Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần xây dựng VNC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.63 KB, 23 trang )

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VNC..1
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng VNC..................2
1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty cổ phần xây dựng VNC...............................2
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.......................................................................2
2. Đặc điểm quy trình công nghệ...................................................................................2
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần xây dựng VNC.....................3
4. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty............................................4
PHẦN 2...........: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VNC..................................................................5
1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cố phần xây dựng VNC...................................5
2. Các chính sách kế toán đang đươc áp dụng tại công ty..............................................6
3. Một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty cổ phần xây dựng VNC....................6
3.1. Kế toán vốn bằng tiền.............................................................................................6
3.2. Kế toán nguyên liệu vật liệu, CCDC.......................................................................7
3.3. Kế toán tài sản cố định............................................................................................9
3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương..................................................2
3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.................................2
PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT..................................................................2
Sinh viên: ĐỖ VĂN DUYGVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ
MSV: 12402349


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội


Khoa Kế Toán

1. Thu hoạch...................................................................................................................2
2. Một số nhận xét về công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng VNC.................2
KẾ LUẬN

Sinh viên: ĐỖ VĂN DUYGVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ
MSV: 12402349


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

PHẦN PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, nước ta đã cho phép phát triển nhiều loại
hình doanh nghiệp với nhiều chính sách mở cửa đã thu hút nhiều cá nhân, tổ chức
tham gia và thành lập nhiều doanh nghiệp với nhiều hình thức đa dạnh và phong phú,
đòi hỏi phải có 1 bộ máy kế toán thật chuyên nghiệp, phù hợp với tính chất của từng
doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy kế toán và công tác kế toán đối với các
doanh nghiệp và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành kế taosn, em nhận thấy việc học
hỏi thực tế kế toán trong các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Sau 1 thời gian thực
tập tại công ty cổ phần xây dựng VNC với những vốn kiến thức đã được học tại nhà
trường cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo..các cán bộ trong công ty đã giúp em hoàn
thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này.bài báo cáo của em gồm những phần sau :
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNGVNC
PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VNC

PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
Với kiến thức tích lũy còn hạn chế và thời gian thực tập chưa nhiều nên bài báo
cáo khó tránh khỏi những thiếu sót, kinh mong được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy
cô khoa Kế Toán và các anh chị kế toán tại công ty

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

1

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

PHẦN 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VNC
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng VNC
1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty cổ phần xây dựng VNC.
Công ty cổ phần xây dựng VNC được thành lập vào ngày 08 tháng 6 năm 2007,
là doanh nghiệp cổ phần được thành lập bởi các cổ đông thể nhân.
Công ty cổ phần xây dựng VNC đã và đang phát triển về mọi mặt, trở thành một
doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, thiết kế, tư vấn
giám sát các công trình xây dựng, thi công các công trình dân dụng, giao thông, thủy
lợi và hạ tầng kỹ thuật được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, được xã
hội thừa nhận và đánh giá cao.

Với giá trị cơ bản, triết lý kinh doanh, nguyên tắc định hướng và văn hóa doanh
nghiệp, Công ty cổ phần xây dựng VNC tin tưởng thực hiện thành công sứ mệnh trở
thành một Công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, hội nhập thành công với kinh tế khu vực
và thế giới, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn thông qua công nghệ thi công tiên
tiến, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực tư vấn khảo sát địa
chất, địa hình, thiết kế, giám sát, thí nghiệm và kiểm định công trình, sự hợp tác của
khách hàng, sự giúp đỡ của các cơ quan doanh nghiệp, địa phương.
Với năng lực trang thiết bị hiện đại, công nghệ thi công tiên tiến, đội ngũcán bộ
công nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Công ty đã hoàn thiện nhiều công trình
thi công, thiết kế, tư vấn giám sát, thí nghiệm, kiểm định công trình được các Chủ đầu
tư trong nước và các đối tác nước ngoài đánh giá cao về chất lượng cũng như tiến độ.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VNC.
Tên giao dịch: VNC CONSTRUCTION JOINT - STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VNC CONSTRUCTION.,JSC
Trụ sở chính: Tầng 3 tòa nhà 91, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: Tầng 3 tòa nhà 91, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.
Đại diện theo pháp luật: Ông Lê Đức Vũ
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

2

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Điện thoại: 043.559.9382

Khoa Kế Toán


Fax: 043.559.2766

- Mã số thuế: 0102310483

Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

3

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
a. Chức năng:
Công ty cổ phần xây dựng VNC có các chức năng sau:
- Xây dựng, hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp, gia thông thủy lợi,
các cơ sở hạ tầng.
- Khảo sát xây dựng: địa hình, địa chất công trình.
- Mua bán cung cấp vật tư xây dựng, đồ trang trí nội thất
- San lấp mặt bằng, lắp đặt điện, nước
- Cho thuê máy móc thiết bị ngành xây dựng
- Tư vấn thiết kế cơ sở hạ tầng, nội thất, thi công và giám sát các công trình xây
dựng
- Thử nghiệm, kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình
b. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của công ty được căn cứ dựa vào các yếu tố:

- Yếu tố xã hội: góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, tạo
công ăn việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh.
- Yếu tố công ty: đấu thầu, đàm phán để ký kết các hợp đồng kinh tế. Thực hiện
các hợp đồng kinh tế đã kí kết với đối tác. Đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình thi
công, quy cách vật liệu xây dựng theo đúng cam kết, từ đó tạo uy tín cho công ty. Duy
trì và tăng nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo kinh doanh có lãi, nâng cao và mở rộng
quy mô công ty. Bên cạnh đó thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2. Đặc điểm quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất xây lắp của công ty (Phụ lục 01)
Khái quát quy trình như sau: khi công ty muốn thi công một công trình nào đó,
công ty sẽ lập hồ sơ (bản vẽ, thuyết minh cơ sở, bản tính, dự toán….) để đấu thầu. Sau
khi công ty (bên B) trúng thầu hoặc nhận giao khoán, đơn vị tiến hành khảo sát mặt
bằng thi công và lập dự án thi công. Khi chủ đầu tư (bên A) chấp nhận dự án thi công
thì quy trình công nghệ được tiến hành. Trong quá trình thi công bên A và bên B tiến
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

4

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

hành nghiệp thu theo hạng mục công trình, đồng thời nghiệm thu thanh quyết toán
theo tiến độ thi công của hạng mục công trình đã hoàn thành, khi quyết toán công
trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt bên A sẽ thanh toán cho bên B và hai bên sẽ
thanh lý hợp đồng theo hạng mục công trình hoàn thành đó.

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần xây dựng VNC.
Bộ máy của của công ty cổ phần xây dựng VNC, được bố trí theo chức năng
và nhiệm vụ, phân thành nhiều cấp. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (phụ
lục 02)
- Chủ tịch HĐQT: là người quản lý cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Quyết định về cơ cấu tổ chức, quy chế
quản lý của công ty.
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động kinh doanh thương
mại xây dựng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và là đại diện pháp nhân của công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm về mặt kinh doanh (mua bán)
cung cấp vật liệu xây dựng cho công trình trong và ngoài công ty.Chịu trách nhiệm
trước tổng giám đốc và là đại diện về mặt pháp lý bên lĩnh vực kinh doanh của công
ty.
- Phó giám đốc thầu dự án: là người phụ trách về việc thầu dự án, nhận khoán các
công trình, chọn lọc những dự án có tiềm năng và có lãi. Chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc và là đại diện về mặt pháp lý bênh lĩnh vực dự án.
- Phó giám đốc kỹ thuật: là người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật: nghiệm thu công
trình, khối lượng, bảo đảm công trình hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng theo hợp
đồng đã ký. Chịu trách nhiệm trước tổng giảm đốc và là đại diện về mặt pháp lý bênh
lĩnh vực kỹ thuật công trình.
- Phòng hành chính nhân sự: Quản trị nguồn nhân lực, quản lý hành chính văn phòng,
phục vụ chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh.
- Phòng tài chính kế toán: kiểm tra giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tổ chức
hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ của toàn công ty.
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

5

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ



Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Phòng kiểm tra chất lượng: kiểm tra, kiểm soát và quản lý chất lượng của sản phẩm,
vật liệu phù hợp với các tiêu chuẩn trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Phòng kinh doanh: quản lý và triển khai các hoạt động marketing, tìm kiếm khách
hàng tiềm năng…, theo dõi quá trình mua bán hàng của công ty
- Phòng máy thiết bị: tổ chức quản lý và thực hiện vận hành máy thiết bị cho quá trình
kinh doanh, xây dựng của công ty
- Phòng tổ chức dự án: chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ thầu dự án, lập dự án thi
công, lên dự toán, các bước cho một dự án công trình….
- Phòng kỹ thuật: nghiên cứu hồ sơ dự án, đề xuất các biện pháp thi công và kiến nghị
sửa đổi, kiểm tra chất lượng thiết kế, nghiệm thu kỹ thuật công trình…
4. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Qua bảng số liệu kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2012-2013 ta thấy
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có những tiến bộ đáng kể, cụ thể như sau:
+ Nguồn vốn huy động của công ty tăng lên 9.771.900.286 đồng tương ứng với
166,7%. Thu nhập bình quân của người lao động tăng, điều này chứng tỏ công ty kinh
doanh có lãi ổn định, tạo điều kiện việc làm cho người lao động. Việc tăng vốn trong
kinh doanh giúp Doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, mở rộng sản xuất tăng doanh
thu, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh và tăng thu nhập của người lao động.
+ Tổng Doanh thu thuần năm 2013 tăng 11,25% so với năm 2012 tương ứng với
số tiền là 2.572.908.100 đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 72,15% tương ứng với
số tiền là 238.259.232 đồng.
Nhìn chung tổng doanh thu của công ty qua 2 năm tăng lên nhanh chóng là do
năm 2013 công ty đã có nhiều cố gắng trong việc ký kết hợp đồng xây dựng và hoàn

thành nhiều hạng mục, công trình bàn giao cho khách hàng. Doanh thu tăng có ảnh
hưởng tích cực đến lợi nhuận sau thuế của công ty. Lợi nhuận sau thuế của công ty
qua 2 năm đều tăng một cách rõ rệt, điều đó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

6

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

PHẦN 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VNC
1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cố phần xây dựng VNC.
Xuất phát từ yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán của
công ty được tổ chức theo hình thức tập trung.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ( phụ lục 04)
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Kế toán trưởng: Người có quyền điều hành toàn bộ công tác tài chính kế toán,
có chức năng tổ chức công tác kế toán, tổ chức hình thức hạch toán, kiểm tra các
chứng từ thu chi, thanh toán. Đồng thời phối hợp với kế toán tổng hợp để tổng hợp
quyết toán, làm báo cáo quyết toán cuối năm.
Kế toán tổng hợp: Người có trách nhiệm hướng dẫn tổng hợp, phân loại chứng
từ, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập sổ sách kế toán cho từng bộ phận

của kế toán viên. Làm công tác trực tiếp tổng hợp quyết toán, lập báo cáo.
Kế toán công trình: Người có nhiệm vụ quản lý việc thu chi tại mỗi công
trình, hướng dẫn công việc cho thủ kho và cùng thủ kho kiểm tra, quản lý, giám sát
tình hình nhập-xuất-tồn vật tư, công cụ tại mỗi công trình. Định kỳ hai ngày một lần
kế toán công trình phải tập hợp chứng từ thu-chi, phiếu nhập-xuất kho các loại vật tư
có xác nhận của chỉ huy công trình gửi về phòng tài chính – kế toán để kịp thời cập
nhật, báo cáo định kỳ cho lãnh đạo công ty.

Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

7

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Kế toán vật tư và thiết bị: Người thường xuyên tìm nguồn vật tư cũng như
thiết bị phục vụ cho công trình ổn định, cập nhật giá cả kịp thời, tìm mối quan hệ hợp
tác với khách hàng nhằm cung cấp đầy đủ vật tư cho công trình.
Kế toán công nợ và tiền lương: Người theo dõi các khoản công nợ, các khoản
thu chi tiền mặt tạm ứng, hoàn ứng cho các bộ phận trong Công ty.
Thủ quỹ: Người có trách nhiệm theo dõi tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng
của công ty, lập báo cáo về quỹ tiền mặt, tiền gửi và tiền vay tại ngân hàng
2. Các chính sách kế toán đang thực hiện tại công ty.
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N.
- Kỳ kế toán: theo năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam
- Công ty áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung(phụ lục 05)
- Tỷ giá sử dụng để quy đổi ngoại tệ: Tỷ giá thực tế.
- Phương pháp kê khai và tính thuế giá trị gia tăng: tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: tính khấu hao theo phương pháp đường
thẳng.
- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: hạch toán theo phương pháp kê
khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp kế toán vật tư: theo phương pháp thẻ song song (phụ lục 06)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam
3. Các hình thức tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán của công ty cổ
phần xây dựng VNC.
3.1. Kế toán vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền của công ty bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển
a. Kế toán tiền mặt.
- Tài khoản sử dụng: 111 “tiền mặt”, gồm 3 tài khoản cấp 2:
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

8

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội


Khoa Kế Toán

+ Tài khoản 1111: Tiền Việt Nam
+ Tài khoản 1112: Tiền ngoại tệ
+ Tài khoản 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
+ Các tài khoản liên quan: 112, 131, 331….
- Chứng từ sử dụng: Phiếu thu (theo mẫu 01-TT), phiếu chi (theo mẫu 02-TT)
- Phương pháp kế toán:
VD1: Ngày 08/07/2014, thep phiếu thu số 213, Công ty Đại Phú thanh toán tiền
mua vật liệu xây dựng, số tiền là 15.650.000đ (phụ lục 07)
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 111: 15.650.000
Có TK 131(ĐP): 15.6500.000
VD2: Phiếu chi số 0208ngày 02/08/2014 xuất quỹ tiền mặt nộp tiền vào tài
khoản theo giấy báo có số 966 của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam số tiền
50.000.000 VNĐ
+ Kế toán hạch toán:Nợ TK 112(1): 50.000.000
Có TK 111(1): 50.000.000
b. Kế toán tiền gửi ngân hàng.
- Tài khoản sử dụng: 112 “tiền gửi ngân hàng”, gồm 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1121: Tiền gửi Việt Nam
+ Tài khoản 1122: Tiền gửi ngoại tệ
+ Tài khoản 1123: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
+ Các tài khoản liên quan: 111, 131, 331….
- Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có,sổ phụ ngân hàng, các bản sao kê, các
chứng từ gốc như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản,
- Phương pháp kế toán:
VD: Ngày 19/07/2014 thanh toán cho công ty cổ phần xây dựng Phương Đông
theo giấy báo nợ 759 số tiền 32.000.000 VNĐ bằng hình thức chuyển khoản.(phụ lục
08)

+ Kế toán hạch toán:
Nợ TK 331(PĐ): 32.000.000
Có TK 112(1): 32.000.000
3.2. Kế toán nguyên liệu vật liệu, CCDC.
a. Đặc điểm phân loại nguyên vật liệu, CCDC.
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

9

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Phân loại nguyên liệu, vật liệu:
Công ty chủ yếu là bên xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi
và cung cấp vật liệu xây dựng nên nguyên liệu vật liệu chủ yếu là: sắt, thép, xi măng,
cát, đá, gạch….
- Phân loại công cụ dụng cụ:
Công cụ, dụng cụ của công ty chủ yếu là: quần, áo bảo hộ, đinh, búa, máy vi
tính, bảng điện, cầu dao, gỗ cốt pha, khóa điện, tua vít….
b. Đánh giá nguyên vật liệu, CCDC.
- Trị giá nguyên vật liệu, CCDC mua vào được xác định như sau:
Giá trị vật
tư nhập kho

=


Giá mua chưa
cóthuế giá trị
gia tăng

Chi phí VC bốc dở,
+ các loại thuế không
hoàn lại

-

Các khoản
giảm giá,
chiết khấu

VD: Mua 15 tấn xi măng của công ty cổ phần xây dựng Phương Đông phục vụ
cho công trình xây dựng khu chung cư cao cấp CT12, đơn giá 1.187.000đ/ 1t tấn, thuế
GTGT 10%, chi phí vận chuyển bốc dỡ thuê ngoài chi bằng tiền mặt là 1.250.000đ.
+ Trị giá vật tư =(15× 1.187.000) + 1.250.000 = 19.055.000đ
- Chi phí nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp vào từng hạng mục công trình,
hạng mục công trình theo giá thực tế của nguyên vật liệu.
c. Tài khoản kế toán sử dụng.
- Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu
- Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ
- Tài khoản 151: Hàng mua đang đi đường
- Các tài khoản liên quan: 111, 112, 331, 133, 311, 341….
d. Chứng từ kế toán sử dụng
- Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư
sản phẩm hàng hóa, hóa đơn cước chi phí vận chuyển…
- Các chứng từ phản ảnh tiền mua hàng: phiếu chi, giấy báo nợ…

e. Kế toán chi tiết NVL, CCDC.
- Tại phòng kế toán:
+ Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, vào sổ chi tiết theo dõi nhập xuất tồn
kho theo từng mặt hàng có trong kho.(phụ lục 09)
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

10

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

+ Định kỳ đối chiếu kiểm kê giữa kho và sổ, theo dõi tồn kho. Sau khi kiểm kê
phải có biên bản kiểm kê ghi lại đủ hay thiếu, quy trách nhiệm để xử lý.
- Tại kho: thực hiện thủ tục xuất nhập hàng, theo dõi hàng tồn kho, sắp xếp hàng hóa,
kiểm hàng cuối ngày
g. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC.
- Phương pháp kế toán: Công ty hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp
kê khai thường xuyên.
Kế toán tổng hợp tăng NVL, CCDC:
VD: Công ty nhập kho 5.000kg sắt cuộn đơn giá 16.500đ/ kg và 5000kg sắt phi
18 đơn giá 15.500đ/ kg , thuế GTGT 10%. Đã thanh toán bằng chuyển khoản.công ty
đã nhập kho đủ theo PNK số 101 ngày 21/07/2014. ( phụ lục 10)
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 152:
160.000.000

Nợ TK 133(1): 16.000.000
Có TK 112: 176.000.000
Kế toán tổng hợp giảm NVL, CCDC:
VD: Ngày 24/07/2014, công ty xuất kho 4500kg sắt cuộn, đơn giá 16.800đ/ kg
cho công trình trường mầm non Thiên Thần, theo PXK 112 (phụ lục 11)
Kế toán hạch toán: Nợ TK 621: 75.600.000
Có TK 152: 75.600.000
3.3. Kế toán tài sản cố định.
- Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp với tổng
nguyên giá là 17.562.500.000đ, thể hiện tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ
thuật và khả năng đầu tư tài chính của công ty, nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời
dài hạn.
- Tài sản của công ty gồm 2 loại:
+ TSCĐ hữu hình cho hoạt động xây dựng.
+ TSCĐ hữu hình cho hoạt động kinh doanh, quản lý.
a. Đặc điểm phân loại và đánh giá TSCĐ hữu hình tại công ty.
* Phân loại TSCĐ hữu hình:
- Phân loại theo nguồn hình thành: tài sản của công ty được hình thành từ hai nguồn
cơ bản đó là nguồn vốn tự có và nguồn vay tín dụng.
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

11

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán


- Phân loại theo kết cấu: dựa vào kết cấu TSCĐ được chia thành:
+ TSCĐ do chủ sở hữu góp: Máy xúc KOMASU P2007, Ô tô Daewoo, Máy
trộn bê tông, xe chỉ huy các loại….
+ TSCĐ nhận vốn góp liên doanh: Máy ủi CAT, các thiết bị phá nổ…
+ TSCĐ do mua sắm từ nguồn vốn của công ty: Máy lu bánh thép 16T, Máy
xúc HITACHI, Máy nghiền đá Mijing Stone, ô tô tải, máy phô tô copy…
+ TSCĐ cho thuê tài chính: Thiết bị khoan đá các loại, máy dầm, máy vận
thăng, máy hàn điện, giàn giáo, ván khuôn thép các loại…
* Đánh giá TSCĐ hữu hinh:
Đánh giá TSCĐ hữu hình tại công ty được tiến hành theo nguyên tắc chung của
chế độ kế toán. Công ty đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại.
Nguyên
Giá mua ghi
Các loại thuế
Chi phí
Các khoản
=
+
+
giá TSCĐ
trên hóa đơn
ko đc hoàn
thu mua
được giảm trừ
- Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ – Hao mòn lũy kế
VD: ngày 14/08/2014 công ty thanh lý một ô tô tải Hyundai 2.5 tấn do hư hỏng
nặng, không sửa chữa được có nguyên giá 450.000.000đ, hao mòn lũy kế là
420.000.000đ.Kế toán xác định được giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại TSCĐ = 450.000.000 – 420.000.000 = 30.000.000đ

b. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại công ty.
Công ty theo dõi TSCĐ bằng sổ, thẻ tại nơi sử dụng bảo quản của bộ phận để
có thể xác định mục đích sử dụng và gắn trách nhiệm bảo quản tài sản đối với từng bộ
phận.
c. Tài khoản kế toán sử dụng.
- Tài khoản 211: tài sản cố định hữu hình, bao gồm 6 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 213: TSCĐ vô hình
- Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ
- Các tài khoản liên quan 111, 112, 331, 142….
d. Chứng từ kế toán sử dụng.

Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

12

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Tất cả các TSCĐ của công ty, mỗi một TSCĐ đều có một bộ hồ sơ riêng gồm:
hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT mua TSCĐ, biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết
bị, biên bản thanh lý….
e. Kế toán tổng hợp TSCĐ.
* Phương pháp kế toán:
- Kế toán tăng TSCĐ
VD:Ngày03/07/2014, mua một máy phô tô copy Canon, giá bao gồm thuế

GTGT 10% là 44.000.000đ, đã thanh toán bằng chuyển khoản, chi phí vận chuyển
500.000đ, thuế GTGT 5% trả bằng tiền mặt. TSCĐ này được đầu tư bằng quỹ đầu tư
phát triển. Công ty đã nhận máy phô tô theo biên bản giao nhận TSCĐ số 213 ngày
03/07/2014. Kế toán hạch toán như sau:
+ Bút toán 1:
Nợ TK 211: 40.000.000đ

+ Bút toán 2:

Nợ TK 133(2): 4.000.000đ
Có TK 112: 44.000.000đ
Nợ TK 211: 500.000đ

Nợ TK 133(2): 25.000đ
Có TK 111: 525.000đ
+ Bút toán 3:

Nợ TK 414: 40.500.000đ
Có TK 411: 40.500.000đ

- Kế toán giảm TSCĐ:
VD: Biên bản thanh lý TSCĐ số 12, ngày 21/09/2014 công ty thanh lý một máy
phô tô copy Samsung đã khấu haohết với nguyên giá 30.000.000đ. Thu từ thanh lý là
4.000.000đ, thuế GTGT 10%.Chi phí thanh lý chi bằng tiền mặt 200.000đ.
Kế toán hạch toán:
+ Bút toán 1:
Nợ TK 214: 30.000.000đ
Có TK 211: 30.000.000đ
+ Bút toán 2:
Nợ TK 131: 4.400.000đ

Có TK 711: 4.000.000đ
Có TK 333(1): 400.000đ
+ Bút toán 3:
Nợ TK 811: 200.000đ
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

13

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Có TK 111: 200.000đ
g. Kế toán khấu hao TSCĐ.
- Việc khấu hao TSCĐ được tiến hành theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Căn
cứ theo nguyên giá và thời gian sử dụng TSCĐ để tính mức khấu hao. Mức khấu hao
được trích theo hàng tháng để phân bổ vào chi phí của các đối tượng sử dụng.
Khấu hao TSCĐ
trích tháng này

=

Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
+

trích tháng trước
tăng trong tháng
giảm trong tháng

- Khi có thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ, thì sẽ tính khấu hao đến tại thời điểm thanh
lý, nhượng bán đó.
VD1: Công ty mua một máy xúc Hitachi mới 100% dùng cho bộ phận xây lắp
với giá ghi trên hóa đơn ngày 14/08/2014 là 440.000.000đ chưa bao gồm thuế GTGT
10%. Chi phí lắp đặt chạy thử là 2.000.000đ, thời gian sử dụng là 10 năm. Kế toán
xác định mức khấu hao
+ Giá trị tính khấu hao = 440.000.000 + 2.000.000 = 442.000.000
+ Mức khấu hao máy xúc trích tháng 8 = {442.000.000/(10×12×31)×18 = 2.138.710
VD2:Ngày 12/08/2014, công ty nhượng bán 1ô tô tải 16 tấn, có nguyên giá là
350.000.000đ, thời gian sử dụng 10 năm, mua mới từ tháng 01/2004.
350.000.000
Mức khấu hao năm =
= 35.000.000đ
10

Mức khấu hao tháng 9/2014
(ô tô tải)

35.000.000
=

12×31

× 12 =

1.129.032đ


- Trích khấu hao TSCĐ trong tháng 8/2014 của bộ phận sản xuất: (phụ lục 12)
= 49.259.322 + 2.138.710 – 1.129.032 = 50.269.000đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 627: 50.269.000đ
Có TK 214: 50.269.000đ
3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
a. Kế toán tiền lương.
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

14

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Hình thức trả lương: hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức trả lương gồm:
+ Trả lương theo thời gian đối với CNV làm việc theo giờ hành chính
+ Trả lương theo lương khoán sản phẩm đối với công nhân trực tiếp xây lắp
- Phương pháp tính lương:
+ Lương công nhân làm việc giờ hành chính được tính như sau:
Lương thời gian = Tổng số ngày công × ( Mức lương chính/ 26)
Lương thực lĩnh = Lương thời gian + phụ cấp - các khoản khấu trừ
+ Lương của bộ phận thi công được tính theo khối lượng và chất lượng của công việc
hoàn thành (đã thỏa thuận trước). Trả lương khi người lao động hoàn thành một khối
lượng công việc theo đúng chất lượng được giao.

Lương thực lĩnh = Mức lương khoán × tỷ lệ % hoàn thành công việc
- Tài khoản kế toán sử dụng:
+ Tài khoản 334: Phải trả người lao động
+ Các tài khoản liên quan: 111, 112, 338, 622, 623, 627….
- Chứng từ sử dụng:
+ Bảng chấm công
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành
- Phương pháp kế toán:
+ Hàng tháng trên cơ sở tính toán tiền lương phải trả cho công nhân viên trên bảng
thanh toán tiền lương ( phụ lục 13)
VD: Ngày 31/07/2014, công ty thanh toán lương tháng 7 cho bộ phận thi công.
Với tổng lương cơ bản là 115.000.000đ, lương và các khoản phải trả thực tế là
145.000.000đ. Trích các khoản theo lương theo quy định.
Các khoản trích theo lương = 115.000.000 × 10.5% = 12.057.000đ
Lương thực lĩnh của công nhân viên = 145.000.000 - 12.057.000 = 132.925.000đ
Kế toán hạch toán:
+ Bút toán 1:
Nợ TK 622: 132.925.000đ
Có TK 334: 132.925.000đ
+ Bút toán 2:
Nợ TK 334: 132.925.000đ
Có TK 111:132.925.000đ
b. Kế toán các khoản trích theo lương
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

15


GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Tài khoản sử dụng TK 338: phải trả phải nộp khác, sử dụng các tài khoản cấp 2 sau:
+ Tài khoản 338(2): Kinh phí công đoàn
+ Tài khoản 338(3): Bảo hiểm xã hội
+ Tài khoản 338(4): Bảo hiểm y tế
+ Tài khoản 338(9): Bảo hiểm thất nghiệp
- Nội dụng các khoản trích: BHXH: 26%; BHYT: 4,5%; BHTN: 2%; KPCĐ: 2%
Trong đó 24% tính vào chi phí và 10,5% tính vòa lương cán bộ công nhân viên.
- Phương pháp kế toán:
VD:theo ví dụ trên. Trích các khoản trích theo lương đúng với quy định
+ Trích tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:
= 115.000.000 × 24% =27.600.000
Tổng tính vào chi phí = 20.700.000+3.450.000 + 1.150.000 + 2.300.000 = 27.600.000
+ Trích vào lương người lao động:
= 115.000.000 × 10.5% = 12.057.000
Tổng trừ vào lương = 9.200.000 + 1.725.000 +1.150.000 = 12.057.000
Kế toán hạch toán: Nợ TK 627: 27.600.000
Nợ TK 334: 12.057.000
Có TK 338: 39.657.000
338(2): 2.300.000 (115.000.000 ×2%)
338(3): 29.900.000 (115.000.000 ×26%)
338(4): 5.175.000 (115.000.000 ×4.5%)
338(9): 2.300.000 (115.000.000 ×2%)
3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

a. Đặc điểm phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Phân loại chi phí sản xuất: Công ty phân loại chi phí sản xuất theo mục đích,
công dụng của chi phí bao gồm 4 khoản mục: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí
sử dụng máy thi công, chi phí SXC.
- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí: Đối tượng để kế toán tập hợp chi phí sản xuất
là các công trình, hạng mục công trình.

Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

16

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản
mục chi phí.Chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì
tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó.
b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
* Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Tài khoản sử dụng: TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng tổng hợp vật tư, bảng phân bổ
NVL, CCDC.
- Phương pháp kế toán:
VD: ngày 01/07/2014,phiếu xuất kho 24, xuất kho thép để xây dựng chung cư
CT-12 tổng giá trị 22.000.000đ (phụ lục14)

+ Kế toán hạch toán:

Nợ TK 621:

22.000.000

Có TK 152:

22.000.000

+ Tập hợp và kết chuyển chi phí NVLTT công trình tòa nhà trung cư CT- 12 trong
năm 2014:
Nợ TK 154: 6.720.000.000
Có TK 621: 6.720.000.000
* Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
- Tài khoản sử dụng: TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”
- Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu xác nhận sản phẩm, bảng chấm công, bảng phân bổ
tiền lương, bảng thanh toán tiền lương.
- Phương pháp kế toán:
VD:Tháng 07 kế toán tính lương cho bộ phận xây nhà là 89.750.000đ
+ Kế toán hạch toán:

Nợ TK 622: 89.750.000
Có TK 334: 89.750.000

+ Tập hợp và kết chuyển chi phí NCTT công trình tòa nhà trung cư CT- 12 trong năm
2014:

Nợ TK 154:


Có TK 622:

1.057.715.000

1.057.715.000

* Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.
- Tài khoản sử dụng: TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công”
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

17

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Chứng từ kế toán sử dụng: bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng thanh toán lương…
- Phương pháp kế toán:
VD:ngày 12/8/2013, xuất NVL sử dụng cho máy thi công với trị giá 5.890.000đ.
+ Kế toán hạch toán:

Nợ TK 623:

5.890.000

Có TK 152:


5.890.000

+ Tập hợp và kết chuyển chi phí máy thi công, công trình tòa nhà trung cư CT- 12
trong năm 2014:
Có TK 623:

Nợ TK 154:

1.342.923.000

1.342.923.000

* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung.
- Tài khoản sử dụng: TK 627 “chi phí sản xuất chung”
- Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu xuất kho, bảng tính và phân bổ tiền lương, bảng
thanh toán tiền lương, bảng tính và phân bổ NVL CCDC, bảng phân bổ khấu hao
TSCĐ
VD: ngày 3/3/2014, xuất công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất loại phân bổ 1 lần,
trị giá xuất kho là 3.000.000đ.
+ Kế toán hạch toán:

Nợ TK 627:

3.000.000

Có TK 153:

3.000.000


+ Tập hợp và kết chuyển chi phí NVLTT công trình tòa nhà trung cư CT- 12 trong
năm 2014:

Nợ TK 154: 2.079.362.000

Có TK 627: 2.079.362.000
c. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Công ty đánh giả sản phẩm bằng cách sử dụng các máy móc thiết bị đo đạc
phần khối lượng thực tế đã hoàn thành theotháng hoặc quý. Sau đó lên bảng nghiệm
thu khối lượng đã hoàn thành trong tháng, quý. Đây là cơ sở để bên A thanh toán cho
công ty, cuối mỗi quý tổng hợp khối lượng đã làm được trong quý trừ đi phần khối
lượng bên A đã chấp nhận thanh toán, còn lại sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Công thức tính giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là:

Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

18

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
CPSX thực tế
của khối lượng
(giai đoạn) xây
lắp DDCK

Khoa Kế Toán


CP thực tế của KL
CP thực tế xây lắp
(giai đoạn) xây lắp + phát sinh trong kỳ
DDĐK
=
CP theo dự toán của
CP theo dự toán của
KL (giai đoạn) hoàn + KL (giaiđoạn)xây
thành trong kỳ
lắp DDCK

×

CP theo dự
toán của KL
(giai đoạn)
xây
lắp DDCK

d. Kế toán giá thành sản phẩm.
- Thời điểm tính giá thành là khi hạng mục công trình và công trình hoàn thành.
Kế toán tiến hành tính giá thực tế cho từng công trình theo phương pháp trực tiếp theo
công thức:
Giá thành sản
Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất thực
=
+
phẩm xây lắp
dở dang đầu kỳ

tế phát sinh trong kỳ
- Đối tượng tính giá thành là cáccông trình, hạng mục công trình đã hoàn thành
VD:Trong quý III năm 2014 công trình toàn nhà CT-12 đã hoàn thành bàn giao,
chi phí sản xuất DDĐK là 33.600.000.000đ, tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
của công trình.
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ:
= 6.720.000.000 +1.057.715.000 + 1.342.923.000 + 2.079.362.000 = 11.200.000.000

Theo công thức tính giá thành trên, kế toán xác định giá thành sản phẩm thực tế
hoàn thành bàn giao công trình toàn nhà CT-12 là:
= 33.600.000.000+ 11.200.000.000= 44.800.000.000
- Sau khi tính được giá thành sản phẩm xây lắp kế toán kết chuyển sang giá vốn hàng
bán, TK 632“ giá vốn hàng bán”
+ Kế toán hạch toán: Nợ TK 632:
44.800.000.000
Có TK 154:
44.800.000.000
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, hàng ngày phải được phản ánh
lần lượt và đầy đủ vào sổ nhật ký chung(phụ lục 15)

PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

19

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội


Khoa Kế Toán

1. Thu hoạch.
- Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng VNC, em đã được tìm
hiểu, học hỏi và nắm bắt được những kiến thức thực tế về chuyên ngành kế toán.
Đồng thời em cũng có điều kiện đi sâu tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại
đơn vị, để từ đó thấy được những tồn tại và biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện
công tác tổ chức kế toán tại công ty.
- Trong thời gian này em cũng có cơ hội được thực hành những kiến thức đã
học vào công việc kế toán tại công ty. Từ đó em thấy được công việc ở từng doanh
nghiệp đểu dựa trên những hình thức, bộ máy kế toán cơ bản, nhưng tùy thuộc vào
từng loại hình doanh nghiệp thì công tác kế toán lại có những đặc thì riêng.Nhờ thực
tế, em mới thấy rõ được tính đầy đủ, chính xác, hợp lý, kịp thời trong công tác kế toán
là cần thiết và rất quan trọng. công tác kế toán đóng một vai trò lớn trong công tác
quản lý, là một công cụ để các nhà quản lý dựa vòa đó đưa ra những quyết định đúng
đắn và hợp lý, kịp thời nhằm đảm bảo tăng hiệu quả cho toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
2. Một số nhận xét về công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng VNC.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng VNC, qua tìm hiểu công
tác kế toán của công ty em nhận thấy bộ máy công tác kê toán của công ty có nhiều
ưu điểm, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục.
2.1. Ưu điểm.
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung và áp dụng hình thức kế
toán Nhật ký chung, đây là hình thức rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành.
- Công việc của phòng kế toán được phân công bố trí rõ ràng, cụ thể.
- Đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực và độ chuyên môn hóa cao
- Việc theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầy đủ, chính xác và
kịp thời
- Công ty áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới, sử dụng các phần

mềm kế toán cũng như các phần mềm ứng dụng hiện đại khác, cập nhật và đổi mới
liên tục.

Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

20

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

2.2. Hạn chế.
- Công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, việc tính toán
đơn giản, tổng mức khấu hao được phân bổ đều đặn trong các năm, không gây ra sự
đột biến trong các năm. Tuy nhiên khả năng thu hồi vốn chậm nên máy móc, thiết bị
kỹ thuật chậm đổi mới dẫn đến bị lạc hậu và công suất thấp, làm giảm năng suất và
khả năng cạnh tranh.
- Việc luân chuyển chứng từ vẫn còn chậm trễ từ các công trình lên phòng ban, do
tính chất công việc công trình ở xa, dẫn đến công tác hạch toán thường dồn vào cuối
kỳ, nên việc hạch toán không được kịp thời và chính xác.
- NVL thường được xuất thẳng cho công trình, như vậy không thể theo dõi chặt
chẽ tình hình sử dụng NVL, dẫn đến thất thoát lớn trong việc sử dụng
- Hình thức trả lương cho công nhân xây lắp ấp dụng lương khoán. Việc lơ là trong
công việc là không tránh khỏi, dẫn đến tiến độ thi công bị chậm trễ.
2.3. Ý kiến đề xuất.
- Thường xuyên nâng cấp và đổi mới máy móc công nghệ phù hợp, theo kịp xu thế

tránh lạc hậu, nâng cao năng suất lao động.
- Đổi mới công tác luân chuyển chứng từ, quản lý qua mạng (kế toán công trình
có thể scan chứng từ gửi về công ty hàng ngày, đồng thời chuyển chứng từ gốc về
công ty), như thế việc hạch toán sẽ kịp thời và chính xác hơn.
- Kế toán công trình cần phải kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn công tác sử dụng
NVL tại công trường tránh thất thoát.
- Có hình thức thưởng phạt rõ ràng với công nhân xây lắp công trình, tạo động lực
để công nhân hoàn thành công việc hiệu quả, đúng tiến độ.

Sinh ViênĐỖ VĂN DUY
MSV: 12402349

21

GVHD: PGS.TS.HÀ ĐỨC TRỤ



×