Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đa lợi ích của giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn tập trung bằng công nghệ biogas tại một số địa phương khu vực bắc bộ và bắc trung bộ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 233 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----~~~-----

NGUYỄN THỊ QUỲNH HƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐA LỢI ÍCH
CỦA GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG
BẰNG CÔNG NGHỆ BIOGAS TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG KHU VỰC
BẮC BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội –2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----~~~-----

NGUYỄN THỊ QUỲNH HƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐA LỢI ÍCH
CỦA GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG
BẰNG CÔNG NGHỆ BIOGAS TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG KHU VỰC
BẮC BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã số: 9440301.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. Lƣu Đức Hải
TS. Đỗ Nam Thắng

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của đề tài
khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng lợi ích kép về
môi trường của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” do TS. Đỗ
Nam Thắng làm chủ nhiệm đề tài, mà trong đó tôi là thành viên chính tham gia và
đã trực tiếp thực hiện. Các kết quả trình bày trong luận án này đảm bảo trung thực
và được Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường, đơn vị chủ trì đề tài, cho
phép sử dụng.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Quỳnh Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Lưu Đức Hải – Giảng viên cao cấp Khoa
Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS.
Đỗ Nam Thắng - Đầu mối tác nghiệp GEF Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời tri ân tới quý Thầy, Cô giáo bộ môn Quản lý môi trường cùng
toàn thể các thầy, cô giáo trong và ngoài Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập. Trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tôi trong quá trình thực
hiện luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bố Mẹ, Gia đình tôi và những người
thân đã luôn là nguồn động viên, ủng hộ, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn
thành tốt mọi công việc trong nghiên cứu và học tập.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Quỳnh Hƣơng


MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 6
1.1. Tổng quan về phát triển ngành chăn nuôi lợn và các vấn đề môi trường ........ 6
1.1.1. Phát triển ngành chăn nuôi lợn trên thế giới ............................................ 6
1.1.2. Phát triển ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam ........................................... 8
1.1.3. Các vấn đề môi trường trong ngành chăn nuôi ...................................... 10
1.2. Tổng quan về công nghệ biogas .................................................................... 13
1.2.1. Công nghệ biogas ................................................................................... 13
1.2.2. Nguyên vật liệu cho các quá trình sinh khí biogas ................................. 18
1.2.3. Các giải pháp kỹ thuật và vận hành đối với các công trình biogas ........ 19
1.2.4. Thực trạng áp dụng công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi tại
Việt Nam .......................................................................................................... 22
1.2.5. Tác động môi trường của công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn

nuôi lợn ............................................................................................................. 24
1.3. Tổng quan cơ sở khoa học về đa lợi ích và đa lợi ích của công nghệ biogas
trong xử lý chất thải chăn nuôi ............................................................................. 28
1.3.1. Khái niệm đa lợi ích ............................................................................... 28
1.3.2. Lịch sử phát triển của cách tiếp cận đa lợi ích ....................................... 30
1.3.3. Phân loại đa lợi ích của công nghệ biogas ............................................. 33
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá đa lợi ích của công nghệ biogas trong
xử lý chất thải chăn nuôi ....................................................................................... 35
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 35
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................. 44
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 54
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................... 54
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 55

i


2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 55
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 56
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 57
2.3.1. Phương pháp điều tra xã hội học ............................................................ 60
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải .................................... 63
2.3.3. Phương pháp đánh giá lợi ích môi trường của công nghệ biogas .......... 65
2.3.4. Phương pháp đánh giá lợi ích giảm phát thải khí nhà kính của công nghệ
biogas ................................................................................................................ 66
2.3.5. Phương pháp đánh giá lợi ích sức khỏe của công nghệ biogas .............. 74
2.3.6. Ứng dụng thống kê trong tính toán lợi ích của từng nhóm lợn .............. 77
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 81
3.1 Hiện trạng chăn nuôi và chất lượng môi trường tại các hộ gia đình và trang
trại chăn nuôi lợn trong phạm vi nghiên cứu ........................................................ 81

3.2. Xác định đa lợi ích tiềm năng của công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn
nuôi lợn .................................................................................................................. 91
3.3. Lượng hóa đa lợi ích tiềm năng của công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn
nuôi lợn.................................................................................................................. 96
3.3.1.Quy mô hộ gia đình ..................................................................................... 96
3.3.1.1. Đánh giá tiềm năng lợi ích môi trường ............................................... 96
3.3.1.2. Đánh giá lợi ích năng lượng tiềm năng .............................................. 99
3.3.1.3. Đánh giá lợi ích nông nghiệp tiềm năng ........................................... 101
3.3.1.4. Đánh giá lợi ích sức khỏe tiềm năng ................................................. 101
3.3.1.5. Tổng lợi ích tiềm năng ....................................................................... 104
3.3.2Quy mô trang trại ........................................................................................ 108
3.3.2.1. Đánh giá lợi ích môi trường tiềm năng ............................................. 108
3.3.2.2. Đánh giá lợi ích năng lượng tiềm năng ............................................ 115
3.3.2.3. Tổng lợi ích tiềm năng ....................................................................... 119
3.3.2.4. Lợi ích tiềm năng của công nghệ biogas theo từng nhóm lợn .......... 123

ii


3.4. Tăng cường hiệu quả đa lợi ích của công nghệ biogas trong xử lý chất thải
chăn nuôi lợn tại Việt Nam ................................................................................. 131
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TIẾP ...................................................... 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 145
PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 157

iii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các quốc gia có sản lượng thịt lợn đứng đầu thế giới ................................7
Bảng 1.2. Đặc điểm của hệ thống chăn nuôi lợn tại Việt Nam ...................................9
Bảng 1.3. Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn theo vùngtại Việt Nam .....................12
Bảng 1.4. Tổng khối lượng phát thải CO2 tương đương vào năm 2012 ...................13
Bảng 1.5. Thành phần của KSH ................................................................................14
Bảng 1.6. Đặc tính và khối lượng KSH của một số nguyên liệu thường gặp ...........14
Bảng 1.7. Sản phẩm khí sinh học và Mêtan lý thuyết từ Cácbohydrat, chất béo và
Protein .......................................................................................................................18
Bảng 1.8. Đặc tính trung bình của các loại phân chuồng khác nhau và tiềm năng khí
Mêtan sinh học (BMP) ..............................................................................................19
Bảng 1.9. Số lượng vật nuôi và thể tích tối thiểu của phần phân giải bể biogas ......22
Bảng 1.10. Sự thay đổi nồng độ của các chất trong không khí* ...............................25
Bảng 1.11. Sự gia tăng tương đối của các chất ô nhiễm so sánh với việc sử dụng
KSH ...........................................................................................................................25
Bảng 1.12. Đa lợi ích của công nghệ biogas .............................................................34
Bảng 1.13. So sánh hiệu quả của các dạng phân bón khác nhau đối với năng suất
của cây bắp cải, mù tạt và khoai tây..........................................................................42
Bảng 2.1. Tổng hợp các phương pháp đánh giá đa lợi ích của công nghệ biogas
trong xử lý chất thải chăn nuôi ..................................................................................58
Bảng 2.2. Nội dung điều tra đánh giá đa lợi ích của công nghệ biogas ....................62
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích mẫu nước thải .....................................................64
Bảng 2.4. Mức phí tương ứng với các thông số ô nhiễm tính phí ............................65
Bảng 2.5. Thiết lập bài toán tính lợi ích/loại lợn ......................................................78
Bảng 2.6. Đa lợi ích của công nghệ biogas ...............................................................80
Bảng 3.1. Hệ số sử dụng tính toán ............................................................................98
Bảng 3.2. Ước tính chi phí tiết kiệm tiêu thụ năng lượng tại hộ gia đình có hầm
biogas ......................................................................................................................100

iv



Bảng 3.3. Ước tính một số ca bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp dưới (ARLI) đối với trẻ
em dưới 5 tuổi tại xã Ngọc Lũ và An Nội ...............................................................102
Bảng 3.4. Tổng lợi ích tiềm năng mang lại từ việc áp dụng 1 hầm biogas .............105
Bảng 3.5. Ước tính đa lợi ích tiềm năng hàng năm của hầm biogas cho Việt Nam (tính từ
tháng 10/2017) (sử dụng kết quả đa lợi ích công nghệ biogas quy mô hộ gia đình) .....107
Bảng 3.6. Lợi ích tiết kiệm chi phí nộp phí bảo vệ môi trường tiềm năng đối với
nước thải của các trang trại .....................................................................................110
Bảng 3.7. Giá trị trung bình của EF đối với từng giai đoạn phát triển của lợn.......113
Bảng 3.8. Doanh thu tiềm năng hàng năm từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải của
19 trang trại .............................................................................................................113
Bảng 3.9. Kết quả tính toán lợi ích tiết kiệmđiện tiềm năngcủa 19 trang trại ........115
Bảng 3.10. Lượng phát thải CH4 dư thừa của các trang trại ...................................118
Bảng 3.11. Kết quả tính toán tổng lợi ích tiềm năng của việc áp dụng biogas trong
xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại các trang trại ........................................................120
Bảng 3.12. Đa lợi ích tiềm năng của trang trại khi áp dụng giải pháp xử lý chất thải
bằng bể biogas .........................................................................................................124
Bảng 3.13. Các mảng ma trận .................................................................................125
Bảng 3.14. Các giá trị lợi ích tiềm năng theo từng nhóm lợn .................................127
Bảng 3.15. Ước tính đa lợi ích tiềm năng của hầm biogas cho Việt Nam (tháng
4/2017) ....................................................................................................................129

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại quy mô trang trại ..................................11
Hình 1.2. Phân hủy kỵ khí đối với chất hữu cơ và các nguyên liệu có khả năng phân
hủy sinh học ..............................................................................................................15

Hình 1.3. Hầm biogas hộ gia đình.............................................................................20
Hình 1.4. Tổ hợp công trình biogas với kỹ thuật bể phản ứng khuấy trộn liên tục
(Continuos Stired Tank Reactor - CSTR) tại Châu Âu .............................................21
Hình 1.5. Khung đa lợi ích điều chỉnh dựa trên khung của Ngân hàng thế giới
(World Bank) ............................................................................................................29
Hình 1.6. Áp dụng tiếp cận đa lợi ích trong các chính sách môi trường của Nhật Bản......31
Hình 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án .......................................................55
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải ở trang trại ................................................64
Hình 3.1. Bể biogas và bể yếm khí, hiếu khi tại trang trại TT05 ..............................84
Hình 3.2. Hầm biogas phủ bạt HDPE tại trang trại TT02 và TT03 ..........................84

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số lượng lợn trên thế giới 2012 – 2017 ..................................................7
Biểu đồ 1.2. Số lượng đầu lợn qua các năm 2010 – 2017 ..........................................8
Biều đồ 2.1. Số lượng lợn tại thời điểm 1/10 hàng năm phân các địa phương nghiên
cứu .............................................................................................................................57
Biểu đồ 3.1. Loại hầm biogas tại các hộ gia đình được khảo sát, 2012 ....................82
Biểu đồ 3.2. Hàm lượng BOD trong nước thải đầu ra ..............................................85
Biểu đồ 3.3. Hàm lượng TSS trong nước thải đầu ra................................................86
Biểu đồ 3.4. Hàm lượng COD trong nước thải đầu ra ..............................................86
Biểu đồ 3.5. Hàm lượng TP trong nước thải đầu ra ..................................................87
Biểu đồ 3.6. Hàm lượng N-NH4+ trong nước thải đầu ra ..........................................87
Biểu đồ 3.7. Mức độ ảnh hưởng ô nhiễm nước thải của các trang trại đến các hộ gia
đình xung quanh ........................................................................................................89
Biểu đồ 3.8. Mức độ ảnh hưởng ô nhiễm mùi của các trang trại đến các hộ gia đình
xung quanh ................................................................................................................90
Biểu đồ 3.9. Mức độ ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn của các trang trại đến các hộ gia

đình xung quanh ........................................................................................................91
Biểu đồ 3.10. Mức độ giảm ô nhiễm không khí trong nhà bếp khi sử dụng KSH ...93
Biểu đồ 3.11. Mức độ giảm chặt phá rừng khi sử dụng KSH làm nhiên liệu ...........93

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ALRI

Acute lower respiratory tract

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp

infections

dưới

BĐKH

Biến đổi khí hậu
The Better Air Quality

Hội nghị cải thiện chất lượng không

Conference

khí

BOD


Biochemical oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa sinh học

BMP

Bio-Mêtan Potential

Tiềm năng khí Mêtan sinh học

BAQ

Chương trình KSH cho ngành chăn

BPD

nuôi của Việt Nam
CDM

Clean Development Mechanism

Cơ chế phát triển sạch

CERs

Certified Emission Reduction

Chứng chỉ giảm phát thải


COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa hóa học

CHP

Combined heat and power

Kết hợp thu nhiệt và phát điện từ
KSH

CSTR

Continuos Stired Tank Reactor

Bể phản ứng khuấy trộn liên tục

DBP

Diastolic blood pressure

Huyết áp tâm trương

EPA

United States Environmental

Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ


Protection Agency
FAO

Tổ chức Nông Lương Thế giới

Food and Agriculture
Organization of the United
Nations

GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lý
Gigagram cácbon dioxít qui đổi

GgCO2Eq Gigagrams Carbon dioxide
equivalent
HDPE

High-density polyethylene

Polyethylene mật độ cao

HRT

Hydraulic Retention Time

Thời gian lưu


IGES

Institute for Global

Viện Chiến lược và môi trường toàn

Environmental Strategies

cầu

viii


IPCC

Intergovernmental Panel on

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi

Climate Change

khí hậu

KNK

Khí nhà kính

KSH


Khí sinh học

LCFA

Long-Chain Fatty Acids

Axít béo chuỗi dài

LPG

Liquefied Petroleum Gas

Khí dầu mỏ hóa lỏng
Nitơ

N
OLR

Organic Loading Rate

Tải trọng chất hữu cơ

OECD

The Organisation for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh

Co-operation and Development


tế

P
QSEAP

Phốtpho
The Quality and Safety

Dự án "Nâng cao chất lượng, an

Enhancement of Agricultural

toàn sản phẩm nông nghiệp và phát
triển chương trình khí sinh học"

SNV

Tổ chức phát triển Hà Lan

SS

Suspendid solids

Chất rắn lơ lửng

SPM

Suspended Particulate Matter.

Vật chất dạng hạt lơ lửng


tCO2e

Ton carbon dioxid equivalent

Tấn cácbon dioxít qui đổi

USEPA

United States Environmental

Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

Protection Agency
VFA

Volatile Fatty Acid

Axít béo dễ bay hơi

VS

Volatile Solids

Chất rắn dễ bay hơi

VSS

Volatile Suspended Solids


Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi

VER

Voluntary Emission Reduction

Tín chỉ giảm phát thải theo cơ chế tự
nguyện

WEPA

Water Environmental Partnership Tổ chức đối tác môi trường nước
in Asia

Châu Á

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), ngành chăn nuôi đến
năm 2020 vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo cho sức
khỏe cộng đồng và gia tăng dân số. Sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển
dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Châu Á sẽ trở thành khu
vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất.
Việt Nam hiện vẫn còn là nước nông nghiệp, chủ yếu dựa vào trồng trọt và
chăn nuôi. Theo đó, tỷ trọng chăn nuôi chiếm khoảng 25 - 30% trong tổng giá trị
sản lượng trong nông nghiệp. Các vật nuôi như lợn và gia cầm đóng góp nhiều nhất
vào giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi Việt Nam.Trong cơ cấu sản lượng thịt của

ngành chăn nuôi, thịt lợn là sản phẩm có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 72,98% trong tổng
sản lượng thịt của ngành vào năm 2016, tuy nhiên sản lượng thịt lợn lại có xu
hướng giảm nhẹ so với mức 73,97% của năm 2012 [26]. Theo đánh giá của FAO
năm 2014, số lượng lợn được nuôi tại Việt Nam đứng thứ sáu trong 10 quốc gia có
số lượng lợn nuôi nhiều nhất Thế giới [126]. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của
ngành chăn nuôi Việt Nam, con số này sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Theo Cục chăn nuôi, số lượng lợn nuôi trong nước tăng bình quân 1,45%/năm
từ 27,06 triệu con năm 2011 lên 29,08 triệu con năm 2016. Do vậy, lượng chất thải
hàng năm của hoạt động chăn nuôi lợn tăng từ 24,69 triệu tấn/năm vào năm 2011
lên 26,53 triệu tấn/năm vào năm 2016 [7, 8]. Chất thải chăn nuôi tác động đến môi
trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt,
nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Ô nhiễm
phát sinh từ chăn nuôi đang là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu
hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý một cách thỏa đáng
thì chất thải chăn nuôi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải chăn nuôi tại
Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, chưa được cộng đồng quan tâm đúng
mức, cũng như chưa tương xứng với tốc độ phát triển của ngành.

1


Tuy xu hướng chăn nuôi quy mô trang trại ở Việt Nam ngày càng được phát
triển, nhưng chăn nuôi nông hộ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Số hộ chăn nuôi chưa áp
dụng các biện pháp xử lý chất thải vẫn chiếm tỷ lệ cao 47%, tương ứng với 1,9 triệu
hộ [16]. Các trang trại được đầu tư với kinh phí lớn đã bước đầu xây dựng hệ thống
xử lý chất thải chăn nuôi, tuy nhiên do thiếu kinh phí, công nghệ và ý thức còn chưa
cao nên chất lượng nước thải ra môi trường tại hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn
vẫn chưa đáp ứng được QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

Hiện nay, tại Việt Nam, chất thải chăn nuôi bao gồm nước thải và chất thải rắn
được xử lý bằng các công nghệ như là ủ phân compost, công nghệ khí sinh học
(biogas), đệm lót sinh học v.v... Áp dụng công nghệ biogas trong xử lý chất thải
chăn nuôi là biện pháp phổ biến được áp dụng tại Việt Nam. Đặc biệt, tỷ lệ áp dụng
phương pháp biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn là cao nhất (chiếm 64,9%
năm 2017 và theo xu hướng ngày càng tăng (tỷ lệ này năm 2011 là 38,5%). Trong
khi công nghệ biogas xử lý các loại chất thải từ chăn nuôi trâu chỉ chiếm 11,3%
năm 2017, bò sinh sản chiếm 12,9% năm 2017, bò thịt chiếm 27,8% năm 2017, gà
chiếm 15,1% năm 2017 [26].
Công nghệ biogas được giới thiệu vào Việt Nam từ những năm 60 và được thực
tế chứng minh có hiệu quả xử lý môi trường đối với các chất thải ngành chăn nuôi.
Bên cạnh những ưu điểm về xử lý chất thải chăn nuôi, công nghệ biogas còn có khả
năng tạo ra nguồn năng lượng sử dụng thay thế cho năng lượng truyền thống của
các gia đình sống ở nông thôn Việt Nam. Công nghệ biogas đem lại các giá trị đa
lợi ích về môi trường: giảm phát thải khí nhà kính (KNK), thay thế năng lượng
truyền thống, tạo ra phân hữu cơ giảm lượng phân bón hóa học, cải thiện bộ mặt
nông thôn và giảm tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân nông thôn v.v… Đã có
nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của công trình biogas trong xử lý chất thải chăn
nuôi và đánh giá các lợi ích đem lại từ công trình biogas bằng các phương pháp
khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá tổng hợp các lợi ích của giải pháp xử lý
chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas áp dụng ngành chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi lợn nói riêng đối với cả 2 quy mô trang trại và hộ gia đình còn hạn chế.

2


Đặc biệt là chưa có nghiên cứu đánh giá đa lợi ích trên đầu lợn đối với các giai đoạn
phát triển khác nhau từng con lợn.
Xuất phát từ yêu cầu khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả tiến hành nghiên
cứu Luận án theo tiêu đề sau “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đa lợi ích của giải

pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn tập trung bằng công nghệ biogas tại một số địa
phương khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam”.
Việc thực hiện luận án mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao đối với
phát triển kinh tế xã hội đất nước. Kết quả của luận án sẽ góp phần lý luận và thực
tiễn đối với quá trình xây dựng chính sách về quản lý chất thải chăn nuôi lợn nói
riêng và chăn nuôi nói chung phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tiềm năng đa lợi ích của giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi
lợn quy mô trang trại và nông hộ bằng công nghệ biogas.
- Đề xuất được các giải pháp tăng cường, mở rộng sử dụng hiệu quả đa lợi ích
của công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại và nông hộ.
3. Luận điểm khoa học
Nghiên cứu này được đặt ra dựa trên một số luận điểm khoa học sau:
Công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn là công nghệ phổ biến
trên thế giới và tại Việt Nam. Công nghệ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi lợn,
đồng thời cũng tạo ra nhiều lợi ích khác như môi trường, năng lượng, giảm phát thải
KNK, nông nghiệp, sức khỏe v.v… Như vậy, công nghệ biogas có khả năng giảm
được các tác động tiêu cực của nguồn ô nhiễm và tạo ra các giá trị mới về năng
lượng, vật chất và môi trường. Các lợi ích nêu trên có thể sử dụng riêng biệt, nhưng
cũng có thể được sử dụng toàn bộ, tạo ra giá trị đa lợi ích của giải pháp xử lý chất
thải bằng công nghệ biogas.
Đánh giá là bước cần thiết trước khi triển khai ứng dụng; đánh giá được giá
trị đa lợi ích của công nghệ biogas cho phép các nhà khoa học, nhà quản lý môi
trường, doanh nghiệp và người nông dân tận dụng được đầy đủ các lợi ích đem lại
từ công nghệ biogas trong quá trình áp dụng công nghệ để kiểm soát ô nhiễm, giảm

3



phát thải KNK, giảm chi phí, phát triển nông thôn mới và hướng tới phát triển bền
vững. Đồng thời, kết quả đánh giá đa lợi ích là cơ sở/góp phần hỗ trợ quá trình
hoạch định chính sách tổng hợp trong quản lý môi trường ngành chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng hướng tới phát triển bền vững vùng nông thôn
Việt Nam.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu về đặc điểm chăn nuôi lợn, sử dụng
công nghệ biogas và các lợi ích đem lại từ công nghệ tại quy mô hộ gia đình và
trang trại tại một số địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng và lượng hóa giá trị đa lợi ích của công nghệ
biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn ở quy mô hộ gia đình và trang trại tại khu
vực nghiên cứu.
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả đa lợi ích của công
nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình và trang trại tại
khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của luận án cung cấp các phương pháp, quy trình và dữ liệu trong
các trường hợp cụ thể để đánh giá đa lợi ích công nghệ biogas trong xử lý chất thải
chăn nuôi quy mô trang trại và hộ gia đình; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để
triển khai đánh giá đa lợi ích của công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi
trên phạm vi toàn quốc.
Luận án cung cấp các kết quả khoa học về đánh giá, phương pháp và các giải
pháp quản lý tổng hợp chất thải; phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng
dạy cho sinh viên, học viên ngành môi trường.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc định hướng
các giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam, đồng thời áp dụng hiệu
quả công nghệ biogas cũng như phát huy các lợi ích mà công nghệ này đem lại,
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH.


4


6. Đóng góp mới của đề tài
Luận án đã có một số đóng góp mới và cụ thể như sau:
a) Lần đầu tiên đưa ra kết quả đánh giá tổng hợp đa lợi ích của công nghệ
biogas ở quy mô hộ gia đình và trang trại ở Việt Nam bằng phương pháp tiếp cận
đa lợi ích;và đưa ra kết quả đánh giá tổng hợp đa lợi ích của công nghệ biogas áp
dụng xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đối với từng giai đoạn phát
triển của lợn.
b) Đề xuất được các giải pháp tăng cường, mở rộng sử dụng hiệu quả đa lợi
ích của công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được bố cục thành 3 chương và các phần mở đầu; kết luận, kiến
nghị và tài liệu tham khảo.
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Luận án được trình bày trong 235 trang A4, 34 bảng biểu, 10 hình vẽ, 14
biểu đồ, danh mục 05 công trình khoa học của tác giả đã được công bố và 140 tài
liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh và 8 phụ lục kèm theo.

5


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về phát triển ngành chăn nuôi lợn và các vấn đề môi trường
1.1.1. Phát triển ngành chăn nuôi lợn trên thế giới

Ngành chăn nuôi đã phát triển với tốc độ chưa từng thấy trong vài thập kỷ
qua do sự bùng nổ nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật tại các nền kinh tế
đang phát triển trên thế giới. Số lượng lợn tăng nhanh từ năm 2012 đến năm 2015 từ
793,74 triệu con lên 801,6 triệu con (biểu đồ 1.1). Từ năm 2016 đến tháng 10/2019
số lượng lợn được nuôi trên toàn thế giới giảm nhẹ từ 792,42 triệu con xuống 767,6
triệu con. Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng thịt lợn với
52.750.000 tấn thịt vào 8/2017 (bảng 1.1) [132]. Ngành chăn nuôi lợn đã đóng góp
40% giá trị toàn cầu của sản lượng nông nghiệp, hỗ trợ sinh kế và an ninh lương
thực của gần 1,3 tỷ người [140].
Sản xuất thịt lợn thương phẩm đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần
đây. Tại Bắc Mỹ, nhu cầu về số lượng thịt lợn gia tăng nhanh, còn tại Châu Âu nhu
cầu này đang gia tăng chậm hoặc giữ ổn định. Ở Châu Phi, số lượng thịt lợn tiêu thụ
gần đây tăng trưởng nhanh hơn, phản ánh sự gia tăng chăn nuôi lợn [140]. Các hệ
thống sản xuất thịt lợn quy mô lớn đang tồn tại ở các nước phát triển, chủ yếu
chuyển đổi từ mô hình nuôi truyền thống sang mô hình mới quy mô công nghiệp.
Tại các nước đang phát triển, một nửa số lượng lợn hiện nay vẫn được nuôi trong
các hệ thống sản xuất nhỏ dựa trên quy mô nhỏ truyền thống.
Phương thức chăn nuôi lợn của các nước trên thế giới hiện tồn tại 3 hình thức
cơ bản [118]:
- Chăn nuôi quy mô công nghiệp, thâm canh công nghệ cao: sử dụng công
nghệ sinh học và công nghệ thông tin trong sản xuất, tập trung chủ yếu ở các nước
phát triển ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước ở châu Á, Phi, Mỹ La Tinh.
- Chăn nuôi trang trại bán thâm canh, tập trung tại phần lớn các nước đang
phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông.
- Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh, tập trung tại phần lớn các
nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông.

6



Số lượng lợn (triệu con)

Năm
Biểu đồ 1.1. Số lƣợng lợn trên thế giới 2012 – 2019
Nguồn: The Statistics Portal, 2019 [121]
Bảng 1.1. Các quốc gia có sản lƣợng thịt lợn đứng đầu thế giới
TT

Quốc gia

Năm 2016

Năm 2017

(nghìn tấn thịt)

(nghìn tấn thịt)

1

Trung Quốc

52.990

52.750

2

Châu Âu


23.400

23.450

3

Mỹ

11.319

11.844

4

Brazil

3.700

3.815

5

Nga

2.870

3.000

6


Việt Nam

2.675

2.750

7

Canada

1.955

1.950

8

Philipines

1.540

1.610

9

Mexico

1.376

1.420


10

Hàn Quốc

1.266

1.305

Nguồn: USDA Foreign Agricultral Service (updated 14/8/2017) [132]

7


1.1.2. Phát triển ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Về khối lượng sản xuất và giá trị kinh tế, chăn nuôi lợn là phân ngành lớn
nhất. Chăn nuôi lợn được thực hiện rộng rãi tại cả 6 vùng sinh thái nông nghiệp của
quốc gia nhưng tập trung nhiều nhất tại những khu vực đồng bằng như Đồng bằng
sông Hồng, Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long [43].
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi lợn Việt Nam
phát triển mạnh mẽ, số lượng đầu lợn tăng đột biến trong 5 năm từ năm 2000 đến
2005: từ 20,200 triệu con tăng lên 27.434.895 con. Từ năm 2005 đến nay, chính
sách phát triển chăn nuôi lợn đã có sự chuyển dịch sang ổn định tổng số đầu lợn,
tăng giá trị sản xuất và qui mô đàn . Từ năm 2010 đến sơ bộ đầu năm 2017, tổng số
đầu lợn trên cả nước dao động từ 27.373.149 con đến 28.911.285 con lợn (biểu đồ
1.2) [124].
Số lượng lợn (nghìn con)

Năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017[124]

Biểu đồ 1.2. Số lƣợng đầu lợn qua các năm 2010 – 2017
Ngày 10 tháng 6 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trong đó nội dung tái cơ cấu chăn nuôi bao
gồm di chuyển dần vật nuôi từ những khu vực đông dân cư tới những khu vực có

8


dân cư thưa thớt hơn như những khu vực cao nguyên, miền núi, và di chuyển những
khu chăn nuôi ra xa khỏi các thành phố và khu vực dân cư; chuyển đổi các hệ thống
chăn nuôi từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang quy mô lớn.
Các đặc điểm của hệ thống chăn nuôi lợn tại Việt Nam đã được tác giả Đinh
Xuân Tùng tổng hợp trình bày tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Đặc điểm của hệ thống chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Lợn
Hệ

thống

nuôi dưỡng

 Chăn nuôi lợn tiêu thụ khoảng 70% trong tổng số 14,4 triệu tấn
thức ăn công nghiệp/năm
 Trên 2/3 số cơ sở chăn nuôi lợn sử dụng thức ăn công nghiệp. Số
lượng cơ sở chăn nuôi thương phẩm sử dụng thức ăn công nghiệp
chiếm 86,3% trong khi các cơ sở chăn nuôi lợn thương phẩm chỉ
chiếm 42%, Và cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm 25,7%
 Khoảng 60% mẫu thức ăn cho lợn cho thấy có ít nhất một loại
kháng sinh thuộc nhóm tetaxylin và tylosin, trong đó có một mẫu

chứa lượng tylosin vượt quá giới hạn cho phép

Hệ

thống

chuồng trại

 Loại chuồng trại phổ biến nhất là chuồng kiên cố
 71,8% cơ sở chăn nuôi thương phẩm có sàn bê tông, tiếp theo là
các cơ sở chăn nuôi thương phẩm quy mô nhỏ (68,7%), và các cơ sở
chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ (48,2%)
 Trong sản xuất lợn công nghiệp, các trại có chuồng kín chỉ chiếm
3%, chuồng trại bán kín chiếm 21%, và chuồng hở chiếm 76%

Lưu ý: a. Bộ NN&PTNT xác định hộ chăn nuôi nhỏ theo các loài đồng vật khác nhau như sau:
- Chăn nuôi lợn: >20 con lợn nái gọi là trang trại, < 20 con lợn nái gọi là chăn nuôi hộ gia đình.
- Lợn thịt > 100 con lợn/đàn gọi là trang trại, và < 100 con là chăn nuôi hộ gia đình.
- Gia cầm > 2.000 con/đàn gọi là chăn nuôi trang trại, < 2.000 con gọi là chăn nuôi hộ gia đình.
- Trâu/bò: Làm giống > 10 con gọi là trang trại và để nuôi thịt > 50 con là trang trại.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ấn phẩm đều tuân theo sự phân loại này. Một số tác giả chỉ đơn
giản chia các trại theo quy mô nhỏ, vừa và lớn.
b. Đánh giá môi trường thực vật trong chăn nuôi. Http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-SukienThanh-tuu-KH-CN/Danh-gia-thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-trong-chan-Nuoi-32705.html.

Nguồn: Đinh Xuân Tùng, 2017 [43]
Quá trình tái cấu trúc ngành chăn nuôi lợn liên quan tới chuyển dịch, tiến đến

9



những hệ thống chăn nuôi lợn thâm canh và quy mô sản xuất lớn hơn. Năm 2014,
70% số con lợn và 60% sản phẩm thịt lợn được sản xuất bởi các cơ sở chăn nuôi hộ
gia đình, số còn lại được sản xuất từ các cơ sở chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô
lớn [15, 43]. Số cơ sở chăn nuôi lợn giảm xuống hơn 65% giữa năm 2005 và 2014.
Năm 2014, số trại lợn có từ 10 con trở lên chiếm 65,8% số thịt lợn cung cấp cho thị
trường [42, 43].
1.1.3. Các vấn đề môi trƣờng trong ngành chăn nuôi
Trong thập niên qua, cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam có sự thay đổi lớn, số
lượng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm xuống, trong khi số lượng vật nuôi tăng lên. Các
cơ sở chăn nuôi lớn thường tạo ra nhiều chất thải vượt qua khả năng tái chế để sử
dụng làm phân bón hoặc khí đốt sinh học [43]. Các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ
(nông hộ) hoặc quy mô trang trại chưa được qui hoạch và mang tính tự phát với hệ
thống xử lý chất thải chăn nuôi lợn chưa hiệu quảnên thường ở trong tình trạng ô
nhiễm môi trường. Nước thải và chất thải rắn của ngành chăn nuôi đang gây ra nhiều
vấn đề môi trường bức xúc cho xã hội, ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.
Ô nhiễm nước thải
Khoảng 30% các trang trại nuôi lợn đã thực hiện tách riêng việc thu gom chất
thải rắn và lỏng, khoảng 60% số trại này thực hiện xử lý chất thải theo dạng hỗn
hợp [43]. Một số khu vực chăn nuôi lợn còn xả chất thải trực tiếp ra môi trường
xung quanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nồng độ khí H2S và NH3 cao
hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng cao
hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra, nước thải chăn nuôi lợn còn có chứa
Coliform, Ecoli, COD,... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi .
Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn (trên 1.000 con lợn), phần lớn
có hệ thống xử lý nước thải (khoảng 67%) với các loại công nghệ khác nhau, nhưng
hiệu quả xử lý chưa triệt để. Trong đó, chỉ có khoảng 2,8% có báo cáo đánh giá tác
động môi trường [46]. Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại
chủ yếu là công nghệ biogas. Hầu hết nước thải đầu vào hệ thống biogas là nước
thải hỗn hợp trộn lẫn phân, nước tiểu, thức ăn và nước rửa chuồng của tất cả các


10


loại lợn thịt, lợn con. Riêng đối với lợn nái, phân khô được hốt riêng dùng làm phân
bón. Khí sinh học (KSH) từ bể biogas được thu hồi phục vụ cho mục đích đun nấu,
tuy nhiên lượng KSH dư thừa rất lớn được đốt và xả trực tiếp vào không khí. Tổng
hợp các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn theo nghiên cứu của Tổ chức đối
tác môi trường nước Châu Á (WEPA, 2017) [118] được trình bày trong hình 1.1.
Tại một số trang trại hay hộ gia đình chăn nuôi lợn, người dân tự thiết kế và
xây dựng hệ thống biogas. Do không có sự hướng dẫn của các đơn vị chức năng,
nhiều hầm biogas vận hành không phù hợp với qui mô chăn nuôi, hiệu quả xử lý
chất thải thấp.
Đầu vào của các hầm biogas tại các trang trại chủ yếu có tải lượng cao do
người dân sử dụng nước rửa chuồng và không tách phân khô. Quy trình vận hành,
bảo dưỡng không đảm bảo kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của hầm
biogas. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư hệ thống xử lý khá cao, trong khi chủ hộ chăn
nuôi và chủ trang trại không dễ dàng tiếp cận được các nguồn hỗ trợ tài chính.
Đốt

Phân tách
Chất thải

Đun nấu

Hỗn hợp
Khí

Phát điện
Sưởi


Biogas
Bã thải

Bón cây

Composting
Nuôi cá
Xử lý

Bán

Xử lý tiếp

Nuôi cá

Thải trực
tiếp

Thải trực
tiếp

Hình 1.1. Các phƣơng thức xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại quy mô trang trại
Nguồn: WEPA, 2017[118]

11


Ô nhiễm chất thải rắn
Theo số liệu của Đinh Xuân Tùng [43], năm 2015, chất thải rắn (phân lợn)

chiếm tỷ lệ cao nhất (30,3%) trong các loại chất thải rắn từ ngành chăn nuôi, sau đó
là gia cầm (27,4%), bò (23,7%), trâu (17,1%) và những loại khác như dê, ngựa
(1,3%). Khoảng 80% số phân được thải ra bởi các cơ sở chăn nuôi nông hộ nhỏ và
số còn lại từ các cơ sở trang trại chăn nuôi. Chất thải rắn trong chăn nuôi lợn bao
gồm: phân, chất độn, lông, chất hữu cơ tại các lò giết mổ... Lượng phân thải ra trong
một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải
ra mỗi ngày có thể ước tính 6-8% trọng lượng của vật nuôi [2,5].
Theo Cục Chăn nuôi [16], lượng chất thải của lợn bao gồm lượng phân là 2,5
kg/con/ngày và lượng nước tiểu là 3 kg/con/ngày năm. Tổng lượng chất thải hàng
năm của hoạt động chăn nuôi lợn năm 2011 là 24,69 triệu tấn tăng lên là 26,53 triệu
tấn vào năm 2016. Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn ở các vùng khác nhau trong
cả nước được trình bày tại bảng 1.3.
Bảng 1.3. Khối lƣợng chất thải chăn nuôi lợn theo vùng tại Việt Nam
Đơn vị: 1.000 tấn
Vùng/loại cơ ĐBSH

MNPB

DHTB

TN

ĐNB

ĐBSCL

sở chăn nuôi

Cả
nƣớc


Lợn
Hộ gia đình
Trang trại

2.469

2.993

1.901

334

554

1.140

8.755

392

181

190

48

185

253


1.606

Ghi chú:
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng

MNPB: Miền núi phía Bắc

DHTB: Duyên hải trung Bộ

TN: Tây Nguyên

ĐNB: Đông Nam Bộ

ĐBSCL: Đồng Bằng sông Cửu Long

Nguồn: Đinh Xuân Tùng, 2017 [43]
Ô nhiễm không khí
Chăn nuôi lợn qui mô trang trại ở Việt Nam chủ yếu sử dụng hai kiểu chuồng
nuôi là chuồng kín và chuồng hở [10]. Tuy nhiên, trong nhưng năm gần đây các
trang trại quy mô lớn mới xây chủ yếu sử dụng kiểu chuồng kín. Mùi phát sinh từ
chất thải chăn nuôi có nồng độ cao, đặc biệt sau quạt xả, bao gồm:
- Mùi trong chuồng nuôi: việc loại mùi được thực hiện qua hệ thống quạt hút

12


×