Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người chấn thương cột sống liệt tủy tại bệnh viện hữu nghị việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

------

DƢƠNG THỊ THÙY

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
NGƢỜI CHẤN THƢƠNG CỘT SỐNG LIỆT TỦY
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

------

DƢƠNG THỊ THÙY

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
NGƢỜI CHẤN THƢƠNG CỘT SỐNG LIỆT TỦY
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số

: 60900101



LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn: TS.BS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn “Hoạt động công tác xã hội trong hỗ
trợ người chấn thương cột sống liệt tủy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức”, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BS.TS. Nguyễn
Đình Hòa – giảng viên hướng dẫn đã tận tụy và vất vả suốt thời gian qua để
hỗ trợ cho tôi những kiến thức và truyền đạt những kinh nghiệm để tôi có
thể hoàn thành đề tài nghiên cứu. Đồng thời đã hướng dẫn và chỉ dạy cho tôi
trong suốt quá trình thực hành tại địa bàn nghiên cứu.
Trong qua trình nghiên cứu đề tài tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức,
bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi cũng nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của các cán bộ nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cơ
sở nơi tôi thực hành đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hành tại Bệnh viện. Đặc biệt là những thân chủ đã cộng tác và cung cấp
những thông tin cần thiết giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành
đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa Công tác xã
hội – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức tại trường.
Những kiến thức và kĩ năng được cung cấp đã giúp tôi tự tin hoàn thành đề tài
nghiên cứu của mình.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu tại địa bàn tôi đã rất nỗ lực cố
gắng, tìm tòi học hỏi để hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất, tuy

nhiên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
những góp ý từ các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
2.1. Tổng quan trên thế giới .............................................................................. 3
2.2. Tổng quan tại Việt Nam ............................................................................. 6
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................ 11
3.1 Ý nghĩa lý luận .......................................................................................... 11
3.2 Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 11
4. Đối tượng và khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 12
4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 12
4.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................... 12
4.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 12
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 12
5.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 12
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................. 12
6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 13
7. Giải thuyết nghiên cứu ................................................................................ 13
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 14
8.1. Về phương pháp thu thập thông tin: ........................................................ 14
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................. 17
1.1. Thao tác hóa các khái niệm. ..................................................................... 17
1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội .................................................................... 17
1.1.2. Khái niệm CTXH trong Bệnh viện ....................................................... 18
1.1.3.Khái niệm hỗ trợ trong CTXH……………………………………… . 18

1.1.4. Khái niệm Chấn thương cột sống liệt tủy ............................................. 19
1.2. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ...................................................... 19
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow.............................................................. 19
1.2.2. Lý thuyết thân chủ trọng tâm. ............................................................... 22
1.2.3. Lý thuyết hệ thống sinh thái. ................................................................. 18


1.3. Tổng quan về cơ sở thực tập .................................................................... 27
1.3.1. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức .............................................................. 27
1.3.2. Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ...................... 28
1.4. Các văn bản pháp lý về công tác xã hội trong Bệnh viện: ....................... 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CTXH TRONG HỖ TRỢ
NGƢỜI CHẤN THƢƠNG CỘT SỐNG LIỆT TỦY TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC ............................................................................... 33
2.1. Thực trạng người CTCSLT tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Error! Bookmark not
2.1.1.Một số triệu chứng của CTCSLT. .......................................................... 33
2.1.2. Nguyên nhân dẫn tới chấn thương cột sống liệt tủy .............................. 33
2.1.3. Những yếu tố tác động tới người chấn thương cột sống liệt tủy ........... 34
2.2. Các hoạt động CTXH trong hỗ trợ người CTCSLT tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức. ................................................................................................. 49
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 61
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG CTXH CHUYÊN NGHIỆP VỚI
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH
VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC. ................................................................... 62
3.1. Hoạt động chỉ dẫn, hỗ trợ thông tin cho người bệnh ............................... 64
3.2. Hoạt động hỗ trợ tâm lý xã hội ................................................................ 66
3.3. Vận động tài trợ, hỗ trợ tài chính ............................................................. 71
3.4. Hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng...................................... 73
3.5. Hoạt động tổ chức bồi dưỡng và tập huấn kiến thức ............................... 76
3.5.1. Đối với nhân viên CTXH ...................................................................... 76

3.5.2 Đối với người bệnh CTCSLT ................................................................ 77
3.6. Phát triển mạng lưới CTXH và cộng tác viên CTXH tại các đơn vị trong
toàn Bệnh viện................................................................................................. 78
3.7. Các kĩ năng được vận dụng của nhân viên CTXH trong hoạt động trợ
giúp người CTCSLT. ...................................................................................... 79
3.7.1. Kĩ năng quan sát. ................................................................................... 79
3.7.2. Kĩ năng giao tiếp. .................................................................................. 79
3.7.3. Kĩ năng lắng nghe tích cực.................................................................... 80


Tiểu kết chương 3............................................................................................ 82
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ ĐẦY ĐỦ

1

CTXH

Công tác xã hội


2

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

3

NVXH

Nhân viên xã hội

4

TC

Thân chủ

5

CTCS

Chấn thương cột sống

6

CTCSLT

Chấn thương cột sống liệt tủy


7

CSKH

Chăm sóc khách hàng


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ............................. 20
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống sinh thái trong CTXH…………………………….26
Bảng 2.1 Bảng đánh giá các hoạt động và mức độ mà bệnh nhân CTCSLT nhận
được từ hoạt động CTXH của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ............................ 51
Biểu đồ 2.1. Đánh giá các vấn đề gặp phải về tâm lý – xã hội của người
CTCSLT .............................................................................................................. 37
Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ thủ hưởng hoạt động hỗ trợ của CTXH với người
CTCSLT .............................................................................................................. 50
Biểu đồ 2.3. Số cuộc gọi qua tổng đài chăm sóc khách hàng năm 2018 ............ 53
Biểu đồ 2.4. Số lượng các chương trình truyền thông ........................................ 55
Biểu đồ 2.5. Đánh giá nhu cầu của người bệnh CTCSLT trong việc sử dụng dịch
vụ CTXH tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức ...................................................... 57
Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ CTXH tại Bệnh
viện Hữu Nghị Việt Đức ..................................................................................... 59
Biểu đồ 3.1. So sánh số lượng bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ
trong năm 2017 và 2018……………………………………………………..71


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong
thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là
nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thông
qua ngày 16/2/2011. Bước vào năm 2010, năm bản lề chuẩn bị cho sự chuyển
đổi triển khai Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011-2020.
Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam là lĩnh vực rộng lớn, đòi hỏi sự phối hợp
toàn diện của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, do vậy cần lựa chọn những mục
tiêu ưu tiên, trước mắt tập trung vào một số nhóm dân cư bị thiệt thòi (yếu
thế).[25]. Một trong số những nhóm ưu tiên là những người bị Chấn thương cột
sống liệt tủy.
Ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32 về
việc phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó,
Bộ Y tế cũng xây dựng “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực
y tế giai đoạn 2011-2020”. [24]. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc
hình thành và phát triển nghề CTXH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
nói chung cũng như trong lĩnh vực Y tế nói riêng.
Trong bối cảnh phát triển CTXH ở Việt Nam hiện nay, việc đề xuất mô
hình CTXH trong bệnh viện cũng như việc thiết lập vai trò của nhân viên
CTXH trong hệ thống bệnh viện là một trong những vấn đề đang được quan
tâm nhằm phát triển hệ thống các dịch vụ CTXH trong bệnh viện. Làm được
điều này đồng nghĩa với việc giải quyết những vấn đề xã hội trong bệnh viện
như sự quá tải bệnh viện và sự căng thẳng trong quan hệ Bác sỹ và bệnh nhân,
hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ bệnh tật cho người bệnh, điều phối và cung cấp
dịch vụ cũng như tư vấn tâm lý, hỗ trợ phát triển cho bệnh nhân và người nhà


2

bệnh nhân trong quá trình điều trị. Những khó khăn trong lĩnh vực CSSK tại

các hệ thống bệnh viện ở Việt Nam sẽ đươc cải thiện nếu có sự xuất hiện của
NVCTXH chuyên nghiệp.
Với đối tượng cụ thể đề tài hướng đến là người CTCSLT. Hàng năm có
khoảng 40 ca Chấn thương cột sống mới trong một triệu dân hoặc tổng số có
khoảng 12000 ca CTCS tại Mỹ. Bệnh nhân nam giới chiếm đa số với tỷ lệ
khoảng 77%, tuổi trung bình của bệnh nhân trong ba thập kỷ gần đây khoảng
từ 28,7 đến 39,5 tuổi với nguyên nhân chính là tai nạn giao thông và ngã cao.
Tổn thương đụng dập tủy chiếm 70%. Tại Mỹ, chi phí cho bệnh nhân CTCS
hàng năm lên đến 10 tỷ đô la Mỹ, chưa bao gồm chi phí điều trị loét tỳ đè,
một biến chứng hay gặp nhất của CTCS liệt tủy hoàn toàn, có thể thêm hàng
tỷ đô la Mỹ mỗi năm [8],[18].
Tại Việt Nam, CTCSLT gặp chủ yếu do tai nạn lao động và tai nạn
giao thông với độ tuổi trung bình khoảng 35-40 có thể chiếm đến 80%, đây là
lực lượng lao động chính của xã hội [18].
Bệnh nhân CTCSLT, sau khi điều trị theo đúng phác đồ có thể phục
hồi, trở về cuộc sống thường ngày, lao động sản xuất ra vật chất cho bản thân,
gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khi bị liệt tủy hoàn toàn, ngoài vấn đề mất sức
lao động sau chấn thương, phụ thuộc vào người chăm sóc, bệnh nhân còn phải
được điều trị các biến chứng như loét tỳ đè, nhiễm trùng tiết niệu, viêm tắc
tĩnh mạch chi… Đây không chỉ nâng giá thành điều trị lên rất nhiều lần mà
còn là một sang chấn tinh thần nặng nề cho bệnh nhân và gia đình, nhiều
trường hợp không thể tiếp tục điều trị do bản thân bệnh nhân từ chối [18].
Những khó khăn này cản trở người chấn thương cột sống liệt tủy tiếp cận
dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến
khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng. Nhìn chung hiện nay
những chính sách quan tâm của Đảng và nhà nước đã giảm bớt đi phần nào những


3


khó khăn mà người CTCSLT đang gặp phải, tuy nhiên chưa thực sự làm giảm
những ảnh hưởng nặng nề trong cuộc sống, đặc biệt là về vấn đề tâm lý của người
CTCSLT.
Từ những phân tích trên có thể nhận định được vai trò quan trọng của
các hoạt động CTXH trong trợ giúp đối tượng yếu thế tại bệnh viện, trong đó
có người CTCSLT. Chính vì vậy tác giả muốn đi sâu nghiên cứu đề tài “
Hoạt động Công tác xã hội trong việc hỗ trợ người chấn thương cột sống
liệt tủy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” với mong muốn từ việc đánh giá
các hoạt động CTXH đối với đối tượng người CTCSLT tại Bệnh viện Hữu
Nghị Việt Đức hiện nay để đưa ra các đề xuất hoạt động CTXH chuyên
nghiệp hơn với vai trò quan trọng của Nhân viên CTXH, nâng cao vai trò của
NVCTXH trong hoạt động CTXH chuyên nghiệp đối với việc trợ giúp các đối
tượng yếu thế, trong đó có người CTCSLT. Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ
sở để làm rõ hơn các vấn đề của bệnh nhân cũng như những bằng chứng khoa
học để chứng tỏ sự hiệu quả của hoạt động CTXH trong lĩnh vực hỗ trợ điều
trị bệnh tại Bệnh viện.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Tổng quan trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu, tổ chức mô hình CTXH trong bệnh viện
đã có từ lâu đời, và các công trình nghiên cứu về hoạt động CTXH trong bệnh
viện cũng đã có và nó giúp cho việc thực hành nghề CTXH trong bệnh viện
ngày càng phát triển.
Bùi Thị Thanh Tuyền, Trần Thị Trân Châu, (2016), “Kỷ yếu hội thảo
khoa học: công tác xã hội trong bệnh viện - những vấn đề lý luận và thực tiễn
thực hành”. Nói về lịch sử hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong
bệnh viện trên thế giới, tác giả Bùi Thị Thanh Tuyền và Trần Thị Trân Châu
đã cho biết công tác xã hội trong bệnh viện lần đầu tiên xuất hiện ở Anh vào


4


cuối thế kỷ 19, năm 1895 và sau đó xuất hiện ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, năm
1905. Lúc đầu nhân viên xã hội trong bệnh viện chỉ có vai trò là "nhân viên
phát chẩn", sau đó là phòng dịch vụ xã hội với nhiệm vụ cung cấp các dịch
vụ trợ giúp cho người bệnh (vào năm 1905-1913). Dần dần, nhân viên xã hội
trong bệnh viện đã được chuyên nghiệp hóa và được gọi là nhân viên xã hội y
tế. Nhân viên xã hội y tế có 6 hoạt động chủ yếu: Quản lý trường hợp về
mảng y - xã hội, ghi chép dữ liệu, giảng dạy về sức khỏe, theo dõi bệnh nhân,
điều chỉnh mức phí và mở rộng dịch vụ y tế bằng cách chuyển người bệnh
đến các nhà dưỡng bệnh, cơ quan phúc lợi xã hội hay các cơ sở y tế khác. Tác
giả Bùi Thị Thanh Tuyền cho rằng xem lại lịch sử phát triển nghề công tác xã
hội trong bệnh viện cho thấy có sự tương đồng với quá trình hình thành và
phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện ở Việt Nam về cơ cấu tổ chức,
nhiệm vụ của nhân viên xã hội trong bệnh viện [7].
Trương Nguyễn Xuân Quỳnh, Phạm Thị Thu, (2016), “Kỷ yếu hội thảo
khoa học: công tác xã hội trong bệnh viện - những vấn đề lý luận và thực tiễn
thực hành”. Đề cập đến mô hình công tác xã hội trong bệnh viện tại Mỹ, tác
giả Trương Nguyễn Xuân Quỳnh và Phạm Thị Thu cho biết, các bệnh viện ở
Mỹ thường có hai mô hình công tác xã hội. Mô hình CTXH theo chiều dọc thì
có một phòng CTXH chuyên nghiệp điều phối hoạt động CTXH chung và có
đội ngũ nhân viên xã hội có thể thực hiện được nhiều vai trò và có thể luân
chuyển vị trí cho nhau. Mô hình CTXH trong bệnh viện thứ hai là được tổ
chức theo chiều ngang, trong đó, ở mỗi khoa chức năng sẽ có một nhân viên y
xã hội riêng và thực hiện các công việc chuyên môn đặc thù mà từng chuyên
khoa và với những kiến thức sâu hơn về bệnh lý của bệnh nhân. Mỗi một mô
hình CTXH như thế này đều có những ưu điểm và nhược điểm, do đó đòi hỏi
nhà quản lý bệnh viện cân nhắc khi áp dụng ở Việt Nam [21].
Nghiên cứu tại Mỹ mở ra nhiều hướng mới cho mô hình CTXH trong
bệnh viện; Theo tác giả MARKDEST, (2009), Đại học Utah, Salt Lake City,



5

Utah, Hoa Kỳ đã đề cập đến vai trò giám sát của CTXH trong bệnh viện và
tác giả cho rằng mô hình CTXH trong bệnh viện cần có thêm hoạt động giám
sát để mang lại hiệu suất cao hơn trong các cơ sở y tế [7]. Cũng tại Mỹ, tác
giả Jennifer Zimmerman, MSW, MAHolly I. Dabelko, MSW, PhD lại đưa ra
mô hình hợp tác chăm sóc bệnh nhân, tác giả chỉ ra rằng những mô hình y tế
truyền thống hoặc mô hình phân cấp tạo ra thứ bậc mà ở đó các bác sỹ được
coi trọng hơn không còn giá trị nữa mà thay vào đó là việc kết hợp chăm sóc
bệnh nhân giữa nhân viên y tế với gia đình sẽ tạo sự thân thiện hơn cởi mở
hơn và xóa bỏ ranh giới phân cấp giữa bác sĩ với bệnh nhân với mục đích tạo
tâm lý thoải mái cho người bệnh. Từ nghiên cứu về CTXH trong Bệnh viện
tại Mỹ đã triển khai khoa dịch vụ xã hội, đây là nơi triển khai các hoạt
động CTXH, khoa có đội ngũ nhân viên CTXH được đào tạo bài bản về
CTXH chuyên ngành y tế với trình độ cử nhân, thạc sĩ và hiện có khoảng
500.000 NVCTXH, trong đó 54,4% ở độ tuổi từ 45 trở lên và nữ chiếm
90,2%. Theo Hội CTXH Mỹ, NVCTXH ở Mỹ được trang bị kiến thức tốt
để làm việc trong khu vực BV, bởi họ hiểu được những yếu tố về thể chất,
tinh thần và yếu tố môi trường quyết định sự khoẻ mạnh của cá nhân và
cộng đồng [16].
Với đối tượng cụ thể đề tài hướng đến là người CTCSLT, có nhiều
nghiên cứu đánh giá nhằm khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động
CTXH trong việc hỗ trợ họ, đặc biệt về tâm lý trong suốt quá trình phục hồi
tại bệnh viện. Theo dự án chấn thương tủy sống nông thôn (RSCIP), một
chương trình chăm sóc sức khỏe thí điểm cho những người bị thương tủy
sống (SCI) được thực hiện tại New South Wales liên quan đến sự hợp tác của
Bệnh viện Prince Henry & Prince of Wales, Bệnh viện Hoàng gia North
Shore, Trung tâm Phục hồi Chức năng Hoàng gia Sydney, Thương tích Tủy
sống Úc và Hiệp hội Paraplegic & Quadriplegic NSW, (2002), cho rằng: “Tổn



6

thương tủy sống (SCI) là một chấn thương nghiêm trọng với các tác động tàn
phá tiềm ẩn bao gồm cả thể chất sâu rộng, hậu quả xã hội và tâm lý. Nghiên
cứu về tác động tâm lý sau sự khởi đầu đột ngột của SCI đã chỉ ra rằng nhiều
người sẽ phát triển những cảm xúc tiêu cực nghiêm trọng để đối phó với
thương tích có thể đe dọa cả hội nhập tâm lý và xã hội. Trong 10 năm qua, sự
chú ý đáng kể đã tập trung vào các động lực tham gia vào quá trình điều chỉnh
tâm lý theo SCI”.[14].
AnnalisaDezarnaulds, Nhà tâm lý học lâm sàng, NSW Điều phối viên
chiến lược tâm lý xã hội của SSCIS. Rehabilitation Center De Hoogstraat và
Rudolf Magnus Institute for Neuroscience, Trung tâm Y khoa Đại học
Utrecht, Centre for Human Movement Sciences, Trung tâm Y tế Đại học
Groningen, Đại học Groningen, Trung tâm Rehabilitation Amsterdam, Hà
Lan. Nghiên cứu đã điều tra các động lực tâm lý và xã hội liên quan đến SCI
điều chỉnh, để bây giờ có một nguồn thông tin phong phú phát sinh từ nghiên
cứu chi tiết các di chứng tâm lý và xã hội ngắn hạn và dài hạn và điều chỉnh
cho SCI. Phản ứng tiêu cực nghiêm trọng về cảm xúc sau SCI là phổ biến có
thể đe dọa cả hội nhập và an ninh tâm lý xã hội, đòi hỏi phải chú ý đến việc
điều chỉnh tâm lý lâu dài của các cá nhân theo SCI. Phục hồi thành công liên
quan đến việc tái hòa nhập vào cộng đồng và điều chỉnh theo lối sống rất khác
biệt với việc thiết lập lại các mối quan hệ, vai trò và cơ hội thỏa mãn để thể
hiện bản sắc riêng của một người.[2].
2.2. Tổng quan tại Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành CTXH được phát triển từ cuối thập kỷ 40 với sự ra
đời của trường đào tạo chuyên ngành về công tác xã hội đầu tiên tại miền
Bắc. Một số tác giả đã biên soạn các giáo trình về CTXH và CTXH trong
bệnh viện nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của nhiều tổ chức cá



7

nhân trong lĩnh vực CTXH trong y tế.
Đỗ Hạnh Nga, (2016), “Hệ thống khung pháp lý - cơ sở cho sự phát
triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Công
tác xã hội trong bệnh viện - những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành. Bài
viết trình bày một hệ thống khung pháp lý với bảy văn bản được các cấp quản
lý ban hành để tạo tiền đề cho sự phát triển nghề công tác xã hội trong ngành
y tế. Trong đó có ba văn bản quan trọng nhất, đó là Đề án phát triển nghề
công tác xã hội ở Việt Nam, giai đoạn 2010-2020 (gọi là Đề án 32) định
hướng xây dựng nguồn nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở của
Đề án 32, Đề án Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn
2011-2020 đã ra đời với những mục tiêu và hoạt động phát triển nghề công
tác xã hội trong ngành y tế. Thông tư số 43 của Bộ Y tế quy định nhiệm vụ và
hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện. Trên
cơ sở của các văn bản pháp lý này, nghề công tác xã hội đã và đang được triển
khai nhanh chóng ở các bệnh viện.[13]
Huỳnh Văn Chẩn, Nguyễn Thị Hồng, (2016), "Công tác xã hội trong
bệnh viện - Nhu cầu của các bệnh viên tại tỉnh Bến Tre". Một nghiên cứu
khác được thực hiện tại các bệnh viện ở tỉnh Bến Tre với mục đích tìm hiểu
nhu cầu phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong bài viết đã cho thấy các bệnh viện đều có nhu cầu rất cao
trong việc tuyển dụng nhân viên xã hội vào làm việc.[26].
Cao Liên Hương, Nguyễn Thị Thanh Tùng, Phạm Thị Tâm, Tạ Thị
Thanh Thủy, Phan Thành Phúc Phạm Thị Oanh, Đỗ Thị Thu Phương, (2016),
“Kỷ yếu hội thảo khoa học: công tác xã hội trong bệnh viện - những vấn đề lý
luận và thực tiễn thực hành”. Những bài báo được viết dành cho các nhóm
bệnh nhân khác nhau trong bệnh viện (bệnh nhân nghiện chất, bệnh nhân là

người cao tuổi bị Alzheimer, bệnh nhân nhiễm HIV) nhằm chỉ ra những đặc


8

điểm tâm lý xã hội của các nhóm bệnh nhân và những yêu cầu về kiến thức,
kỹ năng mà nhân viên xã hội cần phải có khi làm việc với những nhóm bệnh
nhân khác nhau.[10].
Nguyễn Ly Lai, Nguyễn Thị Phương Linh, (2016), "Công tác xã hội
trong bệnh viện - Chương trình đào tạo dưới góc nhìn tuyển dụng".Nhóm các
bài viết trình bày về chương trình đào tạo cử nhân CTXH và việc kết nối với
các bệnh viện để đưa sinh viên đi thực tập. đã bằng phương pháp nghiên cứu
định tính thông qua việc phân tích 11 bảng thông tin tuyển dụng nhân viên
công tác xã hội trong bệnh viện từ các nước Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada.
Từ đó, nhóm tác giả đưa ra những luận bàn và khuyến nghị khi xây dựng đề
cương học phần công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt Nam.[20].
Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phạm Ngọc Thanh, (2016), "Dự án cuộc sống
sau khi xuất viện - Một nghiên cứu về công tác xã hội bệnh viện". Đây là một
dự án về ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về công tác xã hội trong
bệnh viện và ứng dụng kết quả tại Bệnh viện. Nghiên cứu được thực hiện với
sự hỗ trợ của trường Đại học Oxford ở bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí
Minh với mục đích hỗ trợ bệnh nhân, thân nhân nhiễm trùng hệ thần kinh
trung ương và nhân viên y tế qua việc điều phối, tư vấn và sự kết nối với các
dịch vụ y tế, các nhà nghiên cứu để cải thiện các nghiên cứu y sinh và kết quả
chăm sóc sức khỏe. Kết quả dự án “Cuộc sống sau khi xuất viện” cung cấp
các nhà nghiên cứu, nhân viên công tác xã hội cái nhìn thực tế về những khó
khăn của bệnh nhân sau khi xuất viện và trở về nhà. Khó khăn đó có thể đến
với bệnh nhân, người thân, từ chăm sóc bệnh nhân lúc nhập viện, điều trị
bệnh, sau khi xuất viện hay việc tiếp cận các thông tin, dịch vụ cần thiết của
bệnh nhân. Từ những khó khăn mà trên thực tế bệnh nhân phải đối diện, nhân

viên công tác xã hội bệnh viện biết được rõ mình sẽ lên kế hoạch hỗ trợ bệnh
nhân, người nhà bệnh nhân như thế nào, để việc chăm sóc sức khỏe được cải


9

thiện tốt hơn và mang tính toàn diện. Dự án này cũng cung cấp thông tin hoạt
động cho đơn vị đào tạo có định hướng đào tạo công tác xã hội bệnh viện có
thể bồi dưỡng, hướng dẫn, đào tạo chuyên sâu cho các cử nhân công tác xã
hội định hình công việc trong tương lai.[19].
Lê Minh Hiển, Nguyễn Thị Thùy Dương, (2016), "Kết quả các hoạt
động công tác xã hội tại bệnh viện Chợ Rẫy" Các bài viết trình bày thực trạng
các hoạt động công tác xã hội đang diễn ra ở các bệnh viện. Tác giả đã cho
thấy Tổ Y xã hội được thành lập ở bệnh viện Chợ Rẫy cách đây trên 10 năm
(năm 2004) và có nhiều đóng góp cho việc hỗ trợ bệnh nhân nghèo và hoạt
động của Tổ Y xã hội chủ yếu mang tính chất từ thiện. Đơn vị Y xã hội chỉ
mới được kiện toàn lại tổ chức và thành lập phòng Công tác xã hội từ
8/2015.[15].
Đoàn Thị Thùy Loan, (2016), "Thực trạng triển khai họat động công
tác xã hội tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa" và tác giả Huỳnh Thị Kim
Tuyến và Nguyễn Thị Kim Long với bài viết: "Thực trạng và giải pháp phát
triển nghề công tác xã hội bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Bến Tre" đã cho
thấy thực trạng hoạt động CTXH trong các bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh
Hòa và bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Bến Tre.[12].
Theo thạc sĩ Tạ Thị Thanh Thủy, Thạc sĩ Phạm Thị Tâm đã có nghiên
nghiên về “Trải nghiệm ý nghĩa thực tiễn của Môn Công tác xã hội trong lĩnh
vực y tế” được trình bày tại kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế năm 2015 với
chủ đề: “ CTXH Việt Nam thách thức tính chuyên nghiệp trước nhu cầu hội
nhập và phát triển”. Bài viết đã cho thấy các hoạt động của sinh viên khoa
CTXH – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí

Minh đã thực hiện tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí
Minh cũng như khó khăn mà nhóm sinh viên gặp phải. Từ đó tác gỉa bài viết


10

đã đưa ra một số kiến nghị nhằm đưa nghề CTXH trong lĩnh vực y tế phát
triển một cách có hệ thống, toàn diện hơn.[22].
Tác giả Lê Thị Hoàng Liễu, (2016), "Chương trình đào tạo cử nhân
công tác xã hội và định hướng chuyên ngành công tác xã hội trong bệnh viện
– Thách thức và cơ hội" cho biết những bất cập trong chương trình đào tạo
cần được giải quyết để kịp thời có kế hoạch đào tạo cử nhân CTXH trong lĩnh
vực y tế một cách chuyên nghiệp hơn.[16].
Tiếp theo là nhóm các bài viết của các tác giả là những giảng viên đại
học, những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đưa sinh viên thực
tập tại bệnh viện. Tác giả Chu Dũng, (2016), "Mô hình công tác xã hội bệnh
viện do nhóm Happier thực hiện" và bài viết của nhóm tác giả Đinh Văn Mãi,
Nguyễn Đức Tài, (2016), "Chân dung nhân viên công tác xã hội lâm sàng
trong môi trường bệnh viện" đã cho chúng ta biết những thuận lợi và khó
khăn khi đưa sinh viên đi thực tập ở bệnh viện và những giải pháp được các
tác giả đề xuất để cải tiến công tác thực tập trong bệnh viện của sinh viên
được tốt hơn.[9].
Như vậy ở Việt Nam cũng đã rất quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và
phát triển hoạt động CTXH tại bệnh viện. Các nghiên cứu này đã phần nào
làm sáng tỏ tính cần thiết và tính định hướng trong việc hoàn thiện mô hình
hoạt động CTXH trong Bệnh viện tại Việt Nam với một số mô hình tổ chức
của hoạt động CTXH trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã được hình
thành trong thực tiễn như: phòng CTXH, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ
thiện xã hội… thuộc bệnh viện hay nhóm CTXH tham gia hỗ trợ người có
HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường…

Từ những nghiên cứu trên có thể thấy được vai trò quan trọng của hoạt
động CTXH trong giải quyết các vấn đề nảy sinh, trợ giúp các đối tượng yếu
thế, tăng cường và phục hồi các chức năng xã hội. Đối với người Chấn


11

thương cột sống liệt tủy, đề tài “Hoạt động Công tác xã hội trong việc hỗ trợ
người chấn thương cột sống liệt tủy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” sẽ
đưa ra một hướng đi cụ thể từ việc phân tích, đánh giá các hoạt động CTXH
tại địa bàn thực tập với mục đích nhìn nhận rõ thực trạng từ đó đề xuất được
các hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp với vai trò của NVCTXH tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức. Cùng với đó nhấn mạnh vai trò của các hoạt động Công
tác xã hội trong việc trợ giúp người CTCSLT thay đổi cách nhìn nhận và thái
độ tích cực, sống, lao động và cống hiến cho xã hội một cách bình đẳng.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa những quan điểm, lý luận về vai trò của các hoạt động
CTXH và làm sáng tỏ vai trò của NVCTXH trong việc giúp đỡ người chấn
thương cột sống liệt tủy vượt lên hoàn cảnh, ổn định cuộc sống và hòa nhập
cộng đồng. Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết xã hội học, lý thuyết công tác
xã hội, cùng với việc sử dụng các kỹ năng và các phương pháp thu thập và
phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm
nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý thuyết và các phương pháp
này trong thực tiễn.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Việc đề xuất tốt các hoạt động CXTH trong hỗ trợ người CTCSLT sẽ
mang lại những lợi ích thiết thực cho người CTCSLT bởi thông qua đó họ có
cơ hội bày tỏ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, những tâm tư nguyện
vọng cũng như những phương hướng để vươn lên, ổn định cuộc sống, hòa nhập

cộng đồng.
Nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho cơ quan, tổ chức vận dụng, chỉ đạo thực
hiện công tác trợ giúp cho đối tượng là người CTCSLT. Đồng thời kết quả
nghiên cứu cũng giúp ích cho các tổ chức hoạt động vì cộng đồng trong việc


12

định hướng can thiệp giảm thiểu khó khăn cho nhóm yếu thế trong xã hội.
4. Đối tƣợng và khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động Công tác xã hội với người Chấn thương cột sống liệt tủy.
4.2. Khách thể nghiên cứu
 Các bệnh nhân đang điều trị CTCSLT tại bệnh viện.
 Bác sĩ điều trị.
 Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
 Phòng CTXH Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
 Phòng CTXH Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108
 Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
- Thời gian nghiên cứu: 11/07/2018 – 07/07/2019
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích đánh giá các hoạt động
CTXH đối với đối tượng người CTCSLT tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
hiện nay cũng như hoạt động và vai trò của NVCTXH trong việc hỗ trợ người
CTCSLT. Cùng với đó đưa ra đề xuất hoạt động CTXH chuyên nghiệp hơn
với vai trò quan trọng của Nhân viên CTXH nhằm giúp người CTCSLT vượt
qua những khó khăn, mặc cảm. Phát huy được các nguồn lực từ đó để giúp

thân chủ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu tổng thể thực trạng về cuộc sống của người CTCSLT trên
địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu và đánh giá các hoạt động CTXH đã được thực hiện với đối
tượng người CTCSLT tại địa bàn nghiên cứu.


13

- Đưa ra đề xuất hoạt động CTXH chuyên nghiệp với vai trò quan trọng
của Nhân viên CTXH tại địa bàn nghiên cứu.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Người chấn thương cột sống liệt tủy họ gặp những khó khăn gì trong
cuộc sống?
- Nhân viên CTXH đã có những hoạt động và kết quả như thế nào
trong hoạt động hỗ trợ người CTCSLT?
- Nhân viên CTXH có vai trò gì trong hoạt động cải thiện, hỗ trợ người
CTCSLT một cách chuyên nghiệp?
7. Giải thuyết nghiên cứu
 Giả thuyết thứ nhất: Hiện nay người chấn thương cột sống liệt tủy
đang là một đối tượng cần được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức.
Với mỗi trường hợp là một hoàn cảnh cụ thể gặp rất nhiều những khó khăn
khác nhau do sự suy giảm chất lượng cuộc sống, khủng hoảng về tinh thần và
tâm lý, khó khăn về kinh tế.... Các tổ chức, cơ quan chức năng có thẩm quyền
cần có nhiều chính sách quan tâm nhằm ổn định, mang lại cho họ cuộc sống
tốt hơn.
 Giả thuyết thứ hai: Nhân viên CTXH đã có những hoạt động hỗ trợ
với các đối tượng yếu thế, trong đó có người CTCSLT như hoạt động cung
cấp thông tin cần thiết, hỗ trợ tâm lý, đóng vai trò kết nối vận động nguồn lực

hỗ trợ người CTCSLT...đóng góp vào việc giải quyết vấn đề hỗ trợ giải quyết
khó khăn đối với người chấn thương cột sống liệt tủy. Tuy nhiên các hoạt
động chưa được chuyên sâu, cần hỗ trợ một cách chuyên nghiệp, vận dụng
được tối đa nguồn lực để trợ giúp đối tượng là người CTCSLT vượt qua khó
khăn, hòa nhập cuộc sống
 Giả thuyết thứ ba: Cuộc sống của người chấn thương cột sống liệt tủy
gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm, hôn nhân, sự mặc
cảm... Vai trò của NVCTXH trong việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng, xây


14

dựng các hoạt động CTXH chuyên nghiệp, hữu ích, thiết thực để trợ giúp cho
người CTCSLT, nhất là hỗ trợ những khó khăn về tâm lý ngày càng trở nên
cần thiết và được xã hội công nhận.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tác giả đã sử dụng một số phương pháp như sau :
8.1. Về phương pháp thu thập thông tin:
 Phương pháp quan sát
Quan sát có thể được hiểu là quá trình tri giác của con người để nhìn
nhận và đánh giá sự vật hiện tượng. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cần có kỹ
năng nhất là trong nghiên cứu nhằm thu thập thông tin mang tính khách quan,
toàn diện và chính xác hơn. Để làm được như vậy trong quá trình quan sát
phải có tính hệ thống, tính kế hoạch và tính mục đích, biết nhìn nhận, đánh
giá để phát hiện bản chất vấn đề, không nên áp đặt sẵn định kiến của cá nhân.
Trong đề tài sẽ sử dụng phương pháp quan sát như một công cụ thu thập
thông tin, bao gồm việc quan sát môi trường (tự nhiên và xã hội) xung quanh
thân chủ đồng thời quan sát hành vi, hành động và ngôn từ của thân chủ để
hiểu hơn về thân chủ và môi trường sống của họ. Việc quan sát này không chỉ
dùng mắt mà đòi hỏi NVXH phải dùng cả con tim và khối óc của mình để

nhìn nhận và đánh giá vấn đề.
Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích thu thập những
thông tin thực nghiệm cho nghiên cứu. Thông qua quan sát, NVCTXH có thể
thấy được những khó khăn trong cuộc sống của thân chủ để có những định
hướng chính xác hơn trong việc xây dựng các hoạt động hỗ trợ họ.
 Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp điều tra bảng hỏi với tổng số mẫu là 100 bao gồm: 70
trường hợp bệnh nhân đang điều trị; 30 người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức nhằm thu thập thông tin, số liệu về thực trạng hoàn cảnh


15

gia đình, tình trạng bệnh của bệnh nhân. Thông qua người nhà bệnh nhân và
bác sĩ, cán bộ y tế. Qua phân tích và nhận diện những vấn đề khó khăn mà đối
tượng đang gặp phải, làm cơ sở cho tác giả đề xuất các giải pháp ở phần sau.
Số liệu được xử lý sau khi điều tra và được phân tích cụ thể tại chương 2 của
luận văn.
 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 20 mẫu, trong đó có
một lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, 2 nhân viên CTXH đang
công tác tại phòng CTXH, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, 2 nhân viên y tế
đang công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 10 người bệnh CTCSLT và 5
người nhà người bệnh CTCSLT nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về vấn đề,
nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu những chính sách và biện
pháp đã triển khai trong hỗ trợ người chấn thương cột sống liệt tủy.
Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những
thực trạng, nguyên nhân về những vấn đề thân chủ đang gặp phải, nhận thức
của họ về cách thức vươn lên trong cuộc sống, những nguyện vọng và mong
muốn của họ. Những thông tin này sẽ là căn cứ để đánh giá phân tích và bổ

sung cho những kết quả từ nghiên cứu.
Ngoài ra tác giả còn phỏng vấn sâu các cá nhân, đơn vị hoạt động
CTXH nơi tác giả công tác để có những thông tin tổng quan, đa chiều, từ đó
phân tích được vấn đề một cách hiệu quả nhất. Hướng đến đề xuất các hoạt
động CTXH hiệu quả, chất lượng trợ giúp các đối tượng yếu thế là người
chấn thương cột sống liệt tủy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
 Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua
tài liệu sẵn có. Phương pháp này gồm có phương pháp phân tích định tính và
phương pháp phân tích định lượng.


16

Phân tích định tính nghĩa là tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của
tài liệu, tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và tìm xem
những vấn đề gì đã được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết.
Phân tích định lượng là cách thức phân nhóm các dấu hiệu và tìm ra
mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo. Phương pháp này thường dược
sử dụng trong những trường hợp phải xử lượng thông tin lớn.
Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính là
chủ yếu, phương pháp này nhằm giúp tác giả phân tích các tài liệu sẵn có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó có được những thông tin chính xác và hiệu
quả nhất phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Các tài liệu hiện có tại cơ sở
nghiên cứu, chính sách, đề án phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế, các tài
liệu có liên quan đến CTXH trong bệnh viện. Phân tích các báo cáo, tạp chí,
các thông tin đã thu thập từ các nguồn khác nhau, từ đó tổng hợp và đưa ra
các nhận xét, đánh giá. Sử dụng phương pháp này giúp tác giả xây dựng cơ sở
lý luận cho đề tài nghiên cứu, qua đó tác giả xác định được một số khái niệm
chính của đề tài như: Công tác xã hội, Công tác xã hội trong bệnh viện. Bên

cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp này để tìm hiểu số liệu về quy
mô, cơ cấu, và thực trạng hoạt động CTXH tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.


17

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Thao tác hóa các khái niệm
1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): “Công tác xã hội là hoạt
động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng
cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và
tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ.” (Zastrow,
1996:5). CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và
nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng
lực và cải thiện cuộc sống [46].
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004),
Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó
không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh
của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn
đề của mình.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: “CTXH chuyên nghiệp thúc
đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con
người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc
sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu”. Vận dụng các lý thuyết về hành
vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác
giữa con người và môi trường của họ.
Tóm lại có thể định nghĩa: CTXH là một ngành nghề góp phần giải

quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh
các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng
tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng
hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.[24].


×