Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh an giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LƯU VĂN NINH

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ CHO
CÁC TRẠM THỦY VĂN CƠ BẢN TỈNH AN GIANG PHỤC VỤ
CÔNG TÁC DỰ BÁO NGHIỆP VỤ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lưu Văn Ninh

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ CHO
CÁC TRẠM THỦY VĂN CƠ BẢN TỈNH AN GIANG PHỤC VỤ
CÔNG TÁC DỰ BÁO NGHIỆP VỤ
Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 8440224.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THANH SƠN

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ khoa học “Nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho
các trạm thủy văn cơ bản tỉnh An Giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ” được
thực hiện vào năm 2018 tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của quý thầy, cô và
đồng nghiệp.
Trước hết, tác giả xin trân trọng cảm ơn Thầy PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn là
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả
xin cảm ơn TS. Cấn Thu Văn đã tận tình góp ý và hướng dẫn kỹ thuật cho luận văn
này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ về bộ cơ
sở dữ liệu khí tượng thủy văn, đặc biệt là bộ số liệu phục vụ công tác dự báo dòng
chảy ở các trạm thuộc tỉnh An Giang trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu xây dựng
cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn tỉnh An Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, mã
số 373.2016.12, tác giả chân thành cảm ơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, đồng nghiệp Đài Khí tượng Thủy
văn tỉnh An Giang, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Tổng cục Khí tượng
Thủy văn và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, quý Thầy, Cô trong
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Chắc chắn rằng, luận văn vẫn còn không ít hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tác
giả mong muốn nhận được sự góp ý quý báu của độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng.
Tác giả
Lưu Văn Ninh



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH AN
GIANG VÀ BỘ CƠ SỞ DỮ LIỆU KTTV ............................................................................ 5
1.1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH AN GIANG ...................................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................. 5
1.1.2. Địa hình...................................................................................................................... 6
1.1.2.1.

Đồng bằng phù sa ................................................................................................ 6

1.1.2.2.

Đồng bằng ven núi ............................................................................................... 7

1.1.3. Hệ thống sông, kênh, rạch và hồ ................................................................................ 8
1.1.3.1.

Hệ thống sông chính ............................................................................................ 8

1.1.3.2.

Hệ thống rạch tự nhiên ........................................................................................ 9

1.1.3.3.

Hệ thống kênh đào ............................................................................................. 10


1.1.3.4.

Hệ thống khe suối .............................................................................................. 10

1.1.3.5.

Hệ thống hồ ........................................................................................................ 10

1.1.4. Đặc điểm khí tượng - khí hậu .................................................................................. 11
1.1.4.1.

Thời gian nắng ................................................................................................... 11

1.1.4.2.

Gió ..................................................................................................................... 11

1.1.4.3.

Mưa .................................................................................................................... 12

1.1.4.4.

Độ ẩm không khí ................................................................................................ 13

1.1.4.5.

Bốc hơi ............................................................................................................... 14


1.1.4.6.

Diễn biến nhiệt ................................................................................................... 14

1.1.5. Thủy văn .................................................................................................................. 15
1.1.5.1.

Đặc điểm thủy văn mùa lũ ................................................................................. 15

1.1.5.2.

Đặc điểm thủy văn mùa kiệt ............................................................................... 18

1.1.5.3.

Thủy triều ........................................................................................................... 21

1.1.5.4.

Chất lơ lửng (phù sa) ......................................................................................... 26

1.2. TỔNG QUAN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH AN GIANG ............................................. 28
1.2.1. Kinh tế...................................................................................................................... 28

i


1.2.2. Xã hội ....................................................................................................................... 29
1.3. BỘ CSDL KTTV PHỤC VỤ DỰ BÁO LŨ TỈNH AN GIANG ............................... 30
1.3.1. Thu thập, xử lý và xây dựng bộ CSDL KTTV ........................................................ 30

1.3.2. Đánh giá kết quả thu thập, xử lý số liệu và xây dựng bộ CSDL KTTV .................. 30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ CHO CÁC TRẠM
CƠ BẢN THUỘC TỈNH AN GIANG ................................................................................ 32
2.1. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ .................................................... 32
2.2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ CHO CÁC TRẠM CƠ BẢN
THUỘC TỈNH AN GIANG ................................................................................................ 37
2.2.1. Phân tích diễn biến lũ, ngập lụt................................................................................ 38
2.2.1.1.

Lũ sông Mekong ................................................................................................. 38

2.2.1.2.

Lũ sông Cửu Long.............................................................................................. 42

2.2.1.3.

Ngập lụt.............................................................................................................. 43

2.2.1.4.

Thời gian truyền lũ ............................................................................................ 44

2.2.2. Phân tích diễn biến thủy triều .................................................................................. 45
2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của các công trình đến dòng chảy lũ ...................................... 49
2.2.3.1.

Hệ thống hồ đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong ................................... 49

2.2.3.2.


Hệ thống đê bao và công trình thủy nông.......................................................... 50

2.2.4. Phân tích, lựa chọn phương án dự báo lũ ................................................................ 51
2.2.4.1.

Phân tích phương án dự báo ............................................................................. 51

2.2.4.2.

Lựa chọn, xây dựng phương án dự báo ............................................................. 54

2.2.4.3.

Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính nhiều biến cho từng trạm dự

báo……………………………………………………………………………………..……………..57
2.3. ÁP DỤNG DỰ BÁO KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ........................ 68
2.3.1. Áp dụng dự báo kiểm nghiệm.................................................................................. 69
2.3.2. Đánh giá kết quả dự báo .......................................................................................... 78
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NGHIỆP VỤ CHO CÁC TRẠM CƠ BẢN THUỘC TỈNH AN
GIANG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN............................................................................... 80
3.1. PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ NGHIỆP VỤ CHO CÁC TRẠM CƠ BẢN THUỘC
TỈNH AN GIANG ............................................................................................................... 80
3.1.1. Quy trình kỹ thuật dự báo lũ nghiệp vụ ................................................................... 81
3.1.2. Xác định các sai số................................................................................................... 81

ii



3.1.3. Kết quả dự báo lũ nghiệp vụ .................................................................................... 83
3.1.4. Đánh giá phương án dự báo mực nước lớn nhất ngày ............................................. 92
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC DỰ BÁO LŨ NGHIỆP VỤ
THUỘC ĐÀI KTTV TỈNH AN GIANG. ............................................................................ 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 95
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 95
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 96

iii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang ......................................................................... 5
Hình 1-2. Trung tâm đồi núi cao hai huyện Tri Tôn-Tịnh Biên ............................................ 7
Hình 1-3. Tổng số giờ nắng trung bình tháng tại An Giang ................................................ 11
Hình 1-4. Biến trình tổng số giờ nắng năm và xu thế tại An Giang .................................... 11
Hình 1-5. Hoa gió mùa khô ................................................................................................. 12
Hình 1-6. Hoa gió mùa mưa ................................................................................................ 12
Hình 1-7. Lượng mưa trung bình tháng mùa khô ................................................................ 12
Hình 1-8. Lượng mưa trung bình tháng mùa mưa ............................................................... 12
Hình 1-9. Độ ẩm TB năm và diễn biến ................................................................................ 13
Hình 1-10. Độ ẩm thấp nhất TB tháng................................................................................. 13
Hình 1-11. Tổng lượng bốc hơi tháng ................................................................................. 14
Hình 1-12. Tổng lượng bốc hơi năm và xu thế .................................................................... 14
Hình 1-13. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối năm ........................................................................ 14
Hình 1-14. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối năm ...................................................................... 14
Hình 1-15. Nhiệt độ cao nhất TB và tuyệt đối tháng TBNN ............................................... 15
Hình 1-16. Nhiệt độ thấp nhất TB và tuyệt đối tháng TBNN .............................................. 15

Hình 1-17. Đường quá trình mực nước giờ trong mùa lũ .................................................... 16
Hình 1-18. Phân bố mực nước cao nhất năm thời kỳ 1985-2015 ........................................ 17
Hình 1-19. Mực nước thấp nhất năm tại Tân Châu, Châu Đốc (1985-2015) ...................... 19
Hình 1-20. Mực nước thấp nhất năm tại Chợ Mới, Long Xuyên (1985-2015) ................... 19
Hình 1-21. Mực nước thấp nhất năm nội đồng TGLX ........................................................ 20
Hình 1-22. Phân bố mực nước thấp nhất năm thời kỳ 1985-2015 ....................................... 20
Hình 1-23. Quá trình mực nước giờ trong mùa lũ dọc sông Tiền-Vũng Tàu ...................... 22
Hình 1-24. Quá trình mực nước giờ trong mùa khô dọc sông Hậu-Vũng Tàu .................... 23
Hình 1-25. Quá trình mực nước giờ cao điểm mùa lũ trong vùng TGLX ........................... 25
Hình 1-26. Quá trình mực nước giờ cao điểm mùa khô trong vùng TGLX ........................ 25
Hình 1-27. Hàm lượng chất lơ lửng lớn nhất, nhỏ nhất trạm Tân Châu .............................. 27

iv


Hình 1-28. Hàm lượng chất lơ lửng lớn nhất, nhỏ nhất trạm Châu Đốc ............................. 27
Hình 1-29. Tổng lượng chất lơ lửng vào sông Tiền tại Tân Châu ....................................... 28
Hình 1-30. Tổng lượng chất lơ lửng vào sông Hậu tại Châu Đốc ....................................... 28
Hình 2-1. Bản đồ mạng lưới trạm KTTV tỉnh An Giang .................................................... 38
Hình 2-2. Hồ đập thủy điện trên dòng chính Mekong ......................................................... 50
Hình 2-3. Vị trí trạm thủy văn lưu vực sông Mekong ......................................................... 50
Hình 2-4. Sơ đồ khối xây dựng phương án dự báo .............................................................. 56
Hình 2-5. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Tân Châu năm 2009 .......... .69
Hình 2-6. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Tân Châu năm 2010 .......... .69
Hình 2-7. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Tân Châu năm 2011 .......... .70
Hình 2-8. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Châu Đốc năm 2009 ......... .70
Hình 2-9. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Châu Đốc năm 2010 ......... .71
Hình 2-10. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Châu Đốc năm 2011 ........ 71
Hình 2-11. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Vàm Nao năm 2009 ......... 72
Hình 2-12. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Vàm Nao năm 2010 ......... 72

Hình 2-13. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Vàm Nao năm 2011 ......... 72
Hình 2-14. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Chợ Mới năm 2009 .......... 73
Hình 2-15. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Chợ Mới năm 2010 .......... 73
Hình 2-16. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Chợ Mới năm 2011 .......... 74
Hình 2-17. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Long Xuyên năm 2009 .... 74
Hình 2-18. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Long Xuyên năm 2010 .... 75
Hình 2-19. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Long Xuyên năm 2011 .... 75
Hình 2-20. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Xuân Tô năm 2009 ......... .76
Hình 2-21. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Xuân Tô năm 2010 ......... .76
Hình 2-22. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Xuân Tô năm 2011 ......... .76
Hình 2-23. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Tri Tôn năm 2009 .......... ..77
Hình 2-24. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Tri Tôn năm 2010 .......... ..77
Hình 2-25. Biểu đồ tương quan Hmax thực đo và dự báo trạm Tri Tôn năm 2011 .......... ..78

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1. Thống kê lượng mưa phân bố theo mùa tại An Giang ........................................ 13
Bảng 1-2. Mực nước đỉnh lũ đầu mùa (m) một số năm điển hình ở An Giang ................... 15
Bảng 1-3. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm (m) các trạm dọc sông Tiền, sông Hậu............ 16
Bảng 1-4. Lưu lượng lũ trung bình ngày lớn nhất năm (m3/s) trên sông chính ................... 17
Bảng 1-5. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm (m) các trạm nội đồng TGLX .......................... 18
Bảng 1-6. Mực nước thấp nhất năm (m) các trạm dọc sông Tiền, sông Hậu ...................... 19
Bảng 1-7. Mực nước thấp nhất năm (m) các trạm nội đồng Tứ giác Long Xuyên ............. 20
Bảng 1-8. Lưu lượng trung bình ngày nhỏ nhất (Qm3/s) trên sông chính ở An Giang ....... 21
Bảng 1-9. Lưu lượng triều lên trung bình ngày lớn nhất (m3/s) trên sông chính................. 23
Bảng 1-10. Hàm lượng phù sa lơ lửng (g/m3) chảy xuôi bình quân ngày lớn nhất năm ..... 26
Bảng 1-11. Tổng lượng phù sa lơ lửng (triệu tấn/năm) gia đoạn 2009-2015 ...................... 27

Bảng 2-1. Mạng lưới trạm KTTV tỉnh An Giang ................................................................ 37
Bảng 3-1. Kết quả tính toán sai số cho phép dự báo lũ ....................................................... 82
Bảng 3-2. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Tân Châu (ngày 05-09/9/2018) ...................... 84
Bảng 3-3. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Tân Châu (ngày 15-19/9/2018) ...................... 84
Bảng 3-4. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Tân Châu (ngày 25-29/9/2018) ...................... 84
Bảng 3-5. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Châu Đốc (ngày 05-09/9/2018) ..................... 85
Bảng 3-6. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Châu Đốc (ngày 15-19/9/2018) ..................... 85
Bảng 3-7. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Châu Đốc (ngày 25-29/9/2018) ..................... 86
Bảng 3-8. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Vàm Nao (ngày 05-09/9/2018) ...................... 86
Bảng 3-9. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Vàm Nao (ngày 15-19/9/2018) ...................... 87
Bảng 3-10. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Vàm Nao (ngày 25-29/9/2018) .................... 87
Bảng 3-11. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Chợ Mới (ngày 05-09/9/2018) ..................... 87
Bảng 3-12. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Chợ Mới (ngày 15-19/9/2018) ..................... 88
Bảng 3-13. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Chợ Mới (ngày 25-29/9/2018) ..................... 88
Bảng 3-14. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Long Xuyên (ngày 05-09/9/2018) ............... 88
Bảng 3-15. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Long Xuyên (ngày 15-19/9/2018) ............... 89

vi


Bảng 3-16. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Long Xuyên (ngày 25-29/9/2018) ............... 89
Bảng 3-17. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Xuân Tô (ngày 05-09/9/2018) ..................... 89
Bảng 3-18. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Xuân Tô (ngày 15-19/9/2018) ..................... 90
Bảng 3-19. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Xuân Tô (ngày 25-29/9/2018) ..................... 90
Bảng 3-20. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Tri Tôn (ngày 05-09/9/2018) ....................... 91
Bảng 3-21. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Tri Tôn (ngày 15-19/9/2018) ....................... 91
Bảng 3-22. Kết quả dự báo Hmax ngày trạm Tri Tôn (ngày 25-29/9/2018) ....................... 91

vii



BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GIS Hệ thống thông tin địa lý
KTTV Khí tượng Thủy văn
KT-XH Kinh tế - xã hội
MRC Ủy ban quốc tế sông Mekong
NĐTB Nhiệt độ trung bình
PCTT Phòng chống thiên tai
TB Trung bình
TBNN Trung bình nhiều năm
TGLX Tứ giác Long Xuyên
TNMT Tài nguyên Môi trường
WMO Tổ chức khí tượng thế giới

viii


MỞ ĐẦU

An Giang là tỉnh đầu tiên tiếp nhận nước từ sông Mekong đổ về Đồng bằng
sông Cửu Long, tiếp giáp với Campuchia, là tỉnh có mạng lưới sông suối, kênh rạch
chằng chịt. Địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng do phù sa sông Mekong
trầm tích tạo nên và vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên, hơn phân nửa diện tích của
tỉnh có độ cao địa hình dưới 2.0m, là khu vực rất nhạy cảm với các yếu tố khí tượng
thủy văn như vấn đề lũ sông Mekong, ngập úng khi mưa lớn, tổ hợp của thủy triều
dâng cao với lũ sông Mekong và lượng mưa tại chỗ,...

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến chế độ mưa,
cường độ mưa biến động hơn, kết hợp với nước biển dâng cùng với sự biến đổi dòng
chảy ở thượng lưu sông Mekong do hệ thống các thủy điện bậc thang, kết hợp với hệ
thống đê bao và sự gia tăng đô thị hóa, thay đổi cơ sở hạ tầng, vận hành hệ thống
công trình thuỷ lợi,... làm cho vấn đề lũ lụt, ngập úng ở tỉnh An Giang trở nên ngày
càng trầm trọng, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động kinh
tế của con người tạo ra cộng lực làm biến dạng quy luật, tần suất xuất hiện và cường
độ hoạt động của các yếu tố khí tượng thủy văn đã gây rất nhiều khó khăn cho công
tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Trong hơn 10 năm gần đây, công tác dự báo
lũ đã có những bước tiến nhất định về cả nội dung và chất lượng, cùng với sự phát
triển của công nghệ và các mô hình dự báo khí tượng, có nhiều sản phẩm dự báo mưa
số trị với thời gian dự kiến khá dài đã hỗ trợ cho việc dự báo lũ sớm cho từng hệ
thống sông. Phương thức dự báo lũ từ các hình thế thời tiết điển hình gây mưa sinh
lũ, từ số liệu quan trắc mưa và lượng mưa dự báo. Tuy nhiên, mức đảm bảo của dự
báo thường 70-80% tuỳ từng vị trí. Dự báo lũ hạn vừa với thời gian dự kiến trước 5
ngày được thực hiện trên cơ sở của phương pháp phân tích thống kê. Cơ sở của
phương pháp là phân tích dự báo 2 thành phần chính của dòng chảy tạo thành từ
lượng trữ nước trong sông và từ lượng mưa trong thời gian dự báo. Hạn chế của các

1


phương pháp đang sử dụng hiện nay là lượng mưa dự báo được lấy trung bình cho
toàn lưu vực lớn trong thời hạn 5 ngày hoặc 1 ngày. Chất lượng dự báo chưa cao,
mức đảm bảo dự báo quá trình và đặc trưng dòng chảy đạt khoảng 65-70%, chưa đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của địa phương.
Hiện nay, đã có nhiều phần mềm được xây dựng để đáp ứng yêu cầu tính toán
dự báo thủy văn trên các lưu vực sông từ thượng lưu về hạ lưu. Các phần mềm này
đã giải quyết được các bài toán dự báo lũ từ mưa, tính toán truyền lũ trong sông, điều

tiết hồ chứa, ngập lụt,... Các mô hình toán được ứng dụng vào tính toán dự báo dòng
chảy ở các lưu vực sông. Đối với dự báo hạn ngắn, các mô hình đang từng bước
nghiên cứu và đưa vào sử dụng, hỗ trợ đắc lực trong nghiệp vụ dự báo. Tuy nhiên, do
điều kiện địa hình có nhiều thay đổi, sự phát triển của các đập thủy điện trên lưu vực
và hệ thống đê bao đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, gây khó khăn rất nhiều cho
việc ứng dụng các mô hình trong dự báo lũ. Nếu không có sự phát triển và nâng cấp
lưới trạm quan trắc, các thông tin đầy đủ về các hồ chứa, địa hình, cơ sở hạ tầng,...
thì khó có thể sử dụng các mô hình vào tính toán dự báo có hiệu quả, đáp ứng được
nhu cầu phục vụ phòng chống thiên tai.
Trước những thực trạng về công tác dự báo nêu trên, để nghiên cứu lựa chọn
các phương án dự báo lũ phù hợp với điều kiện cụ thể cho từng trạm cơ bản thuộc hệ
thống sông kênh trên địa bàn tỉnh An Giang, nhằm nâng cao chất lượng dự báo, phục
vụ hiệu quả các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do
thiên tai và ứng phó với BĐKH cho tỉnh An Giang. Với những kiến thức được đào
tạo trong suốt quá trình học tập cao học tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như kinh
nghiệm được làm việc tại cơ quan về dự báo Khí tượng Thủy văn của tỉnh An Giang,
cùng với mong muốn được học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và áp dụng các
kiến thức đã được đào tạo, học viên đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu lựa chọn phương
án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh An Giang phục vụ công tác dự báo
nghiệp vụ". Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn, tác giả đã làm việc
nghiêm túc và đã hoàn thành luận văn với những nội dung chính sau đây:

2


Phương pháp nghiên cứu:
1) Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: Thực hiện trên cơ sở kế thừa,
phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu thông tin có liên quan, các tài liệu
thu thập được từ quá trình thực hiện đề tài, từ các đề tài đã thực hiện trước đây, các

niên giám thống kê của tỉnh có liên quan đến phân bố dân cư và các hoạt động kinh
tế - xã hội, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,…
2) Phương pháp điều tra thực địa: tiến hành điều tra, khảo sát thực địa nhằm
nắm rõ tình hình, đặc trưng, đặc điểm các trạm đo phục vụ công tác đo đạc và dự báo;
3) Phương pháp kế thừa: Phương pháp được sử dụng để thu thập và kế thừa
những kết quả đã nghiên cứu về dự báo thủy văn trong nước và thế giới, đặc biệt là
dự báo thủy văn ở ĐBSCL;
4) Phương pháp phân tích thống kê: phương pháp này được sử dụng để xây
dựng, phân tích các đặc trưng về dòng chảy, khí tượng và tính tần suất các đặc trưng.
5) Phương pháp mô hình toán: được sử dụng để áp dụng cho việc mô phỏng
dòng chảy từ nguồn dữ liệu thực đo hoặc đánh giá các phương pháp dự báo khác;
6) Phương pháp hệ thống thông tin và viễn thám GIS: phương pháp nhằm
khai thác bản đồ và thành lập các bản đồ chuyên đề về đặc trưng khí tượng, thủy văn
và giá trị dự báo;
7) Phương pháp chuyên gia: Ý kiến chuyên gia sẽ được thu thập để làm sáng
tỏ các phương án dự báo và kết quả dự báo cũng như đưa vào áp dụng trong công tác
dự báo nghiệp vụ.
Phạm vi của luận văn:
- Về không gian: Khu vực tỉnh An Giang.
- Về chuyên môn: Lựa chọn phương án dự báo lũ tại các trạm cơ bản.
Mục tiêu của luận văn:
- Mục tiêu tổng quát:

3


Lựa chọn được phương án dự báo lũ cho các trạm cơ bản trên địa bàn tỉnh An
Giang đảm bảo độ tin cậy phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ.
- Mục tiêu cụ thể:
1) Lựa chọn được hệ thống CSDL KTTV đồng bộ, hoàn chỉnh, tin cậy, phục

vụ công tác dự báo thủy văn và các ngành, lĩnh vực khác của tỉnh;
2) Lựa chọn được phương án dự báo đảm bảo chất lượng, cụ thể cho các trạm
trên hệ thống sông, kênh tỉnh An Giang;
3) Đề xuất các phương án dự báo cho các trạm phục vụ dự báo nghiệp vụ tại
Đài KTTV tỉnh An Giang.
Bố cục của luận văn:
Phần mở đầu: Nội dung chủ yếu giới thiệu tổng quát về các phương pháp và
chất lượng dự báo lũ trong những năm qua.
Chương 1: Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh An Giang và bộ
cơ sở dữ liệu KTTV phục vụ dự báo lũ.
Chương 2: Tổng quan các phương án dự báo; phân tích lựa chọn phương án
dự báo lũ cho các trạm cơ bản tỉnh An Giang; áp dụng dự báo thử nghiệm và đánh
giá kết quả.
Chương 3: Phương án dự báo lũ nghiệp vụ cho các trạm cơ bản thuộc tỉnh An
Giang; Đề xuất giải pháp thực hiện công tác dự báo lũ nghiệp vụ thuộc Đài KTTV
tỉnh An Giang.
Kết luận: Trình bày một số kết quả của luận văn đạt được.
Kiến nghị: Kiến nghị một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo: Thống kê các tài liệu đã được tác giả tham khảo trong
quá trình thực hiện luận văn.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
TỈNH AN GIANG VÀ BỘ CƠ SỞ DỮ LIỆU KTTV

1.1.

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH AN GIANG


1.1.1. Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong, thuộc
ĐBSCL, là tỉnh biên giới, có diện tích tự nhiên 3536.6802 km², phía bắc tây bắc giáp
Campuchia dài 104 km, tây nam giáp tỉnh Kiên Giang dài 69.789km, nam giáp thành
phố Cần Thơ dài 44.734km, đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107.628km. An Giang có
điểm cực bắc trên vĩ độ 10°57' (xã Khánh An, huyện An Phú), cực nam trên vĩ độ
10°12’ (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực tây trên kinh độ 104°46' (xã Vĩnh
Gia, huyện Tri Tôn), cực đông trên kinh độ 105°35' (xã Bình Phước Xuân, huyện
Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng bắc nam là 86km và đông tây là 87.2km. Với
11 huyện (thị, thành phố), 156 xã (phường, thị trấn), có đường biên giới giáp với nước
bạn Campuchia gần 100 km của 18 xã, thị trấn thuộc 05 huyện, thị biên giới [2].

Hình 1-1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

5


1.1.2. Địa hình
Trên địa bàn An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mekong trầm tích tạo
nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, về địa hình, xét tổng quát, An
Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.
1.1.2.1.

Đồng bằng phù sa

Xét về nguồn gốc hình thành, ở An Giang, địa hình đồng bằng có 2 loại chính
là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Đồng bằng phù sa ở An Giang là một bộ
phận của ĐBSCL, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa sông Mekong, do môi
trường và điều kiện trầm tích khác nhau mà hình thành nên các cánh đồng lũ hở, lũ

kín, cồn bãi, gò, gờ, đê sông, đầm lầy,... rất phức tạp. Song, nếu xét tổng quát, địa
hình đồng bằng phù sa ở An Giang có các đặc trưng cơ bản sau đây [5].
Độ nghiêng nhỏ theo hai hướng chính, hướng từ biên giới Việt NamCampuchia đến lộ Cái Sắn và hướng từ bờ sông Tiền đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang.
Độ dốc của hai hướng này chỉ từ 0.5÷l,0cm/km.
Độ cao khá thấp và tương đối bằng phẳng, có thể chia thành 3 cấp chính, cấp
có độ cao từ 3.00m trở lên nằm ở ven Sông Hậu, sông Tiền và các khu vực đất thổ cư
hoặc bờ kênh đào; cấp có độ cao từ l.50÷3.00m nằm ở khu giữa sông Tiền - sông Hậu
và cấp có độ cao dưới l.50m phổ biến ở phía hữu ngạn sông Hậu.
Hình dạng, đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 01 dạng phụ.
Dạng cồn bãi mà nhân dân địa phương quen gọi là cù lao tương tự như chiếc thuyền
úp ngược. Dạng lòng chảo, địa hình ở hai bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong nội
đồng, điển hình là khu giữa sông Tiền - sông Hậu. Dạng hơi nghiêng tập trung ở phía
hữu ngạn sông Hậu thuộc vùng trũng TGLX, thấp dần từ bờ sông Hậu vào trong nội
đồng cho đến tận ranh giới với tỉnh Kiên Giang. Dạng gợn sóng là một dạng phụ nằm
trong khu vực dạng lòng chảo, được hình thành do sự kết nối đan xen các bãi bồi ven
các sông nhánh (nhân dân địa phương gọi là xép) và các rạch tự nhiên đã bị phù sa
sông bồi lấp.

6


1.1.2.2.

Đồng bằng ven núi

Xét về nguồn gốc hình thành, đồng bằng ven núi ở An Giang được phân làm
hai kiểu: kiểu Deluvi (sườn tích) và kiểu đồng bằng phù sa cổ.
Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm
thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào mòn và rửa trôi, rồi được dòng chảy
lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày lại mà thành.

Loại đồng bằng này có đặc điểm là hẹp và nghiêng từ 2÷50, bị chia cắt bởi các khe
suối và rãnh nhỏ, có độ cao từ 5.0÷10.0m và không được bồi đắp phù sa sông hàng
năm. Ở An Giang, kiểu đồng bằng này tập trung quanh chân các núi Cô Tô, núi Dài
và núi Cấm.
Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ có nguồn gốc từ phù sa sông trong thời kỳ
Pleistocene với đặc tính là có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau. Trên mỗi
bậc thang khá bằng phẳng hầu như không có độ nghiêng. Chênh lệch độ cao giữa các
bậc thang không lớn, thường dao động từ l.0÷5.0m. Kiểu đồng bằng này ở An Giang
không nhiều, chủ yếu ở xã An Cư và Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên.
Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau,
phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, hụyện
An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai
huyện Tịnh Biên và Tri Tôn về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn
Núi Sập huyện Thoại Sơn. Đứng trên góc độ địa hình, có thể chia núi An Giang thành
2 dạng chính: dạng núi cao và dốc, dạng núi thấp và thoải [5].

Hình 1-2. Trung tâm đồi núi cao hai huyện Tri Tôn-Tịnh Biên

7


Dạng núi cao và dốc được hình thành trong các thời kỳ tạo sơn mãnh liệt, do
đó hình dạng của chúng thường là cao, có độ dốc lớn trên 25°, các thành tạo có nguồn
gốc Magma là chính, phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạo lập khác nhau (đá núi lửa
và đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta). Theo kết quả nghiên
cứu của ngành Địa chất thì ở An Giang, phần nhiều các núi lớn có độ dốc và độ cao
vượt trội như núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài đều thuộc dạng này.
Dạng núi thấp và thoải được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun
trào có tuổi Trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 15°, độ cao thấp và ít khe suối,
thậm chí một số núi có lớp thành tạo bề mặt phần lớn là đất. Ở An Giang, phần lớn

các núi thấp nằm liền hoặc gần kề các núi lớn như núi Nam Qui, Sà Lon, núi Đất,...
đều thuộc dạng này.
Độ cao đồi núi ở An Giang có thể được phân chia thành 6 cụm và 2 núi độc
lập. Cụm núi Sập thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn, trong đó Núi Sập to lớn hơn có độ
cao là 85m với chu vi là 3800m. Cụm núi Ba Thê nằm trên đất huyện Thoại Sơn,
trong đó núi Ba Thê lớn nhất với độ cao 221m và chu vi khoảng 4220m. Núi Nổi nằm
độc lập thuộc huyện An Phú với độ cao 10m và chu vi khoảng 320m. Núi Sam đứng
độc lập thuộc thành phố Châu Đốc có độ cao 228m và chu vi khoảng 5200m. Cụm
núi Phú Cường nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên, cao nhất là núi Phú Cường 282m
với chu vi khoảng 9500m. Cụm núi Cấm nằm giáp trên địa bàn hai huyện Tri Tôn và
Tịnh Biên, trong đó Núi Cấm cao nhất tới 705m có chu vi 28600m. Cụm núi Dài
thuộc huyện Tri Tôn, trong đó núi Dài cao nhất tới 554m và chu vi là 21625m. Cụm
núi Cô Tô thuộc địa bàn huyện Tri Tôn, trong đó Cô Tô là núi cao nhất tới 614m với
chu vi 14375m [5].
1.1.3. Hệ thống sông, kênh, rạch và hồ
An Giang là tỉnh có các sông lớn chảy qua, nhiều kênh, rạch, hồ tự nhiên và
nhân tạo liên kết thành một hệ thống thủy văn rất đa dạng và phong phú.
1.1.3.1.

Hệ thống sông chính

Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy theo hướng nam qua

8


các vùng đồi núi của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua Myanmar và đi vào vùng trung
hạ lưu qua các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Mekong là con sông
dài nhất ở Đông Nam Á, nếu so sánh với những con sông lớn trên thế giới thì được
xếp hạng thứ 10 về lượng dòng chảy (500.109m3/năm) và chiều dài (4200km), đứng

thứ 25 về diện tích lưu vực (795000km2) [7].
Sau Phnom Penh về phía hạ lưu một ít, sông Mekong chia ra hai nhánh đều
chảy qua lãnh thổ Campuchia rồi vào lãnh thổ Việt Nam, nhánh phía đông gọi là sông
Tiền và nhánh phía tây gọi là sông Hậu.
Sông Tiền chảy theo hướng tây bắc-đông nam, đoạn qua An Giang dài khoảng
80km, lần lượt chảy qua Tân Châu, Cao Lãnh, Mỹ Thuận rồi đổ ra biển Đông bằng 6
cửa là cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, cổ Chiên và Cung Hầu.
Sông Hậu có hướng chảy song song với sông Tiền, đoạn qua An Giang dài
gần 100km, lần lượt chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và đổ ra biển Đông
bằng 3 cửa là Định An, Bassac và Trần Đề.
Tại xã Khánh Bình huyện An Phú, sông Hậu chia dòng, nhánh hữu ngạn hẹp
có độ rộng chỉ bằng 1/4 dòng chính gọi là sông Bình Di. Sau một đoạn dài trên l0km,
sông Bình Di chảy đến Vĩnh Hội Đông thì gặp sông Tà Keo và sông Châu Đốc. Bắt
đầu từ ngã ba này, sông Châu Đốc chảy dài đến thành phố Châu Đốc thì nhập lưu
trở lại vào sông Hậu, dài 18km.
Sông Vàm Nao chảy ven xã Phú Mỹ huyện Phú Tân và xã Kiến An huyện Chợ
Mới, nối liền sông Tiền với sông Hậu, theo hướng đông bắc-tây nam, có chiều dài
khoảng 7km.
1.1.3.2.

Hệ thống rạch tự nhiên

Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp
địa bàn của tỉnh với độ dài từ vài km đến trên 40km, độ rộng từ vài mét đến 100m,
có độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông
Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong khu
vực hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng TGLX.

9



Những rạch lớn hiện có ở An Giang gồm Mương Khai, Cái Đầm và Cái Tắc (huyện
Phú Tân), Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới), Long Xuyên (thành
phố Long Xuyên), Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành) và rạch Cần
Thảo (huyện Châu Phú),...[5]
1.1.3.3.

Hệ thống kênh đào

Trong vùng trũng TGLX có kênh Cái Sắn, Long Xuyên, Núi Chóc - Năng Gù,
Ba Thê, Mười Châu Phú, Tri Tôn, kênh Đào, Cần Thảo, Trà Sư, Tám Ngàn, Vĩnh Tế,
T4, T5, T6,... Khu vực giữa sông Tiền-sông Hậu có kênh Vàm Xáng, Vĩnh An, Thần
Nông,... An Giang còn có hệ thống kênh dẫn cấp II với tổng chiều dài hiện có tới trên
1.600km, đan xen với hệ thống kênh cấp I và II còn có hệ thống kênh cấp III với tổng
chiều dài gần 3100km. Tính chung các loại kênh từ cấp I đến cấp III, An Giang có
trên 5200km, đạt mật độ xấp xỉ l.5km/km2, với năng lực giao lưu nước lớn nhất vào
mùa lũ khoảng 7500m3/s và nhỏ nhất là vào mùa kiệt cũng còn tới 1650 m3/s [5].
1.1.3.4.

Hệ thống khe suối

Trong cụm núi Cấm, từ độ cao trên 700m, nước mưa và nước ngầm đã dồn
chảy vào các suối An Hảo, Ô Tức Xa và suối Tiên. Ở cụm núi Dài với độ cao trên
500m có các suối Vàng, Ô Tà Sóc và Khe Đá. Còn cụm núi Cô Tô cao trên 600m có
các suối Ô Thum và Soài So. Hệ thống khe suối ở vùng này có chiều dài ngắn, độ
dốc lòng dẫn và độ dốc lưu vực lớn, diện tích lưu vực nhỏ,...[5]
1.1.3.5.

Hệ thống hồ


An Giang có hai loại hồ là hồ tự nhiên và hồ nhân tạo. Hồ tự nhiên là những
dấu tích còn sót lại của quá trình sông-biển tạo lập châu thổ sông Mekong, trong đó
có ĐBSCL, đó là Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên Nhỏ nằm giữa hai sông
Bình Di và sông Hậu tại xã Khánh Bình huyện An Phú. Vào mùa khô, Búng Bình
Thiên Lớn có diện tích mặt nước là 193ha, độ sâu trung bình 6.0m và cao trình đáy
khoảng -3.0m, các con số tương ứng này của Búng Bình Thiên Nhỏ là l0ha, 5.0m và
-2.0m. Hồ nhân tạo được xây dựng ở vùng đồi núi Tri Tôn-Tịnh Biên vào những năm
1986 đến 1994 như hồ Soài So, Ô Tức Xa, Cây Đuốc, An Hảo,…[5]

10


1.1.4. Đặc điểm khí tượng - khí hậu
An Giang chịu ảnh hưởng của loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm
về mặt khí hậu ở khu vực này được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô,
gần trùng với hai mùa gió mùa mùa hè và gió mùa mùa đông. Trung bình mùa mưa
được bắt đầu từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XII đến tháng III, giữa các
mùa là thời kỳ chuyển mùa là tháng XI và tháng IV [3].
1.1.4.1.

Thời gian nắng

Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm tại An Giang 2482 giờ. Trong mùa khô
từ tháng XII đến tháng IV là các tháng có thời gian nắng nhiều nhất, trung bình hàng
tháng có từ 220÷250 giờ, mỗi ngày trung bình có tới 7÷9 giờ. Các tháng mùa mưa,
số giờ nắng trung bình dưới 180 giờ, trung bình mỗi ngày 5÷6 giờ. Tháng ít nắng nhất
là tháng VIII, IX và X, trung bình hàng tháng từ 150÷160 giờ nắng [3].

Hình 1-3. Tổng số giờ nắng trung bình
tháng tại An Giang


1.1.4.2.

Hình 1-4. Biến trình tổng số giờ nắng
năm và xu thế tại An Giang

Gió

Từ tháng V đến tháng XI, hướng gió ưu thế là Tây Nam, từ tháng XII đến
tháng IV năm sau, hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam đến Nam. Gió có thành
phần Tây có tần suất không đáng kể dưới 10% chủ yếu là các tháng chuyển mùa. Tốc
độ gió mạnh nhất ở An Giang là 20 m/s (cấp 8) [3].

11


Hình 1-6. Hoa gió mùa mưa

Hình 1-5. Hoa gió mùa khô

1.1.4.3.

Mưa

Lượng mưa tập trung chính trong bảy tháng mùa mưa với tổng lượng mưa
trung bình nhiều năm từ 1000 đến 1500 mm, chiếm 87÷92% tổng lượng mưa năm.
Với mùa khô tổng lượng mưa khoảng 110÷150mm, chiếm 8÷13%, 02 tháng chuyển
mùa tháng IV và tháng XI lượng mưa khoảng 170÷230 mm, chiếm 13÷19% tổng
lượng mưa năm [3].


Hình 1-7. Lượng mưa trung bình tháng
mùa khô

Hình 1-8. Lượng mưa trung bình tháng
mùa mưa

12


Hàng năm tại An Giang trung bình có từ 03 đến 05 ngày có lượng mưa trên
50mm tập trung chủ yếu trong mùa mưa có những năm lên đến 15 ngày. Lượng mưa
ngày lớn nhất trên 100mm trong năm tại An Giang chỉ có từ 01 đến 03 ngày có những
năm không có lượng mưa trên 100 mm/ngày [3].
Bảng 1-1. Thống kê lượng mưa phân bố theo mùa tại An Giang
Địa điểm

Năm

Mùa mưa Mùa khô Mùa chuyển Tỷ lệ mùa Tỷ lệ mùa
Tỷ lệ mùa
(5 - 11)
(12 - 4)
tiếp (4, 11) mưa (%) khô (%) chuyển tiếp (%)

Vọng Thê

1,656.5

1,512.6


143.8

215.6

91.32

8.68

13.02

Vĩnh Hanh

1,573.2

1,417.0

156.2

226.8

90.07

9.93

14.41

Lò Gạch

1,588.5


1,418.6

169.9

203.2

89.30

10.70

12.79

Vĩnh Thạnh Trung

1,520.9

1,372.9

148.1

227.8

90.26

9.74

14.98

Cô Tô


1,470.7

1,342.3

128.4

192.6

91.27

8.73

13.10

Long Xuyên

1,427.6

1,289.2

138.5

195.5

90.30

9.70

13.69


Chợ Mới

1,401.5

1,255.5

145.9

225.3

89.59

10.41

16.07

Núi Sập

1,364.5

1,251.9

112.6

178.8

91.75

8.25


13.10

Vĩnh Gia

1,341.6

1,244.1

97.6

158.9

92.73

7.27

11.84

Khánh An

1,325.3

1,187.5

137.8

198.3

89.60


10.40

14.96

Thới Sơn

1,324.6

1,182.7

141.9

212.8

89.29

10.71

16.07

Vàm Nao

1,321.5

1,189.6

131.8

212.4


90.02

9.98

16.07

Tri Tôn

1,292.7

127.7

213.8

90.12

9.88

16.54

Châu Đốc

1,257.6

135.1

207.5

89.26


10.74

16.50

Hội An

1,250.3

138.1

176.1

88.95

11.05

14.09

Tân Châu

1,213.2

148.5

228.9

87.76

12.24


18.87

1.1.4.4.

1,165.1
1,122.5
1,112.1
1,064.8

Độ ẩm không khí

Trong thời kỳ mùa khô từ tháng XII đến hết tháng IV năm sau, độ ẩm tương
đối trung bình <80% và độ ẩm thấp nhất <40%, vì là thời kỳ thịnh hành gió mùa mùa
đông cũng là thời kỳ ít mưa [3].

Hình 1-9. Độ ẩm TB năm và diễn biến

Hình 1-10. Độ ẩm thấp nhất TB tháng

13


1.1.4.5.

Bốc hơi

Tổng lượng bốc hơi trung bình năm đạt 1241 mm, các tháng mùa khô từ tháng
XII năm nay đến tháng IV năm sau dao động từ 95÷122 mm/tháng, các tháng mùa
mưa tổng lượng bốc hơi giảm rõ rệt, dao động từ 88÷105 mm. Tổng lượng bốc hơi
ngày theo trung bình năm dao động từ 02÷04 mm [3].


Hình 1-11. Tổng lượng bốc hơi tháng

1.1.4.6.

Hình 1-12. Tổng lượng bốc hơi năm và xu
thế

Diễn biến nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1985÷2015 là 27.4°C, NĐTB tháng thấp nhất
là tháng I, từ tháng II NĐTB tăng nhanh, sau khi cực đại vào tháng IV, V do có mưa
chuyển mùa nên NĐTB giảm dần cho đến cuối năm; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là
39.4°C, từ tháng III đến tháng VI số ngày nắng nóng trung bình từ 14÷31 ngày, riêng
tháng IV nắng nóng trọn tháng; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 17.0°C [3].

Hình 1-13. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
năm

Hình 1-14. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
năm

14


×