Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên HNX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÁI HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ TUÂN THỦ
CÔNG BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN BÁO CÁO
THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN HNX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÁI HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ TUÂN THỦ
CÔNG BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN BÁO CÁO
THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN HNX

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH



TP. HỒ CHÍ MINH-2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa
từng công bố trong bất kỳ công trình nào, các thông tin trích dẫn trong bài đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Tp. Hồ Chí Minh Ngày …. Tháng…. Năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thái Hà


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy/cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Hà Xuân
Thạch. Thầy đã trực tiếp định hướng, hướng dẫn, chỉ dạy tôi và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy/cô trường đại học Kinh tế đã có ý kiến đóng
góp cho tôi để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình là hậu phương vững chắc, cảm ơn các
anh/chị, bạn bè đồng nghiệp đã động viên tinh thần cũng như giúp đỡ tôi trong công
việc để có thể dành thời gian hoàn thành luận văn này.
Nguyễn Thị Thái Hà


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH SÁCH PHỤ LỤC.......................................................................................... ix
TÓM TẮT ...................................................................................................................x
ABSTRACT ................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................5
5. Dữ liệu và thời gian nghiên cứu ..................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5
7. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................6
8. Kết cấu của đề tài ........................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...........................8
1.1

Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................8

1.2

Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................14

1.3


Xác định khe hổng nghiên cứu......................................................................26

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................29
2.1

Tổng quan về công bố thông tin bắt buộc .....................................................29

2.1.1

Khái niệm công bố thông tin bắt buộc ......................................................29

2.1.2

Vai trò công bố thông tin bắt buộc ............................................................30


2.1.3

Phương tiện công bố thông tin. .................................................................31

2.1.4

Động cơ công bố thông tin bắt buộc .........................................................31

2.2

Các hướng dẫn về CBTT bắt buộc trên TTCK Việt Nam ............................32

2.2.1 Các quy phạm pháp luật liên quan đến CBTT bắt buộc trên TTCK Việt

Nam. ...................................................................................................................32
2.2.2

Lý do lựa chọn CBTT bắt buộc trên báo cáo thường niên để đo lường. ..33

2.2.3 Hướng dẫn về CBTT bắt buộc trên BCTN của các DNNY trên TTCK
Việt Nam. ..............................................................................................................34
2.3

Đo lường mức độ công bố thông tin bắt buộc...............................................35

2.3.1

Lựa chọn phương pháp đo lường mức độ công bố thông tin. ..................35

2.3.2

Phương pháp chỉ số công bố thông tin ......................................................37

2.3.3

Cách lượng hóa mức độ công bố thông tin. ..............................................39

2.4

Các lý thuyết nền ...........................................................................................42

2.4.1

Lý thuyết đại diện (Agency theory) ..........................................................43


2.4.2

Lý thuyết tín hiệu (Signaling Model) ........................................................47

2.4.3

Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary cost theory) ...................................49

2.4.4

Lý thuyết hợp pháp hóa (Legitimacy theory). ..........................................51

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................54
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................55
3.1

Khung nghiên cứu .........................................................................................55

3.2

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.................................................................57

3.2.1

Mô hình lý thuyết nghiên cứu ...................................................................57

3.2.2

Phát triền giả thuyết nghiên cứu................................................................59


3.2.3

Mô hình hồi nghiên cứu và đo lường ........................................................64

3.2.4

Đo lường các biến trong mô hình..............................................................65

3.2.5

Mẫu nghiên cứu.........................................................................................67

3.2.6

Thu thập và xử lý dữ liệu ..........................................................................68

3.2.7

Các phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................69

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................72
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................73


4.1

Mức độ công bố thông tin bắt buộc trên BCTN của các DNNY ..................73

4.2


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin ..............................73

4.3

Phân tích tương quan giữa các biến ..............................................................74

4.4

Kiểm định độ phù hợp của mô hình. .............................................................76

4.5

Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................77

4.6

Kiểm định ý nghĩa và các giả định của mô hồi quy ......................................78

4.7

Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................79

4.7.1 Thảo luận về mức độ tuân thủ CBTT bắt buộc trên BCTN của các DNNY
trên HNX. ..............................................................................................................79
4.7.2

Thảo luận về các nhân tố tác động đến CBTT bắt buộc trên BCTN ........80

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................84

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................85
5.1

Kết luận .........................................................................................................85

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................86

PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91
DANH SÁCH PHỤ LỤC..........................................................................................98


DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

CBTT

Công bố thông tin

CEO

Giám đốc điều hành


CTNY

Công ty niêm yết

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

KQKD

Kết quả kinh doanh

MHNC

Mô hình nghiên cứu

SGDCK


Sở giao dịch Chứng khoán

TTCK

Thị trường chứng khoán


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu được lựa chọn xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến
công bố thông tin .......................................................................................................20
Bảng 2.1: Thống kê tần suất các phương pháp đánh giá mức độ CBTT ..................37
Bảng 2.2 : Danh sách cách chỉ mục công bố thông tin bắt buộc trên BCTN ...........40
Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu vận dụng lý thuyết đại diện .............................44
Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu vận dụng lý thuyết tín hiệu .............................47
Bảng 2.5: Tổng hợp các nghiên cứu vận dụng lý thuyết chi phí sở hữu...................50
Bảng 2.6: Tổng hợp các nghiên cứu vận dụng lý thuyết hợp pháp hóa ....................52
Bảng 3.1: Tổng hợp biến độc lập và cách đo lường .................................................66
Bảng 3.2: Thống kê mẫu nghiên cứu ........................................................................68
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến ....................................................................73
Bảng 4.2 Bảng phân tích tương quan giữa các biến..................................................74
Bảng 4.4 Bảng kểm định sự phù hợp của mô hình ...................................................76
Bảng 4.5 Bảng kết quả hồi quy đa biến ....................................................................77
Bảng 4.6 : Giả thuyết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT
bắt buộc trên BCTN của các CTNY .........................................................................80


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tổng hợp các biến độc lập và mức độ ảnh hưởng đến CBTT ..................18
Hình 3.1: Khung nghiên cứu .....................................................................................56

Hình 3.2 : Mô hình lý thuyết nghiên cứu ..................................................................58


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các CTNY trong mẫu nghiên cứu ..........................................98
Phụ lục 2: Danh sách dữ liệu các biến thu thập ......................................................106
Phụ lục 3: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS ....................................................122


TÓM TẮT
Trong bối cảnh thông tư 200/2014/TT-BCT và thông tư 202/2014/TT-BTC ra
đời và đi vào thực tiễn được bốn năm, thêm vào đó là sự ra đời của thông tư
155/2015/TT-BTC đã góp phần hoàn thiện hơn các quy định về công bố thông tin tại
Việt Nam, bài nghiên cứu cũng muốn dùng dữ liệu năm 2018 sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến trong các nghiên cứu đã công bố
trước đó với công cụ là Microsoft Excel và phần mềm SPSS kiểm định lại các nhân
tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên báo cáo thường niên của
các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kết
quả nghiên cứu với dữ liệu 210 công ty niêm yết trên HNX cho thấy tỷ lệ công bố
thông tin bắt buộc trên báo cáo thường niên đạt 90.56% yêu cầu và trong 7 biến độc
lập đưa vào mô hình thì chỉ có 3 biến có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
bắt buộc trên báo cáo thường niên, đó là: quy mô công ty, lợi nhuận và quy mô công
ty kiểm toán. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào kho tàng nghiên cứu về chủ
đề công bố thông tin ở Việt Nam và đưa ra được các hàm ý quản trị và chính sách
phù hợp với công bố thông tin hiện nay.
Từ khóa: nhân tố ảnh hưởng, công bố thông tin bắt buộc, doanh nghiệp niêm
yết, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, báo cáo thường niên.


ABSTRACT

In the context of Circular number 200/2014/TT-BCT and Circular number
202/2014/TT-BTC was born and put into practice for four years, in addition to the
introduction of Circular number 155/2015/TT-BTC contributed to the improvement
of information disclosure regulations in Vietnam, the research also wants to us data
in 2018 and research methods and regression models in published studies with
Microsoft Excel and SPSS software, re-tested the factors that affect the level of
mandatory information disclosure on the annual reports of non-financial enterprises
listed on the Hanoi Stock Exchange. Research results with 210 data listed on HNX
showed that the rate of mandatory information disclosure in the annual report reached
90.56% of the requests and of 7 independent variables included in the model, only 3
independent variables had affecting the level of disclosure of mandatory information
on annual reports, namely: firm size, profitability and audit firm size. The research
results contribute to the research treasure on the topic of information disclosure in
Vietnam and make the management and policy implications consistent with the
current information disclosure.
Keyword: influencing factors, mandatory information disclosure, listed
companies, Hanoi Stock Exchange, annual reports.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến hiện tại vẫn đang đóng
vai trò là một kênh huy động vốn vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp cổ phần
đại chúng, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Không thể không ghi nhận nhưng thành quả đạt được nhưng so với khu vực thì thực
sự thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất non trẻ và còn khá nhiều vẫn để cần
giải quyết. Thực trạng về việc các doanh nghiệp Việt Nam vi phạm các quy định về
công bố thông tin từ trước đến nay rất nhiều và ngày càng trở nên “khó chữa”. Có thể

kể đến các sai phạm mới nhất điển hình như ngày 14/01/2019 Ủy ban chứng khoán
nhà nước đã ban hành xử phạt hành chính 85 triệu đồng đối với Công ty cổ phần cao
su Tân Biên-KhampongThom mã TKR về việc công bố thông tin không chính xác
sai lệch về tình hình sử dụng vốn có được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2017
trong thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty năm 2017 đã được kiểm
toán bởi công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC; Công ty cổ phần Công trình Giao
thông Đồng Nai niêm yết trên sàn gao dịch chứng khoán Upcom vào ngày 10/01/2019
cũng bị phạt 70 triệu đồng vì không công bố thông tin đúng thời hạn. Tình trạng này
không những ảnh hưởng đến các nhà đầu tư mà lâu dần còn ảnh hưởng đến niềm tin
dành cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Để hoàn thiện và nâng tầm thị trường
thì cần có các phương án nhắm tăng số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn đồng
thời tăng cường cơ chế giám sát, quản lý chất lượng nhất là sự công khai minh bạch
thị trường, hướng dần đến các chuẩn mực của quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát,
xử lý triệt để các vi phạm cần được đầy mạnh nhằm đảm bảo tính minh bạch và sự
phát triển bền vững của thị trường. Muốn gia tăng uy tín, nâng cao hình ảnh đối với
các nhà đầu tư thì các doanh nghiệp càng cần phải công khai, minh bạch thông tin
trong các báo cáo tài chính được kiểm toán, nhất là các doanh nghiệp đã niêm yết trên
sàn. Đối với một thị trường rất nhạy cảm với thông tin như thị trường chứng khoán
Việt Nam thì thông tin đúng sự thực, kịp thời sẽ giúp các nhà đầu tư có thể phân tích,


2

nhận định để có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác, giúp doanh nghiệp có thể
nâng cao uy tín, quảng bá hình ảnh trong mắt công chúng và giúp cơ quan quản lý
nắm được tình hình sức khỏe thị trường từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp xử lý
kịp thời, tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý cũng như hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật.
Nhìn thấy tầm quan trọng của công bố thông tin nhất là thông tin bắt buộc
trong một thị trường ngày càng phát triển như thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà

nước đã ban hành hàng loạt các quy định về việc công bố thông tin. Đầu tiên có thể
kể đến là sự ra đời của Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ban hành ngày
29/06/2006 và nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 Hướng dẫn Luật Chứng
khoán là khung pháp lý cơ bản định hướng cho thị trường hoạt động một cách công
khai, minh bạch, hiệu quả. Qua các năm thực hiện Luật chứng khoán ngoài những
mặt tích cực thì vẫn còn những điểm hạn chế chưa phù hợp với tốc độ phát triển
nhanh chóng của thị trường, vậy nên tiếp sau đó Quốc hội đã ban hành Luật số
62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán
và nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 hướng dẫn Luật chứng khoán và Luật
chứng khoán sửa đổi; Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 hợp nhất
Luật chứng khoán do Văn phòng Quốc hội ban hành, và mới nhất là Văn bản hợp
nhất 41/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Chứng khoán nhằm hoàn chỉnh hơn
các quy định pháp lý trên thị trường chứng khoán nhất là các quy định về công bố
thông tin. Bên cạnh luật và các văn bản hơp nhất do Quốc hội ban hành, Bộ tài chính
cũng ban hành hàng loạt các quy định hướng dẫn công bố thông tin nhằm nâng cao
tính mình bạch, đáp ứng không ngừng sự thay đổi và phát triển của thị trường chứng
khoán Việt nam như: thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/04/2017 hướng dẫn về việc
công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tư 09/2010/TT-BTC ngày
15/01/2010 thay thế thông tư số 38/2007/TT-BTC và gần đây nhất là thông tư
155/2015/TT-BTC ngày 05/10/2015 thay thế thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày
05/04/2012, rất nhiều nội dung đã được bổ sung và sửa đổi đã góp phần nâng cao hơn
nữa trách nhiệm công bố thông tin của các công ty niêm yết, hoàn thiện khuôn khổ


3

pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên thị trường đồng thời nâng cao
tính minh bạch của thị trường. Bên cạnh sự cải tiến các quy định hướng dẫn công bố
thông tin, các quy định, hướng dẫn về kế toán cũng thay đổi đáng kể với sự ra đời của
thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 rất phù

hợp với thực tiễn sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mang tính khả thi và tính
hội nhập rất cao, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm đồng thời dần tiếp cận gần hơn với
thông lệ quốc tế. Còn một điều không thể không kể đến là hai thông tư trên cũng
hướng đến tập trung làm minh bạch thị trường, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, giảm
bớt tình trạng gian lận số liệu báo cáo gây thiệt hại không ít cho các nhà đầu tư trong
thời gian vừa qua.
Trong bối cảnh sự ra đời của hàng loạt các thông tư của Bộ tài chính nhằm
tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như hoàn thiện các khuôn khổ pháp
lý về hoạt động công bố thông tin, cùng với mong muốn kiểm định lại việc tuân thủ
công bố thông tin và các nhân tố ảnh hưởng tới việc công bố thông tin sau sự ra đời
hàng loạt các thông tư 200/2014/TT-BTC, thông tư 202/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 và thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 05/10/2015 sau 4 năm thực hiện. Có
thể điểm qua một số thay đổi về công bố thông tin của công ty đại chúng được quy
định trong thông tư 155/2015/TT-BTC như sau: thông tư 155/2015/TT-BTC thêm
vào yêu cầu bắt buộc các công ty niêm yết phải CBTT liên quan đến các mục tiêu
phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương trình chính liên
quan đến ngắn hạn và trung hạn của Công ty nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng
cường trách nhiệm của công ty đối với môi trường và xã hội. Nội dung này được đưa
vào Mẫu Báo cáo thường niên (Mục 6, phần 2 của phụ lục số 4 kèm của thông tư)
hoặc lập riêng thành Báo cáo phát triển bền vững.
Có rất nhiều bài nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu các nhân tố
tác động đến công bố thông tin cả tự nguyện và bắt buộc. Tại Việt Nam hầu như các
bài nghiên cứu thực hiện với các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán Hồ Chí Minh hoặc cho cả Việt Nam. Vậy nên tác giả lựa chọn việc nghiên cứu
việc tuân thủ công bố thông tin bắt buộc của các DNNY trên HNX sau khi hàng loạt


4

thông tư quy định về kế toán, thông tư hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường

chứng khoán ra đời và đã đi vào thực tiễn được ba, bốn năm nay. Xuất phát từ tầm
quan trọng của công bố thông tin như trên, và trong bối cảnh thị trường chứng khoán
Việt Nam đang còn non trẻ nên vai trò của công bố thông tin nhất là công bố thông
tin bắt buộc rất là quan trọng nên tác giả đã quyết định thực hiện đề tài này với dữ
liệu cập nhật mới nhất hiện tại là dữ liễu trên các báo cáo năm 2018. Vì hạn chế trong
thời gian nghiên cứu cũng như thu thập dữ liệu nên tác giả đã lựa chọn công bố thông
tin bắt buộc để nghiên cứu thay vì nghiên cứu riêng công bố thông tin tự nguyện hoặc
nghiên cứu công bố thông tin bao gồm cả thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện
và tác giả thực hiện nghiên cứu trên mẫu dữ thiệu thu tập từ các DNNY trên HNX.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Ảnh
hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên báo cáo
thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
+Mục tiêu tổng quát
Dựa vào các nghiên cứu có liên quan, lý thuyết nền và mô hình cụ thể đã được
công bố tác giả xác định sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên báo cáo thường
niên và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc
trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu sẽ thảo luận, so sánh với các nghiên cứu trước
đó, từ đó tác giả đưa ra kiến nghị thực tiễn nhằm nâng sự tuân thủ công bố thông tin
bắt buộc báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên HNX.
+Mục tiêu cụ thể
Kiểm định lại các nhân tố tác động đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc
trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên HXN.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các các nhân tố đến sự tuân thủ công bố
thông tin bắt buộc trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên HXN.
3. Câu hỏi nghiên cứu


5


Các nhân tố nào đã công bố trong các nghiên cứu trước tác động đến sự tuân
thủ CBTT bắt buộc phù hợp với mô hình nghiên cứu dự kiến trong đề tài này ?
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc
trên báo cáo thường niên năm của các doanh nghiệp niêm yết trên HNX như thế nào ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên báo
cáo thường niên tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
+ Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội. Bài nghiên cứu không đưa vào nghiên cứu các công ty tài chính
(tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty bảo hiểm) vì báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp này có một số đặc điểm khác so với các công ty phi tài chính (ví dụ doanh thu
hàng năm-annual sale) nên không so sánh được (Wallace 1995). Các công ty xây
dựng cũng được loại ra khỏi mẫu nghiên cứu.
5. Dữ liệu và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu năm 2018.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
báo cáo thường niên; báo cáo quản trị và báo cáo phát triền bền vững (nếu có) năm
2018 của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
Vì hướng nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp định lượng để kiểm
định lại các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin dựa trên lý thuyết nền và mô
hình nghiên cứu đã công bố trước đó. Vậy nên luận văn chủ yếu sử dụng lý thuyết
nền liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ công bố thông tin và mô
hình nghiên cứu trước đó để đưa ra mô hình và các giả thuyết kiểm định trả lời cho



6

câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở trên, đồng thời sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo tài
chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên
sở giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2018 dùng phương pháp thống kê mô tả và
mô hình hồi quy đa biến để kiểm định lại các giả thuyết. Các giả thuyết kiểm định
được xây dựng dựa trên lý thuyết nền và tổng hợp các nghiên cứu trước đó (không
tham khảo ý kiến của các chuyên gia) và dùng dữ liệu định lượng để kiểm định lại
các giả thuyết đó. Thang đo của các biến độc lập và biến phụ thuộc dựa vào các
nghiên cứu trước đó vậy nên bài nghiên cứu sẽ không tiến hành kiểm định lại thang
đo nữa.
Tác giả sử dụng Microsoft Excel và phần mềm SPSS phiên bản 20.0 là công
cụ tiến hành kiểm định.
7. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài không khám phá ra các nhân tố mới mà dựa và lý thuyết nền và các
nghiên cứu liên quan trước dùng phương pháp suy diễn và định lượng để đưa ra các
giả thuyết nghiên cứu và tập hợp các giả thuyết nghiên cứu này theo một hệ thống,
xây dựng mô hình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ 2012) và dùng dữ liệu mới nhất để
kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra trước đó. Từ đó bổ sung vào
kho tàng nghiên cứu các bằng chứng thực nghiệm mới nhất như một tài liệu tham
khảo cho cơ quan quản lý, nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng như cho các tác giả
nghiên cứu sau.
Tính mới của để tài ở đây chính là sau sự ra đời của hàng loạt các hành lang
pháp lý liên quan đến kế toán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán như
thông tư 200/2014/TT-BTC, thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và thông
tư 155/2015/TT-BTC ngày 05/10/2015, sau ba đến bốn năm đi vào thực tiễn có làm
thay đổi tác động của các nhân tố đến công bố thông tin so với các nghiên cứu trước
đây không và với các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội,
nơi mà các doanh nghiệp có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm niêm yết từ 30 tỷ đồng
trở lên đã được niêm yết trong khi muốn niêm yết ở HOSE thì con số này là 120 tỷ

đồng trở lên thì việc tuân thủ công bố thông tin sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nào,


7

mức độ bao nhiêu. Một phần các nghiên cứu về công bố thông tin trước đây cũng bị
giới hạn về thời gian nghiên cứu với mẫu dữ liệu cũ, trong khi đó tình hình bối cảnh
kinh tế của thế giới và Việt Nam ngày càng thay đổi không ngừng, nhất là với sự ra
đời của hàng loạt quy định pháp lý liên quan đến kế toán và công bố thông tin trên
thị trường chứng khoán có thể dẫn đến các kết quả nghiên cứu hiện tại sẽ có sai khác
so với trước đây, vậy nên cũng rất cần các nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu gần với
hiện tại nhất để cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất, rằng các nhân tố ảnh hưởng
đến công bố thông tin tác động cụ thể theo hướng nào, từ đó tác giả sẽ đưa ra được
các hàm ý quản trị và tư vấn chính sách phù hợp với thực trạng CBTT bắt buộc hiện
nay.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần phần tóm tắt, phần mở đầu, và phần kết luận bài nghiên cứu bao
gồm 5 chương.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
1.1


Các nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu về công bố thông tin đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và thu
hút rất nhiều sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Từ năm 1960 đã có sự quan
tâm ngày càng nhiều tới các nghiên cứu về công bố thông tin kế toán. Có hai cách
tiếp cận khá khác nhau trong nghiên cứu công bố thông tin kế toán xuất hiện trong
các tài liệu. Cách tiếp cận đầu tiên chủ yếu dựa trên việc gửi các mẫu câu hỏi cho một
số người sửa dụng kế toán tài chính yêu cầu họ xếp hàng các mục kế toán cụ thể theo
mức độ quan trọng của họ đối với các quy trình ra quyết định (Buzby, 1974; Firth,
1978; chandra 1974; turkey, 1985). Nhóm thứ hai đề cập đến mối quan hệ giữa chỉ
số công bố thông tin được xây dựng từ công bố thông tin kế toán bắt buộc hoặc tự
nguyện hoặc cả hai với các đặc điểm của công ty. Phần lớn các nghiên cứu thăm dò
mối liên kết giữa mức độ công bố thông tin và đặc điểm của công ty đã được áp dụng
cho các nước phát triển như: Vương quốc Anh (Spero, 1979; Firth, 1979); Hoa Kỳ
(Buzby, 1975; Lang và Lundholm, 1993); Canada (Belkaoui và Kahl, 1978);Thụy
Điển (Cooke, 1989); Thụy Sĩ (Raffournier, 1995); Nhật Bản (Cooke, 1992); và Hồng
Kông (Wallace và Naser, 1995). Một nhóm nghiên cứu nhỏ hơn đã kiểm định các
nước đang phát triển như Ai Cập (Mahmood, 1999); Jordan (Naser và cộng sự, 2002);
Nigeria (Wallace,1987); và Bangladesh (Ahmed và Nicholls, 1994). Ngoài ra, một số
nghiên cứu đã thông qua một phương pháp so sánh để đánh giá mức độ công bố thông
tin ở hai hay nhiều quốc gia ví dụ như: Barrett (1977), Zarzeski (1996) và
Camfferman và Cooke (2002).
Năm 1992 Cooke (1992) trong nghiên cứu “The Impact of Size, Stock Market
Listing and Industry Type on Disclousure in the Annual Reports of Japanese Listed
Corporations” xem xét các công ty chưa niêm yết, niêm yết, và niêm yết đa quốc gia
ở thị trường Nhật với môi trường kinh doanh độc nhất vô nhị và văn hóa rất độc đáo.
Tác giả nghiên cứu 100 bản thuyết minh BCTC bao gồm cả thuyết minh bắt buộc và
thuyết minh tự nguyện. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính chỉ số thuyết



9

minh không có trọng số để đánh giá mức độ công bố thông tin. Mỗi mục được thuyết
minh thì chấm 1 điểm, không thuyết minh thì chấm 0 điểm, các mục thuyết minh
được đánh giá mức độ quan trọng như nhau. Sau đó dựa trên dữ liệu đã chấm điểm
sử dụng mô hình hồi quy đa biến bao gồm các biến như sau: biến quy mô, biến hiện
trạng niêm yết; loại hình doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến công bố thông tin, doanh
nghiệp có quy mô lớn thường công bố thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ; các
doanh nghiệp niêm yết công bố nhiều thông tin hơn các doanh nghiệp không niêm
yết; các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước ít công bố thông tin
hơn các công ty đa quốc gia; và các doanh nghiệp sản xuất công bố thông tin nhiều
hơn các loại hình công ty khác.
Nghiên cứu của Ahmed, K. and Nicholls, D (1994) trong bài “The Impact of
Non-financial Company Characteristics on Mandatory Disclosure Compliance in
Developing Countries: The Case of Bangladesh” về ảnh hưởng các nhân tố liên quan
đến đặc điểm của công ty phi tài chính đến việc tuân thủ công bố thông tin bắt buộc
ở các nước đang phát triển. Cụ thể tác giả đã lấy dữ liệu của 63 công ty tại Bagladesh
trên 94 mục công bố thông tin để kiểm định mối liên hệ giữa quy mô công ty, đòn
bẩy tài chính, cấu trúc sở hữu, công ty kiểm toán, trình độ của kế toán trưởng với
công bố thông tin bắt buộc thông qua sử dụng mô hình hồi quy. Nghiên cứu phát hiện
ra rằng công ty đa quốc gia, quy mô công ty và trình độ của kế toán trưởng ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin bắt buộc.
Wallace, R.S.O., Naser, K., Mora, A. (1994) với bài nghiên cứu “The
relationship between the comprehensiveness of corporate annual report and firm
specific chacracteristics in Spain” sử dụng phương pháp hồi quy đa biến nghiên cứu
ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm công ty lên công bố thông tin trong báo cáo
thường niên. Nghiên cứu tập trung vào mẫu 50 công ty được chọn ngẫu nhiên 100
công ty từ 250 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn chứng khoán Madrid và
Valencia và 100 công ty phi tài chính chọn ngẫu nhiên từ Sổ đăng kí các công ty Tây

Ban Nha ngoài hai sàn chứng khoán trên loại đi 30 công ty giao dịch trên cả hai sàn


10

và 20 công ty chưa niêm yết. Tác giả đã tìm thấy bằng chứng mối quan hệ giữa quy
mô doanh nghiệp, tình trạng niêm yết (stock exchange listing) có tương quan dương
với công bố thông tin còn tính thanh khoản (liquidity) tương quan âm với công bố
thông tin.
Patton, J., & Zelenka, I. (1997) trong nghiên cứu “An empirical analysis of the
determinants of the extent of disclosure in annual reports of joint stock companies in
the Czech Republic” đã tiến hành kiểm tra thực nghiệm một mô hình công bố thông
tin cho 50 công ty cổ phần của Cộng hòa Séc được đưa vào chỉ số giao dịch chứng
khoán Prague năm 1993. Các biến độc lập được rút ra từ nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm trước đây liên quan đến công bố thông tin. Các biến phụ thuộc được dựa trên
luật pháp và quy định của cộng hòa Séc liên quan đến công bố tài chính. Mô hình hồi
quy đơn biến ủng hộ sự tồn tại của mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trong
báo cáo thường niên với quy mô doanh nghiệp, hiệu suất lợi nhuận, rủi ro tài chính
và các biến giám sát. Hồi quy đa biến giải thích khoảng 25% phương sai trong công
bố thông tin trên báo cáo thường niên. Các biến có ý nghĩa thống kê nhiều bao gồm:
loại kiểm toán viên, số lượng nhân viên, trạng thái niêm yết chứng khoán và tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Owusu Ansha (1998) trong bài nghiên cứu “The Impact of corporate
Atteibutes on the Extent of mandatory Disclosure and Reporting by Listed
Companies in Zimbabwe” đã tiến hành một cuộc điều tra thực nghiệm về mức độ ảnh
hưởng của tám thuộc tính doanh nghiệp đến công bố thông tin bắt buộc của 49 công
ty niêm yết ở Zimbabwe. Sử dụng 214 mục công bố thông tin bắt buộc, phạm vi công
bố thông tin bắt buộc của mẫu các công ty đã được định lượng và sử dụng với dữ liệu
cụ thể cho mỗi mẫu công ty để kiểm tra các giả thuyết. Kết quả phân tích hồi quy cho
thấy quy mô công ty, cơ cấu sở hữu, độ tuổi công ty, tập đoàn đa quốc gia và khả

năng dự đoán có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng tích cực đến công bố thông tin bắt buộc
trên báo cáo đã được kiểm toán. Chất lượng kiểm toán, ngành công nghiệp và thanh
khoản không có ý nghĩa thống kê đáng kể.


11

Thêm một nghiên cứu ở Hong Kong của Chen, C. J. P., & Jaggi, B. (2000)
trong bài “Association between independent non-executive directors, family control
and financial disclosures in Hong Kong” liên quan đến công bố thông tin. Nghiên cứu
xem xét liệu công bố thông tin tài chính toàn diện được ủy quyền cho hội đồng quản
trị có liên quan tích cực với tỷ lệ các giám đốc không điều hành độc lập (INDs) trong
hội đồng quản trị hay không và liệu kiểm soát gia đình có ảnh hưởng đến tính toàn
diện của công bố thông tin tài chính không dựa trên mẫu 87 công ty trong 2 năm 1993
và 1994 tại Hong Kong. Nghiên cứu đã phát hiện tỉ lệ INDs trên tổng số giám đốc
trong hội đồng quản trị có liên quan tích cực với tính toàn diện của công bố tài chính
và mức độ công bố thông tin của các công ty gia đình sẽ thấp hơn so với các công ty
không chịu sự kiểm soát gia đình.
Ho, S. S. M., & Wong, K. S. (2001) trong nghiên cứu “A study of corporate
disclosure practices and effectiveness in Hong Kong” đã cung cấp các bằng chứng
toàn diện và cập nhật thực tiễn hiện tại và nhận thức được hiệu quả của việc công bố
thông tin của các công ty niêm yết trong một nền kinh tế mới nổi của Hong Kong.
Nghiên cứu so sánh nhận thức của các giám đốc tài chính (CFOs) và các nhà phân
tích tài chính về hàng loạt các thông tin, về việc công bố và vấn đề hiệu quả của thị
trường vốn. Bài nghiên cứu cũng tìm cách xác định liệu nhận thức về các quy định
công bố thông tin gia tăng có thể cải thiện chức năng thị trường. Trong khi cả hai
nhóm tối tượng tin rằng phần lớn các công ty chỉ áp dụng chiến lược công bố một
chiều bảo thủ và sự tồn tại khoảng cách truyền thông thì các nhà phân tích lại nhận
thấy nhu cầu cao hơn so với cá CFO đối với việc gia tăng tuân thủ các quy định của
báo cáo tài chính. Cả hai nhóm đều nghĩ rằng chỉ riêng việc tăng cường yêu cầu công

bố thông tin có thể đủ để giảm thiểu khoảng cách truyền thông này. Thêm vào đó họ
cũng đề nghị cải thiện chất lượng truyền thông và quy trình công bố thông qua các
phương tiện truyền thông phù hợp hơn, xây dựng chuyến lược công bố chủ động hơn,
tăng cường mối quan hệ nhà đầu tư và tự nguyện cung cấp thêm thông tin mong muốn
của người sử dụng báo cáo tài chính.


12

Patricia Teixeira Lopes, Lucsia Lima Rodrigues (2002) trong nghiên cứu
“Accounting for Financial Instruments: An analysis of the Determinants of
Disclosure in the 6 Portuguese Stock Exchange” đã phân tích tác động của các nhân
tố quy mô doanh nghiệp, ngành công nghiệp, chủ thể kiểm toán, tình trạng niêm yết,
hoạt động kinh doanh đa quốc gia, đòn bẩy tài chính, tầm quan trọng của cổ động đến
công bố trên thị trường chứng khoán Bồ Đào Nha. Áp dụng phương phát thống kê
mô tả, hồi quy đa biến trên mẫu gồm 55 công ty niêm yết ở Bồ Đào Nha đến ngày
31/12/2001. Tác giả phát hiện ra rằng quy mô doanh nghiệp, hiện trạng niêm yết, đòn
bẩy tài chính ảnh hưởng đáng kể đến mức độ công bố thông tin. Quy mô doanh nghiệp
càng lớn, sử dụng đòn bẩy tài chính càng nhiều thì công bố thông tin càng cao. Bên
cạnh đó các doanh nghiệp niêm yết trong nước thì mức độ công bố thông tin thấp hơn
các doanh nghiệp niêm yết ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên nghiên cứu thực hiện trên
mẫu khá nhỏ chỉ có 55 doanh nghiệp nên kết quả chưa mang tính đại diện cao.
Thêm một nghiên cứu ở Jordan của Naser, K., Al‐Khatib, K., & Karbhari, Y.
(2002) trong bài: “Empirical evidence on the depth of corporate information
disclosure in developing countries: the case of Jordan”. Chính quyền và Chính phủ
Jordan đã áp dụng một số biện pháp sâu rộng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, trong
đó có thể kể đến việc giới thiệu các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) năm 1990 sửa
đổi Đạo luật công ty (Companies Act) năm 1997 và sửa đổi Luật xúc tiến đầu tư
(Investment Promotion Law) năm 1998. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về những thay đổi về độ sâu của công bố thông tin sau khi chính phủ giới

thiệu IASs. Ngoài ra, mối quan hệ giữa độ sâu của công bố thông tin và các đặc điểm
của công ty (company characteristics) như: quy mô công ty, tình trạng công ty kiểm
toán, loại hình công nghiệp (In dustry type), hiệu suất, cấu trúc sở hữu và cấu trúc
vốn cũng được nghiên cứu. Dựa trên mẫu dữ liệu các báo cáo và thông tin tài chính
năm 1998 của 132 công ty niêm yết (từ tổng số 199 công ty tác giả loại bỏ các ngân
hàng công ty tài chính và bảo hiểm vì các công ty này phải tuân theo các yêu cầu
công bố cụ thể và do đó không có các đặc điểm tương đương với các công ty phi tài
chính, loại ra các công ty đang bị thanh lý hoặc thông tin tài chính không có sẵn, các


×