Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Báo chí với vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LIÊN

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
“GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LIÊN

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
“GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trí Nhiệm

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số


liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn này là trung thực, được ghi rõ nguồn
gốc, một cách minh bạch, đầy đủ. Đề tài nghiên cứu này chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Liên


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, dạy dỗ và hướng dẫn của
các thầy giáo, cô giáo, giảng dạy khoa Báo chí – Truyền thông trường Đại học
Khoa học - Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), người thân và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trí Nhiệm là người
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình làm luận văn.
Trong quá trình làm luận văn, bản thân tôi đã rất cố gắng bằng tất cả sự
đam mê và năng lực của mình. Song do nguồn tài liệu khan hiếm và hạn chế
của bản thân chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên chắc chắn
luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
sự chỉ bảo ý kiến của các thầy cô giáo, sự góp ý chân thành của bạn bè và
đồng nghiệp.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Liên


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNN


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

GCNS

Giải cứu nông sản

NN-NT

Nông nghiệp, nông thôn

PT&TH

Phát thanh và truyền hình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu ..................................................... 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................ 12
7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI CỨU
NÔNG SẢN .................................................................................................... 14

1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .................................... 14
1.1.1. Báo in .................................................................................................... 14
1.1.2. Nông sản................................................................................................ 15
1.1.3. Nông dân ............................................................................................... 16
1.1.4. Giải cứu ................................................................................................. 17
1.1.5. Giải cứu nông sản ................................................................................. 18
1.2. Tầm quan trọng của nông sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 19
1.3. Vai trò của báo in trong việc giải cứu nông sản cho nông dân .......... 23
1.4. Những nguyên tắc và yêu cầu trong việc báo chí thực hiện “giải cứu
nông sản”........................................................................................................ 27
1.5. Nội dung, phương pháp giải cứu nông sản cho nông dân của báo in ...... 31
1.5.1. Nội dung ................................................................................................ 31
1.5.2. Phương pháp ......................................................................................... 32
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 36


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI CỨU NÔNG
SẢN CHO NÔNG DÂN ................................................................................ 37
2.1. Giới thiệu các tờ báo trong diện khảo sát ............................................ 37
2.1.1 Báo Nhân dân ......................................................................................... 37
2.1.2 Báo Nông nghiệp .................................................................................... 38
2.1.3 Báo Thái Bình ........................................................................................ 39
2.2. Thực trạng vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân trên báo Nhân
dân, báo Nông Nghiệp Việt Nam và báo Thái Bình (từ tháng 3/2017 đến
3/2018) ............................................................................................................ 40
2.2.1. Tần suất các vụ việc giải cứu nông sản trong thời gian khảo sát ........ 40
2.2.2. Nội dung chính thể hiện của các bài báo khảo sát về đề tài giải cứu .. 43
2.2.3. Hình thức thể hiện của các bài báo về đề tài giải cứu nông sản .......... 60
2.3. Những ƣu điểm và hạn chế của các bài báo khảo sát ......................... 66

2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 67
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 70
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 75
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢI CỨU NÔNG SẢN CHO NÔNG DÂN CỦA BÁO CHÍ .............. 76
3.1. Những vấn đề đặt ra .............................................................................. 76
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải cứu nông sản cho nông dân của
báo chí ............................................................................................................ 79
3.2.1. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 79
3.2.2. Giải pháp chiến lược ............................................................................. 86
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107


DANH MỤC BẢNG
ảng 2.1 Khía cạnh đề cập trên báo Nhân dân ............................................... 59
ảng 2.2 Khía cạnh đề cập trên báo Nông nghiệp Việt Nam ......................... 59
ảng 2.3 Khía cạnh đề cập trên báo Thái Bình .............................................. 59
ảng 2.4 Các thể loại báo chí sử dụng trên báo Nhân dân ............................. 62
ảng 2.5 Các thể loại báo chí sử dụng trên báo Nông nghiệp VN ................. 62
ảng 2.6 Các thể loại báo chí sử dụng trên báo Thái Bình ............................ 62
ảng 2.7 Anh/Chị có theo dõi các thông tin về nông nghiệp qua báo in ....... 71

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu lợn .................................................... 41
Hình 2.2. Các thể loại báo chí được sử dụng .................................................. 61
Hình 2.3 Số lượng bài báo .............................................................................. 66
Hình 2.4 Mức độ quan tâm theo dõi thông tin trên báo in của nông dân (khảo

sát tháng 10/2017 tại Đông Hưng, Hưng Hà, Tiền Hải, tỉnh Thái ình ....... 71
Hình 2.5

ênh tiếp cận thông tin giải cứu thịt lợn của nông dân (khảo sát

tháng 10/2017 tại Đông Hưng, Hưng Hà, Tiền Hải, ....................................... 73


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ sau Đổi mới (1986), ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Nông nghiệp phát triển đã đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia, tạo việc làm và thu nhập cho 70% dân cư, là nhân tố
quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Bất
chấp những khó khăn về thị trường, thiên tai và dịch bệnh, nông nghiệp luôn
duy trì tăng trưởng ở mức tương đối khá. Kể từ năm 2007 đến nay, Việt Nam
chứng kiến tình trạng suy thoái của nền kinh tế do những yếu kém trong quản
lý chính sách vĩ mô trong nước và ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh
tế thế giới, trong bối cảnh khó khăn, sản xuất nông nghiệp nổi lên như một
mảng sáng đáng khích lệ nhất của nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2007 - 2015, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình
quân 3,35%/năm. Năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới,
cả hai ngành công nghiệp và dịch vụ đều gặp khó khăn nên tốc độ tăng trưởng
giảm mạnh, duy chỉ có nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng, nhờ đó giúp hạn
chế bớt khó khăn cho nền kinh tế. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, sản xuất
và tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng sản xuất nông nghiệp có
xu hướng chững lại và giảm mạnh chỉ còn 1,91% vào năm 2009, phục hồi vào
các năm 2010, 2011 và lại sụt giảm mạnh vào các năm 2012, 2013 (còn
2,63% , năm 2014 có dấu hiệu tăng lên nhưng đến năm 2015 lại giảm về

2,41%, năm 2016 tiếp tục giảm xuống mức 1,36%
Năm 2017 sau những báo động đỏ của ngành sản xuất nông nghiệp,
cả xã hội đã chung tay với những biện pháp tích cực từ các bộ, ban, ngành,
địa phương. Những biện pháp tổng lực đã mang lại những kết quả bước đầu,
sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước ngành nông nghiệp cũng chỉ đạt 2,90 % (NCIF- Trung tâm thông
tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia).

1


Trong những năm gần đây, điệp khúc được mùa, sản lượng tăng, khó
khăn đầu ra, giảm giá khiến không ít loại nông sản Việt phải trông chờ giải
cứu . Một vài cuộc giải cứu , điển hình như:
Đầu năm 2015, Indonesia bất ngờ ngừng nhập khẩu hành tím Sóc
Trăng. Sản lượng hành tím lên tới 150.000 tấn khó có cách tiêu thụ.Giá hành
giảm xuống chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg. Người nông dân lao đao sau một
vụ mùa bội thu. Đoàn viên, thanh niên cả nước đã chung tay giải cứu hành
tím, phân phối đi cả nước. Trong năm 2015, 2017, dưa hấu Quảng Nam,
Quảng Ngãi xuống giá kỷ lục. Sản lượng dư thừa hàng nghìn tấn, không tìm
được đầu ra. Nông dân phải cho bò ăn dưa, bỏ hoang ruộng. Nhiều tổ chức, cá
nhân đã thu mua dưa của bà con nông dân với giá cao hơn thương lái. Vận
chuyển đi các địa phương kêu gọi giải cứu [53].
Cũng trong năm 2015, sản lượng thanh long tại Bình Thuận tăng cao.
Trong khi đó, thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua khiến Bình Thuận
dư 1.500 tấn thanh long. Giá thanh long xuống thấp kỷ lục, loại 1 mới được
1.000 đồng/kg. Sau đó, nhiều địa phương và doanh nghiệp trong cả nước đã
tập trung giải cứu [55].
Đầu năm 2016, Trung Quốc ngừng nhập khẩu chuối từ Philippines.
Thương lái Trung Quốc tìm mua chuối Việt Nam nên đẩy giá lên cao, nông

dân Đông Nam ộ đổ xô trồng chuối đến đầu năm 2017, sản lượng chuối quá
lớn khiến dư cung, Trung Quốc nhập chuối từ Philippines trở lại, giá chuối
giảm liên tiếp đến 10 lần tại Tây Ninh, Đồng Nai… Giá rẻ, nông dân để chuối
rụng chín cây và làm thức ăn cho bò và dê [53].
Từ đầu năm 2017, sản lượng thịt lợn trong nước tăng kỷ lục.Trung
Quốc ngừng nhập heo tiểu ngạch. Giá lợn hơi giảm kỷ lục, có nơi chỉ khoảng
10.000 – 15.000 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi
toàn xã hội chung tay giải cứu thịt lợn giúp bà con nông dân, tránh ảnh
hưởng nền chăn nuôi trong nước [53].

2


Trước sự bùng nổ về công nghệ và dòng chảy vũ bão của thông tin.
Báo chí ngày càng khẳng định được vị thế quyền lực mềm trong xã hội. Sự
lên ngôi của các loại hình thức báo chí mới, đe dọa đến sự tồn vong của các
hình thức báo chí truyền thống. Báo in – (một người bạn) gần gũi với người
nông dân, những người tưởng như có thời gian để nghiền ngẫm một tờ báo in,
giờ đây mối quan hệ đó cũng trở nên xa cách. Thực tế cho thấy các tờ báo
in chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong công cuộc giải cứu nông
sản . Với uy tín và mạng lưới kết nối, báo chí nói chung và báo in nói riêng
còn có thể đóng góp nhiều hơn nữa trong việc giải cứu nông sản và câu
chuyện phát triển nông nghiệp bền vững.
Trong công cuộc giải cứu nông sản, hầu hết các cơ quan báo chí từ
trung ương đến địa phương đều tập trung thông tin nhanh, chính xác đến các
cơ quan ban ngành, tạo sự kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp và các cơ
quan chức năng liên quan. Nhờ báo chí, các cuộc giải cứu trong thời gian
qua đã được thực hiện nhanh hơn, sớm hơn và hiệu quả hơn. Tìm hiểu vai trò
của báo chí trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng đã có những đề tài
nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh viên đề cập tới như:


áo chí với sự

nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn , Những vấn đề then chốt của
viêc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH , Vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam… Nhưng chưa có đề tài
nào tập trung nghiên cứu vai trò của báo chí mà cụ thể là các tờ báo với vấn
đề giải cứu nông sản . Với mong muốn tìm hiểu phương thức, kinh nghiệm
từ những hoạt động giải cứu nông sản có sự tham gia của báo chí, qua đó
rút ra những bài học hữu ích đối với việc phát huy vai trò của báo chí trong
những hoàn cảnh mới của đất nước.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận về báo chí và thực tiễn triển khai các
hoạt động của các cơ quan báo chí từ những sự kiện nêu trên, tác giả lựa chọn
đề tài luận văn: Báo chí với vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân”

3


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, bước phát triển nhảy vọt của kỹ thuật
truyền thông là một trong những hiện tượng gây tác động mạnh mẽ đến đời
sống xã hội, làm thay đổi cả bản chất của xã hội cũng như đời sống tâm lý,
các chuẩn mực văn hóa và những thói quen của con người. Sự tiếp cận dễ
dàng với điện thoại di động và máy vi tính được kết nối mạng Internet toàn
cầu, đã giúp cho công chúng có thể gửi đi cách chớp nhoáng thông điệp và lời
nói, hình ảnh tĩnh và động đến những nơi xa xôi và cô lập nhất của thế giới:
một khả năng mà các thế hệ đi trước khó thực hiện nổi.
Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng,
nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí. Một số công trình được coi là
những cuốn sách đặt nền móng cho việc nghiên cứu vai trò, chức năng,

nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí, ví dụ Cơ sở lý luận báo chí
(Tạ Ngọc Tấn chủ biên, 1999 , Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn,
2001 , Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Dương Xuân Sơn, Đinh Văn
Hường, Trần Quang, 2004 , … Các cuốn sách cung cấp những hiểu biết có
tính hệ thống về các phương tiện truyền thông đại chúng và những nguyên
tắc, phương pháp cơ bản nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức
mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước.
Rất nhiều công trình khai thác vai trò của báo chí đối với một lĩnh vực cụ
thể, như: Vai trò của báo chí trong phòng, chống diễn biến hòa bình trên
lĩnh vực tư tưởng văn hóa (Bộ Quốc Phòng, 2017 ; Vai trò của báo chí
trong định hướng dư luận xã hội (Đỗ Chí Nghĩa, 2012 ;
tin đối ngoại (Lê Thanh Bình, 2012 ,

áo chí với thông

áo chí với vấn đề biến đổi khí hậu

(Đinh Văn Hường, 2016 , Quyền được nói: Vai trò của truyền thông đại
chúng trong phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Hòa, 2006 , Truyền thông đại

4


chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý (Vũ Đình Hòe, 2000 , Vai trò của
truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay (Trần
Ngọc Tăng, 2001 , Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo
chí Việt Nam (Đặng Thị Thu Hương, 2013 … Một trong những thành viên
nghiên cứu chính đề tài, TS. Đặng Vũ Huân là chủ trì công trình nghiên cứu
cấp Bộ về Tăng cường vai trò của thiết chế truyền thông trong việc bảo vệ

quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam (2016
- Cuốn sách “Lịch sử các lý thuyết truyền thông” của tác giả Armand
Mattelart & Mchele Mattelart, dịch giả Hồ Thị Hòa đã phân tích và giải thích
sự đa diện và sự bùng nổ của phạm vi nghiên cứu về truyền thông, mà về mặt
lich sử, đã luôn nằm trong sự tranh chấp giữa các hệ thống vật thể và các hệ
thống phi vật thể, giữa cá nhân và xã hội giữa tự do ý chí và các xu hướng
quyết định luận xã hội. Trong các bối cảnh lịch sử khác nhau, những sự căng
thẳng và đối kháng này, vốn là khởi nguồn của những quan điểm và dẫn đến
sự hình thành của các trường phái, các trào lưu và các xu hướng truyền thông.
- Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Tạ Ngọc Tấn (chủ biên),
(1999 , đã trình bày hệ thống những kiến thức cơ bản của lý luận báo chí như:
quan niệm chung về báo chí, tính giai cấp của báo chí, tự do báo chí, các chức
năng của báo chí, luật pháp, nguyên tắc hoạt động và lao động sáng tạo trong
báo chí.
- Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”của tác giả Dương Xuân
Sơn, Trần Quang, Đinh Văn Hường (2004), đã đưa ra ba mô hình lý thuyết
truyền thông hiện đại, lý thuyết phương tiện truyền thông đề cập đến sự phức
tạp của các nguyên tắc triết học chính trị xã hội bằng việc tổ chức các ý tưởng
về mối quan hệ giữa truyền thông và xã hội.
- Cuốn sách “Các loại hình báo chí truyền thông” của PGS.TS. Dương
Xuân Sơn đã cung cấp những hiểu biết cơ bản, có hệ thống về khái niệm, đặc
trưng, đặc điểm của truyền thông và truyền thông đại chúng hiện đại. Cuốn

5


sách cũng đưa ra những ưu điểm và hạn chế, nguyên tắc và phương pháp sáng
tạo, xu hướng phát triển riêng của từng loại hình.
- Cuốn sách “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” của tác
giả Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra những vấn đề cơ bản của các quy tắc

đạo đức nghề báo trên thế giới và Việt Nam. Cuốn sách cung cấp những kiến
thức tổng quan về nguyên tắc, tiêu chuẩn chung trong các bản quy tắc đạo đức
nghề báo trên thế giới.
- Bài viết Truyền thông phát triển – Một hướng đi mới cho báo chí các
nước đang phát triển”của tác giả Nguyễn Minh Nguyệt đăng trên Tạp chí
Thông tin Khoa học xã hội - Số 312 ra 12/2008 trình bày các ý tưởng cơ bản
về truyền thông phát triển, lợi ích của truyền thông phát triển đối nông nghiệp
ở các quốc gia đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng.
Nông nghiệp là đề tài lớn của báo chí. Do đó, có nhiều đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

áo chí với vấn đề giải

cứu nông sản cho nông dân tác giả đưa ra một số khảo sát như sau:
- Luận văn thạc sĩ Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân
trên báo chí Việt Nam của tác giả Bùi Thị Hồng Vân (2011), nghiên cứu một
số lý luận liên quan đến đặc trưng của các loại hình báo in, phát thanh, truyền
hình, khảo sát những sản phẩm liên quan đến chỉ dẫn, tư vấn khoa học, kĩ
thuật nông nghiệp, đồng thời đề xuất những khía cạnh lý luận của xu hướng
làm chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in
Việt Nam (khảo sát các báo Hà Nội mới, Nông Nghiệp Việt Nam và Nông
thôn Ngày nay , của tác giả Lê Thái Hà (2010 , đưa ra những nội dung mà cơ
quan báo chí cần nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tiến
hành tuyên truyền trên báo in. Thông qua khảo sát đánh giá thực tiễn tuyên
truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ các tờ báo để đưa ra kiến nghị,
giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trên báo in.

6



- Luận văn thạc sĩ

áo chí đồng bằng sông Cửu Long với vấn đề truyền

thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương , của tác giả Lê Minh
Tuấn (2015 , đưa ra hệ thống lý thuyết và cơ sở thực tiễn của vấn đề báo chí
truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Luận văn phân tích, đánh giá
thực trạng vai trò của các sản phẩm báo chí thuộc diện khảo sát trong việc
truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của địa phương, đồng thời đưa
ra giải pháp đổi mới phương thức truyền thông, quảng bá sản phẩm nông
nghiêp địa phương
- Luận văn thạc sĩ Tuyên truyền thương hiệu nông sản Việt Nam trên
sóng truyền hình của tác giả Trương Thị Hải Yến (2012), chỉ ra những giải
pháp khoa học nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền thương hiệu
nông sản thông qua một số chương trình truyền hình, để có thể nâng cao năng
lực và hiệu quả tác động của báo chí đối với quá trình phát triển kinh tế nông
nghiệp nước ta hiện nay.
- Luận văn thạc sĩ

áo in địa phương với việc phát triển nông nghiệp ở

đồng bằng Sông Cửu Long của tác giả Trần An Phước (2013), có những
khảo sát, phân tích thực trạng ở một số tờ báo in để đưa ra những giải pháp
giúp báo chí mà cụ thể là báo in trong việc phát triển nông nghiêp ở đồng
bằng Sông Cửu Long.
- Luận văn thạc sĩ Vai trò của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục
pháp luật cho nông dân – qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa của tác giả Phan Thị
Phi Nga đã làm sáng tỏ cở sở lý luận về vai trò của báo chí trong việc phổ

biến, giáo dục pháp luật cho nông dân. Thông qua việc đánh giá thực trạng ở
tinh Thanh Hóa, luận văn đã đề xuất những giải pháp mang tính hê thống,
đồng bộ nhằm nâng cao vai trò của báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho nông dân.
Như vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hoặc
nông nghiệp, hoặc nông thôn, hoặc nông dân đã có nhiều, nhưng các công

7


trình trên tập trung đi sâu vào vai trò của báo chí với sự phát triển nông
nghiệp nói chung, chưa có nghiên cứu nào tổng hợp, đánh giá vai trò của báo
chí phát huy thế nào trong trường hợp cụ thể như: nông sản được mùa nhưng
mất giá.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề
tài, luận văn khảo sát thực trạng các bài báo viết về đề tài giải cứu nông sản
trên báo in từ đó đề xuất giải pháp khuyến nghị nhằm giúp báo in thực hiện
tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của mình.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu
xác định cần phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề báo chí giải cứu
nông sản cho nông dân
- Thông qua việc nghiên cứu, tham khảo tài liệu để xây dựng khung lý
thuyết nghiên cứu về vai trò, nội dung, phương pháp giải cứu nông sản thể
hiện trên báo chí.
- Khảo sát và phân tích các bài báo viết về đề tài giải cứu nông sản ,
đăng tải trên báo Nhân dân, báo Nông nghiệp Việt Nam, báo Thái Bình từ

tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát huy vai trò
của báo in trong việc giải cứu nông sản trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giải cứu nông sản cho
nông dân của báo in.

8


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống truyền thông đại chúng ở Việt Nam khá phong phú. Theo báo
cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 859 tờ báo,
tạp chí in, trong đó có 199 báo (báo TW có 86 báo, địa phương có 113 báo ;
660 Tạp chí (TW có 523 tờ, địa phương có 137 tờ), 135 báo, tạp chí điện tử.
Trong đó có 112 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 23 báo, tạp chí
điện tử độc lập. Ngoài ra, cả nước có 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của
các cơ quan báo chí được cấp phép. 67 đài phát thanh – truyền hình địa
phương, 01 Đài truyền hình kỹ thuật số; 64 Đài phát thanh,truyền hình địa
phương (riêng Thành phố Hồ Chí Minh có hai đài: Đài Truyền hình TP. Hồ
Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh). Tổng số kênh phát
thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 268 kênh; số lượng kênh
nước ngoài cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền là 47 kênh, 3 đài quốc
gia, phát sóng 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nghiên cứu và khuôn khổ quy định
của luận văn thạc sỹ, trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các
tác phẩm được đăng tải trên các tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp Việt Nam và
báo Thái


ình.

áo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng

Cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
– đại diện cho hệ thống báo chí trung ương. áo Nông nghiệp Việt Nam là cơ
quan ngôn luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là diễn đàn vì sự
phát triển và nâng cao dân trí nông thôn, phục vụ bạn đọc là những cán bộ và
đông đảo lao động đang hoạt động trong mọi ngành sản xuất, công tác của
ngành nông nghiệp, cũng như các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này. Báo
Thái ình là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, là tiếng nói của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình.
Thời gian khảo sát của đề tài từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.

9


5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
phát huy vài trò của báo chí đối với phát triển nông nghiệp; cơ sở lý luận báo
chí truyền thông, lý luận báo in, đạo đức báo chí; xu hướng báo chí và truyền
thông hiện đại.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp chung như phương pháp tổng hợp,
phân tích, so sánh đối chiếu.
Ngoài ra còn áp dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: chọn lọc, nghiên cứu các tài liệu
trên nhiều nguồn như sách, báo, tạp chí và các nguồn thông tin trên mạng

internet về nông nghiệp, nông sản, báo chí, vai trò của báo chí. Đây được xem
là một trong những phương pháp trọng tâm, giúp tác giả có thêm kiến thức
sâu rộng về lý luận báo chí, tạo nền tảng về nhận thức. Từ đó, đưa ra những
nhận định, đánh giá, kết luận trong quá trình nghiên cứu. Mục đích của
phương pháp này là để xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thông kê: nhằm khảo sát, thống kê các tin, bài
có liên quan đến giải cứu nông sản được đăng tải trên ba tờ báo trong thời
gian từ tháng 3/2017 đến 3/2018 để có được cái nhìn tổng quan về mật độ, tần
suất các bài báo viết về giải cứu nông sản .
- Phương pháp phân tích thông điệp được sử dụng để làm rõ hơn nội
dung, hình thức, những ưu điểm và hạn chế của các tác phẩm viết về đề tài
giải cứu nông sản trên 3 tờ báo trong diện khảo sát. Từ đó, đưa ra những
giải pháp có tính ứng dụng tốt hơn.

10


- Phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến của chuyên gia nằm xây dựng giải
pháp cho vấn đề giải cứu nông sản của báo chí. Tác giả lựa chọn hai đối
tượng phỏng vấn: một là chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp và hai là phóng
viên phụ trách mảng nông nghiệp của một cơ quan báo chí. Cuộc phỏng vấn
nhằm đánh giá một cách tổng quan về vai trò và những phương pháp mà báo
chí thực hiện để giải cứu nông sản cho nông dân. Với đối tượng chuyên gia về
lĩnh vực nông nghiệp tác giả đưa ra tiêu chí lựa chọn: là đại diện của cơ quan
quản lý về nông nghiệp, từng làm công việc quản lý lâu năm, có nhiều kinh
nghiệm và hiểu sâu về nông nghiệp Việt Nam. Với đối tượng phóng viên
chuyên trách mảng nông nghiệp_họ là trực tiếp theo dõi, viết bài, sản xuất
chương trình liên quan đến nông nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình giải
cứu nông sản của nông dân. Tác giả thiết kế hệ thống các câu hỏi đi theo vấn
đề chứ không máy móc hỏi tất cả các câu hỏi đã chuẩn bị với đối tượng được

nghiên cứu. Số lượng các câu hỏi không nên nhiều mà giới hạn câu hỏi cho
từng đối tượng cụ thể. Với đối tượng đại diện cơ quan quản lý nông nghiệp,
tác giả tập trung khai thác nội dung thông tin về nguyên nhân, giải pháp bền
vững cho vấn đề giải cứu nông sản. Từ đó có những đánh giá, đối chiếu với
thực trạng báo chí đang phản ánh. Với đối tượng phóng viên chuyên trách
mảng nông nghiệp, tác giả tập trung khai thác nội dung thông tin liên quan
đến chất lượng các bài báo và vai trò của báo chí trong việc giải cứu nông
sản cho nông dân. Trong phỏng vấn sâu, cách đặt câu hỏi cũng đòi hỏi trình
độ kỹ thuật nhất định. Để các đối tượng tự do thể hiện quan điểm và không
giấu thông tin.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để làm rõ những đánh
giá của bạn đọc về tác động, tầm ảnh hưởng của các bài báo trong việc giải
cứu nông sản cho nông dân. Đồng thời, thu thập ý kiến cá nhân về mức độ
quan tâm đến các thông tin trên báo chí. Số lượng phiếu phát ra 100 phiếu.
Địa bàn khảo sát: huyện Đông Hưng và huyện Hưng Hà. Mỗi địa bàn phát 50

11


phiếu. Đối tượng khảo sát: nông dân. Từ đó sử dụng phương pháp SPSS tổng
hợp và xử lý số liệu để đưa ra các biểu bảng nhằm làm rõ kết quả nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Đóng góp mới về khoa học
- Hệ thống lại những lý thuyết cơ bản về vai trò, chức năng của báo chí
với phát triển nông nghiệp
- Xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu- báo in với vấn đề
giải cứu nông sản cho nông dân
- Cung cấp thông tin, phân tích, đánh giá về các bài báo có đề tài liên
quan đến vấn đề giải cứu nông sản .
- Đánh giá thực trạng báo in với vấn đề giải cứu…

- Cung cấp những phương pháp, nguyên tắc của báo chí trong việc
giải cứu nông sản
6.2. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề báo in với giải cứu nông sản
- Góp phần làm sáng tỏ những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên
cứu như: báo chí, tác phẩm báo chí, nông nghiệp, nông sản, giải cứu nông
sản. Mặt khác, đề tài cũng góp phần khẳng định báo chí có vai trong quan
trọng trong giải cứu nông sản cho nông dân. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt
vai trò đó, các tác phẩm phải đảm bảo tiêu chí của nó.
6.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về nông nghiệp và vị
trí của nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thông qua
hoạt động báo chí, truyền thông. Qua đó khẳng định những đóng góp của báo
in trong việc tuyên truyền đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống.
- Luận văn cung cấp bức tranh thực hiện việc giải cứu nông sản của
báo chí. Nhằm giúp dư luận có cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò của báo
chí trong việc phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung.

12


- Kết quả đề tài có thể là tài liệu tham khảo có giá trị với những phóng
viên phụ trách nông nghiệp, sinh viên báo chí, những ai quan tâm nghiên cứu
vấn đề nông sản Việt
- Bằng việc khảo sát những bài báo đã đăng tải trên các báo, luận văn
đề xuất những giải pháp có thể giúp báo chí làm tốt vai trò của mình trong
việc giải cứu nông sản .
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo in với vấn đề giải cứu nông sản
Chương 2: Thực trạng báo Nhân dân, báo Nông Nghiệp Việt Nam, báo
Thái Bình với vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả giải cứu
nông sản cho nông dân của báo in

13


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ
GIẢI CỨU NÔNG SẢN
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Báo in
Trước hết, để tìm hiểu khái niệm báo in , cần làm rõ khái niệm báo
chí . Theo Luật báo chí Việt Nam, 2016: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là
cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
Cũng theo Luật báo chí 2016, Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ
viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm
báo in, tạp chí in.
Báo in là 1 loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ viết, hình ảnh tĩnh (ảnh,
hình đồ họa để chuyển tải các sự kiện vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội,
mang tính thời sự, chân thực khách quan, thông qua kỹ thuật in ấn có phương
thức phát hành trao tay và được xuất bản định kỳ, gồm báo in, tạp chí.
Định kỳ của báo in có nhiều loại khác nhau như: hàng ngày, thưa kỳ
(2,3,5 ngày một số) hàng tuần. Định kỳ báo in chính là sự xuất hiện theo chu
kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm báo. Chu kỳ xuất hiện của báo in có ý
nghĩa quan trọng đối với báo in vì nó quy định thời điểm mà công chúng đón

nhận sản phẩm báo in. Ví dụ, cứ 6h sáng hàng ngày người ta có thể mua các
tờ nhật báo buổi sáng ở bất kỳ quầy bán báo nào trong thành phố. Nếu định kỳ
của báo in bị phá vỡ có nghĩa là phá vỡ luôn cả thói quen mua (hay nhận) báo
in vào giờ đó của người đọc.
Báo in (báo viết) là loại hình báo chí xuất hiện lâu đời nhất, đã từng có
thời kỳ hoàng kim rực rỡ khi chiếm vị thế độc tôn trong việc chuyển tải thông
tin đến bạn đọc. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại

14


hình báo chí khác như: phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử ra đời, báo
in bước vào thời kỳ vất vả duy trì, thậm chí là có nguy cơ suy tàn.
So với các loại hình báo chí như phát thanh, truyền hình, báo mạng
điện tủ, đối với báo in, công chúng chọn tiếp nhận hoàn toàn chủ động. Chủ
động từ việc lựa chọn sản phẩm truyền thông theo nhu cầu đến việc lựa chọn
không gian, thời gian để tiếp nhận.
Trên phương tiện kỹ thuật, báo in đơn giản hơn rất nhiều so với các loại
hình báo khác. Thông tin đăng tải trên báo in thường là những bài viết bình
luận sâu sắc, đảm bảo tính chuyên môn cao. Tuy nhiên, việc phát hành báo in
khá tốn kém, chậm chạp, phụ thuộc vào phương tiện vận tải, đường sá giao
thông và tác phong làm việc. Thêm nữa, sự phản hồi cả độc giả đối với báo in
phải trải qua nhiều khâu, thậm chí cần phải có đơn khiếu nại bài báo.
Trong thời đại, truyền thông số hóa, sự tương tác với công chúng được
tính bằng giây thì báo in thực sự gặp rất nhiều bất lợi về tính cạnh tranh so với
các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên, thế mạnh sở hữu của báo in sẽ không
bao giờ mất vì nó gắn liền với văn hóa đọc, gắn với thuộc tính văn bia khi
biết chọn lọc và phân tích thông tin đa chiều, theo chiều sâu trí tuệ và cảm xúc
để tác động và khơi dậy những giá trị nhân văn sâu lắng trong mỗi con người
trong sự phù hợp với công chúng – nhóm đối tượng về sự kiện và vấn đề

thông tin.
1.1.2. Nông sản
Theo Hiệp định Nông nghiệp của Tổ chức thương mại thế giới WTO
thì nông sản bao gồm: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ,
bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; Các
sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; Các sản phẩm được chế
biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước
ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…
Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất
hàng hóa thông qua cây trồng và phát triển cây trồng.

15


Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi,
nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần
sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù [62].
Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia làm
hai nhóm, gồm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại.
Chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng
những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao , bông và nhóm có sợi khác như
đay, lanh, những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác được
xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới…
1.1.3. Nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình
thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội [62].
Các nhà nghiên cứu nhân học định nghĩa nông dân thông qua những

thói quen và chuẩn mực văn hóa, đặc trưng bằng sự thu hẹp tầm nhìn và định
hướng đến truyền thống. Những nỗ lực mô tả nông dân như một phạm trù
khái quát như thế, lẫn lộn với các loại hình học nhằm kết hợp mọi hình thức
kinh tế xã hội khác nhau được gọi là nông dân. Tuy nhiên, cũng như trong
giới kinh tế học Marxit, không có một định nghĩa chính xác hay hữu dụng nào
được nêu ra, và thuật ngữ này vẫn bị coi là một phạm trù kinh tế - xã hội có
tính mô tả hơn là tính khám phá hữu ích [43].
Cuốn sách nổi tiếng của Eric Wolf về các cuộc chiến tranh nông dân
thế kỷ XX dành một phần viết về Việt Nam, đều lấy cảm hứng từ sự phân tích
kinh tế nông dân như cộ nguồn của các phong trào xã hội và các cuộc chiến
tranh nổi dậy. Ngoài cuốn Nông dân, các bài báo gần đây nhất của tác giả đều

16


nỗ lực làm rõ sự phân biệt giữa nông dân và các hình thức khác của người sản
xuất nông nghiệp.
Wolf xác định các đặc trưng của nông dân bằng cách đối lập nó với cái
mà ông gọi là người nguyên thủy và nông dan. Nông dân được định nghĩa
là những người trồng trọt ở nông thôn và họ không phải là nông gia ( chủ các
trang trại). Nông trại về cơ bản là một doanh nghiệp, ở đó các yếu tố đầu vào
của sản xuất được kết hợp lại, sau đó các sản phẩm của nông trại sẽ được bán
ra ngoài thị trường với giá cao hơn.Còn người nông dân, xét về phương diện
kinh tế lại không điều hành doanh nghiệp, mà quản lý nền kinh tế gia đình.
Như vậy, nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn sống chủ yếu
bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính
là đất đai tùy theo từng thời kỳ lịch sử ở từng nước, có quyền sở hữu khác
nhau về ruộng đất.
1.1.4. Giải cứu
Giải cứu theo nghĩa đen của từ vựng là cứu vớt khỏi tai nạn . Trên

thế giới, khi xảy ra vụ bắt cóc con tin, chính quyền và lực lượng chức năng sử
dụng mọi phương tiện, hình thức, quyền lực… để xử lý vụ việc, giải cứu được
nhiều con tin, hạn chế thấp nhất và có thể tránh thiệt hại hoàn toàn về người là
giải pháp được cho là thành công nhất. Có nghĩa là từ giải cứu được hiểu là
cứu vớt con người khỏi tai nạn.
Thế giới đã chứng kiến những cuộc giải cứu thần kỳ như: chiến dịch
giải cứu 13 người của đội bóng, tại hang động Tham Luang, Thái Lan vào
tháng 7 năm 2018, với sự tham gia của hơn 1.000 người. Giải cứu 33 thợ mỏ
bị sập hầm ở Chile vào tháng 8 năm 2010.Tháng 12 năm 2015, giải cứu thợ
mỏ Trung Quốc sau 36 ngày mắc kẹt. Giải cứu 9 công nhân trong hầm mỏ
Quecreek tháng 7 năm 2002...
Từ giải cứu được dùng để chỉ tình thế nguy hiểm hoàn toàn không còn
khả năng tự xử lý, bắt buộc cần tới sự trợ giúp gấp rút và kịp thời. Nếu như

17


×