Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phân phối bán lẻ hiện đại tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

NGUYỄN THÀNH PHÚ QUÝ

CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

NGUYỄN THÀNH PHÚ QUÝ

CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại (hướng ứng dụng)
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN NGỌC HÒA

TP. Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố cấu thành NLCT
Doanh nghiệp PPBL hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên
cứu của bản thân tơi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Hòa.
Bài luận văn được đúc kết từ quá trình học tập, nghiên cứu thị trường. Các luận điểm,
dữ liệu thơng tin được trích dẫn đầy đủ, kết quả trong luận văn đảm bảo tính trung
thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ hình thức nghiên cứu nào trước đây.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam kết trên.
Tp Hồ Chí Minh, ngày.….tháng…..năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thành Phú Quý


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP

PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH ........................................ 9
1.1

Hoạt động Phân phối bán lẻ ....................................................................................9

1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................................9
1.1.2 Kênh phân phối bán lẻ hiện đại ...............................................................................10
1.2

Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Phân phối bán lẻ ........................................11

1.2.1 Khái niệm .................................................................................................................11
1.2.2 Tiêu chí đánh giá NLCT ..........................................................................................15
1.3

Kinh nghiệm từ các tập đoàn PPBL nước ngoài ................................................16

1.3.1 WalMart (Mỹ) ..........................................................................................................16
1.3.2 Amazon (Mỹ) ...........................................................................................................17
1.4

Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến lĩnh vực PPBL ...................18

1.4.1 Nghiên cứu của Ashok K. Lalwani và cộng sự (năm 2000) ....................................18
1.4.2 Nghiên cứu Eleonora Pantano và Harry Timmermans (2014) ................................21
1.4.3 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường (2017) ............................................................22
1.4.4 Nghiên cứu của Nguyễn Trung Hiếu (2014) ...........................................................25
1.5

Nhân tố cấu thành NLCT sử dụng trong luận văn .............................................27


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP PHÂN
PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TẠI TP HỒ CHÍ MINH ............................. 34


2.1

Giới thiệu chung về tình hình kinh tế xã hội TP Hồ Chí Minh .........................34

2.1.1 Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế TPHCM ..............................34
2.1.2 Lợi thế của Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước ..............................................36
2.1.3 Kết cấu kênh PPBL tại thành phố Hồ Chí Minh .....................................................40
2.2

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................44

2.2.1 Nghiên cứu định tính ...............................................................................................44
2.2.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................................48
2.2.3 Kết quả kiểm định ....................................................................................................49
2.3

Phân tích các nhân tố cấu thành NLCT Doanh nghiệp PPBL hiện đại tại TP.

Hồ Chí Minh.................................................................................................................51
2.3.1 Năng lực Tài chính...................................................................................................52
2.3.2 Năng lực máy móc Thiết bị Cơng nghệ ...................................................................53
2.3.3 Năng lực tổ chức, quản lý nhân sự ..........................................................................54
2.3.4 Năng lực động của Doanh nghiệp............................................................................56
2.3.5 Năng lực vận dụng trải nghiệm mua sắm thông minh .............................................57
2.3.6 Năng lực vận dụng Chất lượng Giá cả SPDV .........................................................59

2.4

Đánh giá các nhân tố cấu thành NLCT của Doanh nghiệp PPBL hiện đại .....61

2.4.1 Những kết quả khả quan ..........................................................................................61
2.4.2 Những hạn chế .........................................................................................................63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH
NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH ..................... 66
3.1

Quan điểm phát triển và mục tiêu nâng cao NLCT đến năm 2020 ..................66

3.1.1 Quan điểm ................................................................................................................66
3.1.2 Mục tiêu ...................................................................................................................67
3.2

Giải pháp nâng cao NLCT ....................................................................................67

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao Năng lực tài chính ..........................................................67


3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực động của Doanh nghiệp ..................................68
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực chất lượng giá cả SPDV..................................69
3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao Năng lực tổ chức quản lý Nhân sự ................................72
3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao trải nghiệm mua sắm thông minh cho Khách hàng .......73
3.2.6 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực máy móc thiết bị Cơng nghệ ...........................74
3.3

Kiến nghị với Nhà nước.........................................................................................76


3.4

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................76

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLCT: Năng lực cạnh tranh
PPBL: Phân phối bán lẻ
TTTM: Trung tâm thương mại
SPDV: Sản phẩm dịch vụ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mô tả các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ trong ngành bán lẻ ...... 19
Bảng 1.2: Thang đo gốc theo nghiên cứu của Ashok K. Lalwani và cộng sự ........... 19
Bảng 1.3: Mô tả các nhân tố cấu thành Trải nghiệm mua sắm thông minh ............. 22
Bảng 1.4: Mô tả các nhân tố cấu thành NLCT Tổng cơng ty TM Sài Gịn ............... 23
Bảng 1.5: Thang đo gốc theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường ............................ 23
Bảng 1.6: Mô tả các nhân tố cấu thành NLCT doanh nghiệp PPBL Hải Phòng ..... 25
Bảng 1.7: Thang đo gốc theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Hiếu ........................... 26
Bảng 1.8: Tổng hợp kế thừa nhân tố cấu thành NLCT Doanh nghiệp PPBL .......... 27
Bảng 1.9: Mô tả yếu tố cấu thành NLCT đề nghị cho Doanh nghiệp PPBL hiện đại
tại TP. Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 30
Bảng 1.10: Thang đo đề nghị các yếu tố cấu thành NLCT Doanh nghiệp PPBL hiện
đại tại TP. Hồ Chí Minh ................................................................................................. 31
Bảng 2.1: Tỷ trọng 9 ngành dịch vụ .............................................................................. 35
Bảng 2.2: Chỉ tiêu so sánh Thành phố với cả nước ..................................................... 37
Bảng 2.3: So sánh về lao động TPHCM và cả nước .................................................... 38

Bảng 2.4: Chi tiêu so sánh TP với cả nước ................................................................... 39
Bảng 2.5: Xếp hạng chỉ số NLCT (PCI) Thành phố giai đoạn 2011-2016 ................ 39
Bảng 2.6: Số lượng các chợ, siêu thị và TTTM tại Hồ Chí Minh............................... 44
Bảng 2.7: Danh sách nhóm chun gia, cán bộ quản lý .............................................. 45
Bảng 2.8: Thang đo sau nghiên cứu định tính ............................................................. 46
Bảng 2.9: Nhân khẩu học ............................................................................................... 49
Bảng 2.10: “Kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1” ....................................................... 49
Bảng 2.11: “Kiểm định nhân tố khám phá EFA” ....................................................... 51
Bảng 2.12: Thống kê Năng lực Tài chính ..................................................................... 53
Bảng 2.13: Thống kê Năng lực máy móc Thiết bị công nghệ ..................................... 54
Bảng 2.14: Thống kê Năng lực tổ chức quản lý nhân sự ............................................ 56


Bảng 2.15: Thống kê Năng lực động của Doanh nghiệp ............................................. 57
Bảng 2.16: Thống kê Năng lực vận dụng trải nghiệm mua sắm thông minh ........... 59
Bảng 2.17: Thống kê Năng lực vận dụng Chất lượng Giá cả SPDV ......................... 60
Bảng 2.18: Điểm trung bình các nhân tố cấu thành NLCT Doanh nghiệp PPBL hiện
đại tại TP. Hồ Chí Minh ................................................................................................. 61
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Các kênh phân phối sản phẩm ....................................................................... 9
Biểu đồ 2.1 Tần suất mua sắm tại các kênh GT ............................................................... 42
Biểu đồ 2.2 Tần suất mua sắm tại các kênh MT .............................................................. 43


TĨM TẮT
1.

Lý do chọn đề tài
Trong q trình hội nhập, TP Hồ Chí Minh đóng vai trị là đầu tàu thương mại


- dịch vụ, kinh tế, tài chính của cả nước. Lợi thế về vị trí địa lý giúp TP.HCM trở
thành mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế. Ngày nay dịch vụ PPBL góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế đáng kể. Sự phát triển của dịch vụ này theo hướng hiện đại không
chỉ cung cấp các sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng, mà còn cung cấp các dịch vụ bổ sung tăng thêm sự thuận tiện và trải
nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị phần kênh bán lẻ hiện đại ghi
nhận sự lệch pha với kênh truyền thống. Kênh hiện đại là một xu hướng tất yếu của
xã hội, nhưng để phát triển toàn diện và vượt bậc, đó là một q trình dài hạn và
xun suốt.
Hoạt động PPBL hiện đại đối mặt nhiều khó khăn như: cơ sở hạ tầng dành cho
TTTM còn nhiều yếu kém nên việc xây dựng các gặp khó khăn, thói quen mua sắm
hiện đại của khách hàng, tài chính, kỹ thuật công nghệ.. Để tận dụng tốt những cơ


hội, vượt qua những trở ngại, khó khăn thách thức của tồn cầu hóa, các doanh nghiệp
PPBL Việt Nam tại Hồ Chí Minh phải nâng cao NLCT.



Chính vì các lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố cấu thành
NLCT doanh nghiệp PPBL hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu,
đóng góp cơng cuộc xây dựng TP.HCM phát triển.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Các nhân tố cấu thành NLCT doanh nghiệp PPBL hiện đại Việt Nam tại TP.

Hồ Chí Minh. Từ đó đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, làm rõ những
hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của doanh nghiệp PPBL hiện đại
của Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

3.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, sử dụng phương pháp kiểm định độ

tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và kiểm định nhân tố khám phá EFA.
4.

Kết quả nghiên cứu
Đề tài đưa ra 6 nhân tố cấu thành NLCT Doanh nghiệp PPBL hiện đại tại

TPHCM, bao gồm: Năng lực Tài chính, Năng lực Máy móc thiết bị Cơng nghệ, Năng
lực Tổ chức quản lý nhân sự, Năng lực động, Năng lực vận dụng Chất lượng Giá cả


SPDV và Năng lực vận dụng trải nghiệm mua sắm thơng minh. Theo đó, 3 nhân tố
hạn chế là: Năng lực Tài chính, Năng lực động và Năng lực vận dụng Chất lượng Giá
cả SPDV, xác định nguyên nhân và xây dựng giải pháp.
5.

Những đóng góp mới của luận văn về mặt khoa học
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp PPBL trong và ngoài nước;

rút ra nhân tố cấu thành NLCT cho doanh nghiệp PPBL hiện đại Việt Nam tại TP.
Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT cho doanh nghiệp PPBL hiện đại.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp PPBL hiện đại
trên cả nước nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng.
6.


Từ khóa
Phân phối bán lẻ, Năng lực cạnh tranh, Kênh bán lẻ hiện đại.

ABSTRACT
1.

Reason for writing
Ho Chi Minh City plays an important role in trade and services, economy and

finance in Vietnam. Geographic location advantages make this city become the
leader of economy. The Retailing distribution significantly contributes to economic
growth. The development of modern trade provides not only to the diversity products,
meet the consumers’ needs, but also add services to increase convenience and smart
retailing experience for consumers. However, the market share of modern trade has
certainly grown slower than was expected, and general trade still remains the key in
Vietnam with consumers still preferring proximity and ease.
Modern trade activities are facing many difficulties such as: the poor
infrastructure slowing the modern trade, the shopping habits of customers, finance
and technology of retailing distribution company, etc. In order to make these
difficulties become opportunities, Retailing distribution Company in Ho Chi Minh
City must improve the Competitive capabilities.
Because of all the whole reasons above, author has chosen the topic "The factors
of Competitive capability of Vietnam Modern Trade Company in Ho Chi Minh City"
to research and contribute to the development of Ho Chi Minh City.


2.

Reseach objectives
The factors of Competitive capability of the modern trade company in Ho Chi


Minh City. Measuring the influence of each factor, clarifying the limiting factors and
proposing solutions to improve the Competitive capability of modern trade in Ho Chi
Minh City.
3.

Research Methods
Qualitative and quantitative research, using Cronbach’s Alpha and EFA test.

4.

Results
There are 6 factors of competitive capability for modern trade company of

Vietnam, including: Financial Capability; Technology Capability; Human Resource
Capability; Dynamic Capability; Product and Service Quality; Smart Retailing.
Accordingly, there are 3 limiting Factors: Finance; Dynamic; Product and Service
Quality.. build solutions and further researches.
5.

Conclusion
Experiences of some domestic and foreign Retailing Distribution company.
The factors of competitive capability for modern trade company of Vietnam in

Ho Chi Minh City, proposing solutions to improve Competitive capability for modern
trade company.
The results are a reference for modern trade company in Vietnam and Ho Chi
Minh City in particular.
6.


Keywords
Retail Distribution, Competitive Capability, Modern Trade.


1
MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố kết nối chủ đạo giữa nhà sản xuất và người

tiêu dùng là kênh phân phối, xâu chuỗi tồn bộ q trình từ đầu vào nguồn cung đến
đầu ra tiêu thụ. Phân phối là hoạt động cung ứng dịch vụ. Bán lẻ là hoạt động bán
hàng hóa, dịch vụ đi kèm cho người tiêu dùng cuối cùng, khơng mang tính kinh
doanh. Ngày nay dịch vụ PPBL góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đáng kể. Sự
phát triển của dịch vụ này theo hướng hiện đại không chỉ cung cấp các sản phẩm ngày
càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, mà còn cung cấp các
dịch vụ bổ sung tăng thêm sự thuận tiện và trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng.
Đồng thời, dịch vụ này cũng cung cấp thông tin cần thiết cho nhà sản xuất để điều
chỉnh những chiến lược kinh doanh theo nhu cầu của người tiêu dùng. Phạm vi của
lĩnh vực PPBL đã phát triển nhanh chóng thơng qua đầu tư trực tiếp từ nước ngồi
(FDI) với những cơng nghệ mới, mang đến nhiều tiện ích phục vụ cho người tiêu
dùng. Trong môi trường tự do thương mại toàn cầu, tất cả thành viên đều thực hiện
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT), mở cửa thị trường dẫn đến sự phát triển nhanh
chóng mạng lưới phân phối tồn cầu. Mặt khác, PPBL có giá trị gia tăng cùng với tỷ
suất lợi nhuận cao dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt của Doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Do đó, cần thiết có sự điều tiết và quản lý của nhà nước đối với dịch vụ này để
đảm bảo lợi ích quốc gia trong q trình hội nhập quốc tế.
Sự hình thành phát triển dịch vụ này có liên quan đến hoạt động bán lẻ hàng
hoá, bao hàm hệ thống PPBL truyền thống và hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh nằm

ở trung tâm miền Đơng Nam Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh
Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.Với tổng diện tích đất tự
nhiên hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322
phường-xã, thị trấn. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số
so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế
của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (Nguồn Văn phịng Ủy ban Nhân dân
TPHCM).
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong
cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tính chung cả năm 2018, GDP cả nước tăng


2
7.08%. Theo GSO, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 trở về đây, tuy
nhiên khi so sánh với năm 2008, thì đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm
gần đây sau kỉ lục 2007 với con số 8,48%. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã tạo ra
mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% Tổng
sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách Nhà nước (Nguồn Tổng cục Thống
kê).
Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân Kinh tế vùng trọng điểm phía Nam
(KTTĐPN) và trung tâm của Nam Bộ, đóng góp 66,1% GDP trong vùng và đạt mức
30% tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ.
Năm 2018, năng suất lao động bình quân đạt 102 triệu/người/năm (tương đương
4.512 USD/lao động, tăng 346 USD so với năm 2017), năng suất lao động năm 2018
tăng 5,93% so với năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016 và xấp
xỉ mức tăng 6,02% của năm 2017 do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động
có việc làm năm 2018 tăng cao, trong đó thành phố Hồ Chí Minh tăng 1% trong năm
2018 (Nguồn Tổng cục Thống kê).
Thành phố Hồ Chí Minh thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước. Số
dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án trên cả nước. Năm 2018,

với tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 7,07 tỷ USD, chiếm 22% tổng vốn đầu
tư FDI của cả nước trong 2018 - TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương có nguồn
vốn FDI cao nhất cả nước nhờ mơi trường đầu tư hấp dẫn cũng như nhận được sự
quan tâm, hỗ trợ hiệu quả của Cấp chính quyền thành phố cho các nhà đầu tư nước
ngoài (Nguồn Tổng cục Thống kê).
Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước,
mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng.
Tổng thu NSNN (khơng tính các khoản thu quản lý qua ngân sách) trên địa bàn TP
thực hiện tính đến 31/12/2018 là 378.543 tỷ đồng, đạt 100,47% dự toán, tăng 8,65%
so với năm 2017.
Về dịch vụ thương mại, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm xuất nhập khẩu
lớn nhất cả nước với Kim ngạch xuất nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
kim ngạch của cả nước. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 38,32
tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 47,3 tỷ
USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017 (Theo Sở Công thương TPHCM). Tổng


3
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.045.789 tỷ đồng, tăng 13,2% so
với cùng kỳ năm 2017. Kênh bán lẻ hiện đại nổi trội với nhiều sản phẩm phong phú,
đa dạng, tăng sức mua của người tiêu dùng. Cơ sở vật chất ngành thương mại với
khoảng 239 chợ bán lẻ, 207 siêu thị, 43 TTTM, 3 chợ đầu mối. Ngoài ra, hiện trên
địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã có hơn 1.800 CVS phủ khắp khu vực nội – ngoại thành.
(Nguồn UBND TPHCM).
Trong quá trình hội nhập, Thành phố đóng vai trị là đầu tàu thương mại - dịch
vụ, kinh tế, tài chính của cả nước. Lợi thế về vị trí địa lý giúp TP.HCM phát triển và
trở thành đầu tàu trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 8,55% đến 11,53%/năm và tổng
mức bán lẻ hàng hóa đạt 7,78% đến 10,88%/năm. Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa kênh hiện
đại đến năm 2020 ước đạt tối thiểu 40%, đứng thứ nhất trong vùng miền Đông Nam

Bộ và đứng thứ năm so với cả nước (Theo Sở Công Thương TPHCM). Hệ thống bán
lẻ kết hợp song song cả kênh truyền thống và hiện đại. Nhiều siêu thị, TTTM mở
rộng đầu tư để TP.HCM đóng vai trị là trung tâm phân luồng hàng hố của vùng và
tồn quốc.
Năm 2007, Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Năm 2009, chúng ta mở cửa thị trường bán lẻ, các cơng ty liên doanh nước
ngồi sở hữu đến 50% vốn điều lệ và sau đó năm 2015 chấp thuận thành lập doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài. Theo đó, các tập đồn bán lẻ nước ngồi với bề dày
kinh nghiệm về trình độ quản lý, tài chính, đa dạng hàng hố, giá cả phù hợp, áp dụng
cơng nghệ tiên tiến, chuyên nghiệp và hiện đại (Metro, BigC, Parkson…) đã từng
bước thâm nhập và có “chỗ đứng” vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, kênh PPBL hiện đại tại lại tồn đọng những mặt hạn chế như:
Một là, hiện nay Việt Nam có hơn 1,4 triệu cửa hàng bán lẻ, kênh truyền thống
chiếm lớn nhất (cả về doanh thu lẫn số lượng cho ngành hàng FMCG), đóng góp
khoảng 83% tổng doanh thu, tương đương gần 10 tỷ USD (theo Nielsen) cho thấy
kênh này đóng vai trị cực kì quan trọng, là một thử thách cực kỳ lớn với kênh hiện
đại.
Hai là, thị phần kênh bán lẻ hiện đại ghi nhận ở mức 26% tổng thị trường (báo
cáo Nielsen năm 2018), ghi nhận sự lệch pha giữa 2 kênh bán lẻ truyền thống và hiện
đại.


4
Ba là, năm 2018 ghi nhận sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường giữa kênh hiện
đại và truyền thống, giữa trong và ngoài nước, giữa online và offline. Mặc dù cạnh
tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng theo nhận định, đây chỉ là một
điểm sáng trong bức tranh có nhiều điểm tối. Kênh hiện đại là xu hướng tất yếu của
xã hội, nhưng để phát triển tồn diện và vượt bậc, đó là một q trình dài hạn và
xuyên suốt. Dù đang có sự dịch chuyển từ chợ, tạp hóa vào các cửa hàng tiện lợi, siêu
thị nhưng trên tổng thể, số lượng cửa hàng kênh truyền thống vẫn còn rất lớn, chi tiêu

ở kênh mua sắm này vẫn cao, có sức mạnh trong việc tác động đến việc mua sắm của
người tiêu dùng.
Hoạt động PPBL vấp phải nhiều khó khăn như: khung pháp lý chưa rõ ràng;
các văn bản pháp luật thường xuyên có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; thủ tục hành
chính khá phức tạp, qua nhiều khâu trung gian; vấn đề bảo hộ bản quyền sản phẩm
và quyền sở hữu trí tuệ; cơ sở hạ tầng dành cho TTTM còn nhiều yếu kém nên việc
xây dựng các gặp khó khăn… Để tận dụng tốt những cơ hội, vượt qua những trở


ngại, khó khăn thách thức của tồn cầu hóa, các doanh nghiệp PPBL Việt Nam tại
Hồ Chí Minh phải nâng cao NLCT.



Chính vì các lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố cấu thành
NLCT doanh nghiệp PPBL hiện đại Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh” để
nghiên cứu, đóng góp cơng cuộc xây dựng TP.HCM phát triển.
2.

Tổng quan nghiên cứu đề tài

a) Các nghiên cứu đề tài nước ngồi
Các cơng trình nghiên cứu chất lượng và quản lý dịch vụ PPBL, cụ thể như sau:
Một số nghiên cứu về chất lượng dịch vụ bán lẻ trên thế giới:



Mehta và cộng sự (2000), Vazquez và cộng sự (2001), Finn (2004), Gogliano
và Hathecote (1994). Trong nghiên cứu về chất lượng bán lẻ, cho thấy việc đo lường
và nâng cao chất lượng bán lẻ không cùng cách thức tiếp cận với các ngành dịch vụ

khác, trên cả hai phương diện là chất lượng giá cả hàng hóa dịch vụ.
Dabholkar và cộng sự (1996), “A Measure of Service Quality for Retail Stores:
Scale Development and Validation. Journal of the Academy of Marketing Science”,
nghiên cứu dựa vào lý thuyết dịch vụ, nghiên cứu định tính và thang đo SERVQUAL,
đưa ra 5 thành phần cơ bản của chất lượng dịch vụ bán lẻ, bao gồm: 1) phương tiện


5
hữu hình; 2) tương tác của nhân viên; 3) độ tin cậy; 4) giải quyết vấn đề khiếu nại và
5) chính sách cửa hàng.
Rodolfo, Ignacio và Ana, (2001), “Service quality in supermarket retailing:
identifying critical service experiences - Journal of Retailing and Consumer Services”
nghiên cứu về các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ ngành bán lẻ siêu thị, đã chỉ
ra 4 yếu tố: 1) phương tiện hữu hình; 2) độ tin cậy; 3) tương tác con người và 4) chính
sách siêu thị.
Một số nghiên cứu về q trình phát triển bán lẻ trên thế giới:



Quản trị cửa hàng bán lẻ (Ghosh, 1990; Mason & Mayer,1987), Lịch sử phát
triển các loại hình bán lẻ (Bucklin, 1972; Betancourt & Gautschi, 1990; Messinger &
Narasimhan, 1997), và sự chuyển đổi của các loại hình và cơng nghệ bán lẻ
(Hollander, 1970; Goldman, 1981; Kacker, 1985,1988). Thông qua những nghiên
cứu trên, đều cho thấy sự khác biệt giữa các loại hình bán lẻ. Đầu tiên là các yếu tố
bên ngồi (hàng hóa, dịch vụ, mơi trường mua sắm, vị trí và giá cả) đem tới những
lợi ích về chức năng, giải trí, tâm lý xã hội để hấp dẫn người dùng. Thứ hai là các yếu
tố bên trong, quyết định hoạt động và chiến lược của chuỗi cửa hàng bán lẻ, cịn được
gọi là cơng nghệ bán lẻ (Inkpen & Dinur, 1998; Nonaka, 1994).




Theo tác giả Brown (1995), nghiên cứu các loại hình bán lẻ được phân loại dựa
vào 3 yếu tố cơ bản là: 1) diện tích cửa hàng); 2) độ rộng của chủng loại hàng hóa; 3)
định hướng về giá cả/dịch vụ
Steve Burt và Leigh Sparks (1995), “The Implications of Wal-Mart's Takeover
of ASDA - The Implications of Wal-Mart's Takeover of ASDA”, nghiên cứu về Tiếp
quản Walmart nhận định có 2 yếu tố chính là 1)sự lựa chọn và 2)giá để phân loại các
cửa hàng bán lẻ.
Slater và Riley, 1969, nhận định rằng, đối với các nước đang phát triển, hệ thống
siêu thị thường trải qua hai giai đoạn, đầu tiên là hình thành phát triển ở những khu
vực thu nhập cao rồi kế bên là phát triển ở khu vực có thu nhập thấp.
Theo nghiên cứu của Arnol và cộng sự năm 1983, “Determinant Attributes in
Retail Patronage: Seasonal, Temporal, Regional, and International Comparisons”,
Yếu tố giá cả, vị trí, hàng hóa, cung cách phục vụ, thanh tốn, mơi trường mua sắm
dẫn đến sự trung thành của khách hàng


6
Nghiên cứu của Hans, 2003, Cạnh tranh giữa các loại hình bán lẻ dựa vào 3 yếu
tố: cơ cấu hàng hóa, cơ cấu giá và mức độ dịch vụ, dựa trên 3 loại hình siêu thị: 1)
t

siêu thị thơng thường – giá cả trải dài từ cao đến thấp, hàng hóa rộng và nhiều dịch vụ;

t

2) siêu thị giảm giá – giá rẻ hàng ngày, hàng hóa hẹp và tự phục vụ; 3) đại siêu thị - giá

t


từ cao đến thấp, hàng hóa rộng và dịch vụ thấp.

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t


t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t


t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t


t

t

t

t

t

Mazursky and Jacoby, 1985; Hildebrandt, 1988; Blackwell và cộng sự, 2001;
đánh giá dịch vụ bán lẻ dựa vào giá trị mà mang lại cho người tiêu dùng, quyết định
bởi: chất lượng, đa dạng hàng hóa, cửa hàng, mức độ tiện lợi và bầu khơng khí, trải
nghiệm mua sắm.
Yue Pan và George (2005) đưa ra 3 yếu tố quyết định sự trung thành của khách
hàng: 1) Sản phẩm; 2) Cửa hàng; 3) Nhân khẩu học.
b) Các nghiên cứu đề tài trong nước
Hồ Kim Hương (2012), Luận văn Tiến sĩ, Đề tài “Phát triển hệ thống bán lẻ
Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận văn làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ
bản về hệ thống bán lẻ, đưa ra các nội dung, phân tích tiêu chí đánh giá mức độ phát
triển của hệ thống bán lẻ tại Việt Nam, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục
hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua nghiên cứu
này, rút ra cho đề tài của tơi đó là hướng tiếp tục nghiên cứu sự phát triển hệ thống
bán lẻ của Việt Nam trong điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Nguyễn Văn Lịch (2011), Dự án nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể phát triển
thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030”. Tác giả
đã định hướng rõ quan điểm mục tiêu phát triển thương mại, đưa ra những hạn chế
như việc phát triển thương mại của Việt Nam cịn thiết đồng bộ trong chính sách và
cả chiến lược của doanh nghiệp. Và trong nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung hồn thiện
các cơ chế, chính sách cho phát triển của ngành.

Đề án “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm
2020” do Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì thực hiện năm 2010, đã định hướng rõ mục
tiêu, quan điểm phát triển dịch vụ khu vực của Việt Nam đến năm 2020. Hạn chế của
nghiên cứu là chưa nêu ra được chiến lược phát triển của ngành dịch vụ đặc biệt là
dịch vụ bán lẻ của Việt Nam.Vì vậy, nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào phát triển
khu vực dịch vụ bán lẻ hiện đại.


7
Kết quả tổng hợp năm 2012 “Dự án điều tra, xây dựng tiêu chí đánh giá NLCT
của thành phố Hà Nội” do Tiến sĩ Nguyễn Đình Dương đưa ra đề xuất về NLCT của
Hà Nội bao gồm 6 tiêu chí: 1) thể chế; 2) các yếu tố đầu vào; 3) độ mở cửa và khả
năng hội nhập; 4) kết cấu hạ tầng thương mại; 5) Các nhóm sản phẩm và 6) lợi thế
tuyệt đối của Hà Nội. Thông qua đề tài này sẽ xây dựng cho luận văn của mình các
chỉ tiêu, yếu tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp PPBL hiện đại trên thị trường
TP.HCM.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
a) Các nhân tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp PPBL hiện đại Việt Nam tại
TP. Hồ Chí Minh.
b) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành NLCT doanh nghiệp
PPBL hiện đại của Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.
c) Làm rõ các nhân tố hạn chế NLCT và đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT
của doanh nghiệp PPBL hiện đại của Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

4.

Câu hỏi nghiên cứu
a) Các nhân tố nào cấu thành NLCT Doanh nghiệp PPBL hiện đại tại TP Hồ Chí

Minh?
b) Trong các nhân tố cấu thành NLCT Doanh nghiệp PPBL hiện đại, mức độ tác
động của từng nhân tố như thế nào?
c) Giải pháp nào giúp Doanh nghiệp nâng cao NLCT PPBL hiện đại tại TP Hồ
Chí Minh?

5.

Đối tượng nghiên cứu và khảo sát

a) Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố cấu thành NLCT doanh nghiệp PPBL hiện
đại tại thành phố Hồ Chí Minh.
b) Đối tượng khảo sát: Cửa hàng tiện ích 24h (CVS), siêu thị, TTTM, người tiêu
dùng và kênh truyền thống.
6.

Phương pháp nghiên cứu

a) Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính thực hiện phỏng vấn trực tiếp 7 chuyên gia, lãnh đạo
ngành bán lẻ hiện đại, tiếp cận nhằm xác định nhân tố nào cấu thành NLCT và điều
chỉnh thang đo phù hợp.
b) Nghiên cứu định lượng


8
Nghiên cứu định lượng là phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp, đo lường
nhằm phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố cấu thành NLCT. Thực hiện điều tra
khảo sát, thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi khảo sát, từ đó có những đánh giá
trực quan về các yếu tố cấu thành NLCT Doanh nghiệp PPBL hiện đại Việt Nam tại

TP. Hồ Chí Minh.
7.

Những đóng góp mới của luận văn về mặt khoa học
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp PPBL trong và ngoài nước;

rút ra yếu tố cấu thành NLCT cho doanh nghiệp PPBL hiện đại của Việt Nam tại TP.
Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT cho doanh nghiệp PPBL hiện đại.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp PPBL hiện đại
trên cả nước nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng.
8.

Kết cấu luận văn

Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phân phối bán
lẻ hiện đại tại TP. Hồ Chí Minh.
Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Phân phối bán lẻ hiện
đại tại TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phân phối
bán lẻ hiện đại tại TP. Hồ Chí Minh.


9
1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH
NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH
1.1 Hoạt động Phân phối bán lẻ
1.1.1 Khái niệm
PPBL được xem xét từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Về phía nhà cung

cấp/sản xuất, phân phối là hoạt động đưa sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng.
Về phía khách hàng, phân phối được thực hiện thông qua các cửa hàng bán lẻ. Đối
với nhà phân phối, hoạt động phân phối làm trung gian giữa nhà sản xuất và người
tiêu dùng, bao gồm trung gian bán bn và bán lẻ, có trung gian vừa bán bn vừa
bán lẻ; tùy thuộc vào tỷ trọng buôn bán của siêu thị, TTTM đó. Hoạt động phân
phối mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc cạnh tranh dẫn đến giảm
giá thành khi mà chiết khấu chiếm đáng kể trong giá bán đến với người dùng cuối
cùng.
Hoạt động Phân phối khơng chỉ là giao hàng hóa mà cịn bao gồm các dịch
vụ như địa điểm mua bán thuận tiện, trải nghiệm mua sắm, cung cấp thông tin sản
phẩm giúp khách hàng lựa chọn nhanh chóng, chính xác. Qua q trình này, nhà
sản xuất thu thập được nhiều thơng tin dữ liệu hơn về nhu cầu người tiêu dùng, từ
đó điều chỉnh hoạt động sản xuất đáp ứng tốt hơn cho thị trường.

Biểu đồ 1.1: Các kênh phân phối sản phẩm


10
Kênh trực tiếp: hàng hóa được đưa trực tiếp đến người tiêu dùng.
Kênh ngắn: hàng hóa được nhà sản xuất đưa đến các địa điểm bán lẻ. Sau đó
mới đến người tiêu dùng cuối cùng, ở đây nhà bán lẻ đóng vai trị cầu nối trung
gian.
Kênh trung bình: có 2 cấp độ trung gian là bán buôn, bán lẻ rồi đến người
tiêu dùng.
Kênh dài: nhà sản xuất đưa hàng hóa đến đại lý, sau đó đến người bán
bn/bán lẻ và cuối cùng là đến được người tiêu dùng.
Theo American Heritage Dictionary “Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu
dùng, thường là với khối lượng nhỏ và không bán lại”.
Danh mục phân loại ngành dịch vụ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
định nghĩa “Bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các

hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán
trực tiếp) cùng các dịch vụ phụ liên quan”.
Theo Philip Kotler “Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến
việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử
dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh”.
Trang Wikipedia “Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia
đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố
định mà qua các dịch vụ liên quan”
Tóm lại, bán lẻ là bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. Hàng
hố ra khỏi q trình phân phối đi đến hoạt động tiêu dùng. Theo đó, PPBL thu
mua đầu vào, lưu trữ hàng hóa và vận chuyển đến địa điểm cung cấp đầu ra, dịch
vụ cho người tiêu dùng. Hoạt động này không tạo ra sản phẩm nhưng làm tăng
thêm giá trị cho sản phẩm.
1.1.2 Kênh phân phối bán lẻ hiện đại
Đặc điểm của kênh PPBL hiện đại thể hiện qua sự tiện nghi, không gian mua
sắm tiện nghi, thoải mái, hỗ trợ bán hàng, quản lý bằng cơng nghệ kỹ thuật, máy
móc hiện đại. Ở ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), kênh phân phối hiện đại
bao gồm 3 dạng là cửa hàng tiện lợi (CVS) như 7Eleven, Circle K, Vinmart; hệ


11
thống siêu thị (Supermarket) như CoopMart, Lotte, BigC và đại siêu thị
(Hypermarket) như MegaMarket, CoopXtra.
Ở các khu dân cư, cao ốc kinh doanh thì CVS là mơ hình đang rất thịnh hành
phổ biến thay thế cho tiệm tạp hóa ở kênh truyền thống. CVS bán các sản phẩm
thường ngày như rau quả, thịt cá đông lạnh. Chuỗi CVS ngày càng được mở rộng
về quy mô đã và đang giúp các doanh nghiệp ngành này có thêm nhiều kênh phân
phối, tiêu thụ hàng hóa.
Ở cấp độ tiếp theo các siêu thị thay thế cho chợ truyền thống. Quy mơ hàng
hóa nhiều chủng loại, đa dạng kích cỡ. Siêu thị kết hợp với khu ăn uống, khu vui

chơi giải trí tạo thành hệ thống phức hợp, thường tọa lạc tại các tuyến đường lớn,
khu đô thị đông dân cư.
Đại siêu thị thay thế cho các chợ sỉ (B2B), chợ đầu mối truyền thống như Chợ
Lớn, Chợ đầu mối. Bán giá sỉ, quy mơ lớn và có thể phân phối lại cho siêu thị và
CVS. MegaMarket là đại diện cho loại mơ hình này, và ngày nay, họ cũng mở rộng
việc buôn bán hàng hóa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng (B2C).
Ở luận văn này, tác giả thực hiện nghiên cứu về các nhân tố cấu thành
NLCT các nhà PPBL hiện đại.
1.2 Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Phân phối bán lẻ
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Khái quát về cạnh tranh, lợi thế và NLCT
a) Khái niệm
Cạnh tranh được hiểu bằng nhiều cách khác nhau, sử dụng cho phạm vi doanh
nghiệp, ngành hoặc quốc gia... Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh là để tồn tại
và sinh lợi, đối với một quốc gia, cạnh tranh là nâng cao chất lượng cuộc sống, thu
nhập và gia tăng phúc lợi cho người dân.
Hoạt động của doanh nghiệp cá nhân hay nền kinh tế gắn liền với cạnh tranh,
nhằm giữ vững và phát triển tầm vóc, vị thế và uy tín trên thương trường. Có nhiều
định nghĩa như sau:


12
Theo Karl Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo Từ điển kinh doanh (Anh, năm 1992) Cạnh tranh là “Sự ganh đua, sự
kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại
hàng hoá về phía mình”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua
giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh

trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện
sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.
Theo tác giả Đặng Đức Thành cho rằng: “Cạnh tranh là một quan hệ kinh
tế, tất yếu phát sinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua
gay gắt để giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm
chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất. Mục
đích cuối cùng trong cuộc cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích đối với doanh nghiệp
và đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”.
Từ những định nghĩa trên có thể rút ra quan điểm chung về cạnh tranh như
sau:
Cạnh tranh là sự tranh giành, ganh đua giữa cá nhân, tổ chức bằng các
hành động, các biện pháp để giành thắng lợi. Từ đó thỏa mãn các mục tiêu
doanh thu, thị phần, lợi nhuận, danh tiếng.
Cạnh tranh ln tồn tại 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, cạnh
tranh giúp xây dựng cơ cấu nền kinh tế hiệu quả, phân bổ hợp lý các nguồn lực có
hạn của xã hội. Song song đó, thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật công nghệ, tăng hiệu
quả sản suất. Ở mặt còn lại, để gia tăng thị phần lợi nhuận, bất chấp tất cả thì có
thể xảy ra những việc nghiêm trọng như hủy hoại môi trường sức khỏe, nguồn
sống con người, suy thoái đạo đức, nền kinh tế phát triển lệch lạc.
b) Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận cao hơn tỷ lệ bình quân ngành.


13
Theo Jack Welch – CEO General Electric “nếu khơng có lợi thế thì đừng
cạnh tranh. Lợi thế là nền tảng cho sự cạnh tranh, làm cho doanh nghiệp nổi bật,
hoạt động tốt hơn những doanh nghiệp khác”
Theo Porter “lợi thế cạnh tranh tạo ra giá trị vượt trội, giúp giảm chi phí
kinh doanh hoặc tạo khác biệt sản phẩm”.
Chất lượng, sự cải tiến, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng là các

yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh, mỗi yếu tố đều tạo ra khác biệt, giúp xây dựng
giá trị thương hiệu Doanh nghiệp từ việc giảm chi phí, đa dạng chủng loại hay
khác biệt hóa sản phẩm so với các đối thủ.
c) Khái niệm Năng lực cạnh tranh
Theo Từ điển chính sách quốc tế “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh
nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác
đánh bại về kinh tế”.
Theo Michael Porter “NLCT là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy
trình cơng nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách
hàng, hoặc sản phẩm có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận”.
NLCT thường phân biệt theo 4 cấp độ: cấp độ Quốc gia, Ngành, Doanh
nghiệp và NLCT của sản phẩm.
- NLCT quốc gia:
NLCT quốc gia là khả năng đạt được những thành quả về chất lượng cuộc
sống, thu nhập, phúc lợi người dân và mức tăng trưởng kinh tế cao của nước đó.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, việc nâng cao NLCT quốc gia là
một yêu cầu cấp thiết. Theo WEF công bố báo cáo NLCT năm 2018 “có 12 tiêu
chí để đánh giá NLCT khác nhau: điểm NLCT, thể chế, hạ tầng, ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông, ổn định kinh tế vĩ mô, sức khỏe, kỹ năng, thị trường
cho sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mơ thị trường, động
lực kinh doanh, và năng lực sáng tạo”.
NLCT ngành:
NLCT ngành là vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nhằm
mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả là tạo ra tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành và
giá trị sản xuất hàng hóa ngành. Năng lực này gồm 4 nhóm yếu tố:


14
+ Nhóm yếu tố do ngành tự quyết định như: cơng nghệ, sản phẩm, đầu tư
nghiên cứu phát triển…

+ Nhóm yếu tố do Chính phủ quyết định như: lãi suất, thuế, luật pháp ổn
định, tỷ giá hối đối…
+ Nhóm yếu tố do cả 2 cùng quyết định như: bình ổn giá, đầu ra cho người
tiêu dùng, môi trường cạnh tranh lành mạnh, thương mại...
+ Nhóm các yếu tố hồn tồn khơng quyết định được như: khí hậu, mơi
trường…
- NLCT của doanh nghiệp:
Có nhiều cách giải thích khác nhau về NLCT của doanh nghiệp. Theo Mehra
(1998), “NLCT doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, tìm kiếm
lợi nhuận. NLCT của doanh nghiệp còn được coi là khả năng phản kháng trước
sự tấn công của doanh nghiệp khác”. NLCT cịn có thể đồng nghĩa với năng suất
lao động.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) “NLCT của doanh
nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố
sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế”.
Theo M.Porter (1990) “Năng suất lao động là thước đo duy nhất về NLCT”.
Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm
vụ của doanh nghiệp.
Như vậy, quan niệm về NLCT của doanh nghiệp vẫn chưa được định nghĩa
rõ ràng, có thể được hiểu là khả năng tạo lập, duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh trong việc mở rộng mạng lưới, không gian sinh tồn, gia tăng thị phần, tiêu
thụ sản phẩm, đem lại lợi ích kinh tế, sáng tạo SPDV mới và bảo đảm sự phát triển
bền vững.
- NLCT sản phẩm, dịch vụ (SPDV):
NLCT của SPDV là khả năng thay thế một sản phẩm khác. NLCT của Doanh
nghiệp về SPDV là khả năng nắm giữ và nâng cao thị phần so với đối thủ, vượt
trội về chất lượng và giá trị mang lại.



×