Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ THỊ THANH HUỆ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ THỊ THANH HUỆ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Lan Hương

THÁI NGUYÊN, 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa được
công bố ở các đề tài nghiên cứu khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả

Ngô Thị Thanh Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả bản luận văn này xin được bày tỏ lòng biết ơn tới
các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lý
Giáo dục khóa 25A - Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình
truyền đạt những tri thức quý báu, dìu dắt giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt
nhiệm vụ của khóa học và luận văn. Đặc biệt, tác giả bản luận văn xin được

cảm ơn chân thành tới thầy giáo - người hướng dẫn khoa học, TS. Vũ Lan
Hương đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để luận văn
này được hoàn thành.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng chí trong Ban Giám
hiệu, các Phòng ban chức năng, cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường: Đại
học Sư phạm Thái Nguyên, đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho công tác khảo
sát và thực nghiệm của tôi. Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình,
người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành
nhiệm vụ khoá học và luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả
Ngô Thị Thanh Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 2

4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG THCS ............... 6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước........................................................................ 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 11
1.2.1. Kiểm tra, đánh giá ................................................................................... 11
1.2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; .................................... 13
1.2.4. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực .................................................................................. 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực ở trường trung học cơ sở ......................................... 15
1.3.1. Vị trí, vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực trong quá trình dạy học ........................... 15
1.3.2. Nguyên tắc, đặc điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo định hướng phát triển năng lực .......................................................... 16
1.3.3. Mục đích kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực .................................................................................. 19
1.3.4. Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định

hướng phát triển năng lực .................................................................................. 19
1.3.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
định hướng phát triển năng lực .......................................................................... 22
1.3.6. Quy trình tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực .................................................................. 24
1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học cơ sở ......................... 25
1.4.1. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
định hướng phát triển năng lực .......................................................................... 25
1.4.2. Tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực .................................................................. 27
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực .................................................................. 28
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo định hướng phát triển năng lực ................................................... 28
1.4.5. Phối hợp giữa các lực lượng trong quản lý hoạt động KT, ĐG kết
quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ......................... 29
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS ....... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.5.1. Quy định pháp lý về KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định
hướng phát triển năng lực .................................................................................. 30
1.5.2. Nhận thức, trình độ năng lực và phẩm chất của CBQL nhà trường........ 31
1.5.3. Nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
giáo viên............................................................................................................. 31
1.5.4. Về chất lượng học sinh ............................................................................ 32

1.5.5. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính .............................................. 32
1.5.6. Ứng dụng CNTT trong KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định
hướng phát triển năng lực .................................................................................. 33
1.5.7. Sự phối hợp của các đơn vị trong KT, ĐG kết quả học tập của HS
theo định hướng phát triển năng lực .................................................................. 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 34
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................ 35
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục THCS huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 35
2.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........ 35
2.1.2. Tình hình giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên ...................................................................................................... 36
2.2. Khái quát hoạt động khảo sát ..................................................................... 38
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 38
2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 39
2.2.3. Khách thể khảo sát ................................................................................... 39
2.2.4. Cách thức xử lý kết quả khảo sát ............................................................. 39
2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.3.1. Thực trạng nhận thức về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo định hướng phát triển năng lực .......................................................... 40

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo định hướng phát triển năng lực ................................................... 42
2.3.3. Thực trạng nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực .................................................................. 44
2.3.4. Thực trạng phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo định hướng phát triển năng lực .......................................................... 47
2.3.5. Thực trạng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực .................................................................. 51
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 54
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học
cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 54
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 57
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 58
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường
trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 61
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các
trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ................................. 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2.6. Đánh giá chung về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung
học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 66
2.6.1. Kết quả đạt được ...................................................................................... 66
2.6.2. Một số hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 69
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................ 70
3.1. Các nguyên tắc thực hiện biện pháp ........................................................... 70
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu............................................................................. 70
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ .......................................................... 70
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ......................................................... 71
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 71
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 71
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 72
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, CMHS và học
sinh của trường THCS về vai trò của KT, ĐG kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực .................................................................. 72
3.2.2. Lập kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng
phát triển năng lực học sinh khoa học, toàn diện .............................................. 76
3.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ KT, ĐG kết quả học tập
của học sinh theo định hướng phát triển năng lực cho đội ngũ CBQL, giáo
viên dựa vào năng lực ........................................................................................ 81
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới quy trình nội dung, phương pháp và hình thức
kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ..... 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2.5. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong KT, ĐG kết quả học
tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ....................................... 90
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động KT, ĐG kết quả học tập
của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ............................................. 93
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 96
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 97
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm .............................................................................. 97
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 102
1. Kết luận ........................................................................................................ 103
2. Khuyến nghị................................................................................................. 105
2.1. Đối với UBND huyện Đại Từ .................................................................. 105
2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Đại Từ .................................................... 105
2.3. Đối với trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ......................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 107
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH


:

Ban giám hiệu

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

CNTT

:

Công nghệ thông tin

CSVC

:

Cơ sở vật chất

ĐG


:

Đánh giá

GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GV

:

Giáo viên

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HK

:

Học kỳ

HS


:

Học sinh

KT

:

Kiểm tra

KT,KN

:

Kiến thức, kỹ năng

QL

:

Quản lý

QLGD

:

Quản lý giáo dục

TCM


:

Tổ chuyên môn

TB

:

Trung bình

TTCM

:

Tổ trưởng chuyên môn

THCS

:

Trung học cơ sở

UBND

:

Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ năm học
2017 - 2018 ........................................................................................ 36
Bảng 2.2. Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về mức độ hiểu biết hoạt
động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực.................................................................. 41
Bảng 2.3. Đánh giá đội ngũ CBQL, GV về thực hiện mục tiêu kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát
triển năng lực ..................................................................................... 43
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng nội dung kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển
năng lực ............................................................................................. 45
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về thực hiện phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát
triển năng lực ..................................................................................... 48
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quy trình kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển
năng lực ............................................................................................. 51
Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ...................... 55
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ............................ 57
Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường
trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên............................. 59
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ......... 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bảng 2.11. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển
năng lực ............................................................................................. 64
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết thực hiện các biện pháp quản lý
hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực .................................................................. 98
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi thực hiện các biện pháp quản lý
hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực ................................................................ 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của HS về mức độ phù hợp của nội dung KT, ĐG
kết quả quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển
năng lực ....................................................................................... 47
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của HS về thực hiện phương pháp kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển
năng lực ....................................................................................... 49
Biểu đồ 2.3. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
KT, ĐG quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển
năng lực ....................................................................................... 65

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết thực hiện các biện pháp quản
lý .................................................................................................. 99
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi thực hiện các biện pháp quản lý .. 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng dạy học hiện nay là chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức
sang hình thành các năng lực ở người học, hoạt động dạy hướng vào tích cực
hóa người học. Để đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực người học
thì đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ được xem là một khâu đột phá. Kiểm tra đánh
giá là một khâu của quá trình giáo dục. Từ việc thu thập và xử lý thông tin
phản hồi qua kiểm tra đánh giá sẽ giúp người giáo viên điều chính phương
pháp, kĩ thuật dạy học của mình, đồng thời giúp cán bộ quản lý giám sát quá
trình giáo dục, phát hiện vấn đề, đưa ra các quyết định kịp thời nhằm chỉ đạo
các hoạt động giáo dục. Như vậy kiểm tra đánh giá góp phần vào nâng cao
chất lượng giáo dục.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”
đã đề ra các giải pháp nhằm thực hiện đổi mới giáo dục, trong đó có giải pháp:
“Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng
giáo dục” [13]. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học.
Thực chất của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh hiện nay là đổi
mới cách kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực. Cách đánh
giá này đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục, giáo viên phải có cách tiếp cận mới

trong việc đánh giá học sinh phổ thông, trong đó có học sinh THCS, có biện
pháp quản lý, phương pháp dạy học phù hợp với việc kiểm tra đánh giá học
sinh một cách khoa học, đảm bảo tính trung thực khách quan.
Trong nhiều năm qua, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên đã đạt được những kết quả quan trọng, giáo viên tích cực đổi mới
phương pháp dạy học hiện đại, chủ động sáng tạo chú trọng hình thành năng lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chung và riêng của học sinh, các chuyên đề chuyên môn về kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng được tập huấn,
triển khai một cách chi tiết, cụ thể. Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh được thực hiện chặt chẽ, đánh giá năng lực và sự tiến bộ
của học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Một
bộ phận giáo viên chưa thực hiện tốt quy trình kiểm tra, đánh giá; việc kết hợp
giữa các phương pháp kiểm tra chưa thường xuyên, thực hiện quy chế kiểm tra,
đánh giá có lúc chưa nghiêm túc, kết quả kiểm tra đánh giá chưa phản ánh đúng
thực trạng chất lượng dạy; công tác tổ chức thi, kiểm tra có lúc chưa chặt chẽ,
khoa học, một bộ phận giáo viên còn lúng túng trong xây dựng ma trận đề. Điều
đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song để cải thiện
chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phụ thuộc
vào công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đại Từ. Xuất
phát từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các
trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các
trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, luận văn đề xuất một số biện
pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2. Khách thể nghiên cứu
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THCS.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học theo định hướng
phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã đạt
những kết quả quan trọng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại bất cập. Nếu đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc
điểm tâm lý của học sinh ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường
THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường
THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi thời gian: Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018.
6.2. Phạm vi không gian: Do nguồn lực có hạn nên đề tài được triển
khai nghiên cứu trong phạm vi 5 trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên (gồm trường THCS Khôi Kỳ, THCS Bình Thuận, THCS Mỹ Yên;
THCS Hùng Sơn, THCS Nguyễn Tất Thành).
6.3. Khách thể điều tra: 25 CBQL, 150 giáo viên, 220 học sinh của 5
trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa nhằm phân loại tài liệu văn bản có liên quan đến quản lý hoạt động kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở
trường THCS để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát
thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập và quản lý hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng
lực ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn CBQL và GV, nhằm thu
nhận các thông tin bổ sung cho hoạt động điều tra bằng phiếu hỏi, để rút ra
những nhận xét sâu hơn về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp quan sát: Bằng dự giờ, quan sát hoạt động kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của GV đối với HS; HS với HS để tìm hiểu thực trạng quản
lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng
phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hồ sơ quản lý, hồ sơ
GV…để tìm hiểu thực trạng đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường
THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia để khảo nghiệm
tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường
THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê
Dùng các phương pháp thống kê toán học và phần mềm thống kê để xử
lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng và đề xuất biện
pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên. Bảng số liệu, biểu đồ, phân tích thực nghiệm,... giúp cho các kết quả
nghiên cứu trở nên chính xác, có ý nghĩa và đảm bảo độ tin cậy.
8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Những năm 50 đến 70 của thế kỷ XX, xuất phát từ nhiệm vụ nâng cao
chất lượng dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, vấn
đề KT, ĐG được nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ đánh giá tri thức nhằm hoàn
thiện quá trình dạy học. Tiêu biểu là các nhà giáo dục người Nga như V.M.
Palonxky với chương trình: “Những vấn đề dạy học của việc đánh giá tri thức,
kỹ năng”, F.I.Perovxki với “Cơ sở và thực tiễn của kiểm tra tri thức”. Năm
1956, Benjamin S. Bloom và các cộng sự của mình đã tiến hành phân loại
mục tiêu giáo dục trong lĩnh vực nhận thức, có tác dụng quan trọng trong lý

luận đánh giá giáo dục và hoàn thiện việc học tập. Cuốn sách “Nguyên tắc
phân loại mục tiêu giáo dục: Lĩnh vực nhận thức” [6] của Bloom được trình
bày 2 phần, nổi bật ở phần 2 về 6 cấp độ nhận thức: Biết, hiểu, vận dụng,
phân tích, tổng hợp, đánh giá, cuốn sách là kim chỉ nam trong việc phân loại
mục tiêu giáo dục để xây dựng quy trình KT, ĐG giáo dục hiện nay. Những
năm gần đây, lĩnh vực nghiên cứu đánh giá và đo lường trên thế giới đạt
những thành tựu đáng ghi nhận, được tiếp cận theo quan điểm trường phái
khác nhau song các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của KT,
ĐG, xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn, quy trình KT, ĐG phù hợp với hệ
thống giáo dục của từng quốc gia.
Nghiên cứu lý thuyết chung về đánh giá trong lớp học như công trình của
C.A. Paloma và Robert L. Ebel “Measuring Educational Achievement” (Đo
lường thành tích giáo dục) mô tả rất chi tiết phương pháp đo lường đánh giá
học sinh ở các trường phổ thông ở Mỹ. Qua công trình này cho thấy việc về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đánh giá học sinh cần tập trung vào đánh giá các năng lực được học sinh thể
hiện trong quá trình kiểm tra và đánh giá [38].
Cuốn “Measurement and Evaluation in Teaching” (Đo lường và đánh giá
trong dạy học) của Norman E. Gronlund giới thiệu tới GV và những người
đang theo học nghiệp vụ sư phạm về những nguyên tắc và quy trình đánh giá
cần thiết cho việc dạy học hiệu quả. Trong tác phẩm này đã tiếp tục khẳng định
rằng năng lực của người học là đối tượng của các đánh giá và đo lường sư
phạm, nếu không thể đánh giá được các năng lực của người học thì việc đánh
giá chỉ có tính hình thức và đã vi phạm các nguyên tắc trong đánh giá [33].
Trong cuốn “A Teacher's Guide to Assessment” (Hướng dẫn GV đánh
giá) do D.S. Frith và H.G.Macintosh lại viết rất cụ thể, chuyên sâu về những lý

luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá, cách đánh
giá, cho điểm, và cả cách thức đánh giá bằng nhận xét của giáo viên đối với học
sinh. Đây là cuốn sách gợi mở rất nhiều cho nhà quản lý trong công tác quản lý
hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực [37].
Ngoài ra với cuốn tài liệu thể hiện xu hướng đánh giá hiện đại đang thịnh
hành của Anthony J.Nitko, Đại học Arizôna (Mỹ) mang tên “Educational
Assessment of Students” (Đánh giá học sinh) một lần nữa đã đề cập đến rất
nhiều nội dung của đánh giá học sinh, bao gồm: Phát triển kế hoạch giảng dạy
kết hợp với đánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá học sinh.
Không chỉ vậy, cuốn sách còn cho rằng: Đánh giá học sinh còn là trách nhiệm
to lớn của người Hiệu trưởng trong nhà trường, hiệu quả của công tác đánh giá
có tốt hay không là do năng lực quản lý của người Hiệu trưởng nhà trường.
Như vậy, tác phẩm này đã nêu lên vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý
trong đánh giá học sinh nói chung [33].
Bên cạnh đó có những nghiên cứu cụ thể về quản lý hoạt động đánh giá
học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường hiện nay, cụ
thể là: Cuốn “Monitering Educational Achivement” của N.Postlethwaite
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




(2004); cuốn “Monitering Evaluation: Some Tools, Methods and Approches”
do Worbank phát hành (2004); cuốn “Managing Evaluation in Educational”
của Kath Aspinwall, Tim Simkins, John F. Wilkinson and M. John Mc Auley
(1992); cuốn “Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết
quả” của Jody Zall Kusek, Ray C.Rist (2005), … Trong các cuốn tài liệu này
đã chỉ cho người đọc thấy các nghiệp vụ quản lý cần thực hiện để quản lý hoạt
động đánh giá học sinh như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào cần đánh giá học
sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn cầu [23].

Ở nước ngoài, quản lý KT,ĐG kết quả học tập của người học tập trung ở
3 nội dung như sau: Xác lập các tiêu chí đánh giá quá trình KT-ĐG và quản lý
KT, ĐG kết quả học tập; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý KT-ĐG kết
quả học tập của người học; Triển khai mô hình quản lý KT-ĐH kết quả học tập.
Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, các nước rất quan tâm đến quản lý
KT, ĐG kết quả học tập của người học. Những tiêu chí của cơ quan kiểm định
chất lượng giáo dục là thước đo hiệu quả công tác quản lý KT-ĐG kết quả học
tập, do vậy bản thân nhà trường phải có biện pháp quản lý chặt chẽ đáp ứng
được tiêu chi đề ra.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về KT, ĐG kết quả học tập
của HS nói riêng và KT, ĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển năng
lực cho HS ở trường phổ thông khá phong phú, đa dạng, thể hiện ở nhiều khía
cạnh khác nhau:
Các tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc là những tác giả nghiên
cứu mở đầu, tiên phong cho sự phát triển của lý luận đánh giá học sinh. Hai
ông đã thực hiện công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp nhà nước và
cho ra đời cuốn sách “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của
học sinh phổ thông” (3/1995). Tài liệu làm nền tảng cho việc tiếp cận các khái
niệm, các thuật ngữ về đánh giá giáo dục cũng như những yêu cầu về nội dung
và kỹ thuật đánh giá [27].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tác giả Dương Thiệu Tống cũng cho xuất bản cuốn “Trắc nghiệm và đo
lường thành quả học tập” năm 1995, tái bản năm 2005. Cuốn sách là một đóng
góp to lớn cho giáo dục Việt Nam về phần đánh giá định lượng kết quả học tập
của học sinh [31].

Những tài liệu đề cập đến thuật ngữ, khái niệm với cá nguyên tắc đánh
giá, kỹ thuật đánh giá tiếp theo có thể kể đến cuốn sách của Trần Bá Hoành
mang tên “Đánh giá trong giáo dục” dùng cho các trường đại học sư phạm và
cao đẳng sư phạm [18]; “KT-ĐG trong giáo dục Đại học” của Đặng Bá Lãm
[24], “Đo lường, đánh giá kết quả học tập của học sinh” của Nguyễn Đức
Chính[9] v.v. đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về KT, ĐG
trong giáo dục. Tuy nhiên, các phương pháp, kỹ thuật KT, ĐG giá kết quả học
tập của học sinh mang tính hiện đại trên thế giới đang tiến hành cũng như việc
triển khai ứng dụng vào thực tiễn giáo dục nước ta còn sơ khai, chưa đầy đủ
mang tính hệ thống.
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh với "Đánh giá và đo lường kết quả học
tập" đã hệ thống rất đầy đủ các thuật ngữ và khái niệm, các nguyên tắc, phương
pháp, kĩ thuật, các nội dung ĐG trong giáo dục [34].
Tác giả Lâm Quang Thiệp cũng cho ra đời cuốn sách “Lý thuyết và thực
hành về đo lường và đánh giá trong giáo dục” nghiên cứu về đo lường đánh giá
trong giáo dục bằng phương pháp định lượng được sử dụng trong giảng dạy và
có tính thực tiễn cao [30].
Tác giả Nguyễn Công Khanh và các cộng sự đã nghiên cứu đánh giá học
sinh theo định hướng phát triển năng lực theo tiếp cận năng lực và xuất bản
cuốn “Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục”. Đây là cuốn sách có giá trị rất lớn
trong bối cảnh đổi mới hoạt động, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
trong các nhà trường trong giáo dục hiện nay [21].
Trần Khánh Đức (2010) đã làm rõ một số thuật ngữ thường dùng trong
đo lường và đánh giá kết quả học tập như kiểm tra, đo lường, đánh giá và trắc
nghiệm; yêu cầu của kiểm tra và đánh giá về độ tin cậy và độ giá trị; đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





câu hỏi và bài trắc nghiệm về độ khó và độ phân biệt; quy trình thiết kế trắc
nghiệm [12]. Dưới góc độ tâm - sinh lý học, Đặng Thành Hưng (2010) đã đưa
ra một số tiêu chí chung để nhận diện kĩ năng về bản chất, cấu trúc và những
điều kiện tâm sinh lí tối thiểu của kĩ năng có sự phân biệt với kĩ xảo, năng lực
và khả năng, đồng thời xác định 5 tiêu chí chung đánh giá kĩ năng. Tác giả đã
cụ thể hóa 5 tiêu chí thành 15 chỉ số thực hiện trong tiến trình hành động để
đánh giá trình độ hình thành và phát triển của kĩ năng nào đó ở cá nhân theo
nhiều góc độ [17].
Cuốn Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS [5] do Bộ Giáo dục và Đạo
tạo lưu hành nội bộ đã chỉ ra các yêu cầu, nội dung của đổi mới phương pháp
dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực của HS.
Nhiều công trình nghiên cứu trong nước của các tác giả đã giải quyết
những vấn đề về phương pháp luận đo lường và đánh giá trong giáo dục: các
phương pháp trắc nghiệm, quy trình đánh giá, và đặc biệt là khoa học đo lường
trong đánh giá thành quả học tập. Các quy trình đánh giá, kỹ thuật thiết kế trắc
nghiệm và lý thuyết đáp ứng câu hỏi trắc nghiệm của RASCH được giới thiệu
cho việc ứng dụng thực hành kiểm tra đánh giá trong giáo dục ở Việt Nam thời
gian qua, mà chủ yếu hướng đến giáo dục đại học và giáo dục phổ thông.
Trong thời gian qua, nhiều cơ sở giáo dục đã có việc làm tích cực nhằm
nâng cao công tác quản lý KT,ĐG kết quả học tập của người học. Cụ thể các
trường Đại học sư phạm, Đại học Cần thơ; Đại học Kinh tế quốc dân; Đại học
Quốc gia Hà Nội đã xây dựng và ban hành quy trình quản lý KT, ĐG két quả
học tập của SV. Đây có thể coi là nguồn tư liệu để các cơ sở giáo dục trong đó
có giáo dục phổ thông triển khai, áp dụng hiệu quả.
Bên cạnh đó có những nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá học
sinh được nghiên cứu rất nhiều trong một số luận văn, luận án nghiên cứu đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





cập đến vấn đề quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá trong giáo dục, tác giả Lê
Thị Mỹ Hà với đề tài “Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học
sinh Trung học cơ sở” Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục [15]. Tác giả Nguyễn
Hữu Hoán (2014) với đề tài: “Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh trung học cơ sở ở Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” [19]; tác giả
Đặng Thị Ánh Tuyết (2015) với đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra đánh gia
kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực tại trường THCS Phương
Đông, Uông Bí, Quảng Ninh Quản lý giáo dục” [32].
Như vậy, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu bàn
về vấn đề đánh giá và quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở
trường phổ thông dưới nhiều góc độ khác nhau. Điều này chứng tỏ tính thời sự
và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu này. Vì vậy, việc nghiên cứu về
hoạt động này sẽ có vai trò đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện cũng
như áp dụng các nghiên cứu về lý thuyết đánh giá trong thực tiễn quản lý quá
trình dạy học. Các nghiên cứu nêu trên là gợi mở quý giá, chỉ ra lý luận cũng
như hướng vận dụng trong nghiên cứu đề tài về quản lý hoạt động kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các
trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Kiểm tra, đánh giá
a) Kiểm tra
Theo tác giả Đặng Bá Lãm “Kiểm tra là quá trình xác định mục đích, nội
dung, lựa chọn phương pháp,tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ
đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển. Kiểm
tra bao gồm việc xác định điều kiện cần kiểm tra, công cụ kiểm tra và sử dụng
kết quả kiểm tra, tứ đánh giá” [24].
Theo Nguyễn Đức Chính: “Đo lường (Kiểm tra) là quá trình thu thập

thông tin một cách định lượng và định tính về các đại lượng đặc trưng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×