Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỒNG THỊ THU

TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TRÊN SÓNG
PHÁT THANH CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỒNG THỊ THU

TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TRÊN SÓNG
PHÁT THANH CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Mã số: 60320101
NGƢỜI HƢỚNG DẪN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA HỌC

TS. NGUYỄN THỊ THOA


PGS.TS. ĐẶNG THỊ THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của
tôi. Các số liệu nêu trong luận văn được dựa trên nguồn tin cậy. Tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Đồng Thị Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Để luận văn được hoàn thành, tôi chân thành bày tỏ sự biết ơn
sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc Gia cùng quý Thầy, Cô đã tận tình truyền
đạt tri thức, niềm say mê nghiên cứu khoa học, cám ơn các lãnh
đạo, cán bộ dân số, cán bộ VH - TT ba tỉnh Thái Bình, Nam Định,
Hà Nam, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh, chuyên viên văn
phòng và các ban của các tỉnh, Đảng ủy các phường trên địa bàn
các tỉnh, các Đài PT - TH các tỉnh, Đài truyền thanh truyền hình
các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, cán cán
bộ đài truyền thanh cùng toàn thể gia đình, bạn bè và các anh chị
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.

Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thoa người Cô đã tận tình hướng dẫn, góp ý để tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2019

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thống kê số lƣợng tin, bài về chính sách dân số trên sóng phát
thanh các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam từ năm 2015 đến
năm 2017 ......................................................................................................................44
Bảng 2: Số lƣợng tin- bài theo nội dung truyền thông chính sách dân số
......................................................................................................................... 54
Bảng 3: Số lƣợng thể loại báo chí đƣợc dùng trong truyền thông chính
sách dân số .................................................................................................... 66

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VHTT

DS-KHHGĐ

:

Dân số - kế hoạch hóa gia đình


SKSS

:

Sức khỏe sinh sản

PT - TH

:

Phát thanh - Truyền hình

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

BCH

:

Ban chấp hành

KHHGĐ

:

Kế hoạch hóa gia đình


ĐBSH

:

Đồng bằng sông Hồng

SKSS

:

Sức khỏe sinh sản

CSSKSS

:

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

BCĐ

:

Ban chỉ đạo

:
BTV, PV

Văn hóa thông tin
:

Biên tập viên, phóng viên

PTV

:

Phát thanh viên

XH&NV

:

Xã hội và nhân văn

CTVDS

:

Cộng tác viên dân số

CB

:

Cán bộ

TĐTV

:


Từ điển tiếng Việt

Từ khóa của Luận văn:
(1) Truyền thông chính sách dân số
(2) Sóng phát thanh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀTRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH DÂN
SỐ TRÊN SÓNG PHÁT THANH........................................................................... 11
1.1. Một số lý luận về truyền thông chính sách và truyền thông chính sách
dân số:........................................................................................................................... 11
1.1.1.Truyền thông chính sách: ................................................................................ 11
1.1.2. Truyền thông chính sách dân số:................................................................... 11
1.2. Một số lý luận về chính sách dân số ................................................................ 12
1.2.1. Khái niệmchính sách dân số ........................................................................... 12
1.2.2. Đặc điểm chính sách dânsố ............................................................................ 13
1.2.3. Nội dung chính sách dân số............................................................................ 14
1.2.4. Phân loại chính sách dân số ........................................................................... 17
1.2.5. Vai trò của chính sách dân số......................................................................... 18
1.2.6. Chính sách dân số của Việt Nam giai đoạn hiện nay ................................. 19
1.3. Lý luận về truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh ............ 22
1.3.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 22
1.3.2. Nội dung truyền thông chính sách dân số ở Việt Nam hiện nay .............. 24

1.3.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng truyền thông chính sách dân số ................. 27
1.4. Đƣờng lối của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về nhiệm vụ của
phƣơng tiện thông tin đại chúng trong truyền thông về chính sách dân số ... 28
1.5. Những yếu tố tác động đến việc truyền thông chính sách dân số ở Đồng
bằng Bắc Bộ................................................................................................................. 31

v


1.5.1. Yếu tố kinh tế - xã hội ...................................................................................... 31
1.5.2. Trình độ dân trí ngày càng cao ...................................................................... 31
1.5.3. Công nghệ truyền thông phát triển ................................................................ 32
1.5.4. Giao lưu văn hóa toàn cầu .............................................................................. 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 35
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH DÂN
SỐTRÊN SÓNG PHÁT THANH Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ......................... 37
2.1. Sơ lƣợc về các Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình, Nam Định, Hà
Nam: ............................................................................................................................. 37
2.1.1. Hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình ................................... 37
2.1.2. Hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định ................................... 40
2.1.3. Hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam ...................................... 41
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng truyền thông chính sách dân số trên sóng
phát thanh ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam từ năm 2015 đến
năm2017 ....................................................................................................................... 44
2.2.1. Tần suất truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh ............... 44
2.2.2. Thực trạng nội dung truyền thông chính sách dân số trên sóng phát
thanh: ........................................................................................................................... 54
2.2.3. Hình thức truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh ............ 66
2.2.3.2. Ngôn ngữ:....................................................................................................... 68
2.2.4. Tác động truyền thông chính sách dân số đối với công chúng ở Đồng

bằng Bắc Bộ ................................................................................................................. 71
2.2.5. Đánh giá hoạt động truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh
ở các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn 2015 - 217 ..................................... 74
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 80

vi


CHƢƠNG 3:ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TRÊN SÓNG PHÁT
THANHỞ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ................................................. 82
3.1. Vấn đề đặt ra đối với truyền thông chính sách dân số trên sóng phát
thanh ở các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ ............................................................. 82
3.1.1. Truyền thông chính sách dân số là nhiệm vụ và mục tiêu tuyên truyền
của địa phương. ........................................................................................................... 82
3.1.2. Nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao, càng đa dạng và
tương đối chuyên biệt. ................................................................................................ 83
3.1.3. Yêu cầu và mục tiêu phát triển của báo chí phát thanh địa phương. ....... 83
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợngtruyền thông chính sách dân số
trên sóng phát thanh ở các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ .................................. 84
3.2.1. Những giải pháp chung ................................................................................... 84
3.2.2. Những giải pháp cụ thể đối với việc truyền thông chính sách dân số trên
sóng phát thanh ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ....................................................... 90
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 96
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................100

vii



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh những tiềm lực kinh tế, yếu tố con người giữ vai trò quan trọng,
quyết định con đường đi lên của mỗi quốc gia. Quốc gia nào muốn phát triển
kinh tế xã hội thì cần phải phát triển nhân tố con người về mọi mặt.
Trong thế kỷ 21, bùng nổ dân số trở thành vấn đề toàn cầu và được xếp
ngang hàng với các vấn đề toàn cầu khác như: chiến tranh hạt nhân, ngăn
chặn bệnh dịch AIDS, bảo vệ môi trường… buộc các nước trên thế giới phải
xích lại gần nhau hơn để giải quyết.
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu,
đông dân nhất thế giới và trong khu vực. Từ những năm 60 thế kỷ 20, Đảng
và Nhà nước đã đề ra chủ trương về kế hoạch hóa gia đình và luôn coi đó là
nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Sau 25 năm thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, số
04- NQ/HNTW, ngày 14 tháng 01 năm 1993, về chính sách dân số và kế
hoạch hóa gia đình và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ
trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng
mức thu nhập bình quân đầu người. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn
với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh.Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn
mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia
đình được mở rộng, chất lượng ngày càng cao. Cơ cấu dân số theo tuổi biến
đổi nhanh, đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” (tỷ lệ dân số trong độ
1



tuổi 15-64 đạt khoảng từ 66% trở lên), đã bước vào giai đoạn “già hóa
dân số”. Từ năm 2011, tỷ lệ những người từ 60 tuổi trở lên đạt 10% tổng dân
số và sẽ trở thành nước có “dân số già” vào khoảng năm 2032, khi tỷ lệ này
chạm ngưỡng 20%. Hiện nay, dân số nước ta tăng chậm lại nhưng sự bùng nổ
dân số là 2%, trong vòng 30 năm tới dân số của nước ta sẽ tăng gấp đôi. Đây
là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây khó
khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế sự phát triển về trí tuệ, văn hóa
của giống nòi. Nếu xu hướng này còn gia tăng, trong tương lai không xa, đất
nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí, nguy hiểm về mọi
mặt.
Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần
thứ 6 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số
trong tình hình mới.Mục tiêu của Nghị quyết số 21 Hội nghị Trung ương 6
khóa XII là giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân
bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển
kinh tế - xã hội; duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi
sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích
ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số,
góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng có địa hình phức tạp vừa có miền núi,
vừa có đồng bằng và miền biển, có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều tập
tục, nhiều tôn giáo… việc làm thay đổi nhận thức “giàu con, giàu của” của
người dân không dễ dàng, khó có thể thực hiện được trong một sớm, một
chiều. Để có thể thực hiện hiệu quả chính sách dân số đã được vạch ra đến
năm 2020, thì công tác truyền thông chính sách dân số có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc tác động vào nhận thức và làm thay đổi hành vi sinh đẻ
của người dân ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ này.
2



Trước yêu cầu của Đảng, Nhà nước vàyêu cầu của thực tiễn hiện nay,
các phương tiện thông tin đại chúngở Trung ương và các địa phương, trong đó
có hệ thống đài phát thanh, truyền hình của các tỉnh,đãcó nhiều cố gắng trong
việc thực hiện nhiệm tuyên truyền, phổ biến những chính sách mới về công
tác dân số, tuy nhiên, hiệu quả thực tế chưa thực sự được như mong muốn.
Là một cán bộ quản lý của Đài truyền thanh - Truyền hình Thành phố
Thái Bình,tác giả Luận văn nhận thấy: truyền thông chính sách dân số ở các
tỉnh còn nhiều bất cập. Bản thân những cán bộ phóng viên theo dõi mảng này
cũng chưa thực sự nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò và hiệu quả thực tế của
sóng phát thanh trong truyền thông chính sách dân số. Chính vì vậy, nghiên
cứu và đánh giá những thành công và hạn chế của thực trạng truyền thông
chính sách dân số trên sóng các đài phát thanh truyền hình, từ đó tìm ra những
giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượngtruyền thôngchínhsách dân sốtrong
thời gian tớilà việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong thời điểm triển
khai và thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình
hình mới.Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: Truyền thông chính sách dân
số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Khảo sát tại 3 tỉnh:
Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, từ năm 2015 đến 2017)làm đề tài Luận văn
tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Dân số là một vấn đề quan trọng của đất nước nên đã có khá nhiều đề
tài, bài viết về lĩnh vực này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giảluận
vănđã tìm hiểu được những công trình nghiên cứu về lĩnh vực dân sốnhư:
- Đoàn Kim Thắng, (1995), Hoạt động truyền thông với chương trình
dân số kế hoạch hóa gia đình,Viện Xã hội học, Hà Nội, đề cập đến vai trò của
hệ thống thông tin truyền thông trong công tác DS & KHHGĐ. Tác giả khảo
sát một vài vùng nông thôn khu vực đồng bằng sông Hồng và xem xét thực
3



trạng hoạt động của hệ thống thông tin truyền thông qua hai khía cạnh: Một
là, nhận diện các kênh truyền thông và việc tiếp nhận thông tin KHHGĐ. Hai
là, nhận thức và việc thực hiện KHHGĐ của cư dân nông thôn, từ đó gợi ý
một số giải pháp để giải quyết vấn đề còn hạn chế.
- Viện Chiến lược và chính sách y tế, (2009), Khảo sát, đánh giá công
tác truyền thông - giáo dục về dân số, SKSS và KHHGĐ đặc thù vùng biển,
đảo và ven biển.Cuộc khảo sát, đánh giá được tiến hành theo quyết định số
238/QĐ-TCDS ngày 27/10/2009 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục DSKHHGĐ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án 52 theo quyết định số
52/2009/QĐ-TTg ngày 09/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020. Mục
tiêu khảo sát: Đánh giá thực trạng công tác truyền thông- giáo dục (TT-GD)
Dân số/Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình (DS/SKSS/KHHGĐ) tại các
vùng biển, đảo và ven biển; Đánh giá mức độ hiểu biết, thái độ hành vi về
DS/SKSS/KHHGĐ của các nhóm đối tượng tại các vùng biển, đảo và ven
biển; Xác định các yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến công tác TT-GD về
DS/SKSS/KHHGĐ tại các vùng biển, đảo và ven biển; Xác định nhu cầu
trong công tác TT-GD về DS/SKSS/KHHGĐ tại các vùng biển, đảo và ven
biển; Đề xuất các kiến nghị về các giải pháp TT-GD về DS/SKSS/KHHGĐ
phù hợp và hiệu quả cho các đối tượng tại các vùng biển, đảo và ven biển.
- Đỗ Anh Đức, (2017), Truyền thông phục vụ phát triển bền vững, Tạp
chí Người làm báo, Hà Nội. Tác giả đề cập về truyền thông pháttriển là việc
áp dụng những mô hình truyền thông vào thực tiễn, phục vụ chiến lược phát
triển bền vững quốc gia, địa phương và cộng đồng.Trong lĩnh vực truyền
thông phát triển, thế giới đã áp dụng nhiều mô hình truyền thông, bao gồm cả
tiếp cận quá trình truyền thông từ trên xuống và từ dưới lên; Mô hình truyền

4


thông thay đổi hành vi; Mô hình giáo dục - giải trí; Mô hình tham gia; Mô

hình tiếp thị xã hội.
- Dương Thị Bạch Kim, (1997), Tác động của truyền thông dân số đến
nhóm những người chồng trong việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch
hoá gia đình (vùng đồng bằng sông Hồng), Khoa Xã hội học, Trường Đại học
Khoa học XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Dưới góc độ xã hội học, tác
giả đã trình bày về tác động của các kênh truyền thông về chính sách DS &
KHHHGĐ đối với nhóm những người chồng; nhận thức của nhóm người
chồng về KHHGĐ và chuẩn mực về số con; mức độ ưa thích con trai, con
gái...
- Trần Thị Xuân Lan, (1997), Tác động của truyền thông dân số kế
hoạch hoá gia đình đến nhóm công nhân mỏ Quảng Ninh, Khoa Xã hội học,
Trường Đại học Khoa học XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.Tác giả nghiên
cứu tác động của truyền thông dân số-KHHGĐ với nhóm công nhân mỏ
Quảng Ninh, nhằm mục đíchthấy được ảnh hưởng của hoạt động truyền thông
về chủ đề nàv với nhóm công chúng, những người chiếm một tỷ lệ cao trong
cơ cấu xã hội ờ địa bàn này.Tính chất lao động công nghiệp, ưu thế của quá
trình đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh chóng làm gia tăng các phương tiện
nghe nhìn, tạo nên những chất lượng mới trong công chúng, từng bước dẫn
đến sự thay đổi lối sống truyền thống. Các nhân tố này đã tạo điều kiện thuận
tiện để xuất hiện các gia đình hạt nhân với một trong những dấu hiệu cơ bản
của loại hình gia đình này là có ít con.
- Nguyễn Thị Nhung, (2013), Đảng lãnh đạo công tác dân số – kế
hoạch hoá gia đình từ năm 2001 đến năm 2010, Khoa lịch sử, Trường Đại
học Khoa học XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Dưới góc nhìn lịch sử về
vai trò lãnh đạo của Đảng trong một lĩnh vực cụ thể, tác giả trình bày có hệ
thống rõ ràng những quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của nhà
5


nước về DS-KHHGĐ và quá trình tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ từ

năm 2001 đến năm 2010 trên phạm vi cả nước.
- Hoàng Thị Vân Uyên, (2011), Bình đẳng giới trong công tác dân số
và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay, Khoa Triết học, Trường
Đại học Khoa họcXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Dưới góc nhìn biện
chứng của khoa học triết học, tác giả trình bày trọng tâm về nhận thức của xã
hội về bình đẳng giới trong công tác dân số tại tỉnh Cao Bằng, từ đó rút ra kết
luận về sự bất bình đẳng giới trong công tác dân số vẫn còn tồn tại, đặc biệt ở
một số vùng núi cao biên giới.
- Nguyễn Thị Thu Hiền, (2007), Một số kỹ năng giao tiếp trong công
tác vận động kế hoạch hóa gia đình của cộng tác viên dân số, Khoa Tâm lý
học, Trường Đại học Khoa học XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả
đã luận giải một số kỹ năng giao tiếp cơ bản của CTVDS trong công tác
vận động KHHGĐ, chỉ ra thực trạng thực hiện các kỹ năng này trong vận
động KHHGĐ của CTVDS, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng công tác KHHGĐ theo đúng chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước.
Đây là những công trình nghiên cứu về công tác truyền thông dân số
của các ngành, các cấp. Tuy nhiên, dưới góc độ truyền thông chính sách dân
sốtrên sóng phát thanh ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộnhư thế nào thì hầu như
chưa có công trình nghiên cứu nào, vì vậy, đề tài nghiên cứu của Luận văn
này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu từ trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng, đánh giá những thành công và hạn chế
hoạt độngtruyền thông chính sách dân sốtrên sóng phát thanh ở các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ (qua nghiên cứu trường hợp 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà
6


Nam) hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất

lượng truyền thôngchính sách dân sốtrên sóng phát thanhở các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của truyền thông chính sách dân số và vai trò
của báoPhát thanh về truyền thông chính sách dân số.
- Nghiên cứu thực trạng truyền thông chính sách dân sốtrên sóng phát
thanhcủa các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam dưới ánh sángNghị quyết số
21 ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ
6 khóa XII, đánh giá những thành công và hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân
của hạn chế.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn sẽ dựa vào các
luận cứ khoa học có được, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất
lượngtruyền thông chính sách dân sốtrên sóng phát thanhcủa các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộtrong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Truyền thông chính sách dân số
trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn giới hạn việc nghiên cứu thực trạng truyền thông chính sách
dân số trên sóng phát thanhở đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm: Đài Phát thanh Truyền hình Tỉnh vàĐài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, Thành phố;
đài truyền thanh các xã, phường, thị trấncủa 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định,
Hà Nam).
Lý do chọn khảo sát ở ba tỉnh này:
7


* Cả ba tỉnh đều thuộc đồng bằng Bắc Bộ
* Hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh, Đài Truyền thanh Truyền hình huyện, Thành phố được cấp trên và các đồng nghiệp đánh giá là

phát triển mạnh, chất lượng hoạt động khá đồng đều.
* Về địa lý: Nam Định và Hà Nam gần nhất với Thái Bình (nơi tác giả
luận văn đang sống và làm việc)
- Thời gian nghiên cứu: trong phạm vi 3 năm (từ năm 2015 đến 2017).
Lý do chọn thời gian này: Đây là thời gian trước và trong thời điểm
triển khai thực hiện Nghị quyết 21của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ 6 khóa XII.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về vai trò của báo chí
trong đời sống xã hội; lý luận về báo chí truyền thông và lý luận của các khoa
học liên ngành.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài; các văn kiện về chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về vai trò của báo
chí nói chung, phát thanh nói riêng trong hoạt động truyền thông chính sách
dân số.
5.2.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Thống kê số lượng tin bài về truyền thông chính sách dân số; phân tích
nội dung các tác phẩm báo chí về truyền thông chính sách dân số để có được
cứ liệu đánh giá truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh, từ đó rút
ra các kết luận khoa học, phù hợp và cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
8


5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phát đi 300phiếu trưng cầu ý kiến công chúng nghe đài của 3 tỉnh, mỗi
tỉnh 100 phiếu, phát đi 200 phiếu trưng cầu ý kiến của đảng viên và cán bộ

VHTT, cán bộ làm công tác dân số, cán bộ đài truyền thanh xã, phường, thị
trấn... nhằm thu được ý kiến đánh giá của công chúng về mức độ phát thanh
đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng về truyền thông chính sách dân số
và những gợi ý giải pháp để phát thanh truyền thông về chính sách dân số
được tốt hơn.
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu 2 cán bộ đài xã, một người dân, nhằm tìm cách mô tả và
phân tích đặc điểmvăn hóa và hành vi của con người của nhóm người từ quan
điểm của nhà nghiên cứu, từ đó, cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm
của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được
nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được
mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một công trình nghiên cứu về thực trạngtruyền thông chính
sách dân số trên sóng phát thanh, trong bối cảnh nước ta đang giải quyết toàn
diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phânbổ, chất lượng dân số và đặt
trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội.Báo chí là
công cụ tư tưởng của Đảng và Nhà nước, do đó báo chí phải đi trước một
bước, truyền bá chủ trương, chính sách dân số của Đảng và Nhà nướcđến
từng người dân, sao cho mọi người dân thấu hiểu chính sách, tạo sự đồng
thuận cao trong toàn xã hộivà thực hiện tốt chính sách.Chính vì vậy, nghiên
cứu thành công đề tài này, luận văn đã góp phần vào việc thúc đẩy báo chí
làm tốt công việc truyền thông chính sách dân số, giúp cho Đảng và Nhà nước
9


thực hiện được mục tiêu chính sách dân số đã đề ra. Đây là việc làm không
chỉ có ý nghĩa đối với báo chí truyền thông, mà còn đối với chính sách dân số
của đất nước.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quảnghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp các cơ quan báo chí
khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng truyền thông chính sách dân
số của cơ quan mình trong thời gian tới.
Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các trường đào tạo báo chí truyền thông và những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Bố cục của luận văn
Gồm:Phần mở đầu; 3 chương nội dung chính; Kết luận; Danh mục tài
liệu tham khảo; Phụ lục.

10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TRÊN SÓNG PHÁT THANH
1.1. Một số lý luận về truyền thông chính sách và truyền thông
chính sách dân số:
1.1.1.Truyền thông chính sách:
- Truyền thông chính sách đóng vai trò quan trọng đối với mỗi khâu
của chu trình chính sách công. Sự tham gia của truyền thông chính sách một
mặt đảm bảo cho sự thành công của chính sách, mặt khác giúp cho chính sách
ngày một được hoàn thiện hơn.
- Khâu hoạch định chính sách, truyền thông chính sách giúp xác định
được đúng và trúng vấn đề chính sách, bảo đảm sự đồng thuận xã hội. Khâu
xây dựng chính sách giúp quá trình lựa chọn giải pháp công cụ chính sách phù
hợp. Khâu thực hiện chính sách giúp cho giám sát chính sách công được thực
hiện với sự tham gia của cả xã hội. Khâu đánh giá truyền thông chính sách
giúp làm rõ được kết quả chính sách, đồng thời tuyên truyền cho kết quả
chính sách, giúp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách.
1.1.2. Truyền thông chính sách dân số:
- Truyền thông có vai trò quan trọng với công tác dân số. Nhờ truyền

thông tốt mà nhận thức, hành vi của người dân dần thay đổi, do đó chất lượng
dân số đã từng bước được nâng lên rõ rệt.
- Tuy nhiên, mặc dù công tác truyền thông đã đạt được hiệu quả nhất
định, nhưng vẫn chưa thật sự đi vào chiều sâu, mới tập trung vào các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ, các vùng đông dân cư và kinh tế phát triển; chưa
quan tâm, triển khai được nhiều chiến dịch truyền thông dân số tới những
vùng sâu, vùng xa, nơi mà trình độ dân trí còn thấp và cơ sở hạ tầng còn thiếu
thốn. Với đối tượng vị thành niên, nam giới, chưa có được nhiều nội dung tư
vấn phong phú; nhất là dân tộc thiểu số và các tôn giáo. Người cung cấp dịch
11


vụ sức khỏe sinh sản chưa được đặt đúng vị trí trong công tác truyền thông, vì
thế họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tài liệu tư vấn về
SKSS/KHHGĐ.Thiếu kiến thức hiểu biết về các vấn đề chăm sóc sức khỏe
sinh sản. Với nhiệm vụ chính trong giai đoạn hiện nay là tuyên truyền, cung
cấp các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân một cách toàn
diện, thì hạn chế này lại càng bộc lộ rõ. Vì đội ngũ CTV dân số được tuyển
chọn từ ngay trong cộng đồng, trên cơ sở lòng nhiệt tình tham gia với công
tác xã hội là chính, cho nên họ hầu như không có chuyên môn về y tế, mặc dù
hằng năm họ đều được tập huấn, nhưng thời gian tập huấn thường rất ngắn.
Ngoài ra, đối với đội ngũ làm công tác tuyên truyền viên dân số, ngành dân số
sẽ tiếp tục nâng cao kiến thức, chuyên môn kỹ năng truyền thông và tư vấn
cho đội ngũ này. Cần nghiên cứu, tìm ra những mô hình, giải pháp truyền
thông, các dịch vụ SKSS/KHHGĐ phù hợp từng vùng, từng địa phương để
chất lượng dân số càng được nâng cao.
1.2. Một số lý luận về chính sách dân số
1.2.1. Khái niệmchính sách dân số
- Chính sách dân số là một từ ghép, gồm: chính sách và dân số.
Theo từ điển Tiếng Việt, chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể

nhằm đạt được mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra. Ví dụ: chính sách dân số[55, tr. 157]
Dân số là số dân trong một nước, một vùng nào đó[55, tr. 239]
Chính sách dân số được quan niệm theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, tuỳ
thuộc vào mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn nhất định ở mỗi quốc gia.
Có khá nhiều quan niệm về chính sách dân số, mỗi quan niệm có những đặc thù
riêng, theo cách nhìn nhận riêng, hoặc tùy theo tính cấp bách đối với việc điều
chỉnh sự phát triển và di chuyển của dân cư. Sau đây là một số khái niệm
thườnggặp:
12


- Chính sách dân số bao gồm các biện pháp nhằm xoá đi khoảng cách
giữa tổng số những đứa trẻ thực sự sinh ra trong xã hội và số trẻ mà xã hội có
thể chấp nhận (thông qua một số biện pháp đặc biệt trong việc quyết định để
đạt được những mục tiêu xã hội quan trọng).
- Chính sách dân số bao gồm những chính sách, chủ trương có liên
quan đến con người, đến sự vận động dân số, bao gồm mục tiêu và hệ thống
các biện pháp của Nhà nước để điều tiết dân số. Chính sách dân số liên quan
đến việc tái tạo và hoàn thiện dân cư. Chính sách dân số phải xác định được
những mục tiêu, chỉ ra được những giải pháp hữu hiệu để đảm bảo sự thực
hiện mục tiêu đó.
Dựa vào điểm chung của các quan niệm trên, tác giả Luận văn đưa ra
khái niệm vềchính sách dân số như sau:
Chính sách Dân số làsách lược và kế hoạch quốc gia về Dân sốđược
định ra dựa trên đường lối của Đảng và tình hình phát triển dân số ở Việt Nam
hiện nay, nhằm đạt được mục tiêu điều tiết và phát triển bền vững về dân số
đến năm 2030.
1.2.2. Đặc điểm chính sách dânsố
Chính sách dân số có các đặc điểm cơ bản sau:

- Có nhiều hình thức thể hiện một chính sách dân số, có thể bằng một
văn bản, bằng một thông báo chính thức, bằng một tuyên bố của Chính phủ,
của cơ quan được ủy quyền, hoặc nó có thể được phỏng đoán từ một loạt các
hoạt động được công khai của Chính phủ, của cơ quan được ủyquyền.
- Có nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành và thực thi chính sách dân
số, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi quốc gia. Có thể là Chính
phủ; cơ quan, tổ chức được Chính phủ ủy quyền; hoặc cũng có thể là cơ quan,
tổ chức của Chính phủ, phi Chính phủ tổ chức thực hiện các biện pháp công
khai, nhằm tác động trực tiếp,giántiếpđếnquátrìnhdân
13


số;hoặccóthểlàcáchoạtđộng,cáchươngước,quyước của cộng đồng hướng
vào những khía cạnh xã hội nhưng lại có tác động đến xu hướng dân số.
1.2.3. Nội dung chính sách dân số
1.2.3.1.Những chính sách khuyến khíchsinh
- Cấm nạo phá thai hoặc chỉ cho phép nạo phá thai trong trường hợp
nguy cơ tử vong của cả mẹ và thai nhi nếu tiếp tục mangthai.
-Cấm sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc được cung cấp, sử dụng
các biện pháp tránh thai, nhưng quy định các điều kiện khá chặt chẽ như là
rào cản, nhằm hạn chế việc cung cấp và sử dụng biện pháp tránhthai.
-Cho phép sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng không được tuyên
truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trục
đường giao thông, tại các nơi công cộng.
-Không có bất kỳ biện pháp khuyến khích sinh hoặc hạn chế sinh,
nhưng việc phân phối sản phẩm và việc thực hiện chính sách xã hội tính theo
số người trong hộ gia đình mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho gia đình đông
con và có tác động gián tiếp khuyến khíchsinh.
-Báncác phương tiện tránh thai là bất hợp pháp, hoặc cho phép bán
phương tiện tránh thai nhưng với điều kiện ràng buộc rất khắt khe, không

thuận tiện cho việc sử dụng biện pháp tránhthai.
-Miễn, giảm thuế thu nhập cho các gia đình đông con. Mỗi quốc gia
quy định đối tượng được miễn, giảm thuế thu nhập tùy theo số con cụ thể và
tỷ lệ giảm thuế thu nhập tăng theo số con hiện có của mỗi giađình.
-Các quyền lợi ưu tiên cho bà mẹ có nhiều con được các quốc gia quy
định khá phong phú, từ vinh danh bà mẹ anh hùng; động viên khuyến khích
tinh thần, hỗ trợ vật chất, chăm sóc sức khỏe, miễn phí dịch vụ khám thai, đỡ
đẻ, được nghỉ làm việc có hưởng lương để chăm sóc con và được hưởng các
điều kiện thuận lợi trong đờisống, sinh hoạt và côngtác.
14


1.2.3.2. Những chính sách hạn chếsinh
* Quy định về sốcon
- Quy định số con cụ thể của mỗi cặp vợ chồng, bắt buộc đăng ký thời
gian sinh con và số con, cấp giấy phép cho các cặp vợ chồng nếu muốn
sinhcon.
-Quy định và thực hiện các biện pháp xử lý đối với những cặp vợ
chồng sinh nhiều con, bao gồm việc xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính, đóng góp quỹ phúc lợi công cộng đối với tập thể, cộngđồng.
-Bắtcảtrẻemnộpthuếtheođầungười.Trẻemnằmngoàidiệnsốconquyđịnh thì
không được hưởng các quyền lợi như trẻ em trong diện số con quy định.
- Những cặp vợ chồng đã có đủ số con theo quy định thì bắt buộc triệt
sản hoặc bắt buộc sử dụng các biện pháp tránh thai tạm thời để điều
khiểnsinh.
- Khuyến khích nạo, phá thai hoặc cho nạo phá thai mà không có bất kỳ
điều kiện ràng buộc, hoặc cho phép nạo phá thai với một số điều kiện
ràngbuộc.
* Khuyến khích cung cấp, sử dụng biện pháp tránhthai
- Chính phủ hỗ trợ chương trình kế hoạch hóa gia đình tự nguyện do

các cá nhân, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ triển khai thực hiện thông
qua các hình thức trực tiếp (đầu tư kinh phí), hoặc gián tiếp (khuyến khích,
ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trong việc tổ chức thực
hiện chương trìnhKHHGĐ).
-Chính phủ hỗ trợ, ủng hộ hoặc cam kết thực hiện chương trình
KHHGĐ thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật, chương trình, dự án
và đầu tư kinh phí, tổ chức bộ máy để thực hiện chương trình KHHGĐ hoặc
các chương trình, dự án liên quan đếnKHHGĐ.

15


-Đầutưkinhphí,nhânlực,cơsởvậtchất,sửdụngcáccơsởytếcôngcộngđể làm
cở sở công lập, ngoài công lập trong việc thực hiện chương trình KHHGĐ.
-Bãi bỏ quy định cấm nạo thai hoặc cho phép nạo phá thai theo nguyện
vọng hoặc cho phép nạo phá thai với những điều kiện cụthể.
-Bao cấp hoặc tạo điều kiện thuận lợi hoặc cho hưởng những ưu đãi đối
với các cơ sở công lập, ngoài công lập của các tổ chức, tập thể, tư nhân tham
gia cung cấp dịch vụKHHGĐ.
-Khuyến khích mở rộng mạng lưới cung cấp phương tiện tránh thai và
dịch vụ KHHGĐ thông qua việc hỗ trợ đào tạo, cấp chứng chỉ cho đội ngũ
cộng tác viên, tuyên truyền viên và trả thù lao cho người cung cấp, tư vấn,
theo dõi, giúp đỡ người sử dụng biện pháp tránhthai.
-Cung cấp miễn phí hoặc trợ giá phương tiện tránh thai, dịch vụ sức
khỏe sinh sản (SKSS/KHHGĐ thông qua việc thực hiện tiếp thị xã hội các
phương tiện tránh thai và dịch vụSKSS/KHHGĐ).
-Miễn giảm thuế nhập khẩu phương tiện tránh thai và dụng cụ
KHHGĐ. Ưu đãi về đầu tư sản xuất, đất đai, vốn, thuế kinh doanh đối với các
đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước về phương tiện tránhthai.
-Quảng cáo các thành tựu nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tránh thai

và các kỹ thuật mới trong việc thực hiện chương trìnhKHHGĐ.
* Khuyến khích giáo dục dânsố
- Khuyến khích đưa việc giáo dục dân số với những nội dung phù hợp
với từng lứa tuổi vào từng lớp học, cấp học trong nhà trường phổ thông, các
trường chuyên nghiệp và các trường nghiệp vụ của các ngành, đoànthể.
- Giáo dục dân số ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức cho các nhóm
đối tượng ngoài nhà trường và tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt chuyên
đề cho các đối tượng trong nhàtrường.

16


×