Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Chính sách đa văn hóa của cộng hòa singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 202 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________

NGUYỄN THỊ NHƢ

CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HÓA CỦA CỘNG HÕA SINGAPORE
TRONG LĨNH VỰC TÔN GIÁO, NGÔN NGỮ VÀ GIÁO DỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

NGUYỄN THỊ NHƢ

CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HÓA CỦA CỘNG HÕA
SINGAPORE TRONG LĨNH VỰC TÔN GIÁO,
NGÔN NGỮ VÀ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Đông Nam Á học
Mã số: 62.31.06.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC
Chủ tịch Hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


GS.TS. Mai Ngọc Chừ

PGS.TS. Đỗ Thu Hà

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong công
trình nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của
PGS.TS. Đỗ Thu Hà, người tận tâm, tâm huyết đồng hành cùng tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận án, cho tôi từ những định hướng ban đầu đến những chỉdẫn vô
cùng quý báu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của tôi tới cô về
những ý kiến quý báu và sự tâm huyết của cô dành cho tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn tới các các thày cô trong bộ môn Đông Nam Á
họccũng như các thầy cô trong khoa Đông Phương học đã dành thời gian giúp đỡ,
tạo môi trường tốt để tôi học tập và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã hết lòng động viên, tạo điều kiện thuận lợi, chia sẻ khó khăn cùng tôiđể
tôi có được kết quả ngày hôm nay.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành luận án tốt nhất nhưng do năng lực còn hạn
chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận án chắc chắn sẽ không tránh khỏi
thiếu sót. Do vậy, tôi mong nhận được sự đóng gop ý kiến của các thầy cô, đồng
nghiệp, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm để có thể tiếp tục hoàn thiện
công trình này

Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Như


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ Đ U ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................6
. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................10
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................11
4. Cơ sở tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................11
5. Đóng góp của luận án ..........................................................................................13
6. Kết cấu của luận án .............................................................................................14
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN T NH H NH NGHI N CỨU .................................15
1.1. Những công tr nh nghiên cứu đã đƣợc công ố ............................................15

1.1.2.
v n

n

n tr n n

n


uv

n

n tr n n

n

u m n t n lý luận v

v

n s

1.1.3.Nh n
n s

v n

n tr n
n

n s

v n

n

un ..............15
v n


s

n

..........................................................................17

l n qu n tr

por tron l n v

t n

t p v
o n

n t p
nn

n

n

por v

o ục. .............20

1.2. Nhận xét về các công tr nh nghiên cứu đƣợc công ố liên quan đến luận án
...................................................................................................................................29
1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết ..............................31

Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................33
CHƢƠNG II. CƠ SỞ L

LUẬN VÀ THỰC TIỄN H NH THÀNH CHÍNH

SÁCH ĐA VĂN HÓA CỦA SINGAPORE...........................................................34
.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................34
2

C

k

n ệm then chốt ................................................................................34

2.1.2. Khung ti p cận

t

từ

ộ hệ tư tưởng .................................................39

. . Cơ sở thực tiễn h nh thành chính sách đa văn hóa của Singapore..............47
1


. .1. Nhân tố lịch sử và văn hóa tộc ngƣời ..........................................................47
2.2.2


ân tố nguồn gố

223

ân tố

n trị c

v n

...............................................58

n ân .............................................................................................63

Tiểu ết chƣơng ....................................................................................................67
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG, SỰ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HÓA
CỦA SINGAPORE TRONG LĨNH VỰC TÔN GIÁO, NGÔN NGỮ VÀ GIÁO
DỤC ..........................................................................................................................68
3.1. Nội dung và sự triển khai chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh
vực tôn giáo ..............................................................................................................68
3.1.1. Nội dung c n s
3.1.2. S tr n k

v n

n s

c a Singapore tron l n v c t n
v n


o ...68

c a Singapore tron l n v c t n

o

...................................................................................................................................73
3. . Nội dung và sự triển hai chính sách đa văn hóa của Singapore trong
lĩnh vực ngôn ngữ ..................................................................................................83
32

ộ un

322
n

n s

v n

tr n k

n s

n por tron l n v
v n

n

n nn


.......... 83

por tron l n v

n

n

............................................................................................................................87

3.3. Nội dung và sự triển khai chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh
vực giáo dục ...........................................................................................................100
un

3.3.1. Nộ

n s

3.3.2. S tri n khai

n s

v n

n
v n

por tron l n v


o ục 100

c a Singapore trong l n v c

o dục

.................................................................................................................................107
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................124
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GỢI

TỪ CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HÓA

CỦA SINGAPORE TRONG LĨNH VỰC TÔN GIÁO, NGÔN NGỮ VÀ GIÁO DỤC
........................................................................................................................................................ 125
4.1. Đánh giá chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh vực tôn giáo ..125
4

T

n

n ...................................................................................................125

4.1.2. H n ch .........................................................................................................133
2


4. . Đánh giá chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh vực ngôn ngữ ......136
42


T

n

n .................................................................................................136

4.2.2. H n ch .........................................................................................................140
4.3. Đánh giá chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh vực giáo dục .141
43

T

n

n ...................................................................................................141

4.3.2. H n ch .........................................................................................................147
4.4. Đánh giá chung của ngƣời dân Singapore về chính sách đa văn hóa .......149
4.5. Những nhận xét xung quanh chính sách đa văn hóa của Singapore qua lĩnh
vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục .....................................................................152
45

Đặ trưn

n s

v n

4.5.2. T n t ống nhất trong quản lý
4.5.3. Mố l n ệ gi

Đản
454

ân ân
os n

n
n s

n s

a Singapore ......................................152
n s
v n

v n

a Singapore .....156

a Singapore với hệ tư tưởng c a

ộng ...................................................................................158
v n

a Singapore với Malaysia ....................161

4.6. Một số gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách văn hóa ở lĩnh
vực ngôn ngữ và giáo dục .....................................................................................168
Tiểu ết Chƣơng 4 .................................................................................................178
KẾT LUẬN ............................................................................................................180

DANH MỤC CÔNG TR NH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG



LI N QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................184
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................185

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tôn giáo và phân bố dân số theo tôn giáo ở Singapore giai đoạn
1849-1931[Nguồn: Lai Ah Eng, 2008, p. 32] .......................................................56
Bảng 2.2. Công dân từ 15 tuổi trở lên theo các tôn giáo trong các năm 1980,
1990 và 2000 [Nguồn: Lai Ah Eng, 2008, p. 37] .................................................58
Bảng 4.1: Công dân từ 15 tuổi trở lên theo dân tộc và tôn giáo trong các năm
1980, 1990 và 2000 [Nguồn:Lai Ah Eng, 2008, p. 39] ......................................127
Bảng 4.2: Công dân từ 15 tuổi trở lên theo tôn giáo năm 1990 và
2000[Nguồn:Lai Ah Eng, 2008, p. 43] ................................................................128
Bảng 4.3: Các ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở Singapore (đơn vị %)
[Department of Statistics 2010] ..............................................................................137
Bảng 4.4: So sánh việc sử dụng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ ở Singapore qua các năm
[Department of Statistics, 2010] .............................................................................137
Bảng 4.5 [Department of Statistics, 2015] ..............................................................138
Bảng 4.6. Khảo sát ý kiến người dân về chính sách đa văn hóa ởkhía cạnh chủng tộc
.................................................................................................................................150
Bảng 4.7. Khảo sát ý kiến người dân về chính sách đa văn hóa trong một số lĩnh vực
.................................................................................................................................150

4



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CMIO

MRHA

Chinese, Malay,

Mô hình Trung Quốc, Malay, Ấn Độ,

India, Other

Nhóm khác

The Maintenance

Đạo luật Duy trì hài hòa tôn giáo

of religious harmony
act
PCRH

Presidential Council

Hội đồng Tổng thống vì Hòa hợp Tôn giáo

for Religious
Harmony

PAP
PCMR

UMNO

People’s Action Party

Đảng nhân dân hành động

Presidential Council

Hội đồng Tổng thống về các quyền của

of Minority Rights

cộng đồng thiểu số

The United Malays

Đảng Dân tộc Thống nhất Malay

National Organisation

5


MỞ Đ U
1. Lý do chọn đề tài
Tính thực tế là lý do trước tiên khiến tôi lựa chọn lĩnh vực chính sách văn hóa
làm hướng nghiên cứu.

Singapore là một quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á, nằm trên trục đường vận tải
biển từ Á sang Âu, là cửa ngõ ra vào của châu Á, điểm nối các châu lục Á - Âu
- Phi - Australia

Vị trí địa lý này khiến Singapore đón nhận một lượng lớn

những nguời dân nhập cư từ Trung Quốc, Ấn Độ... đến làm ăn và lập nghiệp.
Do đó, Singapore cơ bản là một xã hội dân nhập cư ngay từ lúc khởi đầu, tính chất
đa văn hóa của Singaporee xuất hiện trước độc lập và thành lập nhà nước - quốc gia.
Đó chính là lý do dù dân số chỉ khoảng 5,607 triệu người (theo số liệu của
Ngân hàng Thế giới năm 2016), nhưng từ cuối thế kỉ XIX, Singapore đã trở
thành một trong những xã hội đa chủng tộc, đa văn hóa nhất châu Á.
Mỗi một sắc tộc đến định cư tại Singapore mang theo một nền văn hóa, tập tục,
tôn giáo riêng của họ. Bởi vậy, dù Singaporee không có một nền văn hóa lâu đời
nhưng tương ứng với bao nhiêu cộng đồng sắc tộc trên đảo quốc này là bấy nhiêu
nền văn hóa với tôn giáo, ngôn ngữ khác nhau. Sự hiện diện của nhiều sắc tộc, tôn
giáo, ngôn ngữ

đã dệt lên một bức tranh đa văn hóa muôn màu sắc ở Singapore,

củng cố bản sắc và các đặc thù về văn hóa, sắc tộc làm nên bản sắc của đất nước
này; nhưng mặt khác, nó cũng gây cho Singapore những thách thức không nhỏ, nhất
là trong những ngày đầu lập quốc. Trong khi đó, những năm đầu tách khỏi
Malaysia, Singapore là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, phải đối mặt với nhiều vấn
đề kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, lương của người lao động rất
thấp, t lệ thất nghiệp cao, cơ sở hạ tầng bị tàn phá; trình độ dân trí thấp, giáo dục, y
tế, văn hóa lạc hậu; xung đột tôn giáo, dân tộc diễn ra gay gắt

Tuy nhiên, trải qua


hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Singapore vươn mình từ một làng chài nhỏ bé
thành cường quốc kinh tế thế giới, ―từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất‖, là
điển hình cho một quốc gia thành công vĩ đại ở thế k XX.

6


Vậy bí quyết thành công của Singapore là gì Điều gì đã làm nên một
Singapore phát triển thần k như vậy Đặc biệt, Singapore là một quốc gia đa dân
tộc, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ nhưng tại sao đất nước Singapore lại luôn tồn tại một
môi trường xã hội hòa hợp, đồng thuận Việc lựa chọn đề tài ―Chính sách đa văn
hóa của Cộng hòa Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục‖ làm
hướng nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên gắn liền với công việc
hiện tại và niềm đam mê của tôi chính là lý do thực tế thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài
nói trên. Hơn nữa, cùng với xu hướng phát triển ngày một rõ nét và sâu sắc hơn
trong mối quan hệ song phương Việt Nam - Singapore nói riêng và Việt Nam Đông Nam Á nói chung, các học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm ngày càng nhiều
hơn đến quốc gia nhỏ bé nhưng hùng mạnh này. Việc trả lời những thắc mắc trên
hứa hẹn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, giới học giả, các nhà nghiên cứu có
thêm nhiều tư liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu trong những lĩnh vực có liên
quan.
Tính cấp thiết và ứng dụng là lý do thứ hai để tôi theo đuổi đề tài về ― hính
s ch

v nh

củ Sing pore trong nh vực t n gi o ng n ng và gi o dục .

Bản chất của văn hóa các dân tộc là sự khác biệt. Nhưng sự khác biệt đó sẽ tồn
tại như thế nào trong thời đại toàn cầu hóa hiện đại, khi mà thế giới đang trở thành
một ngôi làng lớn, một thế giới phẳng. Thực tế đưa ra những câu hỏi: trong k

nguyên toàn cầu, văn hóa sẽ phát triển theo hướng nào - nhất thể hóa văn hóa hay
đa dạng văn hóa, hay có một giải pháp dung hòa Trong k nguyên toàn cầu hóa,
văn hóa Việt Nam sẽ như thế nào Đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn chúng ta
cần nghiên cứu. Vấn đề đặt ra ở đây là, những giải pháp khác nhau trong việc giải
quyết các vấn đề nảy sinh đó trong quá trình phát triển và bảo tồn văn hóa, thực tế
cho ta thấy có ba xu thế khác nhau khi giải bài toán phức tạp và không thể tránh
khỏi này.
Xu thế thứ nhất: Toàn cầu h

và xu thế nhất thể h

v nh

. Trong xu thế

này, lập luận của các học giả nghiêng về xu hướng nhất thể hóa, xu thế một nền văn
hóa chung toàn cầu nhấn mạnh tính toàn nhân loại của văn hóa. Quan điểm này xuất
7


phát từ nhận định toàn cầu hóa do phương Tây khởi xướng; họ cho rằng phương
Tây là khu vực phát triển nhất của loài người nên thế giới càng tiến lại gần phương
Tây hơn, trở nên giống phương Tây hơn. Lý thuyết hội tụ văn hóa, nhất thể hóa văn
hóa được thể hiện qua biểu tượng Mc Donald hóa (McDonaldization). Thông qua
tác động của các tập đoàn toàn cầu, các xã hội trên thế giới đang tiến đến nhất thể
hóa.
Xu thế thứ hai: Toàn cầu h




dạng v n h

. Theo hướng lý thuyết này,

xét về tổng thể nhiều mặt, toàn cầu hóa không thể dẫn đến nhất thể hóa. Thế giới
vẫn đang phát triển theo hướng đa dạng hóa, đa nguyên hóa. Dường như toàn cầu
hóa càng phát triển thì ý thức về bản sắc văn hóa riêng lại càng nổi lên mạnh mẽ. Tư
tưởng cho rằng tất cả mọi nhóm người đều có quyền được phát biểu về mình, bằng
giọng nói của riêng họ, và giọng nói đó được công nhận là độc đáo và có tính hợp
pháp là quan điểm nòng cốt cho lập trường đa dạng hậu hiện đại.Văn hóa nhìn từ
góc độ này thường bị chính trị hóa vì chủ trương đa dạng văn hóa có một cực đoan
khác cần chú ý là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chủng tộc, chủ nghĩa biệt lập văn
hóa.
Xu thế thứ b : Qu n iểm v n h

i ghép trong kỷ nguyên toàn cầu. Xu thế

này chủ trương về lai ghép, hỗn dung văn hóa (hybridization). Sự lai ghép là các
cách theo đó các hình thức tách rời khỏi thực tế đang tồn tại để tái kết hợp với các
hình thức mới trong những thực tế mới. Diễn đạt gọn hơn xu hướng này, giới
nghiên cứu dùng đồng thời hai khái niệm ―khu vực hóa toàn cầu‖ (global
localization) và ―toàn cầu hóa khu vực‖ (local globalization) với một khái niệm mới
được tạo ra từ hai khái niệm toàn cầu và khu vực ―glocolization‖.
Nhìn chung, quan điểm về lai ghép văn hóa khắc phục được hai cách nhìn vốn
tách rời hai quá trình văn hóa như thuyết về nhất thể hóa văn hóa hay thuyết đa
dạng văn hóa nói trên. Hai xu thế này không song song tồn tại mà chúng thẩm thấu
vào nhau, tạo nên một quá trình riêng. Nói cách khác, cần nhìn toàn cầu hóa từ góc
độ cấu trúc trong đó hai thế giới tương tác, một thế giới lấy quốc gia dân tộc làm
trung tâm với nhân vật hoạt động chính ở tầm quốc gia và một thế giới nhiều trung
8



tâm với các nhân vật chính đa dạng như các tập đoàn, các tổ chức quốc tế, các nhóm
chủng tộc, các nhà thờ

Đây chính là nền tảng mà các chính sách đa văn hóa xuất

hiện và được thực thi.
Dù phát triển và gìn giữ văn hóa theo xu hướng nào thì tính ứng dụng của các
vấn đề này cũng không nhỏ, nó liên quan trực tiếp đến chiến lược quản lý và phát
triển văn hóa của các cấp, các ngành liên quan đến lĩnh vực văn hóa và kinh tế ở
từng nước và trên thế giới. Luận án chú trọng vào nghiên cứu trường hợp của
Singapore - một đất nước là minh chứng rõ rệt cho sự đa dạng văn hóa với sự hội tụ
của những nền văn hóa khác nhau. Bởi vậy, tư tưởng đa văn hóa luôn giành được sự
quan tâm đặc biệt của quốc gia này, thể hiện rất rõ trong đường lối chính sách phát
triển kinh tế - xã hội - văn hóa của đất Singapore.
Tính mới và c

ng g p là lý do thứ ba khiến tôi chọn đề tài này. Cho đến

nay, các nguồn tài liệu nghiên cứu về chính sách văn hóa nói chung và chính sách
đa văn hóa của Singapore nói riêng còn rất ít ỏi tại Việt Nam. Trên sách báo nước
ngoài, đây cũng chưa phải là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu dụng công
nghiên cứu. Thực tế cho thấy, người viết về lĩnh vực này còn ít ỏi và chưa có một
công trình nào nhìn nhận chính sách đa văn hóa của Singapore từ góc nhìn của một
lý thuyết xã hội đã góp phần làm nên một sự phát triển k diệu của Singapore với tư
cách một quốc gia đa văn hóa.
Từ những phân tích kể trên, rõ ràng nghiên cứu chính sách đa văn hóa của
Singapore là lựa chọn mang tính thực tế không chỉ của bản thân tôi mà còn rất có ý
nghĩa và mang tính cấp thiết, mới mẻ đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và xa hơn

là những gợi ý cho lĩnh vực nghiên cứu đổi mới chính sách văn hóa nước nhà.
Lựa chọn nghiên cứu về chính sách đa văn hóa của Singapore, nghiên cứu sinh
có chủ đích tập trung ở ba lĩnh vực là tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục. Nghiên cứu
sinh lựa chọn ba lĩnh vực này thứ nhất vì đó đều là những lĩnh vực quan trọng của
văn hóa. Hai trong ba lĩnh vực được lựa chọn là tôn giáo và ngôn ngữ trực tiếp là
biểu hiện hình thức của đa dạng văn hóa. Với tư cách là một bộ phận cấu thành nền
văn hóa, tôn giáo với hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan, tạo ra sự
9


phong phú cho nền văn hóa. Trong khi đó, ngôn ngữ cũng là một yếu tố hết sức
quan trọng của văn hóa, là tấm gương phản ánh văn hóa, thông qua ngôn ngữ, con
người có thể xây dựng, định hình và duy trì văn hóa. Còn đối với giáo dục, một nền
giáo dục, dù chính quy hay không, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì,
vượt qua và chia sẻ những trở ngại về văn hóa. Lý do thứ hai tôn giáo, ngôn ngữ và
giáo dục được lựa chọn trong nghiên cứu chính sách đa văn hóa của Singapore vì
đây là những lĩnh vực mang tính cộng đồng, chịu sự tác động, chi phối mạnh mẽ từ
chính sách của Singapore.
Với tất cả những lý do kể trên, “ hính s ch

v n h

của Cộng hò

Singapore trong nh vực t n gi o ng n ng và gi o dục đã trở thành hướng
nghiên cứu và đề tài của tôi.
. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục tiêu nghiên cứu: Luận án được thực hiện để làm rõ chính sách đa văn
hóa của Singapore thông qua phân tích nội dung, sự triển khai, định giải rút ra tính
đặc thù của chính sách đa văn hóa trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục.

+ Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án thực hiện 5
nhiệm vụ cụ thể sau đây
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành chính sách đa văn hóa của
Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục
- Phân tích nội dung, trình bày một cách có hệ thống quá trình triển khai chính
sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục.
- Đánh giá kết quả và tác động của chính sách đa văn hóa đối với sự phát triển
đất nước Singapore từ khi thực thi đến nay.
- Làm rõ đặc trưng chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh vực tôn
giáo, ngôn ngữ và giáo dục
- Chỉ ra tính thống nhất trong quản lý chính sách đa văn hóa, phân tích mối liên
hệ giữa chính sách đa văn hóa của Singapore với hệ tư tưởng của Đảng Nhân dân
hành động

10


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Luận án có đối tượng nghiên cứu là chính sách đa văn
hóa của Cộng hòa Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh vực ngôn ngữ,
giáo dục, tôn giáo.
- Thời gian: từ khi Singapore độc lập đến nay
- Không gian: Singapore.
4. Cơ sở tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4

Cơ sở tư l ệu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu kể trên, luận án tập trung khai thác hai


nhóm tài liệu: Nhóm tài liệu gốc và nhóm tài liệu tham khảo.
* Nguồn tài liệu gốc:
Bao gồm các văn bản, tài liệu, tuyên bố của các nhà lãnh đạo và chính phủ
Singapore về chính sách đa văn hóa có liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ, giáo dục,
tôn giáotrên các website chính thức của chính phủ Singapore hoặc trong các tác
phẩm do chính người xây dựng, hoạch định chính sách là tác giả.
* Nguồn tài liệu tham khảo:
- Tiếng Việt: Các công trình nghiên cứu, hồi ký (sách, bài báo trong các tạp chí
chuyên ngành, luận án tiến sĩ) của các học giả, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam.
- Tiếng Anh: Các công trình nghiên cứu, các số liệu thu thập được từ các cuộc
điều tra, phỏng vấn (sách, bài báo trong các tạp chí chuyên ngành, luận án tiến sĩ)
của các học giả, các nhà nghiên cứu tại Singapore và một số quốc gia khác trên thế
giới.
- Các nguồn tài liệu khai thác trên Internet và các phương tiện thông tin đại
chúng của Singapore và Việt Nam.

11


4 2 P ươn p

pn

n

u

Luận án nghiên cứu về chính sách văn hóa. Do văn hóa là một lĩnh vực kiến
thức tích hợp nên phương pháp được áp dụng xuyên suốt trong luận án là phương

pháp nghiên cứu liên ngành.
Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chính trị học như phương
pháp tiếp cận hệ thống nhằm xem xét chính trị Singapore trong chỉnh thể, hệ thống
với các yếu tố, bộ phận cấu thành để tìm ra mối quan hệ giữa các bộ phận đó, hoặc
mối liên hệ giữa những khía cạnh riêng lẻ của đời sống chính trị có tác động như thế
nào đến sự ra đời của chính sách cũng như quá trình nó được triển khai và thực thi.
Cùng với phương pháp nghiên cứu chính trị học, nhóm phương pháp nghiên
cứu lịch sử như phương pháp lịch đại, phương pháp logic được sử dụng đặt chính
sách đa văn hóa của Singapore trong bối cảnh chính trị, xã hội cụ thể, thu thập
thông tin để phát hiện nguồn gốc, cơ sở, sự phát triển của chính sách theo thời gian.
Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp so sánh và tiếp cận theo quan điểm
khu vực học, đất nước học đặt Singapore trong bối cảnh của khu vực để tìm ra điểm
tương đồng về mặt xã hội nhưng khác biệt trong tiếp cận quản lý thông qua chính
sách khi đối chiếu, so sánh với Malaysia.
Luận án cũng triệt để sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp quy nạp và diễn giải nhằm khai thác nguồn tài liệu ở các lĩnh vực khác nhau
mà phạm vi luận án đề cập và xử lý các thông tin thu thập được về chính sách. Qua

phương pháp này, cho phép phân tích nội dung, sự triển khai của chính sách
để chỉ ra những nguyên nhân - tác động cùng bản chất của các các chính sách
trong từng lĩnh vực cụ thể, từ đó đi đến những định giải về chính sách đa văn
hóa của Singapore nói chung.
Đối tượng luận án là chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh vực tôn
giáo, ngôn ngữ và giáo dục, cho nên luận án áp dụng các phương pháp phân tích
chính sách. Vì phân tích những chính sách đã ban hành và tác động của nó, nên
nghiên cứu sinh đặc biệt sử dụng phương pháp phân tích mục tiêu - kết quả (tác
động) chính sách. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích
12



định tính nhằm nghiên cứu định tính các chính sách đa văn hóa được thực thi trong
lĩnh vực cụ thể mà luận án đề cập, bao gồm các phương pháp cụ thể như sử dụng
các đánh giá của nghiên cứu định lượng, các nghiên cứu thông qua khảo sát, phỏng
vấn hay nghiên cứu tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách đa văn
hóa của Singapore. Từ đó, luận án tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp về sự biển
đổi của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Singapore, áp dụng phương pháp đánh
giá làm rõ tác động của chính sách, đối chiếu chỉ ra tính thống nhất của chính sách
trong quá trình thực hiện và với đường lối chung của đảng cầm quyền.
Thông qua những phương pháp trên, chính sách đa văn hóa trong lĩnh vực tôn
giáo, ngôn ngữ, giáo dục được hệ thống hóa, phân tích, luận giải các cơ sở về mặt lý
luận, thực tiễn chi phối sự hình thành, phát triển chính sách, kết quả và tác động của
chính sách, rút ra bản chất, đặc trưng, vai trò, mối liên hệ chính sách đa văn hóa với
hệ tư tưởng của PAP.
5. Đóng góp của luận án
Về mặt khoa học, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống chính sách đa văn
hóa của Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục theo các vấn đề
trọng tâm: cơ sở hình thành; nội dung (mục tiêu, nguyên tắc) và quá trình triển khai
chính sách; kết quả, hạn chế của chính sách và tác động của nó đối với sự phát triển
của đất nước; đặc trưng và mối liên hệ của chính sách với hệ tư tưởng của Đảng
cầm quyền. Cho đến nay, những nội dung trọng tâm kể trên trong chính sách đa văn
hóa của Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục chưa trở thành đề
tài và phạm vi nghiên cứu của bất k công trình khoa học nào tại Việt Nam. Do vậy,
luận án sẽ góp phần bổ sung cho hệ thống tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực
văn hóa nói riêng và về Đông Nam Á nói chung.Là công trình nghiên cứu tương đối
hệ thống về chính sách đa văn hóa của Singapore trong các lĩnh vực cụ thể trên,
luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng có ý nghĩa đối với các học giả và
những ai quan tâm tới đất nước Singapore.
Về mặt phương ph p uận, luận án sử dụng thành công phương pháp nghiên
cứu liên ngành khi nghiên cứu chính sách đa văn hóa của Singapore trong các lĩnh
13



vực cụ thể khác nhau. Qua đó góp phần khẳng định, phương pháp nghiên cứu liên
ngành là công cụ đặc biệt, cần thiết và hữu hiệu trong nghiên cứu văn hóa hiện nay.
Về mặt thực tiễn, cùng với Singapore, Việt Nam cũng là một nước nằm trong
khu vực Đông Nam Á, cũng có một nền văn hóa đa dạng. Thông qua việc hệ thống
và phân tích các chính sách đa văn hóa của Singapore, tác giả đưa ra những gợi ý
trong việc xây dựng, đổi mới, hoạch định chính sách văn hóa của Việt Nam hiện
nay trong lĩnh vực ngôn ngữ, giáo dục.Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Việt Nam và
Singapore phát triển từ lâu. Vì vậy, tìm hiểu chính sách đa văn hóa của Singapore
không chỉ cho chúng ta những bài học tham khảo hữu ích mà còn tăng cường mối
quan hệ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam - Singapore nói riêng và
Việt Nam với khu vực Đông Nam Á nói chung.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận án ― hính s ch

v nh

củ Cộng

hò Sing pore trong nh vực t n gi o ng n ng và gi o dục được kết cấu thành 4
chương như sau:
hương 1. Tổng qu n tình hình nghiên cứu
hương 2.

ơ sở ý uận và thực tiễn hình thành chính s ch

v nh

của


Singapore
hương 3. Nội dung, sự triển kh i chính s ch

v nh

của Singapore trong

nh vực t n gi o ng n ng và gi o dục
hương 4. Một số nhận xét và gợi ý từ chính s ch
trong nh vực t n gi o ng n ng và gi o dục

14

v nh

của Singapore


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN T NH H NH NGHI N CỨU
1.1. Những công tr nh nghiên cứu đã đƣợc công ố
Sau khi tìm kiếm và khảo sát tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng, cho đến thời
điểm này không có công trình nghiên cứu nào được công bố liên quan trực tiếp và
bao phủ hết đề tài ―Chính sách đa văn hóa của Singapore nhìn từ góc độ tôn giáo,
ngôn ngữ và giáo dục‖. Để công việc khảo sát diễn ra triệt để và mang tính hệ
thống, chúng tôi chia các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến
đề tài luận án thành 3 nhóm như sau:
- Những công trình nghiên cứu đề cập đến chính sách văn hóa nói chung.
- Những công trình nghiên cứu về đa văn hóa, sự đa dạng văn hóa và chính

sách đa văn hóa.
- Những công trìnhcó liên quan trực tiếp và gián tiếp đến Singapore và chính
sách của Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ, giáo dục.
1.

n

n tr n n

n

uv

n s

v n

n

un

Năm 1967, Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hiệp quốc
(UNESCO) đã tổ chức một hội nghị bàn tròn chuyên gia để bàn luận về chủ đề
chính sách văn hóa. Năm 1998, tại hội nghị Liên chính phủ về chính sách văn hóa
và sự phát triển ở Stockholm, trong chương trình hành động của mình, UNESCO
một lần nữa lại khẳng định muốn phát triển bền vững nền văn hóa các quốc gia phải
hoàn thiện chính sách văn hóa của mình. Quan niệm về chính sách văn hóa và chính
sách văn hóa của một số nước trên thế giới lần lượt được đăng tải trên Tạp chí
Người ư tin UNES O.
Một vài công trình được xuất bản ở châu Âu và Mỹ đã đề cập tới chính sách

văn hóa với tư cách là một điều kiện khung của quản lý văn hóa và là một phương
diện của chính sách xã hội. Đơn cử như cuốn sách của Thomas Heinz:
Culturemanagement (Quản lý văn hóa), Opladen, 1997. Gần đây, các nhà nghiên
cứu có xu hướng nghiên cứu phương diện kinh tế của chính sách văn hóa, như:
Bruno S.Frey (University of Zurich): Art and Economics: Analysis and Cultural
15


Policy (Nghệ thuật và kinh tế: chính sách văn hóa và sự phân tích), Second Edition,
Springer - Verlag Berlin Heidelberg, Germany, 2003; David Throsby: The economics
of Cultural Policy (Nhân tố kinh tế trong chính sách văn hóa), Cambridge University
Press, 2010... Sự vận động không ngừng của đời sống xã hội nói chung, đời sống văn
hóa nói riêng đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải có chính sách văn hóa để định hướng,
điều chỉnh. Đó chính là một nội dung mà các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm như các
cuốn của Clives S.Gray: Compare Public Policies: Case of Cultural Policy in
Western Europe (So sánh chính sách công: Trường hợp chính sách văn hóa ở Tây
Âu), Leicester Business School Occasional Paper, 1/4/1992; Toby Miller and
George: Cultural Policy (Chính sách văn hóa), SAGE Publication ltd., 2002....
Nhằm phục vụ cho việc soạn thảo các dự án luật và những chế độ, chính sách
thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin, Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam cũng đã lựa
chọn dịch và giới thiệu chính sách văn hóa của một số quốc gia châu Á, châu Âu,
châu Phi và Bắc Mỹ trong cuốn sách Tổng thuật chính s ch v n h

của một số

nước trên thế giới, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 1993. Hiện nay, chính sách
văn hóa của các nước trên thế giới tiếp tục được tìm hiểu và giới thiệu trên website
của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Ở Việt Nam, vấn đề chính sách văn hóa cũng được nhiều nhà khoa học, nhiều
nhà quản lý quan tâm. Một số cuộc Hội thảo khoa học xung quanh chủ đề này đã

được tổ chức. Năm 2003, Ủy ban Văn hóa, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội
đã tổ chức Hội thảo bàn về chính sách văn hóa. Năm 2006, Viện Văn hóa và Phát
triển (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cũng tổ chức Hội
thảo hính s ch v n h

cấp b ch hiện nay. Trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức

SIDA (Thuỵ Điển) và Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam (nay là Bộ Văn hóa - Thể
thao và Du lịch), một Dự án nghiên cứu về chính sách văn hóa đã được triển khai.
Ngoài ra còn có một số công trình khác cũng đề cập đến vấn đề chính sách văn
hóa ở khía cạnh này hay khía cạnh khác. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước
KX 06 - 16 có một bản phụ lục Tìm hiểu mấy iểm chính s ch v n h

của thời kỳ

quân chủ phong kiến Việt N m và của một số nước trên thế giới hiện nay do GS.
16


Hoàng Vinh biên soạn. PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên trong một số công trình của
mình cũng đã bàn đến khái niệm chính sách văn hóa và các công cụ của chính sách
văn hóa. Năm 2004, vấn đề chính sách văn hóa được đặt ra trong cuốn Quản ý v n
h

trong nền kinh tế thị trường ịnh hướng xã hội chủ ngh

do Nhà xuất bản Văn

hóa - Thông tin ấn hành và năm 2006, ông tiếp tục trở lại vấn đề này trong cuốn
sách V n h


- tiếp cận ý uận và thực tiễn, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tiến hành biên soạn giáo trình môn học hính
s ch v n h

, trong đó đề cập đến các nội dung: tổng quan về chính sách văn hóa,

mô hình chính sách văn hóa của một số nước trên thế giới và chính sách văn hóa ở
Việt Nam. Tác giả Nguyễn Quang Long trong bài viết Về kh i niệm hành chính
c ng và chính s ch v n h

, Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 4/2004 đặt vấn đề chính

sách văn hóa như một phương diện của chính sách xã hội và cố gắng đưa ra một
cách hiểu về chính sách văn hóa. Năm 2009, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất
bản cuốn sách hính s ch v n h
h

trên thế giới và việc hoàn thiện chính s ch v n

ở Việt N m của tác giả Nguyễn Văn Tình, trong đó giới thiệu mô hình chính

sách văn hóa của các nước trên thế giới và đề xuất một số giải pháp xây dựng và
hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam.
n

1.1.2.
n v n


v

n tr n n
n s

Bài viết Đ v n h

n

u m n t n lý luận v

v n

s

v n
như à một ý thuyết xã hội hiện ại của tác giả Nicolas

Journet in trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 329, tháng 11-2011, Chủ ngh
v n h : Một số vấn ề ý uận và thực tiễn của tác giả Hà Thị Qu nh Hoa, hay ơ
sở thực tiễn và ý thuyết củ chủ ngh

v nh

của hai tác giả Bùi Thị Minh

Phượng và Nguyễn Thị Phương lần lượt đăng trên tạp chí Thông tin Khoa học xã
hội số tháng 5-2011, 10-2015 đề cập đến nội dung khái niệm đa văn hóa, làm rõ
những nhân tố thực tiễn thúc đẩy sự ra đời chủ nghĩa đa văn hóa và cơ sở lý luận
của lý thuyết này. Cuốn sách ―Đ dạng v n h


và quyền v n h

ở Việt Nam hiện

nay‖ của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin và Viện
Văn hóa ấn hành năm 2010 trình bày một cách tổng quan nhưng hết sức chi tiết sự
17


đa dạng của văn hóa Việt Nam qua đó khẳng định mối quan hệ mật thiết của văn
hóa với quyền con người và quyền văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
m kết với tính

dạng v n h

trong bối cảnh toàn cầu h

là một tiếng nói

khác của tác giả Phạm Xuân Nam đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 8
(296) năm 2007. Với bài viết này, tác giả chứng minh sự đa dạng của các nền văn
hóa trên thế giới là một sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa
ngày nay, một số học giả và chính khách Mỹ lại đưa ra và cổ vũ cho cái gọi là ―luận
thuyết‖ về sự đồng nhất các giá trị của toàn nhân loại theo mô hình văn hóa Mỹ.
Trong khi đó, nhiều quốc gia vẫn kiên trì bản sắc văn hóa dân tộc của mình, đồng
thời thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ giao lưu văn hóa quốc tế.
Đối với Việt Nam, theo tác giả, một mặt chúng ta cần cảnh giác trước âm mưu áp
đặt văn hóa của các thế lực bên ngoài. Nhưng mặt khác, chúng ta quyết không lui về
triết lý đóng cửa. Kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm ngàn đời của ông

cha ta từ xưa, ngày nay chúng ta có thể chủ động mở cửa, tăng cường tiếp xúc, giao
lưu, đối thoại với các nền văn hóa khác trên thế giới, qua đó lựa chọn tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại để làm giàu đẹp thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Với cuốn sách
này, chúng tôi có thể có những gợi ý, cũng như sự đối chiếu về đa dạng văn hóa
giữa các quốc gia để làm nổi bật hơn đề tài chúng tôi nghiên cứu.
Đề cập cụ thể đến vấn đề chính sách đa văn hóa liên quan tới lĩnh vực cụ thể
của một quốc gia, ta thấy có bài viết T n gi o trong chính s ch

v n h



Australia của TS. Vũ Tuyết Loan in trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 3 năm
2004. Trong bài viết, tác giả đề cập đến xã hội đa văn hóa ở Australia qua các chính
sách như chính sách ―Australia da trắng‖, chính sách đồng hóa, chính sách đa văn
hóa, chính sách đa văn hóa trên bình diện lí luận và chính sách đa văn hóa trên bình
diện thực tiễn. Trong phần hai của bài viết, TS. Vũ Tuyết Loan đi sâu hơn vào vấn
đề tôn giáo trong chính sách đa văn hóa ở Australia.
Tác giả Trần Cao Bội Ngọc trong bài viết T c ộng củ chính s ch
h

Úc ến việc bảo tồn và ph t triển nền v n h

v n

thổ dân Úc hiện nay đăng

trênTạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 13, số X-1 năm 2010 đã đề cập
18



đến chính sách đa văn hóa, thống nhất trong đa dạng để có thể vừa giữ gìn được bản
sắc văn hóa của thổ dân, vừa có sự phát triển hài hòa của các sắc dân nhập cư rất đa
dạng và phức tạp tại Australia mà vẫn theo kịp nhịp phát triển của văn hóa thế giới
trong k nguyên toàn cầu hóa.
Tài liệu phục vụ nghiên cứu của Viện Thông tin Khoa học xã hội có bài Sự kết
th c củ chủ ngh

v nh

Nhập cư và sự hò nhập ở Đức và Vương quốc

Anhcủa tác giả Laura Muchowiecka đăng 4 k liền lần lượt trên số TN2014 - 56 &
57, TN2014 - 58 & 59, TN2014 - 60 & 61, TN2014 - 62

63 xuất bản năm 2014.

Bài viết đề cập đến lịch sử nhập cư của người nước ngoài dẫn tới việc hình thành xã
hội đa văn hóa, đặt nền móng cho chủ nghĩa đa văn hóa ở Đức và Vương quốc Anh;
những băn khoăn và lo ngại của xã hội hay được đề cập nhất về những người nhập
cư; phản ứng các chính phủ trước sự định cư lâu dài của các dòng người nhập cư
khác nhau. Từ đó bài viết tìm cách giải đáp những câu hỏi chủ chốt liên quan tới sự
phản đối đa văn hóa và có hợp lý không khi nói đến sự khủng hoảng hay thậm chí
sụp đổ của chủ nghĩa đa văn hóa. Để dẫn dắt vào những vấn đề đa văn hóa của Đức
và Vương quốc Anh, tác giả cũng đề cập đến khái niệm về chủ nghĩa đa văn hóa. Vì
thế, tác giả có thể bổ sung góc nhìn đầy đủ hơn về thuật từ đa văn hóa, khái niệm đa
văn hóa cho luận án của mình.
Đề cập trực tiếp tới cách chính sách văn hóa của Malaysia cũng trong những
lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục, cuốn Biến ổi v n h
trong bối cảnh toàn cầu h


v nh

Me yu ở Malaysia

của tác giả Phạm Thanh Tịnh là cuốn khá hữu

ích cho luận án. Malaysia cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, có điểm tương
đồng với Singapore là xã hội đa văn hóa, nên thông qua cuốn sách, tác giả luận án
có thể nắm được thông tin chính sách văn hóa của Malaysia, nhất là trong lĩnh vực
tương ứng mà luận án đề cập để so sánh với Singapore, từ đó tìm ra điểm khác biệt,
những ưu điểm trong cách tiếp cận quản lý xã hội đa văn hóa của Singapore.

19


1.1.3. Nh n

n tr n

n s

n

l n qu n tr

por tron l n v

t n


t p v
o n

n t p
nn

n

n

por v

o ục.

Nhà nước và sự hình thành bản s c quốc gi - dân tộc Sing pore của tác giả
Trần Khánh (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 3/1991) là bài viết khá chi tiết về
quá trình hình thành xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và sự hình thành bản sắc dân tộc
của Singapore. Qua bài viết, tác giả cho thấy, sau khi độc lập, ở Singapore dấy lên
khuynh hướng liên kết và hòa nhập các nhóm cộng đồng, phá vỡ những ranh giới
dân tộc và hình thành một tổ chức xã hội tộc người mới - dân tộc Singapore hiện đại
với bản sắc riêng.
Đi từ những nét khái quát nhất về đất nước, con người, lịch sử, dân cư, dân
tộc, ngôn ngữ, tôn giáo đến những chính sách mà Singapore lựa chọn ở một số lĩnh
vực cụ thể quan trọng để phát triển đất nước, cuốn sách Cộng hò Singapore 30
n m xây dựng và ph t triển (1995, Nhà xuất bản Khoa học xã hội) của học giả Trần
Khánh đề cập những nét cơ bản về 30 năm đầu phát triển của Singapore trên nhiều
mặt. Theo đó, cuốn sách tập trung vào ba phần: vài nét về đất nước, con người, lịch
sử và nhà nước; những đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế và xây dựng quốc
gia - dân tộc; những thành tựu nổi bật, từ đó cho thấy Singapore là một quốc gia
trẻ, đa tộc người, đồng thời thấy được tiền đề, tác động của việc triển khai một sô

chính sách trong điều kiện thực tế quốc gia này, khiến Singapore nhanh chóng vươn
lên biến hòn đảo nhỏ bé từ một thương điếm hải cảng nghèo nàn thành một nước
công nghiệp phát triển.
Chỉ ra những đặc thù về diện tích, đất đai, địa lý, lịch sử, con người,cuốn
Singapore - ặc thù và giải ph p của Dương Văn Quảng do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia ấn hành năm 2007 cho thấy sự ra đời và phát triển của Cộng hòa Singapore
trong những điều kiện đặc biệt. ―Xuất phát từ những đặc thù của mình, Singapore
đã xây dựng một chiến lược phát triển hết sức độc đáo‖ [Dương Văn Quảng, 2007,
tr. 5]. Theo đó, tác giả đề cập đến đất nước Singapore qua những chặng đường và
chiến lược phát triển của Singapore; về thế hệ lãnh đạo, hệ thống chính trị; quan hệ

20


với các nước trong khu vực và thế giới. Tác giả có những đánh giá, nhận xét xác
đáng, đặc biệt về hệ thống chính trị của Singapore.
Tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị có tính phổ biến trong tổ chức, hoạt động của
hệ thống chính trị Singapore có thể kể đến công trình Về hệ thống chính trị
Sigapore (PGS. TS. Lê Văn Đính chủ biên) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn
hành năm 2012. Các chương trong cuốn sách này lần lượt đề cập đến tổ chức và
hoạt động của Đảng Nhân dân hành động (PAP) Singapore, Hiến pháp và tổ chức
bộ máy nhà nước trong hiến pháp, các tổ chức chính trị xã hội, sự phát triển của xã
hội công dân và tiến trình dân chủ ở Singapore. Qua đó cho thấy vai trò tích cực của
hệ thống chính trị Singapore trong quá trình xây dựng một quốc gia có nền kinh tế
năng động, chính trị ổn định và một xã hội hòa hợp như hiện nay. Từ nội dung mà
cuốn sách đề cập, chúng tôi có được những thông tin cần thiết sử dụng cho phần tìm
ra mối liên hệ giữa chính sách đa văn hóa của Singapore với hệ tư tưởng của đảng
cầm quyền. Về Hiến pháp của quốc gia Singapore, chúng tôi cũng có tham khảo
thêm cuốn Nghiên cứu so s nh hiến ph p c c quốc gi


SE N của tác giả Tô Văn

Hóa (2012, nhà xuất bản Chính trị quốc gia) để làm rõ hơn các chính sách đa văn
hóa của Singapore đã được thể chế hóa qua Hiến pháp như thế nào.
Trong cuốn V n h

Đ ng N m Á (2010, Nhà xuất bản Khoa học xã hội) của

tác giả Nguyễn Tấn Đắc, đất nước Singapore cũng được nói đến qua một số mặt
chung trong nền tảng cơ bản của văn hóa khu vực. Đặc biệt, trong một chương về
những nguyên tắc và giá trị của các nước Đông Nam Á, có thể tham khảo từ cuốn
sách đặc điểm văn hóa của Singapore qua ý thức hệ quốc gia mà tác giả đề cập.
V n minh tinh thần Singapore (Lê Quảng Ba, Lê Thu Hà, Nguyễn Vĩnh
Quang, Bùi Quang Tạo, Hoàng Văn Tuấn dịch), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn
hành năm1997 phác họa bức tranh Singapore trên một số phương diện qua con mắt
của đoàn khảo sát Trung Quốc khảo sát về văn minh tình thần của Singapore. Cuốn
sách như một sự khám phá bước đầu về những nguyên nhân khiến Singapore cất
cánh. Đó là một nền luật pháp nghiêm ngặt, những đặc trưng quản lý xã hội độc
đáo, sự ổn định về chính trị, chính sách xã hội, chính sách phát triển văn hóa và đặc
21


×