Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) khu vực TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ LAN ĐÀI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN
TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG HOẠCH
ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) KHU VỰC
TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ LAN ĐÀI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ
TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)
KHU VỰC TP.HCM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN BÍCH LIÊN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Bích Liên. Việc thu thập số liệu do tôi thực hiện, không sao
chép hay lấy bất kì một bài nghiên cứu khoa học khác. Trong quá trình nghiên cứu, có
tham khảo và trích dẫn một số tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, được tôi chú
thích rõ ràng và ghi rõ trong Tài liệu tham khảo.

NGÔ THỊ LAN ĐÀI


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU. .............................................. 6
1.1


Khái quát các nghiên cứu ................................................................................6

1.1.1

Khái quát các nghiên cứu về sự hài lòng công việc. ..............................6

1.1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................6
1.1.1.2 Các nghiên cứu trong nước .....................................................................6
1.1.2

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân

viên sử dụng HTTT/ ERP .....................................................................................7
1.2

Nhận xét chung và xác định khe hổng nghiên cứu .......................................10

1.2.1

Nhận xét chung .....................................................................................10

1.2.2

Xác định khe hổng nghiên cứu .............................................................11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 15
2.1

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – ERP ..................................15


2.1.1

Khái niệm ERP .....................................................................................15

2.1.2

Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ERP .................................15

2.1.3

Đặc điểm cơ bản của hệ thống ERP .....................................................16

2.1.4

Lợi ích của ERP ....................................................................................17

2.1.5

Hạn chế của ERP ..................................................................................19

2.2

Mối quan hệ và ảnh hưởng của ERP và hệ thống thông tin kế toán .............19


2.3

Sự hài lòng về công việc của nhân viên ........................................................22

2.3.1


Khái niệm sự hài lòng về công việc: ....................................................22

2.3.2

Đo lường sự hài lòng về công việc của nhân viên ................................22

2.4

Các nhân tố tác động đến sự hài lòng về công việc của nhân viên ...............25

2.4.1

Mô hình kim cương Leavitt (1965) ......................................................25

2.4.2

Mô hình HTTT thành công của DeLone và McLean ...........................26

2.4.3

Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1974) ...........29

CHƯƠNG 3: KHÁI NIỆM, GIẢ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 33
3.1

Khái niệm nghiên cứu ...................................................................................33

3.2


Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................43

3.3

Mô hình nghiên cứu ......................................................................................44

3.4

Qui trình nghiên cứu .....................................................................................45

3.5

Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................47

3.5.1

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................47

3.5.2

Lựa chọn thang đo và xây dựng bảng câu hỏi ......................................47

3.5.3

Tổng thể, mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ...............52

3.6

Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................................53


3.6.1

Thống kê mô tả .....................................................................................53

3.6.2

Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .......54

3.6.3

Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................54

3.6.4

Phân tích tương quan Pearson...............................................................55

3.6.5

Phân tích hồi qui tuyến tính bội ............................................................55

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN XÉT ................................ 58
4.1

Kết quả nghiên cứu .......................................................................................58

4.1.1

Thống kê mô tả .....................................................................................58


4.1.2

Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ..................59

4.1.3

Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................65

4.1.4

Phân tích mô hình hồi qui bội ...............................................................68


4.2

Nhận xét kết quả nghiên cứu .........................................................................77

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 81
5.1

Kết luận .........................................................................................................81

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................81

5.3

Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................86


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

ERP (Enterprise resource planning): Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.
HTTT (Information System): Hệ thống thông tin
IT (Information Technology): Công nghệ thông tin
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Chất lượng hệ thống theo tổng hợp của Urbach và Muller
Bảng 2.2 Chất lượng thông tin theo tổng hợp của Urbach và Muller
Bảng 3.1 Thang đo sự hài lòng công việc
Bảng 3.2 Thang đo chất lượng hệ thống
Bảng 3.3 Thang đo chất lượng thông tin
Bảng 3.4 Thang đo đặc điểm công việc
Bảng 4. 1 Đặc điểm chính của mẫu khảo sát
Bảng 4. 2 Cronbach’s Alpha của nhân tố Chất lượng hệ thống
Bảng 4. 3 Cronbach’s Alpha của nhân tố Chất lượng thông tin
Bảng 4. 4 Cronbach’s Alpha của nhân tố Đặc điểm công việc lần 2
Bảng 4. 5 Cronbach’s Alpha của nhân tố sự hài lòng trong công việc của người dùng
Bảng 4. 6 Kết quả định KMO và Bartlett’s biến độc lập
Bảng 4. 7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập
Bảng 4. 8 Kết quả định KMO và Bartlett’s biến phụ thuộc
Bảng 4. 9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc
Bảng 4.10 Hệ số tương quan Person
Bảng 4.11 Hệ số xác định phù hợp của mô hình

Bảng 4.12 Kết quả phân tích ANOVA
Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy nhóm nhân tố


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Mô hình kim cương Leavitt (1965)
Hình 2.2 Mô hình HTTT thành công DeLone và McLean (1992)
Hình 2.3 Mô hình HTTT thành công DeLone và McLean (2003)
Hình 2.4 Mô hình đặc điểm công việc Hackman và Oldham (1974)
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu
Hình 3.2 Qui trình nghiên cứu
Hình 4.1 Đồ thị Histogram
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đang
dần trở nên phổ biến và được triển khai ở hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh
vực, qui mô khác nhau. Do đó nhu cầu nghiên cứu khoa học về các khía cạnh liên quan
đến việc ứng dụng ERP ngày càng gia tăng. Thông qua việc tổng kết các nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam, luận văn nhận thấy số lượng bài nghiên cứu về sự hài lòng
trong công việc của nhân viên kế toán sử dụng ERP rất ít. Vì vậy, luận văn thực hiện
nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán
trong môi trường ứng dụng ERP – tại khu vực Tp.HCM. Để giải quyết vấn đề, luận
văn cần thực hiện trả lời 2 câu hỏi sau: (1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài
lòng công việc của nhân viên kế toán? và (2) Mức đô ảnh hưởng của các nhân tố đến
sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán như thế nào? Dựa vào các lý thuyết liên
quan, luận văn thực hiện kiểm tra thang đo các khái niệm nghiên cứu gồm chất lượng
thông tin, chất lượng hệ thống, đặc điểm công việc và sự hài lòng trong công việc của

nhân viên kế toántrong môi trường ERP. Phương pháp định lượng được thực hiện
nhằm giải quyết lần lượt các câu hỏi nghiên cứu, và việc kiểm định thang đo, mô hình
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có được dựa trên việc xử lý số
liệu thống kê phần mềm SPSS 20. Có 220 phiếu khảo sát được phát đi thông qua việc
khảo sát trên Google Docs và phát trực tiếp, thu được 201 phiếu hợp lệ để thực hiện
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống và
đặc điểm công việc đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc của nhân viên
kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP. Dựa trên kết quả nghiên cứu thu
được, luận văn xem xét và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng công
việc cho nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERP.
Từ khóa: ERP, Sự hài lòng công việc, chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, đặc
điểm công việc


ABSTRACT
ERP have gradually become popular and implemented in almost every company of
various fields and industry sizes in recent years. Therefore, the demand for scientific
research on the aspects related to ERP system implementation is increasing. Through
the result of analysis in the world and in Vietnam, the dissertation realized a slight
number of surveys on accountant’s job satisfaction. Accordingly, the dissertation made
the research on factors affecting accountant’s job satisfaction of ERP system using and
implementation in Ho Chi Minh. The dissertation solves the problem by answering 2
questions as follows: (1) What do the factors affect the accountant’s job satisfaction?
(2) How is the level of influence of factors on accountant’s job satisfaction? Based on
the relevant theories, the dissertation examines the scale of research concepts including
information quality, system quality, job characteristics and accountant’s job
satisfaction in ERP environment. Quantitative methods are conducted to solve the
research questions one by one and the testing of scales, research models, research
hypotheses and research results are based on statistical processing of SPSS 20
software. There are 220 survey questionnaires distributed through the survey by direct

and on Google Docs. There are 201 valid survey questionnaires (91.36%) were
collected in order to investigate after reviewing and eliminating invalid answers. The
analysis results show that information quality, system quality and job characteristics
have a significant impact on accountant’s job satisfaction of ERP system using and
implementation. Based on the analysis results obtained the dissertation reviews and
makes recommendations to improve accountant's job satisfaction of ERP system
implementation.
Keywords: ERP, job satisfaction, information quality, system quality, job
characteristics


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1

Lý do nghiên cứu
Các tổ chức kinh doanh ngày nay đang phải đối mặt với một môi trường cạnh

tranh và phức tạp hơn bao giờ hết. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
quá trình hoạt động kinh doanh là một nhu cầu tất yếu giúp doanh nghiệp tồn tại và
phát triển lâu dài. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hệ thống
hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ra đời vào những năm 1990, và ngày nay
nó đang được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại
Việt Nam. Davenport (2000) đề xuất rằng việc triển khai hệ thống ERP mang lại
nhiều lợi ích cho tổ chức như giảm thời gian chu kỳ công việc, nâng cao hiệu quả
của thông tin, tạo ra thông tin tài chính nhanh chóng, hỗ trợ thực hiện các chiến
lược phát triển của tổ chức. Do đó, nhiều công ty đang xem việc triển khai và sử
dụng hệ thống ERP như là một phương tiện để giảm chi phí hoạt động, nâng cao
khả năng cạnh tranh, tăng năng suất và cải thiện dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, việc

ứng dụng ERP còn tác động rộng lớn đến những người sử dụng hệ thống thông qua
việc thay đổi cách thức thực hiện công việc, bản chất nhiệm vụ, qui trình công việc
(Davenport et al. 1996; Liang et al. 2007; Mullarkey et al. 1997). Các ứng dụng
công nghệ không thể thành công trừ khi người dùng có thái độ tích cực với hệ thống
và coi chúng có lợi cho bản thân họ. Với việc xem người dùng là trung tâm,
Saatcioglu (2009) xác định sự hài lòng của người dùng là thước đo để đánh giá sự
thành công của việc triển khai ERP. Hệ thống ERP có thể tích hợp thông tin từ tất
cả các phòng ban và chức năng của doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất. Nó
phục vụ cho nhu cầu về nhân sự, tài chính, cung ứng và các bộ phận khác theo qui
trình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Với đặc điểm như vậy, người sử dụng
trong môi trường ERP có thể là nhà quản trị, bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán, bộ
phận sale, … Trong doanh nghiệp, bộ phận kế toán là một trong những bộ phận
không thể thiếu. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết cho nhà quản


2

trị đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Do đó mức độ chính xác của
thông tin do kế toán cung cấp sẽ ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả các quyết định
của nhà quản trị, từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do
tầm quan trọng của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp, người sử dụng hệ thống
được luận văn lựa chọn nghiên cứu là bộ phận kế toán – cụ thể là nhân viên kế toán.
Trích theo Phạm Trà Lam (2018), việc ứng dụng hệ thống ERP ảnh hưởng đến
nhiều nhóm đối tượng, riêng các nhân viên kế toán là nhóm đối tượng chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ hơn.
Theo nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2012), thảo luận về sự hài lòng trong
nghiên cứu HTTT. Sự hài lòng đối với HTTT được chia thành hai loại: sự hài lòng
của nhân viên sử dụng với HTTT và sự hài lòng trong công việc của nhân viên sử
dụng HTTT.
Hiện nay các nghiên cứu xem xét về sự hài lòng của nhân viên sử dụng đối với

HTHT cũng như nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên sử dụng với hệ thống
ERP tương đối nhiều. Tuy nhiên các nghiên cứu nghiên cứu liên quan đến sự hài
lòng trong công việc của nhân viên sử dụng hệ thống ERP rất ít. Đặc biệt các
nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán trong
môi trường ERP càng ít hơn. Do đó, luận văn lựa chọn thực hiện nghiên cứu “ Các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc nhân viên kế toán trong môi
trường ứng dụng ERP tại khu vực TP.HCM” là điều thiết yếu.
2

Mục tiêu nghiên cứu/ Câu hỏi nghiên cứu
Việc triển khai và ứng dụng hệ thống ERP làm thay đổi quy trình kinh doanh,

cách thức thực hiện công việc, bản chất của nhiệm vụ, từ đó ảnh hưởng đến sự hài
lòng công việc của nhân viên kế toán. Bên cạnh đó, TP.HCM với vai trò là đầu tàu
thúc đẩy nền kinh tế của cả nước, hàng năm TP.HCM đóng góp khoảng 30% tổng
thu ngân sách cả nước. Ngoài ra, lực lượng lao động năng động, có trình độ và tay
nghề cao góp phần vào sự phát triển kinh tế của TP.HCM. Với những lý do đó, luận
văn thực hiện nghiên cứu nhằm xác định “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng


3

trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERP tại khu vực
TP.HCM”.


Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

-


Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân
viên kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP – khu vực TP.HCM
Đo lường được mức độ tác động của các nhân tố này, từ đó đưa ra một số

-

kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong
môi trường ERP.


Câu hỏi nghiên cứu:

-

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán
trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP?
Trong các nhân tố tác động đến sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán,

-

mức độ tác động của từng nhân tố như thế nào?
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3


Phạm vi nghiên cứu:

-


Luận văn tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp đang ứng dụng hệ thống
ERP tại khu vực Tp.HCM. Với việc xem xét nhân viên kế toán là một trong
những đối tượng quan trọng của người sử dụng hệ thống ERP. Luận văn thực
hiện khảo sát dựa trên quan điểm cá nhân của các đối tượng là các kế toán viên,
kế toán trưởng vì họ là những người trực tiếp sử dụng hệ thống và sử dụng các
thông tin đầu ra của hệ thống ERP.
Các dữ liệu khảo sát sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong vòng 2

-

tháng từ ngày 04/07/2019 đến ngày 04/09/2019.


Đối tượng nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu các nhân
tố tác động đến sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP
và mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng công việc của nhân viên kế
toán trong môi trường ứng dụng ERP.


4

Phương pháp nghiên cứu

4

Mục đích thu thập dữ liệu nhằm kiểm định lại mô hình nghiên cứu trong điều
kiện ứng dụng ERP tại khu vực TP.HCM được suy diễn từ các lý thuyết, mô hình
nghiên cứu đi trước, luận văn lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng để thực

hiện đề tài. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua việc gửi các câu hỏi
khảo sát qua mail hoặc gửi trực tiếp. Sau đó kiểm định thang đo, mô hình nghiên
cứu, giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có được dựa trên việc xử lý số
liệu thống kê phần mềm SPSS 20
Các đóng góp của luận văn

5

Với các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và các kết quả nghiên cứu đã đạt được,
luận văn kỳ vọng sẽ mang lại các ý nghĩa như sau:
Về mặt lý thuyết: Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung bằng chứng thực nghiệm
trong việc áp dụng các lý thuyết nền gồm mô hình kim cương Leavitt (1965), mô
hình đặc điểm công việc (Hackman and Oldham, 1974), mô hình HTTT thành công
DeLone và McLean (1992) trong bối cảnh ứng dụng hệ thống ERP. Tìm hiểu, hệ
thống hóa các lý thuyết, các công trình nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng công
việc của nhân viên kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của
nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERP.
Về mặt thực tế: kết quả nghiên cứu giúp nhà quản lý nhận diện được các nhân tố
tác động đến sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng
dụng. Do đó, giúp nhà quản lý có thể đề xuất các cách thức nhằm nâng cao sự hài
lòng trong công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP và có thể hoạch
định các kế hoạch để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng hệ thống. Bên cạnh đó,
với kết quả từ việc nghiên cứu thực nghiệm, các nhà tư vấn và triển khai hệ thống
có thể xem xét và nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của
người sử dụng hệ thống – cụ thể theo luận văn là nhân viên kế toán, từ đó có thể hỗ
trợ và tư vấn khách hàng tốt hơn trong quá trình cung cấp và triển khai hệ thống
ERP.


5


Kết cấu của luận văn

6

Ngoài phần mở đầu, tóm tắt luận văn, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài nghiên cứu có bố cục gồm 5 chương như sau:
-

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu: Trình bày các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, đồng thời nêu lên những vấn đề còn tồn
tại và những vấn đề luận văn cần tập trung nghiên cứu

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu: Trình bày lý
thuyết và các mô hình liên quan đến nội dung nghiên cứu

-

Chương 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Từ
cơ sở lý thuyết ở chương 2, tiến hành xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu
cho luận văn. Tiếp theo, trình bày các nội dung liên quan đến qui trình thực hiện
nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và phương pháp được sử dụng để phân tích và xử
lý số liệu

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và nhận xét: Trình bày các kết quả nghiên
cứu và nhận xét về kết quả nghiên cứu


-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Kết luận lại kết quả nghiên cứu, nêu các
đóng góp của luận văn, các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu có được, cũng
như điểm hạn chế và các đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU.
1.1 Khái quát các nghiên cứu
1.1.1 Khái quát các nghiên cứu về sự hài lòng công việc.
Sự hài lòng công việc là mức độ mà nhân viên yêu thích công việc của họ, là thái
độ dựa trên nhận thức của nhân viên về công việc hoặc môi trường làm việc. Nếu
nhân viên trong tổ chức có sự hài lòng côngviệc cao, sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết
quả công việc của nhân viên cũng như lợi nhuận của tổ chức. Vì vậy, sự hài lòng
của nhân viên đối với công việc đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên
cứu từ rất sớm.
1.1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên. Theo Smith
và cộng sự (1969), sự hài lòng trong công việc là mức độ hài lòng với các khía cạnh
khác nhau trong công việc như là đặc điểm của công việc, cơ hội được đào tạo để
nâng cao kiến thức và kĩ năng, cơ hội được thăng tiến trong công việc, mối quan hệ
với lãnh đạo và đồng nghiệp và mức độ tiền lương nhận được.
Luddy (2005) đã khái niệm sự hài lòng công việc là phản ứng về mặt tình cảm
và cảm xúc của nhân viên đối với các khía cạnh khác nhau của công việc. Sử dụng
chỉ số mô tả công việc JDI, tác giả đã khảo sát 203 nhân viên ở viện y tế công cộng
vùng Western Cape, Nam Phi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng công việc
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: vị trí của công việc, nội dung công việc, sự giám sát

của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, sự đãi ngộ, thăng tiến trong công việc.
1.1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tập trung xem xét khái niệm về
sự hài lòng trong công việc. Các nghiên cứu tại Việt Nam đa phần sử dụng thang đo
chỉ số mô tả công việc (JDS) của Smith và cộng sự (1969) để đo lường mức độ hài
lòng đối với công việc trong điều kiện tại Việt Nam.


7

Theo nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), tác giả đã thực hiện kiểm định
thang đo chỉ số mô tả công việc (JDS) của Smith và cộng sự (1969) để đo lường
mức độ hài lòng đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam. Tác giả cho rằng
sự hài lòng công việc của nhân viên phụ thuộc vào các yếu tố như bản chất công
việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp, tiền
lương, phúc lợi và điều kiện làm việc.
Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao, Võ Thị Mai Phương (2011) cũng sử dụng
thang đo chỉ số mô tả công việc (JDI) đã được điều chỉnh ở thị trường Việt Nam để
đo lường sự hài lòng công việc của nhân viên sản xuất tại tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng và biến thiên cùng chiều với sự hài lòng về tiền
lương, mối quan hệ với cấp trên, đặc điểm công việc; điều kiện làm việc và phúc
lợi.
1.1.2

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của

nhân viên sử dụng HTTT/ ERP
1.1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài



Mối quan hệ giữa chất lượng thông tin và sự hài lòng công việc

Joshi và Rai (2000), dựa trên mô hình của Leavitt (1965) tác giả đã phát triển và
kiểm tra một mô hình về mối quan hệ giữa các đặc điểm của hệ thống thông tin và
kết quả liên quan đến công việc của nhân viên sử dụng HTTT. Bởi vì thông tin có
thể được coi là sản phẩm cuối căn bản của hệ thống thông tin, nên “chất lượng sản
phẩm thông tin”, một biến số đặc trưng cho đầu ra của hệ thống thông tin được tác
giả lựa chọn để xem xét đặc điểm của hệ thống thông tin. Đối với kết quả liên quan
đến công việc, “sự hài lòng trong công việc” được chọn để xem xét nghiên cứu, vì
sự hài lòng trong công việc là một trong những mục tiêu chính của tổ chức, có thể
bị ảnh hưởng bởi hệ thống thông tin. Do đó, nghiên cứu đã điều tra những ảnh
hưởng của chất lượng sản phẩm thông tin đến sự hài lòng trong công việc của nhân
viên. Kết quả từ việc nghiên cứu trên 368 người dùng chỉ ra rằng chất lượng sản
phẩm thông tin có mối quan hệ tương quan tích cực với sự hài lòng trong công việc
của nhân viên.


8



Mối quan hệ giữa đặc điểm công việc và sự hài lòng công việc

Ling Hsiu Chen (2007), nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa đặc điểm công
việc và nhu cầu về thành tích với sự hài lòng trong công việc của các nhân viên IS.
Trong đó nhu cầu về thành tích gồm sự kiên trì, cạnh tranh và kiểm soát khó khăn.
Đặc điểm công việc bao gồm: sự đa dạng của kỹ năng (sự chuyên nghiệp), sự tự chủ
trong công việc, sự phản hồi trong công việc, mức độ rõ ràng của nhiệm vụ và ý
nghĩa của nhiệm vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm công việc ảnh hưởng
đến sự hài lòng công việc của nhân viên IS và tồn tại mối quan hệ tích cực giữa đặc

điểm công việc và sự hài lòng trong công việc. Trong khi đó, nhu cầu về thành tích
không có tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Trong số năm
khía cạnh đặc điểm công việc của nhân viên IS, sự phản hồi trong công việc, sự đa
dạng của kỹ năng và sự tự chủ có thể dễ dàng làm tăng sự hài lòng trong công việc
của nhân viên.
Nghiên cứu của Morris và Venkatesh (2010), được thực hiện trong vòng 12
tháng với 2.794 nhân viên trong một công ty viễn thông, tác giả đã nghiên cứu tác
động của việc ứng dụng hệ thống ERP đến sự hài lòng trong công việc của nhân
viên sử dụng hệ thống. Tác giả đã xem xét 5 chiều đo lường của đặc điểm công việc
theo Hackman và Oldham (1980) tác động đến sự hài lòng công việc của người
dùng trong môi trường ứng dụng ERP. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai trong số các
đặc điểm công việc, đó là ý nghĩa nhiệm vụ và mức độ rõ ràng của nhiệm vụ có mối
quan hệ tích cực ổn định với sự hài lòng trong công việc cả trước và sau khi triển
khai hệ thống ERP. Tuy nhiên, mối quan hệ của 3 trong số 5 đặc điểm công việc
(gồm sự đa dạng về kỹ năng, sự tự chủ và phản hồi) và sự hài lòng trong công việc
không ổn định và thay vào đó, được điều tiết bởi việc triển khai hệ thống ERP. Vì
vậy, thông qua kết quả nghiên cứu tác giả cho thấy được đặc điểm công việc có ảnh
hưởng đến sự hài lòng công việc và việc triển khai hệ thống ERP cũng có tác động
rất lớn đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên sử dụng hệ thống.
Theo S.Lakshmi và M.R.Vanithmani (2012), việc ứng dụng ERP có khả năng
thay đổi mạnh mẽ công việc, từ đó thay đổi phản ứng của nhân viên sử dụng hệ


9

thống về tình hình công việc của họ. Do đó, khả năng nhận thức về công việc và
việc triển khai hệ thống ERP có thể tương tác để ảnh hưởng đến sự hài lòng công
việc của nhân viên sử dụng hệ thống ERP. Bằng cách sử dụng mô hình đặc điểm
công việc của Hackman và Oldham, tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa đặc điểm
công việc và sự hài lòng trong công việc của người sử dụng trong môi trường ứng

dụng ERP. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm công việc có mối tương quan với
sự hài lòng trong công việc của người sử dụng hệ thống ERP. Trong năm biến của
đặc điểm công việc, bốn biến sự đa dạng kỹ năng, mức độ rõ ràng của nhiệm vụ, ý
nghĩa nhiệm vụ và sự phản hồi có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc. Riêng biến
sự tự chủ thì không có ảnh hưởng với sự hài lòng công việc trong môi trường ứng
dụng ERP.


Mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống và sự hài lòng công việc

Nghiên cứu của Chang (2012), tác giả đã thực hiện khảo sát với nhân viên sử
dụng hệ thống thông tin tại ba bệnh viện tại miền nam Đài Loan. Bài nghiên cứu đã
xem xét ảnh hưởng của chất lượng hệ thống đến sự hài lòng trong công việc, ảnh
hưởng của chất lượng hệ thống đến chất lượng dịch vụ, ảnh hưởng của chất lượng
hệ thống đến hiệu suất hệ thống; xem xét ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến
hiệu suất hệ thống; và xem xét sự hài lòng công việc ảnh hưởng như thế nào đến
hiệu suất hệ thống. Khi người dùng cảm nhận được những lợi ích do chất lượng hệ
thống mang lại, họ sẽ cảm nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích trong công việc. Từ
đó thúc đẩy họ dành nhiều nỗ lực hơn cho công việc, sự tận tâm của nhân viên đối
với công việc của họ được cải thiện, do đó, sự hài lòng trong công việc cũng sẽ
được tăng cao.Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng hệ thống có ảnh hưởng
đáng kể đến sự hài lòng trong công việc. Chất lượng hệ thống được tác giả xem xét
theo ba khía cạnh: bảo mật, dễ sử dụng và hiệu quả. Với đối tượng khảo sát là nhân
viên sử dụng HTTT tại các bệnh viện, kết quả nghiên cứu của Chang cho thấy tính
hiệu quả và dễ sử dụng của chất lượng hệ thống có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài
lòng công việc của nhân viên sử dụng HTTT, riêng tính bảo mật không có ảnh
hưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc của nhân viên sử dụng HTTT.


10


1.1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Phạm Hoài An (2017), kết quả nghiên cứu cho thấy: lợi ích về
mặt hệ thống của kế toán, lợi ích về mặt hoạt động của kế toán và lợi ích về mặt tổ
chức của kế toán có mối tương quan thuận đến sự hài lòng của người dùng. Ngoài
việc củng cố mối quan hệ giữa lợi ích kế toán và sự hài lòng của người dùng từ việc
ứng dụng ERP, bài nghiên cứu cũng giúp thấy được giá trị mà ERP đem lại cho lĩnh
vực kế toán. Từ đó, tổ chức sẽ có những chính sách cải thiện ERP, tận dụng tối đa
những lợi ích mà ERP mang lại, làm cho công tác kế toán tại tổ chức trở nên hiệu
quả hơn.
Phạm Trà Lam (2018), nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cảm nhận kết quả
công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP. Tác giả đã cho thấy sự cảm
nhận về tính hữu ích của hệ thống ERP, sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ và
sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán có tác động đến cảm nhận kết quả
công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP. Nghiên cứu của Phạm Trà
Lam đã bổ sung các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự hài lòng trong công việc
của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERP có tác động đến cảm nhận
kết quả công việc của nhân viên. Đồng thời, nghiên cứu cũng chứng minh rằng sự
phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ có tác động đến sự hài lòng trong công việc
của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERP.
1.2 Nhận xét chung và xác định khe hổng nghiên cứu
1.2.1

Nhận xét chung

Với việc xem xét thông tin là sản phẩm cuối cùng của một HTHT, một biến số
đặc trưng cho đầu ra của HTHT, kết quả nghiên cứu của Joshi và Rai (2000), cho
thấy chất lượng sản phẩm thông tin có mối tương quan tích cực với sự hài lòng
trong công việc của nhân viên sử dụng HTTT.
Đặc điểm công việc là các thuộc tính hoặc yếu tố liên quan đến công việc. Trên

thế giới đã có nhiều học giả tin rằng đặc điểm công việc là một trong những yếu tố
quyết định đến sự hài lòng trong công việc, và hầu hết các tài liệu đều ủng hộ mối


11

quan hệ tích cực giữa đặc điểm công việc và sự hài lòng trong công việc. Qua kết
quả nghiên cứu của Ling Hsiu Chen (2007), Morris và Venkatesh (2010),
S.Lakshmi và M.R.Vanithmani (2012) có thể thấy rằng, đặc điểm công việc có tác
động tích cực đối với sự hài lòng trong công việc, và sự hài lòng trong công việc sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho người lao động cũng như cho doanh nghiệp.
Thông tin là sản phẩm đầu ra của hệ thống thông tin, nên chất lượng của nó tùy
thuộc vào chất lượng hệ thống xử lý thông tin. Nghiên cứu của Chang (2012) đã kết
luận chất lượng hệ thống có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân
viên sử dụng hệ thống thông tin. Trong đó tính hiệu quả và dễ sử dụng có ảnh
hưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc, riêng tính bảo mật không có ảnh hưởng
đáng kể đến sự hài lòng công việc của nhân viên sử dụng HTTT .
Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc của nhân viên
sử dụng trong môi trường ứng dụng ERP không có nhiều. Kết quả nghiên cứu của
Phạm Hoài An (2017) cho thấy lợi ích kế toán có tác động đến sự hài lòng của nhân
viên sử dụng ERP. Ở đây tác giả đang xem xét sự hài lòng của kế toán viên với khía
cạnh sự hài lòng đối với những lợi ích mà hệ thống ERP mang lại.
Nghiên cứu của Phạm Trà Lam (2018), với mục tiêu xem xét các nhân tố ảnh
hưởng đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán, tác giả đã tìm thấy sự
phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc
của nhân viên kế toán. Và sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán có tác
động đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên. Như vậy sự hài lòng của nhân
viên kế toán được xem như là biến trung gian để xem xét cảm nhận kết quả công
việc của nhân viên kế toán.
1.2.2


Xác định khe hổng nghiên cứu

Theo Jiang và cộng sự (2012), thảo luận về sự hài lòng trong nghiên cứu HTTT.
Sự hài lòng đối với hệ thống thông tin được chia thành hai loại: sự hài lòng của
nhân viên sử dụng đối với hệ thống thông tin và sự hài lòng trong công việc của
nhân việc sử dụng đối với hệ thống thông tin. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu


12

về sự hài lòng của nhân viên sử dụng đối với hệ thống thông tin như nghiên cứu của
Ives và cộng sự (1983), Lee và Pow (1996), Wang và cộng sự (2001)…Tuy nhiên
hiện nay, số lượng các nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc của nhân viên sử
dụng đối với hệ thống thông tin tương đối ít. Theo Ferratt và cộng sự (2005), nếu
một nhân viên của HTTT hài lòng với công việc hiện tại, nhân viên sẽ có ý định
nghỉ việc thấp hơn. Do đó, nếu doanh nghiệp thực hiện ứng dụng ERP, doanh
nghiệp cần quan tâm đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên sử dụng ERP.
Trong phần đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai của Joshi và Rai (2000),
tác giả khuyến nghị nên kiểm tra ảnh hưởng của công nghệ thông tin mới và thực
tiễn triển khai đối với nhân viên sử dụng HTTT. Nhận thấy được tầm quan trọng
của chất lượng thông tin và ảnh hưởng của việc ứng dụng ERP đối với công việc
của kế toán viên, luận văn này thực hiện xem xét chất lượng sản phẩm thông tin ảnh
hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng
ERP là cần thiết.
Từ kết quả nghiên cứu của Ling Hsiu Chen (2007), Morris và Venkatesh (2010),
S.Lakshmi và M.R.Vanithmani (2012), và trên cơ cở việc triển khai công nghệ mới
là một trong những sự kiện làm thay đổi tổ chức trong các công ty (Herold và cộng
sự 2007), tương tự hệ thống ERP có thể có tác động sâu sắc đến đặc điểm công việc
của một nhân viên (Devadoss và Pan 2007). Luận văn sẽ tiến hành kiểm chứng ảnh

hưởng của đặc điểm công việc đến sự hài lòng của nhân viên kế toán trong môi
trường ứng dụng hệ thống thông tin – cụ thể trong môi trường ứng dụng ERP tại
khu vực TP.HCM
Kế thừa kết quả nghiên của của Chang (2012), luận văn sẽ tiến hành xem xét
ảnh hưởng của chất lượng hệ thống thông tin (gồm tính bảo mật, dễ sử dụng và hiệu
quả) đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng
dụng ERP. Với đối tượng khảo sát chủ yếu là nhân viên thuộc lĩnh vực tài chính –kế
toán, luận văn sẽ đánh giá lại mức độ tác động của tính bảo mật , một trong những


13

nhân tố quan trọng để đo lường chất lượng hệ thống, có ảnh hưởng như thế nào đến
sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERP
Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng số
lượng các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên sử
dụng ERP là rất ít. Đặc biệt, nghiên cứu đi sâu tìm hiểu sự hài lòng công việc của
nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERP càng ít hơn. Riêng tại Việt Nam,
tác giả chỉ tìm thấy bài nghiên cứu của Phạm Trà Lam (2018) có nghiên cứu liên
quan đến sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP.
Vì những lý do trên, tác giả nhận thấy nghiên cứu sự hài lòng công việc của
nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERP là rất cần thiết. Do đó, luận văn
lựa chọn nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân
viên kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp (ERP) tại khu vực TP.HCM”
Kế thừa các kết quả nghiên cứu được trình bày trong phần khái quát các nghiên
cứu và phần nhận xét chung, đề tài thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP thông qua các
nhân tố sau: Đặc điểm công việc, Chất lượng thông tin và Chất lượng hệ thống.



14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Chương này luận văn trình bày khái quát các nghiên cứu có liên quan đến sự hài
lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERP cũng
như các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc. Thông qua việc khái quát
các nghiên cứu liên quan, luận văn tìm ra khe hổng nghiên cứu để thực hiện đề tài.
Chương tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến sự hài lòng về công
việc của nhân viên kế toán, lý thuyết về ERP, các nhân tố tác động đến sự hài lòng
công việc.


×