Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam - TS. Trần Chí Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.06 KB, 7 trang )

Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam
TS. Trần Chí Trung
Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam

Tóm tắt: Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là một trong những yêu cầu đảm
bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất nông
nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Trên cơ sở phân tích hệ thống tổ chức quản lý
và thực tiễn phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, bài báo này đưa ra một số kiến
nghị để thực hiện phân cấp quản lý khai thác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác
công trình thuỷ lợi ở nước ta.

Đặt vấn đề
Nhiều công trình thuỷ lợi ở nước ta hiện nay có hiệu quả tưới thấp. Nguyên nhân cơ
bản đối với hiệu quả thấp ở các công trình thuỷ lợi là do yếu tố thể chế hơn là yếu tố kỹ thuật
[1]. Do vậy, cần phải tìm ra hệ thống thể chế, mô hình quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả của các hệ thống tưới. Huppert và các cộng sự [2] đã khuyến nghị việc quản lý công
trình thuỷ lợi hiệu quả không chỉ đơn thuần là thiết kế một tổ chức quản lý thích hợp, mà cần
phải tạo nên một mô hình gồm nhiều tổ chức khác nhau, được phân cấp nhiệm vụ và quyền
lợi rõ ràng nhưng lại hoạt động và kết hợp với nhau trong một khung thể chế thống nhất phù
hợp. Phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi là sự phân công trách nhiệm từ các cơ
quan quản lý công trình thủy lợi Trung ương cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới, ở địa
phương. Việc phân cấp quản lý cho các tổ chức quản lý địa phương là cơ sở để thực hiện
chuyển giao trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác dùng nước thực
hiện quan điểm, chủ trương của thế giới và trong nước về quản lý công trình thuỷ lợi. Nhiều
nghiên cứu khoa học cho thấy việc phân công, phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
là cần thiết. Đây là một trong những yêu cầu đảm bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi
phát huy hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế
khác đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Thực tế đòi hỏi
phải tổ chức lại sản xuất theo hướng công ty không quản lý các công trình thuỷ lợi mà năng
lực của cộng đồng có thể quản lý, để tinh giảm biên chế, giảm chi phí quản lý, tăng thu nhập,
tạo điều kiện để củng cố và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản


lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện nay
Theo số liệu của Cục Thuỷ lợi, hiện nay cả nước có 93 công ty khai thác công trình
thuỷ lợi (trong đó có 3 công ty liên tỉnh trực thuộc Bộ NN&PTNT, còn lại là các công ty trực
thuộc UBND cấp tỉnh), một số tổ chức sự nghiệp và hàng vạn Tổ chức hợp tác dùng nước
(TCHTDN). Trong những năm qua, tiếp tục thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới hoạt động
của doanh nghiệp các địa phương tiếp tục đổi mới, kiện toàn các tổ chức quản lý khai thác
công trình thuỷ lợi và củng cố tổ chức hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số
tỉnh đã kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thuỷ lợi như Thừa Thiên Huế, Hà
Giang, Bắc Cạn, Phú Yên đã thành lập các chi cục thuỷ lợi hoặc kiện toàn về tổ chức như
Quảng Ngãi. Các địa phương khác chưa có chi cục thuỷ lợi cũng đang trong qúa trình xây
dựng đề án thành lập chi cục thuỷ lợi. Các doanh nghiệp KTCTTL thường xuyên chịu tác

1


động của các chủ trương, chính sách mới, dẫn đến việc thường xuyên đưa vào diện được xem
xét tách, nhập, tổ chức lại. Một số tỉnh đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh
nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) trong tỉnh như TP. Hà Nội sau khi sáp nhập
còn 4 doanh nghiệp KTCTTL liên huyện: Sông Đáy, Sông Tích, Sông Nhuệ và Quản lý, đầu
tư thuỷ lợi Hà Nội; tỉnh Hải Dương sát nhập các công ty KTCTTL huyện thành công ty
KTCTTL tỉnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc tách, nhập là do ý chí chủ quan, tuỳ
tiện thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn.
Việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và chuyển đổi hình thức hoạt động của các doanh
nghiệp KTCTTL theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 còn chưa thống nhất giữa các địa
phương, còn lúng túng trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để chuyển đổi cho phù
hợp. Các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của nhà nước đang tồn tại, về bản chất
hoạt động cơ bản là như nhau, song được khoác nhiều tên gọi khác nhau như: Công ty
KTCTTL, trung tâm khai thác thuỷ lợi, ban quản lý công trình thuỷ lợi, công ty cổ phần....
Sự khác biệt về tên gọi không có ý nghĩa nhiều về thực thi chủ trương đa dạng hoá quản lý

công trình thuỷ lợi. Nhìn chung tiến độ đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp KTCTTL
còn chậm. Theo báo cáo của Cục thuỷ lợi, đến nay hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị quản lý
KTCTTL chưa thực hiện đổi mới tổ chức và giảm bớt được số lượng công nhân quản lý thuỷ
nông.
Nhiều địa phương chưa thành lập các TCHTDN để quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ
và công trình thuỷ lợi nội đồng ở những hệ thống công trình thuỷ lợi vừa và lớn (Bắc Cạn,
Lai Châu, Hà Giang, Cà Mâu, Hà Tĩnh...). Ở một số địa phương, UBND xã hoặc thôn quản
lý các công trình thuỷ lợi nhỏ và công trình thuỷ lợi nội đồng trong bàn xã, trong khi UBND
xã và thôn không phải là các TCHTDN. Nhiều địa phương ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng
bằng Sông Cửu Long các tổ thuỷ nông quản lý công trình thuỷ lợi nội đồng trong bàn xã.
Các tổ thuỷ nông này chưa phải là các tổ chức hợp tác dùng nước hoàn chỉnh. Việc thực hiện
Nghị định 115/2009/NĐ-CP của Chính phủ về miễn giảm thuỷ lợi phí còn gặp nhiều vướng
mắc ở các địa phương. Đối với phần kinh phí cấp cho các doanh nghiệp KTCTTL không có
nhiều vướng mắc, tuy nhiên việc triển khai phân bổ kinh phí cho các tổ chức hợp tác dùng
nước và các đơn vị quản lý KTCTTL không phải là doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc.
Thực tiễn phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Đến nay nhiều tỉnh đã thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho các
địa phương hoặc cho các tổ chức hợp tác dùng nước (TCHTDN). Theo kết qủa điều tra của
đề tài có 25 tỉnh đã ban hành quy định (kể cả quy định tạm thời) về phân cấp quản lý khai
thác công trình thuỷ lợi. Từ năm 1996, Tuyên Quang đã thực hiện chuyển giao toàn bộ các
công trình thuỷ lợi trong tỉnh cho các TCHTDN. Năm 2007 tỉnh Thái Bình là tỉnh đầu tiên đã
thực hiện Đề án phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức thực hiện chuyển
giao các trạm bơm nhỏ trong 1 xã cho các Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trên quy mô
toàn tỉnh. Kết quả thực hiện đề án phân cấp quản lý ở Thái Bình [4] là đã chuyển giao được
285 trạm bơm nhỏ quy mô tưới tiêu cho 1 xã cho các HTXNN. Kết quả đánh giá ban đầu cho
thấy sau khi được chuyển giao cho các HTXNN thì hiệu quả tưới tiêu của các trạm bơm này
đã được nâng cao, nhân dân rất phấn khởi, đồng tình với chủ trương phân cấp quản lý khai
thác công trình thuỷ lợi của tỉnh.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2008/NĐ-CP quy định về miễn giảm
thuỷ lợi phí, quy định miễn thuỷ lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ công trình thuỷ

lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và cả trường hợp công trình
thuỷ lợi đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước. Chính sách này quy định

2


các tổ chức được ngân sách cấp, sử dụng kinh phí bù miễn thuỷ lợi phí bao gồm cả các công
ty KTCTTL, các tổ chức sự nghiệp và các TCHTDN. Đây là chính sách thuận lợi cho việc
phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho các TCHTDN. Khi thực hiện chính sách
miễn giảm thuỷ lợi phí theo Nghị định 115/2009/NĐ-CP của Chính phủ, do được sử dụng
kinh phí bù miễn thuỷ lợi phí nên một số địa phương đang có xu hướng chuyển giao ngược
các công trình thuỷ lợi nhỏ cho Công ty KTCTTL. Tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện thí điểm
mô hình tổ chức quản lý khai thác và điều hành một đầu mối theo phương thức: Thực hiện
bàn giao toàn bộ các công trình thuỷ lợi trên địa bàn làm thí điểm (kể cả các công trình do
các xã, HTXNN quản lý) cho các công ty KTCTTL quản lý phục vụ tưới từ đầu mối tới mặt
ruộng [5]. Trước mắt, trong năm 2007 đã thực hiện thí điểm mô hình này cho các hệ thống
thuỷ lợi của công ty KTCTTL Tam Đảo, Liễn Sơn, Lập Thạch và Mê Linh. Hiệu quả quản lý
khai thác công trình thuỷ lợi của các mô hình thí điểm tổ chức quản lý khai thác và điều hành
một đầu mối này cần được điều tra, đánh giá một cách khách quan để khẳng định sự phù hợp
của mô hình.
Nhìn chung, các tỉnh đều có chủ trương phân cấp công trình thuỷ lợi nhỏ, phạm vi tưới
cho 1 xã, mức độ quản lý đơn giản cho các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số tỉnh đã đề ra
các tiêu chí phân cấp quản lý theo quy mô công trình (diện tích tưới, công suất trạm bơm,
dung tích hồ chứa, chiều cao đập), ranh giới hành chính và mức độ phức tạp về quản lý công
trình. Các loại tiêu chí phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thực tế ở các địa
phương điều tra được trình bầy tóm tắt ở Bảng 1 và định lượng một số tiêu chí phân cấp quản
lý ở các tỉnh điển hình được trình bầy ở Bảng 2

TT


I
1
2
3
4
5
II
6
7
8
9
III
10
IV
11
12
13
V
14

Bảng 1. Các loại tiêu chí phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
được áp dụng ở các tỉnh điều tra
Tính
Ranh
Cấp
chất
Diện
Dung
Chiều
giới

Vùng/tỉnh
kênh/loại
phức tạp
tích tưới tích hồ
cao đập
hành
kênh
của công
chính
trình
Vùng miền núi phía Bắc
Hà Giang
x
x
Sơn La
x
x
x
Tuyên Quang
x
x
Hoà Bình
x
x
Thái Nguyên
x
x
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Thái Bình
x

Nam Định
x
Ninh Bình
x
x
x
Hải Phòng
x
x
Vùng Bắc Trung Bộ
Hà Tĩnh
x
x
x
Vùng Nam Trung Bộ
Ninh Thuận
x
Quảng Nam
x
x
Quảng Ngãi
x
x
Vùng Tây Nguyên
Đắc Lắc
x
x
x
x


3


TT

Vùng/tỉnh

Diện
tích tưới

Dung
tích hồ

Chiều
cao đập

15 Kon Tum
x
VI Vùng Đông Nam Bộ
16 Bà Rịa-Vũng Tầu
17 Tây Ninh
x
VII Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
18 Tiền Giang
x
19 Đồng Tháp
20 An Giang
x
21 Bạc Liêu
Ghi chú: x - áp dụng


Cấp
kênh/loại
kênh

x

Ranh
giới
hành
chính

Tính
chất
phức tạp
của công
trình

x

x

x
x

x
x

x


x
x
x
x

x
x
x

Bảng 2. Định lượng các tiêu chí phân cấp quản lý theo quy mô
công trình thuỷ lợi ở các tỉnh điều tra

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tỉnh
Hà Giang
Hoà Bình
Thái Nguyên

Vĩnh Phúc
Hải Phòng
Hà Tĩnh
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Đắc Lắc
Kon Tum
Tây Ninh
An Giang

Diện tích tưới
(ha)

Dung tích
hồ
(106 m3)

<30
<30
<50

Chiều cao
đập (m)

Cấp kênh/loại
kênh

<12
Kênh cấp III
Kênh cấp III

<1

<10
Kênh loại III

<0.5
<0.5
<1
<50
<100

<8
<10
Kênh cấp III, IV
Kênh cấp III

Hầu hết các tỉnh đều áp dụng tiêu chí ranh giới hành chính để phân cấp công trình thuỷ
lợi. Các tỉnh đều có chủ trương phân cấp công trình thuỷ lợi nhỏ, phạm vi tưới, tiêu cho 1 xã
cho các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số tỉnh đã đề ra các tiêu chí phân cấp quản lý theo
quy mô công trình (diện tích tưới, công suất trạm bơm, dung tích hồ chứa, chiều cao đập).
Trong đó, tiêu chí phân cấp quản lý về diện tích tưới là khoảng 30-50 ha, dung tích hồ chứa
từ 0.5-1 triệu m3 và chiều cao đập đất từ 8-10 m. Một số tỉnh đã đưa vào tiêu chí về mức độ
quản lý phức tạp của công trình như các tỉnh Đắc Lắc, Hà Giang, Tiền Giang, Ninh Thuận.
Tiêu chí quy mô công trình thuỷ lợi (lớn, vùa và nhỏ) được áp dụng ở các tỉnh như Thái Bình,
Ninh Thuận, tuy nhiên chưa xác định tiêu chí cụ thể phân loại các công trình thuỷ lợi lớn,
vừa và nhỏ. Một số tỉnh đưa ra tiêu chí phân cấp kênh, như tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Phòng, trong
khi đó tiêu chí loại kênh được áp dụng ở tỉnh Quảng Nam. Trong đó, kênh loại 1 là kênh tưới
liên huyện, kênh loại 2 là kênh tưới liên xã và kênh loại 3 là kênh tưới trong 1 xã. Theo tiêu
chí phân loại kênh, tỉnh Quảng Nam đã phân cấp quản lý kênh loại III cho các HTXNN.


4


Nhiều tỉnh đưa ra tiêu chí phân cấp kênh nội đồng cho các tổ chức thuỷ nông cơ sở. Tuy
nhiên tiêu chí kênh nội đồng chưa được định lượng cụ thể.
Các tồn tại, vướng mắc khi thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
như sau:
- Một số tỉnh chỉ có Công ty KTCTTL tỉnh, mà không thành lập các xí nghiệp khai thác
thuỷ lợi huyện (tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang), thực tế cho thấy Công ty cũng chỉ quản lý được
các công trình đầu mối, công trình xây đúc, còn toàn bộ hệ thống kênh mương, nhất là các
tuyến kênh liên xã không quản lý được, nên hệ thống này không có chủ quản lý đích thực.
Việc phân công trách nhiệm vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình thuỷ lợi giữa
các công ty KTCTTL và các TCHTDN không rõ ràng, là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu
quả quản lý thấp ở nhiều hệ thống thuỷ lợi.
- Một số tỉnh, đến nay chưa có Công ty KTCTTL cấp tỉnh, nhất là các tỉnh ở vùng miền
núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều tỉnh miền núi đến nay chỉ thành lập
các trạm thuỷ lợi cấp huyện, như tỉnh Lai Châu, Lào Cai….ở tỉnh Đồng Tháp, do chưa có
Công ty KTCTTL nên việc quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là do UBND tỉnh, huyện và
các Tổ chức hợp tác thực hiện. Tỉnh Long An chưa có công ty KTCTTL cấp tỉnh mà chỉ có
các Trạm thuỷ lợi huyện, do vậy nên gặp khó khăn trong việc quản lý khai thác các công
trình, tuyến kênh tưới, tiêu liên huyện. ở một số tỉnh các cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ
lợi như Chi cục quản lý thuỷ nông tỉnh Bà Rịa-Vũng Tầu và Chi cục thuỷ lợi tỉnh Cần Thơ
thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
- Do thiếu cơ chế hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính nên mặc dù thấy được hiệu quả song
nhiều địa phương vẫn còn dè dặt trong phân giao quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ, kỹ
thuật đơn giản cho các tổ chức hợp tác dùng nước và cá nhân quản lý.
- Một số tỉnh không thực hiện phân cấp quản lý trực tiếp cho các tổ chức hợp tác dùng
nước mà phân cấp cho các huyện. Nhưng một số huyện không thành lập được các trạm khai
thác thuỷ lợi hoặc các tổ chức hợp tác dùng nước, nên huyện tạm thời cử cán bộ của phòng
kinh tế huyện quản lý. Các phòng kinh tế huyện là các cơ quan có chức năng quản lý nhà

nước vừa kết hợp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Hơn nữa, các cán bộ của huyện
không đủ nhân lực để quản lý, vận hành các công trình thuỷ lợi, dẫn đến tình trạng thực chất
là các công trình thuỷ lợi chưa có chủ quản lý đích thực, không đảm bảo tính hiệu quả và bền
vững của công trình thuỷ lợi. Ví dụ ở tỉnh Đắc Lắc, UBND tỉnh phân cấp quản lý một số
công trình thuỷ lợi nhỏ cho UBND huyện, sau đó UBND huyện giao cho phòng nông nghiệp
địa chính hoặc UBND xã quản lý một số công trình dẫn đến không thực sự có chủ quản lý
bởi vì không có người quản lý trực tiếp. Một số người được giao nhiệm vụ quản lý công trình
này được hưởng chế độ như là công chức do ngân sách huyện hoặc xã trả hoàn toàn không
phải tổ chức thu thuỷ lợi phí để có kinh phí quản lý và sửa chữa thường xuyên.
- Ở nhiều địa phương, hiện nay các công trình thuỷ lợi nhỏ và các kênh nội đồng (kênh
loại III) trong 1 xã vẫn do các Công ty KTCTTL quản lý, ví dụ như ở tỉnh Quảng Nam, Hải
Dương, Nghê An. Trong khi đó, đối với các công trình thuỷ lợi nhỏ ở nhiều tỉnh miền núi
phía Bắc (Sơn La, Hoà Bình...) về danh nghĩa các Công ty KTCTTL chịu trách nhiệm quản
lý công trình đầu mối và tuyến kênh chính còn các tổ chức thuỷ nông cơ sở (thôn, bản) quản
lý hệ thống kênh nội đồng, nhưng thực tế các công trình đầu mối và kênh chính cũng do các
thôn, bản quản lý vận hành.
- Các tiêu chí phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện khác nhau ở các
địa phương. Tiêu chí phân cấp hệ thống công trình thuỷ lợi có quy mô nhỏ, vừa và lớn chưa
được thống nhất trong các văn bản pháp quy cũng như trong các báo cáo khoa học. Tiêu chí

5


về quy mô công trình thuỷ lợi nội đồng không thống nhất ở các địa phương. Tiêu chí phân
loại cấp kênh không thống nhất ở các văn bản khác nhau, dẫn đến tình trạng thực hiện phân
cấp quản lý công trình thuỷ lợi cùng khác nhau ở các địa phương. Có tỉnh phân loại cấp kênh
theo tiêu chí kênh chính, kênh nhánh cấp 1, 2,3, kênh nội đồng, trong khi đó có tỉnh phân loại
kênh theo tiêu chí kênh loại 1, 2 và 3.
- Nhiều tỉnh khuyến khích phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho các tổ
chức hợp tác dùng nước, nhưng chưa đề ra các tiêu chí cụ thể để thực hiện việc phân cấp

quản lý. Hầu hết các tỉnh chưa đưa ra tiêu chí phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi đầu mối là
các trạm bơm điện hoặc đập dâng nước.
Một số kiến nghị về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi
Phân cấp quản lý để phát huy vai trò và khả năng của người hưởng lợi tham gia quản lý
công trình thuỷ lợi. Một số đề xuất để thực hiện phân cấp quản lý để nâng cao hiệu quả quản
lý khai thác công trình thuỷ lợi như sau:
-

Việc phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cần phải căn cứ vào quy mô, công
suất của công trình, ranh giới hành chính và mức độ phức tạp trong quản lý và mức độ
nguy hiểm đối với vùng hạ du khi công trình xảy ra sự cố.

-

Cần phân định rõ trách nhiệm quản lý khai thác công trình giữa các công ty thác công
trình thuỷ lợi với các cá nhân, tổ chức quản lý khác, đặc biệt trong vận hành, bảo vệ, duy
tu bảo dưỡng nhằm bảo đảm an toàn công trình.

-

Phân cấp quản lý công trình thủy lợi phải gắn với tổ chức quản lý khai thác sử dụng công
trình, đồng thời gắn liền với phân cấp tỷ lệ kinh phí cấp bù miễn thu thuỷ lợi phí tương
ứng. Người hưởng lợi có trách nhiệm nộp kinh phí phục vụ quản lý, vận hành, duy tu bảo
dưỡng công trình và kênh mương từ sau cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước
tới mặt ruộng theo quy định hiện hành của chính sách thuỷ lợi phí.

-

Cần xác định các tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi trước khi thực hiện chuyển giao
công trình, như các TCHTDN hoặc doanh nghiệp tư nhân, tránh tình trạng chuyển giao

cho các đơn vị hành chính để dẫn đến tình trạng công trình vô chủ.

-

Cần đưa ra các tiêu chí cụ thể phân cấp quản lý khai thác cho các loại hình công trình đầu
mối khác nhau và các tuyến kênh tưới, tiêu trong các hệ thống công trình thuỷ lợi.

-

Các doanh nghiệp tư nhân, các hình thức tổ chức khác và cá nhân được khuyến khích
tham gia quản lý công trình thuỷ lợi nhỏ và công trình thuỷ lợi nội đồng có kết cấu, quy
trình vận hành đơn giản ở các địa phương có điều kiện phù hợp.

-

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tuy hầu hết các công trình thuỷ lợi là loại
nhỏ, nhưng do trình độ quản lý của người dân địa phương hạn chế, nên cần đưa ra tiêu
chí tính kỹ thuật phức tạp và hiệu quả về dân sinh, kinh tế xã hội đối với các công trình
thuỷ lợi.

-

Công trình thuỷ lợi do cấp nào quản lý thì cấp đó trực tiếp tổ chức vận hành, duy tu bảo
dưỡng theo đúng quy trình, quy phạm và yêu cầu phục vụ tưới tiêu của hệ thống thuỷ lợi.

Kết luận
Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là một trong những yêu cầu cần thiết
đảm bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất

6



nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại
hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến nay nhiều tỉnh có thực hiện phân cấp quản lý
khai thác công trình thuỷ lợi cho các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số tỉnh đã đưa ra các
quy định về phân cấp quản lý phù hợp cho từng địa phương và việc áp dụng các nguyên tắc
phân cấp quản lý này đã phát huy hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Tuy nhiên,
việc thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở nước ta cũng còn nhiều khó
khăn, vướng mắc nên chưa phát huy được hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Do vậy việc phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cần phải căn cứ vào quy mô,
công suất của công trình, ranh giới hành chính và mức độ phức tạp trong quản lý và mức độ
nguy hiểm đối với vùng hạ du khi công trình xảy ra sự cố. Cần phân định rõ trách nhiệm
quản lý khai thác công trình giữa các công ty thác công trình thuỷ lợi với các cá nhân, tổ
chức quản lý khác, đặc biệt trong vận hành, bảo vệ, duy tu bảo dưỡng nhằm bảo đảm an toàn
công trình. Phân cấp quản lý công trình thủy lợi phải gắn với tổ chức quản lý khai thác sử
dụng công trình, đồng thời gắn liền với phân cấp tỷ lệ kinh phí cấp bù miễn thu thuỷ lợi phí
tương ứng. Việc phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi cần thực hiện đồng thời hoặc sau khi
củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực của các TCHTDN, tăng cường phát huy vai trò của
chính quyền địa phương và người dân trong việc tham gia quản lý, bảo vệ và khai thác công
trình, nhằm phát huy hiệu quả công trình thuỷ lợi.

Irrigation management decentralization in Viet Nam
Summary. Irrigation management decentralization is one of the main factors ensuring
effetiveness of irrigation systems serving agriculture production, domestic and other
econoimic sectors. Based on analyzing existing system of irrigation management
organizations and actual decentralization in irrigation management, the auther proposes
several solutions for implementing decentralization to enhance irrigation performance of
irrigation system in Viet Nam

Tài liệu tham khảo

.
[1] Bottrall, A. (1995). Overview: Irrigation management researchOld themes, new
contexts, International Journal of Water Resources Development, 11 (1), pp. 5-9.
[2] Huppert, W., Svendsen, M. & Vermillion, D.L. (2001). Governing maintenance provision
in irrigation, Eschborn: GTZ.
[3] Johnson III, S.H., Svendsen, M. & Gonzalez, F. (2002) Options for institutional reform in
the irrigation sector, a paper prepared for the international seminar on participatory
irrigation management, Beijing, China, 21-27 April, 2002.
[4] Đề án phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái
Bình, 2007
[5] Đề án thí điểm thực hiện mô hình tổ chức quản lý khai thác và điều hành công trình thuỷ
lợi một đầu mối của tỉnh Vĩnh Phúc, 2008

7



×