Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trên nền đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tập trung tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ AN TRANG

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT
HỮU HIỆU TRÊN NỀN ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG
XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GÀ TẬP TRUNG
TẠI HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Khoa học Môi trường

60 44 03 01

TS. Trần Danh Thìn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên
cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần
Danh Thìn.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một
học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Thị An Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo TS. Trần Danh Thìn đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Sau Đại học Học
viện Nông Nghiệp Việt Nam cùng các Cô, Chú, các Anh, Chị lãnh đạo Ủy ban
nhân dân huyện Hiệp Hòa, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng
Tài Nguyên và Môi Trường, Trạm thú y, Trạm khí tượng, Chi cục Thống kê
huyện cùng toàn thể bà con nông dân 26 xã, thị trấn trong huyện Hiệp Hòa đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Thị An Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v
Danh mục các bảng .......................................................................................................... vi

Danh mục các hình ......................................................................................................... vii

Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.3.


Yêu cầu của đề tài ................................................................................................. 2

1.2.
1.4.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2

Ý nghĩa của đề tàı ................................................................................................. 2

1.4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ...................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tàı ..................................................................................... 3

2.2.

Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 4

2.1.2. Chất thải chăn nuôi ............................................................................................... 3
2.3.

Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 6

2.3.1. Tình hình nghiên cứu và xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới ......................... 6

2.3.2. Tình hình nghiên cứu và xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam ......................... 9
2.4.


Tổng quan về công nghệ vi sinh vật hữu hiệu EM ............................................. 15

2.4.1. Giới thiệu về vi sinh vật hữu hiệu EM ................................................................ 15
2.4.2. Thành phần và quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong chế phẩm EM ..... 16
2.4.3. Các dạng EM và công dụng của chúng............................................................... 19
2.4.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới và tại
Việt Nam

............................................................................................. 22

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 31
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 31

3.3.

Đối tượng/vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 31

3.2.
3.4.

Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 31
Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 31
iii


3.5.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 32

3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................................................ 32

3.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp .................................................................. 32
3.5.3. Phương pháp xác định lượng phân thải ra của hai giống gà: gà siêu trứng

và gà siêu thịt trong các thí nghiệm nghiên cứu ................................................. 32

3.5.4. Phương pháp đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng đệm lót

sinh học sử dụng chế phẩm VSV hữu hiệu ......................................................... 34

3.5.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm vi sinh

vật hữu hiệu trong chăn nuôi .............................................................................. 36

3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 36

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 37
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang .............. 37

4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 37

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 39
4.2.

Tình hình chăn nuôi gà, mục đích sử dụng và xử lý chất thảı chăn nuôı gà


tạı các nông hộ trong huyện hıệp hòa ................................................................. 42

4.2.1. Tình hình chăn nuôi gà tại huyện Hiệp Hòa ....................................................... 42
4.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường sống .................................. 44

4.2.3. Tình hình sử dụng phân gia cầm tại các nông hộ ............................................... 45
4.2.4. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi gà ở huyện Hiệp Hòa ................................. 46
4.3.

Kết quả xác định lượng phân thải ra của giống gà siêu trứng và gà siêu

thịt trong các thí nghiệm nghiên cứu .................................................................. 47

4.3.1. Lượng phân của số gà trong thí nghiệm ............................................................. 47

4.3.2. Lượng phân gà ước tính cho cả huyện Hiệp Hòa ............................................... 49
4.4.
4.5.

Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học............. 51
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trên nền

đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà ................................................................... 53

4.5.1. Hiệu quả đẻ trứng và lượng thức ăn tiêu tốn ...................................................... 53

4.5.2. Hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học ..................... 54
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 56
5.1.

5.2.

Kết luận ............................................................................................................... 56

Kiến nghị............................................................................................................. 56

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 58

Phụ lục ............................................................................................................................ 60
iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

BOD
ĐB

Biochemical oxygen Demand


ĐBU

Nhu cầu ôxy sinh hóa

Đệm bột

Đệm bột + uống

ĐC

Đối chứng

ĐLU

Đệm lỏng + uống

ĐL

Đệm lỏng

EM

Effectiver Microoganisms

EMRO

EM Research Organization

KSH


NĐ - NQ
QCVN
SBR

TCVN

Sequencing Batch Reactor

VMC
VSV

Khí sinh học

Quy chuẩn Việt Nam

Phản ứng sinh học theo mẻ
Tiêu chuẩn Việt Nam

triển Nông thôn

Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi
trường

TVTS

UBND

Tổ chức nghiên cứu về EM

Thông tư Bộ Nông nghiệp và Phát


TT - BTT & MT

UASB

hữu hiệu

Nghị định - Nghị quyết

TT - BNN & PTNT

TVTS

Chế phẩm vi sinh vật

Thực vật thủy sinh

Upflow Anaerobic Sludge
Blanket

Veterinary Medicine an
Nutrition for Animals

Thực vật thủy sinh

Bể với lớp bùn kỵ khí dòng hướng
lên

Ủy ban nhân dân
Thức ăn gia súc

Vi sinh vật

XLNT

Xử lý nước thải

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1.

Lượng phân thải ra ngoài của các loại vật nuôi ............................................. 4

2.3.

Diễn biến của độ pH trong phân theo thời gian ........................................... 27

2.2.
2.4.
4.1.
4.2

4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
4.8.
4.9.


4.10.

Một số những chất men bổ sung .................................................................. 12
Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến nồng độ một số loại khí thải tại

chuồng nuôi gà ............................................................................................. 28

Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn......... 42
Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Hiệp Hòa trong

những năm gần đây ...................................................................................... 43
Đánh giá cảm quan của người dân về môi trường không khí xung

quanh các khu vực trại chăn nuôi trong huyện Hiệp Hòa ............................ 45

Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi gà......................................................... 47
Lượng thức ăn ăn vào và phân tươi thải ra trong ngày của gà sinh sản ....... 47

Ước tính lượng phân thải ra trong một vòng đời của gà sinh sản ................ 49
Ước tính lượng phân gà thải ra trong một đời gà tại các trang trại gà

trên địa bàn huyện hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2015 ............................. 50

Hàm lượng một số chỉ tiêu sau khi xử lý chất thải chăn nuôi gà ................. 52
Kết quả tỷ lệ đẻ trứng và lượng thức ăn tiêu thụ của gà .............................. 53

Tính toán chi phí cho đàn gà đẻ trứng 200 con............................................ 54

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1.

Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới ........................................ 7

2.3.

Sơ đồ chức năng của các vi sinh vật ................................................................. 17

2.2.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

Sơ đồ cấu tạo bể UASB ...................................................................................... 8
Đánh giá chung của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi gà

đến môi trường sống xung quanh ..................................................................... 44
Tình hình sử dụng phân gà tại một số nông hộ trong huyện Hiệp Hòa ............ 46
Hệ số thải phân thực nghiệm (K) của gà sinh sản ............................................ 48

Sơ bộ tính toán chi phí cho đàn gà đẻ trứng 200 con ....................................... 55

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN


Tên tác giả: Ngô Thị An Trang

Tên luận văn: “Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trên nền
đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tập trung tại huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang”
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mã số: 60.44.03.01

1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu
hiệu trên nền đệm lót sinh học trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi gà có
hiệu quả, bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chất thải chăn nuôi gà tập trung và các
loại chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hiệp Hòa,
tỉnh bắc Giang
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với bố trí thí
nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm.

- Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học để bố trí thí
nghiệm, lấy mẫu, xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan
và độ chính xác với sự hỗ trợ của một số phần mềm Excel và phần mềm
IRRISTAT 4.0
3. Các kết quả chính


3.1. Tình hình chăn nuôi gà tại huyện Hiệp Hòa

Tính đến thời điểm tháng 10/2015 toàn huyện Hiệp Hòa hiện nay có tổng
cộng 272 nông hộ chăn nuôi gà quy mô lớn trên dưới 1000 con/nông hộ với tổng
số gà trên 360.000 con. Trong đó, tập trung nhiều nhất là ở hai xã là Châu Minh
và Lương Phong.
3.2. Kết quả xác định lượng phân thải ra của các loại gà trong thí nghiệm

- Căn cứ vào lượng thức ăn ăn vào và lượng phân thải ra chúng tôi tính toán
được hệ số thải phân thực nghiệm K và lượng phân thải ra của mỗi đời gà: gà
sinh sản thải ra 65,32 kg phân.

viii


- Dựa vào lượng phân trung bình của các loại gà và số liệu các trại gà trong
huyện chúng tôi thấy Tổng lượng thải thải ra là 23.319 tấn chất thải. Trong đó xã
thải ra cao nhất là xã Châu Minh với tổng lượng thải là hơn 3.396 tấn chất thải và
thấp nhất là Xã Hoàng An với khoảng 326 tấn.

3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trong
việc khử mùi hôi tại các chuồng chăn nuôi gà

- Bổ sung chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trong chăn nuôi gà có tác dụng
làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi. Lượng khí thải NH3 giảm 4,86 - 5,89 lần; khí
H2S giảm từ 3,02 - 3,83 lần so với đối chứng.

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng như N,P,K có xu hướng tăng lên: N
tổng số tăng 1,88 – 2,62 lần; P tổng số tăng 1,6 – 1,78 lần; K tổng số tăng 1,45 1,58 lần. Ngoài ra, hàm lượng các chủng vi sinh vật trong chuồng nuôi cũng có

xu hướng giảm mạnh.

3.4. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phâm sinh học vi sinh vật hữu hiệu
EM thứ cấp trong chăn nuôi gà

Sau 5 tháng nuôi nhốt nếu nuôi theo phương pháp thông thường không sử
dụng chế phẩm thì thu được tiền lãi là 11.483.000 đồng và nếu sử dụng chế phẩm
làm đệm lót kết hợp cho uống sẽ thu được tiền lãi cao hơn so với nuôi thông
thường là 5.372.000 đồng.
4. Ý nghĩa của đề tài

4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng của
chế phẩm sinh học trong xử lý các vấn đề về môi trường chăn nuôi nông nghiệp.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đây là biện pháp xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trường, giá thành xử lý
thấp, bà con nông dân có thể dễ dàng áp dụng.
- Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp, giảm giá thành của nông sản.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu vực chăn nuôi.
5. Những đề nghị sử dụng kết quả
Bạn đọc có thể tham khảo kết quả đề tài tại thư viện và Khoa Sau đại học
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
ix


THESIS ABSTRACT

Name author: Ngo Thi An Trang


Thesis title: Research on the effectiveness of microbial inoculants based sealings
effective biological waste treatment in poultry production concentrated in Hiep
Hoa district, Bac Giang province
Specialization: Environmental Science
Code: 60.44.03.01
Training institutions: Institute of Agriculture Vietnam

1. The aim and object of study
- Objectives of the study: The study efficiency of microbial inoculants
efficient bio-based padding in environmental remediation chicken in Hiep Hoa
district, Bac Giang province, which proposed waste treatment solutions chicken
production efficiency, protect the local environment.
- Object and scope of the study: Waste concentration and chicken
preparations effective microbial bio-based padding in Hiep Hoa district, Bac
Giang province
2. The method of research was used
- Using field surveys combined with laboratory layout and analysis in the
laboratory.

- Application of statistical analysis methods to layout mathematical
experiments, sampling, data processing and evaluation of the results against the
requirements of objectivity and precision with the help of some software Excel
and software IRRISTAT 4.0
3. The main results
3.1. Chicken situation in Hiep Hoa district

As at May 10/2015 Hiep Hoa district now has a total of 272 farmers
raising chickens on a large scale under 1000 individuals / households with a total
of 360,000 chickens on a child. Of these, most are concentrated in two
communes of Luong Phong Chau Minh.


3.2. The results determined by the amount of manure produced in experimental
chickens
- Based on the amount of feed and manure we calculate the empirical
coefficients K and manure fertilizer lifetime emissions of each chicken: chicken
breeding 65,32 kg of emissions.

x


- Based on the average of the amount of chicken and chicken farms in the
district, whether we see total emissions are discharged 23,319 tons of waste. In
the commune there is the highest emissions Chau Minh City with a total of more
than 3,396 tons of waste is the lowest waste and commune with about 326 tons
Hoang An.
3.3. Effective environmental assessment of microbial preparations effective in
eliminating odors in the chicken coop

- Additional compositions useful microorganisms in chicken may work to
reduce the smell of the barn. NH3 emissions decreased from 4.86 to 5.89 times;
H2S decreased from 3.02 to 3.83 times compared to the control.

- Concentrations of nutrients such as N, P, K tends to increase: N total
increased from 1.88 to 2.62 times; P total increased from 1.6 to 1.78 times; K
total increased from 1.45 to 1.58 times. In addition, the concentration of
microorganisms in the barn also has a strong downtrend.
3.4. Economic effect of using probiotics EM effective microorganisms in
chicken secondary
After 5 months in captivity if fed a normal method does not use the
obtained preparation is 11.483 million VND interest and if using sealings

preparations for oral combinations will earn higher interest than farming typically
5.372 million dong.
4. Meaning of topics
4.1. Meaning of scientific research
The results of the research will be the basis for further studies on the
application of probiotics in the treatment of environmental problems of
agricultural livestock.

4.2. Meaning in Practice
- This is the pollution treatment measures environmental friendliness, low
cost processors, farmers can easily apply.
- Creating organic fertilizer in place, improving the efficiency of
agricultural production, lowering the cost of agricultural products.
- Reduce the environmental pollution in the livestock sector.

5. These results suggest using
Readers can refer to the results of the subject at the library and the
Graduate School of Agricultural Academy of Vietnam.
xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước
thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăn nuôi ngày càng đòi
hỏi cao hơn không những về số lượng mà cả về chất lượng. Đi đôi với việc phát
triển chăn nuôi, một vấn đề cần quan tâm giải quyết đó là bảo vệ môi trường,
giảm thiểu những chất thải và chất độc do chăn nuôi gây ra đang trở thành mối
quan tâm chung của toàn xã hội (Nguyễn Thị Liên và cs, 2010).


Hòa cùng xu thế phát triển của đất nước trong những năm qua huyện Hiệp
Hòa đã có những bước tiến vượt bậc. Sự phát triển sản xuất các ngành nói chung,
sản xuất nông nghiệp nói riêng trong đó có ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn
nuôi gia cầm ở huyện Hiệp Hòa đã có nhiều sụ thay đổi, góp phần to lớn vào sự
phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Trong thời gian qua các vấn đề bảo vệ môi
trường nông thôn đã được các cấp chính quyền quan tâm, tuy nhiên việc quản lý
và xử lý chất thải vẫn còn nhiều hạn chế.
Hầu hết các hộ chăn nuôi đều cho gà thịt, gà đẻ trứng ăn cám công nghiệp,
gà lớn nhanh, khoảng 60 - 90 ngày là được 1 lứa gà thương phẩm, một năm nuôi
4 - 5 lứa. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về kinh tế thì vấn đề ô nhiễm môi trường
trong các trang trại chăn nuôi gia cầm đang trở thành vấn đề bức xúc đòi hỏi phải
có những biện pháp xử lý để kiểm soát được dịch bệnh và an toàn cho sản xuất.
Bình quân cứ 1.000 con gà thải ra từ 2-2,5 tấn phân tươi/tháng. Lượng phân thải
ra hàng ngày kết hợp với mùi cám từ kho chứa, mùi cám thừa gây ô nhiễm nặng
cho môi trường khu vực.

Hiện nay, đệm lót sinh học nói riêng hay chế phẩm sinh học nói chung đã
được sử dụng rất phổ biến trong ngành chăn nuôi bởi những lợi ích to lớn mang
lại cho người chăn nuôi để giải quyết những vấn đề nan giải từ trước tới nay như
gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật, chi phí làm vệ sinh chuồng trại, chi phí xử lý
chất thải...Tuy rằng đệm lót sinh học đã phổ biến trong ngành chăn nuôi nhưng
cũng chỉ phổ biến ở một mức độ nhất định hoặc chỉ phổ biến với chăn nuôi quy
mô công nghiệp, do đó với những quy mô nhỏ, phân bố rộng khắp ở các vùng
nông thôn – khu dân cư vẫn chưa được áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới nên hiệu
quả chăn nuôi quy mô nhỏ hoạt động chưa cao. Chính vì sự hạn chế này mà khu
vực chăn nuôi nhỏ khó mạnh dạn đầu tư lớn cho việc phát triển chăn nuôi.
1



Từ những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu
sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trên nền đệm lót sinh học trong chăn nuôi
gia súc, gia cầm tại địa phương. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đã tiến
hành: “Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trên nền đệm
lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tập trung tại huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang”, nhằm tìm ra giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi gà có hiệu quả,
bảo vệ môi trường tại địa phương.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trên nền đệm lót
sinh học trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang, từ đó đề xuất giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi gà có hiệu quả, bảo vệ
môi trường tại địa phương.

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển chăn nuôi tại

huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi gà tập trung tại địa phương.

- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi gà tập trung tại địa
phương.

- Đánh giá hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế của chế phẩm vi sinh vật

hữu hiệu trên nền đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà tập trung tại địa phương.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


1.4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học

Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng của

chế phẩm sinh học trong xử lý các vấn đề về môi trường chăn nuôi nông nghiệp.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

- Đây là biện pháp xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trường, giá thành xử

lý thấp, bà con nông dân có thể dễ dàng áp dụng.

- Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất

nông nghiệp, giảm giá thành của nông sản.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu vực chăn nuôi.
2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Đệm lót sinh học
Đệm lót sinh học là đệm lót trên nền chuồng chăn nuôi. Đệm này đang
được khuyến cáo là mùn cưa. Mùn cưa được thu gom từ các cơ sở sản xuất,
chế biến gỗ. Mùn cưa này được đưa vào nền chuồng nuôi, sao đó được rải lên
trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Hệ men này có tác dụng chủ yếu:
- Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;
- Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế

sự lên men sinh khí hôi thối;
- Phân giải một phần mùn cưa;
- Giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động
của hệ men vi sinh vật (Nguyễn Thị Liên và cs, 2010).
2.1.2. Chất thải chăn nuôi

Ở nước ta hiện nay, mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra trên 76 triệu tấn chất

thải rắn bao gồm phân khô, thức ăn thừa và 20 - 30 triệu khối chất thải lỏng

(phân lỏng, nước tiểu, chất rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất
thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20 - 24 triệu tấn) xả thẳng ra tự
nhiên hoặc sử dụng không qua xử lý. Một phần không nhỏ trong số đó là chất

thải chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng (Lưu Anh Đoàn, 2006).

2.1.3. Đặc tính của chất thải chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi đặc trưng nhất là phân. Phân gồm các thành phần là
những dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát khỏi sự tiêu
hóa vi sinh hay men tiêu hóa (chất xơ, protein không tiêu hóa được, axit amin
thoát khỏi sự hấp thu…). Các khoáng chất dư thừa mà cơ thể không sử dụng
được như P2O5, K2O, CaO, MgO… phần lớn xuất hiện trong phân. Ngoài ra, còn
có các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin…) các mô tróc ra từ niêm
mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài, các chất dính vào thức ăn
(tro, bụi…) các vi sinh vật bị nhiễm trong thức ăn hay trong ruột bị tống ra
ngoài… Lượng phân mà vật nuôi thải ra thay đổi theo lượng thức ăn và thể trọng,
dựa vào thức ăn và thể trọng mà ta tính được lượng phân.
3



Bảng 2.1. Lượng phân thải ra ngoài của các loại vật nuôi
STT

Loại vật nuôi

1

Lợn

3

Bò thịt

2
4

Lượng phân thải mỗi ngày (% thể trọng)
6,00 - 7,00

Bò sữa

7,00 - 8,00
5,00 - 8,00



5,00


Nguồn: Nguyễn Quế Côi (2006)

Bảng 2.1 cho thấy lượng phân thải ra mỗi ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là ở

bò sữa 7,00 - 8,00% thể trọng; tiếp đến là bò thịt, lợn, gà theo thứ tự lần lượt là:
5,00 - 8,00%; 6,00 - 7,00%; 5,00% thể trọng. Qua đây, ta thấy số lượng vật nuôi

càng lớn thì lượng chất thải thải ra ngoài môi trường càng nhiều. Đây cũng chính
là vấn đề đáng lo ngại cho môi trường hiện nay.

Khác với hình thức chăn nuôi lợn, ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà chủ

yếu là do các nguồn: phân, nước vệ sinh chuồng trại, các loại thuốc sử dụng để

sát trùng, tẩy rửa chuồng trại… chúng gây ra mùi hôi, ảnh hưởng tới môi trường
không khí xung quanh. Đặc biệt, đối với các trại chăn nuôi gà hậu bị, lượng nước

thải được thải ra sau mỗi lần dọn rửa chuồng trại, máng ăn, máng uống chưa

được các chủ trang trại chú ý đến việc lưu trữ để xử lý mà thải bỏ tự nhiên ra môi
trường xung quanh. Phân gà thường chứa cả nước tiểu nên cần một hàm lượng

lớn chất độn chuồng, thức ăn và nước rơi vãi sẽ tạo ra chất thải có sự bết dính.
Quá trình gà vận động và sinh trưởng còn có lông gà và các tế bào chết có thêm
trong phân. Vào những mùa thời tiết ấm và ẩm các vi sinh vật dễ dàng hoạt động

tạo ra lượng mùi hôi ra môi trường. Thêm vào đó, trong quá trình thu dọn phân

của các chủ trang trại tưới cho phân đạt độ ẩm nhất định để chống bụi lại là môi
trường cho vi sinh vật phân hủy cho nên khi phân đã được đóng bao kín vẫn phát

tán mùi hôi. Phân của gà có hàm lượng uric nên tạo ra mùi của khí NH3 rất lớn
(Nguyễn Duy Hoan và cs., 1999).
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014.
4


- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/05/2012 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Thông tư 04/2010/TT-BNN & PTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện chăn
nuôi gia cầm an toàn sinh học QCVN 01 - 15: 2010/BNN & PTNT.

- Thông tư 71/2011/TT-BNN & PTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực
thú y.

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm - quy trình


kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y.

Ký hiệu: QCVN 01 - 79: 2011/BNN & PTNT

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm -

Điều kiện vệ sinh thú y.

Ký hiệu: QCVN 01 - 80: 2011/BNN & PTNT

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống -

điều kiện vệ sinh thú y.

Ký hiệu: QCVN 01 - 81: 2011/BNN & PTNT

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: vệ sinh thú y cơ sở ấp trứng gia cầm.
Ký hiệu: QCVN 01 - 82: 2011/BNN & PTNT

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: bệnh động vật - yêu cầu chung lấy mẫu

bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển.

Ký hiệu: QCVN 01 - 83: 2011/BNN & PTNT

- Quyết định số 1948/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi
gà an toàn trong nông hộ.


- Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch

xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.
5


2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3.1. Tình hình nghiên cứu và xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới

Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi trên thế

giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trên thế giới,
chăn nuôi hiện chiếm khoảng 70% đất nông nghiệp và 30% tổng diện tích đất tự

nhiên (không kể diện tích bị băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp khoảng 40%
tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp
một số lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn
nuôi cũng đã gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực về môi trường. Ngoài chất thải

rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện đóng góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên
của trái đất (global warming) do thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính: khí CO2

chiếm 9%, khí mêtan (CH4) 37% và oxit nitơ (N2O) là 65%. Những loại khí này
sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới (Teruo Higa, 2002).

Theo dự báo của FAO, 2011 về nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăn nuôi của

thế giới dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng gấp đôi trong nửa đầu của thế kỷ này. Nhưng


cũng đồng thời trong thời gian trên con người sẽ phải chứng kiến nhiều sự biến đổi

môi trường và khí hậu theo chiều hướng không mong đợi, môi trường sống ngày
càng bị đe dọa bởi chính các hoạt động chăn nuôi. Do vậy, việc hướng tới một
ngành chăn nuôi chất lượng cao không chỉ giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của con người về các sản phẩm có nguồn gốc động vật mà đồng thời phải chịu

trách nhiệm với chính con người về mặt môi trường và xã hội khi sản xuất ra những
sản phẩm đó (Bùi Xuân An, 2007).

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới FAO năm 2011 số
lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: tổng đàn trâu là 182,2
triệu con và phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con,
dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con
và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con... Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm
của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm (Dr. Arux
Chaiyakul, 2007).
Về chăn nuôi gà thì Trung Quốc là một quốc gia có nền chăn nuôi gia
cầm phát triển nhất thế giới, hiện nay số lượng gà của Trung Quốc đứng vị trí
số một trên thế giới là 4.702,2 triệu con, thứ hai là Indonesia 1.341,7 triệu con,
thứ ba là Brazin 1.205,0 triệu con, thứ tư là Ấn Độ 613 triệu con và thứ năm là
6


Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13
thế giới (Dr. Arux Chaiyakul, 2007).

Bên cạnh số lượng vật nuôi lớn, mỗi năm môi trường thế giới phải hứng
chịu một khối lượng rất lớn chất thải từ các hoạt động chăn nuôi. Việc xử lý chất

thải chăn nuôi nói chung và chất thải gia cầm nói riêng cũng đã được nghiên cứu
triển khai ở các nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các
tổ chức và các tác giả như: Burton, C. H. and Turner, C (2003); Dr. Arux
Chaiyakul, (2007); McDonald P, J. F. D. Greenhalgh and C. A. Morgan (1995);
Sebastià Puig Broch, (2008); Teruo Higa, (2002)... Các công nghệ áp dụng cho xử
lý nước thải chăn nuôi trên thế giới chủ yếu là các phương pháp sinh học. Ở các
nước phát triển, quy mô trang trại rộng hàng trăm hecta, trong trang trại ngoài chăn
nuôi gia cầm quy mô lớn (trên 10.000 con), phân gia cầm và chất thải gia cầm chủ
yếu làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát điện còn nước thải chăn
nuôi được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp (Đỗ Ngọc Hoè, 1974).
Cơ sở chăn nuôi
quy mô nhỏ lẻ

Trang trại lớn quy mô
công nghiệp
Hệ thống nuôi
trên sàn

Nuôi thả,
chuông hở

Bể chứa, hồ chứa nước
thải, hệ thống xử lý yếm
khí, bể biogas dung tích
lớn..

Kho chứa chất
thải rắn

ủ phân compost

Kênh mương tiếp
nhận nước thải

Land
Application
Ruộng,
cánh đồng

Dòng nước thải
Dòng
rắn

chất

thải

Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới

Nguồn: Trịnh Xuân Lai (2000)

7


Tại Trung Quốc, người ta tính toán rằng cứ 3 triệu con gà “sản xuất” ra 212
tấn phân và số phân này được dùng để sản xuất điện. Phân gà ở chuồng sẽ đi vào
máng, sau đó được chuyển xuống một băng chuyền để đến một nhà máy xử lý. Nhà
máy xử lý sẽ tách methane ra khỏi phân gà để tạo ra điện, và điện sẽ được bán cho
lưới điện quốc gia. Sau khi tách methane xong, phân gà sẽ được xử lý thành phân
bón. Ông Pan Wenzhi - Phó chủ tịch công ty Công nghệ Nông nghiệp
Deqingyuan cho biết: “Lượng than đá để tạo ra điện cho Trung Quốc có thể khan

hiếm trong vài thập kỷ tới. Vì thế, phân gà có thể là một trong số những nguồn
nguyên liệu thay thế để sản xuất điện hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ môi trường”.
Hiện nay, nhiệt điện sử dụng than đá vẫn chiếm 70% sản lượng điện của Trung
Quốc (Đỗ Ngọc Hoè, 1974).

Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB (Upflow
Anaerobic Sludge Blanket). Đây là công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng.
Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các
bông bùn mịn. Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc
với các bông bùn này. Một phần khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí (CH4,
CO2 và một số khí khác) sẽ kết dính với các bông bùn và kéo các bông bùn lên lơ
lửng trong bùn, tạo sự khuấy trộn đều giữa bùn và nước. Khi lên đến đỉnh bể, các
bọt khí được giải phóng với khí tự do và bùn sẽ rơi xuống. Để tăng tiếp xúc giữa
nước thải với các bông bùn, lượng khí tự do sau khi thoát ra khỏi bể được tuần hoàn
trở lại hệ thống (Dr. Arux Chaiyakul, 2007).
Tầng pha
污泥毯區
nước, pha khí

Khí
Biogas
甲烷氣

Vách ngăn tách khí

氣固液三相分離裝置

Nước thải
出流水


sau
bể UASB

溢流堰
Máng
thu
nước quanh

Tầng
bùn lơ
污泥床區
lửng

Hệ thống
進流水分配器
phân phối

進流水
Nước thải
vào

Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo bể UASB

Nguồn: Trịnh Xuân Lai (2000)

8


2.3.2. Tình hình nghiên cứu và xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam


Tại Việt Nam, mỗi năm đàn vật nuôi thải ra khoảng trên 73 triệu tấn chất
thải rắn, 25 - 30 triệu khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí.
Trong đó, khoảng 50% tổng lượng chất thải rắn và 80% tổng lượng chất thải lỏng
bị xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý (Lưu Anh Đoàn, 2006).

Theo tác giả Đặng Văn Minh, 2009 cho biết không khí trong chuồng nuôi
chứa khoảng 100 loại hợp chất khí độc hại như NH3, H2S, CO2, tổng số vi khuẩn
cao gấp 30 - 40 lần so với không khí bên ngoài. Nếu hít nhiều và thường xuyên
có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Ở nồng độ cao có thể gây nôn mửa,
ngạt thở, ngất xỉu hoặc tử vong cho người và vật nuôi.

Cũng theo tác giả Đặng Văn Minh cho biết ngành chăn nuôi sẽ gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, nếu không có biện pháp xử lý chất thải phù hợp.
“Chỉ cần một gia đình nuôi vài con lợn, không vệ sinh chuồng trại, xử lý phân
nước thải không hợp lý thì tất cả các hộ sống xung quanh phải gánh chịu hậu quả
từ nguồn nước đến không khí hôi thối, ruồi bọ phát triển mạnh, tăng nguy cơ lây
lan bệnh dịch” (Đặng Văn Minh, 2009).
Theo tác giả Lưu Anh Đoàn, 2006 cho rằng: phần lớn người trồng rau hiện
nay đều sử dụng phân chuồng trong chăm bón, trong khi các vật nuôi này được
nuôi bằng những loại thức ăn tổng hợp. Thức ăn dạng này chứa rất nhiều khoáng
đa lượng, vi lượng. Hàm lượng kim loại nặng trong phân của vật nuôi sẽ xâm
nhập vào đất trồng, rau và tồn lưu trong các nông sản. Đặc biệt là đối với các loại
rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, bắp cải, xà lách… Người ăn phải thì hậu quả thật
khó lường (Lưu Anh Đoàn, 2006).

Tác giả Nguyễn Quang Thạch, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội cho
biết: sử dụng hầm Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi không những cải thiện rất
đáng kể ô nhiễm môi trường mà còn cung cấp một nguồn năng lượng sạch và
quan trọng, phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. Tuy nhiên, đối với các trang trại
hay hộ chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải là điều cần thiết,

song đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, không phải bất kỳ hộ nào cũng có điều kiện
để xử lý an toàn chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas, nhất là ở các
vùng mà kinh tế còn nhiều khó khăn (Nguyễn Quang Thạch, 2001).
Để xây dựng một hầm Biogas đạt chuẩn như hiện nay, kinh phí không
dưới 10 triệu đồng, hoàn cảnh kinh tế của nhiều gia đình còn khó khăn nên chưa
thể làm được, chấp nhận phải thải thẳng ra hệ thống thoát nước xung quanh.
9


“Ngoài việc tuyên truyền tạo ý thức cho người dân thu gom và có biện
pháp xử lý chất thải phù hợp, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự phối hợp của
chính quyền địa phương. Có như thế mới thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển
vừa đáp ứng nhu cầu thực phẩm vừa đảm bảo vệ sinh môi trường” Nguyễn
Quang Thạch nhận định (Nguyễn Quang Thạch, 2001).

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ có chăn nuôi với trên 5 triệu
con bò; 2,8 triệu con trâu; 27,6 triệu con lợn; 220 triệu gia cầm. Ước tính lượng chất
thải rắn mà các vật nuôi trưởng thành mỗi ngày có thể thải ra: bò 10kg/con, trâu
15kg/con, lợn 2kg/con, gia cầm 0,2kg/con. Một tấn phân chuồng tươi không qua xử
lý sẽ phát thải vào không khí 0,24 tấn CO2 (Trần Minh Châu, 1984).

Vì vậy, nghiên cứu việc xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi bằng các biện pháp
sinh học sẽ giúp người chăn nuôi biết được thực trạng ô nhiễm do chính họ gây
ra. Từ đó, có các biện pháp xử lý chất thải nhằm phát triển sản xuất đi đôi với
việc bảo vệ cuộc sống, môi trường sống của chính mình. Nghiên cứu hiện trạng
chất thải chăn nuôi gia cầm còn giúp các cơ quan chức năng có cơ sở để đưa ra
những giải pháp, những quyết định xử phạt hợp lý nhằm hạn chế, ngăn chặn
những tác động gây hại đến môi trường. Một số giải pháp xử lý chất thải chăn
nuôi hiện nay:
a) Giải pháp xây dựng hầm Biogas


Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học (KSH) được đánh
giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane và sản xuất năng lượng sạch.
Với trên 500.000 công trình KSH hiện có trên cả nước (336.000 công trình KSH
thay thế than đun nấu vùng đồng bằng và 224.000 công trình KSH thay thế củi đun
nấu vùng miền núi), sản xuất ra khoảng 450 triệu m3 khí gas/năm. Theo thông báo
quốc gia lần 2, tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của phương án này
khoảng 22,6 triệu tấn CO2, chi phí giảm đối với vùng đồng bằng là 4,1 USD/tấn
CO2, đối với miền núi 9,7 USD/tấn CO2, mang lại giá trị kinh tế khoảng 1.200 tỷ
đồng về chất đốt. Do đó, khả năng giảm thiểu khí phát thải của công trình khí sinh
học sẽ tăng lên trong tương lai và tầm quan trọng của việc tận dụng nguồn năng
lượng tái tạo này, không chỉ nhằm chống việc nóng lên của khí hậu toàn cầu, mà
còn giúp Việt Nam đi theo hướng phát triển nền kinh tế có hàm lượng carbon thấp
mà không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mặc dù vậy, phát triển khí sinh
học tại Việt Nam còn gặp một số khó khăn vì mức đầu tư cao so với khả năng tài
10


chính của người nông dân, hỗ trợ của nhà nước thấp và phụ thuộc nhiều vào quy
mô và tính ổn định của ngành chăn nuôi (Đỗ Thành Nam, 2008).
b) Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost)

Có thải chất thải bằng hữu cơ (Compost) là sử dụng chủ yếu bã phế thải thực

vật, phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh

vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ

giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Người ta chọn chỗ đất không ngập
nước, trải một lớp rác hoặc bã phế thải trồng trọt dầy khoảng 20cm, sau đó lót


một lớp phân gia súc hoặc gia cầm khoảng 20-50% so với rác (Có thể tưới nếu
phân lỏng, mùn hoai), tưới nước để có độ ẩm đạt 45-50% rồi lại lại trải tiếp một
lớp rác, bã phế thải trồng trọt lên trên… đến khi đống ủ đủ chiều cao (Không sử

dụng cỏ tranh, cỏ gấu để ủ). Dùng tấm ni lông, bạt… đủ lớn để che kín đống

phân ủ. Cứ khoảng một tuần đảo đều đống phân ủ và bổ xung nước cho đủ độ ẩm

khoảng 45-50%, che ni long, bạt kín lại như cũ. Ủ phân bằng phương pháp này
hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên, không chất thải bằng hữu cơ (Compost) là sử
dụng chủ yếu (Tuy nhiên nếu được bổ xung men vào đống ủ thì tốt hơn).

Nhờ qua trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt

được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được
cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa
chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng

thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt
đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến

người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái (Mai
Thế Hào, 2015).

c) Xử lý môi trường bằng men sinh học

Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men để

giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế phẩm EM (Effective

Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban đầu các chất này được

nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản xuất nhiều ở trong
nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú và có ưu

điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta. Người ta sử dụng

men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào
11


chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn…(Mai Thế
Hào, 2015).

Dưới đây là một vài trong số những chất men bổ sung làm giảm ô nhiễm

trong chăn nuôi được sản xuất và nhập khẩu.

Bảng 2.2. Một số những chất men bổ sung
trong chăn nuôi được sản xuất và nhập khẩu

TT

Tên sản phẩm

Bản chất sản phẩm

Tác dụng

Xuất xứ


1

Deodorase

Chất tách từ thảo mộc

Giảm khả năng
NH3

sinh

Thái Lan,
Đức

2

EM

Tổ hợp nhiều loại
sinh vật

vi

Tăng hấp thụ thức ăn,
giảm bài tiết chất dinh
dưỡng qua phân

Nhật Bản


3

EMC

Thảo mộc, khoáng chất
thiên nhiên

Giảm sinh NH3, H2S,
SO2, giải độc đường
tiêu hóa

Việt Nam

4

Kemzym

Enzym tiêu hóa

Tăng hấp thụ thức ăn,
giảm bài tiết chất dinh
dưỡng qua phân

Thái Lan,
Đức

5

Pyrogreen


Hóa sinh thiên nhiên

Giảm khả năng
NH3

sinh

Hàn Quốc

6

Yeasac

Tế bào men
Sacharomyces

Tăng hấp thụ thức ăn,
giảm bài tiết chất dinh
dưỡng qua phân

Đức, Thái
Lan

7

Lavedae

Hóa chất

Diệt dòi phân


Thái Lan,
Đức

8

DK, Sarsapomin Chất chiết
30
thảo mộc

từ

Giảm khả năng
NH3

sinh

Hoa Kỳ

Nguồn: Mai Thế Hào (2015)

d) Công nghệ ấu trùng ruồi đen xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

Ruồi đen có tên tiếng Anh là Black Soldier Fly thuộc họ Stratiomyidae,
tộc Hermetia, loài H. illucens. Ấu trùng của loài ruồi này là loại côn trùng phàm
ăn trong thế giới tự nhiên. Chúng có thể làm giảm khối lượng và thể tích của chất
thải chỉ trong vòng 24 giờ.

12



Chỉ trong 1m2 ấu trùng ruồi, chúng có thể ăn tới 40 kg phân tươi mỗi
ngày. Và cứ 100 kg phân có thể cho 18 kg ấu trùng. Ấu trùng rất giầu các chất
dinh dưỡng như protein (42%), chất béo (34%) và là nguồn thức ăn tốt cho lợn,
gia cầm và cá.

Chất béo của ấu trùng ruồi đen có tới 54% là axit lauric, một axit có tác
dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng lipid (như virus HIV và sởi) cũng như
Clostridium và các protozoa gây bệnh. Protein của ấu trùng ruồi rất giầu lysine
và là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng (Vũ Duy Giảng, 2014).

Một số công trình nghiên cứu về xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam:

1. Đề tài “Phát triển nuôi giun quế (Perionyx excavatus) tạo nguồn thức
ăn giàu protein cho gia cầm và hạn chế ô nhiễm môi trường” của tác giả Vũ
Đình Tôn và cs. (2009) cho thấy:

Giun quế có khả năng xử lý rất hiệu quả các chất thải hữu cơ, nhất là phân
gia súc và phụ phẩm nông nghiệp, tạo thành nguồn phân bón rất giàu dinh dưỡng
với hàm lượng cao các khoáng chất thiết yếu và dễ hấp thu đối với cây trồng (P,
K, Ca, Mg, NH4+,…). Hơn nữa, xử lý chất thải bằng giun quế còn giúp hạn chế ô
nhiễm môi trường nhờ việc giảm đáng kể hàm lượng NH3 trong phân (giảm
khoảng 9,17 lần ở công thức 50% phân trâu bò + 50% phân lợn, giảm 14,98 lần
so với phân trâu bò tươi và 50,61 lần so với phân lợn tươi).

Giun quế sinh trưởng và phát triển tốt trên các loại chất thải khác nhau.
Trong đó, nuôi giun bằng phân trâu bò cho kết quả cao nhất về tăng sinh khối
(713 gam sau 45 ngày, tương đương tốc độ sinh trưởng là 2,43%. Bên cạnh đó,
chúng ta cũng có thể trộn phân trâu bò với các loại chất thải khác với các tỷ lệ
khác nhau đều cho tốc độ tăng sinh khối cao ở giun. Với đặc điểm sinh trưởng

nhanh, chúng ta có thể nuôi giun với quy mô thâm canh hay bán thâm canh để
sản xuất nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi.

Bổ sung giun quế vào khẩu phần ăn đã góp phần làm tăng khả năng tăng
trọng của gà, cải thiện được đáng kể tiêu tốn thức ăn và do đó làm giảm chi phí
thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà. Đồng thời việc bổ sung giun quế đã làm tăng
tỷ lệ thân thịt và tỷ lệ các phần thịt có giá trị của gà và không làm thay đổi chất
lượng cảm quan của thịt (màu sắc, pH, tỷ lệ mất nước sau bảo quản và chế biến).
Mức bổ sung 2% giun cho kết quả tốt nhất làm tăng trọng của gà cao hơn hẳn so
với lô đối chứng, đặc biệt ở các tuần tuổi cuối trước khi giết thịt, giúp làm giảm
13


×