Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Xây dựng thang bản lương công ty May 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.89 KB, 22 trang )

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
1.1.Giới thiệu về công ty May 10:
Tên công ty: Công ty cổ phần may 10
Tên viết tắt: Garco 10
Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 Joint Stock Company (Garco 10 JSC)
Trụ sở chính: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
Điện thoại: 8448276923
Fax: 8448276925
Email:
Website:
1.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của May 10:
Năm 1946, Thành lập các xưởng may quân trang ở chiến khu Việt Bắc.
Năm 1952, Hợp nhất các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc thành
Xưởng May 10.
Năm 1956, Chuyển về Gia Lâm - Hà Nội. Hợp nhất Xưởng May 10, Xưởng
May 40 và thợ may quân nhu Liên khu V tập kết ra Bắc, lấy tên chung là Xưởng
May 10
Năm 1959, Xưởng May 10 được vinh dự đón Bác Hồ về thăm ngày 08/01/1959
Năm 1961, Đổi tên thành Xí nghiệp May 10 trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ
Năm 1992, Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty May 10
Năm 2005, Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần May 10
Năm 2010, Chuyển đổi mô hình thành Tổng công ty May 10 – CTCP đến nay.

-

1.1.2.Lĩnh vực hoạt động:
Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may;
+ Sản phẩm dành cho nam giới


+ Sản phẩm dành cho nữ giới
+ Sản phầm dành cho trẻ em
Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công

-

nghiệp tiêu dùng khác.
Kinh doanh văn phòng, bất động sản, khách sạn, nhà ở cho công nhân

-

2


-

Đào tạo nghề
Xuất nhập khẩu trực tiếp
+ Dây chuyền sản xuất sản phẩm sơ mi
+ Dây chuyền sản xuất sản phẩm Veston
1.1.3.Tầm nhìn và sứ mệnh:
Tầm nhìn: Đưa May 10 trở thành Tập đoàn đa quốc gia với mô hình sản xuất
kinh doanh và dịch vụ, trong đó sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc là lĩnh
vực hoạt động cốt lõi. Đưa sản phẩm thời trang mang nhãn hiệu May 10 từng bước
chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới. Xây dựng Tổng công ty trở thành một
điển hình văn hóa doanh nghiệp, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho cộng đồng và
xã hội.
Sứ mệnh:
+ Cung cấp những sản phẩm thời trang chất lượng cao với phong cách thiết kế
riêng biệt, sang trọng, hiện đại. Đưa thương hiệu May 10 trở thành thương hiệu

toàn cầu.
+ Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của mọi thành viên, cổ đông và khách hàng
của May 10.
+ Lan tỏa những giá trị văn hóa đến cộng đồng.
1.1.4.Sơ đồ tổ chức của công ty: (phụ lục)
1.1.5.Quy mô lao động:
Hiện nay, Tổng công ty May 10 sử dụng 10 000 lao động với 17 đơn vị đóng tại
7 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó:
Lao động trực tiếp: 1800
Lao động gián tiếp: 8200
1.1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thang lương tại công ty:

3


1.1.6.1.Mức tiền lương thực tế của từng loại lao động hình thành trên thị trường
lao động:
Để giữ cho người lao động tiếp tục làm việc cho mình, các công ty phải dành
những mức lương và điều kiện lao động có thể cạnh tranh với các công ty khác.
Sau khi nghiên cứu mức tiền lương của các công ty khác, mỗi công ty sẽ quyết
định chính sách tiền lương của mình cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
Công ty ấn định mức lương cao hơn giá thị trường khi công ty có nhu cầu cần
tuyển hoặc thu hút được số lao động có trình độ lành nghề cao để mở rộng sản xuất
kinh doanh, tạo uy tín cạnh tranh cho công ty, hoặc khi hoạt động của công ty đạt
mức ổn định và hiệu quả kinh tế cao.
Công ty ấn định mức lương thấp hơn giá thị trường trong trường hợp công ty có
các khoản phúc lợi và thu nhập thêm cho nhân viên, bảo đảm cho tổng thu nhập
của nhân viên không thấp hơn so với công ty khác; hoặc khi công ty tạo cho nhân
viên công việc làm ổn định lâu dài hay công ty có khả năng tạo cho nhân viên
những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

1.1.6.2. Trình độ kỹ thuật công nghệ, tính chất, đặc điểm và nội dung của quá trình
lao động quy định số thang lương, bảng lương cần thiết phải xây dựng.
Với lao động có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so với lao động có
trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó người lao động phải có hàm lượng
kiến thức, trình độ cao mới thực hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh
nghiệp thì việc hưởng lương cao là tất yếu.
Thu nhập tiền lương của mỗi người còn phụ thuộc vào mức hoàn thành công
việc của họ . Cho dù năng lực là như nhau nhưng nếu mức độ hoàn thành công việc
là khác nhau thì tiền lương phải khác nhau

4


Nội dung của công việc có sức hấp dẫn cao thì thu hút được nhiều lao động, khi
đó doanh nghiệp sẽ không bị sức ép tăng lương, ngược lại với công việc kém hấp
dẫn để thu hút được lao động doanh nghiệp phải có biện pháp đặt mức lương cao
hơn.
1.1.6.3. Độ phức tạp của công việc quy định bội số, số bậc của thang lương bảng
lương.
Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn, là căn cứ quan trọng để xây dựng
hệ thống bảng lương trong công ty nhất là với phương pháp đánh giá giá trị công
việc. Công việc đòi hỏi trình độ và chuyên môn càng cao, công việc có mức độ
phức tạp càng cao thì cấp bậc công việc, bậc lương của NLĐ càng cao, số
bậc lương càng ít. Từ đó, hệ số lương và mức lương của người lao động càng cao.
Theo Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ - CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền
lương quy định: Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của
công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương
của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của
thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc

hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải
bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
VD: Đối với tạp vụ tại Công may 10, là lao động phổ thông mà công ty may 10
thuộc vùng 1 thì mức lương tối thiểu ghi vào bậc 1 là 3.500.000đ.
Đối với kế toán trưởng, là lao động đã qua đào tạo và đây là công việc đòi hỏi
trình độ chuyên môn cao thì có mức lương bậc 1 là 5.000.000. Như vậy bậc 2 phải
là: = 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000đ.

5


Chênh lệch mức lương giữa các nhóm chức danh có sự tăng dần đều. Trong
bảng kê lương công ty may 10, tại bậc 1, nhóm ban lãnh đạo là 6.000.000đ, các
nhóm khác giảm dần đều, và cuối cùng là nhóm tạp vụ, phục vụ là 3.500.000đ.
1.1.6.4. Độ phức tạp của công việc quy định bội số, số bậc của thang lương,bảng
lương.
Công ty đánh giá độ phức tạp công việc của các loại lao động bằng phương pháp
cho điểm các yếu tố, bao gồm: thời gian hoặc trình độ đào tạo; trách nhiệm; kỹ
năng, thời gian tích lũy kinh nghiệm; mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm
hoặc quyết định quản lý; điều kiện lao động; tính hấp dẫn của nghề, công việc và
các yếu tố khác (nếu có) phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.
Căn cứ khung độ phức tạp công việc của các loại lao động quy định tại Phụ lục
số I ban hành kèm theo Thông tư 17, công ty xác định tỷ trọng các yếu tố phản ánh
độ phức tạp công việc đối với từng loại lao động của công ty.
Sau khi xác định tỷ trọng các yếu tố, công ty xây dựng tiêu chí cụ thể của từng
yếu tố và tổ chức đánh giá độ phức tạp công việc thông qua phiếu để NLĐ tự chấm
điểm hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia để cho điểm; tổng hợp kết quả chấm
điểm, hình thành bảng phân loại mức độ phức tạp của chức danh nghề, công việc;
so sánh, cân đối, điều chỉnh điểm để bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lao

động.
Công ty có thể sử dụng phương pháp khác để đánh giá độ phức tạp công việc,
nhưng phải bảo đảm tương quan giữa độ phức tạp công việc của công ty với khung
độ phức tạp công việc quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư 17.

6


1.1.6.5. Điều kiện lao động quy định độ lớn của mức lương trong thang lương,
bảng lương của doanh nghiệp.
Công ty rà soát việc phân loại điều kiện lao động của các chức danh nghề, công
việc trong công ty, trong đó:
Đối với chức danh nghề, công việc đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm (điều kiện lao động loại IV) hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
(điều kiện lao động loại V và loại VI) thì công ty sử dụng làm cơ sở để xác định
mức lương theo điều kiện lao động.
Đối với chức danh nghề, công việc có yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động
theo Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư 17 ảnh hưởng hoặc tác động xấu
đến sức khỏe, tâm lý người lao động, nhưng chưa được công nhận nghề, công việc
có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì công ty đề nghị Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội và cơ quan có liên quan đánh giá, xác định để bổ
sung công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm.
Đối với chức danh nghề, công việc còn lại thì công ty xác định mức lương
theo điều kiện lao động bình thường.
Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty quyết định đưa yếu tố điều kiện lao động để
thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc quy định thành chế độ
phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
1.1.6.6. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm


7


Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với NLĐ làm nghề,
công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động, so sánh mức độ nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định
mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công
việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng
nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức
tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng
tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4
giờ trở lên thì được tính cả ngày.
1.1.6.7.Chế độ phụ cấp lưu động:
Phụ cấp lưu động được áp dụng đối với NLĐ làm nghề, công việc phải thường
xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, như thi công các công trình xây dựng;
khảo sát, tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản; khảo sát, đo đạc địa hình, địa
chính, khảo sát xây dựng chuyên ngành, sửa chữa, duy tu đường bộ, đường sắt; nạo
vét công trình đường thủy và công việc có điều kiện tương tự.
Công ty rà soát, đánh giá tính chất lưu động đối với công việc để xác định mức
phụ cấp lưu động, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 10% mức lương
của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.
Phụ cấp lưu động được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo số ngày thực
tế lưu động.
8



1.1.6.8.Chế độ phụ cấp thu hút:
Phụ cấp thu hút được áp dụng đối với người lao động đến làm ở vùng kinh tế
mới, vùng có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, công trình cần đẩy nhanh tiến
độ thực hiện mà Nhà nước quy định có phụ cấp thu hút; nghề, công việc công ty
cần thu hút lao động.
Công ty rà soát địa bàn, công trình, nghề, công việc cụ thể để xác định mức độ
thu hút đối với người lao động và thiết kế mức phụ cấp, bảo đảm mức phụ cấp cao
nhất không vượt quá 35% mức lương của chức danh hoặc công việc trong thang
lương, bảng lương.
Phụ cấp thu hút được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Thời gian thực hiện
từ 3 đến 5 năm, tùy thuộc vào điều kiện của địa bàn làm việc hoặc nghề, công việc
được áp dụng.
1.1.6.9.Chế độ phụ cấp khu vực:
Phụ cấp khu vực được áp dụng đối với NLĐ làm việc ở địa bàn mà Nhà nước
quy định cán bộ, công chức làm việc ở địa bàn này được hưởng phụ cấp khu vực.
Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực được thực hiện theo Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày
05 tháng 01 năm 2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung.
Mức phụ cấp do công ty quyết định tối đa bằng mức tiền tuyệt đối mà cán bộ,
công chức trên địa bàn đang hưởng.
Phụ cấp khu vực được xác định theo nơi làm việc của người lao động và tính trả
cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 01
tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp khu vực.
9


10



CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG THANG LƯƠNG CHO BỘ PHẬN
TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
2.1.Xây dựng thang lương cho bộ phận trực tiếp của công ty:
2.1.1.Xác định chức danh công việc:
Hoạt động sản xuất trực tiếp sản xuất: sản xuất các sản phẩm từ vải.
STT
1
2
3

Tên chức danh

Mã số chức danh
Thợ cắt
MS1
Thợ may
MS2
Thợ là
MS3
Bảng 2.1. Bảng thống kê các chức danh công việc

Sau khi xác định đầy đủ các chức danh công việc, tiến hành phân tích công việc,
thiết lập bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện.
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
1.Chức danh công việc: Công nhân may, Công nhân cắt, Công nhân là
2.Mã số: MS1 (thợ cắt); MS2 (thợ may); MS3 (thợ là).
3.Nhiệm vụ:
-


Thợ cắt: đo, cắt vải.
Thợ may: may các bộ phận thành sản phẩm hoàn thiện.
Thợ là: là các sản phẩm đã hoàn thiện.
4.Mối quan hệ trong công việc: chịu sự quản lý của tổ trưởng.
5.Điều kiện làm việc: làm việc tại các phân xưởng.
6.Trách nhiệm giám sát, quản lý: không.
BẢN YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1.Trình độ: từ 18 tuổi trở lên, tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên.
2.Kiến thức, kỹ năng: nắm được kỹ năng cơ bản về cắt, may, là.
3.Sức khỏe: sức khỏe tốt.

11


4.Kinh nghiệm: đối với công nhân may và cắt, có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên.

-

2.1.2.Đánh giá giá trị công việc:
Sau khi ngiên cứu đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, ta có các nhóm yếu
tố đánh giá mức độ phức tạp của công việc:
+ Thời gian hoặc trình độ đào tạo
+ Trách nhiệm
+ Kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm
+ Mức ảnh hưởng của công việc, sản phẩm, quyết định
Mỗi nhóm yếu tố bao gồm những yếu tố cụ thể khác nhau. Dưới đây là các

-


tiêu chí để đánh giá các công việc thuộc hoạt động lao động trực tiếp tại công ty:
Yêu cầu về thời gian hoặc trình độ đào tạo: đây là chỉ tiêu đánh giá về trình độ đào
tạo cần thiết để thực hiện công việc được giao. Yếu tố này được chi thành 4 mức
độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, điểm tối đa là 20 điểm. Khi cho điểm cần
dựa vào mức độ phức tạp của công việc để đánh giá chứ không đánh giá trình độ

-

đào tạo của người lao động hiện đang thực hiện công việc.
Trách nhiệm: mỗi một vị trí công việc đều được trang bị các thiết bị cũng như
phương tiện lao động. Vì vậy, người lao động phải có trách nhiệm bảo quản tài sản

-

và phương tiện làm việc.
Kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm: yếu tố này xác định thời gian tích lũy kinh nghiệm
tối thiểu cần thiết để người lao động có trình độ thành thạo thực hiện nhiệm vụ
được giao. Yếu tố này được chia làm 5 mức độ, điểm thấp nhất là 2, cao nhất là 9.
Khi đánh giá yếu tố này cũng cần chú ý đánh giá kinh nghiệm hoặc thâm niên công
tác mà công việc đòi hỏi ở người thực hiện chứ không đánh giá thâm niên công tác

-

của người đang thực hiện công việc.
Mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm:đây là mức độ ảnh hưởng của công
việc, sản phẩm ảnh hưởng đến công việc, sản phẩm khác hoặc ảnh hưởng đến tổ
đội, dây chuyền sản xuất.
Nhóm yếu tố

Tiêu chí đánh giá


Điểm

12


Thời gian
hoặc trình độ
đào tạo (để
thực hiện
được công
việc).

Được đào tạo nghiệp vụ từ 3 đến 6 tháng

12

Sơ cấp nghề và được đào tạo nghề từ 6 tháng đến 1 năm

15

Tốt nghiệp trung cấp nghề từ 1 năm đến dưới 18 tháng

17

Đại học và cao đẳng nghề đào tạo từ 18 tháng trở lên

20

Trách nhiệm

(đối với công
việc, tài sản,
dụng cụ làm
việc)

Yêu cầu trách nhiệm thấp đối với kết quả công việc

4

Yêu cầu trách nhiệm trung bình đối với kết quả công việc

6

Yêu cầu cao đối với kết quả công việc

9

Yêu cầu rất cao đối với kết quả công việc

12

Công việc giản đơn, ít thay đổi, yêu cầu tích lũy kinh nghiệm 1
năm

2

Yêu cầu công việc có kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm từ 1 đến 2
năm

3


Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm ít nhất 3 năm

5

Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm ít nhất 5 năm

7

Công việc yêu cầu kĩ năng và tích lũy kĩ năng trên 7 năm đê
thực hiện được bậc cao nhất

9

Công việc, sản phẩm mang tính đơn lẻ, không ảnh hưởng đến
công việc, sản phẩm khác.

0

Công việc, sản phẩm ảnh hưởng đến công việc, sản phẩm khác
hoặc ảnh hưởng đến tổ đội, dây chuyền sản xuất.

5

Công việc, sản phẩm ảnh hưởng quyết định đến công việc, sản
phẩm khác hoặc ảnh hưởng đến tổ đội, dây chuyền sản xuất.

8

Kĩ năng tích

lũy kinh
nghiệm

Mức độ ảnh
hưởng của
công việc,
sản phẩm

Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ phức tạp của công việc
-

Căn cứ tiêu chí cụ thể đánh giá các yếu tố phản ánh độ phức tạp của nghề
may, công ty sử dụng phương pháp chuyên gia xác định được công việc
13


là có điểm thấp nhất (18 điểm) và công việc may có điểm cao nhất (34
điểm) như sau:
Nhóm yếu tố

Thợ là

Chức danh
Thợ may Thợ cắt

Thời gian hoặc trình độ đào tạo (để thực hiện
12
12
12
được công việc)

Trách nhiệm (đối với công việc, tài sản, dụng
4
9
6
cụ làm việc)
Kĩ năng tích lũy kinh nghiệm
2
5
3
Mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm
0
8
8
Tổng điểm
18
34
29
Bảng 2.3. Bảng đánh giá mức độ phức tạp của công việc của bộ phận trực
tiếp
Trên cơ sở điểm thấp nhất (công việc là) và cao nhất (công việc may), xác
định được hệ số phức tạp của nghề may là 1,89 (34 điểm/18 điểm)
-

Căn cứ bội số phức tạp của nghề, công ty xác định thang phức tạp theo 6 cấp bậc
kỹ thuật, xác định điểm của các yếu tố phức tạp và hệ số phức tạp của từng cấp bậc
công việc của chức danh nghề như sau:
Nhóm yếu tố

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6


Thời gian hoặc trình độ đào tạo

12

12

12

12

12

12

Trách nhiệm

4

5

6

7

8

9

Kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm


2

3

3

4

4

5

Mức độ ảnh hưởng của công việc,
sản phẩm

0

2

4

6

7

8

Tổng điểm các yếu tố

18


22

25

29

31

34

Hệ số cấp bậc công việc
1,00 1,22 1,39 1,61 1,72 1,89
Bang 2.4. Hệ số phức tạp của từng cấp bậc công việc của bộ phận trực tiếp

14


-

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, có 9 nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến môi trường làm việc của người lao động tại công ty. Mỗi nhóm yếu tố
lại được chia ra thành các mức độ khác nhau. Dưới đây là bảng các nhóm yếu tố về
điều kiện môi trường làm việc của bộ phận trực tiếp tại công ty.
Nhóm yếu

Các mức độ

tố
kg


6-10 thời gian thực hiện chiếm < 50% thời gian ca
15-20 kg thời gian thực hiện chiếm < 50 % thời gian ca

Điểm

1
2

3

20- 25kg thời gian thực hiện chiếm > 50% thời gian ca

Tải trọng
thể lực

25 -30kg thời gian thực hiện chiếm < 50% thời gian ca

4

30- 35 kg thời gian thực hiện chiếm > 50% thời gian ca
35 -40 kg thời gian thực hiện chiếm < 50 % thời gian ca

5

40- 45 kg thời gian thực hiện chiếm > 50 % thời gian ca
45 -50 kg thời gian thực hiện chiếm < 50 % thời gian ca

6


50 – 55 kg thời gian thực hiện chiếm > 50 % thời gian ca
55- 60 kg thời gian thực hiện chiếm > 50% thời gian ca
Tư thế làm Tư thế thuận lợi

7
1

15


Tư thế ít thuận lợi hơn, đứng ngồi suốt ca nhưng không
thường xuyên quay cúi người, chống tay lên xuống

2

Làm việc trong ca phải di chuyển trong đến 4km ( nơi làm
việc không cố định)
Tư thế đứng hoặc ngồi suốt ca nhưng thường xuyên quay,
cúi người dang tay lên xuống. Làm việc phải di chuyển từ

3

4-7km
việc

Tư thế thuận lợi, đứng hoặc ngồi làm việc trong không gian
chật chội. Làm việc phải di chuyển lớn hơn 7-10km ca
Tư thế làm việc phải quì, ngồi xổm treo lơ lửng. Làm việc
phải di chuyển từ 14 – 17km
Tư thế làm việc phải co người, nơi làm việc chật chội, tư

thế làm việc nằm. Làm việc phải di chuyển từ 10 – 17km
Tư thế làm việc khó khăn, làm việc ở nơi có yếu tố nguy
hiểm. Làm việc phải di chuyển từ 17 – 20km

Căng
thẳng thần
kinh

4

5

6

7

Bình thường (không gây căng thẳng tâm lý, thần kinh)

1

Công việc đòi hỏi tập trung, theo dõi thường xuyên.

2

Công việc đòi hỏi phải tập trung theo dõi thường xuyên có
ảnh hưởng căng thẳng tới tâm lý, thần kinh.
Công việc đòi hỏi phải tập trung theo dõi cao độ, suy nghĩ,
căng thẳng thần kinh
thao tác/h


3

4
1

16


Nhịp độ
làm việc

361 – 720 thao tác/h

2

721 – 900 thao tác/h

3

901- 1500 thao tác/h

4

> 1500 thao tác/h

5

Công việc chính xác, thô, thủ công hoặc trên các máy móc
điều khiển đơn giản, đối tượng quan sát có kích thước > 5


1

mm
Công việc chính xác thấp, điều khiển MMTB ít phức tạp,
quan sát đối tượng kích thước từ 5 đến 1 mm; công việc

2

nung chảy kim loại
Công việc độ chính xác vừa, điều kiển MMTB phức tạp,
Căng
thẳng thị
giác

đối tượng kích thước quan sát < 1-0,51 mm; Công việc lái

3

các loại xe máy (ô tô các loại)
Công việc chính xác cao, điều kiển MMTB phức tạp, đối
tượng quan sát kích thước từ 0,3-0,31 mm; Công việc có

4

hoặc tiếp xúc với chất nổ, chất bốc cháy nhanh
Công việc chính xác cao, điều khiển MMTB phức tạp, đối
tượng quan sát kích thước từ 0,3-0,15 mm; Công việc liên
quan đến chất tác động mạnh, công việc thực hiện trên cao

5


có dây bảo hiểm
Công việc có độ chính xác đặc biệt cao, đối tượng quan sát
kích thước dưới 0,15 mm

6

Dưới tiêu chuẩn cho phép

1

Trong tiêu chuẩn cho phép

2
17


Tiếng ồn
công
nghiệp

Trên tiêu chuẩn cho phép 5 db A

3

Trên tiêu chuẩn cho phép từ 6 -10 dbA

4

Trên tiêu chuẩn cho phép từ 10-14 dbA


5

Trên tiêu chuẩn cho phép từ 14 -16 dbA

6

Trên 16 dbA hay ở mức tối đa mà tai người có thể chịu
được

7

Dưới tiêu chuẩn cho phép

1

Trong tiêu chuẩn cho phép

2

Lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1- 9%

3

Lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 10- 18%

4

Lớn hơn tiếu chuẩn cho phép 19- 27%


5

Lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 28- 36%

6

Lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 37 – 46%

7

Trên 100 giây

1

30 – 100 giây

2

Đơn điệu

20 – 29 giây

3

công việc

10 – 19 giây

4


9 – 5 giây

5

1 – 4 giây

6

Bụi công
nghiệp

Nhiệt độ

Thời kỳ nóng

Thời kỳ lạnh

18


không khí
tại nơi làm
việc

18 – 20

-

1


21 – 22

17 – 19

2

23 – 28

15 – 16

3

29 – 32

7 – 14

4

33 – 35

-

5

Trên 35

-

6


Bảng 2.5. Các nhóm yếu tố điều kiện lao động tại công ty

Căn cứ vào điều kiện lao động của công ty ta xác định được tổng điểm cao nhất
và thấp nhất của toàn công ty.
Điểm thấp

Điểm cao

nhất

nhất

Tải trọng thể lực

1

1

Tư thế làm việc

1

2

Căng thẳng thần kinh

1

2


Cảng thẳng thị giác

1

1

Nhịp độ làm việc

1

2

Đơn điệu công việc

1

2

Nhiệt độ không khí tại nơi làm việc

2

3

Tiếng ồn công nghiệp

1

2


Bụi công nghiệp

2

3

Nhóm yếu tố

19


Tổng cộng

11

18

Bảng 2.6. Bảng điểm điểu kiện lao động của toàn công ty

-

Hệ số điều kiện lao động = 18/11 = 1,64
Hệ số lương = Hệ số phức tạp công việc x Hệ số điều kiện lao động

-

Bội số lương = 3,1

-


Nhóm yếu tố

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

1,00

1,22

1,39

1,61

1,72

1,89

1,64
2,00
2,28
2,64

2,82
Bảng 2.7. Bảng hệ số lương theo từng bậc

3,1

Hệ số cấp bậc công việc
Hệ số lương

2.1.3.Xây dựng thang lương cho bộ phận trực tiếp:
Do công ty thuộc địa bàn vùng I, nên mức lương tối thiểu của công ty là:
3.500.000 đồng.
-

Tiền lương = Hệ số lương x tiền lương tối thiểu
Nhóm yếu tố

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Hệ số cấp bậc công việc


1,00

1,22

1,39

1,61

1,72

1,89

Hệ số lương

1,64

2,00

2,28

2,64

2,82

3,1

Mức lương (1.000 đồng)
5.740 7.000 7.980 9.240 9.870 10.850
Bảng 2.8. Thang lương của bộ phận trực tiếp tại công ty


-

2.2.Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp xây dựng thang lương:
2.2.1.Ưu điểm:
Có kết cấu rõ ràng.
20


-

Mọi người lao động đều phải trải qua quá trình đánh giá như nhau với các tiêu chí
và thang điểm (tiêu chuẩn đánh giá) cơ bản như nhau. Điều này tạo ra sự bình đẳng
trong việc đánh giá người lao động và một thước đo thành tích công việc chuẩn

-

trong toàn bộ doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá cho điểm rất dễ hiểu và dễ sử dụng bởi vì khái niệm cho
điểm là rất rõ ràng: cả người đánh giá và người được đánh giá đều dễ dàng thấy
được logic đơn giản và hiệu quả của thang điểm đánh giá. Chính vì vậy đây là
phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi.

-

2.2.2.Nhược điểm:
Những tiêu chí đánh giá được lựa chọn để đánh giá chưa chắc đã liên quan một

-

cách rõ ràng tới công việc của toàn bộ người lao động.

Khi xây dựng tiêu chí đánh giá, và thang điểm đánh giá người thiết kế luôn tìm
cách tóm lược toàn bộ những dấu hiệu có liên quan tới thành tích công việc của
người lao động. Họ luôn cố gắng sao cho tất cả dấu hiệu đúng và tốt về thành tích
công việc đều được xem xét và đưa vào biểu mẫu đánh giá, và tất cả dấu hiệu sai

-

và không liên quan đều bị loại bỏ.
Tính chủ quan của người đánh giá.
Sai sót mang tính nhận thức, khi người đánh giá không nắm được bản chất, ý nghĩa
của các tiêu chí, đặc điểm được lựa chọn để đánh giá và ngôn ngữ sử dụng trong
thang điểm đánh giá.

21


22



×