Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm, độc tính của chế phẩm naphtoquinon từ củ Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa (Mill.), URB.) trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM HUẾ

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢM ĐAU,
CHỐNG VIÊM, ĐỘC TÍNH CỦA CHẾ PHẨM
NAPHTOQUINON TỪ CỦ SÂM ĐẠI HÀNH
(ELEUTHERINE BULBOSA (MILL.), URB.)
TRÊN THỰC NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM HUẾ

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢM ĐAU,
CHỐNG VIÊM, ĐỘC TÍNH CỦA CHẾ PHẨM
NAPHTOQUINON TỪ CỦ SÂM ĐẠI HÀNH
(ELEUTHERINE BULBOSA (MILL.), URB.)


TRÊN THỰC NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế
2. TS. Bùi Kim Anh

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế, bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội, là
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Kim Anh và TS. Phạm Thị Bích
Hạnh, Viện hóa học – Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đã chỉ bảo và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật
viên, các em sinh viên đang nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược lực, trường
Đại học Dược Hà Nội đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện
và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và
các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập.
Luận văn này được hỗ trợ kinh phí của Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam (VAST) trong đề tài mã số VAST.ƯDCN.01/16-18. Tôi chân
thành cảm ơn các thành viên trong nhóm thực hiện đề tài đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực nghiệm và hoàn thiện luận văn này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã
đồng hành, động viên, chia sẻ với tôi trong gần hai năm học tập và nghiên cứu
dưới mái trường Dược thân yêu!

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2019

HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Kim Huế


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Phần 1. TỔNG QUAN .................................................................................................. 3
1. Tổng quan về đau và các đích tác dụng của thuốc giảm đau................................ 3
1.1. Định nghĩa, phân loại, đường dẫn truyền cảm giác đau........................................... 3
1.2. Một số đích tác dụng của thuốc giảm đau ................................................................ 4
1.2.1.

Kích thích các receptor opioid (µ, k, δ): ........................................................ 4

1.2.2. ........................................................................ Ức chế enzym cyclooxygenase (COX)

5

2. Tổng quan về viêm và một số đích tác dụng của thuốc chống viêm .......................... 6
2.1. Khái niệm, phân loại và sinh lý viêm....................................................................... 6

2.2.

Một số đích tác dụng của thuốc chống viêm....................................................... 8

2.2.1. ..................................................................................... Ức chế cyclooxygenase (COX)

8

2.2.2. ............................................................................ Ức chế enzym lypoxygenase (LOX)

11

2.2.3.

Ức chế phospholipase A2 .............................................................................. 12

2.2.4. ............................................................................................ Một số đích tác dụng khác
3. Một số mô hình thực nghiệm nghiên cứu về tác dụng giảm đau, chống
viêm............................................................................................................................... 14
3.1. Một số mô hình thực nghiệm nghiên cứu tác dụng giảm đau ................................ 14
3.1.1. Mô hình gây đau quặn trên chuột của Koster (Writhing test)............................. 14
3.1.2. Mô hình gây đau bằng phiến nóng (hot plate method) ....................................... 14
3.2. Một số mô hình thực nghiệm nghiên cứu tác dụng chống viêm ............................ 15
3.2.1. Mô hình nghiên cứu chống viêm cấp in vivo...................................................... 15
3.2.2. Mô hình đánh giá tác dụng chống viêm mạn in vivo .......................................... 16
3.2.3. Mô hình nghiên cứu chống viêm in vitro ............................................................ 17
4. Tổng quan về dược liệu nghiên cứu....................................................................... 19
4.1. Giới thiệu về Sâm đại hành .................................................................................... 19

12



4.2. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của Sâm đại hành .............................. 20
4.3. Một số nghiên cứu về tác dụng sinh học của củ Sâm đại hành ............................ 22
Phần 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 25
2.1. Nguyên vật liệu ...................................................................................................... 25
2.1.1. Dược liệu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu .......................................................... 25
2.1.2. Động vật và tế bào thí nghiệm ............................................................................ 27
2.1.3. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu........................................................................... 27
2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 30
2.3.1. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm của NEB ........................................... 30
2.3.1.1. Đánh giá tác dụng giảm đau bằng phương pháp gây đau quặn bằng acid
acetic.............................................................................................................................. 30
2.3.1.2. Đánh giá tác dụng chống viêm cấp của NEB................................................... 32
2.3.1.3. Đánh giá tác dụng chống viêm mạn của NEB ................................................. 33
2.3.1.4. Đánh giá tác dụng ức chế COX-2 trên tế bào RAW264.7 ............................... 35
2.3.2. Phương pháp đánh giá độc tính của mẫu thử ...................................................... 37
2.3.2.1. Phương pháp đánh giá độc tính cấp tính .......................................................... 37
Sơ đồ 2.5. Đánh giá độc tính cấp tính ........................................................................... 38
2.3.2.2. Phương pháp đánh giá độc tính bán trường diễn ............................................. 38
2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 40
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 41
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau của NEB ...................................................... 41
3.2. Tác dụng chống viêm của NEB ............................................................................. 42
3.2.1. Tác dụng chống viêm cấp của NEB .................................................................... 42
3.2.2. Tác dụng chống viêm mạn của NEB .................................................................. 43
3.2.3. Tác dụng ức chế cyclooxygenase 2 (COX-2) trên tế bào RAW264.7 ............... 44
3.3. Kết quả đánh giá độc tính của NEB ....................................................................... 45
3.3.1. Kết quả đánh giá độc tính cấp của NEB ............................................................. 45

Từ kết quả bảng 3.5 và bảng 3.6 ta thấy: ...................................................................... 46
3.3.2. Kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn của NEB ......................................... 46


3.3.2.1. Tình trạng chung và sự thay đổi cân nặng của chuột ..................................... 46
3.3.2.2. Kết quả ảnh hưởng của NEB trên các chỉ số huyết học .................................. 48
3.3.2.3. Kết quả ảnh hưởng của NEB đến chức năng gan của chuột cống trắng
giống cái thực nghiệm ................................................................................................... 50
3.3.2.4. Kết quả ảnh hưởng của NEB đến chức năng gan của chuột cống trắng
giống đực ....................................................................................................................... 53
3.3.2.6. Kết quả ảnh hưởng của NEB đến chức năng thận của chuột cống trắng
giống cái ........................................................................................................................ 55
3.3.2.7. Kết quả ảnh hưởng của NEB đến chức năng thận của chuột cống trắng
giống đực ....................................................................................................................... 57
Phần 4. BÀN LUẬN .................................................................................................... 59
4.1.
Về tác dụng giảm đau của NEB trên mô hình gây đau quặn bằng aid
acetic 59
4.2.

Tác dụng chống viêm in vivo của NEB ............................................................ 60

4.2.1. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin ...... 60
4.2.2. Tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng
bông..................... ............................................................................................................ 62
4.2.3.

Về tác dụng trên COX-2 của NEB .................................................................. 63

4.3. Về độc tính cấp của NEB ..................................................................................... 65

4.4. Độc tính bán trường diễn ....................................................................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

COX -1

Enzym cyclooxygenase -1

COX-2

Enzym cyclooxygenase -2

DNA

Deoxyribonucleic acid

ELISA

Enzyme-liked immunosorbent assay

eNOS

Endothelial nitric oxide synthase


IASP

International Association for the Study of Pain

IC50

Inhibitory concentration 50%, nồng độ ức chế 50%

IgG

Immunoglobulin G

IL-6

Interleukin-6

INF

Interferon

iNOS

Nitric oxyd synthase

iNOS

Inducible nitric oxide synthase

LD50


Lethal dose, 50%, liều gây chết 50 %

LOX

Enzym Lypooxygenase

LPS

Lipopolysaccharid

MCV

Thể tích trung bình một hồng cầu

MCH

Số lượng hemoglobin trung bình

NEB

Chế phẩm naphtoquinon từ củ sâm dại hành

NF-κB

Nuclear factor-kappaB

nNOS

Neuronal nitric oxide synthase


NO

Nitric oxide

NSAIDs

Thuốc chống viêm không steroid

PG

Prostaglandin

PGI

Protacyclin


VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

PLT

Số lượng tiểu cầu

RBC

Số lượng hồng cầu


ROS

Reactive oxygen species

TNF

Tumor necrosis factor

TNF-α

Tumor necrosis factor-alpha

WBC

Số lượng bạch cầu


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình
Hình 1.1. Con đường chuyển hóa acid arachidonic thông qua COX [63]............10
Hình 1.2. Con đường chuyển hóa acid arachidonic thông qua 5-LOX [31]........11
Hình 1.3. Cây Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa) ............................................. 20
Hình 2.1. Nguyên liệu nghiên cứu (thái lát: trái; bột: phải)..................................25
Hình 2.2. Quy trình chiết tách chế phẩm NEB quy mô 30 kg dược liệu
khô/mẻ..................................................................................................................27

Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Thiết kế các nội dung nghiên cứu .................................................... 30
Sơ đồ 2.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau quặn bằng acid acetic ..................... 31

Sơ đồ 2.3. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn
chân chuột bằng carrageenin ............................................................ 32
Sơ đồ 2.4. Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt........ 34
Sơ đồ 2.5. Đánh giá độc tính cấp tính................................................................ 38
Sơ đồ 2.6. Đánh giá độc tính bán trường diễn ................................................... 39


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Công thức stacking gel và resolving gel ................................................... 36
Bảng 3.1. Số cơn đau quặn của chuột tại các thời điểm thí nghiệm ......................... 41
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của NEB lên mức độ phù bàn chân chuột (%) ...................... 42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của NEB lên khối lượng u hạt trên chuột cống trắng ............ 43
Bảng 3.5. Số chuột chết trong 72 giờ đầu thử độc tính cấp của NEB ...................... 45
Bảng 3.6. Mô tả tình trạng chuột ở các lô thử nghiệm trong vòng 7 ngày ............... 45
Bảng 3.7.

Ảnh hưởng của NEB đến tỷ lệ tăng khối lượng chuột cống

cái..............474
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của NEB đến tỷ lệ tăng khối lượng chuột cống đực............. 47
Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của NEB trên các chỉ số huyết học của chuột cống trắng cái .... 48

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của NEB trên các chỉ số huyết học của chuột cống trắng đực..... 49
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của NEB đến các chỉ số protein toàn phần, cholesterol toàn
phần, AST, ALT của chuột cống trắng giống cái ..................................... 50
Bảng 3.12. Hình ảnh vi thể gan lô chuột cái (Nhuộm HEx400 và PAS x400) ........... 52
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của NEB đến các thông số protein toàn phần, cholesterol
toàn phần, AST, ALT của chuột cống trắng giống đực............................ 53

Bảng 3.14. Hình ảnh vi thể gan ở các lô chuột đực (Nhuộm HEx400 và PAS x400) 54
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của NEB đến chỉ số creatinin huyết thanh của chuột cống
trắng giống cái .......................................................................................... 55
Bảng 3.16. Hình ảnh mô bệnh học thận ở các lô chuột cái (Nhuộm HEx400 và
PAS x400)................................................................................................. 56
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của NEB đến chỉ số creatinin huyết thanh của chuột cống
trắng giống đực ......................................................................................... 57
Bảng 3.18. Hình ảnh mô bệnh học thận ở các lô chuột đực (Nhuộm HEx400 và
PAS x400)................................................................................................. 58


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, được
thiên nhiên ưu đãi nên có thảm thực vật phong phú và đa dạng, với khoảng hơn
14.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó, có khoảng gần 4.000 loài được sử dụng làm
thuốc trong y học cổ truyền [25]. Nước ta có nền y học cổ truyền hết sức đa dạng và
đặc sắc, với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, nền y học dân tộc cũng không ngừng
phát triển qua các thời kỳ đó. Hiện nay việc sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật ở
nước ta nói riêng và thế giới nói chung có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ. Nhiều
người tin rằng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật ít gây tác dụng không mong
muốn hơn các loại thuốc có nguồn gốc hóa dược. Tuy nhiên việc sử dụng các loại
sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thực vật chủ yếu vẫn còn dựa trên kinh
nghiệm dân gian, chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học. Nhiều cây thuốc, vị thuốc
có tác dụng tốt trên lâm sàng nhưng chưa được nghiên cứu sâu về tác dụng dược lý,
cơ chế tác dụng và độc tính. Nghiên cứu để khai thác, kế thừa, ứng dụng và phát
triển nguồn thực vật làm thuốc đã, đang và sẽ là vấn đề có ý nghĩa khoa học, kinh tế
và xã hội rất lớn ở nước ta.
Cây Sâm đại hành Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb. thuộc họ La dơn
(Iridaceae), là một dược liệu phổ biến ở nước ta, mọc hoang ở nhiều nơi, thường
được trồng lấy củ làm thuốc để chữa trị các chứng bệnh thiếu máu, vàng da, mệt

mỏi, các chứng bệnh ho, viêm họng cấp và mạn, đinh nhọt, viêm da, lở ngứa, chốc
đầu, tổ đỉa, vảy nến, tiêu viêm [7]. Loài này cũng phổ biến ở vùng nam Mỹ và các
nước ở khu vực Đông nam Á, thường được dùng trong y học dân gian để chữa trị
các chứng bệnh về tim và phục hồi vết thương [8], [25]. Các nghiên cứu trước đây
cho thấy củ sâm đại hành có chứa các hợp chất naphtoquinon cùng một số dẫn xuất
của anthraquinon và naphthalen [33], [80]. Các hợp chất này thể hiện những hoạt
tính sinh học đáng chú ý như kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm giảm đau, gây
độc tế bào... [87].

1


Nhằm làm rõ tác dụng chữa bệnh của cây Sâm đại hành trong dân gian, góp
phần xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng Sâm đại hành nhiều hơn trong y dược lâm
sàng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm, độc
tính của chế phẩm naphtoquinon từ củ Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa (Mill.)
Urb.) trên thực nghiệm” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm và tác dụng trên COX-2 của chế
phẩm naphtoquinon từ củ Sâm đại hành.
2. Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của chế phẩm
naphtoquinon từ củ Sâm đại hành trên thực nghiệm.

2


Phần 1. TỔNG QUAN
1. Tổng quan về đau và các đích tác dụng của thuốc giảm đau
1.1. Định nghĩa, phân loại, đường dẫn truyền cảm giác đau
Định nghĩa đau
Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (ISAP) định nghĩa: Đau là một cảm giác

khó chịu và trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương thực sự hay
tiềm tàng của các mô hoặc được mô tả theo kiểu giống như thế [51].
Theo Geissner và Wurtele, đau theo sinh lý học thần kinh là một khái niệm
trừu tượng phụ thuộc những yếu tố như: cơ địa, cảm xúc và sự chịu đựng khác nhau
của từng người bệnh [41].
Như vậy đau là một cảm giác báo hiệu một tổn thương thực thể nhưng cũng
mang tính chủ quan tâm lý, bao gồm cả những chứng đau tưởng tượng, đau không
có căn nguyên hay gặp trên lâm sàng [51].
Phân loại đau

Comment [LTD1]: Sửa lại cách viết tài liệu
tham khảo

Có nhiều cách phân loại đau, trong đó có 3 cách phân loại chính hiện áp
dụng [51] gồm:
Phân loại đau theo cơ chế gây đau
1. Đau cảm thụ (nociceptive pain): là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, nội
tạng…) gây kích thích vượt ngưỡng đau.
Đau cảm thụ có 2 loại: đau thực thể (somatic pain) là đau do tổn thương mô
da, cơ, khớp… và đau nội tạng (visceral pain) là đau do tổn thương nội tạng.
2. Đau thần kinh (neuropathic pain): Là chứng đau do những thương tổn
nguyên phát hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh gây nên.
3. Đau hỗn hợp (mixed pain): gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh.
Ví dụ: đau thắt lưng với bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý rễ thần kinh cổ, đau do ung
thư, hội chứng ống cổ tay…
4. Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain)

3

Comment [LTD2]: -Cách viết

-Trích dẫn ở đâu để tài liệu ở đó không vo
thành cục ở đầu cả đoạn thế này nhé


Phân loại đau theo thời gian
1. Đau cấp tính (acute pain): là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có
thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Thời gian đau dưới 3 tháng.
2. Đau mạn tính (chronic pain) là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần.
Ngoài ra, đau còn được phân loại theo khu trú đau (gồm: đau cụ bộ, đau xuất
chiếu và đau lan xiên).
Đường dẫn truyền cảm giác đau
 Tín hiệu đau từ ngoại biên được truyền về tủy sống nhờ hai sợi thần kinh
là sợi Aδ (có myelin, truyền cảm giác đau cấp: đau nhói, đau tại chỗ với tốc dộ
nhanh) và sợi C ( không có myelin, truyền cảm giác đau mạn: đau âm ỉ, đau lan tỏa,
đau do bỏng với tốc độ chậm). Nếu chỉ ức chế sợi Aδ thì mất cảm giác đau cấp, nếu
ức chế sơi C bằng thuốc gây tê tại chỗ thì mất cảm giác đau chậm [23].
 Dẫn truyền cảm giác từ tủy lên não (nơron thứ hai): cảm giác đau được
dẫn truyền theo nhiều hướng: bó gai – thị nằm ở cột trắng trước – bên; bó gai – lưới
tận cùng các vùng khác nhau của hành não, cầu não, não giữa ở cả hai bên. Từ cấu
tạo lưới nằm ở các vùng này, nhiều nơron đi tới các nhân của đồi thị và một số vùng
ở nền não, có những sợi đi lên hoạt hóa vỏ não. Tại các synap với nơron thứ hai ở
sau cùng tủy, các sợi C tiết ra chất truyền đạt là chất P. Chất P là chất trung gian hóa
học chủ yếu trong đường dẫn truyền cảm giác đau [23].
 Trung tâm nhận thức cảm giác đau: đường dẫn truyền cảm giác đau tận
cùng ở cấu trúc lưới của thân não, trung ttâm dưới vỏ như nhân lá trong của đồi thị
và vùng S-I, S-II, vùng đỉnh, vùng chán của vỏ não. Cấu trúc lưới và trung tâm dưới
vỏ có chức năng nhận thức đau vừa, tạo ra đáp ứng về tâm lý khi đau. Vỏ não phân
tích cảm giác đau tinh vi, phân biệt vị trí, đánh giá mức độ đau [23].
1.2. Một số đích tác dụng của thuốc giảm đau
1.2.1. Kích thích các receptor opioid (µ, k, δ):

Cơ chế giảm đau khi kích thích các receptor opioid (µ, k, δ), tất cả các
receptor (µ, k, δ) của opioid đều cặp đôi với protein Gi. Khi kích thích các receptor
này, gây ức chế adenylcyclase, ức chế mở kênh Ca2+ và hoạt hóa kênh K+ (tăng ưu
cực). Vì vậy, ức chế giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh (chất P, acid glutamic)
và ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh. Các tác động cụ thể [4]:

4


 Receptor muy (µ): khi kích thích gây tác dụng giảm đau, ức chế hô hấp,
co đồng tử, giảm co bóp cơ trơn dạ dày, ruột và gây sảng khoái.
 Receptor kappa (k): khi kích thích gây tác dụng giảm đau, suy hô hấp, co
đồng tử và an thần.
 Receptor delta (δ): chưa được nghiên cứu đầy đủ trên người, nhưng trên
động vật khi kích thích cũng gây tác dụng giảm đau.
Các thuốc kích thích lên receptor opioid hiện có gồm:
+ Thuốc chủ vận trên receptor opioid:
 Các opioid tự nhiên: morphin, codein,…
 Các opioid tổng hợp: pethidin, methadon,…
+ Thuốc chủ vận – đối kháng hỗn hợp và chủ vận từng phần trên receptor
opioid: pentazocin, nalorphin, nalbuphil, butorphanol,…
+ Thuốc đối kháng đơn thuần trên receptor opioid: naloxon, naltrexon [4].
Chỉ định trong điều trị đau: Các trường hợp đau nặng như gẫy xương đùi,
đau sau mổ, cơn nhồi máu cơ tim, ung thư giai đoạn cuối… [4]
Tác dụng không mong muốn: Gây táo bón, buồn nôn và nôn, ức chế hô hấp,
gây nghiện, hội chứng kích thích, tụt huyết áp… [4].
1.2.2. Ức chế enzym cyclooxygenase (COX)
Cơ chế giảm đau khi ức chế enzym cyclooxygenase (COX) sẽ ức chế sự tổng
hợp prostaglandin, chất trung gian hóa học khởi phát nhiều quá trình sinh lý và bệnh
lý của cơ thể. Prostaglandin sẽ khơi mào cho việc tạo ra các chất trung gian hóa học

khác như serotonin, bradikinin, histamin… ở ngọn sợi cảm giác (ngoại vi) nên các
thuốc nhóm này được xếp vào nhóm giảm đau ngoại vi [5], [6].
Thuốc giảm đau ngoại vi bao gồm: thuốc giảm đau - hạ sốt - chống viêm
(như: Aspirin, diclofenac, indomethacin, ibuprofen, naproxen,…) và paracetamol.
Chỉ định trong điều trị đau: Đau ở mức độ nhẹ và vừa: đau đầu, đau bụng
kinh, đau khớp… [5], [6].
Tác dụng không mong muốn: loét dạ dày, suy thận, chảy máu…một số thuốc
như aspirin gây mẫn cảm (phù Quinck, ban da) [5], [6].

5


2. Tổng quan về viêm và một số đích tác dụng của thuốc chống viêm
2.1. Khái niệm, phân loại và sinh lý viêm
Khái niệm
Viêm là một đáp ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước sự tấn công của
tác nhân bên ngoài (vi sinh vật, tác nhân hóa, lý, cơ) hoặc của tác nhân bên trong
(hoại tử do thiếu máu cục bộ, bệnh tự miễn). Đây là một đáp ứng miễn dịch tự
nhiên. Quá trình viêm thường kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau, do
các mạch máu giãn nở, đưa nhiều máu đến nơi tổn thương. Các bạch cầu cũng theo
mạch máu xâm nhập vào mô, tiết các chất prostaglandin, cytokine nhằm tiêu diệt
hoặc trung hòa các tác nhân gây tổn thương. Khi viêm không lành sẽ có thể trở
thành viêm mãn tính [23], [42].
Phản ứng viêm hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia
thành hai nhóm là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong. Tuy nhiên, rất
khó phân biệt rõ ràng hai loại nguyên nhân này vì thực tế, nguyên nhân bên ngoài
thường dẫn đến những biến đổi thành nguyên nhân bên trong [23]. Nguyên nhân
bên ngoài: nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất. Vi khuẩn, virus, nấm mốc và
các kí sinh trùng tác động thông qua các độc tố, các sản phẩm chuyển hóa. Tác nhân
vật lí như chấn thương do va đập, vết thương kể cả vết thương vô khuẩn, bỏng nóng

hoặc bỏng lạnh, tia xạ, dị vật. Tác nhân hóa học là chất hòa tan gây hoại tử tế bào và
tổn thương chất gian bào (dung dịch acid, kiềm, muối,…), chất gây thực bào của
bạch cầu đa nhân. Nguyên nhân bên trong: hoại tử tổ chức, nghẽn mạch, xuất huyết,
viêm tắc động mạch, thay đổi nội sinh của các chất gian bào (như hình thành các
phức hợp miễn dịch kháng nguyên-kháng thể, sinh sản ung thư, một số chất dạng
bột), phản ứng miễn dịch (quá mẫn, tự miễn) [23].
Phân loại viêm
Tùy theo đặc điểm lâm sàng và mô học, viêm có thể phân thành 3 loại: viêm
cấp tính, viêm mạn tính và viêm hạt [1].
Viêm cấp tính: viêm cấp có đặc điểm lâm sàng là khởi phát đột ngột, diễn
biến nhanh từ vài giờ đến vài ngày, vùng mô bị tổn thương (còn gọi là ổ viêm cấp
tính) có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau; trường hợp viêm nặng có thêm tình trạng mất

6


chức năng riêng biệt của mô và cơ quan tương ứng [1]. Ba đặc điểm mô học chính
của viêm cấp là sung huyết động, phù viêm và thâm nhập tế bào mà chủ yếu là các
bạch cầu đa nhân trung tính.
Viêm mạn tính: viêm mạn tính là phản ứng viêm diễn ra trong thời gian dài
(hàng tuần, hàng tháng, hàng năm). Viêm mạn có thể phát triển tiếp sau một viêm
cấp, khi mà tác nhân gây tổn thương vẫn còn tồn tại chưa bị tiêu diệt. Viêm mạn
cũng có thể xuất hiện ngay từ đầu trong những trường hợp này nó thường có khởi
đầu ngấm ngầm, âm ỉ, không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt [1]. Các đặc điểm mô
học chính của viêm mạn gồm có thâm nhập tế bào đơn nhân, tăng sinh mô liên kết mạch máu.
Viêm hạt: viêm hạt là một dạng đặc biệt của viêm mạn tính, xảy ra khi các
tác nhân gây viêm thuộc loại khó tiêu hủy. Các tác nhân đó có thể là vi khuẩn
(Mycobaterium tuberculosis,M. leprae, Treponema pallidum), ký sinh trùng
(Schistosoma mansoni, S. japonicum), nấm (Cryptococcus neoformans), chất hóa
học (silic, bột talc, tinh thể urat), chỉ phẫu thuật hoặc chưa rõ tác nhân gây tổn

thương [1]. Đặc điểm mô học của viêm hạt là sự hình thành các u hạt có đường kính
nhỏ hơn 2 mm. Cấu tạo của u hạt gồm tập hợp các tế bào tế bào biểu mô bị biến đổi
và một viền tế bào bao quanh (chủ yếu là lympho bào và một ít tương bào) [1].
Sinh lý quá trình viêm
Giai đoạn viêm cấp tính [23], [42]
Viêm cấp: Khi thời gian diễn biến viêm ngắn (vài phút – vài ngày) và có các
đặc điểm như tiết dịch, dịch tiết chứa nhiều protein huyết tương và nhiều bạch cầu
đa nhân trung tính. Trong giai đoạn cấp tính của viêm, có ba biến đổi chủ yếu là:
Rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hóa, tổn thương mô và tăng sinh tế bào. Trên
thực tế bốn quá trình này đan xen và liên quan chặt chẽ đến nhau.
* Sự rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm:
Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm thường xảy ra sớm, ngay khi yếu tố gây
viêm tác động lên cơ thể. Có thể quan sát thấy 4 hiện tượng của rối loạn tuần
hoàn gồm: rối loạn vận mạch, tạo dịch rỉ viêm, bạch cầu xuyên mạch và hiện
tượng thực bào.

7


* Rối loạn chuyển hóa trong ổ viêm
Viêm gây rối loạn chuyển hóa glucid, tạo ra nhiều acid lactic. Acid lactic tích
lại trong ổ viêm, làm pH giảm dần từ rìa vào trong trung tâm ổ viêm. Viêm nặng có
thể gây nhiễm toan toàn cơ thể. Rối loạn glucid muộn gây tăng chuyển hóa yếm khí
rối loạn chuyển hóa lipid và protid.
* Tổn thương mô
Thường có hai loại tổn thương: Tổn thương tiên phát do nguyên nhân gây
viêm tạo ra và tổn thương thứ phát do các rối loạn tại ổ viêm tạo nên.
* Tăng sinh tế bào và quá trình làm lành vết thương
Viêm bắt đầu bằng tổn thương và kết thúc bằng quá trình tái tạo. Mô xơ
và các mạch máu mới là cơ sở hình thành sẹo thay thế cho mô tổn thương, làm

lành vết thương.
Giai đoạn viêm mạn tính
Viêm mạn diễn biến từ vài ngày đến hàng tháng thậm chí đến hàng năm. Về
mô học có sự xâm nhập của lympho bào và đại thực bào, mức tổn thương ngang
bằng với mức độ sửa chữa tổn thương.
Giai đoạn mạn tính của phản ứng viêm gồm phản ứng tế bào phát triển chậm
và sự hình thành mô tạo keo. Sự di cư tế bào nguồn gốc từ máu hoặc từ trung mô
vẫn tiếp diễn ở ổ viêm rất lâu sau sự can thiệp của yếu tố tấn công. Ổ viêm có thể
diễn tiến tới chỗ làm mủ hoặc hoại tử. Sự tăng sinh nguyên bào sợi và tân tạo mao
mạch tạo thành u hạt. U hạt khi tiến triển, mất các thành phần tế bào và các mao
mạch đồng thời mô tạo keo xuất hiện dần dần [23], [42].
2.2. Một số đích tác dụng của thuốc chống viêm
2.2.1. Ức chế cyclooxygenase (COX)
Enzym cyclooxygenase (COX) còn được gọi là prostaglandin H/G synthase
có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các prostanoid. Các phospholipid ở
màng tế bào bị thủy phân bởi phospholipase A2 tạo ra acid arachidonic. Enzym
COX sẽ xúc tác cho quá trình tạo ra các prostanoid từ acid arachidonic. Prostanoid
là thuật ngữ chung dùng để chỉ các phân tử bao gồm: prostaglandin (PG), các
prostacyclin (PGI) và thromboxan (Tx) [42], [78].
Hai đồng phân của COX đã được xác định là COX-1 và COX-2. COX-1
hay PGG/H synthetase-1 có tác dụng duy trì các hoạt động sinh lý bình thường

8


của tế bào, là một "enzym cấu tạo". Enzym có mặt ở hầu hết các mô: thận, dạ dày,
nội mạc mạch, tiểu cầu, tử cung, tinh hoàn ... Tham gia trong quá trình sản xuất
các PG có tác dụng điều hoà các chức phận sinh lý, ổn định nội môi, bảo vệ tế
bào, do đó còn gọi là "enzym giữ nhà'' ("house keeping enzyme"): Thromboxan A 2
của tiểu cầu, prostacyclin (PGI2) trong nội


mạc mạch, niêm mạc dạ dày,

prostaglandin E2 tại dạ dày bảo vệ niêm mạc, prostaglandin E2 tại thận đảm bảo
chức năng sinh lý [42], [78].
COX-2 hay PGG/H synthetase-2 có chức năng thúc đẩy quá trình viêm. COX-2
có ở các tế bào tham gia vào phản ứng viêm như bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, bao
hoạt dịch khớp, tế bào sụn, và ở hầu hết các mô với nồng độ rất thấp trong trạng thái bình
thường. Trong các mô viêm, nồng độ COX-2 có thể tăng cao tới 80 lần so với nồng độ
COX-2 ở trạng thái không viêm. Các kích thích viêm gây cảm ứng và hoạt hóa mạnh
COX-2, vì vậy COX-2 còn được gọi là "enzym cảm ứng” [42], [78].
Các prostanoid thường có dạng “số 2” (ví dụ PGE2) và được hình thành từ
acid arachidonic, “số 2” này ngầm chỉ số liên kết đôi trong cấu trúc phân tử. Các
cyclooxygenase (COX) xúc tác cho phản ứng bis-oxy hóa, trong đó hai phân tử O2
được đưa vào khung carbon của acid arachidonic để tạo thành PGG2. Peroxidase
(POX) xúc tác cho phản ứng khử nhóm 15- hydroperoxyl của PGG2 để cho sản
phẩm là PGH2 và nước. Phản ứng của POX đóng vai trò quan trọng trong cơ chế
enzym, các peroxidase khác như glutathione peroxidase cũng đóng vai trò quan
trọng trong phản ứng khử PGG2 thành PGH2 trong cơ thể. PGH2 không được tích
tụ trong tế bào mà được biến đổi nhanh chóng thành những chất khác gây đáp ứng
sinh học: PGD2, PGE2, PGF2α, PGI2 và TxA2. Ngoại trừ PGF2α được tạo ra sau
phản ứng khử hai electron của PGH2, còn các chất khác được tạo ra dưới xúc tác
của các enzym không oxy hóa để sắp xếp lại cấu trúc phân tử. Các prostanoid cuối
cùng gắn đặc hiệu với một hoặc một số receptor liên kết với protein G, một số
prostanoid khác lại thể hiện tác dụng qua receptor ở nhân [89].
Prostaglandin PG): Trong viêm cấp, các mô và mạch máu sản xuất ra PGE2
và PGI2, các tế bào mast giải phóng ra PGD2. Trong viêm mạn các bạch cầu đơn
nhân và đại thực bào giải phóng ra PGE2 và thromboxan A2. Các chất PGE2, PGI2,
PGD2 là các chất giãn mạch, đồng thời cũng hiệp đồng tác dụng với các chất giãn
mạch khác như histamin và bradykinin. Chúng không trực tiếp làm tăng tính thấm


9


thành mạch mà gián tiếp qua histamin và bradykinin. Tuy nhiên, bên cạnh chức
năng trung gian trong viêm, một số PG còn đóng vai trò chống viêm đáng kể do làm
giảm hoạt tính của các tế bào viêm. Ví dụ, PGE2 làm giảm giải phóng các enzym
của lysosom và các chất chuyển hóa gây độc từ bạch cầu trung tính, làm giảm giải
phóng histamin từ tế bào mast [76].
Cơ chế chống viêm khi ức chế enzym cyclooxygenase -2 (COX-2): ức chế
COX-2, ngăn cản tổng hợp prostaglandin là chất trung gian hóa học gây viêm, do
đó làm giảm quá trình viêm. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
như: aspirin, indomethacin, meloxicam, peroxicam, diclofenac, celecoxib,
ibuprofen, nimesulid…có tác dụng chống viêm là do ức chế enzym
cyclooxygenase -2 [4], [44].

Hình 1.1. Con đường chuyển hóa acid arachidonic thông qua COX [63]
Ngoài ra NSAIDs còn đối kháng với hệ enzym phân hủy protein, ngăn cản
quá trình biến đổi làm bền vững màng lysosom và đối kháng tác dụng của các chất
trung gian hóa học như bradykinin, histamin, serotonin, ức chế hóa ứng động bạch
cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm [4], [44].

10


2.2.2. Ức chế enzym lypoxygenase (LOX)
Enzym lypoxygenase (LOX) xúc tác cho quá trình chuyển hóa acid
arachidonic thành các leucotrien, là một nhóm các chất trung gian gây viêm.
Leucotrien hoạt động như một chất hóa ứng động, lôi kéo các tế bào của hệ thống
miễn dịch đến ổ viêm [75].

Các enzym LOX phổ biến nhất là 5, 12 và 15- LOX [82]. Khi acid arachidonic
đƣợc chuyển hóa bởi 12-LOX và 15-LOX cho các lipoxin là những chất có tác dụng
chống viêm bằng cách: tổng hợp các chalon (là phân tử tín hiệu dừng quá trình viêm),
ức chế các receptor của leucotrien, giảm hoạt hóa tế bào bạch cầu đơn nhân [20]. Ở
người, 5-LOX đƣợc có mặt trong các tế bào có nguồn gốc dòng tủy và đặc biệt là bạch
cầu

[75].

5-LOX

xúc

tác

sự

chuyển

đổi

của

AA

thành

acid

5S-


hydroperoxyeicosatetraenoic (5- HpETE) (hình 1.2) và tiếp tục chuyển hóa 5- HpETE
thành LTA4. LTA4 có thể chuyển hóa thành LTB4 và sau đó thành các cysteinyl
leucotrien dưới xúc tác của LTA4 hydrolase và LTC4 synthase tương ứng [41].

Hình 1.2. Con đường chuyển hóa acid arachidonic thông qua 5-LOX [31].

11


Các sản phẩm được chuyển hóa bởi 5-LOX gây hóa ứng động bạch cầu, kích
hoạt bạch cầu hạt, tế bào T, tăng tổng hợp IgG, gây co thắt phế quản, co thắt tế bào
cơ trơn và có liên quan đến quá trình viêm nhiều bệnh lý như ung thư, đái tháo
đường, béo phì [31], [41], [69].
2.2.3. Ức chế phospholipase A2
Glucocorticoid bao gồm glucocorticoid tự nhiên do vùng bó vỏ thượng thận
sản xuất ra (hydrocortison và cortison) và glucocorticoid tổng hợp như predinisolon,
methyprednisolon, triamcinolon, dexamethason...có tác dụng chống viêm do ức chế
phospholipase A2 thông qua kích thích tổng hợp lipocortin, làm giảm tổng hợp cả
leucotrien và prostaglandin. Ngoài ra nó còn có tác dụng ức chế dòng bạch cầu đơn
nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để gây khởi phát phản ứng viêm. Vì vậy
thuốc ức chế phospholipase A2 sẽ có tác dụng chống viêm do mọi nguyên nhân [4].
2.2.4. Một số đích tác dụng khác
Việc sản xuất quá mức và không kiểm soát của ROS (kết quả của stress oxi
hóa), đặc biệt ROS có nguồn gốc ti thể kích thích trực tiếp lên điều chỉnh của các
cytokin viêm liên quan với các tình trạng bệnh lý khác nhau trong các bệnh liên
quan đến viêm ở người [66]. Viêm xảy ra như là kết quả của stress oxy hóa. Đáp
ứng với tình trạng giải phóng quá nhiều gốc tự do (thường có nguồn gốc từ ti thể) sẽ
dẫn đến một loạt của các bệnh lý của viêm, khởi động một chu trình đáp ứng tế bào
phức tạp bắt đầu và kích hoạt một vài phân tử tín hiệu [73]. Một trong những phân

tử trung gian truyền tín hiệu quan trọng là yếu tố sao chép nhân (NF-κB), yếu tố này
điều chỉnh quá trình sản xuất các chất trung gian gây viêm hạ nguồn như: NO
synthase cảm ứng (iNOS), interleukin-1β (IL-1β), yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α)
và cyclooxygenase-2 (COX-2). NF-κB đóng vai trò quan trọng trong phản ứng
viêm và chết tế bào, miễn dịch và đáp ứng stress cũng như điều hòa biểu hiện của
các gen khác nhau [73].
Vì vậy việc ức chế các chất được tạo ra do quá trình viêm như interleukin (IL),
NO, prostaglandin E2 (PGE2), TNF-α [53], [67], [72], [92], nuclear factor – κB
(NF-κB) và các enzym iNOS (inducible nitric oxide synthase), NOS (nitric oxide
synthase), COX (cyclooxygese)…[54] sẽ ức chế quá trình viêm.

12


Histamin: Histamin được hình thành và dự trữ sẵn trong các hạt và được giải
phóng do sự vỡ hạt của các dưỡng bào khi đáp ứng với các kích thích như: tổn
thương vật lý, phản ứng miễn dịch làm gắn các kháng thể với dưỡng bào. Histamin
gây giãn các tiểu động mạch và tăng tính thấm thành mạch với tiểu tĩnh mạch [23].
Leucotrien: Leucotrien B4 đã được báo cáo có vai trò trong việc lôi kéo bạch
cầu tới lớp nội mạc của các mạch máu bị tổn thương và nó cũng cũng hoạt động như
một chất hóa ứng động thực bào. LTC4 và LTD4 gây co thắt phế quản mạnh và đã
được tìm thấy trong các trường hợp dị ứng. LTC4, LTD4 và LTE4 là những chất gây
phản ứng chậm của phản ứng sốc phản vệ được tiết ra trong trường hợp dị ứng như
hen suyễn hay sốc phản vệ [39].
Serotonin: serotonin có tác dụng tương tự như histamin.
Các cytokin: TNF, IL-1, IL-6 tham gia phát triển phản ứng viêm tại chỗ hoặc
hệ thống. Tại chỗ chúng làm hoạt hóa nội mô, ngoài ra còn gây sốt, làm tăng lượng
bạch cầu đa nhân trung tính, tăng nguyên bào sợi và kích thích tổng hợp collagen.
Còn IL-8 là một tác nhân gây hóa ứng động và hoạt hóa mạnh đối với bạch cầu đa
nhân trung tính. Nó là chất cảm ứng mạnh của các cytokin khác, chủ yếu là TNF và

IL-1 [23].
Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF): PAF hoạt động trên các receptor đặc hiệu
của nó và có khả năng gây ra nhiều hiện tượng trong viêm. PAF hoạt hóa bạch cầu
đa nhân trung tính, kích thích sự xuyên mạch của bạch cầu, giải phóng các men của
tiêu thể, gây hoạt hóa và kết dính tiểu cầu [23].
Hệ thống bổ thể: Hệ thống bổ thể có các thành phần C3a và C5a làm tăng tính
thấm thành mạch. C5a hoạt hóa con đường chuyển hóa LOX của acid arachidonic ở
các bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu đơn nhân, gây giải phóng các chất trung
gian hóa học của quá trình viêm, C5a còn là tác nhân gây hóa ứng động mạnh bạch
cầu [23].
Bradykinin: Bradikinin gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch.
Oxyd nitơ (NO) do đại thực bào sản xuất, có tác dụng làm giãn mạch, tăng
tính thấm thành mạch, tăng sản xuất các PG gây viêm. Tuy nhiên nếu đại thực bào
bị hoạt hóa sản xuất quá nhiều NO sẽ gây giãn mạch quá mức, gây sốc [76].

13


Hệ thống đông máu và tiểu tơ huyết: Hệ thống đông máu là một loạt những
protein huyết tương có thể bị hoạt hóa bởi yếu tố Hageman. Bước cuối cùng là sự
chuyển fibrinogen thành fibrin. Trong quá trình biến đổi này, các fibrinopeptid được
hình thành, nó gây tăng tính thấm mao mạch và nó có hoạt tính hóa ứng động đối
với bạch cầu [23].
Vì vậy ức chế tổng hợp histamin, leucotrien, serotonin, yếu tố hoạt hóa tiểu
cầu (PAF), các cytokin, hệ thống bổ thể, bradykinin, hệ thống đông máu và tiêu tơ
huyết, oxyd nitơ sẽ ức chế quá trình viêm.
3. Một số mô hình thực nghiệm nghiên cứu về tác dụng giảm đau, chống viêm
3.1. Một số mô hình thực nghiệm nghiên cứu tác dụng giảm đau
Hiện nay, một số mô hình được dùng để nghiên cứu tác dụng giảm đau trên
thực nghiệm như:

3.1.1. Mô hình gây đau quặn trên chuột của Koster (Writhing test)
Koster và cộng sự (1959) đã sử dụng tác nhân gây đau là acid acetic 1%.
Acid acetic kích thích giải phóng các chất trung gian như bradykinin, prostaglandin
và các cytokin như IL, TNF… gây cơn đau do viêm. Chuột nhắt được tiêm màng
bụng 0,1 ml dung dịch acid acetic 1% trong nước. Đặt chuột trong hộp thí nghiệm
và quan sát số cơn đau quặn trong vòng 30 phút. Biểu hiện cơn đau quặn là bụng
kéo căng và ít nhất một chân duỗi ra. Nếu thuốc có tác dụng giảm đau thì số lượng
cơn đau quặn sẽ giảm [28], [59].
Thử nghiệm gây đau quặn là thử nghiệm thường dùng nhất để khảo sát tác
dụng của các thuốc giảm đau không gây ngủ (các thuốc giảm đau ngoại vi).
Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng.
Nhược điểm: Việc đếm số cơn đau quặn phụ thuộc vào người quan sát.
3.1.2. Mô hình gây đau bằng phiến nóng (hot plate method)
Bàn chân chuột rất nhạy cảm với nhiệt độ, tiến hành đặt chuột lên máy đo
phản xạ bằng bản nhiệt có nhiệt độ ổn định là 55±1 độ C. Dùng đồng hồ bấm giây
xác định thời gian phản ứng đau của từng con (là khoảng thời gian tính từ lúc đặt
chuột lên máy đến khi chuột có phản ứng liếm chân sau hoặc nhảy lên cao để tìm
cách trốn khỏi phiến nóng) [24], [68]. Nếu thuốc thử nghiệm có tác dụng giảm đau
thì chuột sẽ không có hoặc chậm xuất hiện các phản xạ trên.

14


Thực hiện 3 lần sau các khoảng thời gian là 20, 60, 90 phút kể từ khi cho
chuột dùng thuốc. Xác định thời gian phản ứng đau trung bình của động thí nghiệm.
So sánh kết quả giữa lô thử và lô chứng.
Thử nghiệm này đánh giá tác dụng của thuốc giảm đau trung ương.
Ưu điểm: tiến hành và quan sát dễ dàng. Sơ bộ sàng lọc được tác dụng giảm
đau trung ương của thuốc.
Nhược điểm: Không xác định được mức liều tối ưu. Với thuốc giảm đau có

kèm theo tác dụng giãn cơ hoặc gây loạn thần thì mô hình này có thể cho phản ứng
dương tính giả [68].
3.2. Một số mô hình thực nghiệm nghiên cứu tác dụng chống viêm
3.2.1. Mô hình nghiên cứu chống viêm cấp in vivo
a. Mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin
Sau khi tiêm dưới da ở bề mặt gan bàn chân sau của chuột 0,05 ml dung dịch
carrageenin 1%. Tác nhân gây viêm carrageenin là một polysaccharid gần giống với
cấu trúc của vỏ vi khuẩn sẽ khởi động các quá trình viêm cấp, kích thích giải
phóng histamin, serotonin, prostaglandin … kích hoạt phản ứng viêm, gây giãn
mạch và tăng tính thấm thành mạch. biểu hiện quan sát thấy chủ yếu là triệu chứng
phù. Kết quả của quá trình viêm này là hiện tượng phù bàn chân chuột. Các thuốc
có tác dụng chống viêm sẽ có khả năng ức chế hiện tượng phù [24], [42], [70].
Trong quá trình viêm gây bởi carrageenin, mức độ viêm tối đa ở trong
khoảng thời gian 3 – 4 giờ.
Để đánh giá mức độ viêm, đo thể tích bàn chân tới khớp cổ chân, trước và
sau khi tiêm carrageenin giữa các lô. So sánh mức độ phù ở các lô để đánh giá tác
dụng ức chế viêm của mẫu thử.
Mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin được sử dụng bởi nhiều nhà
nghiên cứu và được chứng minh phù hợp với mục đích sàng lọc đánh giá tác dụng
chống viêm của thuốc chống viêm không steroid, steroid, thuốc kháng histamin,
kháng serotonin [24], [42], [70].
Ưu điểm: mô hình gây phù bàn chân chuột là mô hình đơn giản, dễ tiến
hành viêm cấp đáp ứng trong vài giờ, thời gian tiến hành ngắn. Carrageenin là

15


×