Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường giai đoạn 2015 – 2017 và đề xuất giải pháp hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

KIỀU THANH HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI
TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HOÀN THÀNH TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ CẨM LĨNH, HUYỆN BA
VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

KIỀU THANH HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI
TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HOÀN THÀNH TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ CẨM LĨNH, HUYỆN BA
VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

C u n n àn
M số



K o

ọ m i trƣờn

: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HỮU TUẤN

Hà Nội - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự gi p đ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.



Kiều T

i

iả luận văn


n Hƣơn


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự gi p đ , động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới TS.Đỗ Hữu Tuấn đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa môi trƣờng,
Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình gi p đ tôi trong quá
trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân
huyện Ba Vì, UBND xã Cẩm Lĩnh, ban lãnh đạo, cán bộ phòng tài nguyên môi trƣờng,
phòng kinh tế huyện Ba Vì cùng toàn thể các hộ gia đình trên địa bàn xã tham gia thực
hiện phiếu điều tra đã gi p đ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và gi p đ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày.....tháng ....năm 2018


Kiều T

ii

iả luận văn


n Hƣơn


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1
2. Mục tiêu...................................................................................................................2
3. Ý nghĩa ....................................................................................................................2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới ............................3
1.1.1. Khái niệm nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới ........................................ 3
1.1.2. Tóm lƣợc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ...... 4
1.1.3. Nội dung, các tiêu chí trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới. ............................................................................................................ 8
1.2. Công tác xây dựng NTM tại Việt Nam và quốc tế ............................................14
1.2.1. Công tác xây dựng Nông thôn mới tại Trung Quốc, Hàn Quốc ..................... 14
1.2.2. Công tác xây dựng Nông thôn mới tại Việt Nam. .......................................... 19
1.3.2. Các nguồn tài nguyên ...................................................................................... 23
1.3.3.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 26
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..28
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ....................................................................................... 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................... 28

2.2. Nội dung nghiên cứu: .........................................................................................28

iii


2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................28
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu: ......................................................................... 28
2.3.2. Phƣơng pháp so sánh, đánh giá ....................................................................... 29
2.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu .............................................................. 30
2.3.4. Phƣơng pháp SWOT ....................................................................................... 30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................31
3.1. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng Nông thôn
mới của xã giai đoạn 2015 - 2017 .............................................................................31
3.1.1. Tình hình xây dựng Nông thôn mới của xã giai đoạn 2015 - 2017 ................ 31
3.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí MT của xã giai đoạn 2015 - 2017 ....... 35
3.2. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng
NTM tại xã Cẩm Lĩnh. .............................................................................................. 54
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tiêu chí môi trƣờng đến năm 2020. ............ 61
KẾT LUẬN ...............................................................................................................76
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................78
PHỤ LỤC ..................................................................................................................80

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSTP


An toàn vệ sinh thực phẩm

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BYT

Bộ y tế

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH

Công nghiệp hóa

CP

Chính phủ

CTR

Chất thải rắn

GDP

Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân


HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội



Nghị định

NN& PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

MTTQ


Mặt trận tổ quốc

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

TP

Thành phố

TTg

Thủ tƣớng

Saemaul Undong

Phong trào Làng Mới

UBND

Uỷ ban nhân dân


VHTTDL

Văn hóa thể thao du lịch

VSMT

Vệ sinh môi trƣờng

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1. Các tiêu chí trong xây dựng NTM ................................................... 9
Bảng 1. 2. Nội dung thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng NTM ................... 10
Bảng 1. 3.Tình hình sử dụng đất của xã Cẩm Lĩnh giai đoạn 2015 - 2017 .... 25
Bảng 1. 4. Hiện trạng kinh tế của xã năm 2017 .............................................. 26
Bảng 3. 1. Các tiêu chí NTM đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc của xã Cẩm Lĩnh ............33
Bảng 3. 2. Hạ tầng giao thông của xã tính đến năm 2017 ........................................34
Bảng 3. 3. Các nguồn thông tin tiếp cận về xây dựng NTM trên địa bàn ................38
Bảng 3. 4. Kết quả thực hiện tiêu chí môi trƣờng của xã giai đoạn 2015 - 2017 .....40
Bảng 3. 5. Tình hình sử dụng nƣớc hợp vệ sinh của các hộ dân ..............................41
Bảng 3. 6. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã tính đến hết năm 2017 ..43
Bảng 3. 7. Các hoạt động BVMT của các hộ dân trên địa bàn xã ............................44
Bảng 3. 8. Các hình thức xử lý nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải chăn nuôi của ngƣời
dân xã Cẩm Lĩnh .......................................................................................................47
Bảng 3. 9. Tình hình thu gom, xử lý rác thải của các hộ dân ...................................48
Bảng 3. 10. Tình hình sử dụng các công trình vệ sinh của các hộ dân .....................49
Bảng 3. 11. Các loại nhà tiêu đƣợc các hộ dân sử dụng ...........................................50
Bảng 3. 12. Các cách thức xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ dân .......................51

Bảng 3. 13. Tình hình sử dụng thực phẩm của các hộ dân .......................................53
Bảng 3. 14. Mô hình SWOT .....................................................................................54
Bảng 3. 15. Những nội dung của tiêu chí MT đƣợc các xã thực hiện ......................58
Bảng 3. 16. Giải pháp thực hiện cho các nội dung chƣa đạt của tiêu chí MT ..........61

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1. Sơ đồ hành chính huyện Ba Vì ...............................................................22
Hình 1. 2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Cẩm Lĩnh giai đoạn 2015 -2017 ......26
Hình 1. 3. Tỷ lệ lao động trong các ngành nghề năm 2017 ......................................27
Hình 3. 1. Kết quả các xã thực hiện xây dựng NTM huyện Ba Vì năm 2017 ..................... 31

Hình 3. 2. Ban quản lý thực hiện tiêu chí môi trƣờng của xã ......................... 37
Hình 3. 3. Tỷ lệ loại hình mai táng trên địa bàn xã năm 2017 ........................ 46
Hình 3. 4. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải của các hộ dân ................................. 48
Hình 3. 5. Tỷ lệ xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ dân .............................. 51
Hình 3. 6. Tỷ lệ chƣa hoàn thành tiêu chí MT của các xã .............................. 57

vii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết củ đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp và đang khẳng định vị thế của mình
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng. Sự thay đổi này tạo cơ hội cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Việt Nam gắn kết với thị trƣờng thế giới, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện nhƣng
cũng là thách thức để nông nghiệp hƣớng đến sự phát triển bền vững.
Để hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân khu
vực nông thôn, từng bƣớc xóa dần khoảng cách, mức sống giữa khu vực nông thôn
và thành thị, hình thành các điểm dân cƣ văn minh, tiến bộ, phù hợp với định hƣớng
phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc đến năm 2020 cần phải có nhiều chính sách
đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa
nông thôn. Vì vậy, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết về Xây dựng Nông thôn mới
nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, thay đổi diện mạo nông thôn, đời
sống ngƣời dân đƣợc nâng cao và là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Để cụ thể hóa việc thực
hiện Nghị quyết, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành “ Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới” và “Chƣơng trình mục t êu quốc g a xây dựng nông thôn mớ g a đoạn
2010 - 2020” nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nƣớc.
Thời gian qua TP. Hà Nội đã ban hành, triển khai các nghị quyết, chƣơng
trình về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân đồng
bộ trên toàn hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, đƣợc nhân dân tham gia
hƣởng ứng tích cực, làm cho diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, nâng cao chất
lƣợng môi trƣờng sống khu vực nông thôn. Cùng với đó,TP.Hà Nội, huyện Ba Vì
nói chung, xã Cẩm Lĩnh nói riêng đang chung tay xây dựng nông thôn mới, cuộc
sống của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí thì tiêu chí số 17 về môi trƣờng và an toàn vệ sinh thực

1


phẩm (gọi tắt là tiêu chí môi trƣờng) là tiêu chí gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc khi
thực hiện nhất. Để góp phần th c đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới của
xã Cẩm Lĩnh nói chung và hoàn thành tiêu chí số 17 nói riêng, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường giai đoạn 2015 - 2017

và đề xuất giải pháp hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới
tại xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng
Nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2017 trên địa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội để từ đó tìm ra nguyên nhân, những thuận lợi, khó khăn và đề
xuất một số giải pháp góp phần hoàn thành tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông
thôn mới đến năm 2020 của xã.
3. Ý n

ĩ

* Ý nghĩa lý luận:
- Là cơ sở để thực hiện kế hoạch về đích Chƣơng trình Nông thôn mới năm
2020.
- R t ra kinh nghiệm thực tế để vận dụng lên phƣơng án cụ thể, chi tiết cho
các nội dung chƣa hoàn thành của các tiêu chí chƣa đạt để tổ chức, triển khai thực
hiện trong giai đoạn tiếp theo.
- Nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý trong thực tiễn.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân địa
phƣơng.
- Là căn cứ để chính quyền xã điều chỉnh Đề án xây dựng NTM phù hợp
với thực tiễn địa phƣơng.
- Phát huy tinh thần cùng chung tay với Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền địa
phƣơng thực hiện về đích Nông thôn mới đ ng theo kế hoạch đề ra.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. C ƣơn trìn mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới
1.1.1. K ái niệm n n t

n mới, xâ dựn n n t

n mới

* Khái niệm nông thôn mới
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc và xây dựng NTM là nội dung
then chốt để đƣa đất nƣớc phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Theo Nghị quyết số 26/NQ - TƢxác định: “Nông thôn mới là khu vực nông
thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, phát triển toàn diện, bền
vững, đúng quy hoạch; cơ cấu kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý; gắn kết giữa
nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị; nông dân được đào tạo,
tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò
làm chủ nông thôn mới; nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, văn hoá, tinh
thần của người dân không ngừng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”.[1]
Nhƣ vậy, Nông thôn mới = Nông dân mới + Nền nông nghiệp mới
Từ đó ta thấy rằng, nếu chỉ xây dựng ngƣời nông dân mới hoặc nền nông nghiệp
mới là cần nhƣng chƣa đủ. Vì nó chỉ là một phần của việc đi xây dựng nông thôn. Do đó
ch ng ta đi xây dựng NTM sẽ rộng và bao quát đầy đủ cả nông nghiệp và nông dân mới.
* Xây dựng nông thôn mới
Theo Nghị quyết số 24/NQ - CP tóm lƣợc: “Xây dựng NTM là xây dựng, tổ
chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản
sắc văn hoá và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ, phát

triển toàn diện xã hội nông thôn, kết hợp đầy đủ các khía cạnh từ kinh tế, sản xuất
tới phát triển văn hóa, giáo dục, môi trường, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và hệ
thống chính trị”.[13]

3


Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
và của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà
còn là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới gi p cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết gi p đ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh.
1.1.2. Tóm lƣợ về n n n iệp, n n dân, n n t

n và xâ dựn n n

t n mới
* Khái niệm nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Đảng, Chính phủ ta đã xác định nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí
chiến lƣợc trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và
lực lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
và bảo vệ môi trƣờng sinh thái của đất nƣớc.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa và nhiều quan điểm khác nhau về nông
nghiệp, nông thôn và nông dân. Vì vậy, các khái niệm đƣợc đƣa ra ở đây chỉ mang
tính chất tƣơng đối, nó thay đổi theo thời gian và qua các giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội khác nhau của đất nƣớc.
Thông thƣờng thì nông nghiệp đƣợc định nghĩa đó là ngành sản xuất vật
chất sử dụng đất đai và sinh vật làm ra sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho con

ngƣời và tạo ra của cải cho xã hội.
Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam,
mà ở đó, ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Chính vì thế cuộc sống và tổ
chức nông thôn ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội.
Đối với khái niệm nông thôn thì đƣợc thống nhất với quy định tại Thông tƣ
số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân
xã"[3]. Hay nói cách khác Nông thôn là nơi ở, nơi cƣ tr của mọi tầng lớp nhân dân,

4


trong đó chủ yếu là nông dân. Nông thôn là nơi nền sản xuất chủ yếu dựa vào nông
nghiệp.
Nông dân là những ngƣời dân lao động cƣ tr ở nông thôn, tham gia các
hoạt động nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vƣờn sau đó đến ngành nghề khác và
tƣ liệu chính là đất đai.
* Nông thôn mới
- Đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 2010-2020
bao gồm:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông thôn đƣợc
nâng cao.
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện
đại, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ.
- Dân trí đƣợc nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn và phát huy.
- An ninh tốt, quản lý dân chủ.
- Chất lƣợng hệ thống chính trị đƣợc nâng cao...[4]
- Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
Để hƣớng tới mục tiêu CNH - HĐH đất nƣớc, trở thành quốc gia phát triển

giảm thiểu khoảng cách giàu - nghèo. Nhà nƣớc cần phát triển nông nghiệp, nông
thôn và có những thay đổi rõ rệt. Thực hiện đƣờng lối mới của Đảng, Nhà nƣớc,
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đó ch trọng phát triển kinh tế trang trại,
lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, đẩy mạnh CNH - HĐH nông thôn, xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ, thực hiện quy chế dân chủ, đƣa nền nông
nghiệp tự t c sang nền công nghiệp hàng hóa. Ở từng giai đoạn khác nhau, xây dựng
và phát triển nông nghiệp nông thôn khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu con ngƣời.
Xây dựng NTM là một nhu cầu tất yếu đáp ứng các nhu cầu của con ngƣời.
Vì vậy, công tác xây dựng nông thôn mới phải dựa trên yêu cầu “sản xuất
phát triển, đời sống ấm no, làng xã văn minh, diện mạo sạch đẹp, quản lý dân chủ”.
Xuất phát từ thực tế, cần có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp và tập chung sức mạnh
của toàn dân và cả hệ thống chính trị.

5


Những thành tựu đạt đƣợc trong phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay
đem lại những thay đổi to lớn cho diện mạo nông thôn nƣớc ta. Tuy nhiên, vẫn còn
tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ nhiều hạn chế cần đƣợc giải quyết
để đáp ứng kịp xu thế phát triển toàn cầu.
- Nhận thức ngƣời dân chƣa cao.
- Quy hoạch chƣa đồng bộ.
- Chƣa gắn đƣợc nông nghiệp với công nghiệp, với dịch vụ.
- Thu nhập ngƣời dân thấp.
- Môi trƣờng ô nhiễm.
- Tệ nạn xã hội gia tăng.
- Nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một.
- Y tế, giáo dục có phần chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời dân.
Vì vậy, xây dựng NTM là mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn,
phải xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, sản xuất phát triển, thu hẹp khoảng

cách giữa thành thị và nông thôn, đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực và có sự liên kết
vùng, ngành tạo nên khối thống nhất.
- Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới hƣớng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia đƣợc
quy định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Xây dựng nông thôn mới theo phƣơng châm phát huy vai trò chủ thể của
cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là chính, Nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, ban
hành các tiêu chí, quy chuẩn, các địa phƣơng đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và
hƣớng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng ngƣời dân ở thôn, xã bàn bạc
dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chƣơng trình mục tiêu
quốc gia, chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu, các chƣơng trình, dự án khác đang triển
khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,
chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tƣ của các thành phần kinh tế; huy động
đóng góp của các tầng lớp dân cƣ.

6


- Đƣợc thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phƣơng (xã, huyện, tỉnh); có quy
hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn
kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức
thực hiện; hình thành cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới" do Mặt trận
Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát
huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
- Ý nghĩa về xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới là sự phát triển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, khi mới bắt

đầu là một phong trào, khi thành công sẽ có danh hiệu, khi là nông thôn mới sẽ bắt đầu
cho một quá trình tiếp theo.
- Khi Nông thôn mới là sự phát triển: Phát triển là hƣớng đi lên từ thấp đến cao.
Vì thế nông thôn mới cũng có thể hiểu là sự phát triển vì nó đi từ cái cũ đến cái mới, giai
đoạn này có thể là nông thôn mới, nhƣng giai đoạn sau có thể thay đổi để tiến bộ hơn.
- Khi nông thôn mới là một danh hiệu: Danh hiệu cao quý dành tặng cho cá
nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Do đó nông thôn mới là một danh hiệu khi mà địa
phƣơng đó đã xây dựng đƣợc 19 tiêu chí và đƣợc công nhận đủ tiêu chuẩn về nông thôn
mới.
- Khi nông thôn mới là một quá trình: Quá trình là từng bƣớc, diễn biến và phát
triển, trong đó, xây dựng nông thôn mới theo thứ tự đặt ra gồm các bƣớc, làm xong bƣớc
1, đến bƣớc 2…
- Khi nông thôn mới là một phong trào: Phong trào là hoạt động lôi cuốn đông
đảo ngƣời dân tham gia. Do vậy, khi địa phƣơng này xây dựng nông thôn mới cũng th c
đẩy địa phƣơng khác làm, nó tạo thành phong trào thi đua giữa nơi này với nơi khác,
giữa các huyện trong tỉnh và giữa các tỉnh với nhau.

7


1.1.3. Nội dun , á ti u
xây dựn n n t

í tron C ƣơn trìn mụ ti u quố

i về

n mới.

a. Nội dung xây dựng Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là một chƣơng trình tổng hợp, là chủ trƣơng lớn
của Đảng và Nhà nƣớc ta với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã
hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí đƣợc nâng cao, môi
trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn đƣợc tăng cƣờng. Tùy
vào điều kiện thực tế, những lợi thế, nguồn tài chính xã hội hóa từ nhân dân của
từng địa phƣơng mà từ đó xác định những nội dung xây dựng NTM cho phù hợp.
Nhìn tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây dựng NTM bao gồm:
- Quy hoạch xây dựng NTM.
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.
- Giảm nghèo và an sinh xã hội.
- Phát triển giáo dục ở nông thôn.
- Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe ngƣời dân
nông thôn.
- Nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa của ngƣời dân nông thôn.
- Vệ sinh môi trƣờng nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi
trƣờng tại các làng nghề.
- Nâng cao chất lƣợng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; cải thiện và nâng cao chất lƣợng
dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cƣờng khả năng tiếp cận pháp luật cho
ngƣời dân.
- Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.

8


- Nâng cao năng lực xây dựng NTM và công tác giám sát, đánh giá thực

hiện Chƣơng trình; truyền thông về xây dựng NTM.[14]
b. Các tiêu chí trong xây dựng NTM
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tƣớng
Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 có
19 tiêu chí chia làm 5 nhóm:
Bảng 1. 1. Các tiêu chí trong xây dựng NTM
TT
1

Nhóm tiêu chí
Quy hoạch

Tiêu chí
Quy hoạch
Giao thông
Thủy lợi
Điện
Trƣờng học

2

Hạ tầng kinh tế - xã hội
Cơ sở vật chất văn hóa
Cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn
Thông tin và truyền thông
Nhà ở dân cƣ
Thu nhập


3

Kinh tế và tổ chức sản xuất Hộ nghèo
Lao động có việc làm

9


Tổ chức sản xuất
Giáo dục và Đào tạo
Văn hóa - xã hội - môi Y tế

4

trƣờng

Văn hóa
Môi trƣờng và an toàn thực phẩm

Hệ thống chính trị

5

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
Quốc phòng và an ninh

Nguồn:Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 [15]
c. Nội dung thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm
Bảng 1. 2. Nội dung thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng NTM
Tên

tiêu
chí

Tiêu chí

17.1

17.2
Môi

định
Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề
đảm bảo quy định về bảo vệ môi trƣờng
Xây dựng cảnh quan, môi trƣờng xanh - sạch - đẹp, an toàn

17.4

Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

toàn
thực

Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh và nƣớc sạch theo quy

17.3

trƣờng
và an

Nội dun


17

17.5

Chất thải rắn trên địa bàn và nƣớc thải khu dân cƣ tập trung, cơ sở
sản xuất - kinh doanh đƣợc thu gom, xử lý theo quy định

10


phẩm

17.6

17.7

17.8

Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh
và đảm bảo 3 sạch
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi
trƣờng
Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ
các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

Nguồn:Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 [15]
Giải thích từ ngữ:
1. Nƣớc hợp vệ sinh và nƣớc sạch
Nƣớc sạch (nƣớc hợp vệ sinh): là nƣớc sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả

mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị. Là nƣớc đáp ứng các
chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh
hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
Nƣớc máy hợp vệ sinh là nƣớc từ các công trình cấp nƣớc tập trung (tự
chảy, bơm dẫn) có hệ thống đƣờng ống cung cấp nƣớc cho nhiều hộ gia đình thỏa
mãn điều kiện: Trong, không màu, không mùi, không vị.
Giếng đào hợp vệ sinh: Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia s c
hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. Thành giếng cao tối thiểu 0,6m đƣợc xây
bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất. Sân giếng phải làm bằng
bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
Giếng khoan hợp vệ sinh: Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia
s c hoặc nguồn gây ô nhiễm khác. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch,
đá, không bị nứt nẻ.
Các nguồn nƣớc hợp vệ sinh khác: Nƣớc suối, nƣớc mặt, nƣớc mƣa và
nƣớc mạch lộ hợp vệ sinh.
2. Cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy
định về bảo vệ môi trƣờng khi:

11


Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trƣờng, bao gồm: Báo cáo đánh giá tác
động môi trƣờng hoặc Đề án bảo vệ môi trƣờng chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi
trƣờng đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng hoặc Báo cáo về các biện pháp
bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị
định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trƣờng;
Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành
công trình bảo vệ môi trƣờng, Giấy phép khai thác, xả thải nƣớc thải vào nguồn
nƣớc theo quy định (nếu có);

Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo: Không sử dụng thuốc th y thủy
sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng
thủy sản; Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình
thành vùng cửa sông ven biển; Không nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn khi
chƣa đƣợc cấp phép theo quyđịnh.
100% các làng nghề trên địa bàn quản lý (nếu có) phải đảm bảo: Thực hiện
đ ng quy định của địa phƣơng về bảo vệ môi trƣờng; Có phƣơng án bảo vệ môi
trƣờng làng nghề; Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lƣu giữ, xử lý,
thải bỏ chất thải theo quy định; Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trƣờng.
3. Cảnh quan, môi trƣờng đƣợc đánh giá xanh - sạch - đẹp, an toàn khi: Các
khu vực công cộng không có hiện tƣợng xả nƣớc thải, chất thải rắn bừa bãi gây mất
mỹ quan; Hồ ao, kênh mƣơng, bờ đê, đƣờng làng ngõ xóm, khu vực công cộng
đƣợc vệ sinh thƣờng xuyên, sạch sẽ.
4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch khi đáp ứng các yêu
cầu theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh (trên cơ sở quy định tại Nghị định số
23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng
nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của
Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng; Thông tư số
04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy
định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội).

12


5. Chất thải rắn trên địa bàn và nƣớc thải khu dân cƣ tập trung đƣợc thu
gom, xử lý theo quy định.
Về nƣớc thải: Mỗi khu dân cƣ tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu
thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nƣớc của khu vực, không có
hiện tƣợng tắc nghẽn, tù đọng nƣớc thải và ngập ng; Có điểm thu gom nƣớc thải
và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nƣớc thải trƣớc khi đổ vào các kênh, mƣơng,

sông, hồ.
Về chất thải rắn: Không để xảy ra tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc th y, sản phẩm xử lý môi trƣờng nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao
bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi
trƣờng. Có phƣơng án phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến
khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, điểm tập kết chất thải rắn trong khu dân cƣ (nếu
có) phải đảm bảo hợp vệ sinh. Có hƣơng ƣớc, quy ƣớc đối với từng khu dân cƣ với
sự tham gia của tất cả các hộ, cơ sở cam kết thực hiện đ ng các quy định của địa
phƣơng đối với chất thải rắn, nƣớc thải.
6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm
bảo 3 sạch.
Tỷ lệ hộ có nhà tiêu nhà tắm, bể chứa nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy
định đạt mức quy định của vùng, miền.
Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nhà tiêu-điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh (QCVN 01:2011/BYT)đảm bảo
các điều kiện sau: Đƣợc xây dựng khép kín với diện tích tối thiểu 0,6 m2; chất thải
nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trƣờng; có biện pháp cô lập đƣợc phân
ngƣời, làm cho phân tƣơi hoặc chƣa an toàn không thể tiếp x c với ngƣời và động
vật, tiêu diệt đƣợc các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn); không tạo
môi trƣờng cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không gây mùi hôi, khó
chịu.

13


- Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau: Nhà tắm kín đáo có
tƣờng bao, có mái che; Nƣớc thải phải đƣợc xử lý và xả nƣớc thải đ ng nơi quy
định.
- Bể chứa nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau: Bể chứa
phải có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng; Sử dụng vật liệu làm bể

chứa/dụng cụ chứa không có thành phần độc hại làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của
ngƣời sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền.
- Đảm bảo 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung cuộc vận
động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ƣơng Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam phát động.
7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môitrƣờng.
Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trƣờng nhƣ
sau: Nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nƣớc; đƣợc vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng
ngừa, ứng phó dịch bệnh;chất thải chăn nuôi phải đƣợc thu gom và xử lý; không xả,
chảy tràn ra khu vực xung quanh. Có đủ hồ sơ, thủ tục về BVMT đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh; chất thải chăn nuôi phải đƣợc thu gom và xử lý; không xả, chảy
tràn ra khu vực xung quanh. Tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh
đƣợc quy định theo vùng.
8. Hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy
định về đảm bảo an toàn thực phẩm của BNNPTNT, BYT, Bộ Công thƣơng.
1.2. C n tá xâ dựn NTM tại Việt N m và quố tế
1.2.1. C n tá xâ dựn N n t

n mới tại Trun Quố , Hàn Quố

Ngƣời nông dân ở mỗi quốc gia đều trải qua quá trình phát triển khác nhau,
phụ thuộc vào điều kiện của loại hình canh tác và bối cảnh lịch sử của mỗi khu vực
cũng nhƣ phụ thuộc vào sự phát triển của môi trƣờng sinh thái. Phát triển nông
nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh
khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Kinh nghiệm
của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam.

14



Đối với Trung Quốc, quốc gia có nhiều giải pháp để th c đẩy kinh tế, hòa
nhập quốc tế trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển. Từ khi thực hiện
chính sách xây dựng nông thôn mới đến nay, Trung Quốc đã đạt đƣợc nhiều thành
tựu to lớn, đồng thời cũng r t ra đƣợc nhiều kinh nghiệm thành công. Sau khi tiến
hành cải cách mở cửa vào cuối năm 1978 với phƣơng châm “ly nông bất ly hƣơng rời ruộng không rời làng”, “vào nhà máy mà không vào thành phố”, các loại xí
nghiệp tập thể vừa và nhỏ do chính quyền hoặc tập thể nông dân ở các thị trấn thành
lập sau cải cách[7]. Đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn phát triển mới lấy công nghiệp
th c đẩy nông nghiệp, lấy đô thị th c đẩy sự phát triển của nông thôn, cũng là một
yêu cầu tất yếu nhằm phát triển và xây dựng xã hội hài hòa. Sự phát triển của loại
hình xí nghiệp này đã th c đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông
dân, qua đó từng bƣớc hoàn thành mục tiêu CNH nông thôn và nhất thể hóa nông
thôn - thành thị. Trong hơn 30 năm phát triển, hệ thống các xí nghiệp này đã làm
thay đổi nền kinh tế nông thôn Trung Quốc, đóng góp khoảng hơn bảy nghìn tỷ
nhân dân tệ, chiếm 1/3 tăng trƣởng GDP. Cải cách nông nghiệp, nông thôn theo
hƣớng lấy thị trƣờng trong và ngoài nƣớc làm phƣơng hƣớng, lấy nâng cao hiệu quả
kinh tế làm trung tâm, phân bố vùng chuyên canh, sản xuất chuyên nghiệp hóa, kinh
doanh nhất thể hóa, dịch vụ xã hội hóa, quản lý xí nghiệp hóa đối với các ngành
nghề trụ cột và sản phẩm chủ đạo của nông nghiệp các địa phƣơng. Kết hợp chặt
chẽ giữa sản xuất - cung ứng và tiêu thụ, giữa mậu dịch - công nghiệp - nông
nghiệp, giữa kinh doanh - khoa học - giáo dục, hình thành cơ chế kinh doanh xâu
chuỗi. Kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển nhanh chóng, thu nhập thuần bình
quân của ngƣời nông dân tăng lên đáng kể. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy
sản của Trung Quốc đạt 24.700 tỷ nhân dân tệ, thu nhập thuần bình quân của ngƣời
nông dân là 3.587 nhân dân tệ [7]. Giai đoạn xây dựng nông thôn mới phát triển
toàn diện đã áp dụng một loạt các chính sách ƣu đãi nông nghiệp, trong đó có chính
sách xóa bỏ thuế nông nghiệp để kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc phát triển,
th c đẩy tiến trình xây dựng cơ sở vật chất. Công cuộc xây dựng nông thôn mới
XHCN mang đậm bản sắc Trung Quốc, là một công trình xuyên thế kỷ về “phát

15



triển kinh tế xã hội thành thị đi đôi với phát triển nông thôn” và “công nghiệp bổ trợ
nông nghiệp, thành thị dẫn dắt nông thôn” [6]. Song hành với phát triển kinh tế
nông thôn, Trung Quốc đã lồng ghép vấn đề nƣớc sạch và VSMT xuyên suốt quá
trình cải cách.Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các Luật, nghị định, chính sách
liên quan đến bảo vệ môi trƣờng nông thôn, đồng thời huy động vốn từ nhiều nguồn
khác nhau, nhà nƣớc và nhân dân cùng làm để giải quyết các vấn đề môi trƣờng
mang tính cấp thiết đã đem lại sự thay đổi rõ rệt cho bộ mặt nông thôn Trung
Quốc[9]. Chính phủ thiết lập các hệ thống phân loại chất lƣợng nƣớc dựa trên mục
đích sử dụng, mục tiêu bảo tồn và các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng môi trƣờng.
Dựa vào các mức độ phân loại, các cơ quan giám sát chất lƣợng nƣớc từ trung ƣơng
đến địa phƣơng thƣờng xuyên thực hiện việc giám sát tại các lƣu vực sông ở các
khu vực ô nhiễm nặng nhằm có biện pháp khắc phục, tránh gây ảnh hƣởng đến sức
khỏe và cuộc sống của ngƣời dân. Bên cạnh đó, để bảo vệ nguồn nƣớc, hàng loạt
các quy định đƣợc ban hành nhƣ hệ thống tính thuế ô nhiễm, luật chống ô nhiễm
nguồn nƣớc...VSMT nông thôn đƣợc quan tâm, Chính phủ nỗ lực xây dựng cơ chế
khuyến khích, tuyên truyền nhân dân hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc thay đổi
hành vi vệ sinh cá nhân và VSMT, ban hành các tiêu chuẩn về nƣớc sạch, nhà tiêu,
chuồng trại, xử lý rác thải hợp vệ sinh tại các khu vực nông thôn trên khắp cả nƣớc.
Yêu cầu ngƣời dân phải thực hiện đ ng theo quy định nhằm giảm thiểu dịch bệnh
tràn lan, ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân và sự phát triển của đất nƣớc.
Những bài học từ quá trình thực hiện NTM của Trung Quốc có thể gi p những
ngƣời làm công tác xây dựng NTM trang bị thêm nhiều kinh nghiệm áp dụng trong
thực tiễn xã hội Việt Nam.
Đối với Hàn Quốc, quốc gia đã đƣa ra rất nhiều giải pháp tập trung phát
triển ngành công nghiệp để dẫn đến sự tăng trƣởng dựa vào xuất khẩu, đồng thời
quốc gia này đặt niềm đam mê và niềm tin vào việc phát triển khu vực nông thôn và
công nghiệp cùng một l c, đã mở đƣờng cho nền tảng vững chắc của tăng trƣởng
kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong nhiều thập kỷ bắt đầu từ những năm 1970.

Ngày nay, Hàn Quốc mạnh cả về đô thị và nông thôn. Dù ở đâu, hầu hết ngƣời dân

16


×