Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu điều chế và xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng của cao đặc tòa sang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VŨ BẠCH LINH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ
XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG
CỦA CAO ĐẶC TÒA SANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VŨ BẠCH LINH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ
XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG
CỦA CAO ĐẶC TÒA SANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hồng Cƣờng

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Đầu tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng sau đại học, cùng toàn thể các
thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt tháng năm học tại trường.
Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Hồng
Cƣờng, người thầy tận tụy, luôn luôn chỉ bảo hướng dẫn, định hướng, cũng như tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian thực
hiện đề tài, hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên tại Bộ môn Dược cổ
truyền, đã luôn giúp đỡ tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cám ơn DS. Đỗ Trung Hiếu và Công ty cổ phần thương mại dược
phẩm Quốc tế WINSACOM; DS. Trần Văn Cƣơng và Công ty cổ phần dược
phẩm VCP đã cung cấp dược liệu, chất chuẩn và hỗ trợ kinh phí giúp chúng tôi thực
hiện đề tài này
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, khích
lệ để tôi hoàn thành luận văn này.
Do kiến thức bản thân còn giới hạn, nên luận văn không tránh khỏi những hạn
chế và thiều xót. Tôi mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của quý thầy cô, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội ngày 31 tháng 03 năm 2019


Vũ Bạch Linh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 2
1.1 Tổng quan về bệnh trứng cá. .............................................................................2
1.1.1. Theo quan điểm y học hiện đại .................................................................2
1.1.2. Theo quan điểm y học cổ truyền ...............................................................4
1.2. Phương thuốc “Tòa sang tiễn tễ”. ....................................................................5
1.3. Thông tin cơ bản của các vị thuốc. ..................................................................6
1.3.1. Kim ngân hoa. ...........................................................................................6
1.3.2. Liên kiều....................................................................................................9
1.3.3. Hoàng cầm. .............................................................................................11
1.3.4. Xuyên khung: ..........................................................................................12
1.3.5. Đương quy. .............................................................................................14
1.3.6. Cát cánh. ..................................................................................................16
1.3.7. Cúc hoa....................................................................................................18
1.3.8. Ngưu tất. ..................................................................................................20
1.4. Tổng quan về cao thuốc. ................................................................................21
1.4.1. Khái niệm ................................................................................................21
1.4.2. Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao thuốc ...............................................22
1.4.3. Kỹ thuật điều chế cao thuốc ....................................................................22
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 24
2.1. Đối tượng, thiết bị và hóa chất nghiên cứu. ...................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................24
2.1.2. Thiết bị, nguyên liệu nghiên cứu.............................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................25
2.2.1. Nghiên cứu điều chế cao đặc. .................................................................25
2.2.2. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của cao đặc bài thuốc ....................27

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 37
3.1. Nghiên cứu điều chế cao đặc ........................................................................37


3.1.1. Bào chế cao đặc. ......................................................................................37
3.1.2. Xác định hàm ẩm, tỷ lệ cao chiết, tính chất vật lý của các mẫu cao.......38
3.1.3. Xác định pH. ...........................................................................................39
3.2. Các chỉ tiêu định tính. ....................................................................................39
3.2.1. Định tính các nhóm chất trong cao bằng phản ứng hóa học. ..................39
3.2.2. Định tính so sánh cao và các dược liệu chuẩn bằng sắc ký lớp mỏng. ...41
3.3. Chỉ tiêu định lượng. .......................................................................................57
3.3.1. Khảo sát điều kiện sắc ký. .......................................................................57
3.3.2. Thẩm định phương pháp. ........................................................................58
3.3.3. Định lượng acid chlorogenic trong các mẫu cao đặc Tòa sang. .............66
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 70
4.1. Về điều chế dạng cao đặc: ..............................................................................70
4.2. Định tính các nhóm chất trong cao: ...............................................................72
4.2.1. Định tính bằng phản ứng hóa học ...........................................................72
4.2.2. Định tính so sánh cao và các dược liệu chuẩn bằng sắc ký lớp mỏng. ...72
4.3. Định lượng acid chlorogenic trong cao đặc Tòa sang: ..................................73
4.3.1. Acid chlorogenic .....................................................................................73
4.3.2. Khảo sát và thẩm định. ............................................................................74
4.3.3. Kết quả định lượng AC trong cao đặc Tòa sang. ....................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AC


Acid chlorogenic

ACN

Acetonitril

ButOH

Butanol

CC

Cát cánh

CH

Cúc hoa

COX

Cyclo - oxyenase

DC

Dịch chiết

DĐVN V

Dược điển Việt Nam V


DĐHK

Dược điển Hong Kong

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

DLC

Dược liệu chuẩn

DL/N

Dược liệu/nước

ĐQ

Đương quy

EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

HC


Hoàng cầm

KNH

Kim ngân hoa

NO

Nitric oxide

LK

Liên kiều

MeOH

Methanol

MNC

Mẫu nghiên cứu

NT

Ngưu tất

iNOS

Inducible nitric oxide synthase


PƯHH

Phản ứng hóa học

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thuốc thử


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Khối lượng cao trung bình thu được ....................................................38

Bảng 3.2:

Hàm ẩm, tỷ lệ cao chiết, tính chất vật lý của các mẫu cao. .................38

Bảng 3.3:

Kết quả đo pH cao đặc Tòa sang .........................................................39


Bảng 3.4.

Kết quả định tính thành phần hóa học trong cao đặc và các vị thuốc. .40

Bảng 3.5.

Kết quả SKLM định tính Cao đặc, Kim ngân hoa và chất chuẩn ACG
ở bước sóng 254 nm .............................................................................43

Bảng 3.6.

Kết quả SKLM định tính Đương quy và Cao ở bước sóng 254 nm ....45

Bảng 3.7.

Kết quả SKLM định tính Cúc hoa và Cao ở bước sóng 254 nm .........47

Bảng 3.8.

Kết quả SKLM định tính Liên kiều và Cao ở bước sóng 254 nm .......48

Bảng 3.9.

Kết quả SKLM định tính Xuyên khung và Cao ở bước sóng 254 nm 50

Bảng 3.10. Kết quả SKLM định tính Ngưu tất và Cao ở bước sóng 254 nm .......52
Bảng 3.11. Kết quả SKLM định tính Cát cánh và Cao ở bước sóng 254 nm ........54
Bảng 3.12. Kết quả SKLM định tính Hoàng cầm và Cao ở bước sóng 254 nm ....56
Bảng 3.13. Các thông số sắc ký ứng với hệ pha động 2 .........................................58

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá độ thích hợp hệ thống của phương pháp ..................60
Bảng 3.15. Cách pha dãy dung dịch chuẩn.............................................................61
Bảng 3.16. Quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích píc của các chất ...........61
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá độ lặp lại của phương pháp ......................................63
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá độ chính xác trung gian ............................................64
Bảng 3.19. Kết quả thẩm định độ đúng của phương pháp .....................................65
Bảng 3.20. Kết quả xác định LOD và LOQ của phương pháp ...............................66
Bảng 3.21. Hàm lượng AC trong các mẫu cao khảo sát.........................................68
Bảng 4.1.

Các phương pháp phân tích định lượng AC.........................................74


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Công thức cấu tạo acid chlorogenic . ......................................................7

Hình 2.1:

Các dược liệu trong phương thuốc Tòa sang.........................................24

Hình 2.2.

Sơ đồ bào chế cao đặc chiết nước .........................................................26

Hình 3.1.

Sắc ký đồ ĐT KNH - Cao - ACG ở bước sóng 254nm .......................43


Hình 3.2.

Sắc ký đồ ĐT Cao và ĐQ ở bước sóng 254nm .....................................45

Hình 3.3.

Sắc ký đồ ĐT Cao và CH ở bước sóng 254nm .....................................47

Hình 3.4.

Sắc ký đồ ĐT Cao và LK ở bước sóng 254nm .....................................48

Hình 3.5.

Sắc ký đồ ĐT Cao và XK ở bước sóng 254nm .....................................50

Hình 3.6.

Sắc ký đồ ĐT Cao và NT ở bước sóng 254nm .....................................52

Hình 3.7.

Sắc ký đồ ĐT Cao và CC ở bước sóng 254nm .....................................54

Hình 3.8.

Sắc ký đồ ĐT Cao và HC ở bước sóng 254nm .....................................56

Hình 3.9.


Sắc ký đồ hệ dung môi 1 ACN và acid phosphoric 0,4% (20:80) ........57

Hình 3.10. Sắc ký đồ hệ dung môi 2 ACN và acid phosphoric 0,4% (13:87) ........57
Hình 3.11. Sắc ký đồ hệ dung môi 3 ACN và acid phosphoric 0,4% (10:90) ........57
Hình 3.12. Sắc ký đồ đánh giá tính chọn lọc của phương pháp ..............................58
Hình 3.13. So sánh phổ của mẫu thử và mẫu chuẩn AC .........................................59
Hình 3.14. Sắc ký đồ khảo sát tính phù hợp hệ thống của phương pháp ................60
Hình 3.15. Đường chuẩn của AC ............................................................................62
Hình 3.16. Sắc ký đồ xác định LOD và LOQ .........................................................66
Hình 3.17. Sắc ký đồ của AC trong các mẫu cao nghiên cứu .................................69


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mụn trứng cá là bệnh da liễu thông thường rất phổ biến, nhưng lại là một
bệnh mạn tính khó điều trị dứt điểm, để lại sẹo thâm mất thẩm mĩ gây ảnh hưởng tới
cả tâm lý của người bệnh. Trị mụn thường sẽ tác động vào nguyên nhân ngoại sinh
bằng các sản phẩm bôi ngoài da để vệ sinh da, giảm bã nhờn, kháng viêm ngoài da.
Mụn vẫn hết nhưng tái phát lại nhiều lần. Nguyên do là vì các yếu tố nội tiết và
những thay đổi về chuyển hóa như: tuổi dậy thì, chu kì kinh nguyệt, căng thẳng thần
kinh, ăn đồ cay nóng, dầu mỡ.. gây ra mụn. Trong lý luận của Y học cổ truyền, các
yếu tố này được coi là nhiệt độc. Nhiệt độc tích tụ trong cơ thể nhiều thì sẽ biểu
hiện ra bên ngoài da: mụn nhọt, mề đay...
Từ ngàn năm ông cha ta đã sử dụng các thảo dược như: Kim ngân hoa, Diệp
hạ châu... để trị mụn nhọt qua cơ chế thanh nhiệt giải độc, điều hòa khí huyết của cơ
thể. Lợi thế của thuốc từ thảo dược là điều trị dựa trên cơ địa người bệnh để điều
chỉnh chức năng của cơ thể về trạng thái bình thường. Các thảo dược thân thiện với
sức khỏe con người, ít độc hại và ít gây tác dụng không mong muốn hơn so với
thuốc tân dược.
Phương thuốc Tòa sang tiễn tễ có xuất xứ từ sách Trung Quốc “Trung Y bí
phương đại toàn” đã được sử dụng để trị trứng cá. Tuy nhiên với nhịp sống hiện đại

việc sử dụng thuốc đông dược theo cách sắc truyền thống rất bất tiện. Mong muốn
đưa ra các dạng bào chế hiện đại để tiện dụng cho bệnh nhân cũng như phát huy tác
dụng ưu việt của thuốc cổ truyền, dạng bào chế cao đặc là dạng bán thành phẩm
trung gian sản xuất ra các dạng bào chế khác.
Từ những lý do trên đề tài “Nghiên cứu điều chế và xây dựng một số chỉ
tiêu chất lƣợng của cao đặc Tòa sang” được thực hiện với các mục tiêu cụ thể:
 Nghiên cứu điều chế cao đặc Tòa sang.
 Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu định tính, định lượng của dạng cao đặc Tòa

sang.

1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về bệnh trứng cá.
1.1.1. Theo quan điểm y học hiện đại
1.1.1.1 Định nghĩa
Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm
của hệ thống nang lông tuyến bã. Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác
nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang... khu trú ở vị trí tiết
nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực. Khoảng 80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi
thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì [4].
1.1.1.2 Căn nguyên bệnh sinh
Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính: Đó là tăng sản
xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn Propionibacterium acnes.
 Tăng tiết chất bã.
Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt là hormon sinh
dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm
tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần.

 Sừng hóa cổ nang lông.
Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, chất
bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô
đặc lại hình thành nhân trứng cá.
 Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes).
Bình thường P. acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ
lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí và P. acnes có thể phát
triển, trở nên gây bệnh.
 Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá:
Tuổi, giới, yếu tố gia đình, yếu tố thời tiết, yếu tố nghề nghiệp, yếu tố stress,
chế độ ăn, các bệnh nội tiết, thuốc, và một số nguyên nhân tại chỗ như vệ sinh da
mặt…[4].

2


1.1.1.3. Triệu chứng lâm sàng
 Trứng cá thể thông thường (acne vulgaris).
- Là hình thái thường gặp nhất của trứng cá với các thương tổn rất đa dạng
như sau:
Bắt đầu từ tuổi dậy thì, trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng
cá (comedon) hay mụn đầu đen do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại. Sau
đó, tùy mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn thương như mụn
đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe.
- Vị trí thường gặp là ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực; ít khi

xuống quá thắt lưng.
 Các thể lâm sàng trứng cá nặng.
- Trứng cá dạng cục, dạng kén: hay gặp ở nam, tổn thương sâu hơn trứng cá
thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông. Ví trị thường gặp là mặt, cổ,

xung quanh tai.
- Trứng cá bọc (acne conglobata): là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng.
Bắt đầu ở tuổi thiếu niên, có tổn thương dạng cục, hay để lại lỗ dò, luôn luôn để
lại sẹo lõm.
- Trứng cá tối cấp (còn gọi là trứng cá bọc cấp tính, trứng cá có sốt và loét):
bệnh xảy ra đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và các
tổn thương trứng cá.
 Các thể lâm sàng khác.
- Trứng cá trẻ sơ sinh: xảy ra trong tháng đầu của trẻ sơ sinh. Tổn thương sẩn
bằng đầu ghim ở tháp mũi, má, trán. Tồn tại 5-7 ngày.
- Trứng cá do thuốc: do thuốc nội tiết, azathioprin, thuốc có iod, thuốc tránh
thai. Corticoid có thể gây trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay, thương tổn
không có nhân.
- Trứng cá muộn ở phụ nữ: gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi, nguyên nhân do
cường nội tiết sinh dục (nhất là buồng trứng), thường kèm theo rụng tóc.

3


- Trứng cá do hóa chất: do mỹ phẩm, do các chất halogen (clor, brom, iod), do
xăng, dầu (còn gọi trứng cá hạt dầu: thường ở vùng mu bàn tay, cẳng tay, không có
nhân) [4].
1.1.1.4. Điều trị
 Mục tiêu.
- Chống tiết nhiều chất bã.
- Chống dày sừng cổ tuyến bã.
- Chống nhiễm khuẩn.
 Thuốc điều trị.
- Thuốc bôi tại chỗ: retinoid, benzoyl peroxide, kháng sinh , acid azelaic.
- Thuốc toàn thân: kháng sinh (doxycyclin, tetracylin..), isotretinoin,

hormon: thuốc đối kháng androgen có nguồn gốc tự nhiên.
 Tư vấn cho bệnh nhân.
-

Hạn chế dùng thuốc có chứa các chất thuộc nhóm halogen, corticoid.

-

Rửa mặt bằng xà phòng.

-

Ăn ít đường, chocola, chất béo, đồ rán.

-

Tránh làm việc quá sức, stress tâm lý [4].

1.1.2. Theo quan điểm y học cổ truyền
- YHCT gọi bệnh trứng cá là phấn thích hoặc tòa sang [13].
- YHCT cho rằng bệnh trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở
kinh phế sinh ra, hoặc do ăn quá nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh ra thấp nhiệt,
tích tụ tại bì phu, cân cơ, hoặc do tỳ vận hóa kém, sinh ra thấp nhiệt, như Nội kinh
đã viết: “Không có nhiệt thời không sinh ban, không có thấp thời không sinh chẩn”.
Trong đó, tổn thương của trứng cá theo YHCT là tổn thương dạng chẩn. Có 5 loại
nhọt độc do tâm, phế, can, tỳ, thận. Nhọt màu đỏ là tâm đinh, màu trắng là phế đinh,
màu xanh hoặc tía là can đinh, màu vàng là tỳ đinh, màu đen là thận đinh [9], [13].
YHCT phân loại bệnh trứng cá thành các thể: thể phế kinh phong nhiệt, thể
trường vị thấp nhiệt và thể tỳ hư, thể can uất huyết ứ [8], [9], [13].


4


Thể phế kinh phong nhiệt
Triệu chứng: Mụn trứng cá nóng, đỏ, hoặc sưng đau, có mụn mủ, ngứa, chất
lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch phù sác.
Pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế
Thể trƣờng vị thấp nhiệt.
Triệu chứng: Bì phu trơn nhờn, phấn thích đỏ sưng, nổi sẩn, có mụn mủ kèm
theo táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt,
mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt, hóa thấp, thông phủ
Thể tỳ hƣ
Triệu chứng: Bệnh kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, tái phát nhiều lần, có
cục hoặc bọc mủ, chán ăn, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhu hoạt.
Pháp điều trị: Kiện tỳ hóa thấp
Can uất huyết ứ:
Triệu chứng: Là do tâm trạng không thoải mái, can khi uất kết, khí trệ huyết
ứ, ứ lâu hóa nhiệt, ứ kết tại da gây nên mụn, đặc điểm là mụn màu tím đỏ, trước khi
hành kinh thì mụn nổi nhiều hơn, thường đi kèm với triệu chứng tức ngực, kinh
nguyệt trước kì, máu có cục, lưỡi đỏ, nấm lưỡi trắng, mạch huyền.
Pháp điều trị: Sơ can hành huyết, thanh nhiệt giải độc .
1.2. Phƣơng thuốc “Tòa sang tiễn tễ”.
 Xuất xứ: Sách “Trung Y bí phương đại toàn”.
 Thành phần [10].
30g

Đương quy

12g


Liên kiều

12g

Cát cánh

9g

Hoàng cầm

12g

Cúc hoa

15g

Xuyên khung

12g

Ngưu tất

9g

Kim ngân hoa

 Công năng, chủ trị của phương thuốc:
- Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tả hỏa thông tiện.
- Chủ trị: Trứng cá.


5


 Giải thích phương thuốc.
- Phương thuốc có Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu ung
nhọt, giải biểu, thanh phế nhiệt là quân dược [17]. Liên kiều thanh nhiệt giải độc,
tán kết. Cúc hoa giải biểu nhiệt, thanh can nhiệt. Hoàng Cầm thanh thấp nhiệt, trừ
hỏa độc ở tạng phế cùng phối hợp tăng tác dụng thanh phế, thanh nhiệt giải độc, tả
hỏa. Cát cánh hóa đàm, tiêu mủ. Ngưu tất hoạt huyết tả hỏa, thêm Đương quy,
Xuyên Khung bổ huyết, hoạt huyết, nhuận tràng thông tiện, tiêu tán kết. Cả bài có
công hiệu thanh nhiệt, giải độc, tiêu độc tán kết [10], [17].
- Phương thuốc gồm các nhóm tác dụng chính
Thanh nhiệt giải độc: Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Cúc hoa.
Giải biểu nhiệt: Cúc hoa, Kim ngân hoa, Liên kiều.
Hoạt huyết: Đương quy, Xuyên Khung, Ngưu tất.
Tiêu mủ: Cát cánh.
 Định tính, định lượng : Chưa có thông tin về định tính, định lượng phương
thuốc này.
1.3. Thông tin cơ bản của các vị thuốc.
1.3.1. Kim ngân hoa.
Tên khoa học: Flos Lonicera [3].
Bộ phận dùng:
Nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở phơi hoặc sấy khô của cây Kim ngân –
Lonicera japonica Thunb hoặc một số loài Lonicera khác như L.dasystyla Rehd.,
L.confusa DC, họ Kim ngân – Caprifoliaceae [2], [3], [19].
1.3.1.1. Thành phần hóa học:
- Thành phần chính là flavonoid: rutin, luteolin-7-O-β-D-galactosid, lonicerin,
hyperosid, luteolin-7-O-neohesperidosid, tricin-7-O-β-D-glucospyranosid, ochna-flavon
L,.. 3 chất đầu: rutin, luteolin-7-O-β-D-galactosid, lonicerin có hàm lượng cao nhất (với

tỷ lệ khoảng 4,5:2:1) [2].
- Iridoid: loniceracetalid A, B, swerosid, centaurosid và secoxyloganin [2].
- Saponin: Saponin triterpene thuộc nhóm Hederagenin, lonicerosid Amacranthoidin B [2], [19].
6


- Tinh dầu:: α-pinen, hex-1-en, hex-3-en-1-ol, geraniol, α-terpineol, …[19].
- Một số chất carotenoid: ξ-caroten, β-cryptoxanthin và auroanthin [2]
 Acid hữu cơ: Acid chlorogenic và các đồng phân của nó như: Acid
cryptochlorogenic, acid neochlorogenic, 3,5-O-dicaffeoylquinic acid, 4,5-Odicaffeoylquinic acid, …[1]. Hàm lượng acid chlorogenic trong nụ hoa có thể lên
đến 6% [2], [19].
 Acid chlorogenic (AC).

Hình 1.1. Công thức cấu tạo acid chlorogenic [14],[44], [49].
- Công thức phân tử: C16H18O9.
- Trọng lượng phân tử: 354,31
- Tên khoa học theo hệ thống IUPAC: acid 3R-[[3-(3,4-dihydroxyphenyl)-1oxo-2- propenyl]oxy]-1S,4R,5R-trihydroxy-cyclohexanecarboxylic.
- Tên khác: acid 3-0-Caffeoylquinic.
- Tính chất vật lý: Acid chlorogenic có dạng bột màu trắng hoặc hơi ngà
vàng, tan được trong nước và trong dung môi hữu cơ như ethanol, methanol,
dimethyl sulfoxyd, dimethylformamid…Nhiệt độ nóng chảy: 210ºC.
- Acid chlorogenic là một chất khá bền vững, điều kiện bảo quản tốt nhất
là ở 4ºC [13].
- DĐVN V và DĐTQ 2010 đều quy định hàm lượng AC không được ít hơn
1,5% tính theo mẫu dược liệu khô kiệt. Quy trình định lượng như sau [3], [23]:
+ Điều kiện sắc ký: Pha động: Acetonitril – dung dịch acid phosphoric 0,4 %
(13: 87) . Cột kích thước (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 327 nm. Tốc độ dòng: 1,0
ml/min. Thể tích tiêm: 10 µl.


7


+ Xử lý mẫu:
* Dung dịch chuẩn: Hòa tan acid clorogenic chuẩn trong methanol 50 %
(TT) để được dung dịch có nồng độ 0,15 mg/ml.
* Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số
355) vào bình nón nút mài dung tích 100 ml, thêm chính xác 50,0 ml methanol
50 % (TT), đậy nắp, cân xác định khối lượng. Lắc siêu âm trong 30 min, để
nguội, cân lại và bổ sung khối lượng mất đi bằng methanol 50 % (TT) nếu cần,
lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.
1.3.1.2. Tác dụng sinh học
- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết nước của Kim ngân hoa có tác dụng
kháng khuẩn trên 1 số vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực
khuẩn thương hàn [19].
- Tác dụng chống viêm: dịch chiết nước của Kim ngân hoa ức chế trực tiếp
cả COX-1 và COX-2 trên tế bào A549 [26].
- Tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan: từ cao phân đoạn ethylacetat của
Kim ngân hoa đã phân lập được một số hợp chất như luteolin, caffeic acid,
protocatechuic

acid,

isorhamnetin3-O--d-glucopyranoside,

quercetin

3-O-d-

glucopyranoside, luteolin 7-O--d-glucopyranoside có tác dụng chống oxy hóa rất

tốt. Dịch chiết nước của kim ngân hoa có khả năng làm giảm các chất trung gian
gây viêm, làm giảm nồng độ NO và iNOS cao trong gan, giúp cải thiện tình trạng
gan bị tổn thương [40].
1.3.1.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hàn; quy vào 4 kinh phế, vị, tâm, tỳ
[14], [17], [19].
- Công năng chủ trị [3], [14], [17], [19]:
 Thanh nhiệt giải độc: Dùng trong trường hợp nhiệt độc sinh mụn nhọt, định độc,
nhọt vú, nhọt trong ruột, dị ứng, mẩn ngứa, ho do phế nhiệt.
 Thanh thấp nhiệt ở vị tràng, dùng chữa lỵ
 Thanh giải biểu nhiệt: Kim ngân hoa có thể chất nhẹ, tính tuyên tán, có thể
dùng trong trường hợp ngoại cảm phong nhiệt, ôn nhiệt sơ khởi.
8


 Lương huyết chỉ huyết: Chữa tiểu tiện ra máu [17].
 Giải độc sát khuẩn: Dùng trong bệnh sưng đau của hầu họng, viêm amidan,
đau mắt đỏ [16].
- Liều dùng: 12-20g [17], 12-16g [3], 6-15g [2].
Kiêng kị: Những người ở thể hư hàn [3], [14], [17], [19], hoặc những trường hợp
mụn nhọt đã có mủ vỡ loét [3], [14].
1.3.1.4. Định tính, định lượng
- Định tính
+ Phản ứng hóa học đặc trưng của nhóm flavonoid: PƯ cyanidin, phản ứng
với kiềm.
+ Sắc ký lớp mỏng : So sánh với chất chuẩn acid chlorogenic, dược liệu đối
chiếu. Bản mỏng: Silica gel 6OF254. Dung môi khai triển: Butyl acetal – acid
formic – nước (7: 2,5 : 2,5). Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở
nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm.[3]
- Định lương

+ Định lượng acid chlorogenic bằng HPLC. Hàm lượng không được ít hơn
1,5% tính theo dược liệu khô kiệt.[3]
1.3.2. Liên kiều.
Tên khoa học: Fructus Forsythiae suspensae [3],
Bộ phận dùng:
Quả chín đã phơi hay sấy khô bỏ hạt của cây Liên kiều Forsythia suspense.
Vahl., họ Nhài (Oleaceae) [3], [14], [17], [19].
1.3.2.1. Thành phần hóa học:
- Quả Liên kiều có chứa saponin, alkaloid [14], lignan, alcol, tinh dầu [19].
- Quả Liên kiều có nhiều chất thuộc nhóm lignin [2] như philygenin, philyrin,
pinorcsinol, các phenolglycosid là forsythosid A, C, D, E; rutin 3.1% [19].
- Nhiều alcol có trong quả là rengyol, các rengyosid A, B, C, rengyoxyd,
rengyolon [19].
- Tinh dầu của quả chứa β-pinen, sabinen, β-phelandren, myrtenal, …[19].
9


1.3.2.2. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng kháng khuẩn: các chất forsyhosid A, C, D có tác dụng diệt khuẩn
đối với Staphylococcus aureus ở nồng độ nhỏ hơn 2mM. Tác dụng kháng khuẩn
trên các chủng Streptococcus hemolyticus, Bacillus dysenteriae [19].
- Tác dụng chống viêm: [19].
- Tác dụng chống viêm, điều trị viêm da dị ứng, mụn nhọt [24].
- Tác dụng chống oxy hóa: Các lignan tetrahydrofurofuran có tác dụng chống
oxy hóa, do ức chế quá trình oxy hóa LDL gây ra bởi Cu2+ [26]. Isoforsythiaside có
tác dụng dọn gốc tự do DDPH [35], [36].
1.3.2.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị đắng, cay, tính hơi hàn [14], [17], [19]. Quy vào 2
kinh tâm, đờm, tam tiêu, đại tràng [3].
- Công năng, chủ trị: [3], [14], [17], [19].

 Thanh nhiệt giải độc, tán kết dùng để điều trị các bệnh mụn nhọt sưng đau,
tràng nhạc.
 Thanh nhiệt giải biểu nhiệt trị ngoại cảm phong nhiệt, thường dùng ở thời
kì đầu có sốt cao, sợ gió.
 Tiêu thũng, điều trị bí tiểu tiện.
- Liều dùng: 8-20g; 10-30g (dùng riêng), 6-12g (phối hợp với các vị thuốc
khác) [17], [19].
Kiêng kị: Không dùng khi ung nhọt đã vỡ mủ, loét [3], [17].
1.3.2.4. Định tính, định lượng
- Định tính
+ Phản ứng hóa học đặc trưng của nhóm flavonoid là pư cyanidin.
+ Sắc kí lớp mỏng : So sánh với dung dịch chất chuẩn forsythin, dược liệu
đối chiếu) sử dụng bản mỏng: Silica gel G. Dung môi khai triển: Cloroform –
methanol (8 : 1). Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ
phòng rồi phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). sấy bản mỏng ở
105 °C tới khi các vết hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ

10


của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của forsythin
trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu và phải có các vết có cùng màu sắc
và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu
- Định lượng
+ Định lương forsythin bằng HPLC. Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,15
% forsythin (C27H34O11), tính theo dược liệu khô kiệt.[3]
1.3.3. Hoàng cầm.
Tên khoa học: Radix Scutellariae [3].
Bộ phận dùng:
Rễ được phơi hoặc sấy khô và cạo vỏ của cây Hoàng cầm (Scutellaria

baicalensis Georgi), họ Bạc hà (Lamiaceae) [2], [3], [4].
1.3.3.1. Thành phần hóa học:
- Flavonoid: Scutellarin, baicalin [2],[17],[19], baicalein, oroxylin A,
skullcapflavon [2].
- Có 12 glycodsid được tìm thấy trong rễ Hoàng cầm: wogonin-5-β-D
glucoside, wogonosid, wogonin, 7-O-glucuronid, baicalein-7-O-glucosid, oroxylinA-7-O-glucuronid, apigenin-7-O-glucuronid [18].
- Ngoài ra trong rễ Hoàng cầm còn có tannin thuộc nhóm pyrocatechic (25%), nhựa [2], [17], [18].
1.3.3.2. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng kháng khuẩn: cao ether rễ Hoàng cầm có hoạt tính kháng khuẩn
trên các vi khuẩn gram dương.. Trong các flavon, wogonin có tác dụng ức chế
Vibrio comma và Staphylococcus aureus [18].
- Tác dụng hạ huyết áp [2], [14], [17].
- Tác dụng hạ nhiệt, lợi niệu (wogonin, baicalin, baicalein), giảm co thắt cơ
trơn ở ruột, tác dụng an thần, chống oxy hóa, chống ung thư, chống kết tập tiểu cầu,
giảm nồng độ cholesterol và triglycerid huyết thanh. Baicalin, baicalein và wogonin
ức chế sự tăng độ thấm của mạch, làm giảm phù và ngăn chặn sự phát triển thương
tổn thứ phát trong viêm khớp trên chuột thực nghiệm [2], [17], [18].
11


- Các flavon trong hoàng cầm có tiềm năng trong điều trị các bệnh về viêm,
ung thư và các bệnh liên quan đến virus [32].
1.3.3.3. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hàn; quy vào 6 kinh tâm, phế, can , đởm,
địa tràng, tiểu tràng [3], [14], [17], [18].
- Công năng, chủ trị [3], [14], [17], [18]:
 Thanh thấp nhiệt, trừ hỏa độc ở tạng phế: Dùng cho các bệnh phế ung, phế có
mủ, viêm phổi… gây sốt cao; hoặc trường hợp hàn nhiệt vãng lai, trị ho do phế nhiệt.
 Lương huyết an thai: Dùng trong các trường hợp thai động chảy máu.
 Trừ thấp nhiệt ở vị tràng: Dùng trong các bệnh tả, lỵ, đau bụng.

 Chỉ huyết: Dùng trong bệnh thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu,
băng huyết hoặc bí tiểu tiện
 Thanh can nhiệt: Dùng chữa đau mắt đỏ.
Liều dùng: 4-12g [17]; 6-15g [14]; 6-15g [3].
1.3.3.2. Định tính, định lượng.
- Định tính
+ Phản ứng hóa học đặc trưng của nhóm flavonoid là pư cyanidin, pư với
FeCl3.
+ Sắc kí lớp mỏng : So sánh với dung dịch dược liệu đối chiếu, sử dụng bản
mỏng: Silica gel G. Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – methanol – acid
formic (10:3:1:2). Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí
rồi phun dung dịch sắt (III) clorid 1 % trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 105 °c
cho đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung
dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký
đồ của dung dịch đối chiếu
- Định lượng: bằng HPLC. Hàm lượng baicalin (C21H18O11) trong dược
liệu không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt[3].
1.3.4. Xuyên khung:
Tên khoa học: Rhizoma Ligustici wallichii [3].

12


Bộ phận dùng:
Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii
Franch.), họ Hoa tán (Apiaceae) [3], [14], [17].
1.3.4.1. Thành phần hóa học:
- Một alkaloid dễ bay hơi C27 H37 N3 [14], dầu béo, acid ferulic, một hợp chất
kết tinh [14], [19].
- Tinh dầu: 1-2% [14], [19] nhiều phtalid: ligustilid, butylphtalid,

butylidenphtalid, hợp chất có N như ligustrazin (tetramethylpyrazine), adenine,
adenosine [19]
1.3.4.2. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng kháng khuẩn trên các chủng phế cầu, liên cầu tan máu, tụ cầu
vàng, trực khuẩn mủ xanh, Streptococcus faecalis, Shigela sonnei, Shigella shigae,
Shigella flexneri, Salmonella typhi, Vibro cholera, Candida albicans, Bacillus
subtilis, Escherichia coli,…[14], [17], [19]. Xuyên khung được chứng minh có hiệu
quả in vitro trong kháng một số vi khuẩn gây bệnh gồm Pseudomonas aeruginosa,
Shigella sonnei, Vibrio cholera. Các thành phần tinh dầu của Xuyên khung cũng có
khả năng ức chế một số loại nấm gây viêm da in vitro [41].
- Ngoài ra, Xuyên khung còn có tác dụng lơi tiểu, chống oxy hóa, tác dụng
trên thần kinh, tim mạch [19].
- Dịch chiết chloroform của xuyên khung có tác dụng giãn động mạch chủ
thoáng qua ở chuột [37].
1.3.4.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ấm; quy vào 3 kinh can, đởm, tâm bào [3],
[14], [17], [19].
- Công năng, chủ trị [3], [14], [17], [19]:
 Hoạt huyết thông kinh: dùng trong các trường hợp phụ nữ kinh nguyệt
không đều, bế kinh, đau bụng khi có kinh hoặc vô sinh, khó đẻ.
 Giải nhiệt, hạ sốt: dùng trong ngoại cảm phong hàn, dẫn đến đau đầu, hoa
mắt, đau răng. Ngoài ra còn dùng để chữa sốt rét.

13


 Hành khí giải uất, giảm đau: dùng trong trường hợp khí trệ ngực sườn đau
tức, khí huyết vận hành khó khăn, đau cơ, đau khớp; hoặc nhọt độc đau căng cấp.
 Bổ huyết: Dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược huyết kém, xanh xao,
phụ nữ sau khi sinh nở bị rong huyết kéo dài.

- Liều dùng: 4-12g [17], 3-6g [4], 6-12g [3], [19].
- Kiêng kị: Những người âm hư hỏa vượng, đàm nghịch nôn không dùng [3], [17].
1.3.4.4. Định tính, định lượng.
- Định tính
+ Phản ứng hóa học đặc trưng của nhóm alkaloid : PƯ với TT chung Mayer,
Dragendorff, Bouchardat.
+ Sắc kí lớp mỏng : So sánh với dung dịch dược liệu đối chiếu, sử dụng bản
mỏng Silica gel G. Dung môi khai triển: n-Hexan – ethyl acetat (3 : 1).Sau khi triển
khai sắc ký, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát
dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải
có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối
chiếu.
- Định lượng: acid ferulic bằng HPLC. Hàm lượng acid ferulic (Cl0H10O4) không
được ít hơn 0,05 % tính theo dược liệu khô kiệt.[3]
1.3.5. Đương quy.
Tên khoa học: Radix Angelicae sinensis [3].
Bộ phận dùng:
Rễ được phơi hay sấy khô của cây Đương quy Angelica sinensis (Oliv) Diels, họ
Hoa tán (Apiaceae) [3], [14], [18].
1.3.5.1. Thành phần hóa học:
- Tinh dầu: 0.2-0.4% [14], [17]. Tinh dầu có:
 Các terpen: Myrcen, β-ocimen, allo-ocimen, β-phelandren, α-pinen, …
 Các hợp chất phenolic: Acetophenon, p-cresol, phenol, vanillin …[14].
 Dẫn chất phthalid: n-butylidenphthalid (E và Z) C12H24O2 (7.35%), ligustilid
(50,2%), n-butylphthalid (1.81%), senkyunolid I, senkyunolid H, senkyunolid P, ∆2,5dihydrophthalic. Ba thành phần đầu đặc trưng cho Đương quy Trung Quốc [17].

14


- Coumarin: Bergapten [2], umbeliferon, acutilobin, decursin, …[18].

- Acid hữu cơ: Acid ferulic, acid phthalic, acid palmitic, acid succinic [18].
- Polysaccharid: Có khoảng 36 polysaccharid được xác định, khi thủy phân
cho L- arabinose, D-galactose, D-glucose, L-ramnose [18].
- Acid amin: Alanine, valin, leucine, glycin, lysin, arginine, phenylalanine, …[18].
- Vitamin: Vitamin B1, vitamin B12 (0.5-0.4%), vitamin E [18].
- Nguyên tố vi lượng: Mg (48.10 ppm), Ca (60.50 ppm), Al (12.50 ppm), …[18]
1.3.5.2. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng chống viêm: Rễ Đương quy có tác dụng chống viêm đối với cả 2
giai đoạn cấp tính và mạn tính, tác dụng chống viêm tương tự các thuốc chống viêm
phi steroid, không kèm theo tác dụng ức chế miễn dịch [17]. Hoạt chất ferulic acid
và isoferulic acid được phân lập từ rễ Đương quy có tác dụng ức chế viêm đại thực
bào protein – 2 (MIP – 2), Z-ligustilide ức chế hoạt động của TNF-α và NF-κβ [21].
- Tác dụng chống ung thư: [21]. Dịch chiết phân đoạn aceton của đương quy
có tác dụng chống ung thư [22].
- Tác dụng hạ đường huyết và bảo vệ gan: [46].
- Tác dụng khác: Ức chế kết tập tiểu cầu, ức chế trực khuẩn dịch hạch,
Shigella shigae, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, ức chế sự
co thắt cơ trơn ruột cô lập gây ra bởi acetylcholine và histamine,…[18].
1.3.5.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính ấm; quy vào 3 kinh tâm, can, tỳ
[3], [17].
- Công năng, chủ trị [3], [14], [17], [18]:
 Bổ huyết, bổ ngũ tạng: Bổ huyết trong các trường hợp thiếu máu dẫn đến
hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu.
 Hoạt huyết, giải uất kết dùng trong các trường hợp thiếu máu, kèm theo có
ứ tích của phụ nữ bế kinh, vô sinh.
 Hoạt tràng thông tiện: Dùng thích hợp với chứng huyết hư huyết táo gây
táo bón.

15



 Giải độc: Dùng trong các trường hợp mụn nhot, đinh độc vì thuốc vừa có
tác dụng giải độc, vừa có tác dụng giảm đau do khả năng hoạt huyết, tiêu trừ huyết
ứ của nó.
- Liều dùng: 6-20g [17]; 6-12g [3]; 10-20g [18]; dùng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
Kiêng kị: Những người có tì vị thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng [3], [14].
1.3.5.4. Định tính, định lượng.
- Định tính
+ Bột dược liệu phát quang ở bước sóng 366nm
+ Sắc kí lớp mỏng : So sánh với dung dịch dược liệu đối chiếu, sử dụng
bản mỏng: Silicagel 60F254. Dung môi khai triển: Cyclohexan – ethyl acetat –
aceton (7:2: 1 Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng.
Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch
thử phải cho các vết phát quang xanh lơ sáng có cùng màu sắc và giá trị Rf với các
vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Sau đó phun dung dịch kali hydroxyd
1M trong ethanol, vết này phát quang mạnh hơn.
- Định lương theo phương pháp định lượng tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong
dược liệu không được ít hơn 0,1 % tính theo dược liệu khô kiệt.[3]
1.3.6. Cát cánh.
Tên khoa học: Radix Platycodi grandiflori [3]
Bộ phận dùng:
Rễ để nguyên hoặc đã cạo vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh
Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC., họ Hoa chuông (Campanulaceae) [2], [3],
[14], [17], [18].
1.3.6.1. Thành phần hóa học:
- Saponin: [2], [17].
 Hoạt chất chính là các saponin triterpenoid nhóm oleanan có phần
sapogenin là acid platycogenic A, B, C, platycodigenin và acid polygalaic.
 Các saponin trong Cát cánh: Platycodin A,C, D, D2, D3; platycosid B, C,

D, E, F, G1, G2, H, I, J, K, L, M1, M2, M3, deapiplaycodin D, deapiplaticodin D3,

16


deapiplaticosid E, polygalacin D, D2, G3; 2”-O-acetyl polygalacin D, 3”-O-acetyl
polygalacin D (khoảng 2%).
- Phytosterol, inulin, tannin [2].
1.3.6.2. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng tiêu đờm, phá huyết mạnh: Chủ yếu do thành phần saponin trong rễ
cát cánh. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày, đưa đến phản ứng
tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài [18].
- Tác dụng chống oxy hóa [38] và bảo vệ gan: [48].
- Tác dụng hạ đường huyết: [48].
- Thành phần saponin của Cát cánh có tác dụng chống viêm qua ức chế sản
xuất prostaglandin E2 [30]
- Tác dụng khác: Giãn các mạch máu nhỏ, hạ huyết áp, kích thích miễn dịch,
chống ung thư, ức chế sự xâm lấn và di căn của khối u,..[31].
1.3.6.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị đắng, cay, tính hơi ấm, quy vào kinh phế [14], [17]
- Công năng, chủ trị: [14], [17]
 Khử đàm chỉ ho: Dùng đối với ho đàm, trường hợp đàm khó khạc ra, hoặc
đàm nhiều, ngực bứt rứt khó chịu hoặc điều trị trị trong trường hợp phế có mủ, hoặc
ho, nôn ra đàm loãng.
 Làm thông phế, lợi hầu họng: Dùng khi phế bị tắc, hầu họng sưng đau như
viêm họng, viêm amidan, hoặc ngực sườn đau như dao đâm.
 Trừ mủ, tiêu ung thũng: Dùng đối với phế sưng, phế có mủ, ngực và cơ
hoàng đau, ho nôn ra đàm mủ. Ngoài ra còn tiêu trừ khí tích trong dạ dày, ruột
- Liều dùng: 4-12g [17], 3-9g [14].
Kiêng kị: Những người âm hư hỏa vượng, ho lâu ngày ra máu không nên dùng [17].

1.3.6.4. Định tính, định lượng
- Định tính
+ Phản ứng hóa học đặc trưng của nhóm Saponin: PƯ tạo bọt, PƯHH đặc
trưng của Coumarin: phát huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại.

17


×