Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

80 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HẬU LỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.07 KB, 7 trang )

Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm thành lập Đảng bộ huyện Hậu Lộc”
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ở Hậu Lộc có 02 di chỉ văn hóa rất nổi tiếng, đó là các di chỉ văn hóa
nào?

AA. Gò Trũng - Hoa Lộc
B. Núi Đọ - Hoa Lộc
C. Hạ Long - Gò Trũng
D. Sơn Vi - Hòa Bình
Câu 2. Tên gọi huyện Hậu Lộc có từ bao giờ?
A. Thời vua Trần Nhân Tông
B. Thời vua Lê Thánh Tông
C. Thời vua Gia Long
DD. Thời vua Minh Mạng
Câu 3. Trên địa bàn huyện Hậu Lộc có 01 di tích được công nhận là Di tích
Quốc gia đặc biệt, đó là di tích nào?
AA. Khu Di tích Bà Triệu
B. Chùa Sùng Nghiêm - Diên Thánh
C. Đền Hàn
D. Chùa Vích
Câu 4. Nhà hoạt động cách mạng nào ở Hậu Lộc được Bác Hồ tặng thơ?
A. Lưu Cộng Hòa
B. Nguyễn Chí Hiền
DD. Cụ Đinh Chương Dương
C. Bùi Đạt
Câu 5. “Người Thanh niên Cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa” là ai?
AA. Lê Hữu Lập
B. Đinh Chương Long
C. Đinh Chương Phượng
D. Nguyễn Chí Hiền
Câu 6. Tên Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở huyện Hậu Lộc?


A. Chi bộ Lục Trúc
B. Chi bộ Vạn Lộc
CC. Chi bộ Lộc Tiên - Y Bích
D. Chi bộ Thuần Lộc
Câu 7. Huyện ủy lâm thời Hậu Lộc được thành lập vào thời gian nào? ở
đâu?
A. Ngày 12/3/1939 - Nhà ông Bùi Đạt
B. Ngày 12/3/1940 - Nhà ông Đinh Chương Lân
C. Ngày 12/3/1939 - Nhà ông Phạm Đan Quế
DD. Ngày 12/3/1940 - Nhà ông Lưu Văn Bân
Câu 8. Bí thư Huyện ủy lâm thời đầu tiên của Hậu Lộc là ai?
A. Đinh Chương Long
B. Bùi Vơn
CC. Lưu Văn Bân
D. Đinh Viết Liễn
Câu 9. Chủ tịch Ủy ban lâm thời huyện Hậu Lộc đầu tiên là ai?
A
A. Phạm Đan Quế
B. Bùi Đạt
C. Đinh Quý Kha
D. Bùi Kiển

1


Câu 10. Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ nhất được tổ chức vào thời
gian nào?
BB. 4/1947
A. 4/1946
C. 4/1948

D. 4/1949
Câu 11. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế
quốc Mỹ, có một Trung đội dân quân gái đã bắn rơi máy bay Mỹ, được Bác Hồ gửi
thư khen, Trung đội dân quân gái đó ở xã nào?
A. Phú Lộc
B. Đồng Lộc
D
C. Tiến Lộc
D. Hoa Lộc
Câu 12. Một người Mẹ ở Hậu Lộc đã đi vào lịch sử và thơ ca vì có công
nuôi giấu cán bộ cách mạng?
BB. Mẹ Tơm
A. Mẹ Muội
C. Mẹ Suốt
D. Mẹ Thứ
Câu 13. Trong kháng chiến chống Mỹ, chiến thắng nào của quân dân Hậu
Lộc được ví như “chiến thắng Hi-rôn” (19/4/1961) của nhân dân Cuba?
A. Chiến thắng Đò Lèn
BB. Chiến thắng Lạch Trường
C. Chiến thắng Hàm Rồng
D. Nữ dân quân Hoa Lộc bắn rơi máy bay Mỹ
Câu 14. Người thanh niên của huyện Hậu Lộc đã hy sinh trên mâm pháo
bảo vệ cầu Đò Lèn trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ ở miền Bắc vào ngày 03-04/4/1965 là ai?
AA. Ngọ Sỹ Trường

B. Tô Thị Đạo

C. Đặng Văn Đắc


D. Thăng Thị Sắc

Câu 15. Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, quân và
dân Hậu Lộc đã phối hợp với bộ đội, hải quân bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
DD. 37
A. 34
B. 35
C. 36
Câu 16. Đây là tên cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Minh Sơn (tên thật là
Nguyễn Đức Hinh - bút danh Nguyễn Hải Trường), quê xã Hải Lộc - là tư liệu quý
giá về về cuộc sống, chiến đấu của của lực lượng Công an nhân dân và Bộ đội biên
phòng thời kỳ chống đế quốc Mỹ?
A. Mãi mãi tuổi hai mươi
BB. Gửi lại mai sau
C. Nhật ký chiến trường
D. Chuyện đời
Câu 17. Huyện Hậu Lộc có bao nhiêu tập thể được phong tặng Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân?
A. 12

BB. 13

C. 14

2

D. 15


Câu 18. Xã đầu tiên của Hậu Lộc được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn

mới?
A. Minh Lộc

B. Văn Lộc

C. Hoa Lộc.

D
D. Phú Lộc

Câu 19. Hiện nay, huyện Hậu Lộc có bao nhiêu đơn vị hành chính?
A
A. 23
B. 24
C. 26
D. 27
Câu 20. Từ thời điểm thành lập cho đến nay, Đảng bộ huyện Hậu Lộc đã
tiến hành mấy kỳ đại hội?
CC. 26
A. 24
B. 25
D. 27
B. PHẦN TỰ LUẬN
Trình bày những hiểu biết của mình về quá trình xây dựng và phát triển của
Đảng bộ huyện Hậu Lộc. Nêu cảm nghĩ và trách nhiệm của bản thân trong việc xây
dựng quê hương Hậu Lộc ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Trả lời
Hậu Lộc một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là nơi đất lành chim
đậu, là nơi thay da đổi thịt từng ngày, ngày càng giàu đẹp và phồn thịnh. Có lẽ
không chỉ riêng gì bản thân tôi mà tất cả những người con của nơi đây rất đỗi tự

hào khi tự xưng Hậu Lộc quê tôi đó! Nhìn lại thời gian trước đây quê hương Hậu
Lộc với những cánh đồng ruộng bát ngát, với những người dân vất vả, con người
Hậu Lộc chịu thương, chịu khó làm lụng xây dựng quê hương từ một nền nông
nghiệp, ngư nghiệp lạc hậu. Nhưng cũng chính đức tính tốt đẹp ấy cùng với những
chính sách đúng đắn của Đảng bộ Hậu Lộc đã từng bước đổi thịt thay da, xây dựng
và phát triển huyện Hậu Lộc giàu đẹp như ngày hôm nay. Hậu Lộc từng bước
chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang sang công nghiệp dịch vụ, đưa huyện nhà vươn đến
sự phát triển tiến bộ hơn. Những khu chế xuất, khu công nghiệp mọc lên từ những
cánh đồng, từ những bãi đất hoang sơ góp phần không nhỏ đến sự phát triển của
Hậu Lộc, nâng cao ngân sách huyện nhà.
Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2015-2020), Ban
Thường vụ Huyện ủy Hậu Lộc đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, cơ chế, chính
sách, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, khai thác
hiệu quả lợi thế bứt phá đi lên, xây dựng Hậu Lộc phát triển nhanh, bền vững.
Cụ thể: Hoàn thành mục tiêu nhiệm kỳ 2015-2020 như giá trị sản xuất đạt
33.600 tỷ đồng trở lên. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 13,5%
trở lên. Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020: Nông, lâm, ngư nghiệp: 29% (giảm
8,9%); công nghiệp, xây dựng: 48% (tăng 5,2%); các ngành dịch vụ: 23% (tăng
3,7%). Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đến năm 2020 đạt 36,6 triệu USD.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 6.000 tỷ đồng. Đến năm 2020 có 20/25
xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hàng năm tạo việc làm mới cho từ 3.000 đến 3.500
lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 47%...Để đạt được mục tiêu
nêu trên, huyện Hậu Lộc đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ về định hướng quy
hoạch, phát triển trên cơ sở quy hoạch và căn cứ tiềm năng, lợi thế của địa phương
ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. Rà soát và xác định các dự án trọng
điểm, bức xúc để đầu tư, ưu tiên các dự án phục vụ sản xuất, kinh doanh, giải
3


quyết được việc làm, cải thiện thu nhập cho nhiều lao động. Khuyến khích thu hút

vốn đầu tư từ các tổ chức tư nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, doanh
nghiệp nước ngoài; chủ động đấu mối với các ngành, các cấp để được cấp vốn cho
các dự án đã được phê duyệt, các công trình dở dang như bãi rác thải xã Minh Lộc,
khu nuôi tôm an toàn sinh học xã Xuân Lộc, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường
giao thông từ quán Dốc đến cầu Nam Khê, đường từ xã Hoa Lộc đi xã Minh Lộc,
đường từ ngã tư Hoa Lộc đi Đại Lộc..., nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng, thu hút các
dự án trong và ngoài nước đầu tư vào huyện. Một số lĩnh vực huyện ưu tiên đẩy
mạnh đầu tư phát triển: Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng,
phát huy lợi thế của từng vùng, quan tâm vùng đồi và vùng biển. Trên cơ sở quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2016-2020 tiến hành quy
hoạch phát triển các trung tâm, các cụm kinh tế để thu hút đầu tư, tạo bước tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phù hợp lợi thế từng vùng. Trong đó, vùng đồi
tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc; ban hành
quy chế, chính sách để khai thác có hiệu quả cụm công nghiệp Song Lộc; hoàn
chỉnh quy hoạch chi tiết đô thị Bà Triệu, quy hoạch cụm công nghiệp Nam Lèn;
xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ thương mại gắn phát triển du lịch, nhất là du lịch
văn hóa, du lịch tâm linh và sinh thái. Đối với vùng đồng: Ổn định diện tích lúa
thâm canh năng suất, chất lượng cao, đảm bảo lương thực hàng năm; mở rộng diện
tích cây hoa màu hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Phát triển chăn nuôi theo mô hình
trang trại, gia trại tập trung, gắn với đảm bảo môi trường. Phát triển sản xuất tiểu
thủ công nghiệp gắn với xây dựng làng nghề, các cụm điểm, trung tâm thương
nghiệp và dịch vụ ở thị trấn, các xã theo hướng liên kết vùng. Vùng biển: Đẩy
mạnh khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, hoạt động dịch vụ và sản xuất muối. Khai thác hiệu quả Cảng cá Hòa
Lộc, khuyến khích các dự án đầu tư phát triển dịch vụ, chế biến thủy hải sản, du
lịch sinh thái biển. Nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy hải sản
theo hướng đa con, đa canh, đa thời vụ, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích;
phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút lao động tại chỗ, bảo đảm nước
sạch, bảo vệ môi trường... Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, lĩnh vực đầu tư xây
dựng bị ảnh hưởng lớn, song do sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy đảng, cùng với sự

hỗ trợ của các ngành, các cấp, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp, người dân
trong huyện, UBND huyện Hậu Lộc đã tập trung chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn
huy động tối đa nguồn lực để đầu tư xây dựng những công trình có tính cấp thiết
phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh. Năm 2018, UBND huyện Hậu Lộc đã tập
trung chỉ đạo đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm. Điển hình như các dự
án có sử dụng vốn ngân sách tỉnh, gồm: Dự án cải tạo Quốc lộ 1A nối với Quốc lộ
10 (đoạn từ xã Đại Lộc đến xã Liên Lộc), dự án nâng cấp tuyến đường từ ngã tư
Lộc Tân đi Phong Lộc, dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông kết nối
Quốc lộ 10 với đường tỉnh 526... Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách huyện,
xã tập trung vào các công trình như: Dự án kè sông Trà Giang (đoạn từ Tòa án
Nhân dân huyện đến Trường THPT Đinh Chương Dương), lát vỉa hè thị trấn Hậu
Lộc; các công trình xây dựng nông thôn mới như nhà văn hóa xã, sân vận động,
trường học, công sở... Hiện nay, các đơn vị đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi
công, phấn đấu hết năm 2018 cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu
quả vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
4


Bên cạnh đó, huyện đã chủ động kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn
sản xuất, kinh doanh. Huyện dành thời gian đưa các doanh nghiệp đi khảo sát địa
điểm, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và cam kết đồng hành với họ suốt quá trình
đầu tư. Tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư như tư vấn chính sách của tỉnh, giải
quyết kịp thời hồ sơ, thủ tục theo thẩm quyền, làm tốt công tác giải phóng mặt
bằng, hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lao động, cùng doanh nghiệp giải quyết vướng
mắc trong quá trình đầu tư... Từ đầu năm đến nay, huyện Hậu Lộc đã có 91 doanh
nghiệp thành lập mới (đạt 152% kế hoạch tỉnh giao) tập trung ở các lĩnh vực như
thương mại dịch vụ, chế biến thủy sản, mộc dân dụng, gia công cơ khí... Đa số các
doanh nghiệp đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo được nhiều việc làm cho
người dân, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Với quan điểm “lợi ích của các nhà đầu tư, của các doanh nghiệp là mục tiêu
trước mắt và lâu dài của huyện”, huyện Hậu Lộc đã và đang tập trung thực hiện
các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp
đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Theo đó, huyện đã ban hành mới
một số cơ chế khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, yêu cầu
các ngành chức năng thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ
doanh nghiệp của Trung ương và tỉnh. Trong năm 2019, huyện tiếp tục thực hiện
đồng bộ các giải pháp tạo nguồn lực và tăng thu ngân sách, tranh thủ sự quan tâm
của các cấp, các ngành và hợp tác đầu tư của doanh nghiệp huy động vốn đầu tư,
triển khai thực hiện các dự án, tạo “cú hích” quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội
địa phương phát triển nhanh, bền vững, tạo được nhiều việc làm cho người lao
động.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ 26, nhiệm kỳ 2015 – 2020
đề ra 5 đột phá và 3 chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên
trở thành huyện khá của tỉnh. Những kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; thu
hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo của huyện, sau hơn 2 năm
thực hiện Nghị quyết, với 24 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức trong số
27 chỉ tiêu Đại hội đảng bộ huyện đề ra. Đến xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc những
ngày này, có thể cảm nhận rõ sự đổi thay nhanh chóng của một xã nông thôn mới.
Nhà văn hóa xã, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang, đường giao
thông ở các thôn xóm giúp đi lại thuận lợi. Để phát huy lợi thế của một xã ven
biển, xã Hòa Lộc đã xây dựng cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp vào xây dựng các
cơ sở chế biến thuỷ, hải sản và hạ tầng cụm công nghiệp hậu cần nghề cá, động
viên ngư dân đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền để vươn khơi bám biển.
Xã Hòa Lộc cũng đã chuyển đổi toàn bộ hơn 300 ha trồng lúa, làm muối kém
hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Đến nay, thu nhập bình quân của nhân dân trong
xã đã đạt trên 36 triệu đồng 1 người 1 năm. Hoà Lộc là 1 trong 6 xã vùng biển đã
thực hiện thành công chương trình lấy phát triển kinh tế biển làm trọng tâm ở
huyện Hậu Lộc. Ngoài ra, với 2 chương trình thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản

xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, 21 xã, thị trấn còn lại
trên địa bàn huyện cũng đã từng bước hoàn thành, nâng cao được nhiều tiêu chí
trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, việc thực hiện đồng bộ 5 đột phá, gồm: Nâng cao giá trị, chất
lượng các đối tượng trong nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản - đổi diền dồn
5


thửa, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất - đẩy mạnh cải cách hành
chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp
dẫn các doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh - phát huy vai trò tiền
phong gương mẫu của Đảng viên - nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng
đầu trong các cơ quan, đơn vị và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
các tổ chức cơ sở Đảng đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của huyện. Tính đến
thời điểm này, trong số 24 chỉ tiêu đã hoàn thành, huyện Hậu Lộc có 11 chỉ tiêu
vượt kế hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.
Những kết quả sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ 26, nhiệm kỳ 2015 – 2020 khẳng định sự quyết tâm và cách làm sáng tạo của
huyện Hậu Lộc trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển đã đề ra. Từ thành công và
những kinh nghiệm đúc rút được trong nửa đầu nhiệm kỳ, các cấp ủy, chính quyền
và nhân dân trên địa bàn huyện đang nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, thi đua
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ để đưa đời sống, kinh tế của huyện Hậu
Lộc ngày một phát triển.
Hậu Lộc – không phải là nơi tôi sinh ra, nhưng lại là nơi tôi học tập và công
tác. Điều đó đã giúp cho tôi có cơ hội gần gũi, yêu thương và rất tự hào về mảnh
đất này.
Hậu Lộc không chỉ là một vùng đất đầy tiềm năng mà còn là nơi giàu truyền
thống lịch sử. Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với quá
trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc,
khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (di tích

quốc gia), Chùa Cam Lộ, Chùa Vich, Cụm Di tích Nghè Diêm Phố, Chùa Ngọc
Đới - xã Tuy Lộc, Nghè Vích - Hải Lộc, Đền thờ Lê Doãn Giai. Có thể kể đến các
địa danh nổi tiếng như cửa biểnLạch Trường, cụm thắng cảnh đền Hàn Sơn (bao
gồm Đền Mẫu, đền Cô Tám, đền Cô Đôi) thuộc làng Phong Mục xã Châu Lộc
hay Hòn Nẹ, địa danh đã đi vào bài thơ nổi tiếng "Mẹ Tơm" của Tố Hữu.
Hậu Lộc cũng là vùng đất sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, văn sĩ và các
nhà hoạt động chính trị xã hội như: Lê Doãn Giai (Đông các đại học sĩ), Phạm
Bành, Hoàng Bật Đạt, Lê Hữu Lập; Đinh Chương Dương; Nguyễn Chí Hiền...
Mỗi người chúng ta khi sinh ra trên đời này, ai cũng sẽ có cho mình những
trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, và hơn hên là
trách nhiệm của một công dân đối với Tổ Quốc của chúng ta. Ta được sinh ra và
lớn lên trên mảnh đất quê hương, trên dải đất hình chữ S này, được sống dưới một
bầu tự do, hạnh phúc và yên bình, được hưởng những quyền lợi mà đất nước mang
lại, vậy nên con người hoàn toàn cũng cần có trách nhiệm đối với Tổ Quốc mình.
Với Hậu Lộc cũng vậy. Đó là nơi tôi được học tập và công tác. Mặc dù tôi không
sinh ra trên mảnh đất này nhưng đây lại là nơi tôi gắn bó. Vì vậy, tôi thấy rằng
mình phải có trách nhiệm góp phần xây dựng quê hương Hậu Lộc ngày càng giàu
đẹp, văn minh. Để thực hiện được trách nhiệm đó, bản thân đã luôn nỗ lực và cố
gắng trên các mặt công tác.
Trước hết,với vai trò là một giáo viên, bản thân luôn cố gắng tự học tập để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; luôn cố gắng tìm tòi để đổi mới phương
pháp và có những sáng kiến hay trong công tác giảng dạy; luôn thi đua dạy tốt để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và của Hậu Lộc
6


nói chung để nhằm góp phần trang bị cho lớp trẻ Hậu Lộc những kiển thức cần
thiết để có hành trang vững bước trên con đường tương lai đang chờ đón.
Với cương vị là một đảng viên, tôi luôn gương mẫu chấp hành mọi chủ
trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; luôn tiên phong đi đầu

trong các lình vực công tác; luôn sống đúng chuẩn mực đạo đức theo gương Chủ
tịch Hồ Chí Minh; luôn là tấm gương sáng để quần chúng học tập và noi theo. Đặc
biệt là luôn tuyên truyền, vận động mọi người cố gắng học tập, lao động để góp
phần xây dựng quê hương Hậu Lộc ngày một giàu đẹp hơn.
Ở cương vị là một bí thư chi đoàn, bản thân luôn làm tốt công tác lãnh chỉ
đạo chi đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp ủy, đoàn cấp trên giao phó. Luôn
tham mưu cho cấp ủy để bồi dưỡng và kết nạp những đoàn viên ưu tú và hàng ngũ
của Đảng Cộng sản và tham mưu với đoàn cấp trên trong các hoạt động của Đoàn
Thanh niên

7



×