Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo dự án STEM: Sản xuất nước rửa chén, bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.5 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC ­ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH II

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc

BÁO CÁO DỰ ÁN STEM
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN/PROJECT BACKGROUND
Tên dự án
(Project title)
Độ tuổi của học sinh
(Age of pupils)
Kiến thức/kĩ năng học 
sinh cần có để thực 
hiện dự án
(Knownledge/skills that 
pupils must already have 
to begin)
Vấn đề đặt ra/vấn đề 
cần giải quyết
Main focus or problem

Sản xuất nước rửa chén, bát từ rác thải có nguồn gốc thực 
vật.
Từ 16 – 18 tuổi
(16 – 18 years old)
­   Hiểu   rõ   các   kiến   thức   về   lên  men   vi   sinh   vật,   các   quá   trình 
chuyển hoá vật chất do vi sinh vật thực hiện trong tự nhiên.
­ Tận dụng nguồn rác thải trong sinh hoạt hàng ngày để sản xuất 
nước rửa chén, bát có giá thành thấp, đảm bảo an toàn vệ sinh và 


không hại da tay.
­     Góp  phần  vào  việc   bảo  vệ   môi   trường  sống,   giảm   thiểu  ô 
nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư. 
­ Phân loại rác thải sinh hoạt thành các nhóm khác nhau để có biện 
pháp xử lí thích hợp.
­ Tạo ra được các sản phẩm nước rửa chén, bát có nguồn gốc 
thực vật được thu gom từ chất thải sinh hoạt sau khi đã phân loại.

­  Nước rửa bát hàng ngày  hầu hết được sản xuất theo phương 
pháp công nghiệp và hóa chất. Mặc dù  rất sạch, thơm và tiện 
dụng, tuy nhiên thường gây tắc đường ống dẫn nước và hố nước 
thải sinh hoạt gia đình có mùi hôi thối. Khi sử dụng gây dị ứng da 
Câu chuyện, bối cảnh 
tay hoặc bong da tay, khi thải ra môi trường thường không được vi  
lịch sử, xã hội là cơ sở 
sinh vật phân giải gây ô nhiễm môi trường.
để hình thành dự án
­ Một số loại nước rửa chén bát có nguồn gốc hữu cơ được nhập 
khẩu từ nước ngoài hay sản xuất trong nước cũng có giá thành khá 
cao nên ít được lựa chọn.
­ Trong cuộc sống hàng ngày những loại rác thải sinh hoạt có  
What story, history and 
nguồn gốc từ thực vật như vỏ hoa quả, gốc rau, củ quả,... khi thải  
local considerations form 
ra ngoài môi trường gây hôi thối và lãng phí nguồn nguyên liệu có  
the background to this 
thể tái sử dụng.
project?
Từ  những lí do trên và kiến thức được học, nhóm nghiên 
cứu đã hình thành ý tưởng sử  dụng những rác thải hữu cơ  bỏ  đi 

của gia đình để  tạo ra loại nước rửa chén vừa rẻ, không gây ô  
nhiễm môi trường.
Sự liên kết với ngành  ­ Liên kết với các bộ môn khoa học như Sinh học, Vật lí, Hóa học, 
công nghiệp/nhà nghiên  Khoa học Môi trường, CNTT và Toán học.
­ Sử dụng các dụng cụ, đồ dùng đơn giản trong quá trình thực 
cứu,…
hiện dự án.
­ Kết hợp với Trung tâm Labo xét nghiệm An toàn vệ sinh thực 
What links are there to 
industry/research/careers? phẩm của Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương trong việc 


đánh giá sản phẩm.
TỔ CHỨC BÀI HỌC/LESSON ORGANISATION
Tên bài học/số thứ tự 
bài học
Lesson title/number

­ Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật 
(Bài 22 ­ Sinh học 10).
­ Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật (Bài 23 – 
Sinh học 10).
­ Thực hành : Lên men lactic và êtilic (Bài 24 – Sinh học 10).
­ Axit cacboxilic (Bài 45 – Hóa học 11)

Số lượng học sinh của 
từng nhóm
3 – 5 học sinh/nhóm.
Number of pupils per 
team

Nguồn lực cần có cho  ­ Để sản xuất được 10 lít nước rửa chén bát cần các nguyên liệu  
sau:
từng đội/vật liệu
+ 3 kg rác thải có nguồn gốc thực vật.
+ 0,7 kg đường mía có màu nâu (hoặc 500 ml dung dịch 
Resouces required per 
nước rửa chén bát thô của quá trình ủ men trước).
team/consumables
+ 12 lít nước sạch.
+ 0,5 kg quả bồ kết khô để tạo bọt và một số loại tinh dầu 
để tạo hương thơm (sả, lá chanh).
­ Dụng cụ: bình nhựa hoặc thủy tinh có nắp kín dung tích 10l, các 
khay, kéo, vải lọc, khay thủy tinh, các dụng cụ đong, cân, các 
dụng cụ phòng hộ,… để xử lí nguyên liệu.
Điều kiện an toàn
­ Chú ý cẩn thận trong việc sử dụng các dụng cụ sắc như dao, 
kéo, đồ dùng thủy tinh.
Safety considerations
­ Sử dụng gang tay cao su, khẩu trang khi tiến hành.
Không gian/cơ sở vật 
­ Tiến trình dạy lí thuyết được tiến hành trên lớp học, phòng học 
bộ môn, phòng Hội thảo,…
chất cần có (lớp 
­ Thực hiện các công đoạn trong quy trình sản xuất tại nhà, phòng 
học/phòng thí nghiệm, 
học, phòng thí nghiệm đều được.
không gian ngoài trời).
Space/facilities required 
(Classroom, lab, outside 
space)

LẬP KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG/LESSON PLANNING
Kết quả học tập mong 
đợi
Sản phẩm mà anh/chị có 
thể nhìn thấy được.
Learning outcomes
What will you be able to 
see at the end?
Liên hệ tới chương 
trình:

­ Quá trình lên men êtilic do nấm men thực hiện trong điều kiện kị 
khí sẽ tạo ra sản phẩm là rượu êtilic, khí CO2. Với nguyên liệu là 
phế  phẩm thực vật có chứa tinh bột, đường các loại được bổ 
sung đường saccarôzơ  qua quá trình lên men rượu sẽ  tạo ra sản 
phẩm rượu êtilic có mùi đặc trưng. Nhờ  vi khuẩn axêtic, rượu  
êtilic được chuyển hóa thành axit axêtic.
­ Sản phẩm của quá trình chuyển hóa kết hợp với một số  sản  
phẩm khác tạo nước rửa chén, bát vừa tiết kiệm, an toàn lại giải 
quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt.
­ Dự án này phù hợp với các kiến thức khoa học trong SGK Sinh 
học 10 và Hóa học 11 của chương trình giáo dục hiện hành.


Dự án này phù hợp với 
chủ đề nào? Phần nào 
của sách giáo khoa?

­ Các vấn đề lí thuyết và thực hành trong các nội dung học được 
vận dụng một cách hợp lí trong việc xử lí, chế biến rác thải thực 

vật theo một quy trình logic để tạo ra các sản phẩm nước rửa 
chén bát.
Curriculum Links:
­ Là một công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực 
What topics does this 
sinh học và Khoa học môi trường có ý nghĩa thiết thực, có tính 
match? What parts of the  khả thi cao và có thể phát triển trên quy mô lớn hơn với việc tận 
textbook?
dụng các sản phẩm thải trong chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Học sinh sẽ xác định 
­ Áp dụng kiến thức: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh 
vật vào thực tiễn xử lí ô nhiễm môi trường.
vấn đề và lên kế 
hoạch giải quyết vấn  ­ Tư duy phản biện: giải đáp được các vấn đề, hiện tượng phát 
sinh trong quá trình thực hiện dự án.
đề đó như thế nào?
­ Tư duy sáng tạo: mở rộng phạm vi ứng dụng với các nguyên 
How will pupils identify  liệu, phế phẩm nông nghiệp để giải quyết tốt hơn vấn đề chất 
thải gây ô nhiễm môi trường.
the problem and plan to 
­ Dự đoán trước: dựa trên cơ sở lí thuyết có thể đoán trước được 
solve it?
kết quả của các giai đoạn thực hiện.
­ Thiết kế quy trình: xây dựng được quy trình cụ thể gồm 4 bước 
để thực hiện.
­ Đánh giá tính khả thi: có tính khả thi cao do quy trình dễ thực 
hiện, các dụng cụ dễ kiếm, nguyên liệu dồi dào và không tốn 
kém.
­ Cân nhắc các khía cạnh đạo đức: không vi phạm các vấn đề về 
đạo đức sinh học và xã hội.

Học sinh sẽ thu thập 
­ Làm việc nhóm: chia làm 3 nhóm với các công việc tương tự:
+ Bước 1: xử lí rác – cá nhóm phân loại các loại rác thải sinh hoạt 
và phân tích bằng 
đã chuẩn bị sẵn theo các cách khác nhau.
chứng như thế nào?
+ Bước 2: Ủ lên men.
How will students gather        Các HS mỗi nhóm đảm bảo các quy trình, lượng đường, nước 
đúng tỉ lệ; cho rác, đường và nước vào bình nén rác và đảm bảo 
and analyse evidence?
điều kiện yếm khí.
­ Sử dụng thiết bị: các đồ dùng, thiết bị được sử dụng trong các 
công đoạn đều đơn giản, dễ mua.
­ Lắp ráp: không đòi hỏi phức tạp, chỉ cần đảm bảo điều kiện 
yếm khí trong quá trình xử lí.
­ Quan sát: HS quan sát các quy trình thí nghiệm rõ ràng, thông qua 
sự biến đổi của nguyên liệu theo thời gian có thể khẳng định sự 
thành công hay thất bại của thí nghiệm.
­ Đo đạc: Đòi hỏi tính toán các tỉ lệ nguyên liệu cho các công 
đoạn, tỉ lệ phụ gia để đảm bảo quy trình, hiệu quả kinh tế.
­ Kỹ thuật toán: Vận dụng toán học trong các quy trình kĩ thuật.
­ Vẽ biểu đồ: Nếu mở rộng dự án trên quy mô lớn có thể sử dụng 
các biểu đồ để đánh giá hiệu quả của các tỉ lệ khác nhau, hiệu 
quả kinh tế.
­ Đưa ra kết luận: Mô hình sản xuất nước rửa chén bát nhìn chung 
có tính khả thi, đảm bảo vấn đề hiệu quả kinh tế cũng như giải 
quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Có thể áp dụng mô hình 


này trên quy mô lớn hơn với sự đầu tư thỏa đáng.

Học sinh sẽ đánh giá 
và thực hiện truyền 
thông như thế nào?
How will students 
evaluate and 
communicate?

Dự án được đánh giá 
như thế nào?
(trong suốt quá trình của 
dự án)
How will the project be 
assessed?
(throughout the project)

Những ghi chú khác:
Any other notes:

Thời điểm thực hiện 
các hoạt động

­ Đánh giá quy trình: Đa số HS tham gia dự án đánh giá quy trình 
dễ làm, dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để 
đảm bảo hiệu quả của các giai đoạn cần điều chỉnh một số điều 
kiện, nguyên liệu sử dụng.
­ Đánh giá thế mạnh của kết luận: Các kết luận đều có cơ sở 
khoa học và thực tiễn đảm bảo có thể áp dụng thực tế và giải 
quyết được những vấn đề về môi trường.
­ Sử dụng ngôn ngữ/biểu đồ: Ngôn ngữ đảm bảo tính khoa học và 
dễ hiểu nên có khả năng vận dụng.

­ Kỹ năng trình bày: Trình bày các vấn đề dễ hiểu, đơn giản, 
phương pháp dạy học tích cực đảm bảo phương pháp dạy học 
theo hương STEM.
­ Xác định các bước tiếp theo: HS có thể xác định các bước tiếp 
theo, nghiên cứu quy trình thực hiện, dự báo được các kết quả 
thông qua nhận biết bằng thị giác, khứu giác.
­ Cân nhắc các khía cạnh đạo đức: Không vi phạm các vấn đề 
đạo đức trong lĩnh vực khoa học sinh học, môi trường.
­ Dự án được nhóm HS thực hiện dựa trên sự hướng dẫn khoa 
học của Ths. Bùi Thị Lan, được đánh giá có ý nghĩa khoa học và 
thực tiễn quan trọng trong vấn đề khắc phục ô nhiễm môi trường 
và tận dụng nguồn phế phẩm từ quá trình sinh hoạt của người 
dân.
­ Tham gia cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho 
HS và được đánh giá có chất lượng tốt, đạt giải khuyến khích cấp 
tỉnh.
­ Mặc dù chưa được đầu tư thích đáng để mở rộng quy mô nhưng 
có thể nói dự án đã mang lại những kết quả tốt, điều quan trọng 
là giúp HS tham gia dự án hiểu được ý nghĩa của các quá trình 
chuyển hóa vật chất do vi sinh vật thực hiện để có thể áp dụng 
trong nhiều mặt của đời sống một cách thiết thực nhất.
­ Có thể phát triển dự án lớn hơn trong việc tận dụng các nguyên 
liệu thừa của các ngành sản xuất, chế biến như công nghiệp mía 
đường, sản xuất etanol công nghiệp, chế biến tinh bột. Các sản 
phẩm dư thừa từ các quá trình đó có thể gây ô nhiễm môi trường 
lớn nhưng nếu tận thu để sản xuất nước rửa chén bát sẽ khắc 
phục vấn đề ô nhiễm môi trường.
­ Khi áp dụng trên quy mô lớn để sản xuất nước rửa chén bát cần 
hướng dẫn người dân cách phân loại các loại rác thải, điều mà 
hầu hết mọi nơi chưa làm được.

Hoạt động của học sinh
Giáo viên hỗ trợ và đặt câu 
Pupil activity
hỏi
Teacher support and questions

Timeline của activities
Các câu hỏi thảo luận:


­ HS phân loại rác theo các cách 
khác nhau (tùy quan điểm) và 
giải thích được lí do phân loại.
­ Đưa ra các giải pháp khác 
nhau hạn chế ô nhiễm môi 
trường từ nguồn rác thải sinh 
hoạt.
­ Đánh giá thực trạng nước rửa 
chén bát hiện nay (nguồn gốc, 
giá thành,…)

1. Hãy phân loại các loại rác 
thải?
2. Em có giải pháp nào để giảm  
thiểu ô nhiễm môi trường từ 
nguồn rác thải này? 
3. Em có suy nghĩ gì về nước 
rửa chén bát trên thị trường 
ngày nay? 
­ GV hướng dẫn quy trình xử lí 

rác thải thành nước rửa chén bát 
gồm 4 bước:
­ HS thực hiện các quy trình xử 
Chọn và xử lí nguyên liệu
lí rác thải theo quy trình. 

Ủ lên men

Lọc sản phẩm lên men

Pha chế thành phẩm
(Đưa các hình ảnh minh họa).

­ HS dựa trên những hiểu biết, 
phán đoán để đưa ra luận điểm 
của mình.
­ Bổ sung thêm các nội dung 
cho dự án để có thể tăng hiệu 
quả của mỗi giai đoạn thực 
hiện.

Câu hỏi thảo luận:
1. Sau khi lên men, sản phẩm 
chính thu được là gì?
2. Em hãy dự đoán thời gian thu  
được sản phẩm?
3. Trong môn hóa học, các em 
đã học về các axit hữu cơ. Em 
hãy cho biết tác dụng của axit 
axêtic là gì?

4. Sau khi học xong bài Lên 
men ­ Sinh học 10, em hãy cho 
biết muốn rút ngắn thời gian 
lên men cần bổ sung thêm 
nguyên liệu gì?
5. Theo bài 25. Sinh trưởng của 
vi sinh vật ­ Sinh học 10, nếu 
muốn tăng sinh khối, em sẽ tiến  
hành thí nghiệm như thế nào?



×