Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Cấu trúc ,tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt của hợp chất la0,8r0,2(fe0,88si0,12)13 với r=y , tb và yb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

======

HOÀNG THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƢỚC THẢI
SẢN XUẤT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐÔNG THỌ,
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

======

HOÀNG THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƢỚC THẢI
SẢN XUẤT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐÔNG THỌ,
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng
Mã số CN: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

Ts. Phạm Thị Tố Oanh

PGS.TS. Đặng Văn Bào

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Tố Oanh.
Các số liệu, những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này
hoàn toàn trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Hoàng Thị Thủy

i

năm 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Địa Lý Trƣờng Đại học Khoa học và Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, UBND xã
Đông Thọ, tỉnh Thái Bình đã tận tình giúp đỡ tôi cho tôi trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Thị Tố Oanh - Trung tâm các
chƣơng trình kinh tế xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn khoa học đã đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình nghiên cứu khoa học, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời thân đã giúp đỡ,
động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thành công
luận văn này.
Luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp quý báu từ phía hội đồng, giáo viên phản biện và các thầy
cô trong khoa để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Hoàng Thị Thủy

ii

năm 2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4
4. Đối tƣợng ................................................................................................................ 4
5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 4
6. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 5
7. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài ................................................................................. 7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................... 9
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ ...................................................................................... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ..................... 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về ô nhiễm nƣớc thải sản xuất ........................ 11
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý ô nhiễm nƣớc thải sản xuất
dựa vào cộng đồng ................................................................................................ 14
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NƢỚC THẢI SẢN XUẤT DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG ........................................................................................................... 15
1.2.1. Làng nghề và ô nhiễm môi trƣờng làng nghề............................................. 15
1.2.1.1. Phân bố các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên cả nước ... 15
1.2.1.2. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ..................... 16
1.2.1.3. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm..................... 17
1.2.1.4. Thực trạng quản lý môi trường tại các làng chế biến thực phẩm ............ 18
1.2.2. Khái niệm về nƣớc thải và xử lý nƣớc thải ................................................ 19
1.2.2.1. Khái niệm nước thải................................................................................ 19
1.2.2.2. Ô nhiễm nước thải................................................................................... 19
1.2.2.3. Đặc trưng của nước thải ......................................................................... 19
1.2.2.4. Phân loại nước thải ................................................................................ 19
1.2.2.5. Biện pháp xử lý nước thải ....................................................................... 20
iii



1.2.3. Quản lý nƣớc thải sản xuất dựa vào cộng đồng [13] .................................. 22
1.2.3.1. Một số khái niệm ................................................................................. 22
1.2.3.2. Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng................................ 24
1.2.3.3. Kinh nghiệm quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng............. 32
1.2.4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nƣớc thải ... 34
1.2.5. Biện pháp quản lý môi trƣờng nƣớc thải sản xuất...................................... 35
CHƢƠNG

2.

ĐIỀU

KIỆN

TỰ

NHIÊN,

KINH

TẾ

-



HỘI


VÀ HIỆN TRẠNG NƢỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ,
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH ................................................. 43
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
XÃ ĐÔNG THỌ ....................................................................................................... 43
2.1.1. Điều kiện Tự nhiên ..................................................................................... 45
2.1.1.1. Địa hình ............................................................................................... 45
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết.................................................................................. 45
2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn, nguồn nước ......................................................... 46
2.1.1.4. Đặc điểm đất đai ................................................................................. 47
2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội ......................................................................... 47
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế.................................................................................. 47
2.1.2.2. Điều kiện xã hội .................................................................................. 48
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 49
2.1.3. Làng nghề sản xuất miến dong Đông Thọ ................................................. 50
2.2.

HIỆN

TRẠNG

MÔI

TRƢỜNG

NƢỚC

THẢI

SẢN


XUẤT

TẠI XÃ ĐÔNG THỌ ............................................................................................... 53
2.2.1. Quy trình sản xuất ...................................................................................... 53
2.2.2. Thực trạng môi trƣờng nƣớc thải sản xuất tại xã Đông Thọ ...................... 55
2.2.2.1. Nước thải sinh hoạt ............................................................................. 57
2.2.2.2. Nước thải sản xuất .............................................................................. 57
2.2.2.3. Hiện trạng nước thải sản xuất và ảnh hưởng tới môi trường nước
tại xã Đông Thọ ................................................................................................ 60
2.2.2.4. Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường nước thải
sản xuất tại xã Đông Thọ ................................................................................. 71
2.2.3. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc thải ................................................................... 72
iv


CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC THẢI
SẢN XUẤT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐÔNG THỌ .......................... 75
3.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI LÀNG MIẾN
ĐÔNG THỌ .............................................................................................................. 75
3.1.1. Thực trạng quản lý môi trƣờng nƣớc thải sản xuất của các cấp
chính quyền........................................................................................................... 75
3.1.2. Thực trạng quản lý ô nhiễm nƣớc thải sản xuất của ngƣời dân ................. 79
3.1.3. Nhận thức của cộng đồng và vai trò cộng đồng tại xã Đông Thọ
trong bảo vệ môi trƣờng nƣớc .............................................................................. 85
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG ........................................................................................................... 87
3.2.1. Giải pháp về chính sách và công cụ ........................................................... 87
3.2.2. Giải pháp quy hoạch ................................................................................... 91
3.2.2.1. Định hướng tập trung .......................................................................... 91
3.2.2.2. Định hướng phân tán .......................................................................... 94

3.2.3. Giải pháp công nghệ ................................................................................... 95
3.2.4. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức .............................................. 98
3.2.5. Giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác quản ............... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 103
1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 103
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 107
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ
PHỤ LỤC 2. PHIẾU THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
PHỤ LỤC 3. PHIẾU THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục chất thải chính sinh ra từ quá trình sản xuất miến dong ......... 56
Bảng 2.2. Qui mô sản xuất các thôn tại xã Đông Thọ (2017) .................................. 57
Bảng 2.3. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải .............................................................. 58
Bảng 2.4.a. Danh sách vị trí lấy mẫu nƣớc mặt ........................................................ 61
Bảng 2.4.b. Danh sách vị trí lấy mẫu nƣớc thải ........................................................ 61
Bảng 2.5. Kết quả một số mẫu nƣớc thải tại các kênh mƣơng nƣớc xã Đông Thọ .... 62
Bảng 2.6. Kết quả một số mẫu nƣớc mặt tại các hộ dân trong xã Đông Thọ ........... 67
Bảng 3.1. Tỷ lệ % nhận thức về mức độ ô nhiễm nƣớc thải sản xuất của ngƣời dân
xã Đông Thọ ............................................................................................................. 78
Bảng 3.2. Tỷ lệ % ý kiến về xả nƣớc thải sản xuất miến dong gây ô nhiễm
môi trƣờng nƣớc của ngƣời dân xã Đông Thọ.......................................................... 78
Bảng 3.3. Tỷ lệ % các nguồn gây ô nhiễm nƣớc tại xã Đông Thọ ........................... 78
Bảng 3.4. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc đối với ngƣời tham gia
sản xuất tại thôn Thống Nhất - xã Đông Thọ ........................................................... 80

Bảng 3.5. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc đối với ngƣời tham gia
sản xuất tại thôn Đoàn Kết - xã Đông Thọ ............................................................... 80
Bảng 3.6. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc đối với ngƣời tham gia
sản xuất tại thôn Trần Phú - xã Đông Thọ ................................................................ 80
Bảng 3.7. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc đối với ngƣời tham gia
sản xuất tại thôn Quang Trung - xã Đông Thọ ......................................................... 81
Bảng 3.8. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc đối với ngƣời tham gia
sản xuất tại thôn Lam Sơn - xã Đông Thọ ................................................................ 81
Bảng 3.9. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc đối với ngƣời tham gia
sản xuất tại thôn Hồng Phong - xã Đông Thọ........................................................... 81
Bảng 3.10. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc đối với ngƣời
không tham gia sản xuất tại xã Đông Thọ ................................................................ 82
Bảng 3.11. Tỷ lệ % đánh giá mức độ tham gia của ngƣời dân vào việc đề xuất
các biện pháp, chính sách quản lý nƣớc thải sản xuất tại xã Đông Thọ ................... 82
Bảng 3.12. Tỷ lệ % đánh giá mức độ ảnh hƣởng của ô nhiễm nƣớc thải sản xuất
đến môi trƣờng tại xã Đông Thọ ............................................................................... 82
Bảng 3.13. Số phiếu điều tra và tỷ lệ % cách thu gom và xử lý nƣớc thải sản xuất
của ngƣời dân xã Đông Thọ ...................................................................................... 85
vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ ba mục tiêu về giáo dục môi trƣờng ............................................... 26
Hình 2.1. Bản đồ xã Đông Thọ, Thành Phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.................. 44
Hình 2.2. Quy trình sản xuất tinh bột dong riềng ..................................................... 54
Hình 2.3. Quy trình sản xuất miến dong ................................................................... 55
Hình 2.4. Sơ đồ hiện trạng ô nhiễm nƣớc thải sản xuất tại xã Đông Thọ ................ 63
Hình 2.5. So sánh pH của 6 mẫu nƣớc thải với QCVN 40:2011/BTNMT.............. 64
Hình 2.6. So sánh TSS của 6 mẫu nƣớc thải với QCVN 40:2011/BTNMT............ 64
Hình 2.7. So sánh COD của 6 mẫu nƣớc thải với QCVN 40:2011/BTNMT ........... 64

Hình 2.8. So sánh BOD của 6 mẫu nƣớc thải với QCVN 40:2011/BTNMT .......... 65
Hình 2.9. So sánh NH4+ của 6 mẫu nƣớc thải với QCVN 40:2011/BTNMT ........... 65
Hình 2.10. So sánh Tổng nitơ của 6 mẫu nƣớc thải với QCVN 40:2011/BTNMT .... 65
Hình 2.11. So sánh Tổng photpho của 6 mẫu nƣớc thải với QCVN
40:2011/BTNMT ...................................................................................................... 66
Hình 2.12. Sơ đồ hiện trạng ô nhiễm nguồn nƣớc mặt tại xã Đông Thọ .................. 68
Hình 2.13. So sánh pH của 6 mẫu nƣớc mặt với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
(B1) ........................................................................................................................... 68
Hình 2.14. So sánh TSS của 6 mẫu nƣớc mặt với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
(B1) ........................................................................................................................... 69
Hình 2.15. So sánh COD của 6 mẫu nƣớc mặt với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
(B1) ........................................................................................................................... 69
Hình 2.16. So sánh BOD của 6 mẫu nƣớc mặt với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
(B1) ........................................................................................................................... 69
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trƣờng cấp xã ............................................... 88
Hình 3.2. Sơ đồ định hƣớng tập trung nguồn thải .................................................... 92
Hình 3.3. Sơ đồ định hƣớng không gian sản xuất tập trung đối với nƣớc thải
sản xuất tại xã Đông Thọ .......................................................................................... 93
Hình 3.4. Sơ đồ định hƣớng sử dụng đất hộ sản xuất miến dong và hệ thống xử lý
nƣớc thải.................................................................................................................... 94
Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ mô hình xử lý nƣớc thải ................................................ 97

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con
ngƣời cũng nhƣ mọi sinh vật trên trái đất. Trong quá trình sản xuất cũng nhƣ sinh
hoạt, cùng với sự gia tăng dân số con ngƣời đã sử dụng và thải ra môi trƣờng một

lƣợng nƣớc thải lớn. Nƣớc thải nói chung có rất nhiều loại tùy theo nguồn gốc phát
sinh ra nhƣng một loại nƣớc thải mà hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng, đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm đó là nƣớc thải sản xuất. Lƣợng nƣớc thải sản xuất do con
ngƣời tạo ra trong quá trình sử dụng một phần đƣợc xử lý còn đa phần chƣa qua xử
lý, thải thẳng ra môi trƣờng xung quanh gây nên hiện tƣợng ô nhiễm nƣớc. Ở nông
thôn, nhiều loại nƣớc thải sản xuất không đƣợc quản lý, đặc biệt công tác quản lý
nƣớc thải sản xuất còn hạn chế, chƣa thực sự đƣợc coi trọng, đây là một vấn đề bức
xúc cho các cấp chính quyền và ngƣời dân.
Hiện nay, công tác quản lý và xử lý nƣớc thải sản xuất tại nông thôn bƣớc đầu
có sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc. Quản lý nƣớc thải sản xuất nông thôn hiện
đƣợc điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật. Bộ máy tổ chức quản lý nƣớc
thải sản xuất đang đƣợc củng cố và nâng cao năng lực. Công tác nâng cao nhận thức
và huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng ở khu vực nông
thôn cũng đang đƣợc đẩy mạnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý và xử lý nƣớc thải sản xuất vẫn còn tồn tại những
khó khăn, thách thức chƣa đƣợc giải quyết ở các mức độ và cấp độ khác nhau. Một
số quy định pháp luật liên quan đến quản lý nƣớc thải sản xuất còn thiếu tính khả
thi. Vẫn còn tồn tại tình trạng chồng chéo trong phân công trách nhiệm, có những
mảng còn bỏ ngỏ trong tổ chức quản lý nƣớc thải sản xuất. Đầu tƣ tài chính cho
quản lý và xử lý nƣớc thải sản xuất còn thấp và chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng
mức. Hơn nữa, vai trò cộng đồng trong việc quản lý và xử lý nƣớc thải sản xuất
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Cộng đồng dân cƣ chƣa đƣợc tham gia trong việc
đề xuất các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nƣớc thải sản xuất. Vì vậy,
1


các hoạt động quản lý và kiểm soát nƣớc thải sản xuất từ khu vực nông thôn chƣa
thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong quản lý nƣớc thải sản xuất là rất lớn.
Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trƣờng sẽ làm cho mọi đối tƣợng trong xã hội đều

thấy đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình trong giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng tại nơi
mình sinh sống. Qua đó, tạo thói quen, xây dựng nếp sống theo hƣớng thân thiện
với môi trƣờng, góp phần phát triển xã hội bền vững. Có thể nói, cách làm này có ý
nghĩa lớn trong việc nâng cao ý thức và là hành động quản lý và xử lý nƣớc thải sản
xuất một cách thiết thực trong nhân dân, là sự cụ thể hóa chủ trƣơng, chính sách,
pháp luật nhà nƣớc về quản lý và xử lý nƣớc thải sản xuất đi vào cuộc sống của
nhân dân.
Đông Thọ là một xã thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Xã có diện
tích 2,43 km², dân số khoảng 4.243 ngƣời, mật độ dân số là 1.746 ngƣời/km². Ngƣời
dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, ngoài ra xã còn có nghề truyền thống là sản
xuất miến dong đã có hàng trăm năm nay cùng với một số hộ gia đình tham gia sản
xuất cơ khí, giết mổ gia súc, gia cầm, buôn bán tạp hóa... Sự phát triển của các hoạt
động sản xuất đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho cƣ dân bản địa, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng [14].
Với nghề phụ chủ yếu là sản xuất miến dong, bên cạnh các lợi ích kinh tế
mang lại, việc mở rộng sản xuất của làng nghề làm miến tại xã Đông Thọ cũng làm
gia tăng lƣợng chất thải phát sinh. Do quy trình công nghệ lạc hậu, không có nhiều
thay đổi và cải tiến so với khi mới xuất hiện nghề, sản xuất phân tán và thiếu quy
hoạch, chƣa có sự đầu tƣ, quan tâm đúng mức đến hoạt động bảo vệ môi trƣờng dẫn
đến chất lƣợng môi trƣờng sống suy giảm, tác động xấu đến sức khỏe ngƣời dân,
ảnh hƣởng đến mỹ quan làng nghề. Có thể nói, chất thải của làng nghề miến là
nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc tại đây, bao gồm: chất thải rắn, nƣớc
thải chƣa đƣợc xử lý của các hộ sản xuất miến dong xả ra các mƣơng máng, ao, hồ,
bãi rác dẫn đến nguồn nƣớc mặt của xã bị ô nhiễm nặng nề, hệ quả của nó là ô
nhiễm không khí và dịch bệnh phát triển [14].
2


Nhƣ vậy đặc trƣng ô nhiễm của Đông Thọ là nƣớc thải sản xuất. Chính
quyền cũng bị các xã lân cận phản ứng, các cấp yêu cầu, ngƣời dân bức xúc... Hơn

nữa, xã Đông Thọ đang trên hành trình xây dựng nông thôn mới nên vấn đề bảo vệ
môi trƣờng xanh - sạch - đẹp, hoạt động sản xuất an toàn, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh đạt chỉ tiêu về môi trƣờng đang rất đƣợc quan tâm. Theo “Báo cáo tổng kết
xây dựng nông thôn mới xã Đông Thọ giai đoạn 2011 - 2014”, xã đã đạt 19/19
tiêu chí nông thôn mới Quốc gia, tuy nhiên trên thực tế, tiêu chí 17 là tiêu chí về
Môi trƣờng trên địa bàn xã vẫn còn nhiều tồn tại chƣa xử lý đƣợc, gây nhiều bức
xúc cho ngƣời dân [14].
Việc sản xuất miến dong tại xã Đông Thọ diễn ra quanh năm, nhƣng khoảng
từ tháng 8 đến trƣớc Tết Nguyên Đán là cao điểm nhất, vì vậy lƣợng nƣớc thải sản
xuất tập trung lớn nhất vào thời gian này. Do các cơ sở sản xuất nằm rải rác
(chiếm khoảng hơn 80% các hộ gia đình trong làng), nƣớc thải sản xuất thƣờng
đƣợc thải chung với nƣớc thải sinh hoạt ra môi trƣờng khiến cho công tác quản lý
nƣớc thải sản xuất phức tạp, khó khăn hơn. Hơn nữa nghề sản xuất miến dong là
nghề truyền thống gắn với cộng đồng ngƣời dân nên ngƣời ta vì cuộc sống phát
triển, muốn quản lý phải xuất phát từ nhận thức và sự cộng tác từ cộng đồng ngƣời
sản xuất.
Với mục đích bảo vệ môi trƣờng và giúp các cấp chính quyền địa phƣơng có
cơ sở trong quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do hoạt động sản xuất,
góp phần vào sự phát triển bền vững lâu đời tại xã Đông Thọ, đề tài “Nghiên cứu,
đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ,
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý nƣớc thải sản xuất tại xã Đông Thọ, thành phố
Thái Bình, tỉnh Thái Bình
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nƣớc thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại
xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
3



2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nƣớc thải sản xuất dựa vào
cộng đồng tại xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
- Thu thập thông tin tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nƣớc thải
sản xuất và đánh giá, phân tích hiện trạng ô nhiễm nƣớc thải sản xuất tại xã Đông
Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Khảo sát, điều tra, phân tích dữ liệu nhằm đánh giá vai trò cộng đồng trong
quản lý nƣớc thải sản xuất tại xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nƣớc thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại
xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian lãnh thổ: xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh
Thái Bình.
- Giới hạn vấn đề nghiên cứu: nƣớc thải sản xuất - cụ thể là nƣớc thải từ sản
xuất miến tại xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình và phát huy vai trò
cộng đồng trong quản lý ô nhiễm nƣớc nhằm kết nối giữa chính sách, nhà khoa học,
công nghệ và ngƣời dân.
4. Đối tƣợng
Vấn đề nƣớc thải sản xuất và vai trò cộng đồng trong quản lý ô nhiễm nƣớc
thải sản xuất tại xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
5. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Hƣớng nghiên cứu quản lý môi trƣờng nƣớc dựa vào cộng
đồng tạị xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình là vấn đề địa phƣơng
đang cần nhằm phục vụ định hƣớng phát triển bền vững, bởi khu vực nghiên cứu
chƣa đƣợc nghiên cứu sâu trong các công trình hiện nay của Việt Nam. Do vậy, đề tài
góp phần làm phong phú hƣớng phân tích đánh giá gắn với tính cấp thiết từ thực tiễn.
Ý nghĩa thực tiễn : là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý môi trƣờng tại địa
phƣơng xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phù hợp để phát triển kinh tế, xã hội của
địa phƣơng.
4



6. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm tiếp cận
- Quan điểm tổng hợp và hệ thống: Mục tiêu chung của chiến lƣợc quản lý
nƣớc thải sản xuất dựa vào cộng đồng từ xã Đông Thọ là để làm cơ sở, từ đó nhân
rộng, phát triển và lan tỏa ra qui mô toàn tỉnh Thái Bình; từng bƣớc hình thành và
thực hiện hệ thống quản lý tại tỉnh trọng điểm và các thành phố khác dựa vào cộng
đồng một cách đồng bộ, khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực công tác
quản lý môi trƣờng nƣớc thải sản xuất. Vì vậy, nghiên cứu công tác quản lý nƣớc
thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại một đơn vị xã đầu tiên của tỉnh Thái Bình nhƣ
xã Đông Thọ là cần thiết và phải đƣợc xem xét chúng một cách có hệ thống và tổng
thể, không đánh giá theo một khía cạnh riêng biệt nào cả.
- Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm
thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng làm thỏa
mãn nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. Sự bền vững về phát triển của một xã hội có thể
đƣợc đánh giá bằng những chỉ tiêu nhất định trên ba mặt kinh tế, xã hội, tài nguyên
thiên nhiên và môi trƣờng. Quản lý môi trƣờng nƣớc tại làng nghề là một vấn đề xã
hội lớn, đòi hỏi phải thiết lập những khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc hoàn
thiện các thể chế và quy định của Chính phủ; đồng thời yêu cầu có sự tham gia rộng
rãi của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong nỗ lực tạo ra một môi trƣờng phát
triển thịnh vƣợng và bền vững. Muốn phát triển sản xuất mà vẫn bảo vệ đƣợc môi
trƣờng thì phải xã hội hóa, đó là sự kết hợp giữa chính quyền và ngƣời dân trong
quá trình phát triển bền vững.
- Quan điểm lịch sử: Dùng các sự kiện lịch sử để minh họa, chứng minh, làm
sáng tỏ các luận điểm khoa học, các nguyên lí và các kết quả của các công trình
ngiên cứu khoa học.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
6.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Đông Thọ,
các số liệu đã có về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc khu vực xung quanh của xã Đông
Thọ từ nguồn:
5


 Báo cáo hiện trạng môi trƣờng trên toàn xã
 Các công trình nghiên cứu về hiện trạng môi trƣờng.
 Và nhiều nguồn số liệu khác.
 UBND xã Đông Thọ, “Báo cáo tổng kết xây dựng nông thôn mới xã Đông
Thọ giai đoạn 2011 - 2016”.
6.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
 Tham vấn các cấp chính quyền và cộng đồng dân cƣ các thông tin về
hiện trạng môi trƣờng, cơ cấu quản lý, tổ chức quản lý môi trƣờng tại xã
Đông Thọ
 Lấy mẫu nƣớc tại khu vực nghiên cứu trong thời gian thực hiện luận văn.
 Phạm vi điều tra, phỏng vấn.
+ Xây dựng phiếu điều tra đối với nhà quản lý (chính quyền xã).
+ Xây dựng phiếu điều tra đối với ngƣời dân.
 Nội dung phỏng vấn: Lập bộ câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đề tài nghiên
cứu, sau đó chọn đối tƣợng và tiến hành phát phiếu điều tra.
6.2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
- Lấy mẫu nƣớc
- Bảo quản mẫu theo qui định
- Phân tích các mẫu nƣớc thải đã lấy tại địa phƣơng.
6.2.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Tổng hợp thông tin số liệu, tính toán, xử lý số liệu thống kê dựa trên kết quả
đo đạc, phân tích thu đƣợc. Các số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel.
6.2.5. Phương pháp bản đồ
Sử dụng tƣ liệu hoàn thiện bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu. Dùng các công cụ

phần mềm Arcgis 10.5 để bƣớc đầu tiếp cận, xây dựng sơ đồ định hƣớng không
gian lãnh thổ, Xây dựng cả sơ đồ đánh giá hiện trạng môi trƣờng, nhận thức của
cộng đồng khu vực nghiên cứu.
6


6.2.6. Phương pháp đánh giá dựa vào cộng đồng
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện dựa vào các bên liên quan để thực hiện các
nghiên cứu, thiết kế và thực hiện quản lý.
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhƣ một cách để tạo tính bền vững bằng
cách bao gồm các bên liên quan trong thực tiễn quản lý.
Phát triển sự tham gia của cộng đồng về quản lý môi trƣờng làng nghề chính là
mở rộng vai trò quản lý của quần chúng nhân dân đối với môi trƣờng. Mở rộng
chuyển dịch năng lực quản lý môi trƣờng về khía cạnh kinh tế từ trung ƣơng tới địa
phƣơng, từ cấp lãnh đạo đến ngƣời dân, tăng cƣờng sự tham gia của mọi ngƣời dân
đối với môi trƣờng. Mọi ngƣời dân đƣợc tham gia vào quá trình xác định lợi ích và
ra quyết định, tăng cƣờng mối quan hệ cộng tác giữa chính quyền trung ƣơng với
các cấp địa phƣơng trong vấn đề quản lý môi trƣờng khu vực nghiên cứu mang lại
hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất.
Phƣơng pháp này sẽ đánh giá nhận thức, hiện trang quản lý môi trƣờng của các
cấp chính quyền và cộng đồng dân cƣ để đề xuất các giải pháp quản lý và giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng.
6.2.7. Phương pháp chuyên gia
Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên
gia về một vấn đề, sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phƣơng pháp sử dụng trí
tuệ khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định
một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ƣu cho vấn đề, sự kiện đó.
Sự tham gia, góp ý của các chuyên gia sẽ làm phong phú thêm các biện pháp xử
lý và giải pháp quản lý nƣớc thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.
7. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài

- Các tài liệu về lý thuyết: đặc biệt gắn với tài nguyên và môi trƣờng nƣớc, cấu
trúc cảnh quan, chức năng cảnh quan, đánh giá cảnh quan.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, “Báo cáo môi trường quốc gia 2008 - Môi
trường làng nghề Việt Nam”, 2008.
+ Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Danh sách các làng nghề Việt Nam”,
8/2010.
7


+ Lê Văn Cát, Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và photpho. Nhà xuất bản
khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội (2007).
+ Hiệp hội làng nghề Việt Nam, “Kết quả khảo sát hiện trạng sản xuất và môi
trường một số làng nghề trong cả nước”, 11/2009.
+ TS. Phạm Thị Tố Oanh, “Quản lý môi trường làng nghề dựa vào cộng đồng,
đề án 3 năm 2014 - 2016”, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, 2016.
+ TS. Phạm Thị Tố Oanh “Nghiên cứu, đề xuất biện pháp sản xuất sạch hơn
đối với các làng nghề chế biến thực phẩm tại Bắc Ninh” Liên minh hợp tác xã Việt
Nam, 2006.
- Các tài liệu về khu vực nghiên cứu: Các dữ liệu bản đồ Thái Bình, khu vực
nghiên cứu, báo cáo hiện trạng môi trƣờng.
+ UBND xã Đông Thọ, “Báo cáo tổng kết xây dựng nông thôn mới xã Đông
Thọ giai đoạn 2011 - 2014”, 2014
+ Các tài liệu thông qua điều tra, khảo sát thực địa: Danh sách vị trí lấy mẫu
nƣớc mặt và nƣớc thải, mỗi loại 6 mẫu.

8


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường làng nghề
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề hiện đã đến mức báo động,
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời dân.
Thống kê của ngành chức năng, hiện cả nƣớc có trên 5.400 làng nghề, trong
đó trên 1.800 làng nghề và làng nghề truyền thống đƣợc công nhận. Các làng nghề
đã thu hút hơn 11 triệu lao động, khoảng 30% lực lƣợng lao động nông thôn, có
đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng... Tuy nhiên, có đến 46% số làng nghề
trong diện điều tra có môi trƣờng bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt, với nƣớc thải, ô nhiễm
chất hữu cơ các làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ
hàm lƣợng các chất ô nhiễm vƣợt quá quy chuẩn Việt Nam hàng chục lần [10].
Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đã ở mức báo động từ
khá lâu, song đến nay hầu hết các làng nghề vẫn chƣa có công trình xử lý chất thải
phù hợp. Phần lớn nƣớc thải vẫn đổ thẳng vào hệ thống nƣớc thải sinh hoạt, gây
hiểm họa khôn lƣờng. Qua kết quả khảo sát mới đây của các ngành chức năng, hầu
hết các làng nghề đƣợc quan trắc đều có ít nhất có 3 chỉ tiêu phân tích vƣợt tiêu
chuẩn cho phép, nguồn nƣớc ngầm sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất bị ô nhiễm;
bề mặt ao hồ, kênh mƣơng thủy lợi bị nhiễm độc… thậm chí nhiều địa phƣơng có
làng nghề hoạt động chỉ số ô nhiễm môi trƣờng vƣợt quá hàng chục lần cho phép.
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp quốc gia và đã
nghiên cứu thành công nhiều công trình giúp bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Việc
nghiên cứu đổi mới công nghệ sản xuất theo hƣớng thân thiện môi trƣờng là hƣớng
nghiên cứu đã đƣợc nhiều đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia thực hiện và
thành công góp phần phát triển kinh tế bền vững.
Báo cáo từ Hội nghị khoa học sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24 NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng cho thấy, các nhà khoa học
9


đã triển khai đƣợc các mô hình có hiệu quả cao nhƣ: Xử lý nƣớc thải thạch dừa ở
Bến tre, mô hình sử dụng giải pháp tách dòng, tái sử dụng nƣớc thải trong quy trình

sản xuất, đảm bảo nƣớc thải có nồng độ chất ô nhiễm thấp, xử lý đƣợc bằng công
nghệ đơn giản, có chi phí đầu tƣ và vận hành thấp.
Bên cạnh đó, công trình Sinh thái bền vững cho các hộ làm nghề sản xuất
tinh bột kết hợp chăn nuôi cùng các giải pháp thu hồi khí gas, tách chất thải để
giảm tải chất lƣợng ô nhiễm, ứng dụng kỹ thuật sinh thái để xử lý chất thải có chi
phí đầu tƣ và vận hành thấp, áp dụng tại xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp.
Nằm trong hệ thống các công trình nghiên cứu phục vụ sản xuất sạch hơn còn
có mô hình Giảm thiểu và xử lý ô nhiễm nhuộm chiếu cùng giải pháp chuyển đổi
năng lƣợng, xử lý chất thải theo hƣớng sinh thái (nƣớc thải và chất thải rắn sản
xuất). Công suất hệ thống xử lý nƣớc thải đạt 1,5 - 2,0 m3/ngày, giảm thiểu ô nhiễm
70% cho các chỉ tiêu COD, độ màu; các mô hình xử lý nƣớc thải đã cho ra đời
các sản phẩm rất có giá trị, việc đăng ký sở hữu trí tuệ của các đề tài đều vƣợt yêu
cầu [10].
Các sản phẩm của chƣơng trình cũng có nhiều loại đã nhận đƣợc các đơn đặt
hàng và phản ứng tích cực từ phía ngƣời sử dụng nhƣ sản phẩm thiết bị lọc nƣớc
giếng khoan tuầng hoan NUSA - CWSA, nƣớc sau lọc đạt QCVN 02/2009/BYT và
bình lọc nƣớc kiềm tính NUSA - BLK lọc nƣớc ăn uống trực tiếp, đạt QCVN6 10/BYT nƣớc đóng chai. Hai sản phẩm trên đã đƣợc thƣơng mại hóa và có đơn đặt
hàng với số lƣợng 5.000 sản phẩm của dự án. Riêng thiết bị lọc nƣớc bằng lõi tham
đang tiến hành hàng loạt các thí nghiệm để xác định hình dáng, mẫu mã và từng
bƣớc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và tuổi thọ [10].
Ở hƣớng nghiên cứu xử lý nƣớc thải, chất thải trong chăn nuôi cũng đạt đƣợc
nhiều thành tựu nhƣ: Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý chất
thải rắn thành phân vi sinh. Chế phẩm vi sinh vật ƣa nhiệt dùng ủ xử lý phân lợn,
bãi thải rắn vẫ bảo đảm an toàn sinh họcgiảm thời gian ủ phân, giảm mùi hôi và vi
sinh gây bệnh trong phân và còn tạo việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. Công nghệ
10


này đã đƣợc áp dụng cho các trang trại chăn nuôi lợn. Mô hình đã xây dựng đƣợc

quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh dạng bột xử lý chất thải chăn nuôi quy mô 100 1.000kg.
Các nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu phát triển công nghệ thân thiện
môi trƣờng trong xử lý rác thải sinh hoạt bằng phƣơng pháp chôn lấp áp dụng với
quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện Việt Nam, đã thử nghiệm mô hình xử lý nƣớc
sông, hồ bị ô nhiễm, tăng cƣờng hiệu quả xử lý ni tơ, hỗ trợ cho các quá trình sinh
học kết hợp với hệ thống bãi lọc trồng cây nhận tạo, tạo cảnh quan môi trƣờng.
Bên cạnh đó, có nhiều công trình khoa học phân tích, làm rõ những hạn chế
dẫn tới phát triển thủy sản thiếu bền vững ở nƣớc ta trong những năm qua, đề xuất
đƣợc quy trình nuôi tôm bền vững tại hải Hậu, Nam Định và mô hình mẫu nuôi cá
tra tại Đồng Tháp. Chế tạo thành công chế phẩm sinh học BK - BIOLEACHATE và
quy trình sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý các hợp chất các bon khó phân hủy,
ni tơ, phot pho và lƣu huỳnh trong nƣớc rỉ rác, phân vi sinh thu hồi từ quá trình kết
tủa ni tơ và quy trình ô xy hóa BK - PHOTOXYD để xử lý các chất hữu cơ khó
phân hủy trong nƣớc rỉ rác [10].
Các công trình nghiên cứu khoa học này đã và đang mang lại sự thay đổi lớn
về công nghệ và ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất sạch hơn, bảo vệ môi
trƣờng và là giải pháp căn cơ cho nhiều ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi ở nƣớc ta
hiện nay; hỗ trợ tích cực vào công cuộc giảm phát thải các bon, hạn chế sự nóng lên
của trái đất, ứng phó biến đổi khí hậu.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về ô nhiễm nước thải sản xuất
Hiện nay, nƣớc ta đang đối mặt tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nƣớc, nhất
là tại các khu công nghiệp và đô thị; hầu hết hệ thống sông, ngòi, ao, hồ đều bị ô
nhiễm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chất lƣợng nƣớc
thải chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, nhiều công trình, cơ sở xả thải chƣa đƣợc cấp
phép theo đúng quy định của pháp luật [2].
Nhận định về những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc thời gian qua,
Trƣởng phòng Pháp chế (Cục Quản lý tài nguyên nƣớc) Ngô Chí Hƣớng cho rằng:
Hiện nay việc thu gom, xử lý nƣớc thải của các hộ gia đình còn rất hạn chế, chỉ có
11



một số thành phố lớn mới có hệ thống công trình thu gom, xử lý tập trung. Tuy
nhiên cũng chỉ thu gom đƣợc một phần nhỏ, còn hầu hết nƣớc thải từ các hộ gia
đình đều xả trực tiếp vào cống, rãnh, sông ngòi gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn
nƣớc cả ở nông thôn và đô thị. Tại các khu công nghiệp, việc đầu tƣ và áp dụng các
công nghệ xử lý nƣớc thải chƣa đáp ứng yêu cầu.
Trong khi đó, nƣớc thải tại các khu vực làng nghề, làng nghề truyền thống gần
nhƣ không đƣợc xử lý, không chỉ gây ô nhiễm môi trƣờng trầm trọng mà còn ảnh
hƣởng rất lớn đến sức khỏe ngƣời dân. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
nông dƣợc và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã làm nguồn nƣớc ở
sông, hồ, kênh, mƣơng bị ô nhiễm. Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ồ ạt, thiếu
quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật trong nhiều năm qua, đã tác động
tiêu cực tới chất lƣợng nguồn nƣớc...
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nghiều công trình, đề án nghiên cứu về giải pháp
quản lý nƣớc thải sản xuất nhƣ:
- Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất bún bằng
phương pháp lọc kị khí kết hợp đĩa quay sinh học” của ThS. Bùi Thị Vụ - Khoa
Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng [15].
Công trình đã đề xuất phƣơng án loại bỏ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sản
xuất bún bằng phƣơng pháp sinh học lọc kị khí kết hợp đĩa quay sinh học. Kết quả
xử lý nƣớc thải sản xuất bún bằng bể lọc kị khí kết hợp đĩa quay sinh học cho hiệu
suất xử lý cao đối với các thông số đã nghiên cứu COD, SS và NH4+. Sau 24h xử lý
tại bể lọc kị khí với tốc độ dòng tối ƣu và 32h tại bể hiếu khí RBC, hiệu suất xử lý
đạt lớn nhất đối với các thông số COD, SS và NH4+ lần lƣợt là 97.48; 91.35 và
92.33%. Nƣớc thải sản xuất bún sau khi xử lý 2 giai đoạn kết hợp thì các chỉ tiêu SS
và NH4+ đạt tiêu chuẩn nƣớc thải công nghiệp loại A, chỉ tiêu COD đạt tiêu chuẩn
nƣớc thải công nghiệp loại B theo QCVN 40/2011-BTNMT [15].
Phƣơng án xử lý nƣớc thải sản xuất bún bằng bể lọc kị khí kết hợp đĩa quay
sinh học cho hiệu suất xử lý cao xong chủ yếu thiên về công nghệ và chi phí rất
tốn kém.

12


- Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu, đề xuất biện pháp sản xuất sạch hơn đối
với các làng nghề chế biến thực phẩm tại Bắc Ninh” do Tiến sĩ Phạm Thị Tố Oanh
nghiên cứu năm 2006 [12].
- Công trình nghiên cứu mới: “Quản lý môi trường làng nghề dựa vào cộng
đồng, đề án 3 năm 2014 - 2016” của đơn vị Liên minh hợp tác xã Việt Nam [14].
Công trình này chủ yếu tập trung vào các hợp tác xã và vấn đề môi trƣờng
nói chung nhƣ chất thải rắn, khí thải, nƣớc thải không đi sâu hoàn toàn vào vấn đề
nƣớc thải sản xuất
- Đề tài: “Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề sản xuất miến dong trong
cả nước bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước”.
Đề tài này liên quan đến vấn đề làng nghề. Ở Việt Nam làng nghề có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với ngƣời dân ở các vùng nông thôn nó giúp họ có cuộc
sống ấm no ngay trên mảnh đất quê hƣơng mình. Bên cạnh mặt đóng góp tích cực,
tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề đã lên tới mức báo động gây nhiều bức xúc cho
xã hội do việc phát triển các làng nghề ở nƣớc ta vẫn mang tính tự phát, công nghệ
thủ công lạc hậu, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trƣờng rất thấp.
Vì thế việc tìm quy trình xử lý thích hợp đối với loại nƣớc thải này có ý nghĩa rất to
lớn. Có nhiều biện pháp xử lý, tuy nhiên biện pháp sinh học là ƣu thế hơn cả vì
chúng có ƣu điểm về kinh tế - kỹ thuật và thân thiện với môi trƣờng.
Ở đề tài này, ngƣời nghiên cứu đã làm rõ và cụ thể hóa đƣợc phƣơng pháp xử
lý nƣớc thải bằng công nghệ sinh học để giảm chi phí cho ngƣời dân mà vẫn đảm
bảo thân thiện với môi trƣờng nhƣng vẫn chƣa đề cập tới vai trò của cộng đồng
trong quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nƣớc thải sản xuất.
Qua nghiên cứu các công trình, đề án và đề tài về quản lý nƣớc thải sản xuất,
bản thân tôi nhận thấy các đề tài nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến giải pháp công
nghệ trong xử lý, quản lý nƣớc thải sản xuất mà chƣa đề cập tới giải pháp phát huy
vai trò của cộng đồng trong quản lý nƣớc thải sản xuất. Giai pháp phát huy vai trò

của cộng đồng trong quản lý nƣớc thải sản xuất đƣợc đánh giá cao bởi vì cộng đồng
địa phƣơng với tƣ cách vừa là ngƣời trực tiếp sử dụng nƣớc, đồng thời vừa là ngƣời
13


quản lý và bảo vệ tài nguyên nƣớc. Hơn nữa, các đề tài trên thiên về công nghệ mà
chƣa có định hƣớng không gian cụ thể về mặt địa lí.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý ô nhiễm nước thải sản xuất dựa vào
cộng đồng
Những tính chất có sức mạnh nổi bật của cộng đồng là: tính đoàn kết, gắn bó,
hỗ trợ lẫn nhau vì quyền lợi chung (sức mạnh tập thể bao giờ cũng lớn hơn sức
mạnh cá nhân); sự sáng tạo và duy trì các kiến thức bản địa (đây là một đặc trƣng
văn hóa phi vật thể, lan truyền và bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ khác, tạo ra sức
sống của cộng đồng trong quá trình sản xuất và bảo vệ cuộc sống); lòng tự hào về
truyền thống của làng xóm, của quê hƣơng gắn với tình yêu dân tộc, đó cũng chính
là cuội nguồn lớn nhất của sức mạnh cộng đồng. Hiện nay, công tác BVMT đang
đứng trƣớc thách thức to lớn, khi mà nhu cầu về một môi trƣờng sống trong lành và
an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hƣởng thụ một đời sống vật chất sung túc. Nói
cách khác, công tác BVMT đang phải đối mặt với các mẫu thuẫn trong suy nghĩ,
thái độ, hành vi về môi trƣờng giữa các nhóm ngƣời khác nhau trong xã hội, giữa
ngƣời này với ngƣời khác và ngay cả trong bản thân một con ngƣời. Để quản lý môi
trƣờng có hiệu quả, trƣớc hết cần dựa vào các cộng đồng. Các mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trƣờng phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá
nhân cũng nhƣ các tổ chức trong việc chăm sóc môi trƣờng ở cơ sở để đáp ứng nhu
cầu của cuộc sống. BVMT ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ,
nhƣng rất bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng. Sự tham gia của cộng
đồng vào BVMT là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý,
BVMT ở địa phƣơng, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung ƣơng đến cơ sở)
thì càng xuống cấp thấp hơn vai trò của ngƣời dân càng trở nên quan trọng. Sự tham
gia của cộng đồng vào BVMT không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp

BVMT, mà còn là lực lƣợng giám sát môi trƣờng nhanh và hiệu quả, giúp cho các
cơ quan quản lý môi trƣờng giải quyết kịp thời sự ô nhiễm môi trƣờng ngay từ khi
mới xuất hiện [13].
14


Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nƣớc ở Việt Nam đã có
lịch sử từ lâu, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ - nơi hàng năm lũ
lụt từ sông Hồng và sông Mê Kông thƣờng gây ra thiệt hại cho ngƣời, tài sản, mùa
màng và đất đai. Nhờ sự tham gia của cộng đồng, hàng ngàn đê, đập, hồ chứa nƣớc
nhân tạo, kênh mƣơng và giếng làng đã đƣợc xây dựng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, bản
chất của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nƣớc có sự khác biệt tƣơng ứng
với điều kiện kinh tế xã hội, môi trƣờng thể chế chính trị và tổ chức xã hội của đất
nƣớc ở từng giai đoạn. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu quá trình chuyển đổi kinh tế
(còn gọi là quá trình Đổi Mới) năm 1986, Chính phủ đã liên tục đề cao sự tham gia
và đóng góp của cộng đồng và các ngành trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nƣớc,
kể cả khai thác, sử dụng, xử lý, cung cấp và bảo vệ nguồn nƣớc. Điều này đƣợc biết
đến dƣới khái niệm “xã hội hóa” nhƣ là một phƣơng châm hành động với khẩu hiệu
“Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao đầy đủ trách
nhiệm quản lý nƣớc cho cộng đồng thì hầu nhƣ chƣa đƣợc xem xét đến.
Hiện nay, một số địa phƣơng trong cả nƣớc đã thành công trong mô hình quản
lý nƣớc dựa vào cộng đồng nhƣ ở tỉnh Quảng Nam, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này thƣờng thiên về công nghệ mà chƣa
có cơ sở địa lí, chƣa có định hƣớng về không gian sản xuất.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NƢỚC THẢI SẢN XUẤT DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG
1.2.1. Làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề
1.2.1.1. Phân bố các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên cả nước
Các làng nghề đã tồn tại, phát triển từ hàng nghìn năm nay, có vai trò quan
trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đặc biệt ở khu vực

nông thôn, trong tiến trình đổi mới và phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì đây là mắt xích đột phá để đầu
tƣ khoa học, công nghệ phát triển nông thôn hiện đại. Các làng nghề trên khắp cả
nƣớc rất đa dạng về ngành nghề sản xuất cũng nhƣ sản phẩm [3, 10]. Có thể phân
loại làng nghề theo 6 nhóm ngành sản xuất dựa trên loại hình sản xuất và loại hình
sản phẩm, bao gồm:
15


- Ƣơm tơ, dệt vải và may đồ da
- Chế biến nông sản thực phẩm, dƣợc liệu
- Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…)
- Thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
- Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá
- Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt giấy, đan vó, lƣới…)
Làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong các làng nghề
trên cả nƣớc. Các làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm đƣợc phân bố đều ở
các khu vực nhƣng nhiều nhất vẫn là khu vực châu thổ sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long. Tại các làng nghề này phần lớn ngƣời lao động sử dụng thời gian
nông nhàn để tham gia sản xuất, hình thức sản xuất chủ yếu vẫn mang tính thủ
công, gần nhƣ không có sự thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm đƣợc
hình thành nghề [3, 10].
Làng nghề nói chung và làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm ở khu vực
miền Bắc nói riêng tập chung chủ yếu ở 9 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là
vùng đồng bằng đất đai phì nhiêu, khí hậu thích hợp cho trồng trọt chăn nuôi phát
triển nông nghiệp nên có các sản phẩm nông nghiệp rất phong phú, rất thích hợp
cho sự phát triển các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm để có thể tận dụng nguồn
nguyên liệu tại chỗ. Chính vì lẽ đó mà các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
đã xuất hiện từ rất sớm. Việc hình thành phát triển các làng nghề này không những
đã tận dụng nguồn lao động dƣ thừa và nguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ sản

xuất ra các mặt hàng nông phẩm đa dạng mà còn góp phần tăng thêm thu nhập, cải
thiện đời sống cho ngƣời nông dân. Theo các số liệu thống kê và tài liệu tham khảo,
các làng nghề chế biến thực phẩm phân bố chủ yếu ở các tỉnh nhƣ Thái Bình (22
làng nghề), Hƣng Yên (7 làng nghề), Hà Nội (48 làng nghề), Nam Định (21 làng
nghề), Hải Dƣơng (8 làng nghề),… [8, 10].
1.2.1.2. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Các làng nghề đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn. Sản xuất tiểu
thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ. Các nghề
16


×