PHÒNG GD& ĐT HÀM YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG MN TÂN YÊN Độc lập Tự do Hạnh phúc
Tân Yên, ngày 27 tháng 9 năm 2016
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. SƠ YẾU LÝ LỊCH:
Họ và tên: HOÀNG THỊ KHUYÊN
Ngày tháng nănh sinh: 28/ 08/ 1991
Năm vào nghành: 2012
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Tân Yên
Nhiệm vụ được giao năm học 2016 2017: Dạy lớp mẫu giáo 4 5 tuổi D. Điểm
chính
B. NỘI DUNG:
1. Tên sáng kiến:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH VÀ
HÀNH VI VĂN MINH CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI D ĐIỂM CHÍNH
TRƯỜNG MẦM NON TÂN YÊN
2. Mô tả ý tưởng:
a. Hiên trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
Năm học 2016 – 2017 tôi được nhà trường phân công giảng dạy tại lớp
mẫu giáo 45 tuổi D – Điểm chính. Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà
trường, các bậc phụ huynh đã giúp đỡ tôi tu sửa cơ sở vật chất nên các cháu có
trường lớp đẹo, rộng rãi, thoáng mát có đầy đủ đồ dùng tối thiểu.
Qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp được phân công tôi nhận thấy
rằng cần phải có một số biện pháp giáo dục thói quen có hành vi văn minh lich
sự cho trẻ, bởi vì hành vi văn minh là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là
hành vi văn hóa. Ngay từ nhỏ trẻ cần phải được dạy dỗ, uốn nắn, giáo dục từ
cử chỉ, lời nói hành động văn minh, lịch sự thì khi lớn lên trẻ mới trở thành
người có ích cho gia đình và xã hội, trẻ phải được tu dưỡng, rèn luyện bản thân
từng ngày, từng giờ theo hướng tốt, nói lời hay ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, niềm
nở lịch sự với mọi người xung quanh, biết kính trên nhường dưới.
Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi D có 30 % học sinh lớp là con em dân tộc thiểu số, hầu
hết các bậc phụ huynh đều làm nghề nông và các bậc phụ huynh mải lo kinh tế gia
1
đình, chưa hiểu biết và quan tâm đến giáo dục trẻ. Một số cháu thì được cha mẹ
cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, không có nề nếp, không biết nhường nhịn.
b. Ý tưởng:
Tôi nhận thấy việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho
trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống
đỡ được nhiều bệnh tật, tránh được nhiều di tật thích nghi với điều kiện sống,
hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp, thói quen tốt trong
cuộc sống.
Các cháu mầm non với tâm hôn trong sáng như tờ giấy trắng, nếu khéo vẽ
thì tròn, còn không khéo thì méo mó. Suy nghĩ nhiều về vấn đề đó tôi nghĩ mình
cần phải đầu tư nhiều vào việc giáo dục lễ giáo cho các cháu tô điểm vào tâm
hồn các cháu những cái hay cái đẹp, để các cháu trở thành những bông hoa thơm
ngát là người có hành vi văn minh lịch sự và trở thành người có ích cho xã hội
Vì vậy, ngay đầu năm học này tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện
pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho tr ẻ mẫu
giáo 4 5 tu ổi D Điểm chính”
3. Nội dung công việc:
Nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ.
Nắm vững các trình tự để hình thành một thói quen vệ sinh và hành
vi văn minh cho trẻ
Nắm vững một số bi ện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi
văn minh cho trẻ
Tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên
thực hiện được những quy định về vệ sinh.
4. Triển khai thực hiện:
a. Quy trình cách thức:
* Cần nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ.
+ Thói quen vệ sinh cần rèn luyện.
Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp mầm, giáo viên cần rèn luyện thêm
cho các cháu những thói quen vệ sinh sau:
Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, chải đầu, đánh
răng.
Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không
nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch.
2
Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn
gàng sạch sẽ, phù hợp với điều kiện thời tiết.
Biết gấp cất chiếu, gối chăn.
Biết giữ gìn nhà cửa, đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ. Biết
giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Sau
khi chơi biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, biết đoàn kết khi chơi.
Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa.
Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn
minh.
+ Các kỹ năng cần rèn cho trẻ.
Trẻ phải thành thạo các kỹ năng thực hành vệ sinh của lớp lớn, ngoài ra
cô cần rèn cho trẻ.
Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn
Biết dùng tay khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, không nói chuyện
khi ăn, khi học bài.
* Cần nắm được các trình tự sau đây để hình thành một thói quen vệ sinh
và hành vi văn minh cho trẻ:
Cô giáo hướng dẫn cho trẻ được nội dung yêu cầu.
Các cháu mẫu giáo tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được
những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết
những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không
thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính
xác, dể hiểu.
Chuẩn bị lời hướng dẫn và động tác mẫu.
Các cháu có thể làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với
những việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm
thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích, cô có thể tập truớc cho một
cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo.
VD: Sau khi ngủ trưa ở lớp dậy cô hướng dẫn trẻ các gấp chiếu, chăn, xếp
gối gọn gàng ngăn nắp để vào đúng nơi quy định, sau giờ ăn trẻ biết cất bát và
cất ghế, học xong, chơi xong trẻ biết cất sách vở , đồ dùng, đồ chơi đúng nơi
qui định
Nhắc nhở trẻ thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài
việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được thực
hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ. Hành động sẽ
trở thành thói quen khi đứa trẻ có nhu cầu từ bên trong.
3
VD: Sau khi ăn xong nếu cháu không đánh răng cháu thấy rất khó chịu và
không chịu đi ngủ.
* Cần nắm vững một số bi ện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi
văn minh cho tr ẻ:
Vệ sinh môi trường nề nếp của lớp.
Các cháu ở lớp mẫu giáo thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp gọn gàng, sạch
sẽ mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả
những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Lớp học
sạch đẹp cháu không nỡ vứt rác bừa bãi, cháu không vứt đồ chơi lung tung, khi
mọi thứ trong lớp đều được sắp xếp theo đúng chỗ quy định.
Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện
đúng giờ nào việc đó.Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ
thành thói quen tốt.
Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh. Đặc điểm của trẻ là
hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước
cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn luyện
bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để
lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi
theo.
* Tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên
thực hiện được những quy định về vệ sinh:
Muốn thực hiện được những quy định về vệ sinh thì phải có phương tiện thực
hiện.
Rèn trẻ thông qua các hoạt động của lớp trong ngày.
VD: Lúc đón trẻ vào lớp phải chào cô, cô hướng dẫn trẻ xếp ba lô, giầy
dép vào giá, chải đầu, đi dép đúng chân.
Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay lau mặt, mời cô, các bạn, cầm thìa đúng tay.
Không ngậm thức ăn lâu trong miệng, không vừa ăn vừa chơi, vừa nói
chuyện, đi lại lung tung, không bỏ dở suất ăn, ăn xong lau miệng.
Uống nước từ từ, không làm đổ, không rót nước quá đầy, không thò tay
vào bình nước, không uống nước lã.
Mặc: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ, không mặc quần áo bẩn,
rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn nhà hoặc bôi bẩn vào quần áo, thường
xuyên tắm rửa thay quần áo.
Với bạn bè: Biết nhường nhịn bạn khi chơi và cùng chơi không đánh cãi
nhau gây gổ bắt nạt bạn yếu, không giành đồ chơi để chơi 1 mình
4
Với thiên nhiên môi trường: Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên,
không hái hoa ngắt lá, bẻ cành cây ở trường, lớp vườn hoa. Chăm tưới cây, nhổ cỏ,
dọn vệ sinh.
Dạy trẻ biết tôn trọng yêu kính người lớn tuổi, người trong gia đình…
biết giúp đỡ lẫn nhau.
Giờ vẽ: dạy trẻ ngồi đúng tư thế không nói chuyện.
Giờ trả trẻ: Cô nhắc nhở phụ huynh cùng với cô, giáo dục các cháu theo
chủ đề yêu cầu của lớp học.
b) Thời gian, phương tiện, sự phối hợp để hoàn thành:
Thời gian thực hiện: Tháng 9/ 2016 đến tháng 5/ 2017
Phương tiện hộ trợ: Một số tranh giáo dục lễ giáo, đồ dùng dạy học, các
tiết học cô có thể lồng luồn giáo dục cháu.
Phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Muốn trẻ hình thành được các thói
quen vệ sinh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ
sinh đối với trẻ. Giáo viên tuyên truyền các biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ
huynh biết để phụ huynh theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà
để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ.
5. Kết quả đạt được:
Qua một thời gian áp dụng nội dung yêu cầu các biện pháp rèn luyện thói
quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi D, nhìn chung các
cháu đã hình thành những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh một cách khả quan.
Trẻ biết tự rửa tay, rửa mặt, thay quần áo, cất đồ dùng học tập, đồ chơi,
đồ dùng sinh hoạt đúng nơi qui định.
Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. Biết bỏ rác vào đúng nơi quy định,
không vứt rác bừa bãi, đi tiểu đúng nơi quy định.
Trẻ không ăn quả xanh, uống nước lã và khi ăn cơm trẻ không rơi vãi.
Các cháu đã thể hiện được nếp sống văn minh lịch sự, biết đi thưa về chào.
Khi gặp người lớn biết lễ phép để chào hỏi.
Biết nhường nhịn bạn giúp đỡ lẫn nhau. Biết tôn trọng và quý mến mọi
người.
Biết giữ vệ sinh lịch sự nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi, khi ho, hát
hơi lấy tay che miệng.
6. Khả năng tiếp tục phát huy mở rộng sáng kiến đã thực hiện:
Sau khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ
sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi D điểm chính”. Tôi nhận
thấy mình đã đi đúng hướng và chọn đúng giải pháp. Tôi sẽ tiếp tục rèn luyện
5
những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Việc rèn luyện thói quen
vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công
việc thật không đơn giản. trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau,
điều kiện hoàn cảnh sống của từng gia đình mỗi cháu khác nhau vì vậy quá trình
thực hiện tôi nhận thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên
cần phải.
Trau rồi kiến thức vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết.
Cô giáo phải là người phẩm chất tốt, mẫu mực chịu khó, kiên trì, tìm tòi
học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục
trẻ.
Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện
pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ
nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ,
phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai, và phải
nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý,
hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình.
Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh văn
minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự
thống nhất phương pháp giáo dục của hai cô giáo trong lớp cũng như phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ được đưa ra tổ chuyên môn họp bàn bạc
và phát huy mở rộng tại các nhóm lớp 4 5 tuổi trường mầm non Tân Yên.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm dự thi giáo viên giỏi cấp trường năm
học 2016 2017 của tôi. Kính mong các cấp lãnh đạo xem xét giúp đỡ tôi.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
Sáng kiến đạt………..Điểm
Xếp loại………………...
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
6
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Hoàng Thị Khuyên
HIỆU TRƯỞNG
Lương Thị Vượng
Xác nhận của Hội đồng Khoa học, xét duyệt sáng kiến,
đề tài nghiên cứu khoa học nghành Giáo dục và Đào tạo huyện Hàm Yên
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Sáng kiến đạt…….điểm
Xếp loại………………...
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
TRƯỞNG PHÒNG
Trần Thị Cúc
Xác nhận của Hội đồng Khoa học huyện Hàm Yên
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Sáng kiến đạt…….điểm
Xếp loại………………...
T.M HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
7
8
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Học kỳ I năm học 2015 – 2016
Sơ yếu lý lịch:
Họ tên: Nguyễn Thị Yến
Sinh ngày: 13 / 05 / 1992
Trình độ chuyên môn: Trung cấp mầm non
Chức vụ hiện nay: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tân Yên
Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp mẫu giáo 5 6 tuổi B điểm trường
chính
Trong học kỳ I năm học 2015 – 2016, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5 –
6 tuổi B điểm chính. Trong học kỳ I tôi có những ưu nhược điểm như sau:
1. Tư tưởng đạo đức:
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước
Chấp hành tốt những quy định của ngành học, thực hiện tốt nội quy, quy
chế của nhà trường đề ra
Thực hiện tốt các cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức
tự học và sáng tạo. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Tham gia đầy đủ các hoạt động đoàn thể, có ý thức tổ chức kỷ luật . Có
đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, không vi
phạm đạo đức nhà giáo và sống trung thực, giản dị, gương mẫu, được đồng
nghiệp và cha mẹ học sinh yêu quý
Có ý thức xây dựng tinh thần đoàn kết trong tập thể nhà trường, hòa nhã
với mọi mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp
9
2. Chuyên môn nghiệp vụ:
Là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi B điểm chính. Bản thân
luôn thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành của trường đề ra, có kế
hoạch đầy đủ theo phân phối chương trình và các loại hồ sơ sổ sách trình bày
sạch sẽ đảm bảo, cập nhật thông tin đầy đủ kịp thời chính xác.
Duy trì sỹ số trẻ, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.
Đảm bảo ngày giờ công lên lớp. Thực hiện đúng chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp, đồ dùng trực quan giảng dạy
đầy đủ chu đáo, màu sắc đẹp, truyền thụ kiến thức chính xác, đảm bảo đúng
yêu cầu của bài dạy. Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng.
Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi tự làm và các nguyên vật liệu
vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
Giáo dục và hướng dẫn trẻ thực hiện lễ giáo và hình thành nhân cách
cho trẻ, thực hiện tốt chuyên đề (PTVĐ) cho trẻ mầm non. Luôn gương mẫu
trước trẻ giúp trẻ học tập cô những hành vi thói quan tốt.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất, ngủ
đúng giờ, đủ giấc. Đảm bảo an toàn cho trẻ. Giữ gìn vệ sinh trường lớp, cá
nhân trẻ.
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của tổ.
Thực hiện tốt hoạt động thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
Chăm sóc trẻ ăn ngủ đúng giờ, giữ gìn vệ sinh nhóm lớp, vệ sinh cá nhân
sạch sẽ, rèn luyện cho trẻ có được thói quen trong sinh hoạt, đảm bảo được an
toàn tuyệt đối tính mạng trẻ. Giáo dục trẻ yêu thương lễ phép với ông bà, cha
mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh. Đoàn kết yêu thương bạn bè
3. Các công tác khác:
Tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào của ngành, nhà trường,
nghành giáo dục và các đoàn thể phát động.
Kết hợp với nhà trường, phụ huynh làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Chấp hành t ốt lu ật l ệ an toàn giao thông, tích cự c phòng chố ng các tệ
nạn xã hộ i
Thực hiện tốt nếp sống gia đình nhà giáo văn hoá
Làm tốt nhi ệm v ụ đượ c phân công điề u tra phổ c ập tr ẻ t ừ 0–5 tu ổi
trên đị a bàn
Tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch
4. Tồn tại:
Hệ thống bài soạn chưa sáng tạo, chưa có nhiều tiết dạy hay. Ứng dụng
công nghệ thông tin vào bài giảng chưa thường xuyên.
5. Xếp loại:
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
10
Trên đây là bản kiểm điểm học kỳ I của tôi. Kính mong các đồng chí
trong tổ cùng ban thi đua nhà trường xem xét, góp ý để học kỳ II tôi sẽ đạt được
thành tích cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Yên, ngày 14/ 01/ 2016
Người viết
Nguyễn Thị Yến
11
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị công nhận danh hiệu “Lao động Tiên Tiến”
Năm học: 2014 2015
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
Họ tên: Nguyễn Thị Yến
Ngày tháng năm sinh: 13/05/2015 Giới tính: Nữ
Quê quán: Yên Mô – Ninh Bình
Trú quán: Thị trấn Tân Yên – Hàm Yên – Tuyên Quang
Đơn vị công tác: Trường mầm non Tân Yên
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trung cấp mầm non
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:
Giáo viên thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ, lớp mẫu giáo 3 – 4
tuổi D điểm chính – Trường MN Tân Yên
2. Thành tích đạt được của cá nhân:
* Về phẩm chất đạo đức, lối sống:
Bản thân tôi luôn xác định lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề mến
trẻ, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ
Chấp hành tốt những quy định của ngành học, thực hiện tốt nội quy, quy
chế của nhà trường đề ra
Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo,
không vi phạm đạo đức nhà giáo và sống trung thực, giản dị, gương mẫu, được
đồng nghiệp và cha mẹ học sinh yêu quý
12
Có ý thức xây dựng tinh thần đoàn kết trong tập thể nhà trường, hòa nhã
với mọi mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp
Thực hiện tốt cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
Tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
* Công tác chuyên môn:
Là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi D điểm chính. Bản thân luôn
thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành của trường đề ra, có kế hoạch đầy
đủ theo phân phối chương trình và các loại hồ sơ sổ sách trình bày sạch sẽ đảm
bảo tính khoa học, cập nhật thông tin đầy đủ kịp thời chính xác.
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, tổ, thăm lớp
dự giờ để rút kinh nghiệm
Trong giảng dạy tôi luôn cải tiến phương pháp phù hợp với nội dung của
từng bài phù hợp với học sinh, linh hoạt sáng tạo.
Thực hiện đúng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, soạn bài đầy đủ
trước khi đến lớp, đồ dùng trực quan giảng dạy đầy đủ chu đáo, màu sắc đẹp,
truyền thụ kiến thức chính xác, đảm bảo đúng yêu cầu của bài dạy.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng
Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi tự làm và các nguyên vật liệu
vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
Đảm bảo tốt ngày giờ công lên lớp
Làm tốt công tác chủ nhiệm
Duy trì tốt sỹ số trẻ ra lớp với tổng số trẻ là 32 cháu. Đảm bảo tỷ lệ
chuyên cần.
Chăm sóc trẻ ăn ngủ đúng giờ, giữ gìn v ệ sinh nhóm lớp, vệ sinh cá nhân
sạch sẽ, rèn luyện cho trẻ có được thói quen trong sinh hoạt, đảm bảo được an
toàn tuyệt đối tính mạng trẻ, giáo dục trẻ yêu thương lễ phép với ông bà, cha
mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh. Đoàn kết yêu thương bạn bè
Thân thiện, hòa đồng với phụ huynh, thường xuyên trao đổi tình hình học
tập, sức khỏe hàng ngày của các cháu với phụ huynh để cùng nhau phối hợp
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ phát triển của trẻ theo
định kì, phối hợp giữa gia đình, nhà trường giúp cha mẹ học sinh hiểu biết hơn
về kiến thức khoa học, chế độ dinh dưỡng đối với trẻ
Tổng số tiết dự giờ 8 tiết trong đó: Giỏi: 1 tiết, Khá: 7 tiết, TB: 0
Hồ sơ KT 9 lượt, Hồ sơ xếp loại: Khá
Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, Xếp loại: Khá
Tổng số đồ dùng tự làm: 18 đồ dùng đạt loại B trở lên
Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ, nuôi dưỡng:
13
Tổng số trẻ: 32 cháu
Duy trì tỷ lệ chuyên cần đạt 94 %
Sức khỏe:
+ Phát triển chiều cao bình thường: 28 cháu = 88 %
+ Suy dinh dưỡng thể thấp còi: 4 cháu = 12 %
+ Phát triển cân nặng bình thường: 28 cháu = 88 %
+ Béo phì: 0 Cháu = 0 %
+ Suy dinh dưỡng nhẹ cân: 4 cháu = 12 %
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm 1 cháu = 3 %
+ Khen thưởng 22 cháu = 70 %
Kết quả đánh giá các lĩnh vực phát triển của trẻ:
Phát triển thể chất: Đạt 30 cháu = 97 %
Phát triển nhận thức: Đạt 28 cháu = 91 %
Phát triển ngôn ngữ: Đạt 28 cháu = 91%
Phát triển thẩm mỹ: Đạt 29 cháu = 94 %
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Đạt 30 cháu = 97 %
(Một cháu khuyết tật chức năng ngôn ngữ đánh giá riêng)
* Công tác khác:
Tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào của ngành, nhà trường,
nghành giáo dục và các đoàn thể phát động.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, quyên góp ủng hộ các cấp, các
ngành đề ra
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, tổ, thực
hiện tốt công tác thăm lớp dự giờ tiết dạy mẫu.
Kết hợp với nhà trường, phụ huynh làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông, tích cực phòng chống các tệ nạn
xã hội.
Làm tốt nhiệm vụ được phân công điều tra phổ cập trẻ từ 0 – 5 tuổi trên
địa bàn
Tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch
* Công tác nghiên cứu khoa học:
Năm học 2014 – 2015 tôi có sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát
triển thẩm mỹ trong giờ học vẽ cho trẻ mẫu giáo 3 4 D điểm chính trường
mầm non Tân Yên” đã áp dụng hiệu quả tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi D điểm
chính trường mầm non Tân Yên và đạt được các kết quả như sau:
14
Trước khi tôi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này thì giờ học vẽ chưa
sôi nổi, trẻ chưa hứng thú, trẻ còn chưa biết cách cầm bút và còn chưa vẽ được
các nét cơ bản, kết quả giờ học chưa cao chỉ đạt 6570% trẻ làm được bài,
nhưng qua việc áp dụng thực hiện các biện pháp mới vào giờ học đạt kết quả
cao 9095% trẻ vẽ được bức tranh đẹp, và sáng tạo hơn giờ học hào hứng trẻ
làm bài một cách hưng phấn và có sự cố gắng thi đua để có những bức tranh
đẹp được treo ở góc, từ đâý trẻ thêm yêu thích say mê môn học hơn.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
1. Danh hiệu thi đua: Không
2. Hình thức khen thưởng: Không
Trên đây là báo cáo thành tích của cá nhân trong năm học 2014 – 2015, đối
chiếu với các tiêu chuẩn của danh hiệu “Lao động Tiên Tiến”, tôi nhận thấy
mình đủ tiêu chuẩn đạt danh hiệu “Lao động Tiên Tiến” năm học 2014 – 2015.
Kính đề nghị Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp xem xét công nhận danh
hiệu “Lao động Tiên Tiến” năm học 2014 – 2015 cho tôi.
Trân trọng./.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO THÀNH TÍCH
(Ký, ghi rõ họ và tên)
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
HIỆU TRƯỞNG
Lương Thị Vượng
15
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
TRƯỞNG PHÒNG
Trần Thị Cúc
16
PHÒNG GD& ĐT HÀM YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG MN TÂN YÊN Độc lập Tự do Hạnh phúc
Tân Yên, ngày 4 tháng 5 năm 2015
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
Đề nghị công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”
Năm học: 2014 2015
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:
17
Họ và tên: Nguyễn Thị Yến
Ngày tháng năm sinh: 13/05/1992 Giới tính: Nữ
Quê quán: Yên Mô – Ninh Bình
Trú quán: Thị trấn Tân Yên Hàm Yên Tuyên Quang
Đơn vị công tác: Trường mầm non Tân Yên
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trung cấp mầm non
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:
1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:
Giáo viên thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ, lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi D
điểm chính – Trường MN Tân Yên
2. Thành tích đạt được của cá nhân:
* Về phẩm chất đạo đức lối sống:
Bản thân tôi luôn xác định lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề mến
trẻ, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ
Chấp hành tốt những quy định của ngành học, thực hiện tốt nội quy, quy
chế của nhà trường đề ra
Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo,
không vi phạm đạo đức nhà giáo và sống trung thực, giản dị, gương mẫu, được
đồng nghiệp và cha mẹ học sinh yêu quý
Có ý thức xây dựng tinh thần đoàn kết trong tập thể nhà trường, hòa nhã với
mọi mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp
Thực hiện tốt cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
* Công tác chuyên môn:
Bản thân luôn thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành của trường đề
ra, có kế hoạch đầy đủ theo phân phối chương trình và các loại hồ sơ sổ sách
trình bày sạch sẽ đảm bảo tính khoa học, cập nhật thông tin đầy đủ kịp thời
chính xác.
Kết quả hồ sơ được xếp loại: Khá
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, thăm lớp dự giờ
Trong giảng dạy luôn cải tiến phương pháp phù hợp với nội dung của từng
bài phù hợp với học sinh, linh hoạt sáng tạo
Thực hiện đúng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, soạn bài đầy đủ trước
khi đến lớp, đồ dùng trực quan giảng dạy đầy đủ chu đáo, màu sắc đẹp, truyền
thụ kiến thức chính xác, đảm bảo đúng yêu cầu của bài dạy.
Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi tự làm và các nguyên vật liệu vào
việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
18
Tổng số giờ dạy 8 tiết trong đó: Giỏi = 1tiết Khá = 7 tiết
Thực hiện đúng thời gian biểu, thời khóa biểu của trẻ phù hợp với độ tuổi
Thanh tra nhà trường được xếp loại: Khá
Đồ dùng tự làm: Đạt loại B trở lên
Đảm bảo tốt ngày giờ công , duy trì tốt số trẻ ra lớp với tổng số cháu là 32
cháu đạt tỷ lệ chuyên cần 94%
Chăm sóc trẻ ăn ngủ đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ, rèn luyện cho trẻ có được
thói quen trong sinh hoạt, đảm bảo được an toàn tuyệt đối tính mạng trẻ, giáo
dục trẻ yêu thương lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo và mọi người xung
quanh. Đoàn kết yêu thương bạn bè
Thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ phát triển của trẻ theo
định kì, phối hợp giữa gia đình, nhà trường giúp cha mẹ học sinh hiểu biết hơn
về kiến thức khoa học, chế độ dinh dưỡng đối với trẻ
Kết quả chăm sóc với tổng số 32 cháu:
+ Cân nặng bình thường: 29/32 cháu = 91%
+ Suy dinh dưỡng vừa: 3/32 cháu = 9%
+
Không có trẻ suy dinh dưỡng, cao hơn bình thường, cân nặng hơn bình
thường
*Kết quả ba mặt giáo dục
Bé chăm: 100% = 26 cháu
Bé ngoan: 100% = 26 cháu
Bé sạch: 100% = 26 cháu
*Nhận thức
Giỏi: 15 cháu = 57%
Khá: 10 cháu = 38%
Trung bình: 1 cháu = 5%
b.Công tác chủ nhiệm:
Năm học 20112012 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn
điểm Tân Trung, tổng số trẻ : 26 cháu
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi đã lập kế hoạch có hồ sơ lý
lịch trẻ đầy đủ, theo dõi nhật kí hằng ngày, phối hợp với phụ huynh làm
tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt
đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi để trẻ có tâm thế tốt bước vào lớp 1
Họp phụ huynh lớp 2 lần/năm
Duy trì sĩ số theo chỉ tiêu 26 cháu
Đảm bảo ngày giờ công 22 công/tháng
Làm tốt công tác bảo quản tài sản nhóm lớp
Đã rèn luyện và cho trẻ tham gia các hội thi của trường, hội thi “bé khéo
tay”với số trẻ tham gia là 6 cháu đều được giải: Nhất: 1 cháu; Nhì: 1
cháu; Ba: 3 cháu
19
lớp 1
Kiểm tra tuyển sinh vào lớp 1 trẻ 56 tuổi đạt 100% trẻ đủ điều kiện vào
c.Công tác khác:
Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua của trường, đóng góp các
loại quỹ của các ngành các cấp phát động với số tiền là: 530 000đ
Thực hiện tốt nếp sống gia đình nhà giáo văn hóa và nếp sống tốt
trong khu dân cư
Thực hiên tốt ATGT, phòng chống các tệ nạn xã hội
Thường xuyên thăm lớp dự giờ hàng tháng, sinh hoạt chuyên môn
theo tổ để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng trương trình giáo dục mầm non mới
để trẻ phát triển một cách toàn diện theo 5 lĩnh vực
3.Công tác nghiên cứu khoa học
Năm học 20112012 tôi có sáng kiến cải tiến áp dụng tiến bộ kĩ thuật
lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nâng cao chất lượng môn làm quen với
chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn, giáo trình được hiệu quả tại lớp mẫu
giáo lớn và kết quả đạt được như sau:
Giờ học đạt tới 100% trẻ hứng thú tham gia hoạt động
Trẻ phát âm đúng và nhận biết đúng chữ cái đạt 100%
Sau khi nghiên cứu tiêu chuẩn của danh hiệu “Lao động tiên tiến” so
sánh với thành tích bản thân đã đạt được trong năm học 2011
2012,tôi nhận thấy mình đủ tiêu chuẩn đạt danh hiệu “Lao động tiên
tiến”.
Kính đề nghị hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp xem xét
Trân trọng cảm ơn !
Xác nhận của thú trưởng đơn vị Tân Yên, ngày 21 tháng 5 năm
2012
....................................................................... Người viết
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Hoàng Thị Lý
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
20
Xác nhận của Hội đồng Thi đuaKhen thưởng nghành Giáo dục
PHÒNG GD& ĐT HÀM YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG MN TÂN YÊN Độc lập Tự do Hạnh phúc
Tân Yên, ngày 2 tháng 12 năm 2014
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: NGUYỄN THỊ YẾN
Ngày tháng nănh sinh: 13/ 05/ 1992
Năm vào nghành: 2012
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Tân Yên
Nhiệm vụ được giao năm học 2014 2015: Dạy lớp mẫu giáo 34 tuổi D. Điểm
chính
B. NỘI DUNG
1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MỸ TRONG
GIỜ HỌC VẼ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI D ĐIỂM CHÍNH
2. Mô tả ý tưởng
a. Hiên trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
Trong trường mầm non hoạt động tạo hình được xếp trong chương trình
hoạt động học tập của trẻ, bao gồm hoạt động: Vẽ, nặn, xé, dán, tô màu. Nhận
21
biết được tầm quan trọng của bộ môn tạo hình đối với trẻ mầm non bản thân
tôi đã tìm tòi và lựa chọn “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ trong giờ học
vẽ cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi D điểm chính”, việc thực hiện trọng tâm của bài
còn gặp không ít khó khăn:
Học sinh còn nhiều cháu chưa biết cách cầm bút, chưa thực hiện được bài của
cô yêu cầu, chưa có sản phẩm. Diện tích lớp học còn hẹp so với học sinh. Đồ
dùng trực quan còn ít, phải tự làm đồ dùng.
Lớp tôi hoàn toàn là các cháu học sinh mới năm nay mới ra lớp, nên các cháu còn
nhiều bỡ ngỡ và nhút nhát, trong giờ học vẽ các cháu còn chưa thành thạo với
cách cầm bút, tư thế ngồi, tập vẽ còn nghệch ngoạc, còn chưa vẽ được các nét
cơ bản…Một số hoạt động còn hạn chế, vì vậy việc học tập môn tạo hình
trong giờ học vẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.
b. Ý tưởng:
Để giải quyết được những khó khăn của lớp học cũng như bản thân tôi, luôn
cố gắng phấn đấu học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và lắng nghe sự góp ý của
lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn cũng như chị em đồng nghiệp trong trường.
Bản thân phải tự trau dồi học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,
phối hợp trao đổi với phụ huynh để đưa ra những biện pháp phù hợp nhất để
đưa vào công tác chăm sóc giáo dục đối tượng mình quản lí.
Bản thân tôi luôn có sự chuẩn bị chu đáo về hồ sơ giáo án thiết bị, đồ dùng
dạy học cho các giờ dạy khác của trẻ. Cho trẻ khám phá các hình ảnh quen
thuộc trong cuộc sống hàng ngày, cô cho trẻ đi quan sát dạo chơi ngoài trời, quan
sát tranh ảnh, vật thật. Qua quan sát vui chơi tiếp cận hàng ngày trẻ tưởng
tượng và vẽ lại các hình ảnh đẹp mà mình thấy để tạo nên bức tranh đẹp có ý
nghĩa.
3. Nội dung công việc
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp phát triển
thẩm mỹ trong giờ học vẽ cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi D Điểm chính” đạt hiệu
quả cao cần:
Chuẩn bị đồ dùng chu đáo các mô hình tranh ảnh vật thật, sản phẩm tạo hình,
bút chì, bút sáp màu, giấy…
Hướng dẫn trẻ vẽ cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi cho trẻ và trò
chuyện thông qua các bức tranh vẽ của cô cung cấp cho trẻ các đường nét, kích
thước, màu sắc… của sự vật hiện tượng từ đó trẻ được khắc sâu những hình
ảnh , nhất là những hình ảnh đẹp mà trẻ rất say mê, hứng thú. Vì vậy bức tranh
của trẻ phong phú và sáng tạo hơn.
Chú trọng rèn cho trẻ mọi lúc mọi nơi ở các hoạt động với những trẻ có kĩ
năng yếu để mọi trẻ trong lớp phát triển đồng đều hơn.
22
4. Triển khai thực hiện
a. Quy trình cách thức
Tôi luôn quan tâm gần gũi, kiểm tra trẻ và thường xuyên động viên khuyến
khích trẻ để mọi trẻ trong lớp phát triển đồng đều hơn. Tùy vào từng tiết dạy
nếu các loại tiết khó (có thể tiết vẽ theo đề tài) tôi có thể cho trẻ làm quen với
các sự vật hiện tượng có liên quan từ trước bằng cách tổ chức các trò chơi, xem
tranh ảnh quan sát nhằm giúp trẻ có ý tưởng tượng để hình thành trong suy nghĩ
của trẻ những ấn tượng, và khi vào bài trẻ thực hiện dễ dàng hơn, kích thích
được trí tưởng tượng, ghi nhớ có chủ định.
Ngoài ra các hoạt động khác tôi luôn cho trẻ thực hiện ở mọi lúc mọi nơi
luôn đưa cho trẻ các chủ đề để trẻ rèn luyện đôi tay khéo léo và trong lớp học
tôi còn tạo ra các góc tạo hình để trẻ được trưng bày các sản phẩm của mình và
được các bạn chiêm ngưỡng, khen ngợi từ đó kích thích trẻ sự say mê sáng tạo,
luôn cố gắng để tạo ra bức tranh đẹp để được trưng bày ở góc
Về việc chuẩn bị đồ dùng: Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi theo chủ đề tôi
sưu tầm các bức tranh, ảnh treo tại góc học tập để trẻ lúc nào cũng được tiếp
xúc với hình ảnh trước mắt.
Ví dụ: Tiết “Vẽ hoa tặng cô giáo” (Tiết đề tài)
Chuẩn bị 3 tranh cô vẽ như bức tranh vẽ hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng…
Khi tiến hành tôi vẫn áp dụng các phương pháp lồng luồn hát múa trò
truyện. Sau trẻ tự quan sát, tôi nêu gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ để trẻ thực hiện, khi
trẻ thực hiện cô quan sát, giúp đỡ trẻ, kích thích sự hứng thú của trẻ bằng cách
mở những bản nhạc vui để tạo cho trẻ sự hưng phấn và sáng tạo vẽ được hoa
mình thích để tặng cô giáo.
Trưng bày sản phẩm cũng là bước quan trọng để củng cố kiến thức, để trẻ
thấy được thành quả lao động nghệ thuật của mình tôi khéo léo khen ngợi bài
của trẻ (tránh chê bai) nên trưng bày tất cả bức tranh của trẻ lên giá tạo hình.
Sau khi cô nhận xét cho trẻ lên xem triển lãm tranh và cùng nhau nêu ra ý kiến.
Những bài đẹp cô đặt lên góc tạo hình để cô và các bạn cùng quan sát, động viên
trẻ cố gắng lần sau, tạo cho trẻ tâm lý sẵn sàng cố gắng vào giờ sau để bằng
bạn hoặc đẹp hơn bạn.
b. Thời gian. Phương tiện, sự phối hợp để hoàn thành sản phẩm
Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/ 2014 đến tháng 5/ 2015
Phương tiện: Tranh ảnh vật thật cô tự làm, một số đồ dùng trực quan, đài đĩa…
Phối hợp: Có sự giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên trong nhóm lớp,
cùng chị em đồng nghiệp trong trường. Sự cố gắng nỗ lực của bản thân sự ủng
hộ của phụ huynh học sinh.
23
5. Kết quả đạt được
Trong thời gian áp dụng “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ trong giờ học
vẽ cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi D Điểm chính”. Bản thân tôi đã có nhiều cố gắng,
để thực hiện tốt hoạt động giáo dục tạo hình trong giờ học vẽ theo phương
pháp mới, tôi không ngừng học hỏi tìm tòi và tham khảo, tự bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ. Qua đó tôi cũng đã thu nhận được lượng kiến thức mới cho bản
thân tôi và luôn có hướng phấn đấu. Đồng thời kết quả đạt được về nhận thức
của trẻ cũng cao hơn. Trước khi tôi chưa áp dụng các biện pháp nêu trên vào
hoạt động tạo hình trong giờ học vẽ thì giờ học chưa sôi nổi, trẻ chưa hứng thú,
trẻ còn chưa biết cách cầm bút và còn chưa vẽ được các nét cơ bản, kết quả giờ
học chưa cao chỉ đạt 6570% trẻ làm được bài, nhưng qua việc áp dụng thực
hiện các biện pháp mới vào giờ học đạt kết quả cao 9095% trẻ vẽ được bức
tranh đẹp, và sáng tạo hơn giờ học hào hứng trẻ làm bài một cách hưng phấn và
có sự cố gắng thi đua để có những bức tranh đẹp được treo ở góc, từ đâý trẻ
thêm yêu thích say mê môn học hơn.
6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến hình “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ trong
giờ học vẽ cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi D Điểm chính”. Tôi nhận thấy mình đã đi
đúng hướng và chọn đúng giải pháp để đưa vào giảng dạy. Tôi sẽ tiếp tục cho
trẻ làm quen với các hình vẽ, tranh ảnh trong thực tế, quan sát trong sân trường
qua các giờ dạo chơi ngoài trời đàm thoại cho trẻ biết thêm về hình dạng, màu
sắc…của các đồ dùng đồ chơi, để khắc sâu trí tưởng tượng cho trẻ để trẻ có
sáng tạo hơn trong các giờ học vẽ.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ được đưa ra tổ chuyên môn họp bàn bạc
và phát huy mở rộng tại các nhóm lớp 34 tuổi trường mầm non Tân Yên
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm dự thi giáo viên giỏi cấp trường năm học
2014 2015 của tôi. Kính mong các cấp lãnh đạo xem xét giúp đỡ tôi.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Xác nhận của hội đồng khoa học nhà
trường
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
Sáng kiến đạt…….điểm
Xếp loại…………..
24
Người viết
Nguyễn Thị Yến
T.M HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
HIỆU TRƯỞNG
Lương Thị Vượng
Xác nhận của hội đồng khoa học nhà
trường
25
Người viết