Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của lá trà hoa vàng Cúc Phương (Camellia cucphuongensis NinhRosmann)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA LÁ TRÀ HOA
VÀNG CÚC PHƯƠNG (Camellia cucphuongensis
Ninh & Rosmann)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA LÁ TRÀ HOA
VÀNG CÚC PHƯƠNG (Camellia cucphuongensis


Ninh & Rosmann)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Tuấn
2. PGS. TS. Đỗ Thị Hà

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Tuấn - Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội
và PGS. TS. Đỗ Thị Hà – Khoa Hóa Thực vật, Viện Dược Liệu, các thầy cô đã tận
tình hướng dẫn, định hướng, truyền cảm hứng và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và các thầy cô Trường
Đại Học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn nhiệt
tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể học hỏi và hoàn thành việc học Thạc
sỹ của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị trong Bộ môn Dược liệu
Trường Đại học Dược Hà Nội và Khoa Hóa Thực vật Viện Dược Liệu đã tận tình giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt quá trình làm thực nghiệm.
Lời sau cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, các anh chị và
bạn bè đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên em trong suốt quá học tập, nghiên cứu
và hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Học viên


Nguyễn Đức Tùng


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Chữ viết tắt
ADN

Acid Deoxyribo Nucleic

BĐM

Bình định mức

C

Catechin

CC

Cao chiết cồn 96%

CCD

Cao chiết phân đoạn dichloromethan

CCE

Cao chiết phân đoạn ethyl acetat


CCH

Cao chiết phân đoạn n-hexan

CCBu

Cao chiết phân đoạn n-buthanol

CTCT

Công thức cấu tạo

EC

Epicatechin

ECG

Epicatechin gallat

EGC

Epigallocatechin

EGCG

Epigallocatechin gallat

EtOAc


Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

DPPH

2,2-Diphenyl-1 picrylhydrazyl

GAE

Đương lượng acid gallic

HMBC

Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết (Heteronuclear Multiple
Bond Connectivity)

HPLC

Sắc ký lỏng cao áp (High performance liquid chromatography)

HPLC-MS

Sắc ký lỏng khối phổ (High-performance liquid chromatography-mass
spectrometry)

IC50


Nồng độ ức chế 50% (Inhibitory Concentration of 50%)

IR

Quang phổ hồng ngoại (Infrared)

GC

Gallocatechin

MeOH

Methanol


MPLC

Sắc ký lỏng trung áp (Medium performance liquid chromatography)

MS

Khối phổ (Mass spectrometry)

NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance)

n-BuOH


n-buthanol

OH

Hydroxyl



Phân đoạn

SKLM/TLC Sắc ký lớp mỏng (Thin layer chromatography)
TT

Thuốc thử

TLTK

Tài liệu tham khảo

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TQ

Trung Quốc

UV-VIS

Ultraviolet–visible spectroscopy


VN

Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Danh mục các loài Camellia L. có hoa vàng ở Việt Nam

10

Bảng 3.1

Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất có trong lá trà hoa vàng

33

cúc phương
Bảng 3.2

Độ hấp thụ quang của dãy dung dịch chuẩn


36

Bảng 3.3

Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp đo quang

37

Bảng 3.4

Kết quả xác định độ thu hồi của phương pháp

38

Bảng 3.5

Kết quả xác định độ hấp thụ quang của mẫu trắng

38

Bảng 3.6

Kết quả thẩm định phương pháp định lượng polyphenol bằng

39

phương pháp đo quang
Bảng 3.7


Kết quả định lượng polyphenol tổng số trong lá Trà hoa vàng cúc

39

phương
Bảng 3.8

Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của CC1 và kaempferol

43

Bảng 3.9

Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của CC2 và methyl gallat

44

Bảng 3.10

Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của CC3 và acid gallic

46

Bảng 3.11

Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của CC4 và astragalin

47

Bảng 3.12


Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của mẫu cao ethanol 96%

49

Bảng 3.13

Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của mẫu cao n-hexan

49

Bảng 3.14

Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của mẫu cao ethyl acetat

50

Bảng 3.15

Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của mẫu cao

51

dicholoromethan
Bảng 3.16

Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của mẫu cao n-buthanol

52


Bảng 3.17

Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của quercetin

52

Bảng 3.18

Giá trị IC50 của các phân đoạn cao

53

Bảng 3.19

Một số điểm khác biệt giữa C. flava và C. cucphuongensis

55


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

STT

Tên hình

Trang

Hình 3.1

Ảnh chụp cây và một số bộ phận của Trà hoa vàng cúc phương


28

Hình 3.2

Ảnh vi phẫu lá Trà hoa vàng cúc phương

30

Hình 3.3

Ảnh vi phẫu thân Trà hoa vàng cúc phương

31

Hình 3.4

Một số dặc điểm của bột lá Trà hoa vàng cúc phương

32

Hình 3.5

Phổ hấp thụ của các dung dịch trong khoảng bước sóng từ 300 – 800nm

36

Hình 3.6

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ chất chuẩn tại


37

bước sóng 750,5 nm
Hình 3.7

Sơ đồ chiết cao cồn 96% và các cao phân đoạn lá Trà hoa vàng

40

Hình 3.8

Sắc ký lớp mỏng của 4 hợp chất

41

Hình 3.9

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá Trà hoa vàng

42

Hình 3.10 Cấu trúc hóa học của hợp chất kaempferol

44

Hình 3.11 Cấu trúc hóa học của hợp chất methyl gallat

45


Hình 3.12 Cấu trúc hóa học của hợp chất acid gallic

46

Hình 3.13 Cấu trúc hóa học của hợp chất astragalin

48

Hình 3.14 Đồ thị sự phụ thuộc tỉ lệ gốc tự do bị trung hòa theo nồng độ của mẫu cao

49

ethanol 96%
Hình 3.15 Đồ thị sự phụ thuộc tỉ lệ gốc tự do bị trung hòa theo nồng độ của mẫu cao

49

n-hexan
Hình 3.16 Đồ thị sự phụ thuộc tỉ lệ gốc tự do bị trung hòa theo nồng độ của mẫu cao

50

ethyl acetat
Hình 3.17 Đồ thị sự phụ thuộc tỉ lệ gốc tự do bị trung hòa theo nồng độ của mẫu cao

51

dicholoromethan
Hình 3.18 Đồ thị sự phụ thuộc tỉ lệ gốc tự do bị trung hòa theo nồng độ của mẫu cao


52

n-buthanol
Hình 3.19 Đồ thị sự phụ thuộc tỉ lệ gốc tự do bị trung hòa theo nồng độ của mẫu
quercetin

52


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1. Vị trí phân loại chi Camellia L. ........................................................................ 3
1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Camellia L. ............................................... 3
1.2.1. Đặc điểm hình thái thực vật chi Camellia L...................................................... 3
1.2.2. Đặc điểm phân bố chi Camellia L. .................................................................... 9
1.3. Thành phần hóa học chi Camellia L .............................................................. 11
1.4. Về tác dụng, công dụng của chi Camellia L .................................................. 13
1.4.1. Công dụng........................................................................................................ 13
1.4.2. Tác dụng chống oxy hóa.................................................................................. 13
1.5. Một số nét về cây Trà hoa vàng cúc phương (Camellia cucphuongensis) .. 14
1.5.1. Tên khoa học ................................................................................................... 14
1.5.2. Đặc điểm hình thái và phân bố ........................................................................ 14
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 16
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị .................................................................................. 16
2.1.1. Nguyên liệu...................................................................................................... 16

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................ 16
2.1.3. Hóa chất, dung môi.......................................................................................... 16
2.1.4. Máy móc, thiết bị và dụng cụ .......................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 18
2.2.1. Giám định tên khoa học và đặc điểm thực vật của cây nghiên cứu ................ 18
2.2.2. Định tính các nhóm chất hữu cơ thường gặp bằng phản ứng hóa học ............ 18
2.2.3. Định lượng polyphenol toàn phần trong lá ...................................................... 22
2.2.4. Chiết xuất, phân lập 2-3 hợp chất từ phân đoạn tiềm năng ............................. 25


2.2.5. Nghiên cứu tác dụng sinh học ......................................................................... 26
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 28
3.1. Nghiên cứu thực vật học Trà hoa vàng cúc phương .................................... 28
3.1.1. Đặc điểm hình thái........................................................................................... 28
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu thân ..................................................................................... 31
3.1.3. Bột lá................................................................................................................ 32
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học..................................................................... 32
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học ............................... 32
3.2.2. Định lượng polyphenol toàn phần trong lá ...................................................... 35
3.2.3. Chiết xuất, phân lập 2-3 hợp chất từ phân đoạn tiềm năng ............................. 40
3.2.4. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được ................................................ 43
3.3. Kết quả thử tác dụng thu dọn gốc tự do DPPH in vitro của cao tổng và cao
phân đoạn lá Trà hoa vàng cúc phương ở các phân đoạn .................................. 49
3.3.1. Đối với mẫu cao ethanol 96% ......................................................................... 49
3.3.2. Đối với mẫu cao n-hexan................................................................................. 49
3.3.3. Đối với mẫu cao ethyl acetat ........................................................................... 50
3.3.4. Đối với mẫu cao dichloromethan .................................................................... 51
3.3.5. Đối với mẫu cao n-buthanol ............................................................................ 52
3.3.6. Đối với mẫu đối chứng dương quercetin ........................................................ 52
PHẦN 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 54

4.1. Về thực vật ....................................................................................................... 54
4.2. Nghiên cứu thành phần hóa học..................................................................... 55
4.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học......................................................................... 56
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 58
5.1. Nghiên cứu về thực vật học của Trà hoa vàng cúc phương ........................ 58
5.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của lá Trà hoa vàng cúc phương ............ 58
5.3. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của lá Trà hoa vàng cúc phương
bằng phép thử DPPH ............................................................................................. 58
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 59


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 60
Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................... 60
Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................................... 61
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bộ dữ liệu phổ của hợp chất CC1
Phụ lục 2: Bộ dữ liệu phổ của hợp chất CC2
Phụ lục 3: Bộ dữ liệu phổ của hợp chất CC3
Phụ lục 4: Bộ dữ liệu phổ của hợp chất CC4
Phụ lục 5: Tiêu bản khô cây Trà hoa vàng cúc phương
Phụ lục 6: Bài báo đăng trên Tạp chí Dược học số 03/2019 (Số 515 năm 59), tr.
62-67
Phụ lục 7: Ảnh cây Trà hoa vàng cúc phương ở thực địa
Phụ lục 8: Phiếu giám định tên khoa học và chứng nhận lưu mẫu tiêu bản


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trà hoa vàng (Camellia spp.) hay còn gọi là Kim hoa trà – là loài trà có hoa màu
vàng thuộc chi Camellia L. được xem là một nguồn gen tự nhiên vô cùng quý hiếm
[31]. Trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về Trà

hoa vàng, đã bào chế thành công nhiều sản phẩm dùng để phòng và chữa bệnh có
nguồn gốc từ Trà hoa vàng, mang lại giá trị kinh tế cao. Trong lá, hoa của Trà có nhiều
thành phần như flavonoid, saponin, polyphenol, acid amin, các nguyên tố vi
lượng…mang lại lợi ích to lớn về sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng Trà có tác
dụng hạ huyết áp, giảm đường huyết, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng
cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ [26], [32], [38]. Trong đó, hợp chất
polyphenol, đặc biệt là EGCG đang được quan tâm nhiều nhất trong Trà hoa vàng, tập
trung chủ yếu vào nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của polyphenol và tác dụng ức
chế sự phát triển của các tế bào ung thư [38], [51].
Tại Việt Nam cho cho đến nay đã phát hiện 31 loài Camellia L. có hoa màu vàng
[12], [24], [36], [44], [45], [46]. Trong một chuyến đi thực địa tại vườn quốc gia Cúc
Phương, một loài Trà hoa vàng đã được nhóm nghiên cứu phát hiện, loài này đã được
mô tả bởi Lê Hải Ninh và cộng sự [45], loài này mọc tại vườn quốc gia Cúc Phương và
cũng được nhân dân tại đây và các vùng lân cận trồng và thu hái sử dụng rất nhiều.
Người dân ở đây dùng loài Trà hoa vàng này hãm với nước thay nước uống hàng ngày,
theo chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của người dân nơi đây sử dụng nước sắc lá Trà hoa
vàng còn có các tác dụng như: hạ mỡ máu, hạ huyết áp, phòng chống tai biến, phòng
ngừa ung thư, hưng phấn thần kinh, lợi tiểu, giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa
động mạch, tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống dị ứng. Bên cạnh những chia
sẻ thiết thực của người dân địa phương về tác dụng của Trà hoa vàng tại vườn quốc gia
Cúc Phương thì cho đến nay, chưa có bất kì nghiên cứu nào về đặc điểm vi học, thành
phần hóa học và các tác dụng sinh học của Trà hoa vàng tại vườn quốc gia Cúc
Phương được thực hiện. Do đó, việc nghiên cứu nhằm bổ sung về thực vật, thành phần
hóa học và tác dụng sinh học của Trà hoa vàng cúc phương là hết sức cần thiết, góp

1


phần tìm hiểu và khai thác các giá trị của loài Trà hoa vàng này một cách hiệu quả
nhất.

Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và đánh giá tác dụng chống oxy hóa in
vitro của lá Trà hoa vàng cúc phương (Camellia cucphuongensis Ninh &
Rosmann)” được thực hiện với các mục tiêu sau:
 Nghiên cứu về thực vật học của Trà hoa vàng cúc phương.
 Nghiên cứu thành phần hóa học của lá Trà hoa vàng cúc phương.
 Đánh giá tác dụng thu dọn gốc tự do DPPH in vitro của lá Trà hoa vàng cúc
phương.
Để thực hiện được mục tiêu trên đề tài triển khai các nội dung như sau:
1.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, đặc điểm vi học và giám định tên khoa học

của Trà hoa vàng cúc phương.
2.

Định tính một số nhóm chất chính trong lá Trà hoa vàng cúc phương bằng

các phản ứng hóa học đặc trưng.
3.

Chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của 2-3 chất trong

lá Trà hoa vàng cúc phương.
4.

Định lượng polyphenol toàn phần trong lá Trà hoa vàng bằng phương pháp

đo quang sử dụng catechin hoặc acid gallic.
5.


Đánh giá hoạt tính thu dọn gốc tự do DPPH của cao chiết tổng và cao

phân đoạn (n-hexan, dichloromethan, ethyl acetat, n-buthanol và ethanol 96%) của lá
Trà hoa vàng cúc phương.

2


PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại chi Camellia L.
Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan [20], vị trí phân loại của chi
Camellia L. có thể được tóm tắt như sau:
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta).
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Sổ (Dilleniidae)
Bộ: Chè (Theales)
Họ: Chè (Theaceae)
1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Camellia L.
1.2.1. Đặc điểm hình thái thực vật chi Camellia L.
Cây bụi hoặc cây nhỏ, thường xanh, cành nhẵn hay có lông. Lá thường có cuống,
đơn, mọc so le, không có lá kèm; chóp lá nhọn, có đầu nhọn hoặc kéo dài thành đuôi;
gốc lá hình nêm hẹp, nêm rộng, tròn hay hình tim; mép có răng cưa nhọn hoặc tù. Hoa
đều, lưỡng tính, kích thước lớn hoặc nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa
màu đỏ, trắng hoặc vàng. Cuống hoa ngắn hoặc gần như không có cuống. Lá bắc 2-10,
mọc xoắn trên cuống hoa. Cánh hoa 4-19, hợp một phần ở gốc cùng với vòng nhị
ngoài. Nhị nhiều, dính với nhau ở phía gốc, vòng nhị phía trong rời nhau, chỉ nhị dài.
Bầu trên, 1-5 ô, vòi nhụy 1-5, dạng sợi, rời hoặc dính nhau; bầu và vòi nhụy nhẵn hay
phủ lông mịn. Quả nang, hình cầu dẹt hoặc hình trứng, khi khô chẻ ô từ trên xuống

thành 3, 4 hay 5 mảnh; có trụ hay không; vỏ quả dày hay mỏng, hóa gỗ. Hạt 1 đến
nhiều hạt trong mỗi ô, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ hạt màu nâu, nâu hạt giẻ
nhạt hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn [2], [9], [10], [18].
* Đặc điểm thực vật của một số loài Trà hoa vàng ở Việt Nam
Theo mô tả về trong khóa phân loại trong thực vật chí Trung Quốc [43] các đặc
điểm chính dùng xác định các loài Trà hoa vàng là hình dạng, kích thước lá, cách mọc
của hoa, cuống hoa, số lượng lá bắc, bề mặt lá bắc, đài hoa, tràng hoa, số lượng cánh
hoa, cách dính vòi nhụy, bề mặt bầu, bề mặt chỉ nhị… Dưới đây là đặc điểm thực vật
của một số các loài Trà hoa vàng đã được tìm thấy và công bố ở Việt Nam.

3


Camellia tonkinensis (Pit.) Cohen-Stuart - Trà hoa vàng ở Ba Vì là cây gỗ nhỏ,
cao 3-5m, mọc rải rác trong rừng. Thân tròn, thẳng, có màu trắng nhờ, cành non và
ngọn non có màu nâu đỏ. Cây sinh trưởng thường xuyên nhưng tốc độ chậm, có rễ cọc
to và dài, ăn sâu. Lá hình trái xoan dài, đầu lá nhọn, lá dài 9,5-14,5 cm, rộng 3,5-5,0
cm, lá đơn mọc cách không có lá kèm, lá non màu nâu đỏ và mọc chúc xuống rất đặc
trưng. Hệ gân lá nổi cả 2 mặt, có 8- 9 đôi, gân phụ hợp mép; phiến lá dày, cứng và dài,
mép lá có răng cưa. Cây có hoa màu vàng tươi, hoa lưỡng tính, hoa to, đường kính hoa
6-8cm, hoa nở lâu tàn, có thể duy trì được 8-10 ngày. Mùa hoa từ tháng 10 đến tháng
12. Sống trong rừng thứ sinh đang phục hồi, chỉ còn lại ở ven một số khe suối sườn
Tây núi Ba Vì, nơi có độ cao 300-500m so với mặt biển [13].
Camellia euphlebia Merr. ex Sealy - Trà hoa vàng phân bố tự nhiên tại Sơn
Động (Bắc Giang) là loài cây gỗ nhỏ, vỏ nhẵn màu xám mốc; lá có dạng hình trứng
thuôn dài, mép lá có răng cưa dài, mặt trên lá nhẵn bóng, có màu xanh thẫm, mặt dưới
xanh nhạt, hơi ráp. Gốc lá hình nêm hay tù, đầu lá hơi nhọn, lá dài bình quân 9-15 cm,
rộng 4-7 cm. Mỗi bên lá có 9-12 gân, gân lá hợp cách mép lá 0,2 - 0,6cm; hoa màu
vàng tươi, đường kính hoa 5 – 6cm, hoa nở vào tháng 10 đến tháng giêng năm sau; số
lượng hoa trên cây nhiều, hoa mọc ở đầu cành hay nách lá. Trà hoa vàng ở Sơn Động

cũng thường mọc ven khe suối, trong rừng thứ sinh nghèo, ở độ cao so với mặt biển là
300- 350m; dưới độ tàn che 0,6-0,7; chiều cao trung bình của rừng là 12,3m [4].
Camellia flava (Pitard) Sealy - Là loài cây gỗ nhỏ, cao 3-8 m. Lá hình trứng
hay elip dài 6-15 cm, rộng 3-6 cm, có mũi nhọn dài 1,8cm; gốc lá hình tim; gân bên
gồm 5-7 cặp; chất lá mỏng, bóng và dai. Hoa màu vàng nhạt, có cuống dài 3-5 mm, có
lông. Loài Trà hoa vàng này mọc ở các thung lũng ẩm trong rừng thường xanh trên núi
đá vôi ở độ cao 200-400 m (khu vực trung tâm Bống của vườn quốc gia Cúc Phương)
[4].
Camellia crassiphylla Ninh et Hakoda - Trà vàng lá dày Ninh et Hakoda: Cây
gỗ nhỏ; cao 3-5 m; cành non và già màu nâu, nhẵn. Lá có cuống dài 1,7-2,5 cm, không
lông, phiến lá hình bầu dục rộng hoặc bầu dục, dài 17,3-25,1 cm, rộng 9,1-13 cm, xanh
đậm và láng ở mặt trên, xanh sáng ở mặt dưới, có nhiều điểm tuyến màu đen, lá dày,
gốc lá tròn hoặc tim nông, chóp lá tù, mép lá có răng cưa lõm nông, gân bên 8- 9 cặp.

4


Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đường kính khi nở khoảng 4-4,3 cm.
Cuống hoa dài 3-5 mm, phủ ở trên 2-3 lá bắc con, có lông. Lá đài 5, có lông. Tràng
hoa gồm 9-10 cánh, các cánh bên ngoài có lông mịn ở mặt lưng, các cánh bên trong
hình bầu dục thuôn, có lông mịn, hợp với bộ nhị khoảng 2-3 mm ở gốc. Bộ nhị nhiều,
dài 1,6-1,7 cm, nhẵn, các chỉ nhị bên ngoài hợp với nhau khoảng 5 mm từ gốc và tạo
thành ống ngắn. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn tạo thành bầu 3 ô, nhẵn, vòi nhụy 3, rời, dài
khoảng 1 cm. Quả hình cầu dẹp, khía 3 rãnh, đường kính 4,5-4,7 cm, cao 2,5- 2,7 cm.
Quả 3 ô, 1-3 hạt trong mỗi ô, vỏ quả dày 2-3 mm. Hạt dài 2,2-2,4 cm, 2-3 mặt, không
lông. Phân bố ở Tam Đảo – Vĩnh Phúc [12].
Camellia tamdaoensis Hakoda et Ninh – Trà vàng Tam Đảo: Cây bụi hoặc cây
gỗ nhỏ, cao 2 - 4 m, cành non màu nâu nhạt, có lông mịn, cành già nhẵn. Lá có cuống,
dài 7-9 mm, nhẵn, phiến lá hình bầu dục thuôn hoặc bầu dục rộng, dài 14,0-15,5 cm,
rộng 5,0-7,0 cm, mặt trên phiến lá màu xanh đậm, láng, không lông, mặt dưới màu

xanh tía đỏ, không lông, có nhiều điểm tuyến màu nâu đen, gốc lá hình nêm hoặc gần
tròn, chóp lá có mũi nhọn, mép lá có răng cưa cùn hay nhọn, cách nhau không đều và
thưa dần về phía gốc lá, gân bên 7-9 cặp, lõm sâu ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới. Hoa
màu vàng, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đường kính khi nở khoảng 3,5-4 cm. Cuống
hoa dài 5-7 mm. Lá bắc 5. Lá đài 5, hình móng hay gần tròn, có lông ở mặt trong và
mép. Cánh hoa gồm 11-12 cánh, gần tròn, trứng ngược hoặc bầu dục, dài 1,4-2,2 cm,
cả hai mặt đều có lông, các cánh hoa hợp với nhau và với bộ nhị 1-5 mm ở gốc. Bộ nhị
cao 1,5-1,7 cm, hợp vòng ngoài khoảng 9 mm, chỉ nhị bên trong rời, có lông ở gốc. Bộ
nhụy gồm 3-4 lá noãn, 3-4 ô, không lông. Vòi nhụy 3 hoặc 4, rời, dài khoảng 2,2 cm,
không lông. Quả hình cầu dẹt, khía 3 rãnh, đường kính 4 cm, cao 2,3 cm. Quả 3 ô, 3
hạt trong mỗi ô, vỏ quả dày 2 mm; Hạt có dạng bán cầu hay nêm, dài 1,5-1,7 cm, vỏ
hạt nhẵn. Mùa ra hoa: Mùa đông. Phân bố: Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo) [12].
Camellia petelotii (Merr.) Sealy - Trà vàng pêtêlô Sealy: Cây bụi hoặc cây gỗ
nhỏ, cao 3-5 m, cành non màu xám nhạt, nhẵn. Lá có cuống, dài 1,3-2 cm, lõm phía
trên, nhẵn, lá dạng da, dày, hình bầu dục thuôn, đôi khi hình bầu dục hoặc thuôn, dài
13,5-17 cm, rộng 5-6 cm, mặt trên phiến lá màu xanh đậm, mặt dưới xanh sáng với
nhiều điểm tuyến màu nâu nhạt, nhẵn, gốc lá hình nêm hoặc nêm rộng, chóp lá có mũi

5


nhọn, mép lá có răng cưa nhọn nhưng cách nhau không đều, gân bên 10-12 cặp. Hoa
màu vàng, mọc đơn độc ở đầu các cành non, đường kính khi nở khoảng 4,7 cm. Cuống
hoa to, dài 1-1,2 cm, trên mang khoảng 9-10 lá bắc con xếp sít nhau, hình vẩy hoặc
hình trứng rộng, cao 1,5-3 mm, rộng 3-5 mm, mép và mặt trong có lông. Lá đài 5, hình
trứng rộng ngược, cao 6-8 mm, rộng 5-9 mm, có lông như ở lá bắc, lá bắc và lá đài tồn
tại khi quả chín. Cánh hoa gồm 14 cánh, hình trứng rộng ngược, bầu dục, dài 1,7-3 cm,
rộng 1,5-1,8 cm. cánh hoa bên ngoài có lông mịn màu trắng ở mặt ngoài, tất cả hợp
với nhau và với bộ nhị khoảng 8 mm ở gốc. Bộ nhị nhiều, cao khoảng 2,3 cm, hợp
vòng ngoài khoảng 1,3 cm, chỉ nhị bên trong rời, có lông. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp

thành bầu 3 ô, cao 2-3 mm, không lông, vòi nhụy 3, rời, dài 1,5-2 cm, không lông. Quả
hình cầu dẹt, đường kính 4-5 cm, cao 2,8-3,2 cm. Hạt dài 1-2 cm, có lông. Mùa ra hoa:
Mùa đông tới đầu mùa xuân năm sau. Phân bố: Vĩnh Phúc, VQG Tam Đảo [12].
Camellia phanii Hakoda et Ninh – Trà vàng Phan. Cây gỗ nhỏ, cao 4-5 m.
Cành nhỏ màu nâu sáng, không lông. Lá bầu dục, có cuống dài 1-1,2cm, không lông,
gân bên 8-10 cặp. Hoa mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đường kính khi nở 4,0- 6,0 cm.
Cuống hoa dài 1-1,5 cm, phủ ngoài bởi 5-6 lá bắc con hình móng, xếp xoắn, có lông ở
mép. Lá đài 5, hình vẩy đến gần tròn, cao 7 mm, rộng 10-11 mm, mặt trong có lông
mịn. Lá bắc và lá đài không rụng ở quả. Cánh hoa gồm 14-19 cánh, hình trứng rộng,
có lông ở cả hai mặt, các cánh hoa hợp với nhau và với bộ nhị 2-10 mm. Bộ nhị nhiều,
cao 2,5 cm, hàn liền ở vòng ngoài khoảng 4/5 chiều dài (2 cm) tạo thành ống chỉ nhị,
chỉ nhị bên trong rời, có lông. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu 3 ô, không lông.
Vòi nhụy 3, rời, dài 2,2-2,5 cm, không lông. Quả gần hình cầu, 3 ô, 1-4 hạt trong mỗi
ô, Vỏ quả dày 4-5 mm. Hạt dài 1-1,8 cm, có lông. Phân bố ở Thái Nguyên (Tân Thái,
Đại Từ) [12].
Camellia hakodae Ninh - Cây gỗ nhỏ, cao 3-4 m. Cành non màu nâu nhạt, nhẵn.
Lá có cuống dài 8-15 mm, nhẵn, phiến lá hình bầu dục, bầu dục rộng hoặc thuôn, dài
23,5-29 cm, rộng 9-11,5 cm, xanh đậm và láng ở mặt trên, xanh sáng ở mặt dưới với
nhiều điểm tuyến màu đen, cả hai mặt đều không lông, lá dạng da, dày, gốc lá hình
nêm hoặc tròn, chóp lá có mũi nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ cách đều nhau, hệ gân
lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 12-16 cặp. Hoa màu vàng, mọc ở đầu

6


cành hoặc nách lá, đường kính khi nở khoảng 6-8 cm. Cuống hoa dài 1-1,2 cm mang
5-6 lá bắc hình móng hoặc hình vẩy, cao 1-4 mm, rộng 2-7 mm, mép và mặt trong lá
bắc có lông. Lá đài 5, hình vẩy đến gần tròn, cao 4-6 mm, rộng 7-12 mm, mép và mặt
trong có lông. Tràng hoa gồm 16-17 cánh, gần tròn đến bầu dục, dài 2-5,3 cm, rộng
2,3-3,5 cm, có lông ở mặt trong và thưa dần ở các cánh bên trong. Bộ nhị nhiều, cao 44,5 cm, các chỉ nhị vòng ngoài, dính nhau 1,4-2,1 cm, chỉ nhị bên trong rời, có lông.

Bộ nhụy gồm 4 hoặc 5 lá noãn hợp thành bầu 4-5 ô, không lông, vòi nhụy 4 hoặc 5,
rời, dài 3,2-3,5 cm, không lông. Quả gần dạng cầu, đường kính 5-6 cm, cao 4-4,5 cm,
3-4 hạt trong mỗi ô, vỏ quả dày 4,5- 6,5 mm. Hạt dài 2,2 cm, có lông. Phân bố: Tam
Đảo – Vĩnh Phúc [12].
Camellia hirsuta Hakoda et Ninh - Trà vàng nhiều lông: Cây gỗ nhỏ, cao 4-5
m. Cành non phủ đầy lông dài. Lá có cuống gần tròn, dài 4-8 mm, có lông dày như ở
cành, phiến lá thuôn, dài 16-17,5 cm, rộng 4,7-5,5 cm, mặt trên lá màu xanh đậm, có
lông dày trên gân chính phía gốc lá, mặt dưới xanh hơi vàng và có lông, đặc biệt dày
hơn trên gân chính, gốc lá hình nêm hoặc tim nông, chóp lá có đuôi dài 1,7-2 cm, mép
lá có răng cưa, gốc lá nguyên, hệ gân rõ, gân bên 10-13 cặp. Hoa màu vàng nhạt, mọc
đơn độc ở đầu cành non, đường kính khi nở 4-5 cm. Cuống hoa dài 5 mm, mang 8-10
lá bắc hình móng, cao 1-3 mm, có lông ở mặt ngoài và mép. Lá đài 5-6, gần tròn, cao
4- 6 mm, phủ lông dày ở mặt trong và thưa ở phía ngoài. Cánh hoa gồm 9-12 cánh,
gần tròn, hình trứng ngược hoặc hình trứng, dài 1,2-3,8 cm, rộng 1,2-2,6 cm, các cánh
có lông ở mép, hợp với nhau 2-9 mm ở gốc. Bộ nhị nhiều, cao 2,6 cm, chỉ nhị bên
ngoài hợp với nhau khoảng 1,1cm ở gốc, chỉ nhị bên trong rời, có lông dày. Bộ nhụy
gồm 3 lá noãn tạo thành bầu 3 ô, cao 3 mm, có lông dày đặc, vòi nhụy 3, rời, dài 2,2
cm, có lông thưa khoảng 2 mm ở phần gốc. Quả hình cầu, có đường kính 2,5-4,2 cm,
cao 2,0-2,8 cm, cuống quả còn mang các lá bắc và lá đài tồn tại, vỏ quả dày 2-3 mm,
khi khô nứt thành 3-4 mảnh. Hạt dạng bán cầu hay hình nêm, 1,6-1,8 cm, màu nâu,
nhẵn. Mùa ra hoa: Mùa đông đến xuân. Phân bố: VQG Tam Đảo. Ngoài ra loài này
còn gặp ở Đại Từ, Thái Nguyên [12].
Camellia bugiamapensis Orel, Curry, Luu & Q. D - Cây bụi, gỗ nhỏ đến nhỡ
lâu năm, phân cành thưa thớt, cao đến 7 m, đường kính gốc thân cây to đến 20 cm.

7


Chồi non nhẵn, có màu xanh nhạt, sau đó chuyển dần từ xám qua màu nâu, nhẵn. Cành
trưởng thành đồng màu. Cuống lá cong hình lưỡi liềm, ngắn và dày từ 1-1,5(2) cm x

0,3 -0,5 cm, mép có màu xanh nhạt, gần giữa có màu xanh, ở những lá già hơn thì có
màu nâu, thỉnh thoảng có thể bần, như một rãnh dài chạy dọc theo trục bên. Lá non
đang phát triển màu xanh nhạt, rất dễ nhận thấy, trơn nhẵn, dạng elip đến ovan và mép
lá có răng cưa không đều. Lá trưởng thành hình elip đến ovan, và elip rộng, kích thước
từ 18-27,5 (29,5) x 12-14(15) cm, mép lá có răng cưa bất thường không đều. Hoa
dường như hình thuôn, mọc ở tận cùng, đơn độc hoặc mọc theo chùm với 3-5 bông nụ.
Hoa chín hoặc già cỗi sắp tàn có sự tương phản mạnh mẽ của cách hoa bị bẻ gập ra
bên ngoài để lộ phần nhị đực. Nụ hoa không nhiều lắm, hình cầu không đồng đều, màu
vàng tối với những vẩy nổi. Hoa có kích thước 4 x 2(2,5) cm, khi chín nhìn toàn bộ
hoa như một cái đấu màu vàng rất đẹp, với 9- 11 cánh hoa nổi bật bởi sự bẻ gập cánh
hoa và sắp sếp lộn xộn không đều nhau. Nhị đực nhiều màu vàng sáng từ 50-100. Quả
chín hình cầu không đều nhau. Mùa ra hoa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Phân bố ở
Bình Phước [26].
Camellia capitata Orel, Curry & Luu - Cây bụi, gỗ nhỏ đến nhỡ lâu năm, phân
cành thưa thớt, cao đến 5 m. Chồi non nhẵn, có màu xanh nhạt, sau đó chuyển dần từ
xám qua màu nâu, nhẵn. Cành trưởng thành đồng màu. Cuống lá màu xanh đậm, cong
hình lưỡi liềm, ngắn và dầy từ 1-1,5(1,8) cm x 0,2-0,4 cm, có lông mịn màu trắng,
giữa có một rãnh nông chạy dài chạy dọc theo trục bên. Lá trưởng thành hình elip đến
ovan, thỉnh thoảng hình thuôn đến hình trứng ngược, kích thước 24-27 cm x 10-12 cm.
Hoa không cuống, hình tròn, thỉnh thoảng không đều như hình vuông, mọc ở tận cùng,
dường như đơn độc, không mùi. Hoa già cỗi sắp tàn có sự tương phản mạnh mẽ của
cách hoa bị bẻ gập ra bên ngoài; lá bắc hoa dễ nhận thấy. Nụ hoa nhiều, hình cầu mọc
thành từng cụm theo kiểu dạng tán hình cầu không đồng đều chiều dài hơn rộng; Nụ
hoa nhô lên trên đỉnh ban đầu với màu đỏ tối với những đường viền mép màu vàng,
muộn một chút sau này sẽ chuyển sang màu hơi hơi đỏ nhạt hơn với sắc tố màu vàng.
Hoa thất thường, dường như hình vuông đường kính 5-5,5 cm màu vàng nhạt hơi đục,
có lớp sáp nhẹ bên ngoài và hơi cứng. Hoa chín với 6 cánh hoa xếp thành 2 vòng, với
mép cánh hoa bị bẻ gập bên trong Nhị đực lúc đầu màu vàng sáng, sau đó chuyển sang

8



nâu sáng có hàng 100 cái dài khoảng 1 cm. Mùa ra hoa mới ghi nhận trong tháng 11.
Phân bố ở Cát Tiên, Lâm Đồng [26].
1.2.2. Đặc điểm phân bố chi Camellia L.
*Trên thế giới
Chi Camellia L. có khoảng 280 loài, phân bố chủ yếu ở nhiệt đới và á nhiệt
đới, có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ phía đông dãy
Himalaya tới Nhật Bản và Indonesia.
- Châu Á: Ấn độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Malaysia,
Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Sri-lanka, Trung Quốc, Việt Nam.
- Châu Phi: Burundi, Ethiopia, Kenya, Maritius, Nam Phi, Uganda.
- Nam Mỹ: Argentina, Brazil, Ecuador, Peru.
- Châu Đại Dương: Australia, New-Zeland.
- Châu Âu: Thổ Nhĩ Kỳ, Liên xô (cũ).
Ở Trung Quốc, các loài Camellia đã được quan tâm bảo tồn và phát triển từ khá
sớm. Đến nay có nhiều trung tâm bảo tồn và nghiên cứu phát triển Trà, trong đó có Trà
hoa vàng. Vườn ngân hàng gen Camellia Nam Ninh là nơi lưu giữ bộ sưu tập lớn nhất
Trà hoa vàng (Camellia chrysantha .M.Sealy) trên thế giới. Đây là nơi lưu giữ hơn 20
loài Camellia và 15 thứ trà hoa vàng (Camellia chrysantha .M.Sealy) nhằm bảo tồn,
nghiên cứu, lai tạo giống và nghiên cứu về trồng trọt. Tại đây, có 3000 cá thể được lưu
giữ, từ đó tạo ra 7000 dòng lai từ cây bố mẹ là Trà hoa vàng (Camellia chrysantha
.M.Sealy) và các loài khác trong chi Camellia L.. Có 6 loài trong bộ sưu tập được thu
từ Việt Nam, gồm: C. chrysantha .M.Sealy, C. ptilosperma S. Ye Liang & Q. T. Chen,
C. tunghinensis H.T. Chang, C. murauchii Ninh & Hakoda, C. impressinervis Hung T.
Chang & S. Ye Liang và C. amplexicaulis (Pitard) Cohen-Stuart. Ngoài ra, còn nhiều
vườn khác lưu giữ các loài và giống Camellia, bao gồm: Guilin Botanic Garden
Yanshan - Quảng Tây (20 loài); The Jinhua International Camellia Species Garden Chiết Giang (25 loài); The Fangcheng Golden Camellia Nature Reserve and Gene
Bank - Quảng Tây (28 loài và giống Trà hoa vàng); Kunming Institute of Botany - Vân
Nam (25 loài, trong đó có 8 loài từ Việt Nam), bao gồm: C. crassiphylla Ninh &

Hakoda; C. cucphuongensis Ninh & Rosmann; C. hakodae.M.Sealy; C. rosmannii

9


Ninh; C. vidalii J.C.Rosmann; C. dongnaiensis Orel; C. luteocerata Orel; C. inusitata
Orel, Curry & Luu [12].
*Ở Việt Nam
Việt Nam được các nhà khoa học xác định nằm trong trung tâm đa dạng sinh
học của các loài Trà. Đến nay đã xác định có 61 loài Camellia L., thuộc các nhóm:
Trà, Hải đường, Trà mi, Sở (Trà dầu), trong đó có 30 loài Camellia L. có hoa màu
vàng [12], [24], [36], [46] (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Danh mục các loài Camellia L. có hoa vàng ở Việt Nam
TT

Tên Khoa học

Tên Việt Nam

Phân bố

1.

Camellia aurea Hung T. Chang

Trà hoa vàng kim

VN

2.


Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda

Trà hoa vàng lá dày

VN

3.

Camellia cucphuongensis Ninh & Rosmann

Trà hoa vàng cúc phương

VN

4.

Camellia dalatensis Luong, Tran & Hakoda

Trà hoa vàng đà lạt

VN

5.

Camellia dilinhensis Ninh & V.D.Luong

Trà hoa vàng di linh

VN


6.

Camellia dormoyana (Pierre) Sealy

Trà hoa vàng đo môi

VN

7.

Camellia euphlebia .M.Sealy

Trà hoa vàng tiên yên

VN, TQ

8.

Camellia flava (Pit.) Sealy

Trà hoa vàng nhạt

VN

9.

Camellia chrysantha (Hu) Tuyama

Trà hoa vàng


VN, TQ

Trà hoa gilbert

VN, TQ

10.

Camellia gilbertii (A. Chev. ex Gagnep.)
Sealy

11.

Camellia hakodae Ninh

Trà hoa vàng hako

VN

12.

Camellia hamyenensis .M.Sealy

Trà hoa vàng hàm yên

VN

13.


Camellia hirsute Hakoda & N.Tran

Trà hoa vàng nhiều lông

VN

14.

Camellia huulungensis Rosmann & Ninh

Trà hoa vàng hữu lũng

VN

Trà hoa vàng gân lõm

VN, TQ

15.

Camellia impressinervis Hung T. Chang & S.
Ye Liang

16.

Camellia kirinoi Ninh

Trà hoa vàng kiri

VN


17.

Camellia limonia C.F.Liang & S.L.Mo

Trà hoa vàng da cam

VN, TQ

18.

Camellia murauchii Ninh & Hakoda

Trà hoa vàng murô

VN

19.

Camellia megasepala Hung T.Chang & Tran Trà hoa vàng ba bể

10

VN, TQ


Ninh
20.

Camellia petelotii (Merr.) Sealy


Trà hoa vàng petelot

VN

21.

Camellia phanii Hakoda et Ninh

Trà hoa vàng phan

VN

22.

Camellia quephongensis Hakoda et Ninh

Trà hoa vàng quế phong

VN

23.

Camellia rosmannii Ninh

Trà hoa vàng yên tử

VN

24.


Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda

Trà hoa vàng tam đảo

VN

25.

Camellia thanxaensis Hakoda & Kirino

Trà hoa vàng thần sa

VN

26.

Camellia tonkinensis (Pit.) Cohen-Stuart

Trà hoa vàng bắc bộ

VN

27.

Camellia tienii Ninh

Hải đường hoa vàng

VN


Trà hoa vàng vũ quang

VN

Trà hoa vàng hà tĩnh

VN

Trà hoa vàng xuân sơn

VN

Trà hoa vàng pu khang

VN

28.

29.

30.

31.

Camellia vuquangensis Luong, Tran & L. T.
Nguyen
Camellia hatinhensis Luong, Tran & L. T.
Nguyen
Camellia velutina V. T. Pham, V. D. Luong

& Aver.
Camellia pukhangensis D. N. Do, D. V.
Luong, S. T. Hoang & H. T. Le
1.3. Thành phần hóa học chi Camellia L.

Quá trình nghiên cứu về Trà trên thế giới đã được thực hiện từ rất lâu và các
thành phần hóa học của lá Trà đã được mô tả tương đối đầy đủ [34]. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy trong Trà có khoảng 120-130 hoạt chất khác nhau, sắp xếp thành
các nhóm: nhóm đường; nhóm pectin; nhóm tinh dầu; protein và acid amin; các sắc tố;
các chất vô cơ; vitamin; các enzym; chất nhựa; các chất hữu cơ; polyphenol, tanin,
flavonoid [7], [17], [39], [48]. Trong đó, nhóm các hợp chất polyphenol là thành phần
được quan tâm nhiều nhất trong lá Trà. Các polyphenol này chiếm 20 - 35 % trọng
lượng trà khô (ở lá búp non) [27].
Đặc điểm chung của polyphenol là trong phân tử có vòng thơm mang một hay
nhiều nhóm hydroxyl (OH) gắn trực tiếp vào vòng benzen. Tuỳ thuộc vào số lượng và

11


vị trí tương hỗ của các nhóm này mà các tính chất lý hoá học thay đổi. Thành phần
polyphenol của lá Trà rất đa dạng, bao gồm chủ yếu là các flavonoid và tanin.
Các hợp chất polyphenol của lá Trà rất khác với các hợp chất polyphenol được
tìm thấy trong các loại cây khác. Trong đó chiếm đa số là các catechin (catechin (C),
epigallocatechin (EGC), gallocatechin (GC), epigallocatechin gallat (EGCG),
epicatechin (EC), epicatechin gallat (ECG)…). Ngoài ra trong thành phần polyphenol
của Trà còn có một số chất khác với tỉ lệ thấp như các flavonol 12 (quercetin,
kaempferol, rutin…), các dẫn xuất glucosid như myricetin-3-glucosid, kaempferol 3glucosid, myricetin-3–rhamnoglucosid, quercetin-3- hamnoglucosid …[28].
Nhóm hợp chất catechin trong Trà đã được quan tâm nghiên cứu trong thời gian
dài [34]. Catechin của trà thuộc họ flavonoid, nhóm flavan-3-ol. Hàm lượng catechin
trong búp trà cao nhất đạt đến khoảng 30% trọng lượng khô. Trong các hợp chất

catechin được tìm thấy trong Trà xanh, thành phần gallate chiếm đa số (trên 80% tổng
catechin). EGCG là thành phần đặc trưng của Trà, có thể chiếm đến 50% tổng khối
lượng các hợp chất catechin và khoảng 10% tổng khối lượng khô của trà, tiếp theo là
EGC và ECG (chiếm khoảng 10 - 20% tổng catechin) [42]. Các hợp chất catechin (C,
EC, GC) còn lại có hàm lượng thấp và không phải là thành phần đặc trưng của trà do
còn được tìm thấy trong Cacao (Theoboma cacao), Nho (Vitis), Táo (Rhamnaceae),
Hành (Allium)…
Gần đây, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học được thực hiện
trên Trà hoa vàng. Nghiên cứu của Song và các cộng sự đã xác định được hàm lượng
của polyphenol toàn phần, proanthocyanidin, tanin và flavonoid từ dịch chiết aceton/
EtOH/ nước của 6 mẫu Trà hoa vàng: C. impressinervis, C. euphlebia, C. microcarpa,
C. nitidissima, C. tunghinensis, C. chrysantha bằng phương pháp HPLC và LC–ESIMS. Nghiên cứu cho thấy các thành phần hóa học trong lá Trà hoa vàng có sự khác
biệt rõ rệt so với Trà hoa trắng được báo cáo là rất giàu catechin, bao gồm
epigallocatechin gallate (EGCG), epigallocatechin (EGC), epicatechin gallate (ECG),
gallocatechin (GC), epicatechin (EC), và catechin [41].

12


1.4. Về tác dụng, công dụng của chi Camellia L.
1.4.1. Công dụng
Trà xanh (Camellia sinensis) đã được sử dụng như là một phương thuốc trong y
học phương đông từ rất lâu. Nhiều nghiên cứu chi tiết về Trà đã chỉ ra rằng những tác
dụng về mặt dược lý của trà là do sự có mặt rất nhiều của các nhóm hợp chất catechin
trong Trà. Nhiều công trình đã công bố về tác dụng của Trà và các chất chiết từ Trà lên
nhiều bệnh khác nhau như các bệnh ung thư, bệnh về đường tim mạch, bệnh tiểu
đường, bệnh Alzheimer, bệnh Parkison, bệnh béo phì, bệnh sỏi thận, bệnh về đường
tiêu hóa, bệnh răng miệng… Ngoài ra, Trà còn có tác dụng giảm hàm lượng
cholesterol, làm giảm sự nhiễm độc do kim loại, do phóng xạ…[26], [27], [32], [38].
Theo quan niệm của Đông y, Trà (Camellia sinensis) có vị đắng, chát, hơi ngọt,

tính mát, vào kinh can thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, lợi
tiểu. Dùng trong các trường hợp tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ, sốt,
khát nước, ngộ độc rượu [17].
Theo tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [17], Trà (Camellia
sinensis) có tác dụng: chống đái tháo đường, làm tiêu hao năng lượng, chống oxy hóa,
kích thích thần kinh, kích thích não, tăng cường sức làm việc của trí não, tăng cường
và điều hoà nhịp tim, lợi tiểu và kích thích ăn ngon.
Ngoài ra, một số giống Trà còn được dùng làm cây cảnh do lá cây thường xanh
và có hoa màu vàng, trắng, đỏ rất đẹp.
1.4.2. Tác dụng chống oxy hóa
Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định hoạt tính chống oxy hóa chính của Trà xanh
(Camellia sinensis) là do hoạt tính của các hợp chất polyphenol [41]. Khi thực hiện
đánh giá tác dụng chống oxy hóa (antioxidant) của lá Trà xanh Việt Nam theo khả
năng bảo quản dầu hạt cải, các polyphenol thể hiện hoạt tính vượt trội so với các chất
chống oxy hóa đối chứng như vitamin C, vitamin E [3].
Hoạt tính chống oxy hóa của các catechin trong trà, tính theo tỷ lệ mol, trong thử
nghiệm chống lại sự hình thành các gốc tự do DPPH trong dung dịch nước được xếp
theo trật tự giảm dần như sau: epicatechin gallat ≈ epigallocatechin gallat >
epigallocatechin > acid gallic > epicatechin ≈ catechin [40]. Với hàm lượng catechin

13


tổng chiếm khoảng 30% khối lượng khô, trà và dịch chiết trà cũng thể hiện tính chống
oxy hóa rất mạnh trong các thử nghiệm, kết quả tính toán cho thấy thành phần catechin
đóng góp khoảng 70-80% khả năng chống oxy hóa của trà [40].
Gần đây, nhiều nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của Trà hoa vàng đã được
thực hiện. Lixia Song và cộng sự đã tiến hành đánh giá khả năng chống oxy hóa của
polyphenol trong 6 mẫu trà hoa vàng thu hái ở Trung Quốc theo mô hình DPPH, được
phân tích bằng phương pháp HPLC cho thấy có phản ứng rõ rệt giữa các thành phần

catechin trong trà với DPPH thể hiện rõ khi mà các đỉnh tương ứng tồn tại trong sắc ký
đồ ban đầu của các chiết xuất ban đầu biến mất sau khi thêm DPPH [49].
1.5. Một số nét về cây Trà hoa vàng cúc phương (Camellia cucphuongensis)
1.5.1. Tên khoa học
Cây Trà hoa vàng mọc tại vườn quốc gia Cúc Phương, có tên khoa học là
[Camellia cucphuongensis Tran Ninh & J.C. Rosmann] thuộc họ Chè (Theaceae) [13].
1.5.2. Đặc điểm hình thái và phân bố
Cây gỗ nhỏ, cao 3-6m. Lá hình bầu dục dài 6-12cm, rộng 2,5-4,5 cm; đỉnh lá
nhọn dài khoảng 1,5cm; gốc lá tròn hay hình nêm rộng; chất lá dày, bóng và dai; gân
bên 7-9 cặp. Hoa màu vàng nhạt, có cuống dài 5-7 mm, có lông. Mùa hoa kéo dài từ
tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau [13].
Sinh thái
Trà hoa vàng ở vườn quốc gia Cúc Phương thường mọc trong trạng thái rừng
giàu được bảo vệ nghiêm ngặt; chiều cao trung bình của rừng là 15,9m, độ tàn che là
0,73%. Trà hòa vàng tại vườn quốc gia Cúc Phương là cây tầng dưới, chiều cao trung
bình là 1,63m, đường kính gốc trung bình là 2,35cm. Số lượng cây trong trung bình
mỗi ha có 320 cây.
Thành phần cây bụi với chiều cao trung bình là 1,47m. Thảm tươi có thành
phần chủ yếu là Dương xỉ (Ptedophyta), Dứa dại (Pandanaceae), Giềng gió (Zingiber
zerumbet), Ráy (Alocasia), Thiên niên kiện (Homalomena occulta)…, với chiều cao
trung bình là 0,8m. Kết quả điều tra cho thấy Trà hoa vàng ở vườn quốc gia Cúc
Phương thường mọc cùng các loài Bứa (G. oblongifolia), Cà lồ (C. tonkinensis), Gội

14


(Aglaia), Mạy tèo (Dimerocarpus brenieri), Re (Lauraceae), Sảng (Sterculia
coccinea), Vàng anh (Saraca dives).
Trà hoa vàng ở vườn Quốc gia Cúc Phương sống trong điều kiện khí hậu có
nhiệt độ trung bình năm 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là

28,90C, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 16,30C; lượng mưa trung bình năm
là 1856 mm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.
Trà hoa vàng ở vườn Quốc gia Cúc Phương mọc trên đất thịt nhẹ đến thịt trung
bình, độ sâu tầng đất tới 60 cm, đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen
tỉ lệ đá lẫn 10-15%, đất ẩm và chuyển lớp rõ, đất có độ pH là 5,83-5,86 hơi chua, hàm
lượng mùn OM% thấp 0,12-2,3; lượng đạm thấp 0,011-0,156; P2O5 (mg/100g) là 12,714,2 tương đối khá; lượng kali khá từ 8,5-15,1 [10].
Trà hoa vàng ở vườn Quốc gia Cúc Phương có khả năng tái sinh tốt; tái sinh
chồi và hạt có tỷ lệ cao.
Phân bố: chủ yếu tại vườn Quốc gia Cúc Phương, các vùng lân cận và trong
dân gian.
* Ngoài các đặc điểm đã được mô tả ở trên, thì chưa có bất kì nghiên cứu nào về
tiêu chuẩn vi học, thành phần hoá học cũng như các tác dụng sinh học có lợi của Trà
hoa vàng cúc phương; vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này để góp phần tìm hiểu và
khai thác các giá trị của loài Trà hoa vàng này một cách hữu hiệu nhất.

15


×