Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguyên tắc phát triển đô thị sinh thái tại Việt Nam dưới góc nhìn người làm kiến trúc - xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.47 KB, 5 trang )

NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI
TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN NGƯỜI LÀM
KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG
Nguyễn Quang Tuấn
Khoa Xây dựng

Email:
Nguyễn Quang Tú
Khoa Xây dựng

Email:
Ngày nhận bài: 31/7/2017
Ngày PB đánh giá: 28/8/2017
Ngày duyệt đăng: 08/9/2017

TÓM TẮT
Bài viết nhìn nhận về đô thị sinh thái trên quan điểm của những người làm trong lĩnh vực
kiến trúc - xây dựng; Đề xuất các nguyên tắc được cho là phù hợp với các đô thị tại Việt Nam.
Từ khóa: đô thị sinh thái, đô thị Việt Nam góc nhìn.
ECOLOGICAL URBAN DEVELOPMENT PRINCIPLES IN VIETNAM
UNDER THE VIEWPOINTS OF ARCHITECTS IN ARCHITECTURE CONSTRUCTION
ABSTRACT: The article looks into ecological urban from the perspective of people
working in the field of architecture-construction, thereby proposing appropriate guidelines for
urban areas in Vietnam.
Key word: Ecological Urban, Vietnamese Urban, viewpoints
1. ĐÔ THỊ SINH THÁI LÀ GÌ?
Đô thị sinh thái là trạng thái ổn định
của đô thị, hướng tới sự thích nghi cao
nhất với điều kiện sống. Việc thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến
cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh


chóng. Một mặt quá trình đô thị hóa góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống

92

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

nhưng mặt khác đây chính là nguyên nhân
làm gia tăng dân số đô thị dẫn đến mất cân
bằng sinh thái, gây nên tổn thương ngày
càng nghiêm trọng đến môi trường và đe
dọa đến chính cuộc sống đô thị. Do đó đô
thị thích ứng là một vấn đề sống còn của
các đô thị hiện nay trên toàn thế giới cũng
như ở Việt Nam.


2. QUAN ĐIỂM
Trước hết, cần phải xem xét quá trình
tổ chức đô thị sinh thái tại Việt Nam phải
dựa trên quan điểm sinh thái học nói chung
và sinh thái đô thị nói riêng. Đối với hệ
sinh thái tự nhiên lấy mục tiêu cân bằng
cao nhất là trạng thái mà ở đó số lượng
tương đối của các quần thể sinh vật trong
hệ sinh thái môi trường giữ được mức ổn
định tương đối [1] thì hệ sinh thái đô thị
phải lấy mục tiêu cân bằng cao nhất là đưa
lại điều kiện sống tốt nhất: Người dân có
công ăn việc làm, có mức thu nhập ngày

càng tăng, tiện nghi ở vừa đủ, quan hệ xã
hội tốt đẹp, vui chơi giải trí lành mạnh [2].
Vì thế việc xem xét tổ chức đô thị sinh thái
càng phải có quan điểm vừa tổng hợp, vừa
chuyên ngành trong mối quan hệ tác động
qua lại với nhau.
Quan điểm đô thị sinh thái trong sự
biến đổi liên tục của môi trường sinh thái (tự
nhiên và nhân tạo), cụ thể:
+ Sự biến đổi: bao gồm biến đổi tự
thân của hệ sinh thái tự nhiên (theo quy luật
tự nhiên) và sự biến đổi do các tác động của
con người.
+ Nguyên tắc hướng đến: đảm bảo sự
cân bằng sinh thái trong từng phân hệ, đảm
bảo chất lượng cuộc sống và chú trọng về
tính hệ thống - gắn kết trong một tổng thể cấu
trúc sinh thái hài hòa.
+ Tính gắn kết: nói đến sự gắn kết các
yếu tố (tự nhiên, nhân tạo, các hoạt động
kinh tế xã hội) và quy luật gắn kết để tạo
thành cấu trúc (không gian), xem xét ở quy
mô nhỏ (cấu trúc thành phần) đến quy mô lớn
(cấu trúc đô thị). Sự gắn kết này luôn biến
đổi theo thời gian trong trạng thái cân bằng
động, có xu hướng hình thành cấu trúc mới.

3. ĐÔ
HỆ THỐNG


THỊ

SINH

THÁI



Trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng, bên
cạnh việc xem xét các sự vật và hiện tượng,
quan điểm đô thị hệ thống đề cập đến mối
quan hệ giữa chúng, giữa các bước trong quá
trình tổ chức và xây dựng đô thị. Điều đó đòi
hỏi người thiết kế phải xem xét đồng thời (cả
về không gian cũng như thời gian), tác động
trực tiếp và gián tiếp từ kết quả của những
quyết định được đưa ra. Kết quả của phương
pháp tư duy hệ thống trong quy hoạch đô thị
là thiết kế tích hợp: mỗi giải pháp cụ thể đề
cập và giải quyết đồng thời nhiều vấn đề
khác nhau - mỗi giải pháp đó lại là sản phẩm
của các công việc và yêu cầu đa ngành. Việc
đánh giá và cải tạo cảnh quan thông qua các
công cụ như: quản lý, quy hoạch và thiết kế
đòi hỏi phải nhìn nhận cảnh quan như một hệ
thống. Do đó, các bộ phận tham gia tổ chức
đô thị sinh thái phải có những tư duy hệ
thống để tạo mối liên hệ giữa con người với
môi trường cũng như sự can thiệp của con
người vào môi trường, mang đến cho đô thị

mức độ tương tác cao hơn và có ý nghĩa sâu
sắc hơn, đó là sự bền vững [3]. Về cơ bản có
2 hệ thống tác động tới đô thị:
+ Hệ thống cân bằng là những hệ thống
cân bằng về động lực. Những hệ thống này
được sắp đặt trật tự thống nhất với sự kết hợp
rất nhiều đặc tính. Trong hệ thống cân bằng,
những hoạt động trước đó đã tạo nên quá
trình hồi tiếp tích cực.
Quá trình này đồng thời tiến hóa một
cách chậm chạp thông qua tương tác ngày
giữa các bộ phận.
+ Hệ thống tự tiêu hủy là những hệ
thống hoàn toàn tự phát, biến đổi nhanh và
không ổn định. Bên trong hệ thống này, hậu

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018

93


quả do những quá trình của các hệ thống
trước đó gây nên quá trình hồi tiếp tiêu cực,
cùng với những xung đột và sức ép bên trong
và bên ngoài.
Trên quan điểm tiếp cận hệ thống, tổ
chức đô thị sinh thái dựa trên các nguyên tắc
cơ bản:
Thứ nhất, bảo vệ tài nguyên và môi
trường phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ

sinh thái, nghĩa là không quản lý đơn lẻ
một thành phần nào mà tiếp cận dựa trên
tính đặc thù của từng hệ sinh thái để đảm
bảo sự liên kết và cân đối hài hòa của các
thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái vốn
có của nó, không phá vỡ thành phần cấu
trúc của hệ sinh thái.
Thứ hai, trong quản lý đối với bảo vệ
tŕi nguyęn vŕ môi trýờng so với trýớc đây
giữa cách nhìn nhận quản lý truyền thống với
cách nhìn nhận quản lý mới đối với hệ sinh
thái cần phải được nhìn nhận lại một cách
khoa học và tổng hợp.
Thứ ba, xác định lại quan điểm từ
trước đến nay luôn đề cao đối với con người
trong hệ thống tự nhiên dẫn đến tàn phá thiên
nhiên. Do đó phải coi con người như là thành
phần quan trọng của tự nhiên để điều chỉnh
hành vi của mình.
Thứ tư, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy
cái “tâm” của con người đối với thiên nhiên.
Ngoài ra cần phải lượng giá được tài sản của
thiên nhiên để có sự so sánh giữa các phương
án khai thác [4].
4. ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Đô thị sinh thái nhằm tạo lập môi
trường sống đô thị trong đó môi trường nhân
tạo hài hòa với môi trường tự nhiên, đáp ứng


94

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

nhu cầu con người hướng đến mục tiêu phát
triển bền vững đô thị.
Tác giả đề xuất 7 nguyên tắc đóng vai
trò hướng dẫn tổng quát trong tổ chức đô thị
thông minh như sau:
Nguyên tắc 1: Gìn giữ sự đa dạng
sinh học
Các hệ sinh thái đạt được sự ổn định
và khả năng hồi phục thông qua các mạng
lưới sinh thái đa dạng và phức tạp. Sự đa
dạng sinh học càng cao thì các hệ sinh thái
càng ổn định. Sự đa dạng sinh thái của đô
thị phải được đảm bảo với các hành lang cư
trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học
và đem lại sự tiếp cận dễ dàng với thiên
nhiên để nghỉ ngơi giải trí. Ngoài ra, đa
dạng sinh thái đô thị góp phần tạo ra sức
sống cảnh quan đô thị, gìn giữ và phát huy
đa dạng văn hóa.
Nguyên tắc 2: Hài hòa với các chu
trình của tự nhiên
Thiết kế đô thị sinh thái hài hòa với
các nguyên tắc của tự nhiên nghĩa là luôn
coi trọng tự nhiên, bảo tồn các nguồn tài
nguyên và giảm thiểu ô nhiễm thông qua
các nội dung: cân đối giữa đầu vào (tài

nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra
(chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ).
Bên cạnh đó, cần phải tiếp cận các chu
trình sinh thái đô thị để tìm ra biện pháp
tạo ra “cơ chế tự điều chỉnh” hoặc “điều
chỉnh có điều kiện” một cách hợp lí nhất,
thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất
để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên
liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình
khép kín. Cuối cùng cần sử dụng nguyên
vật liệu cho phù hợp với mục đích sử dụng
của con người, tái tạo nguồn tài nguyên


cũng như kết hợp kiến thức, kỹ thuật mới
vào các quá trình thiết kế.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính gắn kết
giữa các nhân tố cảnh quan
Tính gắn kết là nói đến sự gắn kết giữa
các yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân tạo, các hoạt
động đô thị và quy luật gắn kết để tạo thành
không gian cảnh quan đô thị.
Sự gắn kết này luôn biến đổi theo
thời gian trong trạng thái cân bằng động,
có xu hướng hình thành cấu trúc mới. Tổ
chức đô thị sinh thái với mục đích là
không ngừng nâng cao chất lượng sống đô
thị nhưng không phá vỡ cấu trúc cảnh
quan tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên là nhân
tố đóng vai trò tạo lập không gian cảnh

quan đô thị. Do đó, đô thị luôn lấy yếu tố
tự nhiên làm chủ đạo, các yếu tố nhân tạo
được tạo ra nhất thiết phải gắn kết một
cách hài hòa, không lấn át hay đánh mất
giá trị đặc trưng cảnh quan tự nhiên trên
cơ sở các nguyên tắc thẩm mỹ, chú trọng
tính nguyên vẹn của hệ thống vốn là một
cấu trúc hoàn chỉnh.
Nguyên tắc 4: Phát triển đô thị phù
hợp với “ngưỡng” sinh thái môi trường
Mỗi môi trường sinh thái chỉ thích ứng
với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt
là sự can thiệp của con người. Sự tăng hay
giảm cường độ tác động ra ngoài giới hạn
thích hợp của hệ sinh thái sẽ tác động đến chất
lượng môi trường và khả năng tồn tại sinh vật.
Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao nhất
hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của
môi trường sẽ dẫn đến nguy cơ bị hủy hoại.
Trước hết, quy mô dân số và phát triển kinh tế
- xã hội của đô thị cần được giữ ở mức phù
hợp với khả năng “chịu tải” của môi trường và

tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, giải pháp
quy hoạch, mô hình hình thái không gian cảnh
quan đô thị được lựa chọn trên cơ sở phân tích
sự phù hợp với các nhân tố môi trường.
Nguyên tắc 5: Tăng cường kết nối
không gian cảnh quan bằng các giải pháp
giao thông “xanh”

Bố trí quy hoạch và xác định quy mô
các khu chức năng cảnh quan đô thị (nhà ở,
khu làm việc, khu dịch vụ, nơi vui chơi giải
trí...) hợp lý để con người giảm bớt đi lại
bằng phương tiện cơ giới, tạo điều kiện
thuận lợi để đi bộ và xe đạp. Giao thông và
vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp
lương thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong
phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận, ưu
tiên phát triển hệ thống giao thông công
cộng sử dụng năng lượng thân thiện với
môi trường.
Nguyên tắc 6: Duy trì và phát triển
hành lang xanh, mảng xanh và hồ điều hòa
trong đô thị
Tổ chức đô thị sinh thái chú trọng tỉ
lệ diện tích cây xanh cao, hình thành các
mảng xanh, bãi cỏ bờ sông, khu cây xanh
cách ly giữa khu dân cư và công nghiệp, hệ
thống hành lang xanh kết nối các khu vực
cảnh quan. Tăng cường cây xanh trên các
trục lộ giao thông để tạo bóng mát, ngăn
chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường trao đổi
ôxy. Diện tích mặt nước (ao, hồ, sông,
rạch) cân đối với diện tích dân số đô thị để
tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát
mẻ. Chú trọng tổ chức các hồ điều hòa nơi
có nguy cơ ngập lụt để hạn chế ngập úng
trong các điều kiện thiên nhiên bất lợi.
Nguyên tắc 7: Lựa chọn cơ cấu phát

triển ưu tiên mô hình kinh tế “xanh”

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018

95


Tăng cường các mô hình kinh tế đô thị
theo hướng sinh thái, tập trung sức lao động
và công nghệ mới thay vì tập trung sử dụng
nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy
trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu
nguyên liệu sử dụng.
Công nghiệp của đô thị sẽ sản xuất
ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử
dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy
trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử
dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự
vận chuyển hàng hóa.

5. KẾT LUẬN
Phát triển đô thị sinh thái tại Việt Nam,
cảnh quan tự nhiên cần được chú trọng và có
vai trò quyết định hình thái đô thị. Hình ảnh
yếu tố cảnh quan thiên nhiên luôn hiện diện
và đã trở thành nhân tố quan trọng trong quá
trình hình thành cảnh quan các đô thị tại Việt
Nam. Tổ chức đô thị sinh thái cần phải giải
quyết mối quan hệ hài hòa giữa các nhân tố
tự nhiên và nhân tạo, chính nhân tố tự nhiên

góp phần quan trọng tạo lập giá trị bản sắc
cho đô thị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá - Lâm Minh Triết (2005), Sinh thái môi trường học cơ bản, Nhà Xuất bản Đại
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh.
2. Lê Hồng Kế (1989), “Đề cập bước đầu đến sinh thái trong quá trình quy hoạch và xây
dựng điểm dân cư Việt Nam”, Luận án PTS.
3. John L. Motloch (1975), “Introduction to Landscape Design, ASLA”
4. Nguyễn Thế Chinh (2012), „Kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ tài nguyên môi
trường‟, Viện chiến lược chính sách tài nguyên, ,

96

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG



×