Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Cải tiến phương thức hoạt động của văn phòng ủy ban nhân dân thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

NGUYỄN QUỲNH NHƢ

CẢI TIẾN PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Hải Phòng- 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

NGUYỄN QUỲNH NHƢ

CẢI TIẾN PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị văn phòng
Mã số: 60340406
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến Sĩ: Nguyễn Lệ Nhung

Hải Phòng - 2019



MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................3
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, BẢNG BIỂU .......................................................4
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN
PHÒNG VÀ YÊU CẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ ......................... 10
1.1. Một số khái niệm .............................................................................................................. 10
1.1.1. Văn phòng ...................................................................................................................... 10
1.1.2. Phương thức hoạt động của Văn phòng...................................................................... 13
1.1.3. Văn phòng UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương................................. 14
1.1.4. Chính quyền điện tử....................................................................................................... 15
1.2. Sự cần thiết phải cải tiến phƣơng thức hoạt động tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử.................................................. 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN
PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƢỚC YÊU CẦU
XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ................................................................... 23
2.1. Khái quát về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ................................ 23
2.1.1. Tên gọi, trụ sở làm việc ................................................................................................. 23
2.1.2. Vị trí, chức năng ............................................................................................................ 23
2.2. Phƣơng thức hoạt động của Văn phòng UBND thành phố Hải Phòng hiện nay......... 24
2.2.1. Nguyên tắc và chế độ làm việc ..................................................................................... 24
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn chung ....................................................................................... 25
2.2.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................... 26
2.2.4. Bố trí và sử dụng nhân lực............................................................................................ 28

2.2.5. Quản lý và kiểm soát thủ tục hành chính .................................................................... 31
2.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ........................................................ 31
2.2.7. Kinh phí hoạt động ........................................................................................................ 34
2.3. Đánh giá phƣơng thức hoạt động của Văn phòng UBND thành phố ........................... 35
2.3.1. Ưu điểm .......................................................................................................................... 35
2.3.2. Nhược điểm .................................................................................................................... 38

1


CHƢƠNG 3: CẢI TIẾN PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY
DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ............................................................................. 43
3.1. Bối cảnh............................................................................................................................. 43
3.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................................ 43
3.1.2. Bối cảnh trong nước ...................................................................................................... 45
3.2. Quan điểm chủ đạo........................................................................................................... 47
3.3. Định hƣớng cải tiến .......................................................................................................... 47
3.3.1. Định hướng phát triển bền vững .................................................................................. 47
3.3.2. Định hướng cải tiến liên tục ......................................................................................... 48
3.3.3. Định hướng chuyển đổi Văn phòng số ........................................................................ 48
3.4. Giải pháp cải tiến .............................................................................................................. 49
3.4.1. Xây dựng Đề án chiến lược cải tiến PTHĐ ................................................................ 49
3.4.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật ...................................... 52
3.4.3. Nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ CBCCVC ........................ 54
3.4.4. Nhóm giải pháp về nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ........................ 63
3.4.5. Nhóm giải pháp về ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ .................... 64
3.4.6. Nhóm giải pháp về tài chính......................................................................................... 66
KẾT LUẬN ...............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70

PHỤ LỤC ..................................................................................................................74

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA

VIẾT TẮT
ATTT

An toàn thông tin

CBCC

Cán bộ, công chức

CBCCVC

Cán bộ, công chức, viên chức

CCHC

Cải cách hành chính

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT&TT

CPĐT
CQ

Công nghệ thông tin và truyền thông
Chính phủ điện tử
Chính quyền

CQĐT

Chính quyền điện tử

CQHC

Cơ quan hành chính

CQHCNN

Cơ quan hành chính nhà nƣớc

CQNN

Cơ quan Nhà nƣớc

CQĐP

Chính quyền địa phƣơng

CQCQ

Cơ quan Chính quyền


CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSDL

Cơ sở dữ liệu

G2C

Government to Citizens
Dịch vụ CQĐT cung cấp cho người dân

G2B

Government to Business
Dịch vụ CQĐT cung cấp cho Doanh nghiệp

G2E

Government to Employees
Dịch vụ CQĐT cung cấp cho CBCC để phục vụ
người dân và doanh nghiệp

G2G

Government to Government
Dịch vụ CQĐT trao đổi giữa các CQNN


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTTT

Hạ tầng thông tin

HTKTCNTT

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

3


LAN

Local Area Network
Mạng cục bộ

LGSP

Local Service Platform
Nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu cấp địa phương

IOT

TTHC
Sở TT&TT
PCI

Internet of things
Vạn vật kết nối
Thủ tục hành chính
Sở Thông tin và Truyền thông
Provincial Competitiveness Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PTHĐ

Phƣơng thức hoạt động

QTVP

Quản trị văn phòng

VPĐT

Văn phòng điện tử

UBND

Ủy ban nhân dân

WAN

Wide Area Network

Mạng diện rộng

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, BẢNG BIỂU

TÊN HÌNH MINH HỌA, BẢNG BIỂU
Minh họa 2.1: Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng
Minh họa 2.2: Tổng biên chế đƣợc giao của Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng

4

TRANG

27

29


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của
Chính phủ về Chính phủ điện tử (CPĐT), UBND thành phố Hải Phòng đã ban
hành Quyết định số 2348/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2016 phê duyệt
Đề án “Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng” nhằm thể hiện ý chí và
quyết tâm chính trị của mình trong việc tiến tới Chính phủ số hiện đại, công
khai, minh bạch, hiệu quả, phục vụ chuyên nghiệp, góp phần phát triển kinh
tế- xã hội và cải thiện quan hệ giữa công dân với Chính quyền (CQ).
Xây dựng CQĐT là tất yếu. Nhƣng những yêu cầu của Đề án này đã
làm nảy sinh nhiều vấn đề mà một trong số đó là sự cải tiến phƣơng thức hoạt

động (PTHĐ) của các cơ quan chính quyền (CQCQ) trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt, việc cải tiến PTHĐ của Văn phòng UBND thành phố là một yêu cầu
cấp thiết, quan trọng trong tiến trình xây dựng CQĐT, CCHC, giúp cho sự kết
nối của ngƣời dân, doanh nghiệp với CQ thành phố đƣợc rõ ràng, minh bạch,
hiệu quả.
Việc chuyển đổi từ PTHĐ này sang PTHĐ khác có thể mang lại những
hiệu quả mong muốn thì cũng có thể mang đến những nguy cơ do chƣa đƣợc
kiểm chứng sự phù hợp hoặc không phù hợp của PTHĐ mới. Tuy nhiên, đổi
mới vẫn là điều kiện tiên quyết để phát triển và phát triển bền vững Văn
phòng.
Học viên hy vọng kết quả nghiên cứu đề tài: “Cải tiến phương thức
hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đáp ứng
yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử” có thể tham góp một số luận cứ
khoa học và thực tiễn vào việc thúc đẩy sự phát triển, đổi mới PTHĐ của Văn
phòng UBND thành phố Hải Phòng nói riêng và Văn phòng cơ quan hành
chính nhà nƣớc (CQHCNN) của các tỉnh, thành khác nói chung trƣớc những
yêu cầu xây dựng CQĐT trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
5


2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt ra 3 mục tiêu nghiên cứu sau:
Thứ nhất, khẳng định vai trò của Văn phòng UBND cấp tỉnh, thành phố
trong việc xây dựng CQĐT ở Hải Phòng nói riêng và các tỉnh, thành khác nói
chung.
Thứ hai, phân tích thực trạng PTHĐ của Văn phòng UBND thành phố
Hải Phòng trƣớc yêu cầu xây dựng CQĐT.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cải tiến cơ bản PTHĐ của Văn phòng
UBND thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng CQĐT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn gồm có:
Thứ nhất, tìm hiểu/ hệ thống, và làm rõ thêm các vấn đề lý luận, pháp
lý liên quan đến các vấn đề sau: khái niệm và PTHĐ của Văn phòng UBND
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; các yêu cầu xây dựng CQĐT tại
các tỉnh, thành phố nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng; các giải pháp
đang đƣợc áp dụng để cải cách nền hành chính, xây dựng CQĐT hiện nay.
Thứ hai, nghiên cứu tài liệu, kết hợp khảo sát và đánh giá thực tiễn
PTHĐ của Văn phòng UBND thành phố Hải phòng.
Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải tiến PTHĐ của Văn
phòng UBND thành phố Hải phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng CQĐT thành
phố.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tổng thể PTHĐ của Văn phòng UBND thành phố
Hải Phòng và các yêu cầu xây dựng CQĐT của thành phố.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Văn phòng UBND thành phố Hải Phòng và các đơn
vị trực thuộc Văn phòng UBND thành phố.
6


- Phạm vi thời gian: Từ 2010 – nửa đầu năm 2019, có tính đến năm 2025.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn
liên quan đến PTHĐ của Văn phòng nói chung nhƣ: Cải tiến công tác văn
phòng theo hƣớng hiện đại hoá, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
văn phòng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác văn phòng.v.v. Thông
qua các công trình nghiên cứu trƣớc đây có thể thấy các chủ trƣơng, định
hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ Việt Nam đã và đang thúc đẩy hoạt
động của các Văn phòng truyền thống theo hƣớng tập trung, quan liêu chuyển

sang hƣớng phi tập trung, liên thông các cấp, định hƣớng tới việc kết nối liên
thông các cơ sở dữ liệu (CSDL) không giới hạn phạm vi và quy mô.
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Quá trình chuẩn bị điều kiện khởi
động Chính phủ điện tử của UBND thành phố Hải Phòng” của tác giả Phạm
Thị Diệu Linh đã tổng hợp những lý luận cơ bản về CPĐT của UBND thành
phố Hải Phòng. Kết quả của nghiên cứu có thể ứng dụng trong luận văn này
để đánh giá thực trạng triển khai CQĐT thành phố Hải Phòng trƣớc khi đi sâu
vào nghiên cứu các giải pháp cải tiến PTHĐ của Văn phòng UBND thành phố
nhằm đáp ứng các yêu cầu của CQĐT.
Tuy nhiên, hiện chƣa có công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố nào
nghiên cứu đầy đủ, cụ thể nhƣ một nghiên cứu khoa học riêng biệt về đề tài
cải tiến PTHĐ của Văn phòng nói chung và Văn phòng UBND thành phố Hải
Phòng nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng CPĐT, CQĐT.
Từ có thể kết luận: đề tài nghiên cứu của học viên là một đề tài mới,
không trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây. Bên cạnh đó, đề tài có kế thừa
và tham khảo kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến các hoạt
động QTVP, triển khai CPĐT nói chung của một số tác giả đã viết trƣớc đó.
6. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nguồn tƣ liệu
7


- Tài liệu lý luận: Tài liệu lý luận chính làm căn cứ để triển khai nghiên
cứu là kỷ yếu hội thảo khoa học với chủ đề “Quản trị văn phòng-Lý luận và
thực tiễn” của Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, xuất bản năm
2005, bởi nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội; cùng với các sách giáo
khoa, giáo trình về QTVP, Quản trị chất lƣợng, Hành chính công, CNTT&TT,
CPĐT...;
- Các quy chế pháp lý: nhƣ Hiến pháp 2013, các Bộ Luật, Luật Nghị định,
Thông tƣ hƣớng dẫn quy định chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND

cấp tỉnh, thành phố; về việc xây dựng CPĐT, CQĐT...;
- Các thông tin thu thập đƣợc trong quá trình khảo sát thực tế tại Văn
phòng UBND thành phố Hải Phòng;
- Nguồn tài liệu trong và ngoài nƣớc tiếp cận đƣợc thông qua các trang
web trực tuyến, sách điện tử....
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phép biện chứng duy vật nhằm chỉ ra mối liên hệ, tác
động và phụ thuộc lẫn nhau giữa PTHĐ của Văn phòng UBND thành phố Hải
Phòng với yêu cầu xây dựng CQĐT trên quan điểm toàn diện, phù hợp với
hoàn cảnh lịch sử- cụ thể. Đồng thời quan điểm phát triển là tất yếu, góp phần
định hƣớng, tìm ra phƣơng pháp cải tiến PTHĐ nhằm phát triển bền vững Văn
phòng.
6.2.2. Các phương pháp cụ thể
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích đánh giá tổng hợp: phân tích các nguồn tƣ liệu,
lý luận sẵn có, thực tiễn quan sát đƣợc về đối tƣợng nghiên cứu… thành từng
bộ phận; sau đó tổng hợp lại, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin để có
thể đánh giá đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng nghiên cứu.

8


- Phƣơng pháp quan sát khoa học: quan sát trực tiếp tại Văn phòng UBND
thành phố và các đơn vị trực thuộc để thu thập thông tin về đối tƣợng nghiên
cứu.
- Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp: sử dụng các số liệu, tài liệu đƣợc cung
cấp thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ, công chức
(CBCC) đang làm việc tại Văn phòng UBND thành phố Hải Phòng.
7. Đóng góp của luận văn

Nếu hoàn thành mục tiêu đề ra, luận văn sẽ tháo gỡ đƣợc một phần
vƣớng mắc trong việc triển khai CQĐT tại Văn phòng UBND thành phố Hải
Phòng; tạo tiền đề cho việc tháo gỡ các vƣớng mắc khó khăn tƣơng tự tại Văn
phòng UBND cấp tỉnh, thành phố của các địa phƣơng khác. Bên cạnh đó, việc
cải tiến PTHĐ của Văn phòng UBND thành phố theo hƣớng đáp ứng yêu cầu
xây dựng CQĐT sẽ góp phần đạt đƣợc các mục tiêu chung của CQ thành phố
trong quá trình xây dựng CQĐT nhƣ: tăng cƣờng năng lực, nâng cao hiệu quả
điều hành Nhà nƣớc của bộ máy CQ; nối liền khoảng cách giữa ngƣời dân với
CQ ; giảm chi phí cho bộ máy CQ; thực hiện một CQ hiện đại, hiệu quả và
minh bạch.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, thì cấu trúc nội dung của luận văn
này gồm 03 chƣơng chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phƣơng thức hoạt động của Văn phòng và
yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử.
Chƣơng 2: Thực trạng phƣơng thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng trƣớc yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử.
Chƣơng 3: Cải tiến phƣơng thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện
tử.

9


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
VĂN PHÒNG VÀ YÊU CẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Văn phòng
1.1.1.1. Khái niệm
Hiện nay, có nhiều khái niệm về Văn phòng. Trong cuốn Kỷ yếu hội

thảo khoa học với chủ đề “Quản trị Văn phòng- Lý luận và thực tiễn”, tác giả
Nguyễn Hữu Tri [20, tr. 13] định nghĩa Văn phòng theo hai cách: “ Văn phòng
theo nghĩa rộng (Văn phòng toàn bộ) bao gồm toàn bộ bộ máy quản lý của đơn
vị từ cao cấp đến cơ sở với các nhân sự làm quản trị cho hệ thống quản lý nói
riêng. Văn phòng toàn bộ có đầy đủ tƣ cách pháp nhân trong hoạt động đối nội,
đối ngoại để thực thiện mục tiêu chung của tổ chức. Văn phòng theo nghĩa hẹp
(Văn phòng chức năng) chỉ bao gồm bộ máy trợ giúp nhà quản trị những việc
trong chức năng đƣợc giao; là một bộ phận cấu thành trong cơ cấu tổ chức,
chịu sự điều hành của nhà quản trị cấp cao. Văn phòng chức năng không phải
là một pháp nhân độc lập trong các quan hệ đối ngoại”. Tƣơng tự, Vƣơng
Hoàng Tuấn [19, tr. 13] định nghĩa: “Văn phòng theo nghĩa hẹp là nơi làm việc
hành chính của một cơ quan. Theo nghĩa rộng là bộ máy giúp việc của cơ
quan”. Trong cuốn “Giáo trình Quản trị văn phòng” [8, tr.6] cũng xác định:
“Theo nghĩa hẹp, Văn phòng đƣợc hiểu là trụ sở, địa điểm làm việc, là nơi giao
tiếp đối nội, đối ngoại của một cơ quan, tổ chức hoặc một nhà chức trách nhất
định (thị trƣởng, nghị viên, luật sƣ…). Theo nghĩa rộng, Văn phòng là bộ máy
giúp việc đƣợc lập ra để thực hiện chức năng giúp các cấp lãnh đạo trong việc tổ
chức và điều hành các hoạt động chung trong cơ quan, tổ chức và là trung tâm
xử lý thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành mọi mặt công tác của ngƣời lãnh
đạo.”

10


Gần đây nhất, trong tạp chí “Dấu ấn thời gian”, sau khi đã hệ thống các
cách tiếp cận và tổng hợp những định nghĩa về văn phòng tại Việt Nam,
PGS.TS Vũ Thị Phụng thấy rằng khái niệm văn phòng có thể đƣợc định nghĩa
theo 4 góc độ sau: “Định nghĩa 1: Văn phòng là trụ sở, nơi làm việc của lãnh
đạo, bộ máy tham mƣu, giúp việc; là trung tâm giao dịch, liên lạc chính thức
của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. [...]Định nghĩa 2: Văn phòng là bộ

máy tham mƣu, giúp việc, có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
cho hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành; đồng thời tổ chức thực hiện hoặc
theo dõi kết quả thực hiện những quyết định quản lý đã ban hành. [...] Định
nghĩa 3: Văn phòng là bộ phận có chức năng tham mƣu, tổng hợp và đảm bảo
thông tin, liên lạc, điều kiện làm việc cho lãnh đạo và bộ máy tham mƣu, giúp
việc của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. [...] Định nghĩa 4: Văn phòng là từ để
chỉ những công việc, hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp, thông qua hệ thống văn bản, giấy tờ, thủ tục, quy chế, quy định,
quy chuẩn, quy trình...” [17, tr.2-7].
Từ đó, PGS.TS Vũ Thị Phụng cũng xác định rằng “Nhƣ vậy, khái niệm
“Văn phòng” có thể đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy theo góc
độ tiếp cận. Việc định minh khái niệm văn phòng sẽ là cơ sở lý luận cho việc
xác định các khái niệm phát sinh tiếp theo nhƣ: quản trị văn phòng, hoạt động
văn phòng, công việc văn phòng, nhân viên văn phòng...”.
Đồng ý với nhận định trên, sau khi tham khảo các kết quả nghiên cứu
trƣớc đây và rút ra định nghĩa phù hợp nhất về Văn phòng để sử dụng trong
luận văn này, học viên hiểu Văn phòng theo hai nghĩa chính sau:
(i) Thứ nhất, theo nghĩa hẹp, gọi Văn phòng là “bộ phận Văn phòng”một bộ phận trong khu vực trung tâm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Với tên thƣờng gọi là Văn phòng, phòng Hành chính, phòng Hành chính- Tổ
chức, phòng Hành chính- Tổng hợp,.v.v. Là nơi thu thập, xử lý, cung cấp,
11


truyền đạt thông tin trợ giúp cho hoạt động quản lý; chăm lo dịch vụ hậu cần
đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp.
(ii) Thứ hai, theo nghĩa rộng, gọi Văn phòng là “Văn phòng” hoặc “Cơ
quan Văn phòng". Theo nghĩa này, Văn phòng là khu vực trung tâm, trụ sở
chính/ là nơi đặt trụ sở làm việc của bộ máy lãnh đạo và các bộ phận tham
mƣu, giúp việc, với tính chất nhƣ một bộ máy hoàn chỉnh của một tổ chức,

đƣợc kết nối với nhau bằng mắt xích là các phòng ban chức năng. Ví dụ trên
thực tế xã hội Việt Nam thì văn phòng có các tên gọi nhƣ Văn phòng Quốc hội,
Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân… trong trƣờng hợp này
thì Văn phòng không còn đƣợc hiểu là một đơn vị, bộ phận của một cơ quan, tổ
chức nữa mà nó là một cơ quan, một tổ chức trong xã hội. Ở trong các cơ quan,
tổ chức này vẫn có một bộ phận là phòng Hành chính hay phòng Hành chính –
Quản trị.
Cụ thể, trong phạm vi luận văn này, thì khái niệm Văn phòng đƣợc hiểu
theo nghĩa thứ hai (ii) nêu trên.
1.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Văn phòng có chức năng, nhiệm vụ là bộ máy tham mƣu, giúp việc, là
trung tâm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ sự chỉ đạo, quản lý,
điều hành mọi mặt công tác của bộ máy lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp; là trụ sở giao dịch và liên lạc chính thức với ngƣời dân, đối tác, khách
hàng; là địa điểm làm việc của bộ máy lãnh đạo và các bộ phận tham mƣu,
giúp việc; là nơi thực thi các biện pháp quản lý hành chính và diễn ra các sự
kiện quan trọng của cơ quan, tổ chức; đảm bảo các điều kiện, phƣơng tiện làm
việc cho cơ quan, tổ chức.

12


1.1.2. Phương thức hoạt động của Văn phòng
1.1.2.1. Khái niệm
Giáo sƣ Nguyễn Lân định nghĩa hoạt động là sự “vận động, chạy đều”
[9, tr.860] và phƣơng thức là “cách thức đã đƣợc quy định để tiến hành công
tác” [9, tr. 1476]. Theo cách định nghĩa này thì hiểu phƣơng thức hoạt động là
cách thức để tiến hành hoạt động hay thực hiện một công việc nào đó.
Trong luận văn này, PTHĐ của cơ quan Văn phòng đƣợc hiểu là hệ
thống các hình thức, phƣơng pháp, cách thức tiến hành, tổ chức… đƣợc vận

dụng để tác động vào các mặt hoạt động nhằm đạt đƣợc mục tiêu mà Văn
phòng đề ra.
1.1.2.2. Nội hàm
PTHĐ của Văn phòng biểu hiện qua năm nội dung chính sau:
Thứ nhất- Thiết lập thể chế: là việc xây dựng, ban hành, hệ thống các
chủ trƣơng, biện pháp, quy chế, quy chuẩn, cho mọi hoạt động của Văn
phòng.
Thứ hai- Thiết kế tổ chức: là việc thiết lập, xây dựng mới hoặc điều
chỉnh, kiện toàn, thay đổi, sắp xếp lại để có đƣợc một cơ cấu tổ chức phù
hợp nhằm đặt đƣợc các mục tiêu mà Văn phòng đề ra.
Thứ ba- Bố trí và sử dụng nhân lực: là quá trình sắp đặt nhân sự vào vị
trí việc làm phù hợp trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng; khai thác và phát
huy tối đa năng lực làm việc của nhân sự nhằm đạt hiệu quả cao trong công
việc.
Thứ tư- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật: là việc đầu tƣ, xây dựng, bố
trí, sử dụng các tƣ liệu lao động khác nhau nhằm phục vụ, đảm bảo điều kiện
vận hành, duy trì, cải thiện và phát triển các hoạt động của Văn phòng, bao
gồm: các khối công trình, nhà cửa, địa điểm làm việc và tổ chức các hoạt
13


động; phƣơng tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị, công cụ, đồ dùng, vật dụng
dùng trong hoạt động của Văn phòng.
Thứ năm- Quản lý tài chính: là việc xây dựng cơ chế quản lý và quản
lý các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của Văn phòng
giúp tối đa hóa hiệu quả hoạt động từ nguồn kinh phí vốn có.
1.1.3. Văn phòng UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Khoản 2 Điều 127 của Luật tổ chức Chính quyền địa phƣơng [24, tr.
61] đƣa ra khái niệm nhƣ sau: “Văn phòng UBND cấp tỉnh là cơ quan tham
mƣu, giúp việc, phục vụ hoạt động của UBND cấp tỉnh”.

Cụ thể hơn, tại Điều 1 của Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ƣơng [27, tr.1-2] có nêu rõ: “Văn phòng UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là cơ quan thuộc
UBND cấp tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp UBND cấp tỉnh về: Chƣơng
trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức
về hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin
điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của
UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động
của UBND cấp tỉnh; giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ
tịch UBND cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản
lý văn thƣ - lƣu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng. Văn phòng
UBND cấp tỉnh có tƣ cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.”
Nhƣ vậy, định nghĩa Văn phòng UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng (gọi chung là Văn phòng UBND cấp tỉnh) nêu trên tƣơng đồng
với cách hiểu thứ hai về Văn phòng mà học viên đã nêu ở Mục 1.1.1.1
Chƣơng này.

14


1.1.4. Chính quyền điện tử
1.1.4.1. Khái niệm
Trƣớc khi đi vào phân tích khái niệm CQĐT, cần hiểu rõ thế nào là Chính
quyền và sự khác nhau giữa khái niệm Chính quyền với Chính phủ tại Việt Nam.
Điều 94, 111 và 114 của Hiến pháp 2013 [32, tr. 23-29] quy định rõ
“Chính phủ là CQHCNN cao nhất của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” còn Chính quyền địa phƣơng (CQĐP) là CQHCNN "đƣợc tổ chức ở
các đơn vị hành chính của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[…]
gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND”. Điều này có nghĩa là,

CQHCNN cấp cao nhất thì đƣợc gọi là Chính phủ; CQHC cấp thấp hơn đƣợc
tổ chức và phân cấp theo các đơn vị hành chính ở địa phƣơng thì đƣợc gọi là
Chính quyền địa phƣơng (hay gọi tắt là Chính quyền).
Công văn số 270/BTTTT-ƢDCNTT ngày 06 tháng 02 năm 2012 của
Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hƣớng dẫn mô hình thành phần CQĐT
cấp tỉnh hƣớng dẫn nhƣ sau: “CPĐT là Chính phủ ứng dụng CNTT&TT
nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan Chính phủ, phục vụ ngƣời dân
và doanh nghiệp tốt hơn”. Trong khi đó, tài liệu này cũng có nói “CPĐT của
tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc hiểu là CQĐT cấp tỉnh”.
Nhƣ vậy, về cơ bản, CPĐT là Chính phủ ứng dụng CNTT&TT nhằm
tăng hiệu quả hoạt động của các CQCQ, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp
tốt hơn; còn CQĐT là Chính quyền ứng dụng CNTT&TT nhằm tăng hiệu quả
hoạt động của các CQCQ, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp tốt hơn. Mọi
quan hệ giữa CQ với doanh nghiệp và ngƣời dân bảo đảm tính minh bạch,
công khai, gần gũi và thuận tiện. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
ngƣời dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà
nƣớc, bảo đảm sự kiểm soát và giám sát lẫn nhau giữa công dân với CQ.

15


Cụ thể hơn thì CQĐT là việc các CQCQ sử dụng CNTT để biến đổi
quan hệ với ngƣời dân, các doanh nghiệp và các tổ chức khác của CQ để làm
việc và trao đổi qua mạng không cần đến trực tiếp công sở. Những công nghệ
đó có thể phục vụ nhiều mục đích nhƣ: cung cấp dịch vụ của CQ đến ngƣời
dân tốt hơn, cải thiện những tƣơng tác giữa CQ với doanh nghiệp, tăng quyền
cho ngƣời dân thông qua truy cập đến thông tin, hoặc quản lý của CQ hiệu
quả hơn…
Tóm lại, CQĐT là CQ hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt
hơn trên cơ sở ứng dụng CNTT&TT. CQĐT là CQ của dân, vì dân, vì sự

phồn thịnh của địa phƣơng, đất nƣớc trong môi trƣờng toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế.
1.1.4.2. Mục tiêu
CQĐT ở Việt Nam hiên nay có năm mục tiêu lớn nhƣ sau:
Thứ nhất- Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn: việc sử dụng
CNTT&TT trong hoạt động sẽ giúp CQCQ giảm bớt các công đoạn, trình tự
trong thủ tục; chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả.
Từ đó, cải thiện mối quan hệ giữa CQ với doanh nghiệp, tạo ra một môi
trƣờng thúc đẩy kinh doanh tốt hơn.
Thứ hai- Khách hàng trực tuyến, không phải xếp hàng: CQĐT kỳ vọng
CQ có thể phản hồi các yêu cầu của khách hàng, ngƣời dân một cách nhanh
chóng và cung cấp một cách hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ công cho khách
hàng, ngƣời dân dựa trên sự hỗ trợ tối đa của CNTT&TT. Từ đó khách hàng,
ngƣời dân có thể giao dịch trực tuyến mà không phải xếp hàng.
Thứ ba- Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính quyền và sự
tham gia rộng rãi của người dân: CQĐT là một công cụ chủ chốt để nâng cao
tính minh bạch, hiệu quả và tin cậy của CQ dựa vào việc đẩy nhanh ứng dụng
16


CNTT&TT trong quản lý và điều hành cũng nhƣ mở ra các cơ hội cho ngƣời
dân đƣợc tiếp cận thông tin một cách chủ động và nhanh chóng trong quá trình
tham gia hoạch định chính sách.
Thứ tư- Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các CQCQ: CQĐT sẽ
thiết lập lại, đơn giản hóa các quy trình và thủ tục để tăng tính minh bạch,
giảm bớt nạn quan liêu, hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ, nâng cao năng suất về
mặt hành chính và tăng cƣờng tiết kiệm tại các CQCQ. Nâng cao năng suất
lao động, giảm chi phí hành chính qua việc cắt giảm văn phòng và việc quản
lý giấy tờ, nâng cao năng lực quản lý kế hoạch của CQ. Nâng cao doanh thu
khi doanh nghiệp và ngƣời dân xin cấp phép nhiều hơn do quy trình, thủ tục đã

trở nên dễ dàng và tình trạng tham nhũng cũng giảm bớt. Thực hiện tiết kiệm
chi phí trong thời gian trung và dài hạn.
Thứ năm- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu
vùng xa: CQĐT sử dụng CNTT&TT để rút ngắn khoảng cách giữa CQ với
ngƣời dân, đặc biệt là với các cộng đồng dân cƣ vùng sâu vùng xa. Từ đó,
tăng cƣời khả năng quản lý, điều hành; cung cấp tối đa các dịch vụ, sản phẩm
thiết yếu; trao thêm quyền cho ngƣời dân tham gia vào các hoạt động chính
trị, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân vùng sâu vùng xa.
1.1.4.3. Yêu cầu
Từ mục tiêu đã đề ra thì có các điều kiện tiên quyết, vừa là nền tảng,
vừa là yêu cầu cần đƣợc đáp ứng để triển khai xây dựng CQĐT là:
a. Thể chế và hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp
Hiện nay, muốn triển khai hiệu quả CQĐT thì cần phải có thể chế chính
trị, hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp. Nhận thức rõ điều này, Chính
phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo việc hoàn thiện cơ chế, chính
sách thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT, CQĐT. Tính riêng năm
17


2018, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đƣợc Chính phủ, Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành tạo hành lang pháp lý cho việc thiết lập, ứng dụng
CNTT trong phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp và trong hoạt động của
CQNN; ngăn chặn và xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình xây
dựng CQĐT.
Tuy nhiên, theo nội dung nêu tại Kết luận của Thủ tƣớng Chính phủ
[29, tr.2] trong cuộc họp về xây dựng CQĐT ngày 14 tháng 5 năm 2018 tại
Trụ sở Chính phủ cũng nhấn mạnh rằng: “còn nhiều nội dung triển khai
CPĐT chƣa đƣợc nhƣ mong đợi, nhƣ còn thiếu các văn bản làm cơ sở pháp lý
cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, còn rào cản trong cơ chế đầu tƣ ứng dụng
CNTT”.

b. Kinh phí cho việc triển khai dự án
CQĐT đƣợc thực hiện qua nhiều giai đoạn và kinh phí cho việc triển
khai dự án sẽ phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của CSHT, vào năng lực của
nhà cung cấp và ngƣời sử dụng cũng nhƣ phƣơng thức cung cấp dịch vụ ( qua
internet, qua đƣờng điện thoại trực tuyến, qua các kiosk…). CQCQ muốn
cung cấp các dịch vụ càng phức tạp, tinh vi, chi tiết thì chi phí cho CQĐT
càng lớn. CQĐT thƣờng đƣợc xây dựng trong thời gian dài nên đòi hỏi phải
có đầu tƣ lớn về phần mềm, phần cứng, CSHT và đào tạo. Nên cần phải
nghiên cứu tính khả khi về mặt tài chính, có kế hoạch cắt giảm chi phí và các
phƣơng án tài chính ngay từ ban đầu.
c. Phải có hệ thống CSDL dùng chung
Hệ thống CSDL dùng chung là nơi cung cấp dữ liệu cho tất cả các ứng
dụng đƣợc phát triển trong CQĐT gồm thực thể quản lý nhà nƣớc, danh mục,
tƣ liệu dùng chung… Hệ thống này vừa mở đƣờng cho sự hình thành dữ liệu
lớn (Big Data) bằng các dữ liệu liên kết vừa gắn kết tất cả ứng dụng đƣợc

18


phát triển trong hệ thống một cách thống nhất trên cơ sở sử dụng chung
những dữ liệu cơ bản của thực thể quản lý nhà nƣớc. Yêu cầu phải có hệ
thống này nhằm phục vụ hiệu quả cho việc chia sẻ, xử lý, lƣu trữ và quản lý
dữ liệu, mang lại sự tin cậy, sự linh hoạt và tính tƣơng thích cho nhu cầu dữ
liệu trong tƣơng lai.
d. Phải có phần mềm dùng chung
CQĐT cần phải có các phần mềm dùng chung đƣợc xây dựng theo tiêu
chuẩn nhất quán làm nền tảng phát triển các ứng dụng theo kiến trúc hƣớng
dịch vụ, thuận lợi trong việc tích hợp và tái sử dụng các ứng dụng đang vận
hành và dễ dàng liên thông kết nối với tất cả các CQNN ở tất cả các cấp.
e. Phải có hệ thống hạ tầng mạng liên thông

Với CQĐT thì hạ tầng mạng không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu cơ
bản mà còn còn phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn về băng thông và chất
lƣợng dịch vụ. Việc xây dựng hệ thống hạ tầng mạng liên thông LAN, WAN,
INTERNET với kiến trúc tiên tiến, có khả năng kết nối tất cả các thành phần
trong hệ thống CNTT với tốc độ cao, tạo nền tảng đồng nhất cho tất cả các
ứng dụng, giao dịch nội bộ cũng nhƣ bên ngoài là điều kiện vô cùng quan
trọng khi xây dựng CQĐT.
f. Đội ngũ cán bộ thông thạo CNTT
CQĐT cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua CNTT.
Vậy, để khai thác và sử dụng CQĐT hiệu quả thì đội ngũ cán bộ ở các CQCQ
cần phải có mức độ am hiểu và thông thạo nhất định đối với các thiết bị kỹ
thuật, mạng và các ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thông thạo
CNTT chính là cầu nối rút ngắn khoảng các giữa CQ với ngƣời dân thông qua
việc tuyên truyền, hƣớng dẫn lại cho ngƣời dân sử dụng các dịch vụ CQĐT
trên môi trƣờng mạng.
19


g. Ngƣời dân và doanh nghiệp phải đƣợc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao
năng lực tiếp cận, sử dụng hệ thống CQĐT.
CQĐT phát triển theo hƣớng tập trung phục vụ nhu cầu của ngƣời dân
và doanh nghiệp. CQĐT sẽ không thể phát huy đƣợc hiệu quả nếu khách
hàng, ngƣời dân không đủ năng lực tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ đƣợc
số hóa. Việc xây dựng các cổng truy cập điện tử cũng sẽ trở nên vô ích nếu
ngƣời dân không biết cách khai thác hoặc sử dụng với mục đích khác. Vậy
nên, cần phải giải quyết những mối quan tâm, lo lắng trên của ngƣời dân
thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn, nâng cao năng lực tiếp cận,
sử dụng CQĐT của ngƣời dân. Từ đó, xây dựng niềm tin của ngƣời dân khi
sử dụng các dịch vụ đƣợc cung cấp thông qua CQĐT.
1.2. Sự cần thiết phải cải tiến phƣơng thức hoạt động tại Văn phòng Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền
điện tử
Xây dựng CQĐT là xu thế tất yếu, là yêu cầu của thời đại, là mục tiêu
chính trị mà Đảng và Nhà nƣớc giao phó. Vì vậy, xây dựng CQĐT là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu hiện nay.
Với vai trò là đầu mối thông tin, cầu nối giữa ngƣời dân, doanh nghiệp
với CQĐP và với Chính phủ trung ƣơng, các yêu cầu đặt ra trong quá trình
xây dựng CQĐT đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của Văn phòng
UBND cấp tỉnh, làm thay đổi Văn phòng UBND cấp tỉnh cả về hình thức lẫn
nội dung. Điều này mang đến cho Văn phòng UBND cấp tỉnh cơ hội tiếp
nhận các nhiệm vụ mới; tích lũy thêm kinh nghiệm phục vụ cho sự phát triển;
tái cấu trúc bộ máy; thay đổi PTHĐ; hƣởng lợi từ việc phân bổ nguồn kinh
phí dùng cho xây dựng CQĐT nhƣ đƣợc nâng cấp, đổi mới các trang thiết bị
kỹ thuật, đƣợc ứng dụng các phần mềm hiện đại, nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực… Do đó, CQĐT hứa hẹn sẽ trở thành một công cụ đắc lực giúp Văn
phòng UBND cấp tỉnh tổ chức, điều hành, thực hiện các công việc, nhiệm vụ
20


đƣợc giao, góp phần cải thiện quan hệ giữa CQCQ với ngƣời dân và doanh
nghiệp, tiến tới xây dựng địa phƣơng thông minh, năng động, hấp dẫn trên
nền tảng ứng dụng CNTT.
Bên cạnh đó, việc xây dựng CQĐT phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động
của Văn phòng UBND cấp tỉnh vì Văn phòng UBND cấp tỉnh là cơ quan đầu
mối trong việc triển khai và tổ chức thực hiện các chỉ, kinh doanh.
3.4.6.3. Biện pháp thực hiện
- Tham mƣu giúp lãnh đạo Văn phòng chỉ đạo các Phòng, ban, đơn vị trực
thuộc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, biên chế,
kinh phí quản lý hành chính và thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính.

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cƣơng tài chính, ngân sách và đầu tƣ công. Tiếp tục
cơ cấu lại chi ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng hiệu quả, bền vững; đẩy mạnh
thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính; tăng tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển, giảm
tỷ trọng chi thƣờng xuyên. Triệt để tiết kiệm chi phí, cắt giảm mạnh chi hội
họp, đi công tác trong, ngoài nƣớc.
- Chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các hình thức xã hội hóa. Tìm
kiếm, huy động các nguồn lực từ khu vực tƣ nhân và các tổ chức quốc tế; tạo

66


điều kiện tối đa để các doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân cùng tham gia
trong quá trình xây dựng CQĐT của Văn phòng UBND thành phố.
- Triển khai thực hiện mua sắm tài sản nhà nƣớc theo phƣơng thức tập
trung, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch trong đấu thầu mua
sắm tài sản, trang thiết bị của cơ quan Văn phòng và các đơn vị trực thuộc.
3.4.6.4. Hiệu quả mang lại
- Có nguồn kinh phí để triển khai xây dựng CQĐT.
- Thu hút đƣợc nguồn kinh phí từ khối tƣ nhân bên ngoài các CQHCNN.
- Đảm bảo từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, cải thiện đời sống cán bộ,
CCVC và ngƣời lao động gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham
nhũng.
- Dự trù, chuẩn bị đƣợc nguồn đầu tƣ kinh phí cho việc chuyển đổi Văn
phòng Số trong tƣơng lai.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Với mục tiêu đặt ra, nội dung Chƣơng 3 phản ánh những ý tƣởng đóng
góp của học viên vào việc cải tiến PTHĐ của Văn phòng UBND thành phố
Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng CQĐT với một số nội dung sau:
Một là, từ bối cảnh thực tế, xây dựng quan điểm cải tiến PTHĐ của
Văn phòng trƣớc yêu cầu đổi mới của thời đại.

Hai là, định hƣớng cải tiến PTHĐ của Văn phòng thành phố Hải Phòng
đảm bảo phát triển bền vững, cải tiến liên tục và chuyển đổi Văn phòng Số.
Ba là, từ định hƣớng cải tiến đƣa ra các giải pháp cụ thể kèm theo mục
tiêu, nhiệm vụ, biện pháp để thực hiện các giải pháp đã đề ra bao gồm cả hiệu
quả



giải

pháp

đó



67

thể

mang

lại.


KẾT LUẬN
Cải tiến PTHĐ của Văn phòng UBND Hải Phòng giữ một vai trò hết
sức quan trọng trong sự thành công của CQĐT thành phố. Đã có nhiều tác giả
nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề tài này, tuy nhiên chƣa thực sự đầy
đủ. Việc đóng góp thêm những kiến nghị, đề xuất mới để hoàn thiện việc cải

tiến, nâng cao hoạt động của Văn phòng UBND thành phố Hải Phòng nhằm
đáp ứng các yêu cầu xây dựng CQĐT thành phố là vấn đến hết sức quan trọng
đối với thành phố Hải Phòng hiện nay. PTHĐ của Văn phòng UBND thành
phố Hải Phòng cấp thiết phải đổi mới, cải cách ở mặt nào, lãnh đạo Văn
phòng cần phải làm gì, và các CBCCVC cần phải nỗ lực ra sao để thực hiện
những điều đó.... là những vấn đề đƣợc luận văn đặt ra và nghiên cứu một
cách nghiêm túc.
Hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật; đề cao trách nhiệm cá nhân
trong công tác chỉ đạo, điều hành; đổi mới quy trình làm việc, tổ chức bộ máy
và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, CCVC; xác định ứng dụng CNTT là
công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy việc đáp ứng các yêu cầu xây dựng CQĐT;
tạo lập môi trƣờng điện tử để ngƣời dân giám sát và đóng góp cho hoạt động
của CQ các cấp; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát
triển CQĐT, bao gồm cả sự tham gia, đóng góp của khu vực tƣ nhân; chú
trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về việc xây dựng CQĐT
trong hoạt động của Văn phòng nhằm không ngừng thỏa mãn các yêu cầu xây
dựng CQĐT là những yếu tố cơ bản, chính yếu giúp cải tiến PTHĐ Văn
phòng UBND thành phố Hải Phòng. Với cách tiếp cận nhƣ vậy, luận văn đã
thể hiện một số nội dung nghiên cứu sau đây:

68


×