Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập các môn Lý luận Chính trị ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.87 KB, 5 trang )

Số 27 (52) - Tháng 4/2017

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Một số vấn đề về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
giảng dạy và học tập các mơn Lý luận Chính trị ở các
trường đại học, cao đẳng hiện nay
Applying information technology in teaching and learning Political Theory courses
at higher institutions
ThS. Phan Quốc Huy
Trường Đại học Vinh
Phan Quoc Huy, M.A.
Vinh University
Tóm tắt
Ứng dụng Cơng nghệ thơng tin (CNTT) vào dạy học các mơn Lý luận Chính trị (LLCT) ở các trường
đại học, cao đẳng là một xu hướng tất yếu nhằm hiện đại hóa q trình dạy và học; làm thay đổi cách
dạy và cách học; giúp người học tham gia học tập một cách chủ động, tích cực và sáng tạo, tăng cường
tính trực quan, góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội và nắm vững kiến thức theo u cầu của từng
mơn học. Muốn nâng cao chất lượng dạy học các mơn LLCT, cùng với đổi mới phương pháp cần phát
huy có hiệu quả vai trò của CNTT. Ứng dụng và phát huy vai trò của CNTT vào giảng dạy và học tập
các mơn LLCT là vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
Từ khóa: ứng dụng CNTT vào dạy học.
Abstract
The application of IT in teaching the subjects of political theory at universities and colleges in Vietnam
is an inevitable trend to modernize teaching and learning process generally, to change the ways of
teaching and learning efficiently, to help learners to participate in their own learning more actively,
positively, creatively, and to enhance visual effects. These objectives are defined with a purpose of
improving the learners’ understanding quality and mastering the subjects’ required knowledge. In order
to improve the quality of teaching political subjects, along with innovative methods, it is essential to
promote the role of IT effectively, which is of great significance in both theory and practice.
Keywords: apply IT to teaching.



Thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học - cơng nghệ nói chung và
cơng nghệ thơng tin (CNTT) nói riêng đã
tác động sâu sắc đến sự phát triển của tất cả
các lĩnh vực đời sống xã hội. Việc ứng
dụng CNTT vào dạy học các mơn lý luận

chính trị (LLCT) ở các trường đại học, cao
đẳng là một xu hướng tất yếu nhằm hiện
đại hóa q trình dạy và học; làm thay đổi
cách dạy và cách học; giúp người học tham
gia học tập một cách chủ động, tích cực và
sáng tạo, tăng cường tính trực quan, góp
109


M T SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGH THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP…

phần nâng cao chất lượng lĩnh hội và nắm
vững kiến thức theo yêu cầu của từng môn
học. Muốn nâng cao chất lượng dạy học
các môn LLCT, cùng với đổi mới phương
pháp cần phát huy có hiệu quả vai trò của
CNTT. Ứng dụng và phát huy vai trò của
CNTT vào giảng dạy và học tập các môn
LLCT là vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về lý
luận và thực tiễn. Ở phạm vi bài viết này
tác giả tập trung làm rõ vấn đề “Một số vấn
để về ứng dụng CNTT trong giảng dạy và

học tập các môn LLCT ở các trường đại
học, cao đẳng hiện nay”.
1. Vai trò của công nghệ thông tin
trong giảng dạy và học tập các môn
Lý luận Chính trị
Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại chủ yếu là kỹ
thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người và xã hội. Công nghệ thông tin hiện
nay đang được ứng dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực, góp phần làm thay đổi cơ cấu
xã hội, phong cách sống, học tập và làm
việc của con người. Đáng chú ý, CNTT
đang được ứng dụng sâu rộng trong lĩnh
vực giáo dục, nhất là trong hệ thống các
trường đại học, cao đẳng và được xem như
là “công nghệ dạy học”. Trong nền giáo
dục mới, không chỉ đòi hỏi người học phải
có vốn kiến thức vững chắc mà còn phải có
năng lực tìm kiếm và và tạo ra nguồn kiến
thức mới. Vì vậy, người dạy phải làm tốt
vai trò của mình là một người hướng dẫn,
gợi mở cho người học tự tìm kiếm tri thức
mới cho bản thân, qua đó phát triển tư duy
độc lập, sáng tạo của họ. Có thể nói rằng,
thời đại ngày nay, vận dụng CNTT trong

giáo dục là một xu thế tất yếu.
Trước đây, khi chưa có sự hỗ trợ của

CNTT thì việc giảng dạy các môn lý luận
chính trị LLCT ở bậc đại học chủ yếu theo
phương pháp dạy học truyền thống
(PPDHTT) “thầy đọc, trò ghi” một cách
thụ động, chưa thực sự gây hứng thú và
phát huy tính tích cực, chủ động của người
học. Hiện nay, trong phương thức đào tạo
theo tín chỉ với vị trí trung tâm đã được
hoán đổi từ “thầy” sang “trò”, lấy “tự học
làm cốt” thì vấn đề đặt ra là phải làm sao
phát huy được tính tích cực, chủ động của
người học. Hơn nữa, trong xu thế đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện
nay cùng với đổi mới về chương trình, nội
dung, giáo trình… thì vấn đề đổi mới
phương pháp giảng dạy là vấn đề hết sức
quan trọng đang đặt ra cho đội ngũ giảng
viên trong quá trình giảng dạy, nhất là
giảng dạy các môn LLCT vốn “trừu
tượng”, “khô khan”. Phương pháp dạy học
tích cực (PPDHTC) được hiểu là cách thức
mà cả người dạy và người học tiến hành
theo một quy trình, kế hoạch, kịch bản nhất
định nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
của người học trong quá trình nhận thức.
Để có thể áp dụng một cách hiệu quả
phương pháp này đòi hỏi giảng viên phải

luôn biết khai thác và sử dụng các trang
thiết bị hiện đại làm “công cụ hỗ trợ” đắc
lực cho quá trình dạy học. Còn người học
với tư cách là “diễn viên chính” giữ vai trò
trung tâm trong quá trình dạy học phải tích
cực, chủ động, sáng tạo, biết phối hợp chặt
chẽ với giảng viên trong quá trình lĩnh hội
tri thức thông qua các phương tiện dạy học
hiện đại. Từ đó có thể khẳng định rằng
CNTT là công cụ không thể thiếu trong
quá trình dạy học hiện đại.
Ở nước ta, trong những năm gần đây,
việc áp dụng PPDHTC với sự hỗ trợ của
CNTT đã được quan tâm nghiên cứu và
triển khai thực hiện ở hầu hết các trường
đại học trên toàn quốc. Trong bối cảnh
110


PHAN QUỐC HUY

chọn phông chữ, màu sắc, độ tương phản…
và tình trạng lạm dụng hiệu ứng phần mềm
theo ý chí chủ quan còn khá phổ biến), mà
chưa tập trung đi sâu khai thác đầy đủ
những tiện ích của CNTT với tư cách là
nhân tố “đột phá” mạnh mẽ trong
PPDHTC. Do đó, việc ứng dụng CNTT với
đầy đủ ý nghĩa của nó, sẽ làm cho quá trình
dạy và học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phải

xác định rõ CNTT chỉ là công cụ hỗ trợ
cho quá trình dạy học để nâng cao chất
lượng và hiệu quả giảng dạy của giảng viên
chứ bản thân nó không phải là phương
pháp cho nên nếu lạm dụng nó, sử dụng nó
không đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ
thì sẽ gây ra phản tác dụng.
2. Một số nguyên tắc cần tuân thủ
khi sử dụng CNTT trong giảng dạy và
học tập các môn LLCT
Đề ứng dụng CNTT vào giảng dạy và
học tập các môn LLCT có hiệu quả cần
tuân thủ những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tuân thủ quy định của Bộ
Giáo dục - Đào tạo về nội dung, chương
trình môn học.
Việc áp dụng CNTT vào giảng dạy và
học tập các môn LLCT phải đảm bảo đầy
đủ nội dung cơ bản của bài học. Không tự
ý cắt bỏ hay thêm vào những nội dung
ngoài quy định. Vì đặc thù của các môn
LLCT là những môn học trang bị cho
người học những hiểu biết cơ bản về chủ
nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh;
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà
nước, từ đó giáo dục thế giới quan, phương
pháp luận, định hướng tư tưởng và niềm tin
của sinh viên vào con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội và sự lãnh đạo đúng đắn của

Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước
hiện nay.
Thứ hai, quán triệt và thực hiện tốt
nguyên tắc “gắn lý luận với thực tiễn”. Khi

chung đó, việc ứng dụng CNTT vào giảng
dạy LLCT theo học chế tín chỉ ở các
trường đại học thời gian qua đã đạt được
những kết quả cơ bản, đánh dấu bước
chuyển biến mới về nhận thức tư duy của
đội ngũ cán bộ, giảng viên từ chỗ sử dụng
phương pháp “truyền thống” là chủ yếu
chuyển sang PPDHTC với sự trợ giúp của
CNTT vào nghiên cứu và giảng dạy nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo thực hiện có hiệu quả mục
tiêu, yêu cầu đào tạo của từng trường. Hiện
nay, hầu hết giảng viên giảng dạy LLCT
trong các trường đại học đều có thể sử
dụng laptop, máy vi tính để khai thác các
nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên
cứu, biên soạn các chuyên đề bài giảng.
Một số giảng viên có khả năng sử dụng khá
thành thạo phần mềm cơ bản để tra cứu,
nâng cao kiến thức chuyên môn, hỗ trợ
soạn giảng, làm đề thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả học tập của sinh viên một cách tự
giác và hiệu quả.
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được
về ứng dụng CNTT trong giảng dạy LLCT

ở các trường đại học vẫn còn khiêm tốn,
những khó khăn, vướng mắc và những
thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những
vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Hiện nay,
phương pháp dạy học “truyền thống” chưa
được xoá bỏ triệt để, vẫn còn tồn tại như
một lối mòn, thói quen khó thay đổi. Trình
độ, kỹ năng hiểu biết CNTT, sử dụng máy
tính của đội ngũ giảng viên không đồng
đều, còn rất khái lược, giản đơn, hoặc chưa
thật thông thạo. Kỹ năng về CNTT của một
số giảng viên còn hạn chế trong sử dụng
các thao tác cơ bản, dẫn đến sự né tránh.
Việc ứng dụng CNTT còn đơn điệu, thiết
kế soạn giảng các slide còn rối, thiếu hợp
lý (quá nhiều chữ, hình ảnh chưa tiêu biểu
phản ánh sát với nội dung bài giảng và
mang tính giáo dục thuyết phục cao, lựa
111


M T SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGH THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP…

đã có kiến thức đủ rộng, giảng viên cần
phải đầu tư chiều sâu cho các môn học
chuyên ngành của mình giảng dạy. Giảng
dạy các môn LLCT nhất thiết phải liên hệ
với thực tiễn, gắn liền lý luận với thực tiễn.
Trong giảng dạy LLCT việc lấy ví dụ minh
họa hoặc chứng minh bằng thực tiễn sinh

động quan trọng hơn rất nhiều so với chỉ
giảng giải lý thuyết đơn thuần, vì đó vốn là
những kích thước rất cô đọng và được khái
quát từ thực tiễn. Chính vì vậy, muốn cho
bài giảng sinh động giàu sức thuyết phục,
giảng viên cần phải liên hệ với thực tiễn
của thế giới, của đất nước, của ngành nghề,
của đơn vị. Việc liên hệ này tùy thuộc vào
khả năng của mỗi giảng viên, có thể giảng
viên tự liên hệ trong bài giảng và chỉ cho
sinh viên thấy rõ điều đó được thể hiện
trong thực tế cuộc sống. Giảng viên có thể
gợi mở, đàm thoại với sinh viên, dẫn ra
những thực tiễn của đất nước, nhà trường
và từ đó khái quát làm sáng tỏ về mặt lý
luận. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến kết quả đào tạo chưa cao là do phương
pháp giảng dạy của giảng viên chưa chú
trọng liên hệ với thực tiễn kinh tế - xã hội
xung quanh. Các môn LLCT có mặt trong
tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội từ
vấn đề nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt đời
thường đến những vấn đề trọng đại của đất
nước. Vì thế, một trong những vấn đề đổi
mới giảng dạy LLCT nhất thiết phải chú
trọng liên hệ với thực tiễn mới nâng cao
được chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Thứ ba, đảm bảo sử dụng thành thạo
các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại,
khai thác tối đa tính ưu việt của CNTT để

hỗ trợ cho quá trình dạy học. Một trong
những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với
giảng viên LLCT là phải sử dụng các
phương tiện kỹ thuật trong nghiên cứu và
giảng dạy. Các phương tiện đó bao gồm:
máy vi tính, máy ghi âm, projector, video,

radio, băng đĩa hình… Những phương tiện
đó nhằm bổ sung và làm phong phú thêm
cho những nội dung của bài giảng; thay đổi
cách học và phương pháp học, tạo sự hứng
thú, kích thích tìm tòi, đi sâu nghiên cứu
của sinh viên. Sử dụng các phương tiện kỹ
thuật hiện đại nhằm thay đổi phương pháp
dạy chay, học chay; giúp sinh viên tiếp cận
được khoa học kỹ thuật, gợi mở cho sinh
viên gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với
hành. Hiện nay, sử dụng thành thạo vi tính
là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc
lực, có hiệu quả cho việc đổi mới phương
pháp giảng dạy của giảng viên. Máy vi tính
giúp cho giảng viên soạn bài giảng
Powerpoint, giới thiệu giáo trình, tài liệu
tham khảo, hình ảnh hay thước phim minh
hoạ… Tuy nhiên, cũng phải chú ý tránh
lạm dụng máy vi tính, phương tiện dạy học
hiện đại trong giảng dạy, coi đó như sự đổi
mới phương pháp dạy học. CNTT có rất
nhiều tiện ích, lợi thế đối với PPDHTC của
nền giáo dục hiện đại, do đó ứng dụng

CNTT trong giảng dạy là rất cần thiết,
nhưng không được tuyệt đối hóa và lạm
dụng nó.
Thứ tư, đảm bảo tính khoa học và tính
sư phạm
Vận dụng CNTT trong dạy học các
môn LLCT phải đảm bảo tính khoa học và
tính sư phạm. Nói đến tính khoa học là nói
đến tính đúng đắn, chính xác và sáng tạo.
Trong giảng dạy các môn LLCT, tính khoa
học là yếu tố hết sức quan trọng để khẳng
định những gì giáo viên truyền đạt là có
tính kế thừa và đã được kiểm nghiệm. Khi
vận dụng CNTT trong dạy học không nên
quá lạm dụng, đưa vào bài giảng quá nhiều
các hình ảnh, sơ đồ, video… làm cho
người học bị phân tán chú ý, chẳng những
không cung cấp được nhiều kiến thức,
thông tin mới mà còn gây ức chế cho họ.
Vì thế, CNTT không phải là tối ưu thay thế
112


PHAN QUỐC HUY

các phương pháp dạy học khác, nó chỉ là
phương tiện hỗ trợ góp phần vào sự thành
công của quá trình này. Cần phải kết hợp
CNNT với các phương pháp dạy học như:
đàm thoại, nêu vấn đề, thuyết trình… nhằm

phát huy sự bổ trợ qua lại giữa chúng.
Để giảng dạy tốt các môn LLCT cần
phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính sư
phạm. Tính sư phạm là một nguyên tắc
xuất phát từ cái tâm, cái tài của người thầy
là điều kiện hết sức quan trọng để đảm bảo
sự tương tác giữa thầy và trò trong quá
trình dạy học. Dù áp dụng những phương
tiện hỗ trợ hiện đại nhưng tác phong sư
phạm, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, sự chuẩn
mực của người thầy có tác động rất lớn đến
sự tiếp nhận tri thức của người học. Chúng
ta nói tới đổi mới phương pháp giảng dạy
là việc lấy người học làm trung tâm,
chuyển từ một phía sang sự tương tác đa
chiều thì việc vận dụng tốt các phương tiện
CNTT vào quá trình dạy học là làm tăng sự
linh hoạt và tiếp cận tốt hơn đối với người
học chứ không phải là chuyển từ “đọcchép” sang “nhìn-chép.
Khi CNTT được áp dụng trong dạy
học các môn LLCT, người học đễ dàng tiếp
cận kiến thức một cách nhanh chóng và đa
dạng từ nhiều nguồn khác nhau và góc độ
tin cậy cũng khác nhau. Thầy và trò không
còn phải hoàn toàn phụ thuộc nhiều vào
sách giáo khoa, giáo trình hay tài liệu tham
khảo trong thư viện với số lượng hạn chế.
Với sự ra đời của mạng Internet, nguồn tài
nguyên kiến thức về hầu hết các môn học
đều có thể tiếp cận được bất cứ nơi đâu, bất

cứ thời gian nào trong ngày. Ngoài ra,
CNTT còn được ứng dụng để trao đổi
nguồn tin tức kịp thời, phù hợp với xu thế
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Ngày nhận bài: 26/9/2016

Giảng dạy các môn: Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng
Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam... cần khai thác
những thông tin đa chiều, những hình ảnh
sống động và các nguồn tư liệu phong phú
trên mạng Internet để bổ sung vào bài
giảng làm tăng tính sinh động, hấp dẫn và
tăng sức thuyết phục đối với người học.
Tuy nhiên, giảng viên phải biết chọn lọc,
lựa chọn những thông tin chính xác để đảm
bảo có những nguồn kiến thức, sản phẩm
trí tuệ có chất lượng.
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
đã đưa con người tiến một bước dài trong
lịch sử. Đặc biệt, CNTT được vận dụng
linh hoạt trong các lĩnh vực của xã hội, đã
làm thay đổi nhanh chóng diện mạo xã hội
loài người. Vai trò và tác dụng to lớn của
CNTT không chỉ trong lĩnh vực khoa học
cơ bản mà nó đã được áp dụng tối ưu trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là giáo
dục đại học. Hiện nay, giảng dạy và học
tập các môn LLCT ở các trường đại học,

cao đẳng được chú trọng và bắt buộc,
nhưng do đặc thù về môn học nên quá trình
dạy học chưa thực sự gây chú ý và cảm
hứng cho người học. Chính vì vậy, việc
ứng dụng CNTT vào giảng dạy các môn
LLCT nhằm nâng cao tính tích cực, chủ
động học tập của sinh viên, nâng cao chất
lượng môn học là một hoạt động thiết thực
và hiệu quả trong nền giáo dục hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đình Bảy, Nguyễn Văn Quang (2013),
“Định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học
các môn LLCT”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số
97, tr53-56.
2. Vũ Ngọc Hoàng (2015), “Công nghệ thông tin
và đổi mới, phát triển giáo dục”, Báo Dân trí,
cập nhật ngày 23/01/2015.

Biên tập xong: 15/4/2017

113

Duyệt đăng: 20/4/2017



×