Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

đề thi thử THPTQG 2020 địa lí THPT kim liên hà nội lần 1 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.25 KB, 12 trang )

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
THPT KIM LIÊN

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 – LẦN 1
Đề thi môn: Địa lí
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi: 002

SBD: .......................................................... Họ và tên thí sinh:.......................
Câu 41: Ở vùng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung, bão thường xảy ra vào thời gian:
A. Vùng Bắc Bộ từ tháng 7 đến tháng 10; Duyên hải miền Trung từ tháng 10 đến tháng 12
B. Vùng Bắc Bộ từ tháng 6 đến tháng 8, Duyên hải miền Trung từ tháng 9 đến tháng 12
C. Vùng Bắc Bộ từ tháng 5 đến tháng 10; Duyên hải miền Trung từ tháng 9 đến tháng 12
D. Vùng Bắc Bộ từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, Duyên hải miền Trung từ tháng 8 đến tháng 12
Câu 42: Cho bảng số liệu:
Một số chỉ số về dân cư Hoa Kì.
Năm
1950
2004
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)

1,5

0,6

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

70,8

78,0



Nhóm dưới 15 tuổi (%)

27,0

20,0

Nhóm trên 65 tuổi (%)

8,0

12,0

Ý nào không đúng về đặc điểm dân cư Hoa Kì theo bảng số liệu trên
A. Gia tăng tự nhiên giảm dần xuống mức thấp ý
B. Tuổi thọ trung bình của dân cư cao và đang tăng
C. Chuyển biến từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già
D. Chuyển biến từ cơ cấu dân số già sang cơ cấu dân số trẻ
Câu 43: Kiểu thời tiết đặc trưng khi gió phơn (gió Lào) hoạt động mạnh ở Bắc Trung Bộ là
A. nóng, khô, độ ẩm thấp.
B. nóng, ẩm.
C. lạnh, ẩm.
D. lạnh, khô
Câu 44: Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi nước ta là:
A. Dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, thuỷ chế theo mùa
B. Dày đặc, ít nước, giàu phù sa, thuỷ chế theo mùa
C. Thưa thớt, lưu lượng nước lớn và giàu phù sa
D. Thưa thớt, ít nước, giàu phù sa và thuỷ chế theo mùa
Câu 45: Vào mùa đông, vùng đồi núi thấp khu Tây Bắc ít lạnh và khô hơn khu Đông Bắc, do
A. khu Tây Bắc ở vĩ độ thấp hơn khu Đông Bắc

B. khu Tây Bắc nằm sâu trong nội địa
C. bức chắn dãy Hoàng Liên Sơn hướng tây bắc - đông nam cản ảnh hưởng gió mùa mùa đông
D. địa hình khu Tây Bắc hiểm trở và phức tạp hơn khu Đông Bắc
Câu 46: Nguyên nhân khiến cho khí hậu nước ta có nền nhiệt cao là do
A. nằm trong vùng nội chí tuyến
B. có đường bờ biển dài
C. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
D. diện tích rừng bị chặt phá nhiều
Câu 47: Cho bảng số liệu:
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc
Năm
1985
1995
2004
Trang 1


Than (triệu tấn)

961,5

1536,9

1634,9

Điện (tỉ kWh)

390,6

956,0


2187,0

47

95

272,8

Thép (triệu tấn)

Căn cứ vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 1985 – 2004, tốc độ tăng trưởng sản lượng
của sản phẩm nào nhanh nhất?
A. than
B. điện
C. thép
D. thép và điện có tốc độ tăng trưởng sản lượng bằng nhau
Câu 48: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là
A. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa
B. đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa
C. đới rừng nhiệt đới gió mùa
D. đới rừng cận xích đạo gió mùa
Câu 49: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, Bản đồ hành chính, điểm cực Tây ở phần đất liền nước ta
có kinh độ 102009' Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh:
A. Lào Cai.
B. Điện Biên.
C. Hà Giang.
D. Sơn La
Câu 50: Hướng tây bắc - đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong 2 vùng núi:
A. Đông Bắc và Tây Bắc

B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc
Câu 51: Khối núi thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi nào?
A. Trường Sơn Bắc B. Trường Sơn Nam.
C. Đông Bắc
D. Tây Bắc
Câu 52: Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phủ sa sông bồi tụ
dần
trên:
A. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
B. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp.
C. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng.
D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp.
Câu 53: Vai trò của biển Đông đối với khí hậu nước ta là
A. làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
B. làm tăng tính nhiệt đới trong mùa hạ.
C. làm tăng tính chất khô, lạnh trong mùa đông.
D. làm cho khí hậu nước ta phân hóa đa dạng giữa các vùng miền.
Câu 54: Vùng biển tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở, được xem như trên đất liền gọi là
A. nội thủy.
B. lãnh hải.
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. vùng đặc quyền kinh tế biển.
Câu 55: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 9, cho biết khu vực có lượng mưa ít nhất ở nước ta là:
A. ven biển Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Bắc
D. ven biển cực Nam Trung Bộ.
Câu 56: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm ở nước ta
(Đơn vị: %)
Địa điểm
Nhiệt độ TB tháng 1
Nhiệt độ TB tháng VII Nhiệt độ TB năm
Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5
Trang 2


Vinh

17,6

29,6

23,9


Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

28,9

27,1

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Biên độ nhiệt năm ở Lạng Sơn, Hà Nội, Vinh, Huế khá cao, ở Quy Nhơm và Thành phố Hồ Chí
Minh thấp.
C. Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm chênh lệch nhau ít hơn tháng 12

D. Biên độ nhiệt năm ở thành phố Hồ Chí Minh cao nhất.
Câu 57: Đường biên giới quốc gia trên biển ở nước ta là
A. đường cơ sở
B. đường ranh giới của lãnh hải.
C. ranh giới vùng tiếp giáp lãnh hải
D. ranh giới vùng đặc quyền kinh tế biển.
Câu 58: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là
A. địa hình núi thần chiếm ưu thế, 4 cánh cung núi lớn chụm lại ở tam Đảo, mở ra về phía bắc và
phía đông.
B. gồm các khối núi và cao nguyên, với những định núi cao trên 2000 m nghiêng dẫn về phía đông,
sườn dốc đứng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.
C. địa hình cao nhất nước ta, các dây núi xen kẽ các thung lũng sông, hướng tây bắc-đông nam.
D. các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
Câu 59: Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất và dài nhất nước ta là do
A. các dãy núi cánh cung chắn gió.
B. các dãy núi cánh cùng đón gió mùa mùa đông vào sâu trong lục địa
C. các dãy núi hướng tây bắc - đông nam chắn gió
D. các dãy núi hướng tây bắc - đông nam hút gió.
Câu 60: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và diện tích rừng ngập mặn lớn hơn các vùng khác
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 61: Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ ở At lát Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình của miền
khí hậu phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) phổ biến là
A. từ 14-18°C
B. từ 18-20°C
C. từ 20-240C
D. trên 24°C
Câu 62: Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào

A. vùng thấp trũng - cồn cát, đầm phá - đồng bằng.
B. cồn cát, đầm phá - đồng bằng - vùng thấp trũng
C. cồn cát, đầm phá - vùng thấp trũng - đồng bằng.
D. đồng bằng - cồn cát, đầm phá vùng thấp trũng.
Câu 63: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ, có đặc điểm địa hình:
A. cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển.
B. cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam, có nhiều ô trũng.
C. cao ở phía đông bắc, thấp dần về phía nam, tây nam.
D. cao ở phía đông bắc, thấp dần về phía đông nam.
Câu 64: Nhóm đất chủ yếu ở vùng đồi núi thấp nước ta chủ yếu là:
A. đất cát.
B. đất phèn.
C. đất mùn thô.
D. đất feralit.
Câu 65: Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như
A. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
Trang 3


B. dọc sông Tiền, sông Hậu.
C. ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
D. Cà Mau, Bạc Liêu.
Câu 66: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, có
chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới của lãnh hải ra ngoài, Nhà nước ta có quyền bảo vệ an ninh quốc
phòng, kiểm soát thuế quan, y tế, môi trường, nhập cư ... gọi là vùng
A. nội thủy.
B. lãnh hải.
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. đặc quyền kinh tế biển.
Câu 67: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các thuộc tỉnh/thành phố nào?

A. Đà Nẵng, Quảng Nam.
B. Đà Nẵng, Khánh Hòa
C. Quảng Nam, Bình Định.
D. Quảng Ngãi, Bà Rịa-Vũng Tàu
Câu 68: Địa hình gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc- đông nam là của vùng
núi
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam.
Câu 69: Đặc điểm chung của địa hình nước ta là
A. đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.
B. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi cao.
D. cao nguyên, sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.
Câu 70: Điểm khác biệt của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với các miền tự nhiên khác là
A. các thung lũng sông lớn có hướng vòng cung.
B. cấu trúc địa chất-địa hình phức tạp.
C. nơi duy nhất có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao.
D. có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
Câu 71: Cho bảng số liệu sau:
Số dân và sản lượng lúa của rớc ta thời kì 1981- 2014
Năm
1981
1990
1994
1996
1999
2014
Số dân (triệu người)

54,9
66,2
72,5
75,4
76,3
90,0
Sản lượng lúa (triệu tấn)
12,4
19,2
23,5
26,4
31,4
40,8
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân, sản lượng lúa nước ta thời kì 1981 - 2014 là:
A. Tròn.
B. Cột
C. Đường
D. Kết hợp cột và đường
Câu 72: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là:
A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa
B. Có diện tích lớn gần 35 triệu km
C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín
D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở
Câu 73: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết quốc gia nào sau đây không tiếp
giáp với Biển Đông?
A. My-an-ma
B. Ma-lay-xi-a
C. Phi-lip-pin
D. Bru-nây
Câu 74: Trong những ý sau, ý nào không đúng với địa hình nước ta?

A. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng tây bắc-đông nam là chủ yếu.
B. Có sự tương phản phù hợp giữa đồi núi, đồng bằng, bờ biển và đáy biển gần bờ.
C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
D. Địa hình ít chịu tác động của con người.
Câu 75: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây nằm trong
miền khí hậu phía Bắc?
A. Vùng khí hậu Tây Nguyên
B. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ
Trang 4


C. Vùng khí hậu Nam Bộ
D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ
Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ
trung bình các tháng trong năm luôn dưới 20°C?
A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn
B. Biểu đồ khí hậu Sa Pa
C. Biểu đồ khí hậu Điện Biên Phủ
D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội
Câu 77: Đi từ bắc xuống nam ở Tây Nguyên lần lượt gặp các cao nguyên:
A. Lâm Viên, Kon Tum, Đắk Lắk, Plây Ku.
B. Đắk Lắk, Lâm Viên, Kon Tum, Plây Ku.
C. Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Kon Tum.
D. Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên.
Câu 78: Đi từ tây sang đông ở vùng núi Đông Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung
A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.
B. Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Bắc Sơn.
C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
D. Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều.
Câu 79: Cho biểu đồ :


Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cà phê, cao su, chè của nước ta, giai đoạn
2010 - 2013
Dựa vào biểu đồ đã cho, em hãy cho biết nhận xét nào dưới đây sai?
A. tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cà phê chậm nhất.
B. tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng chè tăng khá nhanh.
C. tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cao su tăng nhanh thứ 2.
D. tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cao su nhanh nhất.
Câu 80: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?
A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn
C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước
D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc
-----------HẾT---------Trang 5


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN
41-B

42-D

43-A

44-A

45-C

46-A


47-C

48-D

49-B

50-D

51-C

52-A

53-A

54-A

55-D

56-D

57-B

58-B

59-B

60-B

61-D


62-C

63-A

64-

65-D

66-C

67-B

68-C

69-B

70-C

71-D

72-A

73-A

74-D

75-B

76-B


77-D

78-C

79-C

80-D

(tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 41:
Phương pháp: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 9, vùng Bắc Bộ có bão từ tháng 6 đến tháng 8 và vùng Duyên hải miền
Trung có bão từ tháng 9 đến tháng 12.
Chọn B.
Câu 42:
Phương pháp: Phân tích bảng số liệu.
Cách giải:
Phân tích bảng số liệu:
- Tỉ suất gia tăng dân số giảm.
- Tuổi thọ trung bình tăng.
- Nhóm tuổi dưới 15 giảm, nhóm tuổi trên 65 tuổi tăng.
=> Cho thấy cơ cấu dân số Hoa Kì chuyển biến từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già.
=> Nhận xét D không đúng.
Chọn D.
Câu 43:
Phương pháp: SGK địa lí 12 trang 42.

Cách giải:
Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập
trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các
dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của
khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô và nóng.
Chọn A.
Trang 6


Câu 44:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 45.
Cách giải:
Sông ngòi nước ta có đặc điểm:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Sông ngòi nhiều nước, nhiều phù sa.
- Chế độ nước theo mùa: mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
Chọn A.
Câu 45:
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Vùng núi Đông Bắc là khu vực đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc nên có
một mùa đông lạnh, đến sớm. Khi thổi sang khu vực Tây Bắc khối khí này yếu dần và bị dãy Hoàng Liên
Sơn cản lại nên khu vực đồi núi thấp ở Tây Bắc ít lạnh và khô hơn khu vực Đông Bắc.
Chọn C.
Câu 46:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 40.
Cách giải:
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên 1 năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, nhận được lượng
nhiệt và bức xạ lớn quy định tính chất nhiệt đới của nước ta.
Chọn A.

Câu 47:
Phương pháp: Tính toán và nhận xét.
Cách giải:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc (%)

Từ bảng số liệu trên, thép là sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (580,4%)
Chọn C.
Câu 48:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 48.
Cách giải:
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. Vì thế cảnh
quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Chọn D.
Câu 49:
Phương pháp: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 4.
Cách giải:
Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 4 điểm cực tây nước ta có kinh độ 102 009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện
Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Chọn B.
Câu 50:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 29.
Trang 7


Cách giải:
Hướng tây bắc - đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã,
tức là 2 vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Chọn D.
Câu 51:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 30.

Cách giải:
Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp với biên giới Việt - Trung
là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng thuộc vùng núi Đông Bắc.
Chọn C.
Câu 52:
Phương pháp: SGK địa lí 12 trang 33.
Cách giải:
Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hai đồng
bằng này đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở
rộng.
Chọn A.
Câu 53:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 36.
Cách giải:
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua
biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
Chọn A.
Câu 54:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 15.
Cách giải:
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Vùng nội thủy được xem như bộ
phận lãnh thổ trên đất liền.
Chọn A.
Câu 55:
Phương pháp: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có lượng mưa ít nhất nước ta là ven biển cực Nam Trung
Bộ.
Chọn D
Câu 56:

Phương pháp: Vận dụng.
Cách giải:
Tính biên độ nhiệt = nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất.
Địa điểm
Biên độ nhiệt (°C)
Lạng Sơn
13,7
Hà Nội
12,5
Vinh
12
Huế
9,7
Quy Nhơn
6,7
TP Hồ Chí Minh
3,1
Phân tích bảng số liệu
Trang 8


- Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam, thấp nhất ở Lạng Sơn và cao nhất ở TP Hồ Chí
Minh.
- Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở Quy Nhơn và thấp nhất là Lạng Sơn.
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Biên độ nhiệt tăng dần từ Nam ra Bắc, thấp nhất ở TP Hồ Chí Minh và cao nhất ở Lạng Sơn. ->D không
đúng.
Chọn D.
Câu 57:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 15.

Cách giải:
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lý. Ranh giới của lãnh hải là đường
biên giới quốc gia trên biển.
Chọn B.
Câu 58:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 32.
Cách giải:
Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên. Địa hình núi với những đỉnh cao trên
2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. ->B đúng.
A sai -> đặc điểm của vùng núi Đông Bắc.
C sai -> đặc điểm của vùng núi Tây Bắc.
D sai ->đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc.
Chọn B.
Câu 59:
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
Vùng núi Đông Bắc có 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía đông đã tạo
điều kiện cho gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc thâm nhập sâu vào đất liền tạo nên một mùa
đông lạnh nhất và dài nhất nước ta.
Chọn B.
Câu 60:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33 và Atlat địa lí Việt Nam trang 11.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất phèn và đất
mặn lớn nhất nước ta. Trên bề mặt Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt, về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho gần 2/3 diện tích
đồng bằng là đất phèn và đất mặn.
Chọn B.
Câu 61:
Phương pháp: Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9.

Cách giải:
Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình năm ở miền khí hậu
phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) phổ biến là trên 24°C
Chọn D.
Câu 62:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 34.
Cách giải:
Trang 9


Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm
phá, giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng
Chọn C.
Câu 63:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ, đã được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi
mạnh. Đồng bằng rộng 15 nghìn km2, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra phía biển.
Chọn A.
Câu 64:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 46.
Cách giải:
Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm, diễn ra mạnh ở vùng núi
thấp trên đá mẹ axit, do đó đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
Chọn D.
Câu 65:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.
Cách giải:
Đồng bằng sông Cửu Long có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên,... là
những nơi chưa được bồi lấp xong.

Chọn A.
Câu 66:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 15.
Cách giải:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện chủ quyền của các
nước ven biển. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc
phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,...
Chọn C.
Câu 67:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 14.
Cách giải:
Quần đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Chọn B.
Câu 68:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 30.
Cách giải:
Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, gồm
các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
Chọn C.
Câu 69:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 29.
Cách giải:
Đặc điểm chung của địa hình nước ta:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Trang 10



Chọn B.
Câu 70:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 54.
Cách giải:
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy Bạch Mã. Là miền duy nhất có
địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đại cao.
Chọn C.
Câu 71:
Phương pháp: Xác định loại biểu đồ.
Cách giải:
Yêu cầu đề bài: “thể hiện dân số, sản lượng lúa” Có 2 đơn vị: triệu người và triệu tấn.
=> Biểu đồ kết hợp cột đường thích hợp nhất để thể hiện số dân và sản lượng lúa nước ta thời kì 1981 2014.
Chọn D.
Câu 72:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 36.
Cách giải:
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua
biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời
tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có biển Đông, khí hậu nước
ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
->Vì vậy nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa của biển Đông là đặc điểm có ảnh hưởng nhiều nhất
đến thiên nhiên nước ta.
Chọn A.
Câu 73:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 My-an-ma không tiếp giáp với biển Đông.
Chọn A.
Câu 74:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 29.

Cách giải:
Đặc điểm chung của địa hình nước ta:
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng, địa hình có tính phân bậc rõ rệt với hướng nghiêng chính là tây
bắc - đông nam và vòng cung. => A đúng
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: xâm thực mạnh vùng đồi núi, bồi tụ nhanh vùng đb=>C
- Có sự tương phản phù hợp giữa đồi núi, đồng bằng, bờ biển và đáy biển gần bờ: vùng đồng bằng có
thềm lục địa rộng, nông; khu vực Nam Trung Bộ đồi núi ăn lan ra sát biển tương ứng là thềm lục địa sâu,
hẹp. => B đúng
- Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người. => nhận định D ít chịu tác động là sai
Chọn D.
Câu 75:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 vùng khí hậu Bắc Trung Bộ nằm trong miền khí hậu phía Bắc.
Chọn B.
Câu 76:
Trang 11


Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 biểu đồ khí hậu Sa Pa có nhiệt độ trung bình các tháng trong
năm luôn dưới 20°C
Chọn B.
Câu 77:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 22.
Cách giải:
Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 22 đi từ bắc xuống nam ở Tây Nguyên lần lượt gặp các cao nguyên:
Kon Tum, Play Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên.
Chọn D.

Câu 78:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 21.
Cách giải:
Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 21 đi từ tây sang đông ở vùng núi Đông Bắc nước ta lần lượt gặp các
cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.
Chọn C.
Câu 79:
Phương pháp: Phân tích biểu đồ.
Cách giải:
Căn cứ vào biểu đồ có nhận xét: Trong giai đoạn 2000 – 2013
- Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cà phê chậm nhất và có sự biến động.
- Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cao su nhanh nhất.
- Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng chè nhanh thứ 2 => C không đúng.
Chọn C.
Câu 80:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 26.
Cách giải:
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua
biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời
tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có biển Đông, khí hậu nước
ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
=>Biển Đông không làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
Chọn D.

Trang 12



×