Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN ĐÌNH THỊNH

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG
CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NHÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ VĂN GIỚI

THÁI NGUYÊN 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh có hoạt động chăn nuôi phát triển. Đến nay, theo
báo cáo trên toàn tỉnh Thái Nguyên có gần 700 trang trại, gia trại, trong đó có
274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn; 353 trang trại, gia trại chăn nuôi gà; còn lại
là các trang trại, gia trại chăn nuôi động vật khác. Các trang trại/gia trại chăn
nuôi lợn có lượng chất thải lớn và đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên
địa bàn tỉnh so với các loại hình trang trại khác. Riêng trên địa bàn huyện Đại
Từ, theo số liệu báo cáo đến tháng 8 năm 2018 có 45 trang trại chăn nuôi, chủ
yếu là chăn nuôi lợn; quy mô chăn nuôi lợn từ 50 con đến 6000 con/lứa; quy mô
diện tích chuồng nuôi từ 200m2 đến trên 1000m2. Thông qua công tác quản lý


nhà nước về môi trường đã cho thấy, các trang trại mặc dù đã có sự quan tâm
đầu tư nhất định hệ thống xử lý chất thải nhưng với tốc độ phát triển quy mô
chăn nuôi về số lượng, các biện pháp xử lý chất thải hiện có chưa đáp ứng được
xử lý toàn bộ chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi tại các trang trại, dẫn
đến một lượng chất thải lớn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi
trường, vào các nguồn tiếp nhận như ao hồ, sông suối làm tăng nguy cơ ô nhiễm
đối với các khu vực xung quanh. Hoạt động chăn nuôi phát triển về quy mô kèm
theo sự gia tăng chất thải phát sinh đã và đang là thách thức cho huyện Đại Từ;
đặc biệt là bảo vệ nguồn nước mặt trước khi chảy vào hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc
trên sông Công là nguồn nước cấp cho các nhà máy nước xử lý cung cấp cho
sinh hoạt, sản xuất của thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, thị xã Phổ Yên
và một số địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang; đây là một trong những nguồn nước
có tầm quan trọng nhất của tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu đề ra các giải pháp
tổng thể, đồng bộ để quản lý môi trường trong chăn nuôi ở huyện Đại Từ là cấp
bách và cần thiết.
Với các lý do trên, đề tài “Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường
trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” được học viên
lựa chọn để thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi tại huyện Đại từ.
- Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn
nuôi trên địa bàn huyện định hướng đến năm 2025
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập thông tin nghiên cứu diễn biến hiện trạng môi trường giai đoạn
5 năm gần đây trên địa bàn huyện Đại Từ;
- Nghiên cứu thông tin tổng hợp để đánh giá tác động, ảnh hưởng từ chất
thải chăn nuôi đến môi trường huyện Đại Từ;
- Tổng hợp các quy hoạch, nghiên cứu, dự báo diễn biến ảnh hưởng từ
hoạt động phát triển chăn nuôi tại huyện Đại Từ đến môi trường giai đoạn từ
giai đoạn 2020- 2025;
- Thu thập thông tin thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa
bàn huyện Đại Từ
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp để quản lý chất thải, quản lý nhà
nước về môi trường trong hoạt động chăn nuôi của huyện tại thời điểm hiện tại
và định hướng đến năm 2025;
4. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa:
Cung cấp, bổ sung số liệu một cách có hệ thống về công tác quản lý môi
trường trong chăn nuôi, hiện trạng môi trường chăn nuôi; thực trạng phát thải và
mức độ ô nhiễm của chất thải từ các trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc hoạch định chính sách quản lý môi
trường của địa phương và các khu vực có điều kiện tương tự.
- Cung cấp cơ sở thực tiễn quan trọng và cần thiết trong việc đánh giá
hiện trạng môi trường cho hoạt động chăn nuôi từ đó làm cơ sở cho việc xây
dựng, thiết kế các hệ thống xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi tại khu vực
nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Về đóng góp mới của đề tài:

- Chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về hiện trạng môi trường, thực trạng
quản lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 5
năm qua.
- Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp bảo vệ
môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ và bảo vệ
môi trường nước hồ Núi Cốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận
a. Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Pháp lệnh Thú y số: 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Uỷ ban
thường vụ quốc hội;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu;
Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc
tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm trong hoạt động
sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản;
Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý
số liệu quan trắc môi trường;
Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Thái Nguyên v/v ban hành quy định bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ
đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo
theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017- 2020;
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một
số nhiệm vụ giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 4/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




số nhiệm vụ giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên;
Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của UBND tỉnh phê
duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.
b. Căn cứ kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62MT:2016/BTNMT; Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 1-15:2010/BNNPTNT điều kiện trại chăn
nuôi gia cầm an toàn sinh học; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 1-14:2010/BNNPTNT điều kiện trại chăn
nuôi lợn an toàn sinh học; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
07:2009/BTNMT, các Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia

hiện hành.
Các thông tin tài liệu thu thập từ địa phương: UBND cấp huyện, xã.
Các thông tin tài liệu thu thập từ các sở: Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường
Các tài liệu, thông tin từ các chủ trang trại.
Các tài liệu khảo sát thực tế.
c. Các khái niệm, thuật ngữ có liên quan tới vấn đề nghiên cứu
1. Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có
vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm,
chất xơ hoặc lao động.
2. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền, bao gồm: nước sông, suối,
ao, hồ, kênh, mương, khe, rạch, đầm.
3. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
4. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động
đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đề xuất các biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5. Chất thải lỏng bao gồm nước thải (nước phân, nước tiểu, nước chứa máu
của gia súc, gia cầm; nước vệ sinh từ chuồng trại, từ các phương tiện vận chuyển
gia súc, gia cầm, và các loại chất lỏng khác (thuốc thú y dạng lỏng; dung dịch xử
lý chuồng trại).
6. Chất thải ở thể rắn (gọi tắt là chất thải rắn) là phân, lông, các phế
phẩm khác từ động vật; bã thức ăn chăn nuôi, xác động vật, bao bì thuốc thú y
và các chất thải rắn khác thải ra trong quá trình chăn nuôi, giết mổ.
7. Chất thải ở thể khí (gọi tắt là chất thải khí) là các loại khí thải phát sinh
trong quá trình chăn nuôi như NH3, H2S, CO2, CH4 và các khí có mùi khác.

8. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây
nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Chất thải nguy hại phát sinh từ cơ sở chăn nuôi bao gồm: vỏ bao bì thuốc thú y,
xác gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh; chế phẩm hoá chất khử trùng.
9. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, trên thế giới có nhiều giải pháp để xử lý chất thải chăn nuôi,
phổ biến nhất vẫn là sử dụng hầm biogas (hệ thống khí sinh học). Hệ thống khí
sinh học được thiết kế bằng nhiều biện pháp như xây kiên cố bê tông hoặc sử
dụng dụng bạt nhưng đều có chung nguyên lý. Ngoài ra, trên nhiều nước có áp
dụng các biện pháp hữu hiệu khác tùy theo điều kiện khí hậu và địa hình của
từng khu vực. Dưới đây liệt kê và mô tả sơ lược các giải pháp xử lý chất thải
chăn nuôi.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas (hệ thống khí sinh học): Việc
xây dựng các hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp hữu
ích. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ, giảm mùi hôi,
ruồi nhặng và kí sinh trùng. Bên cạnh đó, sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo
được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi, tạo ra khí CH4 phục vụ việc
đun nấu, thắp sáng. Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang
trại có thể sử dụng loại hầm khí sinh học (KSH) cho phù hợp. Xử lý chất thải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chăn nuôi bằng công trình KSH được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm
khí thải methane (khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng
lượng sạch. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi
quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có

thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện
phục vụ trang trại.
Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học: Men sinh học được gọi là “Chế
phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban
đầu các chất này được nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã
được sản xuất nhiều ở trong nước. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng
như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để
giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn… Đệm lót sinh học: Hình thức chăn nuôi
này còn được gọi là chăn nuôi với đệm lót sinh thái hay chăn nuôi đệm lót lên
men. Thay vì nuôi các vật nuôi trên nền xi măng hoặc gạch cứng, người ta đã
nuôi các con vật nền chuồng bằng đất nện, sâu hơn mặt đất, trên nền chuồng rải
một lớp đệm lót dày 60 cm và trên bề mặt đệm lót có phun một dung dịch mên
(hỗn hợp các vi sinh vật có ích). Chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô
nhiễm môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ. Tuy
nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên địa hình cao
ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng cần phải được quan tâm.
Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ: Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ
(Compost) là sử dụng chủ yếu bã phế thải thực vật, phân của động vật mà thông
qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao
chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung
cấp cho cây trồng.
Xử lý bằng công nghệ ép tách phân: Đây là công nghệ mới được nhập vào
nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu quả và đang được nhiều cơ sở chăn nuôi quan
tâm, áp dụng. Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp
chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi dạng bùn lỏng, tùy theo
tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Xử lý nước thải bằng ôxi hóa: Phương pháp này thường được dùng đối
với các bể lắng nước thải (Xử lý bằng sục khí, khí ozon)
Ngoài ra còn áp dụng Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh, sử dụng Zeolit,
sử dụng dung dịch điện hoạt hóa Anolit, điều chỉnh khẩu phần ăn của gia súc để
điều chỉnh làm lượng nito và pH trong chất thải để nâng cao khả năng xử lý chất
thải.
Về công nghệ xử lý hiện tại, theo Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương
Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng – Kỹ thuật môi trường (Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật), Lâm Minh Triết (Xử lí nước thải đô thị & công
nghiệp, Tính toán và thiết kế công trình – NXB ĐH Quốc Gia Tp.HCM-2013)
và một số tác giải khác như Nguyễn Phước Dân, Tôn Thất Lãng, Nguyễn Thị
Minh Sáng (Giáo trình Kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải)… Ngày nay, công
nghệ xử lý nước thải đã phát triển và đạt đến một tầm cao mới, trong đó công
nghệ xử lý nước thải chăn nuôi được áp dụng đa dạng nhiều nguyên lý, đặc biệt
là xu hướng áp dụng công nghệ thân thiện môi trường. Tuy nhiên, ban đầu các
tác giả cũng thường khuyến cáo áp dụng mô hình biogas (khí sinh học trước) sau
đó có thể áp dụng các mô hình khác như MBBR, UASB, saibon, sục khí,
ozon… chất thải rắn sử dụng vi sinh (men sinh học, đệm lót sinh học), ủ phân
hữu cơ… sau đó áp dụng các giải pháp xử lý tiếp theo đối với nước thải sau xử
lý biogas.
Nước thải sau biogas hiện nay có một số công nghệ: Hiện nay, có một số
công nghệ xử lý nước thải chứa hàm lượng cao các hợp chất hữu cơ đã được áp
dụng trên Thế giới và Việt Nam như: công nghệ sinh học, công nghệ hóa sinh,
công nghệ xử lý nước thải phân tán, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Johkasou- Nhật Bản, cánh đồng lọc, cánh đồng tưới SAIBON, công nghệ sinh
học và chế phẩm hỗ trợ, công nghệ phân tán DEWATS,… Trong số đó, Công
nghệ Saibon là công nghệ sử dụng các bãi lọc ngập nước nhân tạo, trồng cây và
xử lý vi sinh trong nước thải (Constructed Wetlands – CWs); phương pháp xử lý
nước thải sử dụng hoàn toàn từ nguồn lực tự nhiên, nên việc vận hành xử lý hệ

thống không tốn nhiều kinh phí và thời gian; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Thái Nguyên cũng đã thử nghiệm công nghệ xử lý nước thải sau biogas bằng
công nghệ saibon (Nhật Bản) bước đầu cũng hiệu quả và thân thiện môi trường
[Sở Tài nguyên và Môi trường – báo cáo dự án xử lý nước thải sau biogas-2013,
báo cáo hiện trạng môi trường năm 2018; Vũ Thị Thanh Hương và nnk, 2015].
1.2. Tổng quan nghiên cứu về các giải pháp quản lý môi trường chăn
nuôi trên thế giới và Việt Nam
Đến nay, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, hoạt động chăn nuôi trang
trại tập trung là chủ yếu. Vật nuôi sản sinh, phát thải một lượng chất thải rất lớn
đã và đang gây ô nhiễm môi trường. Kể cả các quốc gia phát triển bậc nhất như
Mỹ, Đức... cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ chất thải chăn nuôi; các nước này
cũng đang phải nỗ lực xử lý hậu quả của chăn nuôi trang trại. Ví dụ như, tại Mỹ,
lượng phân gia súc dư là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí và đặc biệt là
khí mê tan gây hiệu ứng nhà kính gia tăng nhanh nhất tại Mỹ; loại khí này đi
theo nước mưa và gây ra 230 khu vực chết thiếu ô xy dọc theo bờ biển của Mỹ.
Tại miền Bắc nước Đức cũng phải đối mặt với sự dư thừa chất thải chăn nuôi;
suốt nhiều năm qua nước mưa làm ướt các cánh đồng với quá nhiều phân bón
lỏng đã làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và nước máy bị nhiễm nitrat. Tại
Việt Nam, Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn
nuôi, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và
23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi
lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362
triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng
nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5
triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh

học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn), 80% lượng chất thải chăn nuôi thải ra môi
trường gây ô nhiễm.
Nhiều phương pháp đã được thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải
chăn nuôi. Tại Mỹ, đa số trang trại đã sử dụng phân để sản xuất điện như quản
lý tốt, thu gom phân thải, che kín và sự phân hủy diễn ra một cách tự nhiên và
dẫn khí đến nhà máy phát điện, đốt cháy phát ra điện. Tại Trung Quốc, phân và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nước tiểu lợn được thu gom lại để làm phân bón hữu cơ tăng độ màu mỡ cho
đất. Chất thải được trộn mùn cưa và rơm rạ được rồi để lên men trở thành phân
bón hữu cơ tại nhà máy phối trộn.
Nguyên nhân chính được xác định gây ô nhiễm môi trường trong ngành
chăn nuôi là do các trang trại sử dụng nhiều nước. Kết quả khảo sát cho thấy,
các trang trại chăn nuôi sử dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn
để bán làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn từ các trang trại nuôi gà hầu như
được tiêu thụ hết cho mục đích trồng rau, hoa, cây cảnh; hiện nay hình thành tự
phát một hệ thống thu gom phân trâu bò khô từ đồng bằng sông Cửu Long đến
vùng Nam Trung bộ để bán cho các cơ sở chế biến phân bón hữu cơ tại Tây
Nguyên phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su; chất thải rắn
thu gom từ chăn nuôi lợn nái (do nuôi lợn nái không được sử dụng nhiều nước)
luôn được tiêu thụ tốt. Do vậy, có thể nói trong chăn nuôi sử dụng ít nước, chất
thải rắn từ chăn nuôi luôn có thể thu gom để bán nên không còn nhiều để thải ra
môi trường.
Công tác quản lý môi trường hiện nay chưa đáp ứng được với nhu cầu của
thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo
quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp, QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải chăn nuôi hiện đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công
nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp
ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả
để theo kịp các quy định về xả thải môi trường.
Do khó có thể đáp ứng quy định xả thải nên ở nhiều nơi, việc áp dụng
biện pháp xử lý môi trường của các trang trại chỉ mang tính đối phó. Vẫn còn
tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi trường ở nhiều cấp chính
quyền địa phương nên việc quản lý và xử lý môi trường chăn nuôi còn mang
nặng tính hình thức.
Thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường chăn nuôi,
xử lý chất thải chăn nuôi, tháng 3/2019, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trường tổ chức Hội thảo khu vực phía bắc với nội dung “Quản lý bảo vệ môi
trường chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi - Thực trạng và giải pháp”. Theo đó,
thời gian tới cần quản lý quy hoạch chăn nuôi theo lộ trình, xoá bỏ dứt điểm các
loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu vực. Quy định chặt chẽ về quy trình thủ tục,
yêu cầu kỹ thuật lưu giữ, quản lý và xử lý nhằm tái chế chất thải chăn nuôi thành
thức ăn thuỷ sản hoặc phân bón; đồng thời, hoàn thiện các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường riêng cho lĩnh vực chăn nuôi; đẩy mạnh nghiên cứu
công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, chế biến chất thải chăn nuôi thành phân
hữu cơ để phục vụ phát triển nông nghiệp sạch. Từ đó, sẽ đưa ra những giải
pháp tháo gỡ hiệu quả chất thải chăn nuôi để vừa bảo vệ tốt môi trường, vừa
đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất để ngành
chăn nuôi phát triển bền vững, chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
1.3. Tổng quan nghiên cứu về các giải pháp quản lý môi trường chăn
nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Theo Báo cáo “Kết quả nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý môi
trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ ở một số tỉnh miền bắc” của
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương và các cộng sự Viện Nước, Tưới tiêu và Môi
trường đã cho thấy thực trạng tương tự như ở Thái Nguyên nói chung và huyện
Đại Từ nói riêng, chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình, gia trại đã nhiều nơi gây ô
nhiễm môi trường, về lâu dài sẽ gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường nước mặt,
nước ngầm và môi trường không khí xung quanh.
Trên địa bàn tỉnh cho đến nay đã có một số đánh giá, khảo sát, báo cáo về
môi trường trong chăn nuôi, trong đó, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND huyện Đại Từ báo cáo UBND tỉnh về môi trường trong chăn nuôi hoặc
báo cáo chung trong báo cáo về môi trường trong nông nghiệp nông thôn. Các
tài liệu đã cho thấy một vấn đề chung là, quy hoạch và thực hiện quy hoạch chăn
nuôi chú trọng thực hiện các giải pháp phát triển đàn gia súc, gia cầm nhằm đạt
được sự phát triển chung trong quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh; chưa chú
trọng đến quy hoạch các vùng chăn nuôi chuyên biệt để có giải pháp quản lý
chất thải đồng bộ; hoạt động bảo vệ môi trường trong chăn nuôi được quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




theo quy định pháp luật về Bảo vệ môi trường, chưa được quan tâm để có giải
pháp tương xứng trong các quy hoạch phát triển chăn nuôi. Trên thực tiễn hiện
nay, hoạt động bảo vệ môi trường đang đi sau và thường phải giải quyết hậu quả
về môi trường do hoạt động phát triển chăn nuôi gây ra trong khi theo quy định
các chủ trang trại phải đảm bảo các điều kiện quy định về môi trường trước khi
phát triển hoạt động chăn nuôi. Dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường trong
chăn nuôi diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê tháng
8/2018, hiện nay trên địa bàn huyện Đại từ có 45 trang trại nhưng trong đó có
26/45 trang trại lập Đề án bảo vệ môi trường sau khi đã đi vào hoạt động trang

trại; 3/45 trang trại chưa có hồ sơ môi trường; còn lại 16/45 trang trại có hồ sơ
trước khi đưa trang trại vào hoạt động. Lập Đề án bảo vệ môi trường là một giải
pháp quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho các trang trại đã đi vào hoạt động mà
chưa có hồ sơ môi trường.
Trong thời gian qua, vấn đề môi trường trong nông thôn, nông nghiệp, chăn
nuôi cũng đã được tỉnh quan tâm, do vậy từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã ban hành
một số chương trình, đề án có tính chất dài hơi để hỗ trợ quản lý môi trường nói
chung và trong chăn nuôi nói riêng, như tỉnh đã ban hành Quy hoạch môi trường
đến năm 2020, Đề án bảo vệ môi trường trong nông nghiệp nông thôn đến năm
2020, Đề án bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2011-2015; các chương trình, kế
hoạch xây dựng nông thôn mới... Đây là những văn liệu có tính chất định hướng
chiến lược về quản lý môi trường trên toàn địa bàn tỉnh. Tuy vậy, đối với vấn đề
cụ thể của huyện Đại Từ đối với vấn đề giải pháp quản lý môi trường trong chăn
nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có công bố
chính thức hiện trạng, giải pháp khả thi cho toàn huyện.
Về vấn đề hiện trạng môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện: Tỉnh
Thái Nguyên đã thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường toàn tỉnh từ trước
năm 2010, đã ban hành và thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn
2011-2015; hiện nay tiếp tục điều chỉnh mạng lưới và thực hiện mạng lưới mới
giai đoạn 2016-2020 với tổng số 147 điểm quan trắc trên toàn tỉnh. Hiện trạng
môi trường tại huyện Đại Từ cũng được theo dõi. Đồng thời một số trang trại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trên địa bàn huyện cũng đã thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, giám sát
chất thải định kỳ... Những nguồn số liệu trên đây là kênh thông tin giúp đánh giá
hiện trạng môi trường huyện, trong đó tập trung đánh giá được vấn đề thực trạng
môi trường trong chăn nuôi của khu vực nghiên cứu của đề tài này. Tuy nhiên,

việc liên kết có hệ thống đầy đủ, đồng thời đưa ra giải pháp từ thực trạng chất
thải chăn nuôi đến các giải pháp môi trường, bảo vệ nguồn nước mặt lại là vấn
đề còn bỏ ngỏ, cần được nghiên cứu, đề xuất cho huyện Đại Từ.
[Nguồn: báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2016-2018; báo
cáo của UBND tỉnh, UBND huyện Đại Từ năm 2016-2018]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại từ
quy mô từ gia trại đến các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: trên địa bàn huyện Đại Từ
+ Phạm vi về thời gian: Kết quả nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu từ năm 2014
đến tháng 8/2018; thời gian triển khai đề tài từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019.
+ Phạm vi nội dung:
Đề tài chỉ tập trung vào các gia trại đến các trang trại chăn nuôi lợn tập
trung quy mô lớn trên địa bàn huyện Đại Từ.
Đề tài chủ yếu tập trung vào công tác quản lý bảo vệ môi trường tại khu
vực nghiên cứu. Các kết quả đánh giá định lượng về chất lượng môi trường
được đề tài kế thừa các tài liệu sẵn có kết hợp với các kết quả điều tra bằng bảng
hỏi.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, hoạt động phát triển chăn
nuôi và tác động môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ

- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi tại
huyện Đại Từ
- Nghiên cứu dự báo diễn biến môi trường trong thời gian tới định hướng
đến 2025 theo quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện Đại Từ
- Nghiên cứu giải pháp đề xuất quản lý môi trường đối với hoạt động chăn
nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ đến năm 2025.
2.4. Phương pháp tiếp cận
a. Phương pháp luận mô hình DPSIR: Đây là mô hình được sử dụng phổ
biến để lập báo cáo hiện trạng môi trường. Mô hình DPSIR là mô hình mô tả
mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực – D (Driving Force; phát triển kinh tế - xã
hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Sức ép – P (Pressure –
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng – S
(Situation/State; hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động – I (Impact, tác
động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) – Đáp ứng – R (Response, các đáp ứng
của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).
Để thực hiện phương pháp này, cần thu thâp thông tin về phát triển kinh tế
xã hội của huyện Đại Từ có mối liên hệ đến tác động môi trường, gây ra sức ép
về môi trường, suy thoái môi trường; đặc biệt là thông tin về phát triển chăn
nuôi; các thông tin cần thu thập về hiện trạng để phân tích mối tương quan, phản
ánh vấn đề ảnh hưởng tác động môi trường từ hoạt động chăn nuôi và giải pháp
của cơ quan quản lý môi trường đang áp dụng có nhưng vấn đề còn tồn tại, còn
khó khăn vướng mắc… để đi đến cần phải có giải pháp đề xuất tổng thể.
Một cách đơn giản, mô hình DPSIR được hiểu theo trình tự hệ thống các
hợp phần như sau:


Động lực
Cách của con người,
hành vi của con
người, công nghệ SX,
KD, mục tiêu/nhiệm
vụ

Áp lực

Trạng thái

Tác động

Các tác nhân gây ô
nhiễm môi trường,
suy thoái môi
trường, do (Động
lục) đưa đến

Chất lượng môi
trường, mức đọ ô
nhiễm môi trường,
mức đọ suy thoái môi
trường

Hiệu quả (tác động) do
chất lượng môi trường, ô
nhiễm môi trường, suy
thoái môi trường ảnh

hưởng đến sức khỏe, SX,
KD

Đáp ứng
Các chính sách, biện pháp về quản lý, khoa học,
công nghệ để giảm thiểu chất lượng môi trường
đảm bảo phát triển bền vững

Hình 2.1: Cách tiếp cận Hệ thống mô hình DPSIR
b. Phương pháp tiếp cận định hướng và xây dựng giải pháp bảo vệ môi
trường: Theo các nghiên cứu của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về
quản lý môi trường nước các lưu vực sông Việt Nam – 2010, có 5 phương pháp
tiếp cận nhằm kiểm soát toàn diện các vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




kinh tế xã hội khu vực. Đây là một trong phương pháp tiếp cận tương đối toàn
diện các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nước hồ Núi Cốc. Trong đề tài
này, nội dung nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường nước hồ Núi Cốc liên
quan đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ cũng sẽ áp dụng theo
phương pháp tiếp cận này.
(i) Phương pháp tiếp cận bằng các quy định:
Phương pháp nhằm đẩy mạnh các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn
ô nhiễm bằng việc buộc các nguồn ô nhiễm tuân thủ quy định và yêu cầu thông
qua sức mạnh của luật pháp. Các quy định và yêu cầu mà các nguồn ô nhiễm
phải tuân thủ được coi là “mệnh lệnh” trong hệ thống pháp lý. Các cơ quan quản
lý giám sát và điều tra tình trạng tuân thủ của các nguồn ô nhiễm và áp dụng
hình phạt đối với những cơ sở vi phạm.

(ii) Phương pháp tiếp cận bằng kinh tế:
Phương pháp tiếp cận này nhằm thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường
thông qua hỗ trợ/hình phạt kinh tế hoặc tài chính. Có nhiều biện pháp khác nhau
để khuyến khích ví dụ: thu phí, đền bù tác hại môi trường, cung cấp vốn vay ưu
đãi, ưu đãi thuế, ưu đãi sử dụng đất…
(iii) Phương pháp tiếp cận bằng cải tiến công nghệ:
Phương pháp tiếp cận này nhằm khuyến khích hành vi tự nguyện của các
nguồn ô nhiễm trong việc giới thiệu và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm
thông qua những biện pháp khác nhau. Hỗ trợ sản xuất sạch hơn và hệ thống quản
lý môi trường và khen thưởng thành tích tốt là ví dụ về khuyến khích dành cho
các biện pháp tự nguyện của các nguồn ô nhiễm.
(iv) Phương pháp tiếp cận bằng nâng cao nhận thức:
Phương pháp tiếp cận này nhằm thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường
thông qua nâng cao nhận thức về môi trường của chủ nguồn gây ô nhiễm và của
người dân. Phương pháp tiếp cận này bao gồm việc đánh giá hiệu quả hoạt động
môi trường của các nguồn ô nhiễm, công bố thông tin quản lý môi trường.
(v) Phương pháp tiếp cận bằng phát triển cơ sở hạ tầng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Phương pháp tiếp cận này nhằm phát triển các hệ thống quản lý chất thải,
giảm thiểu thải lượng ô nhiễm từ nước thải ra môi trường.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu, tài liệu, báo cáo kết quả thực
hiện của các đề án, dự án, kết quả quản lý môi trường đang thực hiện...
Các thông tin thu thập sẽ được kế thừa chủ yếu gồm: các báo cáo hiện trạng
môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện từ 5 gần nhất trên địa bàn

huyện Đại Từ; kết quả hoạt động chăn nuôi của ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn trong 5 năm gần nhất; các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã
hội, chăn nuôi, môi trường của tỉnh, của huyện Đại Từ; các kết quả điều tra, lấy
mẫu phân tích đánh giá chất thải sau xử lý của hoạt động chăn nuôi do Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện.
+ Phương pháp điều tra thu thập, tham vấn cộng đồng và xử lý thông tin:
Sử dụng bảng hỏi (phiếu điều tra); trong đó có các nội dung về quy mô chăn
nuôi, quy mô chuồng trại, quy mô các công trình xử lý hiện có, các loại máy
móc, diện tích dành cho công trình môi trường, lượng chất thải hằng ngày, loại
hình chăn nuôi, loại lợn; thực tế việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý
chất thải tại các trang trại; thực tế công nghệ và quy mô công trình xử lý chất
thải, quy mô chuồng trại chăn nuôi tại các trang trại, khối lượng chất thải các
loại phát sinh; thực tế khả năng đáp ứng xử lý chất thải chăn nuôi tại các địa
phương.
Thu thập, xử lý và phân tích các số liệu đã có về hiện trạng ô nhiễm trong
các trang trại chăn nuôi theo phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá.
Thực hiện phương pháp này, phiếu điều tra thông tin về hoạt động chăn
nuôi và bảo vệ môi trường được thực hiện tại 45 trang trại, gia trại trên địa bàn
huyện Đại Từ. Hoạt động điều tra thực tế thu thập hình ảnh hiện thực thông qua
ảnh chụp và 45 phiếu điều tra bằng bảng hỏi, bảng hỏi có 30 câu hỏi có tiêu chí
tập trung đến hoạt động chăn nuôi, phát thải, biện pháp bảo vệ môi trường hiện
hữu của các trang trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Hoạt động điều tra được thực hiện trong khoảng thời gian 12 ngày (trung
bình 4 trang trại, gia trại/ngày).

(có phiếu hỏi tại Phụ lục)
Thu thập số liệu,
thông tin hiện có

Khảo sát, phân tích
MT đất, nước, không
khí, KT – XH

Số liệu/ thông tin đầy đủ
về tự nhiên, môi trường,
KT – XH, hoạt động chăn
nuôi trên địa bàn huyện
Đại Từ

Quy hoạch chăn
nuôi của huyện
Đại Từ

- Chuyên gia
- Tham vấn cộng đồng

Dự báo tác động môi trường do
chăn nuôi trên địa bàn huyện
Đại Từ

Định hướng giải pháp
quản lý về bảo vệ môi
trường trong chăn
nuôi trên địa bàn
huyện Đại Từ đến

năm 2025

Định hướng và đề
xuất giải pháp bảo vệ
môi trường nước Hồ
Núi Cốc liên quan đến
hoạt động chăn nuôi
trên địa bàn huyện
Đại Từ đến năm 2025

Hình 2.2. Mô hình quy trình các bước nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của vùng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ
- Vị trí địa lý:
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách
Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía Nam giáp
huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía Đông giáp huyện Phú Lương;
Phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.
- Điều kiện địa hình:
Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi: Phía Tây và Tây Nam có
dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ
300 - 600m; Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa; Phía Đông là dãy núi Pháo

cao bình quân 150 - 300m; Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc
xuống Nam.
- Sông ngòi thuỷ văn:
Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với
chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối
La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống
và trong sản xuất của Huyện.
Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa
điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Thị xã Phổ Yên, huyện
Phú Bình, Thành phố Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh
Bắc Giang. Ngoài ra huyện còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu,
Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước
tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.
Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc
Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của
huyện (đặc biệt là cây chè).
- Điều kiện khí hậu thời tiết:
Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt
độ trung bình hàng năm từ 220 - 270 (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại
cây trồng phát triển).
- Đất đai thổ nhưỡng:
Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm
28,3%, đất lâm nghiệp chiếm 48,43%; đất chuyên dùng 10,7%; đất thổ cư 3,4%.

Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8%, còn lại 6,2% diện
tích tự nhiên chưa sử dụng.
- Về tài nguyên - khoáng sản:
Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự
nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha; chủ yếu là rừng
phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm
trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.
Khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài
nguyên khoáng sản nhất tỉnh, 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia
ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau: Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy; nhóm
khoáng sản kim loại; nhóm khoáng sản phi kim loại (pyrit, barit); vật liệu xây
dựng.
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội
Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng
diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.790 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh
em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Sán Dìu, Hoa; chiếm
16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình
quân 274,65 người/km2.
Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (lúa 12.500 ha, chè
trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết
đến, đồng thời cũng là huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




di tích lịch sử và danh thắng; là đơn vị được nhà nước hai lần phong tặng danh
hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.
- Về du lịch: Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về nàng
Công chàng Cốc đã thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, nằm ở phía

Tây Nam của Huyện, đây cũng là điểm xuất phát đi thăm khu di tích trong
Huyện như: Núi Văn, Núi Võ, khu rừng Quốc gia Tam Đảo, di tích lịch sử 27/7
v.v... Huyện đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh
thái sườn Đông dãy Tam Đảo, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa
Tây Trúc xã Quân Chu, Cửa Tử xã Hoàng Nông, quy hoạch chi tiết khu di tích
lịch sử Lưu Nhân Chú. Nhìn chung, tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở Đại
Từ đã và đang được quan tâm phát triển, đây là tiềm năng lớn của huyện cũng
như của tỉnh Thái Nguyên
- Kết cấu hạ tầng:
Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia kéo đến 30/30 xã, thị trấn.
Giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các huyện
trong tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km. Nhìn
chung, hệ thống giao thông của huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng
chưa đáp ứng yêu cầu.
Hệ thống thông tin liên lạc: Toàn huyện đã được phủ sóng truyền thanh,
truyền hình, 30/30 xã, thị trấn có điện thoại; hệ thống giao thông thuận tiện là
điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo chí đến các xã, xóm
trong kịp thời trong ngày.
- Nguồn nhân lực: Dân số Đại Từ hiện có 165.302 khẩu (Trong đó dân số
nông nghiệp chiếm 94%; Thành thị: 6%). Dân số trong độ tuổi lao động
chiếm 56,5%. Lao động làm trong các ngành nghề kinh tế chiếm 90,8% (Trong
đó: nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%;
dịch vụ chiếm 1,2%).
3.2. Đặc điểm hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ
3.2.1. Thực trạng quy mô chăn nuôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Hiện nay, Thái Nguyên là một tỉnh có ngành nông nghiệp chăn nuôi phát
triển khá nhanh. Nhiều huyện có số lượng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn
như: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ; chủ yếu là chăn nuôi lợn. Riêng địa bàn
huyện Đại Từ có 45 trang trại lợn. Các trang trại chăn nuôi lợn hiện nay trên địa
bàn huyện theo mô hình nuôi lợn nái hậu bị cho các công ty CP, Dafaco… Chăn
nuôi lợn của trang trại đa số là giống lợn ngoại siêu thịt, có giá thành chất lượng
con giống, sản lượng thịt mang lại giá trị kinh tế cao hơn giống lợn của địa
phương. Đối với các loại hình chăn nuôi khác như trâu bò, dê, gia cầm, huyện
Đại Từ còn ít phát triển, do đó như đã trình bày ở đối tượng nghiên cứu, luận
văn này tập trung vào đối tượng là các trang trại chăn nuôi lợn.
Theo Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 3/4/2013 về việc phê duyệt đề
án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2020 quy hoạch quy
mô đàn: đàn lợn 800.000 con (trong đó lợn nái 128.000 con; lợn thịt 672.000
con); đàn gia cầm 13.000 ngàn con. Thực tế, đến hết năm 2016, đàn lợn toàn
tỉnh đã đạt 519.000 con.
Theo kết quả điều tra, khảo sát số lượng trang trại lợn trên địa bàn huyện
Đại Từ cho kết quả như sau: Năm 2014: 25 trang trại; năm 2015: 53 trang trại;
năm 2016: 40 trang trại; năm 2018: 45 trang trại. Đàn lợn nuôi trên địa bàn
huyện hàng năm đều tăng dần; năm 2014: 65.770 con; năm 2015: 70.850 con;
năm 2016: 76.726 con; ước tính hết năm 2018 khoảng 80 nghìn con [Niên giám
thống kê Thái Nguyên 2016 và điều tra thực tế].
3.2.2. Thực trạng quỹ đất dành cho công trình xử lý chất thải
Hầu hết các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ đều có diện tích chuồng trại chiếm
khoảng 1/3 tổng số diện tích. Việc đáp ứng về diện tích để bổ sung hệ thống
biogas là hoàn toàn có thể. Đối với các hộ chăn có khoảng từ 50 – 100 con lợn,
diện tích cho chuồng trại tối thiểu 35 – 70 m2, diện tích cho hầm biogas yêu cầu
cho quy mô này khoảng từ 30 – 60 m2. Yêu cầu về diện tích như trên thì các hộ
chăn nuôi hoàn toàn có thể đáp ứng.
Ngoài ra có trang trại có thêm kho ủ phân, bể lắng để làm hồ chứa nước

thải tưới tiêu giảm thiểu thải ra lưu vực sông suối tiếp nhận. Diện tích để đáp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ứng những công trình này khoảng 200m2 tùy theo từng cơ sở chăn nuôi. Tuy
nhiên việc đáp ứng về diện tích để bổ sung thêm các hệ xử lý tiếp theo sẽ khó
khăn do cần yêu cầu khá nhiều diện tích và không gian rộng, ví dụ như hệ xử lý
gồm các bãi ngập lọc, hồ sinh thái...
Với các trang trại chăn nuôi lớn có quy mô đàn trên 1000 con đa số nằm ở
các khu vực đồi với diện tích khuôn viên vài hecta. Những trang trại này đa số
đã được đầu tư hầm biogas để xử lý chất thải với quy mô phù hợp, nước thải và
phân sau khi ủ biogas thường được gom lại để bón cây. Diện tích để xây dựng
bổ sung hệ thống xử lý nước thải sau biogas là có thể đáp ứng. Các công trình
xử lý sau biogas có thể bao gồm các công trình cho quy trình xử lý phức tạp hơn
như bể hiếu khí, thiếu khí, hệ khử trùng là hoàn toàn có thể được đáp ứng về
diện tích nếu xét thấy điều kiện nước thải thải ra môi trường chưa đạt chuẩn.
Nhưng hầu hết công trình xử lý nước thải sau bioga của các trang trại trên địa
bàn huyện đều chưa có, chưa được đầu tư; nếu có chỉ là các ao hồ chứa nước tự
tạo trong khuôn viên trang trại có quy mô diện tích lớn. Còn lại, đa số các trang
trại đều xả thải ra môi trường sau khi nước thải qua hệ thống bioga.
Đối với các hộ nhỏ lẻ nằm xem kẽ các khu dân cư, do quy mô chăn nuôi
nhỏ, cùng với quỹ đất hạn hẹp, nhiều hộ không đủ diện tích để bổ sung hầm
biogas và hồ lắng nước thải ngay tại cơ sở.
3.3. Sức ép môi trường từ hoạt động chăn nuôi
3.3.1. Chất thải rắn chăn nuôi
a. Thải lượng
Theo kết quả điều tra, đánh giá và các nguồn thông tin từ “Báo cáo hiện
trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015” đã thu thập và tính toán được

định mức thải bình quân của gia súc (lợn): 2kg/con/ngày đêm. Định mức thải
bình quân của gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đại Từ cũng ngang bằng với
định mức thải bình quân mà Bộ Tài nguyên và môi trường đã công bố.
Tính khối lượng CTR chăn nuôi phát sinh theo công thức: M = P x h
Trong đó:
M: Khối lượng CTR phát sinh (kg/ngày đêm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




P: Số lượng đầu gia súc/gia cầm (con)
h: Hệ số phát thải CTR chăn nuôi bình quân trên đầu gia súc/gia
cầm (kg/con/ngày đêm).
Bảng 3.1. Khối lượng CTR chăn nuôi phát sinh từ lợn trên địa bàn tỉnh và huyện
Đại Từ năm 2014-2016
TT
1

2

Loại
vật
nuôi

Hệ số phát thải
(kg/con/ngày
đêm)

Khối lượng CTR chăn nuôi phát sinh

(tấn/năm)
2014

2015

2016

2018

Lợn
(toàn
tỉnh)

2

406.011

437.263

379.225

584.000

Lợn
(riêng
huyện
Đại Từ)

2


48.012

51.720

56.010

58.400

Như vậy, mỗi năm hoạt động chăn nuôi lợn của tỉnh Thái Nguyên thải ra
khoảng 584 nghìn tấn chất thải rắn; riêng hoạt động chăn nuôi lợn của huyện
Đại Từ thải ra khối lượng chiếm 1/10 trong tổng số toàn tỉnh.
b. Tình hình thu gom, quản lý chất thải rắn chăn nuôi tại các trang trại
Qua điều tra, khảo sát các trang trại, gia trại chăn nuôi cho thấy rằng:
- Với mô hình chăn nuôi trang trại lớn và vừa: hầu hết các trang trại đã
xây dựng kho chứa chất thải. Chất thải thu gom được đóng bao và lưu trữ trong
kho có mái che và tường bao quanh. Hàng tháng, chất thải này được các chủ
trang trại bán cho người dân chở đi để bón cây. Tuy nhiên, vẫn còn một số trang
trại không có kho lưu trữ chất thải. Chất thải rắn chăn nuôi được thu gom, đóng
bao và đặt ngoài trời. Khi có mưa, nước mưa sẽ lẫn chất thải chăn nuôi ngấm
vào đất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và gây mùi hôi khó chịu.
- Với mô hình chăn nuôi hộ gia đình: các khu chuồng trại rất gần khu vực
sinh hoạt chung, gần các hộ dân sinh sống lân cận. Chất thải rắn chăn nuôi
thường được người dân ủ ngoài vườn và che đậy đơn sơ hoặc đóng bao để ngoài
trời. Khi có mưa, nước mưa sẽ lẫn chất thải chăn nuôi ngấm vào đất có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường đất, nước và gây mùi hôi khó chịu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×