Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng hán và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MẠNH TRÍ ĐÔNG
(MENG ZHIDONG)

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ
LIÊN QUAN ĐẾN "NƢỚC" GIỮA TIẾNG HÁN
VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MẠNH TRÍ ĐÔNG
(MENG ZHIDONG)

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ
LIÊN QUAN ĐẾN "NƢỚC" GIỮA TIẾNG HÁN
VÀ TIẾNG VIỆT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Đại Cồ Việt


Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận ánThạc sĩ “Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên
quan đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếng Việt” là công trình nghiên
cứucủa riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án đều là chân thực.

Học Viên
MẠNH TRÍ ĐÔNG
(Meng ZhiDong)


LỜI CẢM ƠN
Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hƣớng dẫn và hỗ trợ
của nhiều ngƣời.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS
Nguyễn Đại Cồ Việt, Thầy đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và làm luận văn này. Thầy gợi ý về hƣớng giải quyết vấn đề trong suốt
quá trình nghiên cứu,
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giảng viên Khoa Ngôn ngữ học
trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã động viên, giúp đỡ để cho tôi
hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bố mẹ và các bạn than bên tôi đã động viên
và hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt thời gian và vật chất để giúp tôi hoàn thành luận
án này.
Học Viên
MẠNH TRÍ ĐÔNG
(Meng ZhiDong)



MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1
TÓM TẮT .............................................................................................................................. 3
ABSTRACT........................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
1.

Lý do lựa chọn đềtài ................................................................................................... 5

2.

Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn ............................................................ 6

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu của luậnvăn.............................................................................. 6

4.

Lịch sử nghiên cứu vấnđề ........................................................................................... 7

5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu ............................................................................... 9

6.

Phƣơng pháp nghiêncứu ............................................................................................. 9


7.

Cấu trúc của luậnvăn................................................................................................. 10

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT .......................................................................................... 11
1.1 Khái quát về thành ngữ ............................................................................................. 11
1.1.1 Khái niệm thành ngữ tiếng Việt .......................................................................... 11
1.1.2 Khái niệm thành ngữ tiếng Hán .......................................................................... 13
2.1 Khái niệm về tục ngữ ................................................................................................ 17
2.1.1 Khái niệm về tục ngữ tiếng Việt ............................................................................. 17
2.1.2 Khái niệm tục ngữ tiếng Hán .................................................................................. 19
3.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc ....................................................... 23

Chƣơng 2: “NƢỚC” TRONG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ TIẾNG HÁN ......................... 28
2.1 Văn hóa “nƣớc” của ngƣời trung quốc .......................................................................... 28
2.1.1 Văn hóa là gì ....................................................................................................... 28
2.1.2 Văn hóa “nƣớc” .................................................................................................. 30
2.1.3 Văn hóa nƣớc và văn hóa Trung Hoa ................................................................. 31
2.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ tiếng hán ................................................................... 35
2.2.1 Dùng nƣớc để miêu tả thực thể ........................................................................... 36
2.2.2 Dùng nƣớc để miêu tả thuộc tính ........................................................................ 41
2.2.3 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng .......................................................... 43
2.2.4 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa tƣ duy trừu tƣợng ............................................... 46
2.3 Tiểu kết ...................................................................................................................... 48

1



Chƣơng 3: NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VIỆT NAM............................... 49
3.1 Văn hóa nƣớc của ngƣời việt ..................................................................................... 49
3.1.1 Đặc điểm văn hóa Việt Nam ............................................................................... 49
3.1.2 Văn hóa “nƣớc” của ngƣời Việt.......................................................................... 50
3.1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa “nƣớc” và văn hóa Việt ............................................ 51
3.2 Nƣớc trong thành ngữ - tục ngữ việt nam .................................................................. 55
3.2.1 Dùng “nƣớc” để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng ...................................................... 56
3.2.2 Dùng nƣớc để miêu tả tƣ duy trừu tƣợng............................................................ 60
3.2.3 Dùng nƣớc để ám chỉ thuộc tính ......................................................................... 61
3.2.4 Dùng nƣớc để ám chỉ thực thể ............................................................................ 63
3.3 Tiểu kết ...................................................................................................................... 65
Chƣơng 4: ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ TỤC NGỮ CHỨA YẾU TỐ "NƢỚC" TRONG
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT .......................................................................................... 66
4.1 Đối chiếu trên bình diện ngôn ngữ ............................................................................ 66
4.1.1 Đối chiếu về hình thức ........................................................................................ 66
4.1.2 Đối chiếu về kết cấu ngữ nghĩa........................................................................... 70
4.2 Đối chiếu trên bình diện nội hàm nhận thức .............................................................. 71
4.2.1 Điểm giống nhau ................................................................................................. 73
4.2.2 Điểm khác nhau .................................................................................................. 74
4.3 Đối chiếu trên bình diện văn hóa ............................................................................... 76
4.3.1 Điểm giống nhau ................................................................................................. 76
4.3.2 Điểm khác nhau .................................................................................................. 77
4.4 Tiểu kết ...................................................................................................................... 78
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 81

2


TÓM TẮT

Văn hóa “nƣớc” là yếu tố văn hóa quan trọng trong nền văn hóa của cả
Trung Quốc và Việt Nam. Do vị trí địa lí và hệ thống sản xuất phụ thuộc rất
nhiều vào “nƣớc” nên ngƣời dân Trung Quốc và Việt Nam rất coi trọng nƣớc.
Dù vậy nhƣng với những khía cạnh tƣ duy khác nhau, nƣớc trong tiếng Hán
và nƣớc trong tiếng Việt không hề giống nhau hoàn toàn. Luận văn này nhằm
tìm hiểu những yếu tố giống và khác nhau trong văn hóa nƣớc của cả hai quốc
gia.
Luận văn đi từ góc độ so sánh đối chiếu thành ngữ, tục ngữ để tìm hiểu về
văn hóa “nƣớc” trong đời sống của hai dân tộc. Những phƣơng pháp nghiên
cứu đƣợc áp dụng bao gồm: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp,
phƣơng pháp đối chiếu, phân tích.
Luận văn bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: xây dựng cơ sở lí thuyết cho những vấn đề liên quan: thành ngữ,
tục ngữ, văn hóa và ngôn ngữ.
Chƣơng 2: tìm hiểu yếu tố “nƣớc” trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Hán.
Chƣơng 3: tìm hiểu yếu tố “nƣớc” trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt.
Chƣơng 4: đối chiếu yếu tố “nƣớc” trong hai ngôn ngữ trên cơ sở đối chiếu
thành ngữ - tục ngữ liên quan.
Từ khóa: văn hóa nƣớc, thành ngữ - tục ngữ, ngôn ngữ và tƣ duy

3


ABSTRACT

"Water" culture is an important cultural element in the culture of both
China and Vietnam. Because the geographical location and production system
depend very much on "water", Chinese and Vietnamese people attach great
importance to water. However, with different aspects of thinking, water in
Chinese and Vietnamese language is not the same. This thesis aims to study

the similarities and differences in the national culture of both countries.
The thesis goes from the comparative perspective of idioms and proverbs to
learn about "water" culture in the lives of two ethnic groups. The applied
research methods include: statistical methods, synthesis methods, methods of
comparison and analysis.
The thesis consists of 4 chapters:
Chapter 1: building a theoretical basis for related issues: idioms, proverbs,
culture and language.
Chapter 2: Learn the "water" element in idioms - Chinese proverbs.
Chapter 3: Learn the "water" element in idioms - Vietnamese proverbs.
Chapter 4: comparing "water" elements in two languages on the basis of
comparing idioms - related proverbs.

Keywords: water culture, idioms - proverbs, language and thinking

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đềtài
Thành ngữ, tục ngữ là báu vật của ngƣời dân hai nƣớc Trung Quốc và
Việt Nam. Chứa đựng nhiều ý nghĩa về cả mặt ngôn ngữ lẫn văn hóa.
Thành ngữ, tục ngữ qua sự chắt lọc của thời gian hình thành nội hàm văn
hóa sâu đậm và chứa đựng đặc sắc dân tộc nổi bật.
Trung Quốc và Việt Nam hai nƣớc ở gần nhau chỉ cách nhau một dòng
sông, việc giao tiếp văn hóa rễ sâu lá tốt, lịch sử lâu dài, và có nhiều điểm
giống về mặt văn hóa. Chẳng hạn nhƣ, văn hóa liên quan đến nƣớc thì là
một bình diện nổi bật. Nƣớc và cuộc sống của con ngƣời có quan hệ mật
thiệt, và gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của xã hội, tất cả các nơi có nƣớc

thì có văn hóa sinh ra. Ở Trung Quốc có câu chuyện“Vua Vũ chống lụt”và
phongtục “Đua thuyềnrồng”, mà ởViệtNam cócâuchuyện “Sơntinh
Thủytinh”

vànghệthuật

“Múarốinƣớc”.Bởinƣớccóvịtríquantrọng

trongcuộcsốngsảnxuấtcủanhândânhainƣớc, làmsángtạoranhiều thànhngữ,
tụcngữliênquanđến“nƣớc”.TrongtiếngHáncóthànhngữ nhƣ “山穷水尽” (nơi
khỉ ho cò gáy) và tục ngữ nhƣ “水至清则无鱼” (nƣớc trong quá thì cá cũng
không sống đƣợc) ..., tiếng Việt có thành ngữ nhƣ “nƣớc chảy đá mòn” và
tục ngữ “nƣớc mắt cá sấu”...
Tuy thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa Trung Việt hai nƣớc có
nhiều điểm giống về ý nghĩa và văn hóa nội hàm, nhƣng hiện khá ít ngƣời
xuất phát từ góc độ thành ngữ, tục ngữ để nghiên cứu, khóa luận này sẽ bàn
luận những nội dung về vấn đề này, hi vọng cung cấp cho ngƣời đọc nhiều
thông tin về vấn đề này và góp phần tăng cƣờng giao lƣu văn hóa giữa

5


hainƣớc.
2.

Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn
Khi làm luận văn này tôi hƣớng đến những mục đích nhƣ sau:
Thứ nhất, luận văn này sẽ nghiên cứu từ góc độ từ vựng, kết hợp với

những lý luận về ngôn ngữ học, đối chiếu những thành ngữ và tục ngữ liên

đến “nƣớc” giữa hai nƣớc Trung Quốc - Việt Nam, phân tích nội hàm văn
hóa khác biệt của dân tộc hai nƣớc. Góp phần làm nổi bật đặc trƣng tƣ duy
của ngƣời dân Việt Nam và Trung Quốc, từ đó gợi mở hƣớng nghiên cứu
cho những vấn đề khác trong ngôn ngữ học và văn hóa.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là bƣớc đệm giúp
những ngƣời đi sau phát triển có chiều sâu hơn khi làm nghiên cứu đối
chiếu tƣơng tự, đồng thời luận văn có tính ứng dụng cao khi đƣợc chọn để
áp dụng vào dạy học thực tiễn, giúp ngƣời dân hai nƣớc hiểu thêm về văn
hóa của nhau, giảm bớt cản trở trong hoạt động giao tiếp liên vănhóa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luậnvăn
Luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ nhƣ sau:
1. Trình bày những nội dung cơ bản về định nghĩa và giới hạn thành
ngữ và tục ngữ tiếng Hán và tiếngViệt.
Chủ yếu thảo luận giới hạn, độ dài, biểu hiện về mặt ngữ âm và chức
năng ngữ pháp về thành ngữ và tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếngViệt.
2.

Đối chiếu ý nghĩa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc”

giữa tiếng Hán và tiếngViệt.
Trong đó bao gồm quan hệ ý nghĩa mặt chữ và ý nghĩa thực tế của
những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếng Việt
và quan hệ cụ thể và ý ví von của những thành ngữ và tục ngữ liên đến
“nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt.
3. Đối chiếu nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên

6


đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt.

Trong đó bao gồm tình cảm của ngƣời dân hai nƣớcđối với “nƣớc”,
những phƣơng diện nhƣ: tín ngƣỡng và phong tục cũng nhƣ phƣơng thức
cuộc sống liên đến “nƣớc” của ngƣời dân hai nƣớc Trung Quốc và Việt
Nam.
4.

Chỉ ra điểm giống và khác và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt

về ý nghĩa và nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến
“nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt.
4. Lịch sử nghiên cứu vấnđề
Bất kể ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, hiếm có công trình nghiên cứu
về ý nghĩa và nội hàm văn hóa của thành ngữ và tục ngữ, đặc biệt là liên
quan đến“nƣớc”.
Từ những năm 20 của thế kỉ trƣớc, các học giả Việt Nam đã bắt đầu
công việc nghiên cứu về thành ngữ phong dao, tuy mới chỉ dừng ở mức độ
thu thập, chƣa đi sau vào nghiên cứu, phân tích. Đại diện giai đoạn này là
học giả Ôn Nhƣ Nguyễn Văn Ngọc với quyển “Tục ngữ và phong dao” xuất
bản năm 1928.
Phan Thị Phƣơng Thảo trong luận văn “Tìm hiểu những công trình
nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay” (2010) đã có liệt kê đầy
đủ, cụ thể về tình hình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Thông qua luận văn, dễ nhận thấy từ trƣớc năm 1975 ở Việt Nam đã xuất
hiện khá nhiều nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ từ nhiều góc độ: văn học,
ngôn ngữ học, đời sống … Tuy nhiên, chƣa nhiều nghiên cứu tập trung
phân tích một yếu tố văn hóa và tiến hành đối chiếu với một ngôn ngữ khác,
ví dụ tiếng Hán. Đa phần các nghiên cứu tập trung làm rõ khái niệm, hạn
định thành ngữ tục ngữ, vị trí của chúng trong đời sống của ngƣời Việt, giá
trị lịch sử học, dân tộc học, …. Tuy vậy, thông qua nghiên cứu này, ta có


7


thể thu đƣợc một lƣợng lớn các quan điểm về việc định nghĩa và giới hạn
tục ngữ tiếng Việt, đồng thời có thể chắt lọc những tục ngữ nằm trong phạm
vi nghiên cứu của luận văn.
Phạm Minh Tiến (2008) : “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có
đối chiếu với tiếng Việt) ”. Chủ yếu là bàn luận hình thức kết cấu, đặc điểm
ngữ nghĩa, văn hóa-tƣ duy dân tộc và phƣơng thức chuyển dịch của thành
ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Không có nhiều nội dung nói tỉ mỉ về ý
nghĩa và nội hàm của thành ngữ.
Ở Trung Quốc, có thể tìm thấy những công trình là nghiên cứu về
thành ngữ, tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt, nhƣng mà đều là đối chiếu
từ góc độ cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa, ít công trình đối chiếu từ
khía cạnh văn hóa nộihàm.
Thái Tâm Giao (2011) : “So sánh đối chiếu thành ngữ giữa tiếng Hán
và tiếng Việt”. Luận án này chủ yếu đối chiếu từ khía cạnh ngữ âm, cấu trúc
ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa, chƣa đối mặt chiếu nội hàm văn hóa.
Li Shi Yuan (2013) : “So sánh đối chiếu tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng
Việt”. Luận văn này chủ yếu đối chiếu từ khía cạnh phong cách vần và cấu
trúc ngữpháp.
Wu Hui Jun (2008) : “So sánh ngữ nghĩa văn hóa của từ chỉ động vật
trong tục ngữ, thành ngữ trong nƣớc Trung Việt”. Luận văn này chủ yếu là
đối chiếu ý nghĩa văn hóa trong phạm vi từ vựng của tiếng Hán và tiếng Việt
nhƣng nội dung nghiên cứu chỉ là từ chỉ động vật.
Liang Yuan (2008) : “Nghiên cứu văn hóa liên đến „nƣớc‟ của Việt
Nam”. Bài này trình bày những đặc điểm về văn hóa liên đến “nƣớc” của
Việt Nam từ những khía cạnh nhƣ truyền thuyết nguồn gốc, câu chuyện lịch
sử, phong tục tập quán, cuộc sống sản xuất và hiện tƣợng ngôn ngữ ...trong
đó nhắc đến văn hóa nội hàm của những thành ngữ và tục ngữ liến đến


8


“nƣớc” của tiếng Việt, chỉ là nói sơ lƣợc, không tỉmỉ.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu
1. Đối tƣợng của nghiên cứu là những thành ngữ và tục ngữ liên
quan trực tiếp với hình thái chất lỏng của nƣớc (tức là có thành phần cấu tạo
của tài nguyên nƣớc, nhƣ: hà, giang, giếng, mƣa...)
2. Nguồn gốc ngữliệu
1. 刘凤云《万条成语词典》, 商务印书馆, 2016
2. 孙洪德《汉语俗语词典》, 商务印书馆, 2011
3. Nguyễn Văn Khang, Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa-Việt. NXB
KHXH, 1998
4. Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. NXB văn học,
2014
5. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ Ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn Học,
2017
6. Phƣơng pháp nghiêncứu
1. Phƣơng pháp thống kê
Thu

thập

những

thành

ngữ




tục

ngữliênđến“nƣớc”giữatiếngHánvàtiếngViệtlàmđốitƣợng, rồiđối chiếu và
phân tích ý nghĩa và nội hàm văn hóa của nó.
2. Phƣơngphápso sánh, phân tích
Sau khi tiến hành so sánh đối chiếu tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt với
số lƣợng thành ngữ tục ngữ nhất định, tiếp tục tiến hành phân tích những
tƣơng đồng và khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ của hai ngôn ngữ.
3. Phƣơng pháp tổng hợp vấn đề
Tổng hợp những tƣơng đồng và khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ của
hai ngôn ngữ, tiến hành phân tích sâu hơn để chỉ ra sự khác biệt trong tƣ duy

9


và văn hóa của ngƣời dân hai nƣớc.
7. Cấu trúc của luậnvăn
Luận văn này chủ yếu bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Nƣớc trong thành ngữ Trung Quốc
Chƣơng 3: Nƣớc trong thành ngữ Việt Nam
Chƣơng 4: Đối chiếu thành ngữ tục ngữ có “nƣớc” trong tiếng Hán và tiếng
Việt

10


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT


1.1 Khái quát về thành ngữ
1.1.1 Khái niệm thành ngữ tiếng Việt
Qua những nghiên cứu kể trên, ta có thể tổng hợp đƣợc nhiều quan điểm về
định nghĩa, giới hạn thành ngữ tiếng Việt. Sau đây xin trình bày một số quan
điểm tiêu biểu theo trình tự thời gian:
Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (1956) cho rằng:
“Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều
ngƣời đã quen dùng, nhƣng tự riêng nó không diễn đƣợc một ý trọn vẹn. Về
hình thức ngữ pháp, thành ngữ chỉ là một nhóm từ chƣa phải câu hoàn chỉnh.”
(2012, 28)
Dƣơng Quảng Hàm trong “Văn học Việt Nam sử yếu” (1968) cho rằng:
“… thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diên một ý gì
hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.” (15)
Chu Xuân Diện trong “Tục ngữ Việt Nam” (1975) viết: “… thành ngữ thì
chủ yếu nhƣ là một hiện tƣợng ý thức xã hội, … nội dung của thành ngữ là
nội dung của những khái niệm…” (27, 28)
Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” (1985) cho rằng:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có
tính gợi cảm.” Ông tiếp tục phát triển cụ thể quan điểm này vào năm 1996:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có
giá trị gợi tả. Tính hình tƣợng là đặc trƣng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ

11


biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tƣợng cụ thể.”
(dẫn theoThái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , trang 8)1
Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (1999) có viết: “Do sự
cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có tính

thành ngữ.” Nhận xét này có phần hơi phức tạp và nếu sử dụng nhận xét này
cần tìm hiểu thêm về ngữ cố định. (trang 72)
Phạm Minh Tiến trong “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối
chiếu với tiếng Việt) ” (2008) đƣa ra định nghĩa: “Thành ngữ là một bộ phận
tiêu biểu của ngữ cố định, có cấu trúc hình thái ổn định, hoàn chỉnh và bóng
bảy về mặt ngữ nghĩa, thƣờng mang theo nét nghĩa đặc trƣng, có văn phong
khẩu ngữ và thƣờng có vần điệu, là đơn vị ngôn ngữ văn hóa.” (trang 5)
Tổng hợp những quan điểm trên, dễ dàng nhận ra, có 3 dòng quan điểm chủ
đạo xuất hiện trong suốt quá trình nghiên cứu về thành ngữ. Lần lƣợt là:
Quan điểm 1 cho rằng thành ngữ là một loại đoản ngữ cố định, có chức
năng đặt tên (xƣng danh) , cấu trúc ổn định, ý nghĩa hoàn chỉnh.
Quan điểm 2 cho rằng thành ngữ là một loại đoản ngữ cố định, ngoài hình
thức kết cấu chặt chẽ và nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh, còn mang đậm tính
tƣợng hình và tính biểu tình (thể hiện tình cảm) .
Quan điểm 3 cho rằng thành ngữ là đơn vị văn hóa ngôn ngữ.
Do đó, có thể rút ra thành ngữ tiếng Việt bao gồm những đặc điểm sau:
Thành ngữ là một bộ phận của ngữ cố định, có kết cấu ổn định, ý nghĩa hoàn
chỉnh vƣợt ra ngoài nghĩa mặt chữ, ngoài ra còn mang tính hình tƣợng và tính
bóng bảy. Thành ngữ mang nhiều đặc trƣng của khẩu ngữ, mang đậm tính tiết
tấu. Thành ngữ là một đơn vị văn hóa ngôn ngữ.

1

Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩ Đại học Sƣ phạm Hoa Đông

12


Xét thấy, quan điểm do Phạm Minh Tiến đƣa ra là phù hợp với mục đích
thu thập ngữ liệu của luận văn, chú trọng đến cấu trúc và có đề cập đến yếu tố

văn hóa.
1.1.2 Khái niệm thành ngữ tiếng Hán
“Từ Hải” xuất bản năm 1936 có đƣa ra định nghĩa thành ngữ: “Thành ngữ là
cổ ngữ có nguồn gốc từ kinh truyện, hoặc ngạn ngữ, ca dao đƣợc nhiều ngƣời
biết đến, thƣờng đƣợc ngƣời hiện đại sử dụng”. (dẫn theo Thái Tâm Giao 蔡
心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm Hoa
Đông, trang 8)
“Từ Hải – Phần từ vựng” bản có chỉnh sửa tháng 5 năm 1979 (dẫn theo Thái
Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ
phạm Hoa Đông, trang 8) đƣa ra định nghĩa về thành ngữ nhƣ sau: “Một
thành viên của thục ngữ, quen đƣợc dùng trong một thời gian dài, là cụm từ
ngắn gọn, xúc tích. Thành ngữ tiếng Hán thƣờng ở dạng cụm bốn chữ, nguồn
gốc không thống nhất, phong phú đa dạng. Có những thành ngữ có thể hiểu
đƣợc ngay từ nghĩa mặt chữ, ví dụ: “Vạn tử thiên hồng”, “Thừa phong phá
lang” … Có những thành ngữ phải tìm hiểu nguồn gốc mới hiểu đƣợc ý nghĩa,
ví dụ: “Ngu Công dời núi”, “Ôm cây đợi thỏ” …”
Bản “Từ hải” chỉnh sửa tháng 9 năm 1979 (dẫn theo Thái Tâm Giao, trang
8)2, định nghĩa của thành ngữ có chút sửa đổi: “Thành ngữ là một loại thục
ngữ, ngữ cố định đƣợc sử dụng nhiều, thƣờng tồn tại ở dạng cụm 4 chữ, tổ
chức đa dạng, nguồn gốc phong phú. Có những thành ngữ có thể hiểu đƣợc
ngay từ nghĩa mặt chữ, ví dụ: “Vạn tử thiên hồng”, “Thừa phong phá lang” …
Có những thành ngữ phải tìm hiểu nguồn gốc mới hiểu đƣợc ý nghĩa, ví dụ:
Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩ Đại học Sƣ phạm Hoa Đông

2

13


“青出于蓝” (Tre già măng mọc) có nguồn gốc từ “Tuân Tử - Khuyến học”,

“守株待兔” (Ôm cây đợi thỏ) có nguồn gốc từ “Hàn Phi Tử - Ngũ Đố”.
Qua những lần sửa đổi, thành ngữ từ “cổ ngữ” đƣợc đổi thành “một loại
thục ngữ”, ngoài ra bản sửa đổi tháng 9 năm 1979 đã lƣợc bỏ cụm “đoản ngữ”.
Điều này phản ánh nhận thức sâu sắc hơn về thành ngữ qua thời gian.
Qua những giáo trình Hán ngữ Hiện đại đƣợc xuất bản thập niên 80 của thế
kỉ trƣớc, cũng bắt gặp nhiều định nghĩa mang tính đại diện.
“Tiếng Hán hiện đại” (bản thứ 4) do Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông chủ
biên cho rằng: “Thành ngữ là một cụm cố định mang nhiều sắc thái của ngôn
ngữ viết với hàm nghĩa phong phú quen dùng qua thời gian dài.” (trang 266)
“Tiếng Hán hiện đại” (bản thứ 1) do Trƣơng Tĩnh chủ biên viết: “Thành
ngữ là cụm từ cố định mang tính định hình, tính chỉnh thể, tính cổ ngữ, tính
quen dùng.” (trang 280)
“Tiếng Hán hiện đại” do Hồ Dung Thụ chủ biên đƣa ra giải thích khá chi
tiết về thành ngữ: “Thành ngữ là một loại ngữ cố định, có những tính chất
tƣơng đồng với quán dụng ngữ, thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một đơn vị với ý
nghĩa hoàn chỉnh, lại ổn định hơn quán dụng ngữ. Thông thƣờng, thành ngữ
có kết cấu khá nghiêm ngặt, không thể tùy ý thay đổi bất cứ thành phần nào,
không giống nhƣ quán dụng ngữ, có thể tách rời và thêm vào các thành phần
khác. Thành ngữ cùng khác với những ngữ cố định thƣờng dùng cho công
việc đoàn thể, ví dụ: “Chủ tịch Hội sinh viên”, “Đoàn Thanh niên Cộng sản”,
“Hiệp hội tác gia”, “Bài hát thanh xuân” (350) … Ngữ cố định danh xƣng có
nhiệm vụ phản ánh những sự vật xảy ra trong xã hội, tuy cũng không thể tự
do tách rời hay thay đổi tùy tiện, nhƣng không phải là những đoản ngữ hiện
có, vậy nên vẫn có khác biệt với thành ngữ. Đại bộ phận thành ngữ đều mang
tính điển hình, bám rẽ sâu trong đời sống xã hội, những rất khác với những từ

14


ghép có nguồn gốc từ điển cố. Ví dụ: “Tự tƣơng mâu thuẫn” là thành ngữ,

“mâu thuẫn” là từ ghép, “nhất tự suy xao” là thành ngữ, “châm chƣớc” là từ.
Dù thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, những khi xem xét với tƣ cách một từ đƣợc
vận dụng thực tế, vẫn chƣa kết tinh đến mức độ từ, mà chính là một loại ngữ
cố định.
Hai giải thích trích xuất từ hai quyển “Tiếng Hán hiện đại” của Hoàng Bá
Vinh, Liêu Tự Đông và Trƣơng Tĩnh đƣa ra giải thích khá là đơn giản, hàm
nghĩa khá giống nhau. Quyển “Tiếng Hán hiện đại” của Hồ Dung Thụ tuy hơi
dài dòng, nhƣng có những so sánh chỉ ra sự khác biệt giữa thành ngữ và quán
dụng ngữ, thành ngữ và ngữ cố định danh xƣng, thành ngữ và từ ghép mang
tính điển cố, có rất nhiều điểm mới.
Trên cơ sở tổng kết và phân tích định nghĩa về thành ngữ, Mạc Bành Linh
đƣa một giải thích khá ngắn gọn về định nghĩa thành ngữ tiếng Hán (Tìm hiểu
lại về định nghĩa thành ngữ, Báo Học viện Công nghiệp Thƣờng Châu, số
tháng 01 năm 1999) : “Thành ngữ tiếng Hán là một thành phần thuộc thục
ngữ, là một loại ngữ cố định mang sắc thái của ngôn ngữ viết đƣợc dùng
thƣờng xuyên, hình thức cơ bản của thành ngữ là “cụm bốn chữ”.
Xét thấy các học giả Trung Quốc vẫn có những ý kiến không thống nhất về
phạm vi thành ngữ tiếng Hán, chủ yếu phân làm ba trƣờng phái: trƣờng phái
ngữ cố định, trƣờng phải điển cố lịch sử và trƣờng phái trung gian.
Trƣờng phải cố định với đại diện là Sử Thức, ông nhấn mạnh tính định
hình và cho rằng, thành ngữ tiếng Hán bao hàm ý nghĩa rất rộng, vừa bao gồm
loại thành ngữ cũ ở dạng bốn chữ, vừa bao gồm loại thục ngữ khẩu ngữ ở
dạng ba chữ, thậm chí bao gồm cả ngạn ngữ có nguồn gốc dân gian ở dạng
đoản ngữ với số lƣợng chữ Hán từ 3 đến 16 chữ. Suy ra, chỉ cần là ngữ cố
định và tất cả tổ hợp cố định với các từ mang tính lặp lại đều đƣợc quy về

15


mục “thành ngữ - tục ngữ”, bao gồm thành ngữ, quán dụng ngữ, yết hậu ngữ,

ngạn ngữ, cách ngôn và một bộ phận thuật ngữ.
Trƣờng phải điển cố lịch sử với nhân vật đại diện là Hƣớng Quang Trung,
Lƣu Kiết Tu. Hƣớng Quang Trung nhấn mạnh độ ngắn gọn, xúc tích và tính
cố định của thành ngữ, ông cho rằng thành ngữ là ngữ định hình ngắn gọn,
xúc tích đƣợc hình thành qua thời gian dài sử dụng, thành ngữ là sản phẩm
của quá trình lịch sử, thuộc phạm trù từ tổ. Vậy nên, ông coi “nghĩa ngoài lời
nói” nhƣ một tiêu chuẩn để phân loại thành ngữ, những thành ngữ đƣợc trích
dẫn đa phần đều “có nguồn gốc cổ đại”, những thành ngữ có nguồn gốc từ
điển cố, mang đặc điểm văn ngôn nếu không đƣợc giải thích thì rất khó hiểu.
Ông có nói: “Thành ngữ đều có nguồn gốc nhất định: tất cả thành ngữ đều
xuất phát từ những nguồn gốc đa dạng.” Lƣu Khiết Tu cho rằng: “Không nên
coi những tục ngữ tiếng địa phƣơng là thành ngữ. Ngạn ngữ và tục ngữ có lúc
đƣợc coi là một, tục ngữ có lúc bao gồm cả ngạn ngữ.” (dẫn theo Thái Tâm
Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm
Hoa Đông, trang 10) Những ngạn ngữ đƣợc dùng nhƣ thành ngữ thƣờng đã
qua gia công, biến đổi thành cụm 4 chữ.
Trƣờng phái Trung gian với đại diện là Mã Quốc Phàm cho rằng: “Dùng từ
“thành ngữ” để làm tên gọi cho ngữ cố định, có độ rộng và độ hẹp nhất định.
Nếu xét theo giới hạn mở rộng, thành ngữ sẽ bao gồm cả ngạn ngữ, tục ngữ,
nếu xét hẹp một chút thì sẽ không coi ngạn ngữ, tục ngữ là một thành phần
của thành ngữ. Dù vậy, nếu giới hạn quá rộng hoặc quá hẹp đều không có lợi
cho việc xác định tính chất của thành ngữ.” (dẫn theo Thái Tâm Giao 蔡心交
(2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm Hoa Đông,

16


trang 10) “Thành ngữ” chỉ nên đƣợc coi là tên gọi của một loại cụm từ cố
định. Thành ngữ bao gồm: những thành ngữ xuất phát từ điển tích, điển cố
hoặc có nguồn gốc rõ ràng, có những thành ngữ mà ý nghĩa nằm ngoài nghĩa

mặt chữ, cũng bao gồm những thành ngữ mới đƣợc hình thành gần đây,
những thành ngữ này có thể “đoán đƣợc ý nghĩa từ những chữ Hán tổ thành”.
“Thành ngữ và ngạn ngữ đều là cụm từ cố định, đều là những ngôn từ tinh
giản, sinh động.” Hai loại cụm từ cố định này khác nhau ở chỗ:
1, Thành ngữ có tính văn viết khá sắc nét, ngạn ngữ ngƣợc lại, mang đậm
tính khẩu ngữ.
2, Cấu trúc của thành ngữ mang tính định hình cao hơn (kết câu nghiêm
ngặt hơn) .
3, Thành ngữ thƣờng biểu đạt một khái niệm, ngạn ngữ thƣờng thể hiện suy
đoán và suy luận.
Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn luôn chứa đựng nhiều hiện tƣợng rất phức tạp,
khó có thể phân định rạch ròi đƣợc. Có những cụm từ hiện nay đƣợc cói là
thành ngữ, hóa ra là ngạn ngữ, ví dụ: “Lang tử dã tâm” (dã tâm của chó sói) ,
trong “Tả Truyện” có viết: “Ngạn viết: Lang tử dã tâm. Thị nãi lang dã, kì khả
súc hu”. Dựa trên hai phƣơng diện là hình thức và nội dung, Mã Quốc Phàm
đƣa ra đặc điểm của thành ngữ bao gồm: tính định hình, tính tập dụng, tính
lịch sử và tính dân tộc.
1.2 Khái niệm về tục ngữ
1.2.1 Khái niệm về tục ngữ tiếng Việt
Trong tiếng Việt, tục ngữ là một bộ phận mang đậm đặc trƣng ngôn ngữ
dân tộc, thể hiện đậm nét tƣ duy ngôn ngữ văn hóa của ngƣời dân tộc Việt,
đồng thời mang đậm thông tin và giá trị lịch sử đƣợc bồi đắp lâu dài qua dòng

17


chảy thời gian. Tục ngữ tự bản thân nó không chỉ là công cụ diễn đạt tri thức
mà còn là sản phẩm đƣợc kết tinh từ tƣ duy của loại ngƣời.
Từ trƣớc đế nay, đã xuất hiện nhiều định nghĩa về tục ngữ.
Vũ Ngọc Phan trong công trình “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” năm

1965 đã đƣa ra ý kiến: “Tục ngữ là một câu từ nó diễn đạt ý nghĩa trọn vẹn,
một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự
phê phán.” “Về hình thức ngữ pháp, … tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là
một câu hoàn chỉnh.” (2012, 28)
Dƣơng Quảng Hàm trong “Văn học Việt Nam sử yếu” (1968) (tr 12, 13)
cho rằng: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên
răn hoặc chỉ bảo điều gì;…”
Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học - Nhà
xuất bản Đà Nẵng - 1977 thì: “Tục ngữ là câu ngắn gọn, thƣờng có vần điệu,
đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.”
Trong bài viết “Đạo lý về tục ngữ” (tạp chí Văn học, số 5 năm 1985) ,
Nguyễn Đức Dân đã đƣa ra quan niệm: “Tục ngữ là những câu nói ổn định về
cấu trúc, phản ánh những tri thức kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của
một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng nhƣ xã hội.”
Hoàng Tiến Tựu trong công trình “Văn học dân gian Việt Nam” năm 1990,
đƣa ra ý kiến: “Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh
nghiệm, tri thức, nêu lên những nhậnxét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân
dân dƣới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản dị, súctích, có nhịp điệu, dễ
nhớ, dễ truyền.” (109)
Theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong “Văn học
dân gian Việt Nam” do Nxb Giáo dục phát hành năm 1998 thì: “Tục ngữ là
những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo
nên và lƣu truyền qua nhiều thế kỷ.” (244)

18


Có thể nói tục ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, có chức năng thông báo, có khả
năng hoạt động độc lập dƣới dạng câu trong khẩu ngữ. Hình thức cấu trúc của
tục ngữ tƣơng đối ổn định, có ý nghĩa khái quát cao do nhân dân lao động

sáng tạo nên và lƣu truyền qua nhiều thế kỉ.
Tục ngữ là tấm gƣơng phản chiếu mọi biểu hiện của đời sống dân tộc, mọi
quan niệm của nhân dân về các hiện tƣợng lịch sử xã hội, về đạp đức, tôn giáo.
Luận văn cố gắng tìm hiểu sau hơn về những tục ngữ miêu tả sự vật, hiện
tƣợng liên quan đến nƣớc, thông qua đó tìm hiểu về vị trí văn hóa nƣớc trong
đời sống văn hóa của ngƣời dân Việt Nam. Luận văn sẽ sử dụng quan điểm
của Nguyễn Đức Dân về tục ngữ.
1.2.2 Khái niệm tục ngữ tiếng Hán
Tục ngữ tiếng Hán với tƣ cách là một hình thức ngữ cố định với số lƣợng
lớn, đƣợc ngƣời dân yêu thích và sử dụng rộng rãi. Từ cổ đã có những nghiên
cứu về tục ngữ nhƣng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, những nghiên cứu lúc này
mơi chỉ ở giai đoạn chuẩn bị. Từ sau những năm 90 của thế kỉ 20, những học
giả tiếng Hán đã có nhiều nghiên cứu về tục ngữ ở những góc độ khác nhau.
Ó những nghiên cứu tập trung vào tính chất của tục ngữ, có những nghiên cứu
lại xuất phát từ những tác phẩm văn học cổ đại. Cũng có nghiên cứu tập trung
đối chiếu hai loại ngôn ngữ, nhƣ đối chiếu tục ngữ Trung – Hàn, đối chiếu
tiếng lóng Trung – Anh, từ những nghiên cứu này, ta có thể nhận ra nhiều
điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa những ngôn ngữ khác nhau. Không thể
không kể đến những nghiên cứu về tục ngữ từ góc độ tu từ, những nghiên cứu
này đã góp phần làm rõ hơn vai trò của tục ngữ trong đời sống và văn học
Trung Quốc.
Trong tiếng Hán, tục ngữ vừa chiếm số lƣợng lớn, vừa đƣợc sử dụng với
phạm vi rộng rãi trong cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Vậy tục ngữ là gì?
Trƣớc này chƣa có nhiều ngƣời có thể giải thích rõ câu hỏi này. Chỉ xét về tên

19


gọi, tục ngữ có rất nhiều tên gọi, cách gọi không đồng nhất, có thể kể đến
những tên gọi ngƣ: tục ngôn, hƣơng ngôn, thƣờng ngôn, … dã ngạn, cổ ngạn,

hƣơng ngạn, tục ngạn, … rồi đến cổ ngữ, bỉ ngữ, ngạn ngữ… ngoài ra còn có
tục thoại, tục đàm, cổ thoại, … Có thể thấy tên gọi của tục ngữ khá là phúc
tạp.
Định nghĩa về tục ngữ (hạn định tục ngữ) lại càng phức tạp hơn, với nhiều
quan điểm giải thích khác nhau, tựu chung có 3 cách giải thích: hiểu theo
nghĩa mở rộng, hiểu theo nghĩa hẹp, và một cách hiểu kết hợp cả nghĩa mở
rộng và nghĩa hẹp.
1.

Những học giả ủng hộ khái niệm nghĩa rộng truyền thống cho rằng,

tục ngữ là những câu nói thông tục lƣu truyền trong dân gian, bao gồm tiếng
lóng, ngạn ngữ và những thành ngữ quen dùng trong khẩu ngữ... Nhiều học
giả đều ủng hộ quan điểm này, những vẫn có những phân biệt nhỏ đối với
thành phần con của tục ngữ. “Từ điển tiếng Hán hiện đại” (tái bản lần thứ 5)
đƣa ra định nghĩa về tục ngữ nhƣ sau: “Những câu nói thông tục ngắn gọn mà
mang đậm tính hình tƣợng đã đƣợc định hình lƣu truyền rộng rãi, đa phần là
do nhân dân lao động sáng tạo ra, phản ánh kinh nghiệm cuộc sống và nguyện
vọng của ngƣời dân lao động.” Định nghĩa này rõ ràng mang nghĩa mở rộng,
cho rằng tục ngữ đối lập với nhã ngôn (bao gồm những đơn vị ngôn ngữ:
ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ) . Từ Tông Tài trong “Sổ thay tục ngữ
thƣờng dùng” () chỉ ra: “Tục ngữ bao gồm ngạn ngữ, cách ngôn, câu mang
tính chất trào phúng và những cách nói thành câu trong tiếng lóng…”. Chu
An Tƣờng đã viết trong “Khái Luận Ngạn ngữ”: “Ngạn ngữ và tục ngữ, đều là
thục ngữ thƣờng dùng. Thục ngữ là những câu nói có sẵn đƣợc lƣu truyền
rộng và có kết cấu khá ổn định. Cũng có những tục ngữ có kết cấu cố định
vừa không phải là thành ngữ vừa không phải là ngạn ngữ nhƣng vẫn nên đƣợc
coi là một bộ phận của thục ngữ.” Khƣu Sùng Bính trong cuốn “5000 câu tục

20



ngữ - Giải thích” cho rằng: “Tục ngữ gồm ba bộ phận: ngạn ngữ, thục ngữ,
yết hậu ngữ.” Khuất Phác trong “Tục ngữ xƣa nay” đƣa ra khái niệm “phân
loại tục ngữ”, ông cho rằng: “Giữa tục ngữ và thành ngữ, cách ngôn, quán
dụng ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, tiếng lóng (những thành phần con của tục
ngữ) tồn tại quan hệ lệ thuộc.” Ôn Đoàn Chính trong phần mở đầu của cuốn
“Hân Châu tục ngữ chí” có nhắc đến tục ngữ và coi tục ngữ là một loại câu
cửa miệng thông tục của số đông ngƣời dân và có cấu trúc khá ổn định. Bao
gồm tiếng lóng, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ và những thành ngữ
cửa miệng thƣờng dùng…” (dẫn theo Hồ Lăng Lăng 胡凌凌 (2014) , 汉语俗
语的语用研究, Đại học Hắc Long Giang, trang 5) Tóm lại: Tục ngữ nếu xét
theo nghĩa rộng bao gồm: ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ, cách ngôn,
câu trào phúng, tiếng lóng phƣơng ngữ, đến nay vẫn có rất nhiều học giả ủng
hộ quan điểm này.
2.

Dù quan điểm trên nhận đƣợc rất nhiều sự ủng hộ nhƣng vẫn có

không ít học giả ủng hộ quan điểm giới hạn tục ngữ theo nghĩa hẹp. Trong
cuốn “Khái luận Tục ngữ” Tào Thông Tôn có đƣa ra quan điểm: “Tục ngữ là
một bộ phận phân hóa mang phong cách của thục ngữ. Thục ngữ bao gồm
quán dụng ngữ, cách ngôn, yết hậu ngữ … Tục ngữ đƣợc coi là một thành
phần của thục ngữ.” Trƣơng Tĩnh trong “Tục ngữ tiểu điển – Tự” đƣa ra quan
điểm: “Nên coi tục ngữ nhƣ một phần của ngạn ngữ, tục ngữ là một bộ phận
gồm những câu ngạn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và có thể hiểu đƣợc một
cách dễ dàng, nhƣng lại mang hàm nghĩa sâu sắc. Ngạn ngữ vẫn đƣợc cho là
bao gồm cách ngôn, cảnh ngữ, tục ngữ.” Trong cuốn “Bàn về “Tục ngữ”
Trƣơng Phàm cho rằng: “Ngạn ngữ, còn gọi là “tục ngữ” là một dạng câu cố
định đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.” Vƣơng Cần thông qua “Tính chất và phạm

vi của tục ngữ - Tục ngữ luân” chủ trƣơng “coi những cụm từ cố định đƣợc

21


×