Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn tại xã thụy trường, huyện thái thụy, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Tâm

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ THỤY TRƢỜNG, HUYỆN THÁI THỤY,
TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Tâm

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ THỤY TRƢỜNG, HUYỆN THÁI THỤY,
TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


Hƣớng dẫn 1: TS. Lê Thị Vân Huệ
Hƣớng dẫn 2: TS. Đoàn Hoàng Giang

Hà Nội - Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp trong chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng
của tôi đƣợc hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy kiến
thức tại trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với sự
hƣớng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi trƣờng và sự tham khảo
ý kiến của các bạn đồng học.
Trƣớc hết, tôi xin cảm ơn tới đề tài “Khai thác nhiều lợi ích từ hệ thống rừng
ngập mặn bền vững”- Mã số NE/P01450X/1 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công
nghệ Quốc gia tài trợ (2017-2020) đã hỗ trợ tài chính để tiến hành thực địa, thu thập
số liệu cho luận văn. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Vân Huệ- Viện Tài
Nguyên Môi trƣờng- Đại học Quốc gia Hà Nội- chủ nhiệm đề tài và TS. Đoàn
Hoàng Giang- giảng viên khoa Môi Trƣờng, Đại học Khoa học Tự nhiên, là những
ngƣời đã trực tiếp truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và hƣớng dẫn khoa học để tôi
có thể hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Môi
trƣờng- Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, những ngƣời đã cung cấp kiến thức bổ
ích trong suốt quá trình đào đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
khóa đào tạo.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ, nhân dân xã Thụy Trƣờng,
huyện Thái Thuy, tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ và chia sẻ các thông tin quý báu trong
quá trình tôi khảo sát thực địa, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi cũng cảm ơn gia đình cùng bạn bè và các đồng nghiệp, những
ngƣời đã ủng hộ tôi suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 28 tháng 12


Nguyễn Thị Tâm

năm 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................................viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 4
1.1 Tổng quan về rừng ngập mặn ...................................................................................... 4
1.1.1. Vai trò của rừng ngập mặn với tự nhiên.............................................................. 7
1.1.2. Vai trò của rừng ngập mặn đối với con người .................................................. 11
1.2. Tình hình sử dụng và quản lý ngập mặn trên thế giới và Việt Nam ......................... 13
1.2.1. Tình hình sử dụng và quản lý rừng ngập mặn trên thế giới .............................. 13
1.2.2. Tình hình sử dụng và quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam .............................. 17
1.3. Những nghiên cứu về dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn, sinh kế trên thế giới và
Việt Nam .......................................................................................................................... 21
Chƣơng 2: PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 24
2.1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 24
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................... 24
2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu .......................................................................................... 24
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 25
2.4.1. Phương pháp tổng hợp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp .................................. 25
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 26
2.4.3. Phương pháp GIS .............................................................................................. 28
2.4.4. Phương pháp xử lý phân tích số liệu ................................................................. 28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 29

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và rừng ngập mặn xã Thụy Trƣờng.................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Thái Bình .................... 29
3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội, dân cư xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Thái Bình34
3.2. Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn tại xã Thụy Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình .................................................................................................................................. 37


3.3. Hiện trạng sử dụng rừng ngập mặn tại xã Thụy Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình .................................................................................................................................. 44
3.3.1. Nhận thức của người dân xã Thụy Trường về dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập
mặn............................................................................................................................... 44
3.3.2.Phân bố khả năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ............... 47
3.3.3. Dịch vụ hệ sinh thái và sinh kế của người dân .................................................. 56
3.4. Những vấn đề tồn tại trong việc quản lý và sử dụng rừng ngập mặn tại xã Thụy
Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình....................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 70
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 74


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: So sánh khả năng dự trữ cacbon giữa các loại rừng .................................10
Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Thụy Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ..............29
Hình 3.2: Biểu đồ sinh khí hậu trạm Thái Bình ........................................................31
Hình 3.3: Rừng ngập mặn xã Thụy Trƣờng phân theo tuổi rừng .............................40
Hình 3.4: Sơ đồ các cấp quản lý rừng ngập mặn xã Thụy Trƣờng ...........................41
Hình 3.5: Tờ rơi tuyên truyền về rừng ngập mặn do Chi cục Kiếm lâm tỉnh Thái
Bình phát hành ..........................................................................................................43
Hình 3.6: Sơ đồ phân bố khả năng cung cấp thực phẩm của rừng ngập mặn xã Thụy
Trƣờng .......................................................................................................................49

Hình 3.7: Sơ đồ phân bố khả năng điều tiết thiên tai của rừng ngập mặn xã Thụy
Trƣờng .......................................................................................................................51
Hình 3.8: Sơ đồ phân bố khả năng bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn xã Thụy
Trƣờng .......................................................................................................................53
Hình 3.9: Sơ đồ phân bố khả năng mở rộng đất của rừng ngập mặn xã Thụy Trƣờng
...................................................................................................................................54
Hình 3.10: Biểu đồ so sánh thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017 của hai nhóm
hộ ...............................................................................................................................58
Hình 3.11: Biểu đồ tƣơng quan giữa diện tích và thu nhập từ đầm nuôi thủy sản
nƣớc lợ.......................................................................................................................59
Hình 3.12: Khu vực rừng ngập mặn ven đê bị thiệt hại do chăn thả gia súc ............62
Hình 3.13: Cây rừng ngập mặn bị chặt phá tại các đầm nuôi ...................................63
Hình 3.14: Khu vực đầm nuôi trồng thủy sản không có rừng ngập mặn che phủ ....63
Hình 3.15: Lƣới bát quái (lờ bát quái) dùng để đánh bắt thủy sản trong RNM ........65
Hình 3.16: Chất thải từ các ao nuôi trong đê đổ ra rừng ngập mặn tại xã Thụy
Trƣờng .......................................................................................................................65


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các dịch vụ hệ sinh thái do rừng ngập mặn cung cấp ................................5
Bảng 1.2: Tầm quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ....................6
Bảng 1.3: Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới ......................................................14
Bảng 1.4: Diện tích rừng ngập mặn trên lãnh thổ Việt Nam ....................................17
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của xã Thụy Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
qua các năm từ 2013 đến 2016 ..................................................................................34
Bảng 3.2: Hiện trạng đất và rừng ngập mặn ven biển Thái Bình .............................38
Bảng 3.3: Các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Thụy Trƣờng ..................45
Bảng 3.4: Tỷ lệ % hộ gia đình nhận thấy lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh thái rừng
ngập mặn ...................................................................................................................46
Bảng 3.5: So sánh thu nhập trung bình đầu ngƣời theo năm của 2 nhóm hộ ...........58

Bảng 3.6: Số lƣợng trâu bò của xã Thụy Trƣờng qua các năm từ 2012 đến 2016 ...61


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DRC

:

Danish Red Cross
Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch

FAO

:

Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

HST

:

Hệ sinh thái

JRCS

:

Japanese Red Cross Society
Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản


NN&PTNT :

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

RNM

:

Rừng ngập mặn

SCF UK

:

Save The Children Fund UK
Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh

TEEB

:

The Economics of Ecosystem and Biodiversity
Nghiên cứu kinh tế các hệ sinh thái và đa dạng sinh học

UBND

:

Ủy ban Nhân dân


UNESCO

:

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

WB

:

World Bank
Ngân hàng Thế giới

viii


MỞ ĐẦU
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái có vai trò rất quan trọng. Rừng ngập mặn
có nhiều lợi ích nhƣ bảo vệ bờ biển ở quy mô toàn cầu và quốc gia, là nguồn dự trữ
cacbon cũng nhƣ cung cấp lƣơng thực và năng lƣợng cho các cộng đồng ven biển
dựa vào tài nguyên thiên nhiên ở quy mô địa phƣơng. Thống kê của Tổ chức Nông
Lƣơng Thế giới (FAO) cho biết, từ năm 1980 đến năm 2013 diện tích rừng ngập
mặn trên Thế giới đã bị mất từ 20 - 35%. Tỷ lệ mất rừng cao nhất là ở các nƣớc
đang phát triển, nơi rừng ngập mặn thƣờng bị chặt phá để quy hoạch phát triển vùng
ven biển, nuôi trồng thủy sản, lấy gỗ hay sản xuất nhiên liệu. Điều này làm tăng khả
năng bị tổn thƣơng của bờ biển, gây ra các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ: lũ lụt,
xâm nhập mặn, giảm khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng ngập mặn cần
thiết để hỗ trợ sinh kế của ngƣời dân khu vực ven biển.

Rừng ngập mặn là nguồn sống của một bộ phận khá lớn ngƣời dân Việt
Nam, mang lại lợi ích và giá trị lớn về kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trƣờng. Tuy
nhiên, rừng ngập mặn ở nƣớc ta đang ngày càng bị thu hẹp về diện tích và suy giảm
về chất lƣợng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm
1943 Việt Nam có trên 400.000 ha diện tích rừng ngập mặn. Nghiên cứu năm 1983
cho thấy Việt Nam chỉ còn 252.000 ha. Diện tích này tiếp tục giảm còn 156.608 ha
vào năm 2000 theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm
2001. Tính đến năm 2005, diện tích rừng ngập mặn ở nƣớc ta chỉ còn khoảng
155.000 ha. Với nhiều nỗ lực trong công tác trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn,
đến năm 2012, diện tích rừng ngập mặn của nƣớc ta là khoảng 160.000 ha [20].
Thái Bình là một tỉnh ven biển với diện tích rừng ngập mặn khoảng 3.708,98
ha, lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng [1]. Huyện Thái Thụy có hơn
2000 ha rừng ngập mặn tập trung tại 5 xã ven biển: Thụy Trƣờng, Thụy Xuân, Thụy
Hải, Thái Thƣợng và Thái Đô. Rừng già ngập mặn ở đây lớn nhất lƣu vực sông
Hồng với diện tích khoảng 400 ha phân bố ở các xã Thụy Trƣờng và Thụy Xuân
[21]. Theo nghiên cứu của Hội chữ Thập đỏ Đan Mạch, diện tích rừng ngập mặn
trƣởng thành của huyện Thái Thụy trong 12 năm (từ 1986 - 1998) đã giảm 70%.

1


Đối với tỉnh Thái Bình, khai thác các dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn là một trong
những mũi nhọn kinh tế và là sinh kế của đại đa số ngƣời dân khu vực ven biển. Vì
vậy, hiện trạng diện tích và chất lƣợng rừng ngập mặn đang ngày một suy giảm đã
tác động tiêu cực đến đời sống, sinh kế của ngƣời dân. Do vậy, đánh giá các dịch vụ
sinh thái rừng ngập mặn cũng nhƣ ảnh hƣởng của rừng đến sinh kế của cộng đồng
địa phƣơng để từ đó đƣa ra các biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững rừng
đang là một thách thức, yêu cầu cần thiết đối với khu vực này.
Tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cũng đã có một số nghiên cứu đƣợc
tiến hành nhằm tìm hiểu tầm quan trọng của rừng đối với đời sống, kinh tế của

ngƣời dân địa phƣơng nhƣ: “Nghiên cứu quy hoạch định hƣớng quản lý thảm thực
vật vùng rừng ngập mặn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cho phát triển bền vững”
đã làm rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với ngƣời dân ven biển Thái Thụy và đề
xuất một số biện pháp quản lý thảm thực vật ven biển định hƣớng phát triển bền
vững [15]. Năm 2016, nghiên cứu “Điều tra môi trƣờng, đa dạng sinh học và kinh tế
- xã hội của vùng đất ngập nƣớc ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” đƣợc thực
hiện. Trong nghiên cứu này, sử dụng cách tiếp cận Hệ thống và tiếp cận Hệ sinh
thái, tác giả Đỗ Thanh Hải đã xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu cơ bản đƣợc cập nhật về
môi trƣờng sống và đa dạng sinh học vùng đất ngập nƣớc Thái Thụy. Ngoài ra,
nghiên cứu có đƣợc những dẫn liệu về đặc trƣng kinh tế - xã hội, văn hóa, hƣớng
phát triển kinh tế biển, tình trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn của địa
phƣơng, đánh giá đƣợc các giá trị dịch vụ hệ sinh thái vùng đất ngập nƣớc và xác
định đƣợc những nguyên nhân cơ bản tác động đến đa dạng sinh học ở khu vực này
[4].
Tuy nhiên, hiện chƣa có một công trình nghiên cứu nào về đánh giá hiện
trạng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn tại địa bàn nghiên cứu sử dụng cách tiếp
cận hệ thống sinh thái xã hội nhằm đạt những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, dựa
trên cơ sở đó giúp các nhà hoạch định chính sách đƣa ra đƣợc những công cụ quản
lý phù hợp góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn trong khi vẫn
nâng cao đƣợc sinh kế cho cộng đồng địa phƣơng một cách bền vững.

2


Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng
quản lý và sử dụng rừng ngập mặn tại xã Thụy Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình”.
Mục tiêu nghiên cứu:
-


Tìm hiểu hiện trạng sử dụng và quản lý rừng ngập mặn khu vực xã Thụy
Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình;

-

Phân tích những bất cập trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn
tại xã Thụy Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình;

-

Đề xuất giải pháp nhằm quản lý và sử dụng bền vững rừng ngập mặn, cải
thiện sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng.

Cấu trúc của luận văn:
-

Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu

-

Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

-

Chƣơng 2: Phạm vi, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu

-

Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận


-

Kết luận và kiến nghị

3


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về rừng ngập mặn
Khái niệm rừng ngập mặn:
Theo Tomlison P.B (1986) cho rằng rừng ngập mặn là nơi mà các thực vật
thân gỗ sinh trƣởng và phát triển ở vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển ở vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới nơi chúng có thể tồn tại trong điều kiện độ mặn cao, triều
cƣờng, sóng lớn, nhiệt độ cao, trên đất bùn và đất thiếu khí [46].
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất
cao trên Thế giới. Tầm quan trọng của hệ sinh thái này đã đƣợc thảo luận rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Theo Phan Nguyên Hồng và cs. (1999): “Đây là hệ
sinh thái đặc trƣng và đóng vai trò rất lớn cả về yếu tố kinh tế lẫn sinh thái cảnh
quan và yếu tố môi trƣờng ở các vùng đất ngập nƣớc ven biển của vùng nhiệt đới và
vùng cận nhiệt đới.”[18].
Khái niệm về dịch vụ hệ sinh thái:
Theo nghiên cứu kinh tế các hệ sinh thái và đa dạng sinh học (TEEB), các
dịch vụ hệ sinh thái đƣợc định nghĩa là “dịch vụ đem lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp
của các hệ sinh thái cho sự thịnh vƣợng của con ngƣời” [7, 45].
Dịch vụ hệ sinh thái ở đây đƣợc dùng để chỉ cả các nguồn lợi hữu hình
(lƣơng thực, chất đốt…) và các nguồn lợi vô hình (các giá trị tâm linh, văn hóa…).
Theo các tiêu chí khác nhau, các dịch vụ hệ sinh thái đƣợc phân chia theo nhiều
cách khác nhau.
Theo định nghĩa của Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (Millennium
Ecosystem Assessment), các dịch vụ hệ sinh thái là: “Những lợi ích con ngƣời đạt

đƣợc từ các hệ sinh thái, bao gồm dịch vụ cung cấp nhƣ thức ăn và nƣớc; các dịch
vụ điều tiết nhƣ điều tiết lũ lụt, hạn hán; các dịch vụ hỗ trợ nhƣ hình thành đất và
chu trình dinh dƣỡng; và các dịch vụ văn hóa nhƣ giải trí, tinh thần, tín ngƣỡng và
các lợi ích vật chất khác”[7, 36].
Theo Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ, rừng ngập mặn cung cấp các dịch
vụ hệ sinh thái sau:

4


Bảng 1.1: Các dịch vụ hệ sinh thái do rừng ngập mặn cung cấp
Dịch vụ

Diễn giải và ví dụ

Dịch vụ cung cấp
Thực phẩm

Cung cấp cá, các loài hải sản và rong tảo

Sợi, gỗ và nhiên liệu

Cung cấp gỗ, nguyên liệu củi, than bùn, cỏ khô

Sản phẩm hóa sinh

Cung cấp chiết xuất thuốc và các vật liệu khác từ thực
vật

Vật liệu di truyền


Cung cấp thuốc, nguồn gen đề kháng đối với tác nhân
gây bệnh ở động vật và thực vật

Dịch vụ điều tiết
Điều tiết khí hậu

Giảm thiểu khí nhà kính, điều chỉnh nhiệt độ, lƣợng
mƣa và các quá trình khí hậu khác; điều chỉnh nồng độ
các thành phần của khí quyển

Điều tiết sinh học

Ngăn chặn các loài xâm lƣợc; điều chỉnh mối quan hệ
giữa các bậc dinh dƣỡng khác nhau; bảo tồn đa dạng
chức năng và tƣơng tác

Làm sạch và xử lý ô Duy trì, phục hồi chất lƣợng nƣớc và loại bỏ các chất
nhiễm nƣớc
dinh dƣỡng thừa và các chất ô nhiễm khác
Chống xói mòn đất

Giữ đất, ngăn chặn xói mòn

Phòng chống thiên tai

Kiểm soát lũ, phòng chống bão

Dịch vụ văn hóa
Tinh thần và truyền cảm Các giá trị tinh thần và tín ngƣỡng mang lại niềm tin,

hứng
hạnh phúc cho con ngƣời
Giải trí

Cơ hội cho các hoạt động du lịch và giải trí

5


Thẩm mỹ

Các cảnh đẹp thiên nhiên

Giáo dục

Các cơ hội cho giáo dục và đào tạo chính thức cũng
nhƣ không chính thức

Dịch vụ hỗ trợ
Bảo tồn đa dạng sinh học

Là nơi cƣ trú và lƣu trú cho các loài sinh vật

Hình thành đất

Giữ trầm tích và tích lũy chất hữu cơ

Hỗ trợ chu trình dinh Lƣu giữ, phục hồi, biến đổi các chất sinh dƣỡng
dƣỡng
(Nguồn: Millennium Ecosystem Assessment, 2005 [40])

Trong các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn kể trên, Đánh giá hệ sinh thái
thiên niên kỷ đã sắp xếp mức độ quan trọng của các dịch vụ theo 3 hạng: cao, trung
bình và thấp nhƣ sau:
Bảng 1.2: Tầm quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn
Mức độ quan trọng

Dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cung cấp thực phẩm
Cung cấp sợi, gỗ và nhiên liệu
Điều tiết sinh học

Cao
Làm sạch và xử lý ô nhiễm nƣớc
Chống xói mòn đất
Phòng chống thiên tai
Điều tiết khí hậu
Trung bình

Bảo tồn đa dạng sinh học
Hình thành đất

6


Hỗ trợ chu trình dinh dƣỡng
Sản phẩm hóa sinh
Vật liệu di truyền
Tinh thần và truyền cảm hứng
Thấp
Giải trí

Thẩm mỹ
Giáo dục
(Nguồn: Millennium Ecosystem Assessment, 2005 [40])
Các vùng đất ngập nƣớc ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn đóng vai trò
quan trọng với con ngƣời thông qua việc cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, phòng
chống thiên tai, ô nhiễm, xói mòn đất. Đây là những dịch vụ có liên quan trực tiếp
đến an toàn, sinh kế, thu nhập của ngƣời dân ven biển. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn
cung cấp các dịch vụ khác tuy nhiên tầm quan trọng thấp hơn và ít đƣợc ngƣời dân
quan tâm hơn.
1.1.1. Vai trò của rừng ngập mặn với tự nhiên
Rừng ngập mặn là rừng nhiệt đới ven biển, có vai trò bảo vệ bờ biển chống
lại xói mòn do gió bão thƣờng xảy ra ở vùng ven biển nhiệt đới, hạn chế tốc độ
sóng, gió và dòng triều vùng ven biển và vùng cửa sông, hạn chế xâm nhập mặn. Rễ
cây ngập mặn, đặc biệt là các quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng
làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động
công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Theo
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, hàng năm vùng cửa sông Hồng tại Ba
Lạt tiến ra biển 60 - 70m, một số xã ở tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đất bồi ra biển 25 30m, các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng 15 - 30m, Bạc Liêu, Cà Mau 30 - 40m [6].
Ngƣợc lại, ở một số nơi không có rừng ngập mặn nhƣ một vài xã phía nam huyện
Thái Thụy, Thái Bình, trên diện tích còn sót lại của rễ và gốc cây ngập mặn đã bị

7


khai thác trắng, bờ biển bị xói lở với cƣờng độ mạnh. Hằng năm, biển ăn sâu vào
đất liền khoảng 2m với độ ngập sâu của nƣớc nơi xói lở lên tới 2,4m [15]. Ngoài ra,
rừng ngập mặn còn có tác dụng hạn chế quá trình xâm nhập mặn. Nhờ có rừng mà
quá trình này diễn ra chậm hơn và trên phạm vi hẹp hơn, vì khi triều cao, nƣớc lan
vào trong khu rừng ngập mặn, hệ thống rễ cây dày đặc cùng thân cây đã làm giảm
tốc độ dòng triều, tán cây có tác dụng hạn chế tốc độ gió. Khi mất rừng, dòng triều

kèm gió mạnh đƣa nƣớc mặn vào sâu kèm theo tác động của sóng gây ra xói lở bờ
sông và các chân đê. Mặt khác nƣớc mặn sẽ thẩm thấu qua thân đê vào khu vực đất
nông nghiệp khiến năng suất bị giảm, tình trạng thiếu nƣớc ngọt ảnh hƣởng đến sản
xuất và sinh hoạt của ngƣời dân [16].
Rừng ngập mặn cung cấp thức ăn cho các loài thủy hải sản, cung cấp nơi trú
ngụ, nuôi dƣỡng các ấu trùng, con non của các loài động vật, hỗ trợ cho sự tồn tại
và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật vùng cửa sông ven biển, duy trì
sự đa dạng sinh học. Nguồn thức ăn đầu tiên, phong phú và đa dạng cung cấp cho
các loài hải sản chính là xác hữu cơ hay còn gọi là mụn bã hữu cơ, đó là sản phẩm
của quá trình phân hủy xác thực vật, bao gồm: lá, cành, chồi, rễ… của các cây ngập
mặn. Theo Snedaker (1978), lƣợng lá rơi của rừng ngập mặn ở nam Florida là
10.000 - 14.000 kg khô/ha/năm [48]. Kết quả nghiên cứu ở rừng đƣớc Cà Mau cung
cấp cho hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực này 8.400 - 12.000 kg lá khô/năm/ha
[17]. Những sản phẩm phân hủy này một phần đƣợc sử dụng bởi các loài động vật,
một phần nằm dƣới dạng chất hữu cơ hòa tan cung cấp cho một số loài dinh dƣỡng
bằng con đƣờng thẩm thấu. Phần chủ yếu còn lại chuyển thành nguồn thức ăn phế
liệu (detrit) nuôi sống hàng loạt động vật ăn mùn bã thực vật vốn rất đa dạng, phong
phú trong các kênh rạch và bãi triều. Loại chuỗi thức ăn phế liệu này cũng là dạng
phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong lƣới thức ăn của khu vực rừng ngập mặn,
là điểm khởi đầu tạo nên năng suất sinh học cao của hệ sinh thái này. Ngoài ra, rừng
ngập mặn còn là nơi thu hút nhiều loài chim nƣớc và chim di cƣ, tạo thành các sân
chim lớn. Rừng ngập mặn Việt Nam có nhiều loài chim quý hiếm của thế giới nhƣ
các loài cò mỏ thìa, già dẫy, hạc cổ trắng… [6].

8


Không những là nguồn cung cấp thức ăn, rừng ngập mặn còn là nơi cƣ trú,
nuôi dƣỡng con non của nhiều loài thủy hải sản. Trong vòng đời của số lƣợng lớn
các loài cá, tôm, cua… có một hoặc một số giai đoạn bắt buộc phải sống trong các

vùng nƣớc nông, cửa sông có rừng ngập mặn. Ví dụ điển hình là loài tôm thẻ
(Penaeus merguiensis). Loài tôm này có tập tính đẻ ở biển, cách xa bờ chừng 12km,
do tác dụng của dòng nƣớc và thay đổi nƣớc triều, sau khi trứng thụ tinh, ấu trùng di
chuyển vào vùng nƣớc ven bờ, tìm những vùng nƣớc nông có giá bám nhƣ bụi cỏ,
rễ cây…, sau đó đi sâu vào kênh rạch rừng ngập mặn. Chúng sinh trƣởng và phát
triển ở đó cho tới khi thành thục, thƣờng từ 3-4 tháng rồi mới di cƣ ra biển. Rừng
ngập mặn vừa là nơi bảo vệ, vừa là nơi nuôi dƣỡng con non. Jeyaseelan (1998) đã
điều tra, nghiên cứu, mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố địa lý và nơi đánh
bắt của 57 loài cá đẻ trứng và có ấu trùng sống trong vùng kênh rạch rừng ngập mặn
châu Á, trong đó có 39 loài đƣợc tìm thấy ở Việt Nam [18]. Với vai trò là nơi vừa
bảo vệ, nuôi dƣỡng con non, con giống vừa cung cấp thức ăn cho thủy sinh vật,
rừng ngập mặn đóng góp đáng kể vào sản lƣợng thủy sản.
Rừng ngập mặn còn có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, tích tụ
cacbon. Theo Blasco (1975) nghiên cứu khí hậu và vi khí hậu rừng đã có nhận xét:
“Các quần xã rừng ngập mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm
nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt” [32]. Hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp cân bằng O2
và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phƣơng (nhiệt độ, lƣợng mƣa) và
giảm thiểu khí nhà kính. Theo Lê Xuân Tuấn và cs. (2005), hàm lƣợng CO 2 của
nƣớc ở trong rừng (7,38 mg/l) thấp hơn khu vực không có rừng (7,63 mg/l) [8]. Nhờ
các tán rừng hút CO2 mạnh nên làm giảm hàm lƣợng CO2, qua đó làm cho pH của
nƣớc phù hợp với điều kiện sống của các loài thủy sinh vật.

9


Hình 1.1: So sánh khả năng dự trữ cacbon giữa các loại rừng
(Nguồn: Mangroves among the most carbon-rich forests in the tropics, Daniel
Donato (2011) [33])
Theo Alongi và cs. (2007) rừng ngập mặn chiếm tới 10% tổng số sản phẩm sơ cấp
và 25% lƣợng cacbon chôn vùi trong khu vực ven biển trên toàn cầu [28, 30]. Rừng

ngập mặn là loại rừng có khả năng dự trữ cacbon tốt nhất, đặc biệt là phần dƣới mặt
đất. Một đánh giá gần đây về lƣợng carbon đƣợc lƣu trữ trong các loại rừng khác
nhau cho thấy so với rừng núi cao, rừng ôn đới và nhiệt đới thì rừng ngập mặn khu
vực Ấn Độ - Thái Bình Dƣơng là một trong những khu vực rừng giàu cacbon nhất ở
vùng nhiệt đới, trung bình 1023 mg cacbon/ha và hầu hết trong số đó đƣợc lƣu trữ
trong phần đất sâu trên 30 cm [31].
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rừng ngập mặn là nơi lƣu trữ, phân
hủy các chất thải kể cả các hợp chất khó phân hủy từ lục địa chuyển ra nhƣ dầu mỏ.
Nhờ các vi sinh vật mà các chất này trở thành chất dinh dƣỡng cho nhiều sinh vật
khác nhau và môi trƣờng đƣợc trở nên trong sạch hơn. Henley (1978) đã nghiên cứu
ảnh hƣởng của nƣớc thải đối với rừng ngập mặn ở Úc và báo cáo rằng rừng ngập
mặn có khả năng tiếp nhận chất thải tải trọng cao trong nƣớc thải mà không bị bất
cứ ảnh hƣởng nào trong quá trình tăng trƣởng [35].

10


1.1.2. Vai trò của rừng ngập mặn đối với con người
Rừng ngập mặn còn có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu hậu quả của
bão nhờ vào khả năng giảm cƣờng độ của sóng, gió, nhờ đó đã bảo vệ đƣợc đê biển
trong các cơn bão lớn, bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của cộng đồng ven
biển. Cơn bão số 2 ngày 31/7/2005 đổ bộ vào khu vực xã Đại Hợp (Kiến Thụy, Hải
Phòng) tạo nên sóng phía trƣớc khoảng 1,0 - 1,5 m, năng lƣợng sóng bão trung bình
212.306 N/m2. Sau khi vƣợt qua rừng ngập mặn vào sát đê biển, độ cao sóng giảm
xuống chỉ còn 0,2 m - 0,32 m, năng lƣợng sóng trung bình 9.158 N/m2, với hệ số
suy giảm sóng 75 - 83%, trung bình 79% [27]. Nghiên cứu của Mazda và cs. (1997)
ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình cho thấy: khi có rừng ngập mặn rộng
1,5km thì sóng cao 1m từ ngoài bãi trồng xa sẽ giảm chiều cao chỉ còn 0,05m khi
tới chân bờ, tức là giảm đến 20 lần độ cao của sóng, nhờ vậy bờ đầm sẽ không bị hƣ
hại và nƣớc biển không thể xâm nhập vào khu vực dân cƣ, giảm thiểu tác hại của

hiện tƣợng xâm nhập mặn. Nếu không có rừng, cùng khoảng cách và chiều cao sóng
nhƣ cũ thì khi đến chân bờ, chiều cao sóng vẫn còn 0,75m và sẽ làm bờ đầm bị xói
lở [39]. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngƣời dân khu vực ven
biển trong việc bảo vệ tài sản, sinh kế của ngƣời dân khi phải đối mặt với thiên tai.
Rừng ngập mặn có mối liên hệ chặt chẽ với nguồn lợi hải sản. Hamilton và
Snedanker (1984) cho rằng 90% các loài sinh vật biển sống ở vùng cửa sông rừng
ngập mặn trong suốt một hoặc nhiều giai đoạn trong chu trình sống của chúng [17].
Những loài hải sản nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm, cua… đều có thời gian dài từ
hậu ấu trùng đến khi trƣởng thành sống trong rừng ngập mặn. Những hộ nuôi tôm,
cua đều cho rằng từ khi có rừng ngập mặn, nguồn cua giống vào đầm nuôi nhiều
hơn nên rất thuận lợi và chủ động về nguồn giống. Mặt khác, từ khi có rừng ngập
mặn, giá cua giống giảm xuống 2-3 lần so với trƣớc do lƣợng cua giống tự nhiên
trong rừng ngập mặn tăng lên. Đây là động lực cho việc mở rộng mô hình nuôi tôm,
cua quảng canh dƣới tán rừng ngập mặn.
Trƣớc đây, nhiều chủ đầm nuôi đã chặt phá trái phép rừng ngập mặn vì cho
rằng cây ngập mặn làm thối nƣớc do lá cây rơi xuống bị phân hủy, trong khi đó

11


nguyên nhân chủ yếu là do ít cống, không chủ động thay nƣớc trong đầm. Hậu quả
là khi có bão, nhiều bờ đầm bị vỡ do không có rừng ngập mặn bảo vệ, gây thiệt hại
lớn về kinh tế cho chủ đầm. Những nghiên cứu sau này cho thấy, không chỉ có tác
dụng chắn gió, giảm cƣờng độ bão, rừng ngập mặn còn tạo môi trƣờng sống phù
hợp với các loài thủy hải sản. Sức khỏe của tôm ở những đầm nuôi quảng canh gần
rừng ngập mặn hoặc các đầm có trồng cây ngập mặn ở xung quanh bờ tốt hơn so
với các đầm không có rừng vì cây ngập mặn che bóng nên khi trời nắng nóng, nhiệt
độ của nƣớc không quá cao, lƣợng nƣớc bốc hơi cũng ít hơn đầm không có cây.
Nhờ đó mà độ mặn không tăng quá nhanh gây chết cho tôm. Theo Ronnback
(1999), mỗi năm 1 ha rừng ngập mặn có thể tạo ra 13 - 756 kg tôm he có giá trị 915292 USD, 13 - 64 kg cua bể tƣơng ứng 39 - 352 USD, 257 - 900 kg cá tƣơng ứng

475 - 713 USD và 500 - 979 kg ốc sò tƣơng đƣơng 140 - 274 USD [42]. Môi trƣờng
nƣớc biển ở vùng rừng ngập mặn giàu chất dinh dƣỡng với độ muối ổn định theo
mùa tạo điều kiện thuận lợi và cần thiết cho các loại sinh vật phù du, các loại vi sinh
vật, ấu trùng, giun tròn, giun nhiều tơ… làm nguồn thức ăn phong phú cho các loài
động vật đáy, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng nhƣ:
nguyên liệu xây dựng, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, sản phẩm phục vụ nông
nghiệp (thức ăn gia súc,…). Trong số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi,
than, 14 loại cung cấp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15
loài có thể làm thuốc nam, 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm
đƣờng, sáp [18]. Cây ngập mặn đƣợc sử dụng để sản xuất củi và than ở khắp vùng
nhiệt đới, làm cho dịch vụ hệ sinh thái này trở thành một trong những dịch vụ phổ
biến nhất [47]. Ở Pakistan, khoảng 0,1 triệu ngƣời sử dụng 18.000 tấn củi từ rừng
ngập mặn mỗi năm [38].
Ngoài ra, rừng ngập mặn còn cung cấp cho con ngƣời dịch vụ hệ sinh thái về
văn hóa, du lịch, giải trí, tâm linh… Trƣớc đây, những dịch vụ hệ sinh thái này ít
đƣợc nghiên cứu và nhắc đến. Tuy nhiên, thời gian trở lại đây khi du lịch sinh thái
đang trở thành một xu hƣớng du lịch mới, có khả năng phát triển trong tƣơng lai thì

12


dịch vụ hệ sinh thái này đang đƣợc đầu tƣ phát triển. Tại Việt Nam, những năm gần
đây khách du lịch ngày càng có xu hƣớng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu
rừng ngập mặn, theo đó, nguồn lợi ngành du lịch thu đƣợc từ hệ sinh thái này cũng
tăng lên. Một số khu du lịch rừng ngập mặn có thể kể đến nhƣ: Khu bảo tồn thiên
nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), khu du lịch sinh thái Cồn
Đen (Thái Bình), Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (Đồng Tháp)… Phát triển du lịch
đƣợc cho là có tiềm năng rất lớn ở tất cả các vùng đất ngập nƣớc. Các bên liên quan
và các cơ quan quản lý đều rất quan tâm đến loại hình dịch vụ này do nó có thể tiến

hành đồng thời với các mục tiêu quản lý đất ngập nƣớc về bảo tồn và tạo dựng sinh
kế mới. Điều này gắn kết các giá trị nghỉ dƣỡng của rừng ngập mặn, đa dạng sinh
học, động vật hoang dã, các rạn san hô, các cảnh quan ven biển và vịnh. Phát triển
du lịch sinh thái tại Khu Bảo tồn Sinh quyển Cần Giờ và Vƣờn Quốc gia Xuân
Thủy tạo ra nhiều động lực cho việc bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nƣớc và cải
thiện kinh tế cho ngƣời dân khu vực xung quanh khu bảo tồn. Các cộng đồng địa
phƣơng ở xung quanh Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy và huyện Cần Giờ có thể tham
gia và hƣởng lợi từ các chƣơng trình du lịch dựa trên giá trị nghỉ dƣỡng của rừng
ngập mặn và các tài nguyên thiên nhiên khác. Một bộ phận dân cƣ có đƣợc công ăn
việc làm từ các công ty du lịch lớn hoặc các ngành nghề kinh doanh liên quan [5].
Có thể nói, rừng ngập mặn là một hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng cả cho
tự nhiên và con ngƣời. Hầu hết mọi hoạt động của ngƣời dân khu vực ven biển đều
phụ thuộc vào rừng ngập mặn. Vì vậy bảo vệ đƣợc hệ sinh thái này là đảm bảo đƣợc
tính ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế - xã hội - môi trƣờng, tạo điều kiện
phát triển cho khu vực ven biển.
1.2. Tình hình sử dụng và quản lý ngập mặn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sử dụng và quản lý rừng ngập mặn trên thế giới
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái rất quan trọng ở vùng ven
biển nhiệt đới và á nhiệt đới. Thế giới có khoảng 18 triệu ha rừng ngập mặn, các
nƣớc Đông Nam Á chiếm 35% diện tích. Trong đó, vùng Ấn Độ Dƣơng có rừng
ngập mặn đa dạng nhất với trên 50 loài cây.

13


Dựa vào việc tính toán trên bản đồ ảnh vệ tinh và các số liệu thu thập đƣợc
Spalding và cs. (1997) đã lập bảng thống kê tổng diện tích rừng ngập mặn các vùng
trên thế giới là 181.077 km2.
Bảng 1.3: Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới
Vùng


Diện tích rừng ngập mặn
(km2)

Tỷ lệ (%)

Nam và Đông Nam Á

75.173

41.5

Austrailia

18.789

10.4

Châu Mỹ

49.096

27.1

Tây Phi

27.999.5

15.5


Đông Phi và Trung Đông

10.024

5.5

Tổng cộng

181.077

100

(Nguồn: Spalding, Blasco, Field, 1997)
Qua bảng 1.1 ta thấy diện tích rừng ngập mặn ở mỗi khu vực khác nhau.
Trong đó, diện tích ở vùng Nam và Đông Nam Á chiếm diện tích cao nhất. Sau đó,
là Châu Mỹ và Tây Phi.
Rừng ngập mặn đã và đang đối mặt với nhiều thách thức nhƣ diện tích rừng
ngập mặn trên thế giới liên tục suy giảm. Trong 5 năm 1990 đến 1995, đã có 13,7
triệu ha rừng ngập mặn bị mất đi [34]. Rừng mất đi do nhiều nguyên nhân: do tự
nhiên và do con ngƣời, tuy nhiên, tác động của con ngƣời (nuôi trồng thuỷ sản,
nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị hoá…) vẫn là nguyên nhân chính gây ra
sự suy giảm trầm trọng của rừng ngập mặn khu vực ven biển trên toàn Thế giới.
Trong vài thập kỷ gần đây, rất nhiều khu vực ven biển đã chịu sức ép ngày
càng tăng của việc phát triển đô thị và công nghiệp. Sự gia tăng dân số vùng ven
biển là một trong những nguyên nhân làm thu hẹp đáng kể diện tích rừng ngập mặn.
Tại Ấn Độ, dân số tăng đã dẫn đến việc phải chuyển đổi hơn 40% diện tích rừng ở

14



biển phía tây thành vùng phát triển nông nghiệp và đô thị hóa. Riêng việc nuôi tôm
đã góp phần làm suy giảm 38% diện tích rừng ngập mặn toàn cầu, các hoạt động
nuôi trồng thủy sản khác tiếp tục làm biến mất 14% diện tích rừng. Chƣa kể, khai
thác gỗ và củi quá mức cũng khiến khoảng 26% diện tích rừng ngập mặn biến mất.
Chỉ riêng khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dƣơng, cho đến năm 1991 đã có
1,2 triệu ha rừng ngập mặn chuyển thành ao nuôi tôm.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, ngƣời ta ƣớc tính tốc độ suy giảm
rừng ngập mặn khoảng 1%/năm [44]. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do việc
khai thác diện tích RNM để phục vụ cho mục đích nuôi tôm.
Ở Philippines, khoảng 50% trong số 279.000 ha rừng ngập mặn bị mất đi
trong giai đoạn từ năm 1951 đến 1988 do phá rừng làm ao nuôi tôm và 95% các ao
nuôi tôm ở nƣớc này trƣớc đó là rừng ngập mặn. Ở Thái Lan, trong giai đoạn 1961
đến 1993, có đến 54,7 % diện tích rừng ngập mặn bị mất đi do nghề nuôi tôm [37].
Tƣơng tự với các nƣớc trong khu vực, ở Malaysia, 12% diện tích rừng bị mất
trong vòng 10 năm (1980 - 1990) [44].
Để ngăn chặn tình trạng suy thoái và mất rừng ngập mặn, chính sách khung,
các quy định pháp luật và khung quản lý hợp nhất vùng ven biển cần phải bao quát
đƣợc tất cả các ngành, các lĩnh vực và lôi kéo tất cả các bên liên quan.
Ở các nƣớc nhƣ Tanzania hay Malaysia, rừng ngập mặn đƣợc đƣa vào diện
khu bảo tồn rừng, nằm dƣới quyền sở hữu của Nhà nƣớc. Còn tại nhiều nơi ở Úc và
Mỹ, chính quyền địa phƣơng lại áp dụng chính sách “không thất thoát”, theo đó đặt
ra những giới hạn cụ thể để bảo vệ rừng ngập mặn. Các biện pháp này đƣợc nhìn
nhận sẽ có hiệu quả lâu dài nếu cơ quan chức năng thực sự quyết liệt trong việc ban
hành luật, thúc đẩy thực thi và mạnh tay xử lý những trƣờng hợp vi phạm.
Cũng đã có nhiều mô hình quản lý rừng ngập mặn đƣợc áp dụng thành công
trên thế giới và ở Việt Nam nhƣ mô hình đồng quản lý hoặc quản lý dựa vào cộng
đồng. Đây là những cách thức quản lý mới và hiệu quả, cho phép bảo vệ và tăng
cƣờng chức năng các dải rừng ngập mặn và bãi triều, cùng lúc với duy trì và cung
cấp sinh kế cho cho cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng. Lợi ích của đồng quản lý


15


nằm ở việc nó cho phép phân phối về quyền lực và trách nhiệm cho cộng đồng, thúc
đẩy việc trao quyền cho cộng đồng địa phƣơng, nâng cao tính minh bạch trong việc
ra quyết định, liên kết giữa các hình thức quản lý và tổ chức khác nhau, giảm bớt
chi phí giao dịch, giảm bớt và chia sẻ rủi ro, cũng nhƣ giải quyết xung đột thông
qua đàm phán và hợp tác. Điển hình cho thành công cho mô hình đồng quản lý là
Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” do Tổ chức
hợp tác quốc tế Đức (GIZ) thực hiện. Theo đó, rừng ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải,
thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hiện đƣợc phân thành 4 khu để quản lý. Trong đó,
khu phòng hộ là rừng đƣớc có trên 12 ha, đƣợc xác lập nhằm bảo vệ tốt cho các loài
thủy sản có nơi trú ngụ, sinh sản tự nhiên, duy trì tính đa dạng của hệ sinh thái rừng
ngập mặn. Khu phục hồi bên trong là một phần của đai rừng, nơi có mật độ thƣa, đã
đƣợc trồng thêm rừng để ngăn cản sóng và làm nơi trú ẩn của sinh vật biển, có diện
tích gần 30 ha. Khu phục hồi bên ngoài rừng có diện tích khoảng 35 ha, là khu rừng
mới trồng, có bề rộng trên 100 m tính từ đai rừng lớn trở ra biển, đƣợc xác lập nhằm
tăng cƣờng bề rộng đai rừng, ngăn cản sóng biển và che chở cho các loài sinh vật
biển. Khu sử dụng bền vững có diện tích trên 35 ha, là phần đai rừng bên trong, nơi
có nhiều cây rừng đã phát triển rậm rạp, có thể cung cấp tài nguyên cho con ngƣời,
nếu đƣợc sử dụng bền vững. Điều đặc biệt tại mô hình này là những ngƣời vào
rừng, ra bãi đều đƣợc cấp thẻ ra vào theo đúng nhƣ thỏa thuận phân chia lợi ích
bình đẳng. Đây là một nội dung chính trong việc “đồng quản lý” rừng thuộc dự án
của GIZ, ngƣời dân tự quản, giám sát lẫn nhau vì mục đích chung là bảo vệ rừng, để
khai thác một cách bền vững lâu dài chứ không phải tận diệt, hủy hoại nhƣ trƣớc.
Việc tham gia Mô hình “đồng quản lý” tại ấp Âu Thọ B đã giúp ngƣời dân chuyển
biến rất tốt về hành vi cùng phối hợp bảo vệ môi trƣờng, có sự đồng lòng và ý thức
tự giác cao trong việc đồng quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên mà dự án
đã triển khai. Trƣớc đây, việc bảo vệ quản lý rừng chỉ tập trung vào việc giao
khoán, cấm khai thác, cấm vào rừng với mọi hình thức. Kết quả rừng vẫn bị tàn phá

mà đời sống ngƣời dân ven biển vẫn bấp bênh, còn nay với mô hình này, ngƣời dân

16


đồng lòng vì thấy lợi ích lâu dài, đồng quản lý để bảo vệ và khai thác một cách khoa
học nên hiệu quả rất rõ [4].
Bên cạnh các chế tài pháp luật, nhiều giải pháp kinh tế cũng đƣợc đề xuất
nhằm hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ngập mặn. Chẳng hạn, các
hình thức chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng có thể khuyến khích và thúc đẩy ngƣời
dân bảo vệ rừng. Ngoài ra, các sáng kiến và quỹ đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh
cacbon từ rừng ngập mặn cũng có thể là một giải pháp kinh tế không chỉ đem lại lợi
ích cho cộng đồng mà còn góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giúp loài
ngƣời ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.
1.2.2. Tình hình sử dụng và quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có đƣờng bờ biển kéo dài, có điều kiện tự nhiên phù
hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của các loài cây ngập mặn. Tuy nhiên, trong
những năm qua do nhiều nguyên nhân tác động vào hệ sinh thái rừng ngập mặn làm
cho diện tích rừng ngập mặn của nƣớc ta bị suy giảm đáng kể.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, năm 1943 diện tích rừng ngập
mặn Việt Nam là trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000
ha vào năm 2006 [9]. Nhƣ vậy, diện tích rừng ngập mặn nƣớc ta bị suy giảm
khoảng gần 50%.
Bảng 1.4: Diện tích rừng ngập mặn trên lãnh thổ Việt Nam
Khu vực

Diện tích RNM

Tỷ lệ (%)


Ven biển Bắc Bộ

43.811 ha

28.1%

Ven biển Trung Bộ

3.000 ha

2%

Ven biển Nam Bộ

82.387 ha

53%

(Nguồn: Paul Maurand, 1943; Rollet, 1962; Viện điều tra Quy hoạch rừng, 1982, 1999)

Qua bảng 1.4 ta thấy rừng ngập mặn tại ven biển Nam Bộ có diện tích lớn,
chiếm 53% tổng diện tích và lớn hơn rất nhiều so với rừng ngập mặn ven biển
Trung Bộ.

17


×