Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực logistic tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------0o0-----------

NGUYỄN ÁI NHI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
LOGISTICS TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------0o0-----------

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
THUỘC LĨNH VỰC LOGISTICS TẠI TP.HCM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. TRẦN ANH HOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019




LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Logistic tại TP.HCM” do chính
tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chưa
từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế
thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ
thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 03 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Ái Nhi




MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT - ABTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................1


2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................2

2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................2

2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................2
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
2.2.
3.

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................3

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .......................................................................3

3.1.

Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3

4.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4


4.1.

Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................4

4.2.

Phương pháp nghiên cứu định lượng .........................................................4

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5

6.

Kết cấu luận văn ..................................................................................................6

CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................7

Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................7

1.1.1.

Các nghiên cứu về áp dụng KTQT tại các doanh nghiệp ..........................7

1.1.2.

Các nghiên cứu về mức độ áp dụng KTQT tại các DN Logistics..............8


1.1.3.

Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT tại

các doanh nghiệp ....................................................................................................12


1.1.4.

Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT tại

các doanh nghiệp Logistics ....................................................................................15
1.2.

Nhận xét tổng quan kết quả các nghiên cứu có liên quan ........................16

CHƯƠNG 2.
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................18

Doanh nghiệp Logistics............................................................................18

2.1.1.

Khái niệm thuật ngữ Logistics .................................................................18

2.1.2.


Đặc điểm dịch vụ Logistics ......................................................................19

2.1.3.

Vai trò của dịch vụ Logistics ...................................................................20

2.1.4.

Phân loại dịch vụ Logistics ......................................................................21

2.1.4.1. Theo hình thức ...................................................................................21
2.1.4.2. Phân loại theo phạm vi ......................................................................21
2.1.4.3. Theo lĩnh vực .....................................................................................22
2.2.

Kế toán quản trị ........................................................................................23

2.2.1.

Các khái niệm kế toán quản trị .................................................................23

2.2.2.

Vai trò của kế toán quản trị ......................................................................24

2.3.

Nội dung của kế toán quản trị ..................................................................26

2.3.1.


Kế toán quản trị chi phí ............................................................................26

2.3.2.

Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh .....................................................27

2.3.3.

Hệ thống đánh giá thành quả trong doanh nghiệp ...................................28

2.3.4.

Hệ thống hỗ trợ cho việc ra quyết định ....................................................29

2.4.

Các lý thuyết nền có liên quan .................................................................30

2.4.1.

Lý thuyết dự phòng (Contingency theory) ...............................................30

2.4.2.

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) .......................32

2.4.3.

Lý thuyết ủy nhiệm ( Agency theory) ......................................................32


2.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT.....................................33

2.5.1.

Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................33

2.5.2.

Áp lực cạnh tranh .....................................................................................34

2.5.3.

Cam kết, hiểu biết của chủ sở hữu/người điều hành doanh nghiệp .........35

2.5.4.

Sự phân quyền quản lý .............................................................................35


2.5.5.

Trình độ của nhân viên kế toán ................................................................36

2.5.6.

Công nghệ thông tin .................................................................................37
Mô hình nghiên cứu đề xuất: Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán


2.6.

quản trị tại các công ty Logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh .............................38
CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................40

3.1.

Quy trình nghiên cứu................................................................................40

3.2.

Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................43

3.2.1.

Phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................43

3.2.2.

Thiết kế nghiên cứu định lượng ...............................................................55

3.2.2.1. Xây dựng thang đo ............................................................................55
3.2.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................56
3.2.2.3. Mẫu nghiên cứu .................................................................................56
3.2.2.4. Thu thập dữ liệu.................................................................................58
3.2.2.5. Đối tượng và phạm vi khảo sát..........................................................58
3.2.2.6. Phân tích dữ liệu ................................................................................58

3.2.2.7. Công cụ phân tích dữ liệu..................................................................60
CHƯƠNG 4.
4.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................61

Thực trạng về việc áp dụng KTQT tại các DN Logistics TP. Hồ Chí Minh
61

4.2.

Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................63

4.3.

Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................63

4.3.1.

Thống kê mô tả mẫu khảo sát ..................................................................63

4.3.2.

Phân tích hệ số Cronbach’s alpha ............................................................65

4.3.3.

Phân tích khám phá nhân tố .....................................................................69

4.3.3.1. Phân tích khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp

dụng kế toán quản trị .........................................................................................69
4.3.3.2. Phân tích khám phá thang đo áp dụng kế toán quản trị.....................72
4.3.4.

Phân tích hồi quy ......................................................................................74

4.3.4.1. Phân tích tương quan .........................................................................74


4.3.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ........................................................75
4.3.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến ....77
4.3.4.4. Phương trình hồi quy tuyến tính bội..................................................78
4.4.

Bàn luận kết quả nghiên cứu ....................................................................79

CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP .......................................84

5.1.

Kết luận ....................................................................................................84

5.2.

Hàm ý chính sách .....................................................................................84

5.3.


Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC”


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC:

Activities – Base – Costing

Chi phí dựa trên cơ sở hoạt động

BSC:

Balance – Score – Card

Bảng điểm cân bằng

CNTT:

Công nghệ thông tin

DN:

Doanh nghiệp

EVA:

Economic Value Add


HTTTKT:

Hệ thống thông tin kế toán

Giá trị kinh tế tăng thêm

IFAC (International Federation of Automatic Control): Liên đoàn kế toán quốc tế
IMA:

Institute of management Accountants

Viện kế toán quản trị

IRR:

Internal Rate of Return

KTQT:

Kế toán quản trị

KTQTCP:

Kế toán quản trị chi phí

NPV:

Net Present Value


Hiện giá thuần/ Giá trị hiện tại ròng

RI :

Residual Income

Chỉ tiêu lợi nhuận còn lại

ROI:

Return On Investment

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

SMA:

Strategic management Accounting

SP:

Sản phẩm

SX:

Sản xuất

TPHCM:

Thành Phố Hồ Chí Minh”


Tỷ suất sinh lời nội bộ

Kế toán quản trị chiến lược


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thang đo nghiên cứu nháp .................................................44
Bảng 3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................51
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp thang đo nghiên cứu chính thức ........................................52
Bảng 4.1 Thống kê mẫu khảo sát ..............................................................................64
Bảng 4.2 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Anpha) cho nhân tố Quy mô doanh
nghiệp (QMDN) ........................................................................................................65
Bảng 4.3 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Anpha) cho nhân tố Áp lực cạnh tranh
(ALCT) ......................................................................................................................66
Bảng 4.4 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Anpha) cho nhân tố Cam kết và hiểu
biết của chủ sở hữu/ quản lý của DN (CKHB) .........................................................66
Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Anpha) cho nhân tố Phân quyền quản
lý trong DN (PQQL) .................................................................................................67
Bảng 4.6 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Anpha) cho nhân tố Trình độ nhân viên
kế toán (TDNV) ........................................................................................................67
Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Anpha) cho nhân tố Công nghệ thông
tin (CNTT).................................................................................................................68
Bảng 4.8 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Anpha) cho nhân tố Áp dụng KTQT
trong DN (AD) ..........................................................................................................68
Bảng 4.9 Bảng phương sai trích lần thứ nhất (Biến độc lập) ....................................69
Bảng 4.10 Ma trận xoay nhân tố ...............................................................................71
Bảng 4.11 Bảng phương sai trích (Biến phụ thuộc)..................................................73
Bảng 4.12 Kết quả phân tích nhân tố AD .................................................................74
Bảng 4.13 Ma trận tương quan giữa các nhân tố ......................................................75
Bảng 4.14 Kết quả các trọng số hồi quy ...................................................................75

Bảng 4.15 Tổng kết mô hình .....................................................................................77
Bảng 4.16 Phân tích phương sai ANOVA ................................................................78


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................38
Hình 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn .................................................................41
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................51
Hình 3.3 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................56
Hình 3.4 Quá trình thu thập dữ liệu ..........................................................................58
Hình 4.1 Kết quả phương sai trích ............................................................................70


TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu của bài luận văn này nhằm kiểm định nhân tố tác động
đến khả năng áp dụng KTQT trong các DN Logistics tại TPHCM. Các nghiên cứu
trước chủ yếu là xây dựng tổ chức KTQT cho các DN Logistics. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Quy mô doanh nghiệp, Áp lực cạnh tranh, Cam kết và hiểu biết của
chủ sở hữu/ người điều hành doanh nghiệp, Phân quyền quản lý trong DN, Trình độ
nhân viên kế toán, Công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT
vào các DN Logistics tại TPHCM. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số
khuyến nghị cho các DN Logistics tại Việt Nam giúp nhà quản trị áp dụng KQTQ
trong DN để nắm bắt được thông tin kịp thời chính xác để ra quyết đinh, lập kế
hoạch kinh doanh.
Từ khóa: Áp dụng kế toán quản trị, nhân tố ảnh hưởng, Logistics.


ABTRACT
This article uses a survey to verify the factors which affect the ability of
applying management accounting at Logistics enterprises in Ho Chi Minh City.

Previous studies are mainly construction of management accounting for logistics
firms. The findings indicate that Enterprise size, Competitive pressure,
Commitment and understanding of the owner / operator of the enterprise,
Decentralization of management in the enterprise, Level of accountant, Information
technology have affected the ability to apply management accounting to the
logistics companies in Ho Chi Minh City. Basing on results of the research, the
author made a number of recommendations for Logistics enterprises in Vietnam in
order to help managers apply the management accounting in enterprises to get
accurate and timely information for decision making and business planning.
Keywords: Applying accounting management, influencing factors, Logistics.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kế toán quản trị tồn tại rất lâu, tuy nhiên kế toán quản trị mới được hệ thống
hoá và phát triển một cách hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập kỷ gần đây
trong các Doanh nghiệp. Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán ra
đời trong điều kiện kinh tế thị trường, cung cấp thông tin cho những nhà quản lý tại
Doanh nghiệp thông qua các báo cáo kế toán nội bộ. Thông tin chi phí do kế toán
quản trị cung cấp chủ yếu phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Biết và
hiểu về chi phí sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định tối ưu để phục vụ cho
quá trình quản lý của Doanh nghiệp.
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn
cầu hóa tự do thương mại, các hoạt động Logistics được sử dụng xuyên suốt từ sản
xuất tới tiêu dùng, nó ngày càng giữ vai trò quan trọng nâng cao năng lực cạnh
tranh của các ngành sản xuất, dịch vụ và của toàn nền kinh tế nói chung. Bên cạnh
đó, sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử và ngành công nghiệp tự
động hóa là những yếu tố chính thúc đẩy thị trường Logistics toàn cầu hiện nay.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát
triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% – 16%,
có quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm. Tham gia thị trường Logistics gồm có
khoảng 3.000 doanh nghiệp nội và còn khoảng có 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu
thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức.
Hiện nay, các công ty Logistics tên tuổi nổi tiếng như DHL, FedEx, UPS,
Maersk là những doanh nghiệp Logistics đa quốc gia lớn nhất thế giới hầu hết đang
hoạt động tại Việt Nam, chiếm tỷ trọng đáng kể trên thị trường dịch vụ Logistics
của đất nước. Thị trường Logistics Việt Nam còn khá non trẻ, chỉ đóng góp một
phần nhỏ cho GDP chỉ 3 – 4%, năng lực giữa các doanh nghiệp không đồng đều,
thiếu chuyên nghiệp. Mục tiêu của kế hoạch trên là đến năm 2025, tỷ trọng đóng
góp của ngành dịch vụ Logistics vào GDP đạt 8% – 10%, tốc độ tăng trưởng dịch


2

vụ đạt 15% – 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics đạt 50% – 60%, chi phí
Logistics giảm xuống tương đương 16% – 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực
quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt từ 50 trở lên. Do đó, để tồn tại và phát
triển trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các DN phải có
những chính sách, chiến lược cạnh tranh tốt. Để đạt được những điều đó thì trong
công tác kế toán phải cung cấp được thông tin kịp thời, hữu hiệu nhằm phục vụ cho
công việc quản lý, điều hành và ra quyết định nhanh chóng, ngoài ra, KTQT còn
giúp DN đo lường hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong DN. Vì vậy, KTQT
như là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ các nhà quản trị. Tuy nhiên, cho đến nay các
nghiên cứu về KTQT trong lĩnh vực Logistics trên thế giới cũng như tại Việt Nam
vẫn còn hạn chế, đa phần là nghiên cứu trên thế giới chỉ mới nghiên cứu về về áp
dụng công cụ KTQT như ABC, BSC, EVA… Còn tại Việt Nam các nghiên cứu chỉ
dừng lại ở mức độ xây dựng hệ thống KTQT trong lĩnh vực Logistics.
Nắm bắt được tầm quan trọng của KTQT đối với DN nên tác giả đã lựa chọn

đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Logistics tại TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động và mức độ tác
động của chúng đến đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
Logistics tại Tp.HCM.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
 Nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ Logistics tại Tp.HCM.
 Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc áp dụng KTQT trong
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ Logistics tại Tp.HCM.


3

 Đề xuất các hàm ý giải pháp phù hợp dựa vào kết quả nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu này với mong muốn giúp cho những người quan tâm
đến lĩnh vực Logistics hiểu được sự tác động của các nhân tố đến việc áp dụng kế
toán quản trị vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Logistics, có thêm cở sở để xem
xét và cân nhắc việc nên hay không áp dụng công cụ kế toán quản trị vào quản lý
kinh doanh. Góp phần là bằng chứng thực nghiệm vào kho tàng tri thức để các nhà
nghiên cứu ứng dụng thiết kế các nghiên cứu cụ thể của họ.
2.2.

Câu hỏi nghiên cứu


“Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT
trong các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại TP.HCM?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp dụng KTQT
trong các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại TP.HCM như thế nào?
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng
KTQT. Qua đối tượng nghiên cứu này, luận văn sẽ nhận diện các nhân tố nào tác
động đến việc áp dụng KTQT tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Logistics ở
TP.HCM, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với
nhau.”
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

 Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 3
năm 2019.
 Không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp Logistics tại TP.HCM đang áp
dụng KTQT.
 Dữ liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu như sách, báo cáo của ngành, website,
các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
 Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu được thu thập thông qua điều tra trực tiếp các chuyên
gia và bảng câu hỏi khảo sát phát trực tiếp đến đối tượng được khảo sát.


4


4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả đã kết hợp phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
4.1.

Phương pháp nghiên cứu định tính

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất “Những nhân tố nào đang ảnh
hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp Logistics tại TP.HCM ?”,
tác giả nghiên cứu tài liệu và tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia có kinh
nghiệm trong lĩnh vực KTQT và các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải Logistics để
tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến việc xác định các nhân tố tác động đến
khả năng áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp Logistics tại TP.HCM. Thành
phần tham dự các cuộc thảo luận và trao đổi trực tiếp gồm 10 chuyên gia: 3 giám
đốc tài chính, 4 kế toán trưởng, và 3 trưởng phòng kế toán có kinh nghiệm lĩnh vực
Logistics.
Sau khi trao đổi bằng các kỹ thuật phỏng vấn sâu và xin ý kiến chuyên gia
dựa trên mô hình đề xuất ban đầu về các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng
KTQT trong các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại TP.HCM tác giả xây dựng được
mô hình nghiên cứu chính thức.”Đồng thời các chuyên gia cũng tiến hành thảo luận
và xây dựng thang đo cho các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT trong
các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại TP.HCM. Từ nội dung trao đổi, tác giả sử
dụng kết quả cuối cùng để làm cơ sở cho việc chuẩn hóa thang đo xây dựng bảng
câu hỏi để khảo sát và sau đó vận dụng phương pháp định lượng để kiểm định độ
tin cậy hợp lý của thang đo.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu định lượng


Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai “Mức độ tác động của từng nhân tố
đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp Logistics tại TP.HCM như thế
nào?”. Từ kết quả thảo luận chuyên gia, tác giả tiến hành xây dựng thang đo, bảng
câu hỏi khảo sát, tiến hành khảo sát sau đó làm sạch dữ liệu và phân tích dữ liệu
theo các mục tiêu và các giả thuyết đưa ra. Tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích


5

thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22 để đưa ra được kết quả nghiên cứu
bao gồm: thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.”
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý thuyết: Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng
KTQT, kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với những nghiên cứu tiếp theo
có cùng chủ đề.
Về mặt thực tiễn:
KTQT là hệ thống thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho các
nhà quản trị nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị trong nội bộ DN. Thông tin KTQT giúp
cho nhà quản trị trong nội bộ DN ra các quyết định quản lý và điều hành doanh
nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và nâng cao khả năng cạnh tranh trên
thương trường. KTQT đã ra đời từ lâu và áp dụng hiệu quả ở các doanh nghiệp trên
TG. Tuy nhiên, tại VN, nghiên cứu và ứng dụng KTQT trong quản lý và điều hành
doanh nghiệp trong những thập niên gần đây nhất là từ khi VN chuyển từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước.
Cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành Logistics cũng đang phát
triển mạnh mẽ đồng thời phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt với các đơn vị
cùng ngành đến từ các nước phát triển trên thế giới.
Để tồn tại và phát triển, các công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics trên

địa bàn TPHCM cần phải áp dụng các phương pháp quản trị tiên tiến trong quản lý
và điều hành doanh nghiệp. Với tư cách là công cụ quản lý, KTQT sẽ đáp ứng
những yêu cầu thông tin kịp thời, thích hợp cho các quyết định của nhà quản trị. Vì
vậy, áp dụng KTQT tại DN sẽ giúp các nhà quản trị có được những quyết định thích
hợp cho mỗi tình huống cụ thể. Tuy nhiên, để áp dụng KTQT thành công cần phải
nghiên cứu kỹ những nhân tố tác động để có giải pháp và mức độ vận dụng thích
hợp cho từng DN. Luận văn tiến hành nghiên cứu để phân tích các nhân tố ảnh


6

hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Logistics, từ
nghiên cứu này giúp cho các nhà quản trị trong lĩnh vực Logistic tại TP.HCM nói
chung và cả nước nói riêng có được cái nhìn tổng quát về lợi ích của áp dụng
KTQT, tìm kiếm được các yếu tố tác động đến việc áp dụng KTQT trong doanh
nghiệp của họ.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục luận văn gồm 5 chương:
 Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu tài liên quan đến đề tài
 Chương 2: Cở sở lý thuyết và lý thuyết nền
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
 Chương 5: Kết luận và hàm ý giải pháp


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả tóm tắt sơ lược lại các nghiên cứu trước có liên
quan đến đề tài đặc biệt là các bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp

dụng KTQT tại các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Để từ đó tác giả đưa
ra được nhận xét về kết quả mà các nghiên cứu trước đã tìm được và xác định khe
hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu.
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu trước

1.1.1. Các nghiên cứu về áp dụng KTQT tại các doanh nghiệp
Chenhall và Langfield-Smith (1998) “Adoption and benefits of management
accounting practices: an Australian study” đã khảo sát về việc áp dụng KTQT
truyền thống và hiện đại trong các công ty sản xuất ở Úc. Những phần hành này
được chia thành 5 nhóm chính theo chức năng: Lập kế hoạch dài hạn, hệ thống dự
toán chi tiết, chi phí sản xuất, đánh giá thành quả, hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống cao hơn so
với các kỹ thuật mới được phát triển. Tuy nhiên, các kỹ thuật mới như hệ thống chi
phí dựa trên hoạt động (ABC) đã được áp dụng rộng rãi hơn so với các nghiên cứu
trước đó, và nhiều công ty sản xuất lớn có ý định chú trọng hơn vào các kỹ thuật
mới trong tương lai.
Maliah bt. Sulaiman, Nik Nazli Nik Ahmad and Norhayati Alwi (2004)
“Management accounting practices in selected Asian countries” nghiên cứu được
thực hiện tại Singapore, Ấn Độ, Malaysisa, Trung Quốc đã xem xét mức độ các
công cụ KTQT truyền thống và hiện đại đang được sử dụng tại bốn quốc gia Châu
Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng công cụ KTQT hiện đại đang thiếu ở
bốn quốc gia này và các công cụ KTQT truyền thống vẫn được sử dụng rộng rãi.
Nghiên cứu của Ahmad (2012) “The use of management accounting
practices in Malaysian SMES” chỉ ra rằng sự vận dụng các kỹ thuật truyền thống


8


nhiều hơn kỹ thuật hiện đại của KTQT. Các DN vừa của Malaysia vận dụng các kỹ
thuật KTQT nhiều hơn so với các DN nhỏ.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Sương (2013) “Tổ chức công tác kế toán
quản trị tại Công ty sợi thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ” đã làm rõ
bản chất của KTQT và những nội dung của KTQT trong doanh nghiệp dệt may Hòa
Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công ty có lập dự toán cho sản xuất, tập hợp đầy
đủ thông tin chi phí phục vụ cho tính giá thành chính xác, bên cạnh đó công ty còn
sử dụng một số mẫu báo cáo phục vụ trong KTQT đáp ứng phần nào thông tin cho
nhà quản trị trong việc quản trị công ty. Tuy nhiên, việc áp dụng KTQT còn hạn
chế, hệ thống lập dự toán của công ty chưa đầy đủ.
Theo Phạm Thị Tuyết Minh (2015), luận án tiến sĩ kinh tế “Tổ chức công tác
KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam”.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các công ty thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô
Việt Nam đều có bộ phận KTQT được tổ chức chung với bộ phận KTTC chưa có
bộ phận KTQT riêng và thực hiện chưa đúng chức năng của nó. Mức độ thông tin
KTQT cung cấp cho nhà quản trị để ra quyết định chưa thực sự phản ánh được tầm
quan trọng của KTQT trong việc ra quyết định. Các công ty thuộc Tổng công ty đều
đã quan tâm đến việc lập dự toán nhưng chủ yếu là dự toán mua vật tư, dự toán bán
hàng và dự toán doanh thu, những dự toán khác chưa được áp dụng.
1.1.2. Các nghiên cứu về mức độ áp dụng KTQT tại các DN Logistics
Khi điều tra về thực hành quản lý chất lượng Logistics và so sánh mức độ
thực hành quản lý chất lượng giữa các công ty sản xuất và công ty Logistics tại Úc
Shams-ur Rahman (2008) “Quality management in logistics services: A comparison
of practices between manufacturing companies and logistics firms in Australia” đã
chỉ ra rằng mức độ áp dụng quy trình quản lý chất lượng của các công ty sản xuất
cao hơn so với công ty Logistics. Các công ty Logistics chưa chú trọng trong việc
quản trị chất lượng dịch vụ của mình.
Nghiên cứu của Hu Mingming và các cộng sự (2010) “Research on
Performance Evaluation of Logistics Enterprises Based on the Balanced



9

Scorecard”. Thị trường Logistics ở Trung Quốc phát triển mạnh, nhưng các doanh
nghiệp Logistics nội địa chỉ đáp ứng được 20%, phần còn lại là do các doanh
nghiệp nước ngoài cung ứng. Điều này cho thấy triển vọng phát triển ngành
Logistics của các công ty Logistics Trung Quốc là rất cao và rất cấp bách để tăng
cường cải thiện về sức mạnh và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại.
Theo các tác giả đánh giá hiệu quả doanh nghiệp là cách tốt để cải thiện và nâng
cao hiệu quả của các doanh nghiệp Logistics. Dựa trên lý thuyết các bên liên quan,
bài viết này đã mở rộng bốn quan điểm ban đầu của BSC thêm vào chỉ tiêu các bên
liên quan để xây dựng hệ thống đánh giá khoa học và hợp lý phản ánh hiệu quả của
các doanh nghiệp Logistics một cách hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của Justyna Dobroszek và Anna Szychta (2015) “Indicators as
an Instrument of measurement in management accounting in Logistics Enterprise in
Poland” đã trình bày các chỉ số trong KTQT được tính toán để đo lường hiệu suất
kinh doanh tại các doanh nghiệp Logistics ở Ba Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tầm quan trọng của việc áp dụng KTQT và hệ thống KTQT được triển khai khoảng
một nửa các doanh nghiệp Logistics tại Ba Lan, dựa trên các chỉ số phân tích để
giúp nhà quản trị thấy được rủi ro, lập kế hoạch, ra quyết định đầu tư cũng như đưa
ra chiến lược hoạt động.
Năm 2004, Drew Stapleton và các cộng sự đã đưa ra kết luận phương pháp
ABC giúp cho các công ty hoạt động hiệu quả hơn, nó thay thế cách tính toán bằng
phương pháp truyền thống, tính toán chi phí sản phẩm dựa trên chi phí lao động,
loại bỏ hoặc làm giảm các hoạt động phi giá trị tăng thêm. Bên cạnh đó, tác giả
cũng đưa ra mặt hạn chế về việc áp dụng phương pháp ABC này là tốn kém về chi
phí hoạt động, tốn nhiều thời gian thích nghi và điều chỉnh. Vào năm 2008, Adil
Baykasoglu và Vahit Kaplanoglu đưa ra kết luận các công ty vận tải đường bộ áp
dụng kỹ thuật tính giá dựa trên chi phí hoạt động (ABC) có sự khác biệt rõ rệt về
phân bổ chi phí hợp lý hơn so với phương pháp truyền thống. Tiếp theo đó vào năm

2011, tác giả Xiao Ma, Jie Li và Bin Yang ở Trung Quốc đã cho thấy được lợi ích
khi áp dụng phương pháp tính giá dịch vụ Logistics dựa trên chi phí hoặt động.


10

Năm 2015, các nhà nghiên cứu Zoltán Bokor và Rita Markovits-Somogyi nhận thấy
được vấn đề nan giải của ngành Logistics đang chịu phải một áp lực về cạnh tranh
gay gắt trên thị trường Châu Âu. Các DN logistics phải cung cấp dịch vụ chất lượng
cao với giá thấp nhất có thể và đồng thời phải hoạt động bền vững thì mới có thể
tồn tại được. Để đáp ứng được các yêu cầu đó thì đòi hỏi thông tin phải kịp thời,
chính xác và đáng tin cậy. Vì vậy mà tác giả đã nghiên cứu xây dựng mô hình về
ứng dụng KTQT sử dụng kỹ thuật xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC).
Thông qua kỹ thuật tính toán này tác giả nhấn mạnh rằng các chi phí dịch vụ do sử
dụng phương pháp ABC cung cấp có thể chính xác hơn so với phương pháp truyền
thống.
Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, tại Việt Nam cũng các một số tác giả
tiến hành nghiên cứu về mức độ áp dụng KTQT trong DN Logistics.
“Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa
Logistics trên địa bàn TP.HCM” luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành Kim Dung Đại
học Kinh Tế TPHCM (2013), tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức
KTQT khảo sát tại 30 doanh nghiệp vận tải thủy nội địa Logistics có 30% DN có
quy mô lớn và 70% DN có quy mô vừa và nhỏ. Qua khảo sát tác giả thấy được các
DN vận tải thủy nội địa Logistics có xây dựng hệ thống KTQT chỉ chiếm 23.33%,
trong khi đó các công ty chưa xây dựng hệ thống KTQT chiếm 76.67%. Trong các
DN có xây dụng hệ thống KTQT thì DN có quy mô lớn chiếm 67%, còn lại 33%
DN có quy mô vừa và nhỏ. Các DN có quy mô vừa và nhỏ chưa xây dựng hệ thống
KTQT chiếm đến 95%, có xây dựng hệ thống KTQT chỉ chiếm 5%. Bên cạnh đó,
thiếu nguồn lực được đào tạo chuyên môn về KTQT, chi phí bỏ ra lớn để đào tạo
nhân viên KTQT cũng ảnh hưởng đến xây dựng hệ thống KTQT.

Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Mai Thơm luận án tiến sĩ Đại học Hàng
Hải Việt Nam (2012) “Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành
trong các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam”. Luận án đã xây dựng một mô hình
tổ chức công tác KTQT chi phí và tính giá thành vận tải dự toán chuyến đi ứng
dụng cho các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam. KTQT sẽ là nguồn cung cấp


11

thông tin quan trọng, có cơ sở khoa học và thực tế linh hoạt, đáng tin cậy cho việc
ra các quyết định về giá cước, kiểm soát chi phí và các quyết định quản trị khác.
Bên cạnh đó, tác giả rút ra được những mặt đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại
trong công tác kế toán chi phí như tính giá thành; phân loại và nhận diện chi phí; dự
toán chi phí hỗn hợp; phân tích chi phí theo góc độ của KTQT.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan luận án tiến sĩ Đại học Kinh tế Quốc
dân (2012) “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong các công ty
vận tải đường bộ Việt Nam” tác giả đã tìm hiểu thực trạng của tổ chức KTQT chi
phí vận tải hàng hóa trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam, cho thấy tầm
quan trọng của KTQT để từ đó đưa ra các giải pháp để nghiên cứu hoàn thiện tổ
chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong các doanh nghiệp vận tải đường
bộ Việt Nam.
Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Nguyệt luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế
TP.HCM (2014) “Tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực Logistics trên địa bàn TP.HCM”, tác giả thu được 70 mẫu khảo sát, hầu hết
các DN Logistics chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ chiếm 71,4%, DN có quy mô lớn
chiếm tỷ trọng 25,7%, các DN còn lại siêu siêu nhỏ. Trình độ nhân viên kế toán có
trình độ đại học là 67,1%, cao đẳng chiếm 54,3%, trung cấp chiếm tỷ lệ 17,1%, còn
trình độ thạc sĩ chiếm 5,7%. Trong mẫu khảo sát có 22,8% cho rằng KTQT là một
bộ phận độc lập, 68,6% cho rằng KTQT là một bộ phận có liên kết với KTTC, còn
lại cho rằng KTQT là một bộ phận của KTTC. Nghiên cứu cũng đưa ra hạn chế về

trình độ kế toán quản trị của các DN Logistics.
Nghiên cứu của Đặng Thị Thúy Hà luận án tiến sĩ Đại học Kinh Tế Quốc
dân (2017) “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ Logistics ở Việt Nam”. Tác giả tập trung nghiên cứu HTTTKT trong lĩnh
vực Logistics để giúp hiểu hơn về bản chất của HTTTKT và các yếu tố cấu thành
HTTTKT bao gồm các thành phần chính sau đây: (1) con người, (2) hệ thống chứng
từ - tài khoản - sổ và báo cáo kế toán, (3) các chu trình kinh doanh, (4) cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin và (5) kiểm soát nội bộ. Những thành phần này ảnh hưởng trực


12

tiếp hoặc gián tiếp lẫn nhau một cách liên tục để duy trì hoạt động và sự tồn tại cũng
như để đạt được các mục tiêu chung của hệ thống. Hệ thống thông tin giúp tạo ra
đáp ứng các thông tin kế toán, quản trị một cách kịp thời để ra quyết định hỗ trợ các
nhà quản trị lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch đã đề
ra.
1.1.3. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT tại
các doanh nghiệp
Mitchell và Reid (2000) “Problems, challenges and opportunities: the small
business as a setting for management accounting research” đã lập luận rằng các
công ty vừa và nhỏ có tầm quan trọng trong nền kinh tế, nó có tính linh hoạt cao dễ
dàng thích ứng với môi trường mới, do đó các DN vừa và nhỏ cũng có thể phát triển
KTQT. Vì vậy, quy mô doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến áp dụng KTQT trong
doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Neal G.O’Connor, Chee W.Chow, Anne Wu (2004), “The
adoption of “Western” management accounting/controls in China's state-owned
enterprises during economic transition” tác giả đưa ra 9 yếu tố tác động đến việc áp
dụng KTQT tại các doanh nghiệp nhà nước, những nhân tố này ở cấp độ từ vĩ mô,
cấp độ tổ chức, cấp độ cấu trúc của tổ chức. Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy các

doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc đã tăng cường tìm hiểu những ảnh hưởng
của việc áp dụng KTQT, tác giả tìm ra được các nhân tố thuộc về quốc gia như hệ
thống pháp luật, hệ thống chính trị, trình độ của lực lượng lao động, mức độ cạnh
tranh, quy mô doanh nghiệp.
“The impact of firm characteristics on management accounting practices: A
UK-based empirical analysis”. Nghiên cứu của Magdy Abdel-Kader và Robert
Luther được đăng trên tạp chí British Accouting Review (2008). Hai nhà nghiên
cứu này đã nghiên cứu mối quan hệ của đặc tính doanh nghiệp lên thực hành kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc ngành thực phẩm đồ uống tại Anh.
Nghiên cứu cho thấy thực hành KTQT chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài và
bên trong doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này tác giả đưa vào 2 biến mới là quyền


13

lực khách hàng và tính mau hỏng của sản phẩm. Kết quả nghiên cứu đưa ra 7 nhân
tố tác động tích cực đến thực hành KTQT: Tính không chắc chắn của môi trường;
Quyền lực của khách hàng, Chiến lược cạnh tranh; Quy mô doanh nghiệp; Mức độ
phức tạp của hệ thống xử lý; Mức độ áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến; Thực hiện
hệ thống sản xuất tức thời-JIT.
Nghiên cứu của E.W.T. Ngai và các cộng sự (2008) “Logistics information
systems: The Hong Kong experience” nghiên cứu được thực hiện ở 195 công ty
Logistics ở Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Công nghệ thông tin
tác động mạnh mẽ đến việc áp dụng hệ thống thông tin trong quản trị Logistics.
Theo điều tra cho thấy tỷ lệ chấp nhận áp dụng hệ thống thông tin trong quản trị
Logistics là 35.2%, mức này thấp hơn so với nghiên cứu được khảo sát tại Mỹ
(Rutner et al, 2001) rào cản này là do yếu tố văn hóa của tổ chức, không đủ tài
chính gây ra.
Nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012), “Factors Explaining the Extent of
Use of Management Accounting Practices in Malaysian Medium Firms”. Nghiên

cứu này được thực hiện tại các doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa và nhỏ ở
Malaysia để xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế
toán quản trị. Việc áp dụng kế toán quản trị trong bài nghiên cứu này được đề cập
cụ thể ở năm nội dung: hệ thống kế toán chi phí, lập dự toán ngân sách, hệ thống
đánh giá hiệu suất (dựa trên trách nhiệm quản lý), hệ thống hỗ trợ ra quyết định và
kế toán quản trị chiến lược. Năm nhân tố đề xuất mà Kamilah Ahmad đã đưa ra:
quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trên thị trường, cam kết của chủ sở
hữu/người quản lý doanh nghiệp; áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến; trình độ
chuyên môn của nhân viên kế toán, sẽ tác động đến áp dụng kế toán quản trị trong
doanh nghiệp. Sau khi tiến hành nghiên cứu và khảo sát thì tác giả đã tìm được 4
nhân tố có tác động đến việc áp dụng KTQT, còn nhân tố trình độ chuyên môn của
nhân viên kế toán thì không có ảnh hưởng. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra
rằng, yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp đều có thể ảnh hưởng đến việc áp
dụng KTQT tại các doanh nghiệp vừa ở quốc gia đang phát triển.


×