo điều kiện cho chúng em có được những kinh nghiệm thực tế, cùng với
những kiến thức đã học em đã viết thành bản thu hoạch này. Vì kiến thức còn nhiều
hạn chế nên bản thu hoạch không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nên em mong được
thầy cô góp ý chỉnh sửa để bản thu hoạch của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 20

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Đức Chính

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nắm được cách tổ chức, quản lý một phòng xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.
2. Trình bày được nguyên lý hoạt động của các máy xét nghiệm huyết học thông
thường dùng trong các phòng xét nghiệm
3. Nắm được quy trình lấy, nhận và trả kết quả xét nghiệm.
4. Biết cách tiến hành thực hiện nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm và đánh giá
kết quả nội kiểm.
5. Viết được báo cáo thu hoạch sau khóa học thực hành bệnh viện, cán bộ bệnh
viện chấm và cho điểm dựa trên báo cáo thu hoạch và tinh thần thái độ học tập.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


: HUYẾT HỌC

GIỚI THIỆU VỀ KHOA XÉT NGHIỆM
1.1. Giới thiệu chung:
Khoa Xét nghiện thành lập vào ngày 20/10/1970.
- Tổng số CBVC hiện nay: 15 (14 nữ, 01 nam) trong đó:
+ Thạc sĩ: 01
+ Bác sĩ chuyên khoa I: 01
+ Bác sĩ chuyên ngành xét nghiệm: 01
+ CN đại học: 02
+ Kỹ thuật viên cao đẳng: 02
+ Kỹ thuật viên trung cấp: 08
+ Điều dưỡng trung cấp: 01
+ Hộ lý: 01
- Ban lãnh đạo hiện nay:
+ BSCK I. Trần Thị Bích Thảo – Trưởng khoa
+ ThS. Lê Thu Hà – Phó trưởng khoa
+ CN. Nguyễn Ngọc Lan – Kỹ thuật viên trưởng
1.2 Các hoạt động của khoa:
- Thực hiện rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau từ xét nghiệm thông thường đến
xét nghiệm đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Hàng ngày thực hiện trên 2000 xét nghiệm nội trú và ngoại trú của bệnh viện.
- Đảm bảo 100% loại XN và máy xét nghiệm được kiểm tra chất lượng hàng
ngày.
- Tham gia ngoại kiểm chất lượng với Bio-rad (Mỹ) hàng tháng.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 4



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại bệnh viện và tuyến dưới.
- Tham gia thực hiện kiểm tra chất lượng hóa sinh (nội kiểm và ngoại kiểm)
thường xuyên để đảm bảo độ chính xác của các XN.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài khoa học.

QUY TRÌNH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI
1. Điện sử dụng: 220V.
2. Bật đèn nguồn, điều chỉnh ánh sáng theo yêu cầu.
3. Đặt lam cần đọc, điều chỉnh ốc địa cấp để tìm vi trường (tùy độ phóng đại mà
sử dụng vật kính và thị kính cho thích hợp).
4. Dùng ốc vi cấp để đọc tiêu bản.
5. Khi đọc xong, tắt đèn, vặn kính về vị trí nghỉ.
6. Vệ sinh thường xuyên, khi hỏng phải báo kỹ sư.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN JUDE LABO
1. Chỉ có cán bộ chuyên khoa, mới được sử dụng máy.
2. Trước khi sử dụng máy cần kiểm tra lượng nước bên trong máy đã đủ chưa,
nếu chưa đủ thì đổ vào cho đủ.
3. Bật công tắc đằng sau máy, kiểm tra xem điện đã vào máy hay chưa.
4. Chờ đến khi nhiệt độ JUDE LABO đạt mức ổn định thì mới được sử dụng.
5. Khi sử dụng xong tắt công tắc đằng sau máy, lau dọn vệ sinh sạch sẽ.
6. Hàng tuần, hàng tháng thực hiện tổng vệ sinh trong và ngoài máy.

SVTH: Nguyễn Đức Chính


Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

MÁY PHÂN TÍCH HUYẾT HỌC 5 THÀNH PHẦN BẠCH CẦU DIATRON
ABACUS 5

Máy phân tích huyết học Abacus 5
1. Nguyên lý: Phương pháp tổng trở.
- Các tế bào sinh học như WBC, RBC và PLT được xem là các tiểu phần điện trở
suất hoàn toàn không dẫn điện. Khi một tế bào máu đi qua 1 khe (vùng cảm biến)
trong dung dịch chất điện phân, sự thay đổi điện trở kháng điện được phát hiện. Sự
thay đổi cản trở kháng điện phù hợp với thể tích của tế bào phát hiện có thể phân
biệt được theo mức thay đổi trở kháng. Trong đó trường hợp đếm WBC, sau khi làm
tiêu bản máu các tết bào RBC, quá trình tương tự được thực hiện để phát hiện WBC.
2. Thực hiện:
- Bật máy:
+ Bật công tắc nguồn chính ở trên ổ cắm nguồn.
+ Bật công tắc bộ chuyển đổi mẫu tự động nếu có.
+ Bật công tắc nguồn máy ở góc trên của mặt sau.
+ Hệ thống bắt đầu khởi động. Màn hình hiện thị của MS Window XP.
+ Đợi logo Abacus 5 hiện cùng dòng chữ start – up ở góc dưới phải của logo.
+ Đăng nhập vào hệ thống.

SVTH: Nguyễn Đức Chính


Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

+ Chạm 2 lần vào biểu tượng Measure để khởi động hệ thống bơm và kiểm tra
mẫu trắng. Nút Start chuyển sang màu đỏ.
+ Sau khi chạy xong mẫu trắng chọn Accept để bắt đầu làm việc với máy.
- Tắt máy: Tiến hành Shut down sau mỗi ngày không sử dụng vào vệ sinh máy.
Tại Menu chon Exit sau đó Shutdown, máy sẽ yêu cầu đặt ống tube có
HypocleanCC vào morto mẫu chạy tay và tự động thực hiện quá trình rửa vệ sinh.
QUY TRÌNH CHẠY CALIBRATION VÀ QUALYTIONCONTROL TRÊN
MÁY ĐÔNG MÁU TỰ ĐỘNG ACL 200
1. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất:
- Bật máy đông máu, nhập giờ, ngày, tháng, năm. Để máy ủ ấm cho đủ nhiệt.
- Chuẩn bị hóa chất PT-Fibrinogen, APTT, Ca ++, diluent, pha hóa chất calibration,
normal control, rotor sạch, cup sạch.
2. Quy trình thực hiện calibration:
- Khi máy đã ủ đủ nhiệt độ, tiến hành chạy calibration.
- Đặt hóa chất đúng theo thứ tự vào ô, đặt cup đựng hóa chất diluent vào vị trí
dill, đặt mẫu call vào vị trí poll.
- Ấn chạy PT-APTT/Ca++; Enter; Calibration, nhập mũi tên đi lên; Nhập số lô hóa
chất PT, APTT, Fibrinogen trên tờ phơi theo lo hóa chất; Accept; Enter chạy
calibration.
- Sau khi chạy calibration, in kết quả đầy đủ, thấy cả 2r 2 =1 (hoặc r2~1) thì kết
quả được chấp nhận, lưu kết quả vào sổ.
3. Quy trình chạy normal control:
- Khi chạy bệnh phẩm bình thường vào đầu ngày, tiến hành normal control để

kiểm tra chất lượng, đặt QC vào vị trí poll chạy cùng bệnh phẩm như bình thường,
khi thấy 1 trong 3 giá trị PT, APTT, Fibrinogen quá dài hoặc quá ngắn ta tiến hành
kiểm tra lại hóa chất và máy móc, nếu QC lại vẫn thấy như vậy thì ta tiến hành
calibration lại như trên.
- Kết quả bình thường ghi vào sổ đầu ngày.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

QUY TRÌNH LẤY MÁU TĨNH MẠCH LÀM XÉT NGHIỆM
I. Chuẩn bị dụng cụ
1. Dụng cụ vô khuẩn:
- Bơm tiêm (tùy số lượng máu làm xét nghiệm)
- Kim tiêm.
2. Những dụng cụ sạch:
- Bông tẩm cồn 70, bông khô.
- Găng tay sạch đảm bảo lấy máu mỗi bệnh nhân một đôi.
- Ống nghiệm dán nhãn có đánh số thứ tự, họ tên, tuổi bệnh nhân, có chất chống
đông hay không tùy loại xét nghiệm, ghi rõ giờ trả kết quả vào giấy xét nghiệm và
đồng thời thông báo để bệnh nhân biết.
- Dây ga rô.
- Khay quả đậu sạch.
- Gối nhỏ bọc nylon, khay xếp để ống máu, trụ cắm panh, panh
II. Chuẩn bị bệnh nhân.

- Báo và giải thích cho bệnh nhân biết rõ về mục đích, việc làm (nếu bệnh nhân
tỉnh), bệnh nhi và bệnh nhân hôn mê phải giải thích cho người nhà bệnh nhân.
- Tay bệnh nhân phải sạch, nếu bẩn thì trước khi lấy máu phải rửa tay bệnh nhân
bằng xà phòng.
- Cho người bệnh nhịn ăn, trước khi lấy máu không vận động thể lực mạnh. Lấy
máu xong mới đi làm các kỹ thuật khác (XQ, điện tim, nội soi...)
III. Tiến hành
- Cho bệnh nhân ngồi thoải mái, nếu là trẻ nhỏ phải có người giữ để trẻ khỏi giãy.
- Đối chiếu số thứ tự, họ tên, tuổi của bệnh nhân phù hợp giữa giấy xét nghiệm và
ống xét nghiệm.
- Chọn tĩnh mạch thích hợp, thường lấy ở nếp gấp khuỷu tay, đặt gối ở dưới chỗ
định lấy máu, trẻ nhỏ thường lấy ở tĩnh mạch vùng đầu, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch
vùng cẳng chân, tĩnh mạch thấy rõ mà không di chuyển
- Kiểm tra bơm kim tiêm theo yêu cầu về số lượng máu làm xét nghiệm.
- Buộc dây garo cách chỗ lấy máu 5cm về phía trên.
- Sát khuẩn da thật kĩ và để khô.
- Đưa kim vào tĩnh mạch, kéo nhẹ nhàng đủ số máu cần thiết tránh tạo bọt khí.
- Tháo dây garo, rút kim ra, ấn nhẹ bông nơi tiêm, bảo bệnh nhân gấp tay lại.
- Tháo kim ra, bơm máu nhẹ nhàng vào ống nghiệm, đậy nút lại.
- Đặt bơm chếch với thành ống nghiệm góc 450.
- Bơm từ từ máu theo thành ống để tránh làm vỡ hồng cầu

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC


- Bơm đủ số lượng máu vào từng ống nghiệm theo thứ tự:
+ Ống xét nghiệm đông máu (chống đông bằng Natri Citrat 3,8%)
+ Ống xét nghiệm công thức máu (chống đông bằng EDTA),
+ Ống xét nghiệm Hóa sinh máu (chống đông bằng Heparin).
- Lắc nhẹ nhàng 5 - 10 lần để trộn đều máu và chất chống đông.
- Gửi bệnh phẩm và giấy xét nghiệm lên phòng xét nghiệm.
IV. Những điểm cần lưu ý:
- Chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận trước khi lấy máu.
- Phải xác định lại thông tin bệnh nhân và đối chiếu thông tin bệnh nhân giữa ống
xét nghiệm và giấy xét nghiệm…
- Kiểm tra và lắc ống máu tránh hiện tượng đông dây

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

QUY TRÌNH NHẬN MẪU XÉT NGHIỆM
I. Mục đích, yêu cầu:
Nhằm đảm bảo chất lượng xét nghiệm, ngay từ khi nhận mẫu các bệnh phẩm phải
được đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng theo đúng quy cách mà xét nghiệm
đã yêu cầu.
II. Nội dung quy trình:
1. Kiểm tra thông tin người bệnh: Tên, tuổi, giới tính, buồng, khoa, địa chỉ, mã số
xét nghiệm của bệnh nhân phải rõ ràng và trùng khớp giữa giấy xét nghiệm và các

ống máu xét nghiệm của bệnh nhân.
2. Kiểm tra số lượng bệnh phẩm mà xét nghiệm yêu cầu:
- Đối với xét nghiệm máu: lấy máu đúng ống, đúng vạch số lượng yêu cầu của
từng ống.
- Đối với xét nghiệm nước tiểu: lấy ít nhất 2/3 lọ nước tiểu (lọ được khoa xét
nghiệm phát).
- Đối với xét nghiệm phân: lượng phân được lấy ít nhất 5g.
3. Kiểm tra chất lượng bệnh phẩm xét nghiệm:
- Đối với xét nghiệm huyết học: Bệnh phẩm máu không được đông dây, không bị
vỡ hồng cầu.
- Đối với xét nghiệm sinh hóa: tuyệt đối lấy máu không được vỡ hồng cầu, không
được đổ chuyển máu từ ống nghiệm có chất chống đống sai sang ống tiêu chuẩn sinh
hóa (ống có chất chống đông heparin, ống nhựa nắp đỏ, nắp trắng).
* Khi bệnh nhân không đạt tiêu chuẩn trên (đối với từng xét nghiệm) thì khoa xét
nghiệm sẽ từ chối không nhận và đề nghị các khoa lấy lại bệnh phẩm theo đúng yêu
cầu.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

QUY TRÌNH NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
I. Nhận bệnh phẩm:
- Nhân viên phòng lấy bệnh phẩm xét nghiệm có trách nhiệm lấy, nhận bệnh
phẩm của người khám chữa bệnh ngoại trú và mang lên bàn giao cho khoa xét

nghiệm.
- Bàn giao bệnh phẩm cho khoa xét nghiệm: vào sổ bàn giao, có chữ kí của người
giao và người nhận.
II. Trả kết quả xét nghiệm:
1. Trả kết quả xét nghiệm khối phòng khám: gồm 4 đợt:
- Đợt 1: trả kết quả lúc 9h30’ tối đa 40 bệnh nhân đã lấy mẫu xét nghiệm trước
7h30’. Gồm 20 bệnh nhân (bệnh nhân cấp cứu, khám sức khỏe, phòng khám dịch
vụ) và 20 bệnh nhân phòng khám.
- Đợt 2: Trả kết quả lúc 10h30’ 9h30’ tối đa 40 bệnh nhân đã lấy mẫu xét nghiệm
trước 8h30’. Gồm 20 bệnh nhân (bệnh nhân cấp cứu, khám sức khỏe, phòng khám
dịch vụ) và 20 bệnh nhân phòng khám.
- Đợt 3: Trả kết quả lúc 11h00’ tối đa 30 bệnh nhân lấy mẫu trước 9h30’ gồm 10
bệnh nhân (bệnh nhân cáp cứ, khám sức khỏe, phòng khám dịch vụ) và 20 bệnh
nhân phòng khám.
- Đợt 4: Trả kết quả lúc 14h00’ và 15h00’ (trả kết quả xét nghiệm còn lại).
2. Trả kết quả xét nghiệm cho cấp cứu: Sau 1 giờ nhận bệnh phẩm tại khoa xét
nghiệm.
III. Trong trường hợp xảy ra lỗi:
Trong trường hợp khoa xét nghiệm báo lí do không thể trả được kết quả đúng giờ
thì nhân viên tổ lấy bệnh phẩm phải có trách nhiệm thông báo, giải thích với bệnh
nhân, hẹn trả kết quả sau.
Ý NGHĨA CÁC ỐNG ĐỰNG BỆNH PHẨM
1. Ống chống đông chứa Natri Citrat 3,8% (màu xanh lá cây): Sử dụng trong xét
nghiệm khảo sát quá trình đông, cầm máu, làm bát hoạt Caclium ngăn cản con
đường đông máu.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 11



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

2. Ống tăng đông (màu đỏ): Dùng cho điện giải đồ (Na +, K+, Cl) các xét nghiệm sinh
hóa miễn dịch. Ngăn cản sự trao đổi chất giữa các tết bào máu và huyết thanh, giữ
được các thành phần hóa học của huyết thanh không thay đổi trong thời gian.
3. Ống chống đông Heparin (màu đen): Dùng trong xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch,
Procalcit onin. Công dụng của ống chống đông Heparin thường dùng trong xét
nghiệm sinh hóa. Không thích hợp cho các xét nghiệm huyết học vì làm thay đổi
hình thái tế bào.
4. Ống có chất chống đông ETDA (màu tím, xanh biển): Dùng cho HbA1c, công
thức máu, máu lắng, huyết đồ, BNP, định nhóm máu, phản ứng hòa hợp, CD4. Là
một amino acid thông dụng để cô lập ion kim loại có hóa trị II và III. Thường dùng
trong xét nghiệm huyết học. Bảo tồn hình dạng và khối lượng của tế bào máu trong
một thời gian dài.

TRUYỀN MÁU
1. Truyền máu hòa hợp hệ ABO:
* Nguyên tắc: đảm bảo hòa hợp miễn dịch trong truyền máu là không để phản
ứng kháng nguyên- kháng thể xảy ra trong cơ thể, cụ thể là:
- Nt1: Không đưa vào cơ thể kháng nguyên mà cơ thể có kháng thể tương ứng
- Nt2: Không đưa kháng thể vào cơ thể có kháng nguyên tương ứng.
Như vậy đối chiếu với nhóm ABO thì chỉ có thể truyền máu toàn phần cùng
nhóm. Tuy nhiên Nt2 có thể xem xét với điều kiện: có thể truyền 1 đơn vị khác
nhóm trong điều kiện cấp thiết nhưng phải tôn trọng triệt để Nt1. Có nghĩa là khi quá
cần thiết có thể truyền máu toàn phần nhóm O cho người nhóm A, B, AB. Có thể
truyền máu nhóm A hay nhóm B cho người có nhóm máu AB nhưng chỉ được truyền
1-2 đơn vị.

- Để đảm bảo truyền máu hòa hợp ABO- khi phát máu cho người bệnh bắt buộc
phải thực hiện định nhóm máu hệ ABO cho người nhận ( bệnh nhân) và định lại
nhóm ở đơn vị máu, sau đó mới thực hiện phản ứng chéo ống 1, ống 2. Trong đó ống

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

1 là trộn hồng cầu người cho và huyết thanh người nhận; ống 2 là trộn huyết thanh
người cho và hồng cầu người nhận (ống 2 làm với chế phẩm máu là tủa lạnh, tiểu
cầu,…)
* Trong trường hợp có ngưng kết thì không được truyền máu đó cho người bệnh.
Trường hợp bệnh nhân có nhóm máu Bombay thì chỉ có thể nhận máu người có
nhóm máu Bombay.
2. Hệ thống nhóm máu Rh
- Do các kháng nguyên Rh có tính kháng nguyên cao, phản ứng kháng nguyênkháng thể lại xảy ra mạnh, hậu quả nặng nề, hiện nay khi quy định phát máu cho
người bệnh phải định nhóm máu Rh (D). Nhóm Rh (D) cũng phải thực hiện trên đơn
vị máu.
- Tan máu trẻ sơ sinh: kháng nguyên D là kháng nguyên được nói đến nhiều nhất
trong tan máu trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ - con. Cơ chế tương tự kháng
thể miễn dịch chống A, chống B thuộc hệ ABO. Tỉ lệ người Rh(-) ở Việt Nam rất
thấp nhưng tỉ lệ có vàng da tan máu trẻ sơ sinh ở những trẻ có bất đồng Rh lại cao.
Để tránh sinh kháng thể miễn dịch mẹ trong trường hợp mẹ Rh(-) con Rh(+) thì khi
mẹ mang thai lần 1 đến ngày chuyển dạ, người ta tiêm cho người mẹ 1 lượng kháng
thể chống D. Kháng thể này có tác dụng phá vỡ hồng cầu Rh(+) con sang mẹ, không

có kháng nguyên D tiếp xúc với miễn dịch người mẹ.
- Sơ đồ truyền máu:
A
AB

O
B

QUY TRÌNH CẤP PHÁT MÁU AN TOÀN BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA HÀ NỘI
1. Chuẩn bị dụng cụ, sinh phẩm và trang thiết bị
2. Nhận bệnh phẩm:
- Kiểm tra thông tin trên phiếu truyền máu và ống máu bệnh nhân
- Ghi thời điểm nhận phiếu yêu cầu truyền máu
- Kiểm tra số lượng và chất lượng ống máu
3. Định nhóm máu hệ ABO, Rh của bệnh nhân

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

- Định nhóm máu hệ ABO của bệnh nhân bằng 2 phương pháp với 2 kỹ thuật
viên độc lập (trên ống nghiệm)
- Định nhóm máu Rh bằng phương pháp trên ống nghiệm
4. Tìm túi máu (chế phẩm máu) phù hợp hệ ABO và Rh với bệnh nhân; kiểm tra chất
lượng túi máu bằng mắt.

5. Định lại nhóm máu người cho.
6. Làm phản ứng chéo giữa người cho và người nhận.
7. Dán nhãn hòa hợp vào bịch máu.
8. Ghi chép vào phiếu yêu cầu máu, sổ kết quả phản ứng chéo ( lưu), phiếu phát
máu: các thông tin liên quan người cho, bệnh nhân, kết quả phản ứng chéo.
9. Kiểm tra lại toàn bộ thông tin về người cho và bệnh nhân trên túi máu.
10. Lấy chữ ký người lĩnh máu vào sổ giao nhận máu. Tiến hành phát máu cho bệnh
nhân
11. Tại các khoa phòng điều trị cần phải thực hiện các nguyên tắc truyền máu lâm
sàng.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

HỆ NHÓM MÁU ABO – Rh
I. Hệ nhóm máu ABO – Rh:
1. Nhóm máu ABO:
Nhóm máu hệ ABO được xác định nhờ sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt
hồng cầu và kháng thể có trong huyết thanh. Hai thành phần này khi gặp nhau sẽ gây
ra phản ứng ngưng kết đặc hiệu.
- Kháng nguyên A và B có trên bề mặt hồng cầu
- Kháng thể chống A (anti A), chống B (anti B) là các kháng thể tự nhiên có trong
huyết thanh
Hệ thống nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu, được cấu tạo từ các kháng nguyên

và kháng thể ở trên. Trên hồng cầu không có kháng nguyên nào thì trong huyết thanh
có kháng thể chống lại kháng nguyên đó. Sự có mặt của các kháng thể này là tự
nhiên, hằng định. Tên của nhóm máu là tên kháng nguyên có mặt trên hồng cầu.
- Nhóm máu A: Có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, và có kháng thể chống
B (anti B) trong huyết thanh
- Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, và có kháng thể chống
A (anti A) trong huyết thanh
- Nhóm máu AB: Có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, trong huyết
thanh không có kháng thể chống A, B (anti A, anti B)
- Nhóm máu O: Trên bề mặt hồng cầu không có kháng nguyên A,B; trong huyết
thanh có cả kháng thể chống A và B (anti A và anti B)
- Nhóm máu O bombay: HC không bị ngưng kết bởi KT chống A, chống B.
Nhưng huyết thanh lại có thể ngưng kết với HC của tất cả những nhóm máu khác,
không những là nhóm A, B mà cả những người nhóm máu O khác
Nhóm máu
A
B
O

KN trên hồng cầu
A
B
Không có KN A và KN
B

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 15

KT trong huyết thanh

Anti B
Anti A
Anti A và Anti B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

AB

: HUYẾT HỌC

A và B

Không có Anti A và Anti
B

2. Nhóm máu Rh:
Ngày nay ta đã phát hiện được 5 kháng nguyên chính của hệ nhóm máu Rh là D,
C, c, E, e do 3 cặp gen (alen) nằm liền kề nhau trên cùng một nhiễm sắc thể quy
định.
Người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu là người có nhóm máu Rh dương
(+)
Người không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu là người có nhóm máu Rh
âm (-)
II. Kỹ thuật xác định nhóm máu
1. Nhóm máu hệ ABO:
1.1. Nguyên lý:
Nguyên lý của kỹ thuật định nhóm máu: dựa trên nguyên tắc phản ứng ngưng kết
giữa kháng nguyên trên mặt hồng cầu với kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh.
Nhóm máu hệ ABO được xác định bằng 2 phương pháp là: huyết thanh mẫu (xác

định KN trên hồng cầu), hồng cầu mẫu (xác định KT trong huyết thanh).
1.2. Kỹ thuật:
1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc thử:
- Phiến đá 12 × 12 cm, ống nghiệm sạch
- Bút viết kính, que thủy tinh
- Máy ly tâm
- Huyết thanh mẫu (anti A, anti B, anti AB, anti D).
- Hồng cầu mẫu (HCM A, HCM B)
1.2.2. Định nhóm máu hệ ABO
Phương pháp huyết thanh mẫu

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 16

Phương pháp hồng cầu mẫu


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

Kỹ thuật định nhóm máu trên phiến đá
Thực hiện kiểm tra, đối chiếu mẫu máu với
phiếu xét nghiệm.
Ghi tên bệnh nhân, tên HTM lên phiến đá
theo đúng thứ tự: anti A, anti B, anti AB
Lắc đều ống máu
Nhỏ lên phiến đá 3 giọt máu tương ứng với
3 vị trí: anti A, anti B, anti AB

Nhỏ 2 giọt HTM tương ứng bên cạnh mỗi
giọt máu
Dùng que thủy tinh trộn đều HTM và giọt
máu thành hình tròn, lắc nhẹ
Đọc kết quả sau 2-3 phút, ghi tên nhóm
máu lên phiến đá

1.2.

Thực hiện kiểm tra, đối chiếu mẫu
máu với phiếu xét nghiệm.
Ghi tên bệnh nhân, tên HCM lên
phiến đá theo đúng thứ tự:
HCM A, HCM B
Ly tâm ống máu
Nhỏ lên phiến đá 2 giọt huyết tương
bệnh nhân tương ứng với 2 vị trí:
HCM A, HCM B
Nhỏ vào mỗi vị trí 1 giọt HCM 5%
tương ứng HCM A, HCM B
Dùng que thủy tinh trộn đều thành
hình tròn, lắc nhẹ
Đọc kết quả sau 2-3 phút, ghi tên
nhóm máu lên phiến đá
Kỹ thuật định nhóm máu trong ống nghiệm
Thực hiện kiểm tra, đối chiếu mẫu máu với Thực hiện kiểm tra, đối chiếu mẫu
phiếu xét nghiệm.
máu với phiếu xét nghiệm.
Lấy 3 ống nghiệm sạch, ghi tên bệnh nhân Lấy 2 ống nghiệm sạch, ghi tên bệnh
và tên HTM lên ống nghiệm theo đúng thứ nhân và tên HCM lên ống nghiệm

tự: anti A, anti B, anti AB
theo đúng thứ tự: HCM A, HCM B
Lắc đều ống máu, pha loãng hồng cầu bệnh Ly tâm ống máu
nhân 5%
Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 2 giọt huyết
Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt hồng cầu thanh bệnh nhân
bệnh nhân đã pha loãng 5%
Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt HCM
Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 2 giọt HTM 5% tương ứng HCM A, HCM B
tương ứng
Lắc đều, ly tâm các ống nghiệm 1000
Lắc đều, ly tâm các ống nghiệm 1000 vòng/ phút
vòng/ phút
Đọc kết quả:
Nhóm máu
A
B
AB
O

Phương pháp HTM
Anti A
Anti B
Anti AB
+
+
+
+
+
+

+
-

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 17

Phương pháp HCM
HCM A
HCM B
+
+
+
+


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.

: HUYẾT HỌC

Nhóm máu hệ Rh:
2.1. Nguyên lý:
Dùng huyết thanh chứa kháng thể anti D cho phản ứng với hồng cầu bệnh nhân
để xác định kháng nguyên D trên bề mặt màng hồng cầu.
2.2. Chuẩn bị:
2.2.1. Dụng cụ:
Đá men, ống nghiệm, pipet, nồi cách thủy, máy ly tâm.
2.2.2 Hóa chất:
- NaCl 0,9%

- Anti D – IgM
- Anti D – IgG/IgM.
- Huyết thanh Coombs (kháng kháng thể, kháng globulin người)
2.2.3. Bệnh phẩm
- Lấy máu, quan trọng hồng cầu của bệnh nhân.
2.3. Tiến hành:
2.3.1. Định nhóm máu trên đá men (sử dụng hóa chất Anti D IgM hoặc IgG/IgM).
- Lấy máu, chống đống bằng EDTA.
- Pha hồng cầu bệnh nhân theo tỉ lệ 35 – 45% trong NaCl 0,9% hoặc dùng ngay
máu toàn phần.
- Đánh số 2 vị trí trên đá men 1, 2.
- Vị trí 1 nhỏ 2 giọt Anti D (IgM hoặc IgG/IgM).
- Vị trí 2 nhỏ 2 giọt NaCl 0,9% (làm chứng âm).
- Nhỏ vào mỗi vị trí một giọt hồng cầu bệnh nhân đã pha.
- Dùng đũa thủy tinh trộn đều, lắc khoảng 2 – 3 phút.
- Đọc kết quả.
+ Nếu vị trí 1 ngưng kết -> bệnh nhân có kháng nguyên D
+ Nếu vị trí 1 không ngưng kết -> bệnh nhân không có kháng nguyên D, khi đó
cần xác định rõ bệnh nhân có kháng nguyên D yếu (Du) hay Rh (-) bằng phản ứng
trên ống nghiệm.
2.3.2. Định nhóm máu trên ống nghiệm (sử dụng hóa chất Anti D IgG/IgM)

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC


* Giai đoạn 1:
- Pha hồng cầu bệnh nhân 5%.
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm đánh số 1, 2.
- Ống 1: nhỏ 2 giọt Anti D (IgG/IgM).
- Ống 2: nhỏ 2 giọt NaCl 0,9%.
- Thêm vào mỗi ống 1 giọt hồng cầu 5% bệnh nhân đã pha.
- Lắc đều, ly tâm, đọc kết quả.
+ Nếu ống 1 ngưng kết -> bệnh nhân có kháng nguyên D hay Rh(+).
+ Nếu ống 1 không ngưng kết -> chuyển sang giai đoạn 2.
* Giai đoạn 2:
- Ủ 2 ống nghiệm trong nồi cách thủy 370C/ 30 - 45’.
- Ghi kết quả sau đó chuyển sang giai đoạn 3.
* Giai đoạn 3:
- Rửa 2 ống nghiệm 3 lần bằng NaCl 0,9%:
+ Thêm NaCl 0,9% vào 2 ống nghiệm, lắc đều, ly tâm 1500 vòng/phút x 5 phút,
đổ phần dịch trong.
+ Tiếp tục bổ sung NaCl 0,9% ly tâm, tách dịch trong.
+ Làm như vậy 3 lần để thu được cặn hồng cầu sạch.
- Nhỏ vào mỗi ống 2 giọt huyết thanh Coombs (kháng kháng thể).
- Lắc đều, ly tâm 1000 vòng/phút.
- Lắc đều, đọc kết quả.
+ Nếu ống 1 ngưng kết -> bệnh nhân có kháng nguyên D yếu (hay Du).
+ Nếu ống 1 không ngưng kết -> Bệnh nhân có nhóm máu Rh(-).
2.4. Đọc kết quả:
Anti D
+++
Rh dương
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm:


Anti D
--Rh âm

- Chất lượng huyết thanh Anti D.
- Chất lượng huyết thanh Coombs
- Nhầm lẫn về thủ tục hành chính.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHẢN ỨNG CHÉO
I. Nguyên tắc:

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

Trước khi phát máu cho bệnh nhân phải kiểm tra sự hòa hợp nhóm máu giữa
người cho và người nhận cả hệ ABO và các hệ nhóm máu khác để hồng cầu người
cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh và ngược lại. Vì vậy:
- Phải định nhóm máu của người cho và người nhận
- Tiến hành làm phản ứng chéo ở 3 điều kiện để tìm ra nhóm máu phù hợp nhất.
II. Các bước tiến hành:
1. Chuẩn bị: Rửa hồng cầu người cho 3 lần bằng nước muối sinh lí NaCl 0,9%
rooifpha thành dung dịch hồng cầu 5% bằng nước muối sinh lí ( 1 giọt HCK và 19
giọt NaCl 0,9%)
2. Tiến hành kỹ thuật:
2.1. Phản ứng chéo giữa hồng cầu người cho và huyết thanh người nhận ở điều kiện

nhiệt độ phòng:
- 1 giọt hồng cầu người cho 5% + 2 giọt huyết thanh người nhậnn
- Sau đó lắc đều, đem li tâm 1000v/p/20s đọc kết quả bằng mắt thường và trên
kính hiển vi.
2.2. Phản ứng chéo giữa hồng cầu người cho và huyết thanh người nhận ở điều kiện
370C:
- 1 giọt hồng cầu người cho 5% + 2 giọt huyết thanh người nhận
- Sau đó lắc đều, ủ 15p ở 370C -> đọc kết quả trên kính hiển vi
2.3. Nghiệm pháp kháng γ-Globulin người:
- 1 giọt hồng cầu người cho 5% + 2 giọt huyết thanh người nhận + 2 giọt dung
dịch đệm LISS.
- Sau đó lắc đều mủ 15p ở 370C
- Rửa 3 lần bằng nước muối sinh lí NaCl 0,9%, nhỏ 1 giọt serunm coombs, li tâm
1000v/p/20s.
- Đọc kết quả bằng mắt thường và trên kính hiển vi.
+ Nếu kết quả (-) ta nhỏ thêm 2 giọt hồng cầu chứng vào lắc đều và li tâm
1000v/p/20s rồi đọc kết quả:
+ Nếu kết quả (+): chứng tỏ serum coombs còn tốt.
+ Nếu kết quả (-): chứng tỏ serum coombs đã hỏng.
III. Đánh giá kết quả:
- Nếu tất cả các điều kiện trên đều cho kết quả âm tính thì phát bịch máu để
truyền cho bệnh nhân.
- Nếu có dương tính với 1 hoặc cả 3 điều kiện trên thì phải tiến hành chọn máu
tìm bịch máu phù hợp nhất với bệnh nhân.
SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


: HUYẾT HỌC

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM COOMBS
1. Diễn giải các bước thực hiện:
- Chuẩn bị dụng cụ, máy móc, hóa chất, sinh phẩm trước khi tiến hành xét
nghiệm.
- Nhận bệnh phẩm và phiếu xét nghiệm của bệnh nhân (theo quy trình nhận bệnh
phẩm).
- Li tâm ống máu không có chất chống đông của bệnh nhân với tốc độ 3000v/p
trong 10p để tách huyết thanh.
- Rửa hồng cầu bệnh nhân 3 lần bằng nước muối sinh lí NaCl 0,9% rồi pha loãng
thành hồng cầu 5%.
2. Xét nghiệm Coombs trực tiếp:
- Nhỏ 50 µl hồng cầu bệnh nhân 5% + 2 giọt huyết thanh Coombs vào ống thủy
tinh sạch đã ghi đầy đủ tên, tuổi của bệnh nhân rồi lắc đều.
- Li tâm 1000v/p trong 1 phút.
- Đọc kết quả bằng mắt thường và trên kính hiển vi.
3. Xét nghiệm Coombs gián tiếp:
- Bật bình cách thủy để nhiệt độ đạt 370C.
- Nhỏ 50 µl hồng cầu mẫu O 5% + 100 µl huyết thanh bệnh nhân + 100 µl đệm
LISS nếu có vào tuýp thủy tinh sạch đã ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân, lắc đều, nút
chặt.
- Ủ ở 370C trong 45p (nếu có đệm LISS thời gian ủ rút ngắn còn 15p).
- Sau khi ủ xong, rửa 3 lần bằng nước muối sinh lí, đổ kiệt dịch nổi sau mỗi lần
rửa và lắc đều.
- Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi.
* Khi làm xét nghiệm Coombs phải luôn làm theo chứng:
- Chứng (-) : 50 µl HCM O 5% + 100 µl NaCl 0,9%
- Chứng (+):50 µl HCM O 5% + 100 µl Anti-D

- Sau đó li tâm cả 2 chứng 1000v/p trong 1 phút.
4. Đọc kết quả - ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm:
- Dương tính ( + + + +) : HC ngưng kết thành 1 khổi lớn, không còn HC tự do.
- Dương tính ( + + +) : HC ngưng kết thành 1 vài đám lớn,nhìn thấy bằng mắt
thường, ít HC tự do.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

- Dương tính (+ +): HC ngưng kết thành nhiều đám nhìn thấy bằng mắt thường,
còn nhiều HC tự do.
- Dương tính (+): HC ngưng kết thành nhiều đám mịn có thể nhìn thấy bằng mắt
thường, còn rất nhiều HC tự do.
- Dương tính yếu: các đám HC ngưng kết không nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ
thấy ngưng kết bằng kính hiển vi.
- Âm tính: tất cả HC phân bố đều và rời nhau.

THỜI GIAN MÁU ĐÔNG

1.

Nguyên tắc: là thời gian thăm dò tốc độ của sự xuất hiện sợi huyết trong giọt máu.
Quy trình tiến hành:
Chuẩn bị dụng cụ: Kim chích, cồn 700, bông vô trùng, lam kính, hộp petri, đồng hồ


2.
-

bấm giây.
Tiến hành:
Kiểm tra tên bệnh nhân so với phiếu xét nghiệm.
Đánh số lam 1 và lam 2. Sát trùng đầu ngón tay của bệnh nhân, để khô tự nhiên.
Dùng kim chích chích vào đầu ngón tay bệnh nhân, lau bỏ giọt máu đầu, nhỏ vào

-

mỗi lam kính 1 giọt máu, bấm đồng hồ.
Đậy nắp hộp petri trên 2 lam kính
Chờ khoảng 3 phút sau đó quan sát trên lam 1: cứ 30s quan sát sự đông. Sau đó quan

I.
II.

III.
-

sát lam 2 tương tự lam 1.
Ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm, thu dọn dụng cụ.
Kết quả:
Trị số bình thường: 5-10 phút.
Kéo dài quá 10 phút là bất thường.
Thời gian kéo dài khi có sự cố rối loạn đông máu nội sinh như bệnh: hemophilia,
điều trị heparin…
THỜI GIAN MÁU CHẢY


I.
-

Nguyên tắc:
Đo thời gian từ lúc tạo một vết thương tiêu chuẩn ở vùng giữa dái tai đến khi máu
ngưng chảy.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
II.
1.
2.
III.
-

-

: HUYẾT HỌC

Thời gian máu chảy tùy thuộc vào sự bền vững của thành mạch, số lượng và chức
năng tiểu cầu.
Quy trình tiến hành:
Chuẩn bị dụng cụ: kim chích, cồn sát trùng, giấy thấm, đồng hồ bấm giờ.
Tiến hành:
Kiểm tra bệnh nhân với giấy xét nghiệm.

Sát trùng dái tai bệnh nhân bằng bông cồn, để khô tự nhiên.
Dùng kim chích chọc vào phái dái tai.
Khởi động đồng hồ bấm giây.
Cứ 30s một lần dùng giấy thấm thấm vào các giọt máu chảy ra từ vết thương.
Khi máu ngưng chảy, bấm đồng hồ ngưng lại.
Ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm, thu dọn dụng cụ.
Kết quả:
Bình thường: 2 - 4 phút.
Thời gian máu chảy kéo dài quá 5 phút, kiểm tra lại ở tai đối diện.
Thời gian kéo dài:
+ Bệnh thành mạch kém bền vững
+ Bệnh giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh Von Willebrand
Thời gian kéo dài sau 1 lần xét nghiệm chưa đủ chính xác kết luận bệnh, cần kiểm
tra lại.
XÉT NGHIỆM ĐO TỐC ĐỘ MÁU LẮNG VSS

1. Nguyên tắc của kỹ thuật đo: có 2 phương pháp:

 Phương pháp Pachenkow:
Máu toàn phần được pha loãng với chất chống đông Natricitrat 3,8% và cho vào ống
Pachenkow. Để ống ở tư thế thẳng đứng, sau một khoảng thời gian thì hồng cầu sẽ
lắng xuống, để lại lớp huyết tương ở trên.
Tốc độ lắng của hồng cầu chính là chiều cao của cột huyết tương được hình thành
sau khi hồng cầu đã lắng xuống sau khoảng thời gian 1-2 giờ
 Phương pháp westergreen
Máu toàn phần được pha loãng với chất chống đông Natricitrat 3,8% và cho vào ống
westergreen. Để ống ở tư thế thẳng đứng, sau một khoảng thời gian thì hồng cầu sẽ
lắng xuống, để lại lớp huyết tương ở trên.

SVTH: Nguyễn Đức Chính


Page 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

Tốc độ lắng của hồng cầu chính là chiều cao của cột huyết tương được hình thành
sau khi hồng cầu đã lắng xuống sau khoảng thời gian 1-2 giờ.
2. Quy trình kỹ thuật:

Phương pháp Pachenkow
Phương pháp Westergreen
Chuẩn bị dụng cụ - thuốc thử
Ống máu lắng pachenkow 100 vạch
Ống máu lắng westergreen
Giá máu lắng
Giá máu lắng
Đồng hồ, ống nghiệm khô, sạch
Đồng hồ, ống nghiệm khô, sạch
Chất chống đông Natricitrat 3,8%
Chất chống đông Natrcitrat 3,8%
1ml máu tĩnh mạch
2ml máu tĩnh mạch
Tiến hành
Kiểm tra, đối chiếu mẫu máu với phiếu Kiểm tra, đối chiếu mẫu máu với
xét nghiệm. Lắc đều ống máu trước khi phiếu xét nghiệm. Lắc đều ống máu
làm
trước khi làm

Tráng ống pachenkow bằng chất chống Dùng ống westergreen hút 50ml
đông natricitrat 3,8%
natricitrat 3,8%, cho vào ống nghiệm
Hút natricitrat 3,8% đến vạch P (50), thổi khô, sạch
vào ống nghiệm khô, sạch
Dùng ống westergreen hút 2 lần máu
Hút 2 lần máu đến vạch K (0), thổi vào tĩnh mạch có chống đông EDTA đến
ống nghiệm có sẵn natricitrat 3,8%
vạch 0, cho vào ống nghiệm có sẵn
Lắc đều máu với chất chống đông
natricitrat 3,8%
Mao đẫn máu vào ống pachenkow đến Lắc đều ống máu.
vạch K
Dùng ống westergreen hút máu đã
Lau máu dính ngoài thành ống, dựng ống chuẩn bị ở trên.
lên giá máu lắng
Lau máu dính ngoài thành ống, dựng
Đọc kết quả sau 1, 2 giờ dựa theo chiều ống lên giá máu lắng
cao của cột huyết tương
Đọc kết quả sau 1, 2 giờ dựa theo
chiều cao của cột huyết tương
3. Đọc kết quả:
Phương pháp đo



Pachenkow
Westergreen
1 giờ
2 giờ

1 giờ
2 giờ
Nam
1 - 10 mm
7 - 15 mm
3 - 5 mm
7 - 10 mm
Nữ
2 - 13 mm 12 - 17 mm
4 - 7 mm
12 - 16 mm
Tốc độ máu lắng là xét nghiệm không đặc hiệu, không có giá trị chẩn đoán bệnh
nhưng có ý nghĩa trong việc theo dõi diễn biến của một số bệnh. Tuy dây là phương

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: HUYẾT HỌC

pháp thủ công nhưng trong tất cả các kỹ thuật thì lại là phương pháp hữu hiệu để


đánh giá tình trạng sau mổ.
Bình thường tốc độ máu lắng ở nữ cao hơn nam. Trong thời kì mang thai, tốc độ

máu lắng tang dần trong 3 tháng đầu và trở lại bình thường sau khi sinh.

4. Những điểm cần lưu ý:
- Trước khi làm cần kiểm tra óng máu lắng, đảm bảo không bị bẩn, ướt, sứt mẻ
- Đảm bảo trộn đúng tỉ lệ máu với chất chống đông, lắc trộn máu đều trước khi làm
-

xét nghiệm
Không để máu quá lâu. Xét nghiệm máu lắng nên thực hiện trong 2 giờ đầu sau lấy

-

máu, càng để lâu tốc độ máu lắng càng tang
Đảm bảo hút máu đến đúng vạch trên ống máu lắng, không để bọt khí vào trong ống

-

máu lắng
Làm xét nghiệm ở nhiệt độ thích hợp. nếu làm xét nghiệm ở nơi có nhiệt độ cao, tốc

-

độ máu lắng sẽ tăng
Cắm ống máu lắng lên giá ở tư thế thẳng đứng. nếu ống máu lắng bị nghiêng, tốc độ

-

máu lắng sẽ tăng
Đọc kết quả máu lắng đúng thời gian
CHỈ ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ĐÔNG CẦM MÁU
Các rối loạn đông cầm máu có thể gặp trên thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa và
trong nhiều trường hợp, các rối loạn này là nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân.

Các rối loạn đông cầm máu bao gồm các nhóm chính:



Nhóm các rối loạn gây nên tình trạng giảm đông với biểu hiện chính là chảy máu.
Đây cũng là loại rối loạn chính cần lưu ý về chẩn đoán và xử trí ở bệnh viện tuyến





tỉnh,bệnh viện khu vực.
Nhóm các rối loạn tăng đông gây huyết khối, tắc mạch.
Nhóm các rối loạn tăng đông nhưng có biểu hiện lâm sàng là chảy máu.
Nhóm các rối loạn giảm đông nhưng biểu hiện lâm sàng lại là huyết khối, tắc mạch.
Bên cạnh khai thác tiền sử, thăm khám phát hiện triệu chứng lâm sàng (xuất
huyết, huyết khối), việc tiến hành các xét nghiệm đông cầm máu một cách hợp lý
đóng vai trò quan trọng trong phát hiện, chẩn đoán và xử trí các rối loạn đông cầm
máu.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 25


×