Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự cố trượt mái mỏ đá ĐIII của công trình thuỷ điện Bản Vẽ, phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm - PGS.TS. Phạm Hữu Sy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.59 KB, 7 trang )

SỰ CỐ TRƯỢT MÁI MỎ ĐÁ ĐIII CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN BẢN
VẼ, PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
The event of slide of rock quarry ĐIII of Ban Ve Hydropower Project, causes
analyze and experience lessons
PGS.TS. Phạm Hữu Sy
Đại học Thuỷ lợi
Tóm tắt: Công trình thuỷ điện Bản Vẽ nằm trên sông Cả, thuộc địa phận xã Yên Na huyện Tương
Dương tỉnh Nghệ An. Mỏ đá ĐIII là mỏ đá chính trong dự án thủy điện Bản Vẽ. Trong quá trình
khai thác đã xảy ra sự cố nghiêm trọng làm chết 18 người và chôn vùi các máy móc thiết bị. Với
tư cách là chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tham gia
trong tổ điều tra nguyên nhân sự cố, tác giả bài báo đã thu thập tài liệu, điều tra thực địa, phân
tích tỷ mỷ các nguyên nhân dẫn đến sự cố để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong khảo sát,
thiết kế khai thác các mỏ đá nói chung.
Abstract: The Ban Ve Hydropower project lies on Ca River, belonging to Yen Na Commune,
Tuong Duong District, Nghe An Province. DIII rock quarry is main quarry supplying rock for
Ban Ve Project. While exploiting it was happened serious catastrophe killed 18 persons and
buried equipments. As a specialist of Government check and acceptance construction Committee
participating in a group studying causes of event, the author of the paper had collected
documents, field investigated, carefully analyzed causes leading to the catastrophe and drawn
out experiences lessons in geology investigation, design for exploiting rock quarry in general
I. Giới thiệu công trình thủy điện Bản Vẽ và mỏ đá DIII
Công trình thủy điện Bản Vẽ nằm trên sông Cả, thuộc địa phận xã Yên Na huyện Tương Dương
tỉnh Nghệ An. Đập chính là đập bê tông đầm lăn (RCC). Công trình có công suất lắp máy
N lm  320 MW , điện lượng bình quân năm
E=1.084 triệu KWh. Công trình chính thức khởi
công ngày 07/8/2004, đã chặn dòng đợt 1 ngày
26/12/2005, thi công đập chính RCC từ ngày
11/02/2007. Để đắp đập thủy điện Bản vẽ đã sử
dụng mỏ đá DIII. Mỏ đá này được cấu tạo từ đá
trầm tích keo kết bao gồm cát kết hạt nhỏ đến hạt
mịn (65-80%) phân lớp mỏng đến vừa xen kẹp


các phân lớp bột kết, sét kết. Đá có mức độ keo
kết không cao nên dễ bị phong hoá và hoá mềm.
Các lớp đá xen kẹp nhau và có thế nằm đổ ra
ngoài bờ dốc với góc dốc 45  500. Với thế nằm
này thuận lợi cho việc khai thác (nổ mìn cho hiệu
quả cao) nhưng tiềm ẩn nguy cơ trượt lớn. Ngoài
Hình 1. Thành phần và thế nằm của đá ở các loại đá được nêu ở trên, quan sát tại hiện
mỏ đá ĐIII.
trường cho thấy trong các lớp đá còn xen kẹp các
lớp sét kết chứa vôi với hàm lượng khá cao, nước dưới đất vận động theo mặt đứt gãy hoà tan vôi
mở rộng kẽ nứt tạo hốc lớn có thạch nhũ.


Trong phạm vi mỏ đá có 2 hệ đứt gãy kiến tạo. Hệ đứt gãy phát triển theo phương ĐB-TN và hệ
đứt gãy theo phương gần B-N. Hệ đứt gãy ĐB-TN bao gồm 3 đứt gãy gần song song nhau. Các
đứt gãy thuộc hệ này có hướng đổ trùng với hướng đổ của đá (đổ về hướng Nam, ra phía mái dốc
khai thác) với góc nghiêng 70-800. Hệ thống đứt gãy theo phương B-N chỉ phát hiện một đứt gãy
ở phía Đông của mỏ đá. Nó chính là biên phía Đông của khối trượt.
Ngoài các hệ thống đứt gãy, trong
đá phát hiện thấy ít nhất 3 hệ
thống kẽ nứt. Hệ thống 1 phát
triển theo phương ĐB-TN, cắm
về phía ĐN với gốc dốc 50-600.
Đây là hệ kẽ nứt kéo theo của các
đứt gãy theo phương ĐB-TN nói
trên. Hệ kẽ nứt thứ hai có đường
phương B-N. Đây là hệ kẽ nứt
kéo theo của đứt gãy B-N. Hệ kẽ
nứt thứ ba phát triển theo phương
Đ-T, cắm về hướng Bắc với góc

dốc 15-200.
Nước dưới đất trong phạm vi mỏ
đá nằm rất sâu. Dấu hiệu hoạt
động của nước dưới đất là thạch
nhũ trong đứt gãy kiến tạo B-N.
Hình 2. Mặt cắt thiết kế bờ mỏ và phạm vi khai thác đá

Mỏ đá ĐIII được thiết kế khai
thác gịât cấp tạo thành 11 tầng
khai thác, từ cao trình 205 đến trên cao trình 328. Mỗi tầng có chiều cao 12m, chiều rộng 3 m, độ
dốc mái m=0,25, tức là nghiêng 760. Như vậy, với
độ dốc và độ rộng của mặt bậc như vậy tạo nên độ
dốc chung của mái khai thác là 720 (hình 2).
Mỏ được bắt đầu khai thác từ 22/9/2006. Vào lúc
10h25’ ngày 15/12/2007, khi đã khai thác đến cao
trình 273, một khối đá lớn ước tính khoảng
500.000m3 đã trượt xuống làm chết 18 người và
chôn vùi toàn bộ thiết bị khai thác. Sau khi thảm hoạ
xảy ra, ngày hôm sau, 16/12/2007 chúng tôi có mặt
tại hiện trường để xem xét thực tế, thu thập các
thông tin cần thiết.
II. Phân tích nguyên nhân sự cố
Để xác định nguyên nhân sự cố, từ đó rút ra các bài
học kinh nghiệm cho công tác khảo sát, thiết, khai
thác các mỏ đá chúng tôi đã thu thập tài liệu từ thực
tế quan sát hiện trường, các hồ sơ khảo sát, thiết kế,
hồ sơ hoàn công, tìm hiểu trực tiếp từ Ban quản lý
dự án, Tư vấn thiết kế và Nhà thầu thi công. Tổng
Hình 3. Mặt cắt thiết kế chi tiết sườn tầng
2



hợp từ tất cả các nguồn thông tin chúng tôi tiến hành phân tích tỷ mỷ từng khâu để tìm nguyên
nhân.
Để phân tích làm rõ nguyên nhân gây trượt ở mỏ đá ĐIII, cần nhắc lại một số khái niệm về trượt.
Trượt sườn dốc tự nhiên hoặc mái dốc nhân tạo là sự dịch chuyển khối đất đá trên sườn dốc
xuống chân dốc theo một hoặc một vài mặt trượt nào đó do tác dụng của lực trọng trường và một
số lực khác. Lực trọng trường luôn luôn tác dụng lên đất đá của mái dốc, tuy nhiên, trượt chỉ xảy
ra khi cùng với lực trọng trường có một số tác động khác hỗ trợ làm suy giảm độ ổn định của mái
dốc đến một lúc nào đó xảy ra sự mất cân bằng dẫn đến trượt. Các tác động hỗ trợ đó gọi là các
nguyên nhân gây trượt. Các nguyên nhân gây trượt thường là:
1.

Khai đào, cắt xén hoặc xói lở chân sườn dốc (mái dốc) làm tăng độ dốc của sườn
hoặc thi công mái đào quá dốc;

2.

Sự dỡ tải ở mái dốc làm biến đổi trạng thái ứng suất của đất đá trong đới sườn dốc,
hình thành mới hoặc mở rộng các khe nứt đã có song song với bề mặt dỡ tải;

3.

Sự tẩm ướt, hoá mềm, trương nở, phong hóa, phá hủy kết cấu tự nhiên của đất đá,
hoặc do phát triển hiện tượng lưu biến làm giảm độ bền của đất đá;

4.

Tác động của áp lực thủy tĩnh và thủy động;


5.

Chất tải trên sườn dốc (mái dốc), dao động địa chấn, vi địa chấn, ...

Mỗi một nguyên nhân riêng biệt kể trên đều có thể làm mất cân bằng của khối đất đá ở sườn dốc
(mái dốc), nhưng thông thường trượt xảy ra là do tác động đồng thời của một số trong những
nguyên nhân đó. Ngoài các nguyên nhân tác động trực tiếp lên mái dốc gây ra trượt còn có các
nhân tố ảnh hưởng, đó là các nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho các lực tác dụng, xúc tiến quá
trình trượt, đó là: 1) đặc điểm khí hậu khu vực; 2) chế độ thủy văn của các sông, hồ đối với khu
vực trượt ven bờ; 3) địa hình; 4) cấu trúc địa chất của sườn dốc (mái dốc); 5) vận động kiến tạo
mới và hiện đại, địa chấn; 6) điều kiện địa chất thủy văn; 7) sự phát triển các quá trình và hiện
tượng địa chất ngoại sinh khác; 8) đặc điểm tính chất cơ lý của đất đá; 9) hoạt động xây dựng của
con người.
Như vậy, nguyên nhân gây trượt và nhân tố ảnh hưởng trượt không phải là một.
Để phân tích chúng tôi sử dụng mặt cắt 4-4 và 5-5, là những mặt cắt gần chính giữa khối trượt,
rút từ hồ sơ khảo sát, thiết kế của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện I. Từ các mặt cắt nói trên thấy
rằng mái tự nhiên của mỏ đá có góc nghiêng gần bằng với góc nghiêng của các lớp đá trầm tích
mà như đã nêu ở trên là trong khoảng 45-500. Theo thiết kế, mái của sườn tầng m=0,25, tương
ứng góc nghiêng của mỗi đoạn sườn tầng là 760; góc nghiêng chung của bờ mỏ là 720. Theo quy
phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên – TCVN 5718-2004 thì góc
nghiêng bờ mỏ không được lớn hơn góc trượt lở tự nhiên của đất đá và góc nghiêng sườn tầng
không được lớn hơn 600. Như vậy, với góc nghiêng thiết kế của mái dốc 720 là quá lớn, phạm vào
nguyên nhân thứ nhất nêu ở trên. Đây là nguyên nhân chính gây trượt mái mỏ đá.
Ở mỏ ĐIII do đã đào lấy đi một khối lượng lớn đất đá ở sườn dốc trong một thời gian dài (hơn 3
năm) nên đã làm biến đổi trạng thái ứng suất trong đất đá ở sườn dốc, hình thành các khe nứt dỡ
tải song song với bề mặt dỡ tải. Do ở mỏ ĐIII có mặt các đứt gãy và hệ khe nứt phù hợp với bề
mặt dỡ tải nên tác dụng dỡ tải dẫn tới chủ yếu là mở rộng các đứt gãy và khe nứt đã có. Sự mở
rộng các khe nứt do dỡ tải dẫn tới làm giảm cường độ kháng cắt của đá theo các mặt đứt gãy và

3



khe nứt, làm suy giảm hệ số ổn định của khối đá. Đây chính là nguyên nhân thứ hai góp phần gây
ra trượt như đã nêu ở trên.
Đá ở mỏ đá ĐIII là đá cứng xen đá nửa cứng, có chứa vôi, tương đối dễ phong hóa. Để khai thác
đá, đơn vị thi công phải bóc phủ. Sau khi bóc lớp đất thổ nhưỡng và đới IB, đá đới IIA phơi lộ
nhiều ngày, các tác nhân phong hóa dễ dàng xâm nhập sâu vào trong đá, làm cho đá bị phong
hóa, giảm độ bền, trước hết là giảm độ bền chống cắt theo bề mặt các khe nứt cũng góp phần gây
ra trượt. Đây là nguyên nhân thứ ba tham gia gây trượt.
Ở khu vực mỏ đá ĐIII trong tháng 9 và tháng 10 năm 2007 có mưa lớn và kéo dài. Theo số liệu
của Trung tâm Dự báo khí thượng thủy văn Trung ương ở khu vực Tương Dương – Nghệ An
ngày 10/9/2007 có lượng mưa tới 89,8mm, trong các ngày từ 03 đến 06/10/2007 mưa liên tục với
tổng lượng mưa 250,1mm, trong đó riêng ngày 04/10 lượng mưa tới 126,2mm. Từ ngày 10/10
đến 16/10 đều có mưa với tổng lượng mưa 46,9mm. Mưa lớn và kéo dài và với thời gian 2 tháng
sau đó đủ để thấm sâu vào đất đá theo các hệ thống kẽ nứt, đứt gãy dẫn tới làm tẩm ướt, bão hòa
đất đá gây hoá mềm, trước hết là phần đất đá tiếp giáp với bề mặt khe nứt, làm giảm sức chống
cắt của đá. Như vậy cùng với quá trình phong hoá, yếu tố tẩm ướt, hoá mềm thuộc nhóm nguyên
nhân thứ ba góp phần là suy giảm hệ số ổn định của mái dốc gây trượt.
Về vai trò của áp lực thuỷ tĩnh và thuỷ động trong nhóm các nguyên nhân thứ tư, đối với mỏ đá
ĐIII những tác động này không thể hiện rõ vì trượt xảy ra vào mùa khô, mực nước ngầm ở rất
sâu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của áp lực thuỷ động đã xảy ra trước đó cũng gián tiếp gây ra trượt.
Do mưa lớn như đã nói ở trên, áp lực thủy động của nước dưới đất tăng cao, nước thoát ra mạnh
ở khu vực chân mái dốc bờ mỏ, làm hòa tan các vết bám cacbonat canxi, các vết bám dạng thạch
nhũ trên bề mặt khe nứt và lôi cuốn các vật chất sét lấp nhét ở các khe nứt đã được mở rộng do
dỡ tải và phong hóa, dẫn tới làm giảm độ bền chống cắt theo các mặt khe nứt của đá.
Mỏ đá ĐIII thường xuyên bị chấn động do hoạt động nổ mìn khai thác đá. Các chấn động do nổ
mìn với quy mô nổ nhỏ đúng theo quy phạm, không trực tiếp gây trượt lớn nhưng ít nhiều cũng
làm phát sinh các khe nứt mới và mở rộng các khe nứt đã có ở phần đất đá gần bề mặt khoan nổ.
Điều đó cũng góp phần làm giảm độ bền chống cắt của khối đá và đây là nhóm nguyên nhân thứ
năm.

Các nguyên nhân kể trên, một mặt, làm tăng lực gây trượt (lực cắt), mặt khác, làm giảm độ bền
chống cắt theo các mặt đứt gãy, khe nứt của đất đá, làm cho lực gây trượt thắng lực chống trượt
nên đã phát sinh trượt. Trong các nguyên nhân đó, yếu tố khai đào tạo ra bờ mỏ có góc dốc lớn
trong điều kiện các lớp đá và khe nứt cắm về chân dốc với góc dốc lớp đá nhỏ hơn so với góc dốc
của sườn tầng và bờ mỏ, làm tăng độ dốc chung của sườn dốc, tăng lực gây trượt (lực cắt) có vai
trò chủ đạo.
Trong số 9 nhân tố ảnh hưởng nêu trên trước hết phải kể đến nhân tố “cấu trúc địa chất”. Nếu mỏ
đá ĐIII là các loại đá khác hoặc cũng là đá trầm tích nhưng các lớp đá đổ về phía ngược lại, tức là
đổ vào phía trong thì dù bờ mỏ có góc nghiêng 720, thậm chí dốc hơn nữa thì cũng không xảy ra
trượt. Ở mỏ đá ĐIII, các lớp đá trầm tích đổ ra ngoài bờ dốc với góc nghiêng 45-500 tạo thuận lợi
cho trượt, khi bị khai thác cắt xén chân dốc thì dễ dàng trượt sụt xuống theo bề mặt tầng đá, điều
đó là quá rõ ràng.
Nhân tố thứ hai là kiến tạo. Hoạt động kiến tạo khu vực đã cắt mái đá bởi 2 hệ thống đứt gãy gần
vuông góc nhau. Mỏ đá ĐIII được giới hạn phía Nam bởi mái dốc đổ ra phía bờ suối, bị cắt mái
dốc hơn do khai thác mỏ, phía Tây bởi mái dốc đổ ra phía suối cạn. Dưới chân là hệ thống kẽ nứt
mặt lớp đổ ra ngoài như đã phân tích ở trên. Đứt gãy phía Đông (đứt gãy á kinh tuyến) và đứt gãy
4


ĐB-TN cắt nốt hai phía còn lại, tạo thành khối đá độc lập không còn liên kết đáng kể với khối núi
nên bị dịch chuyển, xảy ra trượt. Như vậy, ở đây không những có sự tham gia của nhân tố kiến
tạo mà ngoài ra có sự phối hợp của các nhân tố đất đá, địa hình.
Nhân tố thứ 3 là thành phần, tính chất của đất đá. Theo hồ sơ khảo sát, mỏ đá ĐIII được cấu tạo
bởi cát kết xen kẹp sét kết, bột kết. Các lớp đá này có mức độ keo kết và thành đá thấp nên dễ
hoá mềm và phong hoá. Kết quả thí nghiệm các mẫu đá cho thấy bột kết có hệ số hoá mềm
Khm=0,85; của đá sét kết Khm=0,75. Như vậy, khi bị nước mưa thấm ướt thì cường độ của đá có
thể giảm đến 25%. Chính các lớp sét kết xen kẹp trong cát bột kết đóng vai trò là các đới yếu để
trượt có thể xảy ra.
Các điều kiện khí hậu như mưa, địa chất thủy văn cũng tạo thuận lợi cho sự hình thành trượt ở
mỏ đá ĐIII. Ảnh hưởng của các điều kiện này đã được làm rõ khi phân tích các nguyên nhân gây

trượt.
Từ những phân tích ở trên có thể kết luận rằng sự cố trượt mái mỏ đá ĐIII của công trình Thuỷ
điện Bản Vẽ là do tổ hợp của tất cả các nguyên nhân cùng với sự hỗ trợ của nhiều nhân tố ảnh
hưởng. Tất cả các nguyên nhân đó tác động lên mái dốc và phát triển theo thời gian: mái bờ mỏ
ngày càng sâu; phong hoá phát triển ngày càng mạnh và sâu, tẩm ướt mặt lớp ngày càng rộng; dỡ
tải ngày càng nhiều. Kết quả là hệ số ổn định ngày càng bị suy giảm, đến một lúc nào đó mất
trạng thái cân bằng vốn có của nó và xảy ra trượt.
Trong thời gian này, cùng với mỏ đá ĐIII một loạt sự cố mỏ đá đã xảy ra như sụt mỏ đá Rú Mốc
làm chết 7 người, sụt mỏ đá Lèn Nậy làm chết 2 người…đã gióng lên hồi chuông báo động về
công tác khảo sát, thiết kế, quản lý khai thác các mỏ đá.
III. Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự cố mỏ đá DIII
Qua phân tích tài liệu của mỏ đá ĐIII cùng một số mỏ đá khác trong đợt kiểm tra chúng tôi thấy ở
tất cả các khâu từ khảo sát, thiết kế, quản lý khai thác, tổ chức thi công khai thác đều có nhiều
vấn đề cần suy nghĩ và rút kinh nghiệm.
Về công tác khảo sát: Ở mỏ đá ĐIII chỉ thực hiện hai loại công tác khảo sát là khoan thăm dò (18
hố) và thí nghiệm mẫu trong phòng. Kết quả khảo sát được trình bày trong báo cáo rất vắn tắt , chỉ
phản ánh trữ lượng và chất lượng của vật liệu mà không làm rõ đầy đủ các đứt gãy kiến tạo, các hệ
thống khe nứt và đánh giá ảnh hưởng của chúng cũng như thế nằm của đá đến ổn định bờ mỏ;
không lập bản đồ địa chất mỏ, trên bản vẽ mặt bằng khai thác không thể hiện thế nằm lớp đá,
hướng dốc, cấp và số hiệu đứt gãy; không đưa ra giá trị kiến nghị chỉ tiêu góc ma sát trong (φ),
lực dính kết (C) của đá trong các trường hợp khác nhau để tính toán thiết kế bờ mỏ, chưa đánh
giá điều kiện địa chất thủy văn mỏ. Nói tóm lại, khảo sát địa chất chỉ thu thập các thông tin phục
vụ tính toán trữ lượng và chất lượng mà không quan tâm đến các thông tin phục vụ tính toán ổn
định bờ mỏ. Đây là tình trạng chung chứ không chỉ ở mỏ đá ĐIII. Bài học kinh nghiệm rút ra ở
đây là kỹ sư khảo sát không chỉ điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng mỏ vật liệu mà phải cung
cấp cả những thông tin phục vụ cho việc tính toán ổn định bờ mỏ. Không những thế, với trách
nhiệm là người quan sát trực tiếp mỏ đá ở hiện trường kỹ sư địa chất cần phân tích, khuyến nghị
cho người thiết kế trong việc lựa chọn phương pháp tính toán ổn định bờ mỏ cho phù hợp điều
kiện thực tế của mỏ.
Về công tác thiết kế: Để đánh giá công tác thiết kế mỏ đá chúng tôi đối chiếu với các văn bản

hiện hành có liên quan:

5




Thông tư của Bộ Công nghiệp số 01/1997/TT-BCN ngày 31/12/1997 Hướng dẫn về nội
dung báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ;



Tiêu chuẩn TCVN-5178:2004 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá
lộ thiên;

Đối chiếu với Thông tư 01/1997/TT-BCN của Bộ Công nghiệp nhận thấy rằng công tác thiết kế
mỏ đá ĐIII có nhiều sai sót do cả chủ quan và khách quan. Nội dung của TKKT-TC do Cơ quan
Tư vấn thiết kế lập tháng 12/2003 và tháng 7/2005 tuy đã thể hiện được một số nội dung chủ yếu,
song còn sơ sài, thiếu nhiều so với quy định, đáng chú ý là thiếu những nhận định về mức độ đáp
ứng của các tài liệu địa chất, địa chất thủy văn và địa chất công trình để thiết kế mỏ, thiếu phương
án thoát nước mỏ, thiếu biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, chưa có văn
bản Thẩm định thiết kế mỏ như quy định tại mục III-1 trong Thông tư kể trên.
Đối chiếu với Tiêu chuẩn TCVN-5178:2004 thì nhận thấy:
Nội dung thiết kế
Gốc dốc bờ mỏ sau khi kết
thúc khai thác
Gốc dốc sườn tầng
Bề rộng mặt tầng bảo vệ

Thực tế đã thiết kế

720
760
≤ chiều cao tầng khai thác

Quy định của TCVN5178:2004
< góc trượt lở tự nhiên (45500) của đá (điều 4.3.1)
< 600 (điều 4.3.2)
≥ chiều cao tầng khai thác
(điều 4.3.4)

Trong thiết kế mỏ đá ĐIII, nhất là thiết kế góc dốc các mái tầng và bờ mỏ, hướng mở mỏ Tư vấn
thiết kế chưa xét tới đầy đủ các đặc điểm địa chất của mỏ như mức độ phát triển các đứt gãy và
khe nứt, thế nằm đá cắm về phía chân bờ mỏ với góc dốc chỉ 45-500, sự xen kẹp giữa đá cát kết
cứng chắc với đá sét kết, phiến sét mềm yếu trong cấu trúc địa chất mỏ, do vậy đã thiết kế độ dốc
của sườn tầng trong đá IIA với m = 0,25, tức là bằng 760 và với chiều cao mỗi tầng khai thác 12m
và mặt tầng 3m đã tạo nên góc dốc chung của bờ mỏ 720 như vậy là đã vi phạm các quy định tại
điều 4.3.1 và 4.3.2. Ngoài ra, với các thông số thiết kế chiều cao tầng khai thác12m và mặt tầng
3m là phạm vào điều 4.3.4 vì rằng bề rộng mặt tầng bảo vệ nhỏ hơn 1/3 chiều cao tầng khai thác.
Từ thực tế này có thể rút ra những nhận xét như là bài học kinh nghiệm rằng Tư vấn thiết kế chưa
nhận thức được đầy đủ về mỏ đá, không nhận thấy những đặc điểm dễ gây nên trượt trong cấu
trúc địa chất của mỏ ĐIII mà thực ra là lỗi do báo cáo khảo sát địa chất không cung cấp đầy đủ số
liệu, không phân tích ảnh hưởng của các điều kiện này đến ổn định bờ mỏ.
Một lý do có phần khách quan khi thiết kế khai thác mỏ đá là trong các dự án xây dựng thủy lợi,
thủy điện mỏ đá nói riêng, mỏ các vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên nói chung được xem là
hạng mục công trình tạm vì thế việc đầu tư khảo sát, thiết kế và thực hiện các biện pháp gia cố,
bảo vệ thường bị hạn chế. Ví dụ, khi tính toán ổn định bờ mỏ kỹ sư thiết kế thường lấy hệ số ổn
định như thiết kế cho hố móng đập nhưng giải pháp gia cố có phần sơ sài hơn vì coi nó là công
trình tạm. Đó là điều nguy hiểm. Hố móng đập trong quá trình đắp sẽ nông dần và hệ số ổn định
ngày càng tăng trong khi mái đá thì ngược lại, càng khai thác thác mái đá càng cao và vì vậy hệ
số ổn định của mái ngày càng giảm, đó là chưa nói đến càng phơi lộ theo thời gian các yêu tố về

phong hoá, giảm tải…càng phát huy tác dụng như đã phân tích ở trên. Thực tế mái mỏ đá không
nên tốn kém trong gia cố bởi vậy, hệ số ổn định cần được chọn lớn hơn.
Về thi công khai thác: Có hai vấn đề cần phải nhắc đến, đó là đơn vị thi công không kiểm tra hồ
sơ thiết kế mà thực hiện thụ động nên đã thi công theo một đồ án thiết kế sai. Vấn đề thứ hai là

6


bản vẽ hoàn công không lập theo số liệu thực đo mà copy lại đồ án thiết kế. Đây là “bệnh” chung
cần phải khắc phục.
IV. Kết luận
Có thể nêu một kết luận rất kinh điển nhưng không thừa rằng sự cố của một công trình xây dựng
thường bao giờ cũng do tổ hợp các nguyên nhân của cả 3 khâu: khảo sát, thiết kế và thi công, vì
vậy, tất cả mọi người, từ kỹ sư khảo sát đến kỹ sự thiết kế, kỹ sư thi công, giám sát đều phải rất
trách nhiệm trong công việc và kiếm tra lẫn nhau, kỹ sư thiết kế nên trả lại hồ sơ khảo sát nếu
thiếu thông tin, kỹ sư thi công nên kiểm tra hồ sơ thiết kế, vì rằng một khi sự cố xảy ra thì không
ai có thể vô can được.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo khảo sát địa chất công trình mỏ đá ĐIII - Công trình thuỷ điện Bản Vẽ. Công ty
cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I
2. Hồ sơ thiết kế giai đoạn thiết kế kỹ thuật - Bản vẽ thi công mỏ đá ĐIII của Công trình
thuỷ điện Bản Vẽ. Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I
3. Hồ sơ thiết kế biện pháp tổ chức thi công đào bóc phủ và khai thác mỏ đá ĐIII của Xí
nghiệp Sông Đà 2.08 - Công ty Sông Đà 2
4. Báo cáo tình hình thực hiện và quản lý chất lượng công trình thuỷ điện Bản Vẽ của Ban
quản lý dự án thuỷ điện 2
5. Báo cáo về vụ sạt lở mái taluy mỏ đá ĐIII - Công trình thuỷ điện Bản Vẽ của Tổng công
ty Sông Đà
6. Báo cáo về vụ sụt lở núi tại khu vực mỏ đá ĐIII của Công trình thuỷ điện Bản Vẽ. Công
ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I.


7



×