Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Tư tưởng của nho giáo tiên tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 190 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TRƢƠNG THỊ THẢO NGUYÊN

TƢ TƢỞNG CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN
VỀ DÂN VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ TRONG
LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XI
ĐẾN NỬA THẾ KỶ XIX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TRƢƠNG THỊ THẢO NGUYÊN

TƢ TƢỞNG CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN
VỀ DÂN VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ TRONG
LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XI
ĐẾN NỬA THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Chủ tịch Hội đồng



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân

PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư
liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Trƣơng Thị Thảo Nguyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ....................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..............................................................7
5. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................8
7. Kết cấu của luận án .................................................................................................8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................9
1.1. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và tƣ tƣởng về dân
trong Nho giáo tiên Tần nói riêng............................................................................9
1.2. Những công trình nghiên cứu về sự ảnh hƣởng tƣ tƣởng về dân của Nho
giáo tiên Tần đối với tƣ tƣởng về dân trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế
kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX ...............................................................................17
1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của tƣ tƣởng về
dân trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX ....30
1.4. Khái quát những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu ................................................................................................................34
CHƢƠNG 2. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU
TRONG TƢ TƢỞNG VỀ DÂN CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN .........................37
2.1. Khái quát điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng về dân
trong Nho giáo tiên Tần ..........................................................................................37
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc..................................37
2.1.2. Tiền đề văn hóa, tư tưởng ...............................................................................43
2.2. Một số nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng về dân của Nho giáo tiên Tần.....47
2.2.1. Phạm trù dân trong Nho giáo tiên Tần ...........................................................47
2.2.2. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về vị trí, vai trò của dân trong xã hội ......53

1


2.2.3. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về thái độ và trách nhiệm của nhà vua,
người cầm quyền đối với dân ....................................................................................58
2.3. Một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân
...................................................................................................................................75
2.3.1. Một số giá trị chủ yếu......................................................................................76
2.3.2. Một số hạn chế chủ yếu ...................................................................................79
CHƢƠNG 3. ẢNH HƢỞNG TƢ TƢỞNG VỀ DÂN CỦA NHO GIÁO TIÊN

TẦN ĐẾN TƢ TƢỞNG VỀ DÂN TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX .................................................83
3.1. Khái quát bối cảnh kinh tế - xã hội và tƣ tƣởng của xã hội Việt Nam từ thế
kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX tác động đến sự hình thành tƣ tƣởng về dân ...83
3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................83
3.1.2. Sự tiếp thu tư tưởng Nho giáo .........................................................................89
3.2. Những ảnh hƣởng chủ yếu của tƣ tƣởng về dân trong Nho giáo tiên Tần
đối với lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX..........93
3.2.1. Những đối tượng, thành phần thuộc về dân ....................................................93
3.2.2. Quan niệm về vị trí, vai trò của dân trong xã hội .........................................100
3.2.3. Quan niệm về trách nhiệm của nhà vua và nhà nước phong kiến đối với dân ....111
CHƢƠNG 4. MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ TƢ TƢỞNG VỀ DÂN TRONG LỊCH SỬ
TƢ TƢỞNG VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ
Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NÓ.............................................146
4.1. Đánh giá khái quát về sự tƣơng đồng và khác biệt cơ bản giữa tƣ tƣởng về
dân của Nho giáo tiên Tần và tƣ tƣởng về dân trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam
từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX ..................................................................146
4.2. Đánh giá về giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng về dân trong lịch sử tƣ tƣởng
Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX ................................................149
4.2.1. Một số giá trị chủ yếu....................................................................................150
4.2.2. Một số hạn chế chủ yếu .................................................................................157

2


4.3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của tƣ tƣởng về dân trong lịch sử tƣ tƣởng
Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX đối với công cuộc đổi mới ở
nƣớc ta hiện nay ....................................................................................................160
4.3.1. Ý nghĩa của tư tưởng “lấy dân làm gốc” ......................................................160
4.3.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ tư tưởng về dân trong lịch sử tư

tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX đối với công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay ......................................................................................................167
KẾT LUẬN ............................................................................................................174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................178

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo là học thuyết triết học, chính trị - xã hội, đạo đức lớn nhất ở Trung
Quốc và phương Đông thời cổ đại. Trong nội dung của Nho giáo chứa đựng nhiều
học thuyết, nhiều tư tưởng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của đời sống xã
hội và con người, trong đó có tư tưởng về dân. Không ít những tư tưởng, quan niệm
ấy cho đến ngày nay chúng ta cần kế thừa, phát huy.
Nho giáo là một trong rất ít hình thái tư tưởng thời cổ đại ngay từ đầu đã
luôn quan tâm đến dân, đặc biệt là vai trò của dân. Đây là một trong những tư tưởng
có giá trị quan trọng vì Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo tiên Tần (hay còn gọi là Nho
giáo sơ kỳ, Nho giáo nguyên thủy - giai đoạn đầu tiên của Nho giáo Trung Quốc) đã
nhận thấy vai trò và sức mạnh to lớn của dân. Từ trước đến nay, việc đánh giá Nho
giáo cũng như tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần có nhiều ý kiến, nhận định
khác nhau, dù về cơ bản là khá tương đồng. Vì vậy, một trong những vấn đề lý luận
cần thiết là cần phải nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện nội dung, tính chất
và thực chất của tư tưởng ấy, để từ đó, tìm ra những giá trị tích cực và hạn chế của
nó và qua đó, sẽ giúp ta có thêm cơ sở để nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, đầy đủ hơn
về Nho giáo nói chung và Nho giáo tiên Tần nói riêng.
Theo nhiều tài liệu từ các nguồn sử học, văn học và các công trình nghiên
cứu khác, Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc thông qua việc xác lập

bộ máy xâm lược, cai trị và việc thực hiện chính sách Hán hoá của nhiều vương
triều phong kiến phương Bắc ở nước ta. Tuy nhiên, khi giành được độc lập và thành
lập nhà nước phong kiến thì Nho giáo lại trở thành công cụ cai trị xã hội của giai
cấp phong kiến Việt Nam. Từ chỗ là công cụ xâm lược, nô dịch của ngoại xâm và
bắt buộc người Việt Nam phải tiếp nhận nó, thì đến thế kỷ XI và từ đó trở đi, theo
thời gian và yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong
kiến Việt Nam đã chủ động tiếp nhận Nho giáo và sử dụng nó thành công cụ của
chính mình trong việc xây dựng, củng cố và phát triển chế độ phong kiến, trong
việc xây dựng, phát triển đất nước về mọi mặt. Vì vậy mà, Nho giáo đã tồn tại lâu

4


dài, ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng trong xã hội phong kiến Việt Nam, trong
nhiều tầng lớp người Việt Nam. Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội và
nhất là từ khi đóng vai trò ý thức hệ và công cụ thống trị của các triều đại phong
kiến Việt Nam, Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của
đời sống xã hội và con người Việt Nam, đến quá trình hình thành và phát triển của
xã hội và chế độ phong kiến Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên
cứu, chẳng hạn như GS Nguyễn Tài Thư đã khẳng định rằng, Nho giáo là một bộ
phận cốt lõi của di sản truyền thống dân tộc và theo chúng tôi, đã in đậm vào lịch
sử, văn hoá dân tộc Việt.
Trong xã hội phong kiến ở nhiều nước phương Đông, tư tưởng về dân của
Nho giáo đã ảnh hưởng đến đường lối trị nước không chỉ ở Trung Quốc mà còn
nhiều nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo trong đó phải kể đến Việt Nam. Trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam, quan điểm về dân, đề cao vị trí, vai trò quần chúng nhân
dân, xem quần chúng nhân dân là một trong những nhân tố có vai trò to lớn đối với
quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc đã được phản ánh, được biểu hiện trong
tư tưởng và hành động của nhiều nhà vua, nhà Nho, nhà tư tưởng. Tư tưởng “lấy
dân làm gốc” không chỉ đã trở thành nội dung, mục tiêu chủ yếu mà còn là cơ sở, là

căn cứ để hình thành và triển khai đường lối cai trị, quản lý xã hội của các triều đại
phong kiến Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đất
nước về mọi mặt. Vấn đề này đã được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến và nó đã trở
thành nội dung của nhiều diễn đàn nghiên cứu, là đối tượng thu hút nhiều nhà
nghiên cứu. Ngày nay, việc phát huy tinh thần “lấy dân làm gốc” đã trở thành bài
học quý giá cho Đảng và Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta thực
hiện những mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc đánh
giá đúng đắn vị trí và vai trò của dân trong lịch sử, trong các diễn biến của lịch sử có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn vong của mỗi triều đại và mỗi chế độ xã
hội. Đặc biệt là từ khi nước ta bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường, đạo đức, lối
sống của một số bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái đang giảm lòng tin của nhân
dân vào Đảng, nhà nước và chế độ ta. Bài học về dân, về vị trí vai trò của dân, về thái
độ đối xử với dân, lấy dân làm gốc càng có ý nghĩa sâu sắc hơn bao giờ hết. Bên cạnh

5


đó, việc rút ra những bài học từ thực tiễn trị nước và tư tưởng về dân trong lịch sử tư
tưởng là rất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, đặc biệt là trong việc
quán triệt bài học “lấy dân làm gốc” để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
Nghiên cứu học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung và tư tưởng
về dân trong Nho giáo tiên Tần nói riêng cũng như ảnh hưởng của nó trong tư tưởng
Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến từ nhiều góc độ tiếp cận, với
những nội dung, và phạm vi nghiên cứu khác nhau, trong đó có không ít công trình
đã được xuất bản. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, do
phạm vi và mục đích nghiên cứu cũng như phương pháp tiếp cận ở mỗi công trình
nghiên cứu ít nhiều có sự khác nhau. Do vậy, có thể khẳng định rằng, chưa có công
trình nghiên cứu nào đề cập đầy đủ, khái quát, toàn diện và có hệ thống về tư tưởng
về dân trong Nho giáo tiên Tần và ảnh hưởng của nó đến lịch sử tư tưởng Việt Nam
từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX. Kế thừa những thành quả nghiên cứu trước

đó và từ góc độ tiếp cận triết học và lịch sử triết học, tác giả chọn vấn đề: “Tư
tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng
Việt Nam từ thế kỉ XI đến nửa thế kỷ XIX” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến
sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích: Trên cơ sở phân tích những nội dung chủ yếu trong tư tưởng về
dân của Nho giáo tiên Tần, luận án làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng này đến tư
tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX
và ý nghĩa của nó ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân;
ảnh hưởng của tư tưởng này trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa
đầu thế kỷ XIX và những đánh giá về nó.
- Phân tích bối cảnh ra đời và những nội dung chủ yếu trong tư tưởng về dân
của Nho giáo tiên Tần.
- Phân tích ảnh hưởng của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần đối với
lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.

6


- Đánh giá tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến
nửa đầu thế kỷ XIX và rút ra ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của tư tưởng này ở Việt
Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân và ảnh
hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần tập trung chủ yếu vào
một số tác phẩm của các nhà Nho như: Ngũ Kinh, Tứ Thư (Đại học, Trung dung,

Luận ngữ, Mạnh Tử) và sách Tuân Tử.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần trong lịch
sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX thể hiện trong tư tưởng
về dân của một số nhà nho, nhà vua, nhà tư tưởng Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là quan điểm duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam về xã hội và con người.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp biện chứng duy
vật của triết học Mác - Lênin trong việc nghiên cứu xã hội và con người, phương
pháp nghiên cứu lịch sử triết học và lịch sử tư tưởng. Ngoài ra, luận án còn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích - tổng hợp, phương pháp
thống nhất giữa lịch sử và logic, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp đối
chiếu so sánh, phương pháp lịch sử - cụ thể, v.v.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, từ phương pháp tiếp cận triết học, luận án góp phần làm phong phú,
sâu sắc hơn một số nội dung cơ bản của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần như
quan niệm về dân, về vai trò, vị trí của dân, về trách nhiệm của nhà vua, của nhà nước
phong kiến đối với dân. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng về
dân trong Nho giáo tiên Tần đến tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ

7


thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX qua quan điểm của một số nhà nho, nhà vua, nhà
tư tưởng Việt Nam thời kỳ này.
Thứ hai, khẳng định những giá trị của tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng
Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX và rút ra ý nghĩa trong bài học “lấy
dân làm gốc” của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Tư tưởng về dân trong lịch sử tư

tưởng Việt Nam để lại nhiều giá trị, nhiều bài học kinh nghiệm mà ngày nay, chúng ta
cần tiếp thu, kế thừa và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án trình bày một cách có hệ thống những nội dung
chủ yếu trong tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần và bước đầu luận giải, phân
tích làm rõ sự ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến
nửa đầu thế kỷ XIX.
- Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu trong luận án có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập
về Nho giáo, Nho giáo Việt Nam và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Luận án cũng có
thể trở thành tư liệu tham khảo cho các chuyên ngành có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.

8


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo trong đó có tư tưởng
về dân của Nho giáo tiên Tần và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam,
từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ, phương
pháp tiếp cận khác nhau như sử học, văn học, chính trị học, đạo đức học, triết học,
lịch sử tư tưởng, v.v. Tuy nhiên, từ phương pháp tiếp cận chuyên ngành chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và căn cứ vào chủ đề, đối tượng,
mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, nhất là xuất phát từ phạm vi, nội dung vấn đề cần
phải nghiên cứu trong luận án, có thể khái quát một số thành quả nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án ở ba nhóm công trình sau:

1.1. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và tƣ tƣởng về dân
trong Nho giáo tiên Tần nói riêng
Nho giáo là học thuyết ra đời từ thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc. Sự hình thành,
phát triển và những nội dung cơ bản của Nho giáo đã dành được sự quan tâm nhiều
của giới nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Các
công trình nghiên cứu về Nho giáo trong những thập niên gần đây tăng nhanh và
khó có thể có được con số thống kê chi tiết, cụ thể. Vì vậy, một sự khảo sát, đánh
giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài chỉ là phác thảo những nét
cơ bản thông qua những công trình tiêu biểu, để từ đó chúng tôi có thể đi sâu nghiên
cứu và đạt được những kết quả nhất định.
Nghiên cứu về Nho giáo và học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, tại
Việt Nam có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Cuốn Khổng học đăng [12] của tác giả Phan Bội Châu là cuốn sách tâm huyết
của tác giả viết về tư tưởng triết học Nho giáo. Cuốn sách vừa mang tính kinh học
khi phân tích một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo ở một số tác phẩm
tiêu biểu của từng nhà Nho trong lịch sử hình thành, phát triển của Nho giáo; vừa
mang tính ứng dụng để có thể vận dụng tư tưởng của Nho giáo vào thực tiễn giáo
dục, hoàn thiện con người và phát triển xã hội. Cuốn sách này chủ yếu nghiên cứu

9


Nho giáo Trung Quốc trong sự hình thành, phát triển của nó qua các giai đoạn, thời
kỳ khác nhau với những đại biểu, tư tưởng trong mỗi một giai đoạn, thời kỳ cụ thể.
Cuốn sách này được viết với tâm thế nhà tư tưởng, nhà Nho và hết sức đề cao Nho học,
đúng như tên gọi của cuốn sách là “Khổng học đăng” (Ngọn đèn Khổng học). Trong
cuốn sách này, với quan điểm tiến bộ, tác giả đã đúc kết được tinh hoa của Khổng học
và những chi phái, những nhà tư tưởng tiêu biểu của Khổng học trong đó có Khổng Tử,
Mạnh Tử và Tuân Tử. Trong tác phẩm, tác giả đã chứng minh rằng, bản thân tư
tưởng Khổng học chính thống là một hệ thống triết học mang tính nhân bản sâu sắc,

phát huy được những phẩm chất cao cả của con người và nhằm phục vụ cho cuộc
sống tốt đẹp của một xã hội bình đẳng. Qua đó, tác giả cũng muốn khẳng định rằng,
cho dù hoàn cảnh lịch sử đã đổi thay, Khổng học vẫn luôn là ngọn đèn sáng, soi rọi
cho đời sống tinh thần của con người Á Đông. Nội dung của cuốn sách đã đưa
người đọc trở về với kho tàng trí tuệ phương Đông, tìm những giá trị cổ truyền chân
chính trong cái kho tàng ấy để bổ sung cho hệ thống tư tưởng tiên tiến của thời đại
mới, thúc đẩy nó đạt đến một tầm cao mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của dân
tộc và nhân loại. Tuy nhiên, nội dung của Nho giáo nói chung và trong từng giai đoạn,
thời kỳ của Nho giáo nói riêng chưa được Phan Bội Châu khái quát và trình bày cụ thể,
chi tiết.
Cuốn Khổng giáo phê bình tiểu luận [1] của tác giả Đào Duy Anh đã dành
một thời lượng nhất định để phê phán thái độ cực đoan của một số người trong giới
tri thức ở Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ đối với di sản của Nho giáo. Theo
tác giả, để nhìn nhận Nho giáo phải có thái độ khách quan, toàn diện, biện chứng.
Trong cuốn sách này, tác giả nhận định, muốn biết rõ chân tướng của Khổng giáo
phải đặt Khổng Tử vào xã hội đương thời để thấy rằng, dẫu là bậc thánh nhân cũng
không thể vượt ra ngoài không gian và thời gian mà lập túc được. Vì vậy, theo tác
giả, chúng ta phải quan sát sự nghiệp và học thuyết của nhà Nho bằng nhãn quan
biện chứng và toàn diện. Từ những nhận định đó, tác giả đã nghiên cứu những nội
dung cơ bản như: sự xuất hiện chân tướng của Khổng giáo; vì sao Khổng giáo tồn
tại được hơn hai nghìn năm; kết quả của Khổng giáo ở Trung Quốc và Việt Nam,
v.v. Qua những nội dung trình bày trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra phương pháp

10


khoa học để đánh giá, nhìn nhận Khổng giáo một cách khách quan, công bằng và vì
vậy, không thể phủ nhận giá trị của nó trong lịch sử. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu ban đầu về những giá trị và hạn chế của Khổng giáo đối
với xã hội Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả nhận định: “dẫu nó không thích

hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn ở trong lịch sử,
không ai có thể chối cãi hay xóa bỏ đi được” [1, tr. 50].
Cuốn Nho giáo của tác giả Trần Trọng Kim [71] là một trong số không nhiều
cuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu nghiêm túc, công phu về Nho
giáo Trung Quốc và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam hàng nghìn
năm. Trong tác phẩm này, tác giả nhìn nhận Nho giáo không chỉ là học thuyết chính
trị - xã hội, học thuyết đạo đức mà còn là học thuyết triết học, học thuyết giáo dục,
học thuyết quản lý xã hội. Cuốn sách đi sâu phân tích sự hình thành học thuyết của
Khổng Tử và quá trình phát triển của học thuyết đó trong lịch sử Trung Quốc từ
thời Xuân Thu - Chiến Quốc đến cuối triều Thanh (1644 - 1911). Tác giả đặc biệt
đề cao những nhân tố tích cực của Nho giáo, đã trình bày nhiều phạm trù, nguyên lý
cơ bản của Nho giáo trong sự phát triển của chúng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã
bàn đến nhiều nội dung, khía cạnh trong một số khái niệm về dân, vai trò của dân và
một số nội dung trong tư tưởng thân dân của Nho giáo. Đặc biệt trong tác phẩm
này, tác giả hết sức đề cao những giá trị của Nho giáo trong bối cảnh mà đa số
người Việt Nam lúc bấy giờ hồ nghi, xa lánh và ghét bỏ. Ngoài ra, tác giả còn viết
một thiên riêng về Nho giáo ở Việt Nam (gồm 16 trang) để trình bày khái quát quá
trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam.
Trong cuốn Khổng Tử [78] của tác giả Nguyễn Hiến Lê đã trình bày chi tiết
về đời sống, con người, môn đệ và những tư tưởng của Khổng Tử như tư tưởng
chính trị, chính sách trị dân và đạo làm người của ông. Cuốn sách đã dành một phần
để phân tích về chính sách trị dân của Khổng Tử với những nội dung như dưỡng
dân và giáo dân. Bên cạnh cuốn sách trên, trong cuốn Mạnh Tử [79], tác giả Nguyễn
Hiến Lê đã phân tích, đánh giá khái quát nhất những vấn đề về cuộc đời, con người
và những tư tưởng của Mạnh Tử như: tư tưởng về chính trị và tư tưởng về kinh tế xã hội. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến những quan điểm về dân, về vị trí và vai trò

11


của dân trong xã hội, về thái độ và trách nhiệm của nhà vua đối với dân thể hiện qua

hai chính sách dưỡng dân và giáo dân. Trong cuốn sách này, tác giả đã dành nhiều
dung lượng để phân tích những chính sách kinh tế - xã hội của Mạnh Tử như: việc
điều chế điền sản cho dân, giảm tô thuế cho dân, khuyên nhà vua, người cầm quyền
cần quan tâm đến đời sống của người dân.
Có thể khẳng định rằng, các cuốn Khổng Tử [78], Mạnh Tử [79] và Tuân Tử
[25] là những công trình nghiên cứu khá hệ thống của tác giả về tư tưởng chính trị xã hội của Nho giáo tiên Tần. Ở đó, tác giả đã có sự đánh giá, so sánh những điểm
kế thừa và khác biệt trong chủ trương chính trị từ Khổng Tử, Mạnh Tử đến Tuân
Tử. Tuy nhiên, những nội dung mà tác giả đã trình bày trong các tác phẩm này mới
chỉ đề cập ở góc độ khái quát chưa phải là những chuyên đề chuyên sâu về tư tưởng
về dân trong Nho giáo tiên Tần. Vì vậy, trên cơ sở đó, cần phải nghiên cứu thêm và
làm rõ hơn những nội dung cơ bản trong tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần.
Cuốn Nho giáo [103] của tác giả Nguyễn Tôn Nhan là công trình nghiên cứu
đồ sộ, quy mô về lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo nói chung và một số
nội dung chủ yếu của Nho giáo nói riêng. Cuốn sách dài hơn 1.600 trang với 14
chương và 1 chương Phụ lục. Nguyễn Tôn Nhan dành hẳn 12 chương (với gần
1.500 trang) để trình bày về lịch sử hình thành, phát triển của Nho giáo Trung Quốc.
Những nội dung của Nho giáo được trình bày xen kẽ trong các giai đoạn hình thành,
phát triển của Nho giáo và các nhà Nho Trung Quốc. Tuy nhiên, những nội dung cụ
thể trong Nho giáo Trung Quốc (kể cả tư tưởng về dân) không được trình bày cụ
thể. Giá trị của cuốn sách này chủ yếu là những tư liệu để nghiên cứu về lịch sử và
nội dung của Nho giáo Trung Quốc. Trong cuốn sách này, Nguyễn Tôn Nhan còn
dành một chương (chương phụ lục) với dung lượng 46 trang (từ trang 1526 đến
trang 1551) để “Khái quát diện mạo Nho giáo Việt Nam” với hai nội dung chủ yếu
là khái quát quá trình du nhập, phát triển của Nho giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng
của nó từ thời Lý (thế kỷ XI) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX).
Tác phẩm Nho giáo xưa và nay [33] là một tác phẩm đáng trân trọng về quy
mô, thành tựu nghiên cứu của tác giả Quang Đạm về Nho giáo mà chủ yếu là Nho
giáo tiên Tần. Tác giả đã trình bày các vấn đề cơ bản của Nho giáo như: đạo đức,

12



chính trị, gia đình, nước, thiên hạ, v.v. Tác giả cho rằng: “Nho giáo tỏ rõ tinh thần
tích cực đi vào cuộc sống xã hội, đứng ra đảm nhiệm việc dân, việc nước, việc thiên
hạ nhằm thực hiện lý tưởng của mình ở khắp mọi nơi” [33, tr. 443]. Tác giả phân
tích một cách khái quát nhất về vai trò, ý nghĩa của Nho giáo trong lịch sử và hiện
tại. Trên quan điểm khách quan, khoa học, tác giả phân tích và đưa ra những nhận
định về vai trò của Nho giáo ở cả hai mặt tích cực và hạn chế. Bên cạnh đó, cuốn
sách còn tập trung phân tích các vấn đề: khái niệm về dân, vai trò của dân và một số
nội dung trong tư tưởng thân dân của Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử như dưỡng
dân, giáo dân, sử dụng người hiền tài.
Trong tác phẩm Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc [24] do tác giả Ngô
Vĩnh Chính và Vương Miện Quý chủ biên, các tác giả đã khẳng định tính nhân văn,
nhân bản của Nho giáo. Liên quan đến đề tài của luận án, các tác giả đã đánh giá,
Nho giáo luôn xem dân là rường cột của xã tắc. Nhưng đồng thời, các tác giả cũng
phê phán Nho học thiên về tư tưởng bình quân, tích trữ, tiết kiệm, điều đó cũng đã ít
nhiều kìm hãm sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc trong lịch sử. Các tác giả còn
cho rằng, Nho học đề cao một cách phiến diện việc giáo dục đạo đức nhân luân, coi
thường người lao động chân tay và không quan tâm đến việc dạy kĩ thuật lao động
cho dân chúng.
Trong cuốn Bách khoa toàn thư tinh túy văn học cổ điển Trung Quốc Luận
ngữ Thánh kinh của người Trung hoa [5] và đặc biệt là tác phẩm Bách khoa toàn
thư tinh túy văn học cổ điển Trung Quốc. Mạnh Tử linh hồn của Nho giáo [6] đã đề
cập đến vai trò của dân trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Hai tác phẩm này
cũng bàn ít nhiều đến việc Nho giáo quan tâm đời sống của dân, giáo hóa dân và
việc sử dụng người hiền tài. Tuy chỉ được trình bày với hàm lượng không nhiều về
vấn đề này nhưng nó thực sự là những gợi mở hữu ích cho tác giả trong quá trình
thực hiện luận án của mình.
Công trình Nho gia với Trung Quốc ngày nay [135] của tác giả Vi Chính
Thông là tập hợp những bài viết của tác giả nghiên cứu về Nho gia Trung Quốc và

Nho gia truyền thống cũng như trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Với 13 bài viết
của mình, tác giả đã đề cập nhiều nội dung về sự ảnh hưởng tích cực của Nho giáo,

13


đồng thời, tác giả dành phần lớn nội dung để nói về những hạn chế của Nho giáo
đối với xã hội Trung Quốc, trong đó, tác giả đã phân tích mặt tích cực và hạn chế
của Nho giáo trên các vấn đề: đường lối đức trị, làm cho dân giàu, giáo hóa dân,
quan hệ vua - dân, tư tưởng nhân bản, nhân đạo và vấn đề người hiền tài trong hệ
thống tư tưởng của Nho giáo Khổng - Mạnh.
Cuốn Lịch sử các học thuyết chính trị Trung Quốc [166] của tác giả Lã Trấn Vũ
đã phản ánh sâu sắc về quá trình phát triển của các quan điểm, tư tưởng, học thuyết như
Nho giáo, Đạo gia, Pháp gia, v.v. Đặc biệt, trong cuốn sách này, tác giả dành nhiều
dung lượng để trình bày tiến trình hình thành, phát triển và nhiều nội dung chủ yếu
của Nho giáo Trung Quốc, trong đó có Nho giáo tiên Tần với những nhà tư tưởng
tiêu biểu như Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Khi trình bày tư tưởng chính trị - xã
hội của Nho giáo, tác giả phân tích về sự giàu nghèo của dân và vai trò của pháp
luật trong việc loại trừ sự lười biếng và ích kỷ của con người. Theo tác giả,
“…những điều làm cho dân nghèo đều do kết quả của “sự lười biếng xa xỉ” của bản
thân và dân giàu là do kết quả của sự “ra sức” kinh doanh. Vì thế phải bài trừ bệnh
“lười biếng xa xỉ” [166. tr. 229].
Tác giả Nguyễn Khắc Viện trong cuốn Bàn về đạo Nho [160] đã trình bày
những luận điểm về ông quan và kẻ sĩ, người tiểu nông và quan lại, đời sống làng
xã và Nho sĩ, nhân - lễ - nghĩa, nho sĩ quan lại và nho sĩ bình dân, v.v, đồng thời
phân tích những giá trị tích cực cũng như hạn chế lịch sử của đạo Nho, mối quan hệ
của đạo Nho với truyền thống văn hóa Việt Nam. Khi đánh giá những mặt tích cực,
tác giả cho rằng, đạo Nho đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng
yêu nước, bên cạnh đó, tác giả đã khái quát về vị trí, vai trò của người dân trong xã
hội phong kiến đương thời.

Cuốn Các bài giảng về tư tưởng phương Đông của tác giả Trần Đình Hượu
[59] là tập hợp các bài giảng về tư tưởng phương Đông với hai nội dung. Phần 1:
Tác giả trình bày về tư tưởng của Nho gia với Lão Trang và lịch sử vận động của
các hệ tư tưởng này ở Trung Quốc. Phần 2: Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam, tác
giả trình bày nội dung học thuyết Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội
Việt Nam hiện đại. Liên quan đến đề tài của luận án, tác giả của cuốn sách này đã

14


đánh giá khá sâu sắc những nội dung trong đạo trị nước, trị dân của Nho giáo
Khổng - Mạnh. Có thể nói, đóng góp của tác giả là đã phân tích một cách khái quát
những nội dung trong đạo trị nước của các nhà Nho tiên Tần, trong đó có tư tưởng
về dân. Tuy nhiên, do hạn chế của tư liệu nên những nội dung đó chỉ mới được đề
cập một cách rất cơ bản, chứ chưa đi sâu vào từng nội dung cụ thể của đề tài.
Cuốn Sử ký Tư Mã Thiên [144] là một công trình sử học lớn của Trung Quốc.
Trong công trình này, tác giả đã trình bày rất công phu về tiểu sử của Khổng Tử và
chỉ ra vai trò của ông đối với các dân tộc. Tác giả khẳng định rằng: “Khổng Tử là
một người áo vải thể truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử
tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn.
Có thể gọi là bậc chí thánh vậy”. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phác họa một số nội
dung cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Tử và Tuân Tử trong lịch sử triết
học Trung Quốc. Có thể nói rằng, đây là công trình ghi chép lại một số nét trong
cuộc đời của các nhà Nho tiên Tần mà không đi sâu vào phân tích những nội dung
trong tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo. Tuy nhiên, cuốn sử ký này đã cung
cấp cho tác giả nhiều tư liệu hữu ích trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án
của mình.
Cuốn Tư tưởng triết học phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu [54]
của tác giả Cao Xuân Huy là công trình lớn có nhiều giá trị, đã được tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh. Công trình bao gồm ba phần, tác giả đã dành trọn vẹn phần III với tiêu

đề “Đề cương bài giảng triết học cổ đại Trung Quốc” mà trong đó có trình bày lịch sử
hình thành, phát triển cùng với những nội dung, tư tưởng cơ bản của Nho giáo.
Nghiên cứu tư tưởng của mỗi nhà Nho, tác giả đều đưa ra các quan điểm và dẫn
chứng rành mạch, khúc triết để chứng minh cho từng luận điểm của họ. Tác giả đã
dành một dung lượng nhất định để trình bày khái quát một số quan điểm chủ yếu của
các nhà Nho tiên Tần trong đó có tư tưởng về dân và khẳng định, Nho giáo là công cụ
của giai cấp thống trị, như tác giả cho rằng: “Các chi phái của Nho giáo có thể là nhất
nguyên luận hay nhị nguyên luận, chủ quan luận hay khách quan luận, duy lí chủ
nghĩa hay là trực quan chủ nghĩa, đức trị chủ nghĩa hay công lợi chủ nghĩa, v.v nhưng
tất cả thống nhất ở quan niệm luân thường, cương thường”[54, tr. 205].

15


Cuốn Tổng quan tư tưởng pháp luật Nho gia [11] của tác giả Du Vĩnh Căn
đã khái quát về tư tưởng pháp luật của các bậc Nho gia tiền bối. Trong tác phẩm
này, tác giả lấy tư tưởng pháp luật Nho gia làm mục đích lập luận. Cuốn sách đã có
những phát hiện mới nên được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm. Chính
vì vậy, khi cuốn sách ra đời đã gây được tiếng vang lớn trong giới học thuật ở
Trung Quốc cũng như trên thế giới. Nếu như phần lớn các công trình nghiên cứu
trên đều cho rằng, Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội thì công trình
nghiên cứu này của Du Vinh Căn được đánh giá cao vì đã phát hiện thêm được tinh
thần quý báu trong di sản tư tưởng dân tộc Trung Quốc - đó là tư tưởng pháp luật.
Chính sự đóng góp khá mới mẻ khi tác giả tập trung nghiên cứu về tư tưởng pháp
luật của Nho giáo đã góp phần vào xây dựng nhà nước Trung Hoa ngày nay. Tiếc
rằng trong cuốn sách này, tác giả đã không đi vào phân tích cụ thể những nội dung
cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo cũng như tư tưởng về dân
trong Nho giáo tiên Tần.
Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, còn có rất nhiều cuốn sách của
các tác giả khác nhau, các bài viết, hội thảo đề cập đến Nho giáo tiên Tần và tư

tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần. Có thể kể đến một số công trình như: cuốn
Nho giáo xưa và nay [66] của tác giả Vũ Khiêu (1990); Đại cương lịch sử triết học
Trung Quốc [22] của tác giả Doãn Chính (chủ biên) (2002); Đạo Nho và văn hóa
phương Đông [99] của tác giả Hà Thúc Minh (2002); Đại cương lịch sử các tư
tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới [100] của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa (chủ
biên) (1999); Pháp luật và những nhân tố tích cực của Nho giáo [101] của tác giả
Phạm Duy Nghĩa (2004), v.v.
Liên quan đến hướng nghiên cứu này còn có các bài báo khoa học đăng trên
các tạp chí chuyên ngành như: Nguyễn Thị Lan (2012) có bài Ý nghĩa hiện thời
trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng [73]; bài viết của tác giả
Hoàng Ngọc Thắng (2015) với nhan đề Tư tưởng thân dân trong Nho giáo Khổng
Mạnh, giá trị và hạn chế [132]; tác giả Chung Yonghwan, Park Goo Yong, Gang
Gyuyeo với bài viết Khổng giáo Hàn Quốc và con người [19], v.v.

16


Có thể nói rằng, tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần đã được nghiên cứu
ở nhiều tác phẩm, ở nhiều tác giả và được nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi
khác nhau. Nhìn chung, các tác phẩm, các công trình nghiên cứu thuộc nhóm thứ
nhất đã đề cập ít nhiều đến khái niệm về dân, vai trò của dân và một số khía cạnh
của tư tưởng thân dân trong Nho giáo tiên Tần. Do nghiên cứu toàn diện vấn đề
Nho giáo, cho nên các tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu một cách hệ thống và
đầy đủ tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần. Tuy nhiên, những kết quả nghiên
cứu trong nhóm công trình này là nguồn tài liệu quý giá, là cơ sở căn cứ có giá trị
khoa học để tác giả tiếp thu, kế thừa, phát triển và đi sâu hơn trong việc nghiên cứu
tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần.
1.2. Những công trình nghiên cứu về sự ảnh hƣởng tƣ tƣởng về dân của Nho
giáo tiên Tần đối với tƣ tƣởng về dân trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế
kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX

Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã
hội Việt Nam, có vai trò to lớn đối với việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội,
phát triển kinh tế v.v. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc
thông qua việc xác lập bộ máy xâm lược, cai trị và thực hiện chính sách hán của các
triều đình phong kiến Trung Quốc ở Việt Nam trong thời gian này. Theo dòng lịch
sử, ở mỗi giai đoạn, Nho giáo có vai trò, vị trí khác nhau. Từ chỗ là công cụ xâm
lược, nô dịch của ngoại xâm và buộc người Việt Nam phải tiếp nhận nó, theo thời
gian và yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến
Việt Nam đã chủ động tiếp nhận Nho giáo và sử dụng Nho giáo như là công cụ cần
thiết trong việc xây dựng, củng cố và phát triển chế độ phong kiến, trong việc xây
dựng, phát triển đất nước về mọi mặt, trong việc dựng nước và giữ nước. Vì vậy mà
Nho giáo đã tồn tại lâu dài, ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng trong xã hội
phong kiến Việt Nam, trong nhiều tầng lớp người Việt Nam. Có thể nói rằng, sự
ảnh hưởng tư tưởng về dân của Nho giáo Tiên Tần trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX cũng không hoàn toàn như nhau.
Nghiên cứu về quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo tại Việt Nam và
sự ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa

17


đầu thế kỷ XIX phải kể đến những công trình nghiên của các tác giả: Vũ Khiêu,
Cao Xuân Huy, Nguyễn Đăng Thục, Trần Đình Hượu, Trần Văn Giàu, Phan Đại
Doãn, Nguyễn Tài Thư, Đào Duy Anh, Lê Văn Quán, Phan Văn Các, Nguyễn Đức
Sự, Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Hùng Hậu, Lê Sỹ Thắng, Trần Quốc Vượng,
Nguyễn Thế Long, Trần Nguyên Việt, Nguyễn Thanh Bình, Trần Nghĩa, Lê Thị
Lan, Nguyễn Tài Đông, v.v.
Trong cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập I [140] do tác giả Nguyễn Tài
Thư làm chủ biên, các tác giả đã phân tích, đánh giá về lịch sử tư tưởng Việt Nam
qua các thời kì từ thời tiền sử đến thế kỷ XVIII. Cuốn sách dành một phần từ trang

149 đến trang 220 nói về tư tưởng thời kỳ phục hồi và xây dựng quốc gia độc lập từ
thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Tác giả khẳng định rằng, Nho giáo đã ảnh hưởng trên lĩnh
vực tư tưởng chính trị và xã hội ở nước ta từ thời Lý khi Văn Miếu, Quốc Tử Giám
được xây dựng. Sang đến thời Trần, ảnh hưởng của Nho giáo cũng tỏ ra mạnh mẽ
và sâu sắc. Sang thời Lê sơ, Nho giáo giữ vị trí độc tôn, chi phối trong nhiều lĩnh
vực trong hệ tư tưởng chính trị Việt Nam. Những biến đổi trong thực tiễn xã hội
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV đã tạo điều kiện, tiền đề cho Nho giáo có
những ảnh hưởng to lớn đến thế giới quan và những tư tưởng chính trị - xã hội trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tác giả đã nhận định:
Ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực tư tưởng chính trị và xã hội
thời Lý - Trần biểu hiện rõ rệt nhất ở các vấn đề trung hiếu, đức trị,
thần quyền .v.v. Đó là những vấn đề thích hợp với hoàn cảnh mà nhà
nước phong kiến ở nước ta đang đi vào thế ổn định, phát triển và đứng
vững trước mọi thử thách của những cuộc chiến tranh giữ nước. Lúc
này Nho giáo được vận dụng bước đầu vào thực tiễn chính trị trong
nước. Nhưng cũng ở đây Nho giáo đã được cải biến, khiến cho nhiều
khái niệm của nó mang tính dân tộc và tính nhân dân ở mức độ nhất
định [140, tr. 161].
Trong cuốn sách này, các tác giả cũng đã phân tích quan điểm của các nhà tư
tưởng Việt Nam tiêu biểu trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu
thế kỷ XIX như: Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,

18


Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Ngô Thì
Nhậm. Khi đề cập đến hệ thống quan điểm của các nhà tư tưởng tiêu biểu, đặc biệt
trong tư tưởng chính trị - xã hội, cuốn sách này đã phân tích đến một số nội dung
trong tư tưởng về dân như quan niệm về dân, tư tưởng dân bản, chính sách thân dân,
vai trò của dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại. Tác giả

cho rằng: “Sự phát triển của tư tưởng dân bản của các nhà sử học thời Lê là một bước
tiến so với thời cuối Trần. Ở thời Trần, Trần Hưng Đạo nêu rõ phép trị nước phải nới
sức dân nhưng đã bị Hồ Quý Ly bỏ quên. Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn thể hiện
sức mạnh quyết định của quần chúng nhân dân, tư tưởng dân bản lại được các nhà sử
học nhận thức lại, nêu cao, coi là bài học lịch sử cho tầng lớp thống trị” [140, tr. 318].
Cuốn sách này có giá trị tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình thực hiện
luận án của mình.
Tác giả Vũ Khiêu (1996) trong cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam [67] đã khái
quát vị trí, vai trò của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI trở
đi. Theo tác giả, Nho giáo được nhà nước phong kiến Việt Nam coi trọng và tạo
điều kiện để Nho giáo phát triển mạnh mẽ bắt đầu từ thời kỳ Lý - Trần. Vai trò của
Nho giáo trong đó có tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần đã tác động tích cực
trong thời kỳ Lý - Trần và Lê sơ, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và đáp ứng được
những yêu cầu của chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền. Những ảnh
hưởng của những tư tưởng ấy đối với tư tưởng và đời sống của cộng đồng Việt Nam
trên nhiều lĩnh vực như: về đời sống tinh thần của dân tộc, về chủ nghĩa nhân đạo,
về con người, quan niệm về đạo đức, lối sống…Trong hành trình tìm về văn hiến
Việt Nam, tác giả đã khái quát được sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam trong
quá trình xây dựng, củng cố và phát huy nền văn hiến của dân tộc thể hiện trong tư
tưởng của một số nhà Nho, nhà tư tưởng Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, v.v.
Bộ sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam [136-139] của tác giả Nguyễn Đăng Thục là
một công trình đáng trân trọng về quy mô và thành tựu nghiên cứu quá trình chuyển
biến tư tưởng Việt Nam trong lịch sử. Trong cuốn sách này, đặc biệt trong nội dung tập
5 của bộ sách, tác giả đã đề cập về sự ảnh hưởng của Nho giáo và vị trí của Nho giáo

19


trong quá trình lựa chọn hệ tư tưởng của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ

XI trở đi. Tác giả cho rằng: “Nhà vua cho xây cất chùa tháp, cũng sai xây cất Văn Miếu
năm 1070 để thờ Chu Công, Khổng Phu Tử, lập Quốc Tử Giám để cho con em trong
nước học tập kinh điển Nho giáo. Và đi đôi với các khoa thi Nho học để lấy người làm
việc nước, cũng thi cả tam giáo cho xuất thân [138, tr. 14].
Hội thảo Nho giáo ở Việt Nam [148] do Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện
Harvard - Yenching (Mỹ) phối hợp gồm nhiều nhà khoa học Việt Nam và các nhà
khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, v.v, đã
thảo luận nhiều nội dung như: Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống hiện nay,
quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, ảnh hưởng của Nho giáo
trong đời sống xã hội Việt Nam thời phong kiến, tư tưởng Nho giáo trong văn học,
sử học thời phong kiến. Hầu hết các bài tham luận về các nội dung trên đều khẳng
định: Nho giáo giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội Việt
Nam và nó có ảnh hưởng sâu đậm đối với con người và xã hội Việt Nam. Trong các
bài nghiên cứu đăng trong kỷ yếu của Hội thảo, có một số bài có đề cập đến ảnh
hưởng tư tưởng về dân của Nho giáo, trong đó có Nho giáo tiên Tần đối với lịch sử
tư tưởng Việt Nam và đường lối trị nước của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến thời kỳ
Lý -Trần [110] của tác giả Lê Văn Quán đã trình bày, phân tích về sự phát triển của tư
tưởng chính trị - xã hội nước ta từ thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống Hán
hóa đến thời kỳ Lý - Trần. Từ đó, tác giả khẳng định, Nho giáo chính là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị - xã hội ở mỗi giai đoạn cụ thể của lịch sử và
mức độ ảnh hưởng không giống nhau. Trong cuốn sách này, tác giả không đi sâu
nghiên cứu về những nội dung trong tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo Việt Nam
thời kỳ Lý - Trần nhưng nó là những gợi mở hữu ích cho tác giả khi tìm hiểu thêm về
sự ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực tư tưởng chính trị - xã hội ở Việt Nam, trong
đó có tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần.
Trong công trình Nho giáo tại Việt Nam [127] do tác giả Lê Sĩ Thắng chủ
biên (1991), các tác giả đã trình bày một cách khái quát về ảnh hưởng và vai trò của
Nho giáo trong đó có Nho giáo tiên Tần nói chung và tư tưởng về dân của hình thái


20


Nho giáo này nói riêng ở Việt Nam. Trong đó, công trình đã chỉ ra được một số
khác biệt giữa tư tưởng về dân của Nho giáo Trung Quốc và tư tưởng về dân của
Nho giáo Việt Nam, về ảnh hưởng của Nho giáo trong tiến trình lịch sử Việt Nam
cũng như trong một số lĩnh vực văn hóa, tư tưởng Việt Nam.
Tác giả Ngô Đức Thịnh chủ biên (2010) trong cuốn Những giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam [134] đã phác họa một bức tranh tương đối đầy đủ về giá trị
truyền thống văn hóa Việt Nam trong đó có ảnh hưởng của Nho giáo trên một số
nội dung chủ yếu như: nghiên cứu hệ giá trị tổng quát truyền thống Việt Nam và các
giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân tộc như trong
việc tổ chức, quản lý xã hội, trong lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật, tín ngưỡng
tôn giáo, trong việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong cách thức tổ chức
và ứng xử xã hội, trong giao lưu văn hóa, trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
v.v. Cuốn sách là nguồn tham khảo hữu ích, là cơ sở cho việc nghiên cứu sự ảnh
hưởng của tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa
đầu thế kỷ XIX.
Trong cuốn Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam [27] do tác giả Phan Đại
Doãn chủ biên đã trình bày và phân tích rõ những đặc điểm cơ bản của tiến trình
xác lập vị thế và những thành tựu của Nho giáo Việt Nam trong chặng đường lịch
sử từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX, mà đỉnh cao của nó là thời Lê Thánh Tông trị
vì (1460 - 1497). Theo nhóm tác giả, đây là thời kỳ chiếm địa vị độc tôn của Nho
giáo Việt Nam trong chế độ quân chủ chuyên chế ở nước ta. Bên cạnh đó, các tác
giả cũng nghiên cứu về tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân đầu thế kỷ XX,
về Nho giáo với phong trào Đông Kinh nghĩa thục, về Nho giáo và gia đình truyền
thống Việt Nam, về vấn đề giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam. Đặc biệt, tác
giả đã chỉ ra rằng, từ khi du nhập vào Việt Nam, theo thời gian, Nho giáo Việt Nam
không hoàn toàn như Nho giáo Trung Quốc. Các nhà Nho Việt Nam trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã tiếp nhận, kế thừa và khai thác những nội dung

của Nho giáo Trung Quốc, trong đó có tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần cho
phù hợp với xã hội Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn của xã
hội và chế độ phong kiến Việt Nam trong từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử cụ thể.

21


Công trình Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó
ở Việt Nam (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) [9] của tác giả Nguyễn Thanh Bình
là công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo
và ảnh hưởng, vai trò của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Trong công trình
nghiên cứu này, liên quan đến đề tài luận án, từ việc nhìn nhận Nho giáo với tư cách
là học thuyết chính trị - xã hội, tác giả đã trình bày một cách khái quát những nội
dung chủ yếu trong học thuyết ấy trong đó có tư tưởng về dân của Nho giáo tiên
Tần và ảnh hưởng, vai trò của Nho giáo trong một số lĩnh vực chủ yếu của xã hội và
con người Việt Nam trong lịch sử, trong đời sống tinh thần con người Việt Nam
dưới chế độ phong kiến, nhất là trong việc hoạch định đường lối cai trị và quản lý
xã hội của giai cấp phong kiến Việt Nam. Tác giả nhận định rằng, sự ảnh hưởng
trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo ở mỗi giai đoạn lịch sử của chế độ
phong kiến ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau. Khi phân tích một số biện pháp
chủ yếu trong tư tưởng về đường lối đức trị của Nho giáo (mà theo tác giả là một
trong những nội dung chủ yếu trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo), tác
giả đã chỉ ra và phân tích quan niệm của Nho giáo, nhất là của Nho giáo tiên Tần về
vai trò của dân trong việc thực hiện đường lối đức trị. Trong cuốn sách này, tác giả đã
khẳng định, Nho giáo luôn quan tâm đến dân, đặc biệt là vai trò của dân. Tác giả còn
cho rằng, theo các nhà Nho, có xác định được đầy đủ vai trò của dân mới xác định
được địa vị xã hội của họ và định ra thái độ trách nhiệm của tầng lớp thống trị đối với
họ [9, tr.71]. Nhìn chung, đây là một công trình nghiên cứu có giá trị khi nghiên cứu
về sự ảnh hưởng tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam. Tuy nhiên, do đối tượng và mục đích nghiên cứu của tác giả chỉ đi vào tìm hiểu

về vai trò của Nho giáo trong đời sống tinh thần con người Việt Nam và trong việc
hoạch định đường lối của chế độ phong kiến Việt Nam, chính vì vậy, mà nội dung
luận án của chúng tôi chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, do vậy đòi hỏi chúng
tôi cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và làm rõ hơn.
Luận án Tiến sĩ Triết học của tác giả Phan Thị Thu Hằng (2015) về Tư tưởng
chính trị - xã hội của Minh Mệnh và ảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến
Việt Nam dưới triều Nguyễn [44] đã tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản

22


×