Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đa dạng di truyền và mối quan hệ phát sinh của giống thằn lằn ngón cyrtodactylus (squamata gekkonidae) ở khu vực đông dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

––

NGÔ THỊ HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ MỐI QUAN HỆ
PHÁT SINH CỦA GIỐNG THẰN LẰN NGÓN Cyrtodactylus
(SQUAMATA: GEKKONIDAE) Ở KHU VỰC ĐÔNG DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

––

NGÔ THỊ HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ MỐI QUAN HỆ
PHÁT SINH CỦA GIỐNG THẰN LẰN NGÓN Cyrtodactylus
(SQUAMATA: GEKKONIDAE) Ở KHU VỰC ĐÔNG DƢƠNG

Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 8420101.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ ĐỨC MINH
PGS. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ hội đồng nào trước đây.

Tác giả

Ngô Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt nhất tới PGS. TS. Lê Đức Minh
(Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS. TS.
Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa
học Việt Nam), PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân (Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, phân tích số liệu và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong bộ môn Di
truyền học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã hết lòng giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và nghiên
cứu.
Và tôi xin gửi lời cảm ơn TS. Phạm Thế Cường (Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật), TS. Lưu Quang Vinh (Đại học Lâm Nghiệp), TS. Nguyễn Thiên
Tạo (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), PGS. TS. Thomas Ziegler (Vườn thú

Cologne, CHLB Đức), TS. Phạm Văn Anh (Đại học Tây Bắc), TS. Lê Trung Dũng
(Đại học Sư phạm Hà Nội), ThS. Nguyễn Văn Tân (Trung tâm Nghiên cứu và Bảo
tồn động vật Việt Nam), ThS. Ngô Ngọc Hải (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), TS.
Larry Lee Grismer (Đại học La Sierra, Mỹ) đã tham gia khảo sát thực địa và cung
cấp mẫu vật.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp ThS. Nguyễn Văn Thành, ThS.
Dương Thúy Hà, ThS. Cao Thị Hương Giang, CN. Nguyễn Thị Thắm, CN. Phạm
Duy Nghĩa (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội – Đại học Quốc gia Hà
Nội) đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình làm thí nghiệm.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ kiểm lâm và người dân địa
phương của các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước,
Bình Thuận, Cà Mau, Đăk Lăk, Đà Nẵng, Đăk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Gia
Lai, Hà Nam, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng,
Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Sơn La, Tây
Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế (Việt Nam), Borikhamxay, Huaphan,


Khammouane, Luang Prahang, Luang Nam Tha, Salavan, Sekong, Viêng Chăn
(Lào) đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt khảo sát thực địa.
Xin cảm ơn đến các anh chị học viên cao học và các sinh viên phòng thí
nghiệm bộ môn Di truyền học, khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cùng tôi chia sẻ niềm vui, khó khăn trong quá
trình thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè thân
thiết luôn góp ý, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt những
năm tháng học tập và phát triển.
Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
mã số 106 – NN.06 – 2016.59.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,


tháng

năm 2018

Học viên

Ngô Thị Hạnh


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................3
1.1. Tổng quan về địa lý ở khu vực Đông Dƣơng................................................3
1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Đông Dƣơng ...............................3
1.3. Tổng quan về giống Thằn lằn ngón Cyrtodactylus .......................................6
CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................13
2.1. Vật liệu ...........................................................................................................13
2.1.1. Mẫu vật nghiên cứu ................................................................................13
2.1.2. Mồi phản ứng PCR.................................................................................15
2.1.3. Hóa chất...................................................................................................15
2.1.4. Phần mềm tin sinh ..................................................................................16
2.1.5. Thiết bị.....................................................................................................16
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................16
2.2.1. Khảo sát thực địa ....................................................................................16
2.2.2. Mẫu vật nghiên cứu và phƣơng pháp thu mẫu vật nghiên cứu .........17
2.2.3. Tách chiết ADN và giải trình tự ............................................................18

2.2.4. Xây dựng cây phát sinh chủng loại .......................................................20
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................21
3.1. Kết quả tách chiết ADN tổng số ...............................................................21
3.2. Kết quả phản ứng PCR .............................................................................21
3.3. Kết quả giải trình tự và xây dựng cây phát sinh loài .............................22
3.2.2. Đánh giá đa dạng di truyền của các loài thuộc giống Cyrtodactylus tại
khu vực Đông Dƣơng .......................................................................................34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................36
1. Kết luận .............................................................................................................36
2. Kiến nghị ...........................................................................................................36


TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................37
Phụ lục 1. Thông tin chi tiết các mẫu vật và trình tự sử dụng trong nghiên cứu
...................................................................................................................................48


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Các đơn vị địa lý của Việt Nam ................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2. Các đơn vị địa lý của Lào............................. Error! Bookmark not defined.
Hình 3. Bản đồ phân bố của giống Cyrtodactylus ......................................................7
Hình 4. Kết quả điện di ADN tổng số từ một số mẫu vật bảo quản trong điều kiện
đảm bảo…………………………………………………………………………….22
Hình 5. Kết quả điện di sản phẩm PCR……………………………………………23
Hình 6. Kết quả giải trình tự hai chiều từ một mẫu mô cơ ………………………..24
Hình 7. Cây phát sinh loài của giống Cyrtodactylus bằng phương pháp Bayesian .25
Hình 8. Cây phát sinh loài của giống Cyrtodactylus bằng phương pháp Bayesian ..30
Hình 9. Nhánh cây phát sinh loài của các loài nhóm A ............................................30
Hình 10. Nhánh cây phát sinh loài, vùng phân bố và khu vực sống của các loài
nhóm A ......................................................................................................................31

Hình 11. Nhánh cây phát sinh loài của các loài thằn lằn ngón thuộc nhóm B .........31
Hình 12. Nhánh cây phát sinh loài, vùng phân bố và khu vực sống của các loài
nhóm B ......................................................................................................................32
Hình 13. Nhánh cây phát sinh loài của các loài thằn lằn ngón thuộc nhóm C, D, E 32
Hình 14. Nhánh cây phát sinh loài, vùng phân bố của loài và khu vực sống của các
loài thuộc nhóm C, D, E ............................................................................................33


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thông tin mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu ..............................................13
Bảng 2. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu .......................................................15
Bảng 3. Khoảng cách di truyền giữa các loài C. condorensis, C. paradoxus và một
số loài gần gũi với C. condorensis và C. paradoxus ..........................................25
Bảng 4. Khoảng cách di truyền giữa các loài C. dati, C. thuongae và một số loài gần
gũi với C. dati và C. thuongae ...........................................................................25
Bảng 5. Các khu vực ghi nhận phân bố mới của một số loài thằn lằn ngón ở khu vực
Đông Dương .......................................................................................................27
Bảng 6. Các loài thuộc giống Cyrtodactylus trong khu vực Đông Dương được phân
biệt rõ ràng ..........................................................................................................27


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thằn lằn ngón – giống Cyrtodactylus là một trong những giống có mức độ đa
dạng thành phần loài cao nhất trong họ Tắc kè (Gekkonidae) với 265 loài đã được
ghi nhận. Các loài của giống này có vùng phân bố rộng kéo dài từ vùng nhiệt đới
Nam Á, Đông Nam Á, Phi–lip–pin, quần đảo Indo – Australia tới phía Đông đảo
Solomon. Cyrtodactylus có thể thích nghi với các loại môi trường sống khác nhau,
như rừng trên núi đá vôi, rừng thứ sinh hay trên núi đất. Môi trường sống đa dạng

kèm theo phân bố rộng ở các khu vực có điều kiện địa lý khác nhau, giống này được
coi là giống có số lượng các loài ẩn sinh cao nhất trong họ Tắc kè. Ngoài ra, có rất
nhiều loài thuộc giống này có cùng khu vực phân bố, trong mười năm trở lại đây, có
tới 140 loài mới được phát hiện trên thế giới. Số lượng loài được mô tả trong thời
gian ngắn, đồng thời, các mô tả loài trước đây hầu như chỉ dựa trên dữ liệu hình thái
mà hình thái của các loài thuộc giống thằn lằn ngón rất giống nhau, do đó có khả
năng cao một số loài sẽ là các loài đồng vật.
Khu vực Đông Dương bao gồm ba nước Lào, Việt Nam và Campuchia thuộc
vùng Indo–Burma, được đánh giá là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh
học và được coi là một trong những trung tâm có nhiều loài mới được khám phá
nhất. Năm 2003 chỉ có 7 loài thằn lằn ngón được ghi nhận ở khu vực này và cho
đến nay có 60 loài đã được ghi nhận. Trong năm năm trở lại đây, 21 loài mới đã
được mô tả với bộ mẫu chuẩn thu thập ở khu vực Đông Dương.
Về quan hệ di truyền, đã có một số nghiên cứu đơn lẻ về mối quan hệ phát
sinh loài của các loài thuộc giống Cyrtodactylus ở từng nước trong khu vực Đông
Dương tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phân tích một cách tổng quát của các loài
thuộc giống này ở toàn khu vực. Vì vậy, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: ―Nghiên
cứu đa dạng di truyền và mối quan hệ phát sinh của giống thằn lằn ngón
Cyrtodactylus (Squamata: Gekkonidae) ở khu vực Đông Dương‖ – nhằm xác
nhận lại số loài hiện đang phân bố ở khu vực và phân tích đa dạng di truyền sử dụng

1


một đoạn ADN ty thể (Cytochrome oxidase I – COI). Kết quả nghiên cứu không chỉ
làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại về mặt phân loại học mà còn đóng góp các
thông tin hữu ích về mối quan hệ di truyền phục vụ nghiên cứu về địa lý sinh vật và
tiến hóa của các loài thằn lằn ngón tại Đông Dương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được sự đa dạng về di truyền của các loài thuộc giống

Cyrtodactylus ở khu vực Đông Dương.
Đánh giá được mối quan hệ phát sinh của các loài và quần thể của các loài
thuộc giống Cyrtodactylus ở khu vực Đông Dương.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá đa dạng di truyền của các loài thuộc giống Cyrtodactylus
- Thu thập mẫu ADN
- Tách chiết, khuếch đại đoạn gen COI
- So sánh sai khác di truyền
Nội dung 2: Quan hệ phát sinh chủng loại của các loài thuộc giống Cyrtodactylus
- Xây dựng cây phát sinh chủng loại của tất cả các loài thuộc giống
Cyrtodactylus
- Thảo luận về quan hệ đa dạng di truyền giữa các nhánh cây
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về địa điểm phân bố mới và cập nhật tình
trạng phân loại của các loài thuộc giống Cyrtodactylus ở khu vực Đông Dương.
Cung cấp các dẫn liệu đầu tiên về đa dạng di truyền của tất cả các loài
Cyrtodactylus ở khu vực này.
Cung cấp các trình tự ADN mới từ các loài đã biết và chưa biết. Các trình tự
này sẽ được đưa lên Ngân hàng Gen để làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sau.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về địa lý ở khu vực Đông Dƣơng
Địa lý: Khu vực Đông Dương hay còn gọi là Indochina bao gồm ba nước:
Việt Nam, Lào và Campuchia (Bain và Hurley, 2011; Elenor và cs, 2006).
Điều kiện khí hậu thời tiết: Khí hậu của Đông Dương bị chi phối bởi các
mô hình lưu thông gió mùa, vào mùa Đông, gió mùa Tây Bắc lạnh, khô trong khi
vào mùa hè, gió mùa Tây Nam nóng và ẩm (An, 2000). Các mô hình lưu thông

động này tương tác với các cấu hình đất và đại dương của vùng Đông Dương, đặc
biệt là Việt Nam, với nhiều chế độ mưa và nhiệt độ (Nguyễn Thị Hiền và cs, 2000).
1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Đông Dƣơng
Tính đến tháng 02/2018, có tổng số 10,711 loài bò sát trên Thế giới được ghi
nhận (Uetz và cs, 2018). Chúng được chia thành bốn bộ: bộ Rùa (Testudines) (350
loài); bộ Cá sấu (Crocodylia) (24 loài); bộ Có vảy (Squamata): bộ phụ Thằn lằn
(Sauria) (6451 loài), bộ phụ Rắn (Serpentes) (3691 loài), bộ phụ Amphisbaenia
(Amphisbaenia) (194 loài); bộ thằn lằn đầu mỏ (Rhynchocephalia) (1 loài) (Uetz và
cs, 2018). Khu vực Đông Dương nằm trong vùng Indo–Burma, là một trong 36
điểm nóng trên thế giới về đa dạng sinh học, là vùng được đặc trưng bởi sự đa dạng
và tính đặc hữu của loài (Myer và cs, 2000). So với những khu vực có diện tích
tương tự thì Bò sát ở Đông Dương khá đa dạng với 542 loài Bò sát thuộc ba bộ (trừ
bộ Đầu mỏ), trong đó Việt Nam ghi nhận có 473 loài, Cam–pu–chia ghi nhận có
187 loài và Lào ghi nhận có 181 loài (Uetz và cs, 2018).
1.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam
Theo Alder 2009, những công trình nghiên cứu bò sát liên quan đến Việt
Nam được tiến hành khá sớm từ đầu thế kỉ 19. Cuốn sách ―Nam Dược Thần Hiệu‖
được viết bởi Tuệ Tĩnh, là cuốn sách đầu tiên nhắc tới các loài lưỡng cư – bò sát ở

3


Việt Nam với 16 loài lưỡng cư và bò sát liên quan tới chức năng dùng làm dược liệu
(Nguyễn Văn Sáng và cs, 2009).
Năm 1875, cuốn sách đầu tiên tổng hợp các loài bò sát ở Việt Nam được
công bố bởi nhà vật lý và khoa học tự nhiên người Pháp Albert Morice (1848 –
1877). Cuốn sách mang tên ―Coup d’Oeil sur la Faune de la Cochinchine Francaise‖
là kết quả thống kê từ các khảo sát từ năm 1873 – 1877 với 114 loài bao gồm cả các
loài sinh vật biển (2 loài cá sấu, 30 loài thằn lằn, 66 loài rắn, 16 loài rùa). Mười năm
sau (1885), bác sỹ y khoa và khoa học tự nhiên người Pháp Gilbert Tirant (1848 –

1899) xác nhận 149 loài bò sát ở Việt Nam bao gồm cả các loài sinh vật biển (2 loài
cá sấu, 36 loài thằn lằn, 87 loài rắn, 24 loài rùa) qua các cuộc khảo sát từ năm 1874
– 1898 trong cuốn sách ―Notes sur les Reptiles es les Batraciens de la Cochinchine
et du Cambodge‖ (Nguyễn Văn Sáng và cs, 2009).
Năm 1907, Francois Mocquard công bố cuốn sách có tên ―Les Reptile de
l’Indo–Chine‖ tổng hợp tất cả các nghiên cứu về bò sát trước đó ở Việt Nam. Đồng
thời, 3 loài mới cũng được mô tả ở phía bắc (Nguyễn Văn Sáng và cs, 2009).
Năm 1920 – 1935, Fernand Angel (1881 – 1950) và một số thành biên của
Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pari công bố 9 bài báo trong đó mô tả một số loài bò sát
mới ở Việt Nam. Năm 1920 – 1943, nhà vật lý và khoa học tự nhiên nghiệp dư
người Anh Malcom A. Smith (1875 – 1958) mô tả và ghi nhận hơn 50 loài bò sát ở
Việt Nam, trong đó bao gồm cả ếch và rắn (Trích dẫn từ Nguyễn Văn Sáng và cs,
2009, Bain và Hurley, 2011).
Sau những năm 1930, nhà địa lý học người Pháp René Bourret đã viết và
xuất bản với số lượng lớn bài báo và sách về bò sát ở Việt Nam mà cho đến ngày
nay những bài báo và các cuốn sách này vẫn là những tài liệu quan trọng trong việc
nghiên cứu bò sát ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Dương.
Trong số loạt sách của ông, phải kể đến hai cuốn sách chuyên khảo về các loài bò
sát ở khu vực Đông Dương là: ―Les Serpents de l’Indochine‖, gồm hai tập, xuất bản
năm 1936 về các loài rắn và cuốn sách cùng tên xuất bản năm 1941 về các loài rùa
(Bourret 1936).

4


Từ 1977 – 1982, Đào Văn Tiến tổng hợp danh sách các loài bò sát ở Việt
Nam và cuốn sách này đưa ra khóa định loại đầu tiên cho các loài bò sát của cả
nước với tổng số 276 loài bò sát bao gồm cả các loài sinh vật biển (trong đó có 2
loài cá sấu, 77 loài thằn lằn, 165 loài rắn và 32 loài rùa) (Đào Văn Tiến 1978,
1979).

Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc xuất bản một danh sách sửa
đổi cho các loài bò sát ở Việt Nam với 258 loài bò sát (Nguyễn Văn Sáng và Hồ
Thu Cúc, 1996).
Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường công
bố cuốn sách đầu tiên bao gồm cả ảnh màu minh họa cho các loài bò sát ở Việt Nam
với tiêu đề ―Danh lục Ếch Nhái và Bò Sát Việt Nam‖ với 296 loài bò sát (Nguyễn
Văn Sáng và cs, 2005). Vào năm 2009, nhóm tác giả công bố cuốn sách
―Herpetofauna of Vietnam‖ với rất nhiều ghi nhận mới và ghi chú về vùng phân bố
cùng với ảnh màu cho hầu hết các loài bò sát ở Việt Nam. Cho đến nay, đây vẫn là
tài liệu có giá trị cao và được trích dẫn nhiều nhất trong tất cả các tài liệu liên quan
đến nghiên cứu bò sát ở Việt Nam (Nguyễn Văn Sáng và cs, 2009).
Theo Nguyễn Văn Sáng và cs (2009), giữa thế kỉ 19 cho đến năm 2009, hầu
hết các nghiên cứu ở Việt Nam tập trung vào hai hướng nghiên cứu chính: (1) phát
hiện và mô tả các các loài lưỡng cư, bò sát mới ở Việt Nam dựa trên các điều tra
thực địa trên toàn đất nước, (2) nghiên cứu về sinh thái học của một số loài chính,
phổ biến, bị đe dọa hoặc là những loài đặc hữu, có giá trị bảo tồn cao.
Những nghiên cứu tiếp theo về bò sát ở Việt Nam có sự hợp tác của nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước (Bain và Hurley 2011; Grismer và cs, 2015;
Geissler và cs 2015…) Các công trình nghiên cứu này mở rộng các khu vực địa lý
và mô tả rất nhiều loài mới cũng như tập trung nghiên cứu sâu về hình thái, sinh
thái và địa sinh học. Ví dụ như nghiên cứu của Bain và Hurley 2011 đã tổng hợp lại
những nghiên cứu trước đó về lưỡng cư – bò sát ở Đông Dương và đưa ra những
đánh giá ban đầu về địa lý động vật ở khu vực này.
1.2.2. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Lào

5


Những công trình nghiên cứu về bò sát ở Lào hiện còn ít và chỉ tăng đáng kể
trong những năm cuối của thế kỷ 20. Năm 1999, Stuart xuất bản danh sách các loài

bò sát ở Lào lần đầu tiên với 109 loài bò sát được ghi nhận (Stuart và cs, 1999).
Năm 2004, Teynié và cs, công bố danh sách cập nhật thêm 89 loài bò sát
được ghi nhận ở Lào. Bốn năm sau, Stuart và Heatwole (2008) ghi nhận thêm 13
loài bò sát ở nước này. Năm 2010, có thêm 6 loài bò sát mới được mô tả từ Lào
nâng tổng số 180 loài được ghi nhận ở Lào. Từ 2010 cho đến nay, có rất nhiều
nghiên cứu được thực hiện tại một số tỉnh của Lào như Hin Nậm Nô, Luang
Prahang, Viêng Chăn, Khăm Muộn và ghi nhận thêm 24 loài mới được mô tả, bao
gồm: 02 loài mới được mô tả năm 2011, 09 loài mới được mô tả năm 2009, 06 loài
mới được mô tả năm 2015, 05 loài mới được mô tả năm 2016, 01 loài mới được mô
tả năm 2017 và 01 loài mới được mô tả năm 2018. Tính tới tháng 2 năm 2018, tổng
số loài bò sát được ghi nhận và mô tả ở Lào là 181 loài (Uetz và cs, 2018).
1.2.3. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Cam-pu-chia
Các nghiên cứu về bò sát ở Cam – pu – chia hiện cũng còn ít và chỉ tăng
đáng kể trong những năm cuối của thế kỷ 20. Năm 1859, bộ sưu tập các mẫu bò sát
lần đầu tiên ở Cam–pu–chia là bộ sưu tập 42 loài bò sát bởi nhà tự nhiên học và nhà
thám hiểm người Pháp Henri Mouhot. Và cho tới nay, tổng cộng có 187 loài bò sát
được ghi nhận ở Cam–pu–chia (Uetz và cs, 2018).
1.3. Tổng quan về giống Thằn lằn ngón Cyrtodactylus
Thằn lằn ngón – giống Cyrtodactylus Gray, 1827 là nhóm có mức độ đa dạng
cao nhất trong họ Tắc kè (Gekkonidae) với 265 loài đã được mô tả (Uetz và cs,
2018). Nhóm này có phân bố rộng từ Đông Nam Á, Đông Dương, Philippin, quần
đảo Indo–Australia cho tới đảo Solomon (Bauer và Henle, 1994, Nguyễn và cs,
2010, 2015, Lưu và cs, 2014) (Hình 1). Trong mười năm trở lại đây, có tới 140 loài
mới được phát hiện trên thế giới và khu vực Đông Dương được coi là một trong
những trung tâm có nhiều loài mới được phát hiện nhất (Uetz và Hošek, 2018).

6


Hình 1. Bản đồ phân bố của giống Cyrtodactylus

(Nguồn: Wood và cs, 2012)
1.3.1. Tổng quan về giống Cyrtodactylus ở Việt Nam
Về phân loại: Cho tới năm 1997, chỉ có ba loài thuộc giống thằn lằn ngón
Cyrtodactylus được ghi nhận trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm Thằn lằn ngón côn
đảo C. condorensis (Smith 1921), Thằn lằn ngón trung gian C. intermedius (Smith
1917) và Thằn lằn ngón vằn lưng C. irregularis (Smith 1921). Năm 2003, Ziegler
và cs, mô tả thêm loài mới Thằn lằn ngón phong nha kẻ bàng C.
phongnhakebangensis với mẫu chuẩn thu tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,
Quảng Bình (Ziegler và cs, 2010).
Trong ba năm 2006, 2007, 2008, có tới 12 loài mới được phát hiện và mô tả
với bộ mẫu chuẩn thu tại Việt Nam, bao gồm: thằn lằn ngón mắt đen C.
nigriocularis (Nguyễn Ngọc Sang và cs, 2006); thằn lằn ngón bà đen C. badenensis
(Nguyễn Ngọc Sang và cs, 2007); thằn lằn ngón cao văn sung C. caovansungi
(Orlov và cs, 2007); thằn lằn ngón châu quang C. chauquangensis (Hoàng Xuân
Quang và cs, 2007); thằn lằn ngón ẩn C. cryptus (Heidrich và cs, 2007); thằn lằn
ngón ai–xen–man C. eisenmanae (Ngô Văn Trí, 2008); thằn lằn ngón g–ri–x–mer

7


C. grismeri (Ngô Văn Trí, 2008); thằn lằn ngón hòn tre C. hontreensis (Ngô Văn
Trí và cs, 2008); thằn lằn ngón huỳnh C. huynhi (Ngô Văn Trí và cs, 2008); thằn lằn
ngón giả bốn vạch C. pseudoquadrivirgatus (Rösler và cs, 2008); thằn lằn ngón tà
kú C. takouensis (Ngô Văn Trí và Bauer, 2008); thằn lằn ngón ziegler C. ziegleri
(Nazarov và cs, 2008).
Từ năm 2008 cho tới nay, hàng loạt các cuộc khảo sát được thực hiện tại các
khu vực có tiềm năng phân bố của các loài thuộc giống thằn lằn ngón ở Việt Nam.
Trong thời gian này có tới 24 loài mới được mô tả và ghi nhận, trong đó có: Thằn
lằn ngón cát tiên C. cattienensis (Geissler và cs, 2009); thằn lằn ngón bích ngân C.
bichnganae (Ngô & Grismer, 2010); thằn lằn ngón phú quốc C. phuquocensis (Ngô

& Grismer, 2010); thằn lằn ngón ro–x–lo C. roesleri (Ziegler và cs, 2010); thằn lằn
ngón yang bay C. yangbayensis (Ngô & Onn, 2010); thằn lằn ngón cúc phương C.
cucphuongensis (Ngô & Onn, 2011); thằn lằn ngón hương sơn C. huongsonensis
(Lưu và cs, 2011); thằn lằn ngón martin C. martini (Ngô Văn Trí, 2011); thằn lằn
ngón bi đúp C. bidoupimontis (Nazarov và cs, 2012); thằn lằn ngón bù gia mập C.
bugiamapensis (Nazarov và cs, 2012); thằn lằn ngón thổ chu C. thochuensis (Ngô
Văn Trí & Grismer, 2012); thằn lằn ngón hoàng đức đạt C. dati (Ngô Văn Trí,
2013); thằn lằn ngón king sa da C. kingsadai (Ziegler và cs, 2013); thằn lằn ngón
phước bình C. phuocbinhensis (Nguyễn và cs, 2013); thằn lằn ngón tây nguyên C.
taynguyenensis (Nguyễn và cs, 2013); thằn lằn ngón cực đông C. cucdongensis
(Schneider và cs, 2014); thằn lằn ngón pù hu C. puhuensis (Nguyễn và cs, 2014);
thằn lằn ngón thương C. thuongae (Phùng và cs, 2014); thằn lằn ngón bô–b–rốp C.
bobrovi (Nguyễn và cs, 2015); thằn lằn ngón ô ta C. otai (Nguyễn và cs, 2015); thằn
lằn ngón sơn C. soni (Lê và cs, 2016); thằn lằn ngón gia lai C. gialaiensis (Lưu và
cs, 2017); thằn lằn ngón sơn la C. sonlaensis (Nguyễn và cs, 2017); thằn lằn ngón
sang C. sangi (Pauwels và cs, 2018).
Về sinh cảnh sống: Các loài thuộc giống thằn lằn ngón ở Việt Nam có thể
thích nghi với nhiều loại sinh cảnh khác nhau, như thảm thực vật cây bụi ven biển
xen lẫn với đá cuội đá granit (C. kingsadai), trên đá granit, môi trường sống xung

8


quanh là rừng thứ sinh hỗn giao của cây bụi gai nhỏ (C. cucdongnensis), núi đá vôi
(C. bichnganae, C. bobrovi, C. cryptus, C. chauquangensis, C. huongsonensis, C.
martini, C. otai, C. phongnhakebangensis, C. soni, C. sonlaensis, C. roesleri), rừng
thường xanh (C. bidoupimontis, C. caovansungi, C. dati, C. yangbayensis), rừng
nhiệt đới gió mùa (C. bugiamapensis), trên cây cà phê (C. gialaiensis) và môi
trường trong hang đá (C. badenensis, C. eisenmanae, C. grismeri, C. nigriocularis,
C. thuongae). Các loài thằn lằn ngón ở Việt Nam được tìm thấy ở nhiều độ cao khác

nhau kéo dài từ 5 m (C. cucdongensis) cho tới 1700 m (C. bidoupimontis) so với
mực nước biển (Uetz và cs, 2018).
1.3.2. Tổng quan về giống Cyrtodactylus ở Lào
Về phân loại: Cho tới năm 1999, chỉ có hai loài thuộc giống thằn lằn ngón
Cyrtodactylus được ghi nhận trên lãnh thổ Lào bao gồm C. interdigitalis Ulber,
1993; Thằn lằn ngón ja–ru–ji C. jarujini Ulber, 1993 (Stuart, 1999).
Năm 2004 – 2007, David và cs, mô tả thêm một loài mới thằn lằn ngón
buchard C. buchardi nâng tổng số loài lên 4 loài được ghi nhận.
Trong hai năm 2010, 2011 một loạt các đợt điều tra được thực hiện tại nhiều
tỉnh Lào với 05 loài mới được mô tả và ghi nhận, bao gồm: C. roesleri, Thằn lằn
ngón wayakone C. wayakonei (Nguyễn và cs, 2010); Thằn lằn ngón lõm yên C.
lomyenensis (Ngo & Pauwels, 2010); Thằn lằn ngón teynié C. teyniei (David và cs,
2011), Thằn lằn ngón pagel C. pageli (Schneider và cs, 2011).
Năm 2014, 06 loài mới thuộc giống thằn lằn ngón được phát hiện và mô tả,
bao gồm: C. darevskii (Nazarov và cs, 2014); C. jaegeri (Lưu và cs, 2014); C.
khammouanensis (Nazarov và cs, 2014); C. multiporus (Nazarov và cs, 2014); C.
spelaeus (Nazarov và cs, 2014), C. vilaphongi (Schneider và cs, 2014).
Và từ 2014 cho tới nay, 07 loài mới thuộc giống thằn lằn ngón Cyrtodactylus
được mô tả và ghi nhận, bao gồm: C. soudthichaki (Lưu và cs, 2015); C.
bansocensis (Lưu và cs, 2016); C. calamei (Lưu và cs, 2016); C. hinnamnoensis

9


(Lưu và cs, 2016); C. rufford (Lưu và cs, 2016); C. sommerladi (Lưu và cs, 2016);
C. thathomensis (Nazarov và cs, 2018).
Về sinh cảnh sống: các loài thuộc giống thằn lằn ngón Cyrtodactylus ở Lào
phân bố chủ yếu ở hai sinh cảnh chính: rừng núi đá vôi (C. bansocensis, C. calamei,
C. darevskii, C. hinnamnoensis, C. jaegeri, C. jarujini, C. khammouanensis, C.
lomyenensis, C. multiporus, C. pageli, C. spelaeus, C. sommerladi, C. southichaki,

C. rufford, C. teyniei, C. vilaphongi, C. wayakonei) và rừng thường xanh (C.
buchardi, C. cryptus, C. pseudoquadrivirgatus). Các loài thằn lằn ngón
Cyrtodactylus ở Lào thường được tìm thấy ở độ cao từ 150 m (C. lomyenensis) cho
tới 730 m (C. wayakonei) so với mực nước biển (Uetz và cs, 2018).
1.3.3. Tổng quan về giống Cyrtodactylus ở Cam-pu-chia
Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có hai loài thuộc giống thằn lằn ngón
Cyrtodactylus được ghi nhận ở Cam–pu–chia, đó là C. dati Ngô Văn Trí, 2013 và
C. intermedius Smith 1917 (Uetz và cs, 2018).
Như vậy, chỉ trong 10 năm trở lại đây (2008 – 2018) có tới 43 loài mới được
phát hiện và mô tả thuộc khu vực Đông Dương. Các loài thuộc giống này có thể
thích nghi với nhiều loại sinh cảnh sống khác nhau. Ngoài ra, những nghiên cứu
sinh học phân tử gần đây cho thấy một số loài thuộc giống Cyrtodactylus là các loài
đồng vật (synonym species). Ví dụ, theo Grismer và cộng sự năm 2015, C.
thochuensis được coi là loài đồng vật của C. leegrismer, C. paradoxus được coi là
loài đồng vật của C. condorensis. Do đó, thằn lằn ngón đã được coi là đối tượng lí
tưởng cho các nghiên cứu về phân loại học kết hợp giữa chỉ thị di truyền và hình
thái.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu đa dạng di truyền và mối quan hệ phát
sinh loài của giống Cyrtodactylus
Nghiên cứu về đa dạng di truyền và mối quan hệ phát sinh loài của các loài
thuộc giống Cyrtodactylus ở Việt Nam hoặc Lào đã được thực hiện.

10


Nghiên cứu của Nazarov và cs, 2014 về quan hệ di truyền giữa 21 loài đã mô
tả và chưa mô tả thuộc giống Cyrtodactylus ở Lào và Việt Nam dựa trên 673 bp của
đoạn gen COI. Theo đó, các loài thuộc giống Cyrtodactylus được chia thành ba
nhóm chính: nhóm A (gọi là nhóm C. phongnhakebangensis) bao gồm các loài phân
bố ở núi đá vôi ở miền Trung Việt Nam, miền Trung và Đông Lào từ tỉnh Khăm

Muộn tới Viêng Chăn; nhóm B (gọi là nhóm C. wayakonei) bao gồm các loài phân
bố ở phía Tây, Bắc Lào và phía liền kề với Trung Quốc; nhóm C (gọi là nhóm C.
irregularis) chỉ bao gồm các loài ở miền Trung Việt Nam.
Nghiên cứu của Lưu Quang Vinh và cs, 2016 về quan hệ di truyền giữa 29
loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Lào và Việt Nam dựa trên 668 bp của đoạn gen
COI. Trong nghiên cứu này, các loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Lào và một số
loài Cyrtodactylus ở Việt Nam chia làm ba nhóm chính: nhóm 1 (gọi là nhóm C.
wayakonei) bao gồm các loài phân bố ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam; nhóm 2
(gọi là nhóm C. phongnhakebangensis) bao gồm các loài phân bố ở Nam Lào, miền
Nam và miền Trung Việt Nam; nhóm 3 (gọi là nhóm C. irregularis) bao gồm các
loài phân bố ở Trung Lào và Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sang và cs, 2017 dựa trên trình tự đoạn
gen COI của 26 loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Việt Nam chia làm năm nhóm
chính: nhóm 1 bao gồm các loài phân bố ở một phần phía Bắc Việt Nam; nhóm 2
cũng bao gồm các loài phân bố ở một phần phía Bắc Việt Nam; nhóm 3 bao gồm
các loài phân bố ở miền Trung Việt Nam; nhóm 4 bao gồm các loài phân bố ở phía
Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Nam Việt Nam; nhóm 5 bao gồm các loài
phân bố ở phía Nam Việt Nam.
Nghiên cứu của Brennan và cs, 2017 về sự đa dạng của các loài thuộc giống
thằn lằn ngón Cyrtodactylus dựa trên một số mẫu thu được từ khu vực Đông
Dương, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, cây phát sinh loài được xây dựng
dựa trên trình tự hai đoạn gen ty thể COI. Các loài thuộc giống thằn lằn ngón ở khu
vực Đông Dương tách thành ba nhóm riêng biệt: nhóm 1 bao gồm hai loài loài C.
phongnhakebangensis phân bố ở miền Trung Việt Nam (Quảng Bình), C.

11


lomyenensis phân bố ở Lào; nhóm 2 bao gồm ba loài C. hontreensis, C.
intermedius, C. phuquocensis phân bố ở miền Nam Việt Nam (Đồng bằng sông Cửu

Long – Kiên Giang); nhóm 3 bao gồm các loài C. bichnganae phân bố ở Trung du
và miền núi phía Bắc và C. chauquangensis phân bố ở Bắc trung bộ và Duyên hải
miền Trung.
Như vậy, các nghiên cứu trước đây chỉ lựa chọn một số loài đại diện mà
chưa bao gồm tất cả các loài thuộc giống Cyrtodactylus phân bố ở khu vực Đông
Dương. Trong nghiên cứu này, tôi phân tích tăng số lượng mẫu, số lượng các loài
thu thập ở nhiều địa điểm khác nhau thuộc khu vực Đông Dương nhằm cung cấp số
liệu đầy đủ hơn về phân loại và quan hệ di truyền của các loài thằn lằn ngón, đồng
thời mở rộng phạm vi nghiên cứu ra nhiều địa điểm nghiên cứu hơn ở Việt Nam,
Lào và Campuchia.

12


CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Mẫu vật nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng 226 mẫu vật được thu ở nhiều địa điểm
khác nhau ở Việt Nam, Lào: bao gồm các địa điểm đã ghi nhận phân bố và một số
địa điểm có tiềm năng phân bố của các loài thuộc giống thằn lằn ngón
Cyrtodactylus. Tuy nhiên, do quá trình xử lý mẫu vật, một số mẫu vật cũ, được xử
lý trong formalin và việc trùng lặp địa điểm nên chỉ có 174 mẫu mô có chất lượng
tốt (màu sắc, trọng lượng mẫu) và lưu trữ trong điều kiện đảm bảo (cồn 70%,
Merck) được lựa chọn để tách chiết ADN và khuếch đại sản phẩm PCR. Ngoài ra,
10 mẫu mô cơ đã ngả màu vàng sẫm hoặc đen, lưu trữ trong điều kiện không đảm
bảo (cồn công nghiệp, formalin) được đưa vào tách chiết thử nghiệm. Thông tin chi
tiết về các mẫu được thể hiện trong Bảng 1 và phụ lục 1.
Bảng 1. Thông tin mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu
Tên loài


Số lƣợng mẫu

Địa điểm thu mẫu

Năm thu mẫu

C. bansocensis

03

Lào: Khammouane

2016

C. buchardi







C. calamei

02

Lào: Khammouane

2015


C. cryptus

01

Lào: Khammouane

2014

C. darevskii

04

Lào: Khammouane

2009, 2016

C. hinnamnoensis

08

Lào: Khammouane

2013, 2014, 2015, 2016

C. cf. interdigitalis

01

Lào: Khammouane


2014

C. jaegeri

04

Lào: Khammouane

2013, 2014

C. cf. jarujini

02

Lào: Borikhamxay

2015, 2016

C. khammuouanensis

02

Lào: Khammouane

2009

C. lomyenensis

01


Lào: Khammouane

2012

C. multiporus

03

Lào: Khammouane

2014

C. pageli

01

Lào: Viêng Chăn

2010

C. rufford

02

Lào: Khammouane

2010, 2015

C. sommerladi


04

Lào: Khammouane

2013, 2014, 2015

13


C. soudthichaki

03

Lào: Khammouane

2015

C. teyniei

01

Lào: Khammouane

2012

02

Lào: Borikhamxay

2016


C. vilaphongi

02

Lào: Luang Prabang

2013

C. wayakonei

01

Lào: Luang Nam Tha

C. badenensis

02

Việt Nam: Tây Ninh

2012

C. bichnganae

04

Việt Nam: Sơn La

2014, 2015


C. bidoupimontis

05

Việt Nam: Khánh Hòa



C. bobrovi

01

Việt Nam: Ninh Bình

2017

07

Việt Nam: Hòa Bình

2014, 2015, 2016

C. bugiamapensis

04

Việt Nam: Bình Phước

2010, 2013


C. caovansungi

02

Việt Nam: Ninh Thuận

2016

C. cattienensis

02

Việt Nam: Đồng Nai



02

Việt Nam: Bình Phước

2013

01

Việt Nam: Bình Dương

2014

C. chauquangensis


01

Việt Nam: Nghệ An

2015

C. condorensis (C. paradoxus)

14

Việt Nam: Kiên Giang

2011, 2013, 2014

03

Việt Nam: Bà Rịa – Vũng



Tàu
C. cucdongensis

10

Việt Nam: Khánh Hòa

01


Việt Nam: Đăk Nông

03

Việt Nam: Lâm Đồng

2011

04

Việt Nam: Tây Ninh

2012

C. eisenmanae

02

Việt Nam: Kiên Giang



C. gialaiensis

03

Việt Nam: Gia Lai

2017


C. grismeri

03

Việt Nam: Kiên Giang



C. hontreensis

04

Việt Nam: Kiên Giang

2014, 2016

C. huongsonensis

01

Việt Nam: Hà Nội

2011

05

Việt Nam: Hòa Bình

2016


C. huynhi

02

Việt Nam: Đồng Nai

2017

C. intermedius

01

Việt Nam

2009

C. kingsadai

03

Việt nam: Phú Yên

2013

01

Việt Nam: Khánh Hòa

2016


01

Việt Nam: Đăk Nông



C. nigriocularis

02

Việt Nam: Tây Ninh

2012

C. otai

03

Việt Nam: Hòa Bình

2014, 2015

02

Việt Nam: Sơn La

2016

C. dati (C. thuongae)


14

2011, 2012, 2014, 2016


C. phuocbinhensis

02

Việt Nam: Khánh Hòa

2013

C. pseudoquadrivirgatus

03

Việt Nam: Quảng Bình

2015, 2017

C. puhuensis

02

Việt Nam: Thanh Hóa

2015

C. roesleri


02

Việt Nam: Quảng Bình

2009

C. soni

04

Việt Nam: Ninh Bình

2015, 2016

03

Việt Nam: Hà Nam

2017

C. sonlaensis

02

Việt Nam: Sơn La

2016

C. sp1


02

Việt Nam: Lai Châu

2017

C. sp2

03

Việt Nam: Sơn La

2016

C. yangbayensis

18

Việt Nam: Khánh Hòa

2015, 2016, 2017

2.1.2. Mồi phản ứng PCR
Cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu được tham khảo theo nghiên cứu trước
đây của Nazarow và cs (2012) nhằm nhân bản đoạn gen COI. Đây là một trong
những chỉ thị phân tử đã được sử dụng thành công trong những nghiên cứu trước
đây (Nguyễn Ngọc Sang và cs, 2014; Schneider và cs, 2014). Trình tự mồi được thể
hiện trong Bảng 2.
Bảng 2. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu

Tên mồi

Trình tự mồi

Tài liệu tham khảo

VF1d

5’– TTCTCAACCAACCACAARGAYATYGG – 3’

Nazarov và cs, 2012

VR1d

5’ – TAGACTTCTGGGTGGCCRAARAAYCA – 3’

Nazarov và cs, 2012

Các mồi được đặt tại công ty IDT, Mỹ.
2.1.3. Hóa chất
Các hóa chất được sử dụng để tách ADN tổng số bao gồm: bộ kit Dneasy
Blood and Tissue (Qiagen, CHLB Đức); GenJet Genomic DNA Purification
(ThermoFisher Scientific, Lithuania); ethanol (Merck, CHLB Đức). Phản ứng PCR
được thực hiện sử dụng hỗn hợp HotStar Taq mastermix (Qiagen, CHLB Đức) và
DreamTaq Mastermix (ThermoFisher Scientific, Lithuania).

15


Sản phẩm phản ứng PCR được hiển thị bằng phương pháp điện di, sử dụng

các hóa chất sau: agarose, ethidium bromide, tris base, EDTA, marker 1 kb, marker
100 bp (1st Base, Malaysia) và dye 6x (ThermoFisher Scientific, Lithunia).
Sản phẩm PCR thành công được tinh sạch sử dụng bộ kit GeneJET PCR
Purification (ThermoFisher Scientific, Lithuania).
2.1.4. Phần mềm tin sinh
Các phần mềm tin sinh được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Sequencher
v5.4.6 (Gene Codes Corp, AnnArbor, MI, USA), ClustalX v2.1 (Thompson và cs,
1997), jModeltest v2.1.4 (Darriba và cs, 2012), Modeltest v3.7 (Posada và Crandal,
1998), MrBayes v3.2 (Ronquist và cs, 2012), Tracer v1.5 (Rambaut và Drummond,
2009), Figtree v1.3 (Rambaut, 2009), PAUP v4.0b10 (Swofford, 2001).
2.1.5. Thiết bị
Các thiết bị, máy móc phục vụ cho nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Bộ
môn Di truyền học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát thực địa
Kết hợp với nhóm nghiên cứu do PGS. TS. Nguyễn Quảng Trường (Viện
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nhóm
nghiên cứu của TS. Lưu Quang Vinh (Trường Đại học Lâm Nghiệp), nhóm nghiên
cứu của TS. Phạm Văn Anh (Trường Đại học Tây Bắc) tôi đã thu được mẫu ở các
khu vực đã ghi nhận phân bố của các loài thằn lằn ngón trên địa bàn các tỉnh ở Lào
và Việt Nam. Ngoài ra, một số mẫu vật được thu thập bổ sung từ phía Nam và phía
Tây Bắc của Việt Nam bởi nhóm nghiên cứu của GS. TS. Thomas Ziegler (Vườn
thú Colonge, CHLB Đức).
Dụng cụ khảo sát thực địa: Các dụng cụ phục vụ cho công tác điều tra thực
địa gồm có: máy định vị GPS, thước đo điện tử độ chính xác 0,01 mm, phiếu giám

16



×